You are on page 1of 39

TÓM TẮT

Bài tổng hợp một số kiến thức


cơ bản về tế bào nhân thực và
câu hỏi liên quan

TẾ BÀO NHÂN THỰC


MÀNG SINH CHẤT
I. Cấu trúc
- Màng sinh chất có cấu trúc khảm động, dày từ 5nm-10nm
+ Lớp kép phospholipid quay 2 đuôi kị nước vào nhau, 2 đầu kị nước ra
ngoài, liên kết nhờ các liên kết yếu → Có thể di chuyển dễ dàng (động)
+ Ngoài ra, còn có các Protein xen kẽ giữa lớp màng giúp vận chuyển các
chất ra vào TB và tiếp nhận thông tin từ bên ngoài nên màng (khảm)
- Gồm 2 thành phần chính là lớp phospholipid kép và protein
- Thành phần phụ:
+ Cholesterol xen kẽ trong phospholipid → Ổn định lớp phospholipid kép
+ Các lipoprotein và glycoprotein: Đặc trưng cho từng loại tế bào, dấu
chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào

II. Chức năng


• Trao đổi chất có tính chọn lọc nên màng có tính bán thấm
• Thu nhận thông tin hóa học từ bên ngoài nhờ các thụ thể và đưa
ra các đáp ứng kịp thời
• Nhờ các dấu chuẩn glycoprotein trên màng tế bào cùng 1 cơ thể
có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ
• Bảo vệ tế bào
• Mối nối giữa các tế bào
• Gắn kết bộ khung tế bào với chất nền ngoại bào
• Enzim xúc tác các phản ứng trong màng hoặc tế bào chất
Trong quá trình tiến hóa, màng sinh chất phân hóa vào khối tế bào chất
tạo nên hệ thống màng nội bào
Câu Hỏi
1. Màng động vật xứ nóng và xứ lạnh có gì khác nhau?
→Màng động vật xứ lạnh sẽ có nhiều axit béo không no và các
chlesterol vì axit béo khiến cho lớp màng trở nên lỏng lẻo khó đông hơn
là các axit béo không no, và các cholesterol cũng khiến cho tính lỏng của
màng tang thêm -> Màng ko bị đóng băng, còn khi trời nóng thì màng tế
bào động vật ít cholesterol nhiều axit béo no khiến cho lớp màng rắn
chắc hơn

2. Tại sao khi ghép mô của 2 người khác nhau phải xem xét coi có hợp hay
không?
→Vì mỗi tế bào đều có những glycoprotein đặc hiệu để những biết những
tế bào giống nhau, nên khi ghép mô phải xem xét có hợp hay không để
tránh tình trạng glycoprotein không tiếp nhận nhau dẫn đến hiện tượng
đào thải cả cơ thể đối với mô mới ghép

3. Bào quan có màng bao bọc: Nhân, lưới nội chất hạt, trơn, bộ máy Golgi,
lysosome, ti thể, lạp thể, peroxisome, glyoxisome, không bào

4. Bào quan thuộc hệ thống nội màng: nhân, lưới nội chất (endoplasmic
reticulum), bộ máy Golgi, lysosome, không bào

5. Bào quan không thuộc hệ thống nội màng: Ti thể, lạp thể, peroxisome,
glyoxisome (do có thể tự nhân đôi)

6. Bào quan có màng đơn: Lưới nội chất hạt, trơn (endoplasmic reticulum), bộ
máy Golgi, lysosome, peroxisome, glyoxisome, không bào

7. Bào quan có màng đôi: Nhân, ti thể, lạp thể

8. Bào quan không có màng bao bọc: ribosome, khung xương tế bào, trung
thể
VẬN CHUYỂN QUA MÀNG

I. Vận chuyển thụ động


-Là sự khuếch tán các chất qua màng mà không cần năng lượng
-Gradient nồng độ là sự chênh lệch nồng độ
-Chất tan từ nơi có nồng độ cao hơn sang nơi có nồng độ thấp hơn cho đến khi
cả 2 có nồng độ như nhau. Bất kì chất nào cũng khuếch tán xuôi theo gradient
nồng độ
-Có thể khuếch tán bằng 2 cách:
• Khuếch tán trực tiếp qua lớp phospholipid kép (các chất không phân cực
và có kích thước nhỏ như O2, CO2…)
• Khuếch tán qua protein xuyên màng
-Sự khuếch tán của nước qua màng gọi là thẩm thấu (qua kênh aquaporin)
-Khuếch tán phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ giữa môi trường bên trong
và bên ngoài tế bào và đặc tính lí hóa của chất khuếch tán
-Các chất phân cực, ion hoặc các chất có kích thước lớn như glucose khuếch
tán qua màng nhờ các kênh protein
• Protein kênh : mở ra chỉ cho các chất tan đi xuôi theo gradient nồng
độ

-Các loại môi trường bên ngoài tế bào:


• Môi trường ưu trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất
tan cao hơn nồng độ của chất tan trong tế bào, chất tan có thể di chuyển từ
môi trường bên ngoài vào bên trong tế bào hoặc nước có thể di chuyển từ
bên trong ra bên ngoài tế bào.
• Môi trường đẳng trương: môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan bằng
nồng độ chất tan trong tế bào
• Môi trường nhược trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của
chất tan thấp hơn nồng độ của chất tan trong tế bào, chất tan không thể di
chuyển từ môi trường bên ngoài vào bên trong tế bào được hoặc nước có
thể di chuyển từ bên ngoài vào trong tế bào
-Những chất trao đổi với môi trường thường hòa tan trong dung môi
-Ngoài khuếch tán do sự chênh lệch nồng độ, các ion còn vận chuyển thụ
động do sự chênh lệch điện thế. Các ion sẽ di chuyển từ nơi có điện thế cao
sang nơi điện thế thấp
 Chính xác hơn vận chuyển thụ động là xuôi theo chiều gradient điện hóa

II. Vận chuyển chủ động


• Dùng năng lượng ATP để đẩy chất tan ngược gradient
nồng độ
• Tế bào hấp thụ nhiều phân tử ngược chiều gradient
nồng độ và một số ion để bổ sung vào kho dự trữ nội
bào
• Cần có các protein mang: làm nhiệm vụ vận chuyển
chất tan ngược gradient nồng độ
• Mỗi loại protein có thể vận chuyển 1 chất riêng, 1
protein có thể vận chuyển đồng thời một lúc 2 chất
cùng chiều hoặc ngược chiều
• Bơm Na/K-ATPase: Nồng độ Na+ nội bào thấp hơn
nhiều so với ngoại bào, K+ nội bào cao hơn ngoại bào
(10-20 lần). Sự chênh lệch này được duy trì thường
xuyên bởi phức hợp protein gọi là bơm Na+/K+-ATPaza
nằm trên màng sinh chất. Đây là protein xuyên màng
có tâm gắn K+ phía ngoại bào và các tâm gắn Na+, tâm
ATPase phía nội bào. Mỗi ATP bị phân hủy bơm được
3 Na+ ra và 2 K+ vào. Quá trình bơm Na+/ K+ ngược
chiều gradient nồng độ và thủy phân ATP luôn luôn
song hành với nhau, và có thể bị ức chế bởi ouabain
khi hoá chất này có mặt ở dịch ngoại bào
• Vai trò :
❖ Tham gia vào nhiều hoạt động chuyển hóa như: hấp thụ và tiêu hóa
thức ăn, bài tiết và dẫn truyền xung thần kinh.
❖ Giúp tế bào duy trì nồng độ bên trong của các chất tan nhỏ khác biệt
với nồng độ các chất đó ngoài môi trường
• Khi hai chất được vận chuyển theo cùng một hướng qua màng thì quá trình
này được gọi là hiện tượng đồng chuyển (symport) như sự vận chuyển của
glucose, các acid amin qua niêm mạc ruột và ống thận.

• Khi hai chất được vận chuyển theo hai hướng khác nhau qua màng thì quá
trình này được gọi là hiện tượng đối chuyển (antiport) như sự vận chuyển chủ
động của ion Ca2+ ion Na+ qua màng

III. Nhập bào xuất bào


Hình thức nhập bào và xuất bào được tế bào sử dụng để chuyển tải các phân tử
lớn (rắn hoặc lỏng) không lọt qua các lỗ màng
Đòi hỏi phải có sự biến đổi của màng và năng lượng

1. Nhập bào
• Các phần tử sinh học và vật chất dạng hạt khi tiếp xúc với màng thì màng sẽ
biến đổi và tạo nên bóng nhập bào bao lấy các phần tử và các hạt vật chất
đó.
• Các bóng này sẽ được tiêu hóa trong lysosome
• Nhập bào có 3 dạng :
Thực bào (‘ăn tế bào’)

Ẩm bào (‘Uống tế bào’)

Nhập bào nhờ thụ thể


• (1) Ligand gắn với receptor đặc hiệu của
nó ở phía ngoài của màng bào tương

• (2) Sự kết gắn này làm vùng màng bào


tương ở vị trí phức hợp ligand - receptor
lõm xuống tạo thành túi nhập bào
(endocytosis vesicle) mang phức hợp
nói trên

• (3) Trong lòng bào tương các túi nhập


bào hòa lẫn với nhau để tạo nên một
cấu trúc lớn hơn gọi là endosome

• (4) Trong endosome các receptor tách


khỏi các ligand và chia làm hai phần,
phần endosome chỉ chứa các receptor
và phần endosome chỉ chứa các ligand

• (5) Phần endosome chứa các receptor


sẽ hoà nhập trở lại với màng bào tương
để tiếp tục nhiệm vụ.

• (6) Phần endosome chứa các ligand


sẽ hòa nhập với các lysosome và các enzyme của bào quan này sẽ phân hủy
các ligand để sử dụng cho các hoạt động sống khác của tế bào

2. Xuất bào
→Là hiện tượng tế bào bài xuất ra ngoài các chất hoặc phần tử bằng cách hình
thành các bóng xuất bào. Các bóng này liên kết với màng và màng sẽ biến đổi để
đẩy các chất hoặc phần tử này ra khỏi tế bào

Câu hỏi
9. Tại sao các phân tử nước cần protein vận chuyển để nhanh chóng qua
màng với số lượng lớn?
→Vì nước là phân tử phân cực nên nó không thể đi được nhanh chóng qua
vùng kị nước của phospholipid kép
10. Cho các sinh vật sau đây vào các môi trường, cho biết hiện tượng ?
Môi trường Tế bào động vật Tế bào thực vật Tế bào vi khuẩn
Ưu trương Co nguyên sinh (nước Co nguyên sinh (nước Co nguyên sinh (nước
bên trong đi ra) bên trong đi ra) bên trong đi ra)
Nhược trương Căng ra, tan (nước bên Căng ra, không tan Căng ra, không tan
ngoài vào, không có (nước bên ngoài vào, (nước bên ngoài vào, có
thành) có thành và không bào) thành và không bào)
Thêm lysozyme Tùy môi trường, Tùy môi trường, Tan, vì lysozyme phá
lysozyme không ảnh lysozyme không ảnh hủy thành
hưởng hưởng peptitoglycan, mất hình
dạng
Câu trả lời
Câu trả lời

Hình 7.12 cần chú ý


Câu hỏi nước sẽ dâng lên tới khi nào sẽ dừng?
Tới khi áp suất thẩm thấu bằng với trọng lực
TI THỂ
1. Ti thể là gì?
-Ti thể là bào quan có chức năng chuyển hóa năng lượng tích trong chất dinh
dưỡng thành năng lượng tích trong phân tử ATP
-Ti thể có trong tất cả tế bào nhân thực

2. Cấu trúc
- Bên ngoài bao bởi 2 màng
lipôprôtêin: màng ngoài và màng
trong. Hai màng này được phân
cách bởi xoang gian màng. Màng
trong ti thể gấp nếp thành các mào.
- Bên trong là chất nền matrix chứa:
protein, enzyme tham gia hô hấp
nội bào (nằm trên màng trong),
ADN dạng vòng, ARN, ribosome
-Xoang gian màng chứa nhiều H+ và
nhiều protein tham gia vào quá
trình tự chết theo chương trình của
tế bào

3. Chức năng
- Ti thể là nhà máy sản sinh ATP: thực hiện quá trình hô hấp nội bào chuyển hóa
năng lượng tích trong chất dinh dưỡng thành năng lượng tích trong phân tử ATP
- Tham gia trao đổi chất: phối hợp bào quan khác tổng hợp hormone steroid, axit
amin, phospholipid, cholesterol. Ti thể tham gia điều hòa nồng độ Ca2+ nội bào
- Ti thể tham gia quá trình tự chết của tế bào: giải phóng vào tế bào chất các nhân
tố (Ca2+, cytochrome c) có tác dụng hoạt hóa enzyme caspaza và endonucleaza
gây tự chết theo chương trình của tế bào
- Tổng hợp một số protein riêng cho ti thể
LỤC LẠP
4. Lục lạp là gì?
Bào quan chỉ có ở tảo và thực vật, vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa năng
lượng ánh sáng thành hóa năng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ
Ở thực vật, lục lạp có trong các bộ phân xanh của cây nhưng có chủ yếu ở lá với số
lượng lớn

5. Cấu trúc
- Bên ngoài bao bởi 2 màng lipôprôtêin: màng ngoài và màng trong trơn nhẵn,
phân cách bởi xoang gian màng.
- Bên trong là chất nền: hệ thống các grana (hệ thống màng tilacôit xếp chồng lên
nhau), trên màng tilacoit có hệ sắc tố quang hợp, các enzyme quang hợp. Ngoài ra
trong chất nền cũng chứa ADN dạng vòng, ARN, ribosome (tương tự trong ti thể)
Theo nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng hệ thống màng tilacoit của grana có
nguồn gốc từ màng trong của lục lạp cũng như lục lạp được hình thành là do kết
quả của sự cộng sinh của một loài vi khuẩn lam trong tế bào nhân thực

6. Chức năng
Lục lạp có chức năng quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời ở dạng các photon
được hấp thụ bởi sắc tố quang hợp, giải phóng và sử dụng để tổng hợp ATP
Lục lạp sử dụng ATP (vừa được tạo ra) và hệ enzim trong chất nền để tổng hợp
cacbohidrat
THUYẾT NỘI CỘNG SINH
1. Nội dung
Thuyết nội cộng sinh cho rằng ti thể, lạp thể như lục lạp, và có thể một số bào
quan khác là đại diện tế bào nhân sơ từng sống tự do trước đây và chiếm chỗ
trong một tế bào nhờ nội cộng sinh.
Cụ thể hơn, ty thể có thể là vi khuẩn hiếu khí cổ đại kiểu như Rickettsiales
proteobacteria, còn lục lạp thì là vi khuẩn lam cổ đại có khả năng quang hợp.

2. Quá trình nội cộng sinh


lần thứ nhất (bậc 1)
Ở một nơi nào đó trên trái đất
khoảng 1 tỷ năm trước, một con
vi khuẩn lam sống tự do đã chui
vào một tế bào nhân thực sơ
khai.
Nó được chứa trong một không
bào thực bào.
Hai màng phospholipid kép của
tất cả các loại lục lạp hiện nay
đều có nguồn gốc từ màng ngoài
và màng trong trong cấu trúc
thành tế bào của tổ tiên là vi
khuẩn lam và hẳn là không phải
lấy từ màng của tế bào nhân
thực chủ, lớp màng đó có lẽ đã
tiêu biến.
3. Quá trình nội cộng sinh lần 2 và lần 3
Trong khi lục lạp sơ cấp có lớp màng kép từ tổ tiên vi khuẩn lam của nó, thì lục lạp
cấp hai lại có thêm những lớp màng mới bên ngoài màng kép này, đó là kết quả
của quá trình nội cộng sinh lần 2, khi một tế bào nhân thực không có khả năng
quang hợp hòa hợp một tế bào tảo chứa lục lạp nhưng không tiêu hóa nó- có vẻ
giống như trường hợp nội cộng sinh vi khuẩn lam ở giai đoạn sơ khai trước đó
Các tế bào vi khuẩn lam nội cộng sinh sẽ bị tiêu hủy, chỉ để lại duy nhất lục lạp của
nó, và thỉnh thoảng còn có thêm màng tế bào và nhân, tạo nên loại lục lạp màng 3
hoặc 4 lớp- gồm hai màng của tổ tiên vi khuẩn lam, có thể có thêm màng tế bào
tảo bị nuốt, và màng thực bào nguồn gốc từ màng tế bào chủ.
Có nhiều bằng chứng ủng hộ rằng ti thể và lạp thể (bao gồm cả lục lạp) có nguồn
gốc từ các vi khuẩn.
• Các ti thể và lạp thể mới chỉ được hình thành thông qua trực phân, dạng
phân bào được sử dụng bởi vi khuẩn và vi sinh vật cổ.
• Nếu ti thể hoặc lục lạp của tế bào được loại bỏ, tế bào không có phương
tiện để tạo mới những bào quan này. Ví dụ, ở một số loại tảo, chẳng hạn
như Euglena, các lạp thể có thể bị phá hủy bởi một số hóa chất hoặc do
thiếu ánh sáng kéo dài mà không ảnh hưởng đến tế bào. Trong trường hợp
này, các lạp thể sẽ không tái sinh.
• Các protein vận chuyển được gọi là porin được tìm thấy trong màng ngoài
của ty lạp thể và lục lạp, cũng được tìm thấy trên màng của tế bào vi khuẩn.
• Một lipid màng là cardiolipin chỉ được tìm thấy ở màng trong ty thể và
màng tế bào vi khuẩn
• Một số ty thể và một số lạp thể chứa các phân tử DNA dạng vòng tương tự
như DNA của vi khuẩn cả về kích thước lẫn cấu trúc
• Nhiều gen trong bộ gen của ty lạp thể và lục lạp đã bị mất hoặc chuyển đến
nhân của tế bào chủ. Do đó, nhiễm sắc thể của nhiều sinh vật nhân chuẩn
chứa các gen có nguồn gốc từ hệ gen của ty thể và lạp thể
• Ribosome của ty thể và lạp thể giống với ribosome nhân sơ (70S) hơn so với
các sinh vật nhân chuẩn (80S)
• Protein được tạo ra bởi ty thể và lục lạp sử dụng N-formylmethionine làm
axit amin khởi đầu, điều này giống với các protein được tạo ra bởi vi khuẩn
chứ không phải các protein được tạo ra bởi các gen của tế bào nhân chuẩn
hoặc vi sinh vật cổ.
LƯỚI NỘI CHẤT
I. Cấu tạo
- Hệ thống màng bên trong tế bào, tạo thành hệ xoang dẹt và ống kéo
dài từ màng tế bào, qua tế bào chất đến màng nhân, ngăn cách với tế
bào chất tạo thành những khoảng trống gọi là tia của lưới nội chất hay
túi chứa
- Có 2 loại lưới nội chất: lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt)

-Lưới nội chất hạt:


• Xoang dẹt
• Nối với màng nhân một mặt, mặt kia nối với lưới nội chất trơn
• Mặt ngoài có gắn ribosome, bên trong chứa các chuỗi polypeptide
mới được tổng hợp

-Lưới nội chất trơn:


• Xoang hình ống
• Nối với lưới nội chất hạt
• Mặt ngoài không có ribosome, chứa nhiều enzyme
II. Chức năng
-Lưới nội chất hạt (rER):
• Tổng hợp protein tiết và protein cấu tạo nên màng tế bào
• Bổ sung carbohydrate vào glycoprotein
• Sinh màng mới

-Lưới nội chất trơn (sER):


• Tổng hợp lipid
• Chuyển hóa carbohydrate
• Khử độc tố và các chất độc
• Dự trữ Ca2+

Quá trình tổng hợp glycoprotein thực hiện chức năng ở màng sinh chất:
mARN được phiên mã trong nhân
|
Chuỗi polypeptide được tổng hợp bởi ribosome liên kết với lưới nội chất hạt
|
Chuỗi polypeptide mới tổng hợp đi vào xoang rER, cuộn xoắn thành hình dạng tự
nhiên
|
Các phân tử chuyên hóa tạo ra ở màng rER gắn thêm carbohydrate vào protein
|
Sau đó các glycoprotein, chứa trong bóng vận chuyển, được vận chuyển đến phức
hệ Golgi
|
Các glycoprotein nhập vào phức hệ Golgi ở mặt cis, được cắt ghép, hoàn chỉnh,
đóng gói nhờ các enzyme
|
Glycoprotein hoàn chỉnh xuất ra ở mặt trans của phức hệ Golgi và được các túi
tiết vận chuyển đến màng sinh chất để thực hiện chức năng
RIBOSOME

I. Ribosome là gì?
-Ribosome (còn gọi là hạt Palat, hạt Ribonucleoprotein) là một bào quan
tuy kích thước rất bé và có cấu trúc không phức tạp nhưng có vai trò vô
cùng quan trọng đối với đời sống của tế bào
-Chúng là nơi thực hiện sự sinh tổng hợp protein trong tế bào. Ribosome
là những hạt rất bé dạng hình cầu có kích thước vào khoảng 20-35nm

II. Cấu trúc


-Ribosome được tổng hợp trong nhân con, gồm 2 tiểu phần: tiểu phần
lớn và tiểu phần bé
-Thành phần hóa học: Ribosome của vi khuẩn, tế bào động và thực vật
có thành phần hóa học, khối lượng phân tử và hằng số lắng gần giống
nhau
• Ribosome chứa Protein và rRNA với hàm lượng gần bằng nhau
• Ribosome chứa số phân tử RNA ít nhưng có trọng lượng phân tử
lớn
• rRNA chiếm 80-90% tổng số RNA của tế bào (bền vững hơn và ít
được đổi mới hơn so với mRNA)
• Ribosome của các tế bào khác nhau có thành phần axit amin giống
nhau
- Các vùng liên kết với RNA:
• Vị trí E: vị trí thoát
• Vị trí P: (vị trí liên kết của peptidyl-tRNA) dùng để cố định tRNA khi
đang lắp ráp các axit amin vào mạch polypeptide
• Vị trí A: (vị trí liên kết của aminoacyl-tRNA) Dùng để cố định tRNA
đang mang axit amin chuyển vào ribosome
• Vùng liên kết với mRNA
III. Vị trí
Tế bào nhân sơ (70S): Ribosome phân tán tự do trong tế bào chất
Tế bào nhân thực: có 2 loại
• Trong chất nền ti thể và lục lạp (70S)
• Trong tế bào chất (80S): Ribosome tự do và Ribosome liên kết với
màng nhân và lưới nội chất hạt

IV. Chức năng


-Có vai trò chính là tổng hợp nên Protein (sự dịch mã)
-Trong quá trình tổng hợp Protein, chỉ có các Ribosome hoạt tính mới
hoạt động, có nghĩa là khi nồng độ Mg giảm xuống, chúng không bị phân
giải thành các đơn vị nhỏ (chỉ có khoảng 10% ribosome tham gia tổng
hợp protein)
-Các ribosome không hoạt động đơn độc mà phối hợp lại thành 1 liên
hợp polyribosome hay còn gọi là polysome
-Các ribosome tự do tổng hợp protein nội bào, còn các ribosome trong
mạng lưới nội chất tổng hợp các protein là chất tiết ra ngoài
→Nếu các tế bào có màng lưới nội chất có hạt phát triển thì Ribosome
phần lớn có liên hệ với màng lưới, còn nếu là tế bào mà lưới có hạt phát
triển yếu thì Ribosome đa số nằm tự do trong tế bào chất
BỘ MÁY GOLGI
I. Cấu tạo
Là hệ thống các túi dẹt có màng lipoprotein, riêng biệt, xếp chồng lên
nhau, có sự phân vùng: mặt cis và trans

II. Chức năng


Sửa đổi, hoàn thiện protein và phospholipid
Tổng hợp nhiều loại polysaccharide
Phân loại và phân phối các sản phẩm

III. Nguồn gốc


Các cấu thành của phức hệ Golgi có nguồn gốc từ mạng lưới nội chất
trơn
LYSOSOME
I. Cấu trúc
Là bào quan thực hiện chức năng thực bào, có nhiều ở các tế bào có tính
thực bào như bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân
Dạng túi hoặc bóng, chứa enzim thủy phân (hydrolase)
Cấu tạo: gồm lớp màng, các enzyme và protein vận chuyển
Lớp màng phospholipid kép:
• Ổn định độ pH thấp cho các enzym hoạt động nhờ hệ thống bơm
các ion H+ và Cl- từ bào tương vào túi.
• Bảo vệ bào tương và các thành phần khác của tế bào khỏi enzyme
thủy phân
Enzyme: có 40 loại enzyme, gồm 1 số enzyme chính: lipase, protease,
carbohydrase, nuclease

II. Nguồn gốc


Men enzyme tiêu hoá được tạo ra ở lưới nội chất hạt, đem đến xử lí tại
bộ máy Golgi

III. Chức năng


1. Các cấp
→Loại sơ cấp( không thực hiện chức năng): trung hòa độ pH thông
qua các bơm H+ và kênh Cl- trên màng
→Loại thứ cấp (thực hiện chức năng): gồm heterolysosome và
autolysosome
Giống:
• Hoà màng với túi thực bào ở màng ngoài
• Việc hòa màng cho phép các enzyme giải phóng đuôi 6-
phophat để kích hoạt chính nó
• Dùng các enzyme phân giải để thủy phân các mục tiêu
• Sản phẩm thu được có thể tái sử dụng
Khác:
• Heterolysosome gồm lysosome nhập vào phagosome,
pinosome hoặc endosome
• Autolysosome tạo ra từ lysosome cấp 1 và autophagosome
nguồn gốc nội bào, là các bào quan hư hỏng hoặc chết

2. Chức năng
Tiêu hóa nội bào
Phân hủy tế bào già, tổn thương, bào quan không còn khả năng phục hồi
Tiêu hóa vi khuẩn xâm nhập vào tế bào, bảo vệ tế bào

• Lysosome tiết các chất chống vsv như protease, lysozyme để phá
hủy thành peptidolican ở vi khuẩn (heterophagy)
• Phân huỷ các chất thải, các sản phẩm thừa của tế bào
(crinophagy)
• Thực hiện tái quay vòng vật chất hữu cơ bằng cách thuỷ phân tế
bào già (autophagy)
Câu hỏi
Tế bào có nhiều lysosome nhất? Giải thích?
→TB : Các tế bào có tính thực bào như bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân.
Dựa vào chức năng của lysosome. Vì Lysosome là bào quan thực hiện tiêu hóa nội
bào. Mà chức năng của Bạch Cầu là đại thực bào các vi khuẩn bảo vệ cơ thể nên
lysosome có nhiều ở tế bào bạch cầu.
Quan trọng: các lizozim (enzim của lizoxom) có thể tiêu hủy thành peptidoglycan
của vi khuẩn
Các bệnh lí liên quan đến lysosome thường do đâu?
- Thường do những sai sót trong di truyền dẫn đến không có các enzim thực
hiện chức năng trong lizoxom
- Một số bệnh: Tay Tay-Sachs, Gaucher.
Tại sao lớp màng của Lysosome không bị tiêu hủy bởi các enzim?
→Do bên trong là các protein có cấu trúc ba chiều choogs lại được các enzim thủy
phân
Điều gì xảy ra khi lớp màng lysosome bị vỡ?
→Khi màng lysosome bị thủng làm các lisozyme thoát ra ít thì tế bào sẽ không bị
ảnh hưởng do môi trường tế bào là môi trường pH trung tính, lizozim không hoạt
động nhưng khi các lizozim bị thoát ra quá nhiều, nồng độ pH giảm do lizozim có
tính axit, sẽ khiến tế bào tự tiêu hủy chính nó bằng lizozim
So sánh:
Đặc điểm Lyzosome Túi tiết (liposome)
Cấu trúc Đều có 1 lớp lipid kép bao bên ngoài
Nguồn gốc Lưới nội chất (tổng hợp) và bộ Bộ máy Golgi
máy Golgi (đóng gói, lắp ráp,…)
Chức năng Tiêu hóa nội bào Vận chuyển các chất, tham
gia quá trình trao đổi chất
Sự vận chuyển Chậm Nhanh
PEROXISOME
I. Cấu trúc
Là các bóng được bao bởi màng lipoprotein, bên trong chứa các enzyme oxi
hóa đặc trưng: catalaza, D.amino-oxidaza, Urat-oxidaza (không có ở người
và linh trưởng)
Peroxisome có thể sinh sản khi đạt kích thước và số lượng enzyme nhất
định bằng cách phân đôi (do đó ko thuộc hệ thống nội màng)

II. Nguồn gốc


Có nguồn gốc sER, bên trong màng là chất nền đồng nhất hoặc chứa các hạt
nhỏ, sợi phân nhánh, trung tâm chất nền có chứa 1 thể đặc có cấu tạo ống
Các enzyme được tổng hợp trên các ribosome tự do

III. Chức năng


Giải độc cho cơ thể
Loại bỏ độc tố trong tế bào peroxide hidro (H2O2)
D.amino-oxidaza tác động lên các D.axit amin 1 cách đặc trưng
Urat-oxidaza(uricaza): phân giải axit uric(sản phẩm trao đổi chất của purin)
=>Tham gia quá trình chuyển hóa axit nucleic ở khâu oxi hóa axit uric,
điểu chỉnh sự chuyển hóa glucose, phân giải H2O2 thành H2O

___________________________________________________________________

GLYOXYSOME
-Khái niệm và chức năng: là một loại peroxisome đặc biệt có ở thực vật và động
vật bậc thấp, chứa hệ enzyme của chu trình glioxilat để chuyển lipit thành gluxit
để cung cấp năng lượng, tham gia vào quá trình hô hấp sáng và trao đổi nitơ ở nốt
sần hệ rễ
Vị trí phân bố: các mô lưu trữ chất béo như nội nhũ.
Câu Hỏi
Tế bào có nhiều peroxisome nhất?
→Tế bào gan, thận, do đây là những cơ qua giải độc cho cơ thể nên phải có nhiều
peroxisome
Thí nghiệm vui: Có 3 củ khoai tây, 1 củ Khoa khoai lang để trong phòng ở nhiệt độ
thường (1), 1 củ luộc chín (2), 1 củ thì bỏ vào tủ lạnh (3). Bỏ 3 củ vào 3 cốc Hidro
Peroxit(H2O2), hãy sắp xếp mức độ xủi bọt của 3 củ theo tự giảm dần ?
→Lát khoai tây sống ở nhiệt độ phòng thí nghiệm và lát khoai tây chín có sự khác
nhau về lượng khí thoát ra vì: trong lát khoai tây sống có chứa enzim catalaza, còn
lát khoai tây chín enzim đã bị biến tính và bất hoạt do được đun ở nhiệt độ cao.
2. Cơ chất của enzim catalaza là H2O2
3. Sản phẩm tạo thành sau phản ứng có enzim catalaza xúc tác là: O 2 và H2O
4. Nhiệt độ thấp làm giảm hoạt tính của enzim
Kết quả:
- Lát khoai tây sống: sủi nhiều bọt trắng → Chứa nhiều enzim catalaza.
- Lát khoai tây chín: không có bọt → không còn enzim catalaza do đã bị phá hủy
bởi nhiệt độ cao.
- Lát khoai tây ngâm lạnh: sủi ít bọt trắng → hoạt tính catalaza giảm trong điều
kiện nhiệt độ thấp.
- Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/thi-nghiem-ve-enzim-catalaza-
c69a16993.html#ixzz68XDJsJSz

- Peroxisome không thuộc hệ thống nội màng do màng của peroxisome


không thuộc từ hệ thống nội màng mà lipid được tổng hợp từ ER trơn,
protein lấy từ tế bào chất, khi đạt đến độ lớn nhất định peroxisome sẽ
tự động phân chia

- Enzim của peroxisome nhập từ bào tương

- Các bệnh lí: Zellwedger


KHÔNG BÀO
I. Cấu trúc
Không bào là một bào quan có mặt ở mọi tế bào thực vật, nấm, động vật
nguyên sinh và động vật (không phổ biến)
Là các bóng kích thước lớn, cấu tạo màng lipoprotein (tonoplast) tích đầy
nước hoà tan chất hữu cơ và ion khoáng
Không có hình dạng và kích thước cơ bản, cấu trúc biến đổi theo nhu cầu
của tế bào

II. Chức năng


Tuỳ thuộc vào loại tế bào, một số chức năng phổ biến:
• Cô lập vật liệu lạ gây hại tới tế bào chủ
• Chứa các sản phẩm thải loại
• Chứa nước ở tế bào thực vật
• Duy trì áp lực thủy tĩnh hoặc áp lực trương bên trong tế bào
• Duy trì mức pH nội bào
• Chứa các phân tử nhỏ
• Xuất thải những chất không cần thiết ra khỏi tế bào

Đối với tế bào động vật nguyên sinh, có không bào co bóp và không bào
tiêu hoá là phổ biến nhất
NHÂN

I. Màng nhân
1. Màng nhân
-Gồm 2 lớp màng phospholipid kép, một màng nhân bên trong và một
màng nhân bên ngoài.
-Khoảng trống giữa các màng được gọi là vùng quanh nhân, thường rộng
khoảng 20–40 nm
-Màng nhân có tính không hàn gắn được
-Một số chất dễ dàng thẩm thấu qua màng nhân: ribonuclease, protein
histone, protein có khối lượng phân tử 10.000- 20.000 Da, các muối,
amino acid, nucleotide
-Chức năng: phân tách nhân và tế bào chất, trao đổi chất giữa nhân và
tế bào chất
• Cuối kì đầu của phân bào: biến thành các bóng không bào bé, tạo
điều kiện cho các nhiễm sắc thể di chuyển về hai cực
• Kì cuối: tái sinh từ các bóng không bào bé và từ mạng lưới nội sinh
chất
-Sợi trung gian hình thành một lưới lót màng nhân (lamina) ở bên trong
của màng nhân phía trong, và hơi lỏng lẻo hơn ở phía ngoài của màng
nhân bên ngoài để hỗ trợ về mặt cấu trúc cho nhân tế bào
-Lưới lót màng nhân chủ yếu cung cấp sự hỗ trợ về mặt cơ học cho nhân
-Chất nhiễm sắc dính vào màng nhân thông qua tấm lamina. Kì đầu của
phân bào, tấm lamina bị giải trùng hợp

2. Lỗ nhân
-Trên màng nhân có nhiều lỗ nhân phân bố tương đối đồng đều
-Các protein cấu tạo nên phức hợp lỗ nhân được gọi là nucleoporin
-Các lỗ nhân kết nối hai lớp màng nhân trong và ngoài
-Có thể xem như hệ thống cột cố định màng nhân
-Cấu tạo từ một vòng nhẫn giới hạn lỗ, có 8 mảnh chắn sáng nhô vào
lòng ống, giới hạn 1 khe trung tâm hẹp khoảng 10nm
-Cách cấu trúc phức tạp của lỗ nhân cho phép lỗ điều chỉnh kích
thước và sự vận chuyển các chất qua lỗ, kể các các cấu trúc như
ribosome
-Tham gia tích cực là chọn lọc vào quá trình trao đổi chất giữa nhân
và tế bào chất
II. Chất nhân
Chất nhân chủ yếu gồm các ADN (60%), ARN và protein
Có chất nhiễm sắc là ADN liên kết với protein ở dạng sợi mảnh xoắn với
nhau

III. Nhân con


1. Hình thái
• Cuối kì đầu: hòa tan vào trong nhân và biến mất
• Đầu kì cuối: xuất hiện dưới dạng các thể dính với nhiễm sắc thể
-Là thành phần có cấu trúc đông đặc nhất của tế bào
-Một trong những đặc điểm cơ bản: dễ thay đổi về hình thái, số
lượng, hình dạng, độ lớn, về tính chất hóa học phụ thuộc vào trạng
thái sinh lý của tế bào
-Chức năng: tổng hợp rARN

2. Cấu trúc
-Gồm chất nhiễm sắc quanh hạch nhân bao quanh một phần hạch
nhân, thân hạch nhân hình cầu
-Hạch nhân được cấu trúc từ các sợi (sợi ribonucleoprotein và sợi
deoxyribonucleoprotein) và hạt (các hạt ribonucleoprotein)
-Trong hạch nhân có các trung tâm chứa rADN (tổng hợp rARN)

3. Thành phần sinh hóa


Trong hạch nhân có:
-Các enzim ARN polimerase (để tổng hợp rARN), enzim chế biến rARN
45S thành các rARN chín
-Protein histone, protein ribosome
-ADN hạch nhân chứa trong chất nhiễm sắc quanh hạch nhân, trong
các sợi deoxyribonucleoprotein trong hạch nhân
-ADN trong hạch nhân là ADN từ vùng NOR của NST
-rARN: có trong sợi và hạt ribonucleoprotein, đang trong quá trình
chín để tạo thành rARN của ribosome. Có nhiều dạng với hằng số
lắng khác nhau (45S, 35S, 28S,…)
4. Vai trò
Phiên mã rRNA
Tổng hợp tiền Ribosome
-Protein Ribosome được tổng hợp trong tế bào chất và chuyển vào nhân
và hạch nhân

IV. Dịch nhân


THÀNH PHẦN:
• Các loại protein như nucleoprotein, glicoprotein
• Phần lớn các enzim của nhân
• Các hạt với kích thước và tỉ trọng khác nhau, bản chất là các
ribonucleoprotein

V. Vai trò của nhân


-Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào thông qua cơ chế điều hòa
hoạt động của gen
-Lưu giữ thông tin di truyền
-Biểu hiện thông tin di truyền ra tính trạng
KHUNG XƯƠNG TẾ BÀO

I. Khung xương tế bào


-Là một mạng lưới các sợi và ống protein (vi ống, vi sợi và các sợi trung
gian) đan chéo nhau, trải rộng toàn bộ tế bào chất.
-Vai trò: nâng đỡ và vận động
II. Vi sợi
1. Vi sợi actin
-Cấu tạo từ protein actin (phổ biến, chiếm 5% tổng protein trong tế
bào)
-Có 2 dạng: actin cầu (actin G) và actin sợi (actin F)
-Sợi actin F là sợi xoắn kép, tạo thành nhờ sự trùng hợp
(polymerization) các actin G khi có Mg++ và ATP

-Sự trùng hợp actin F là quá trình thuận nghịch, được điều chỉnh bởi
màng sinh chất
- Phân bố khắp khối tế bào chất, ở đa số tb động vật: xếp thành bó
song song hoặc mạng lưới trong lớp ngoại sinh chất sát ngay dưới
màng sinh chất
-Các bó, mạng vi sợi actin liên kết với màng sinh chất trực tiếp hoặc
thông qua các protein liên kết (spectrin, clathrin, α-actinin)
-Vai trò:
• Vận động của tế bào (vận động chân giả, dòng tế bào chất,
dịch chuyển vị trí các bào quan,…)
• Nâng đỡ, cố định màng sinh chất, được xem như khung
xương tế bào
• Tham gia cấu tạo nên tơ cơ
• Tham gia tạo các liên kết và cầu nối tế bào

2. Vi sợi myosin
-Cấu tạo từ protein myosin
- Mỗi sợi myosin gồm 6 chuỗi polypeptid, 2 chuỗi nặng và bốn chuỗi
nhẹ. Hai chuỗi nặng xoắn với nhau tạo ra dây xoắn kép. Ở mỗi đầu
dây, mỗi chuỗi nặng gấp lại thành một khối hình cầu được gọi là đầu
myosin.
Như vậy, mỗi dãy xoắn kép của phân tử myosin có hai đầu nằm cạnh
nhau. Phần kéo dài của dây xoắn kép gọi là đuôi myosin. Bốn chuỗi
nhẹ nằm ở phần đầu myosin, mỗi đầu có hai chuỗi.
-Vai trò:
• Liên kết với các vi sợi actin để bảo đảm hoạt tính vận động của
tế bào
• Trong tế bào cơ, vi sợi miozin tạo nên các sợi dày của tơ cơ
3. Tơ cơ
-Troponin: Phức hợp Troponin có chức năng gắn tropomyosin vào
actin.
• Troponin I có ái lực mạnh với các actin
• Troponin T có ái lực với tropomyosin
• Troponin C có ái lực với ion Ca++.
-Tropomyosin nối lỏng lẻo với dây xoắn kép actin F và quấn quanh
nó. Ở trạng thái nghỉ, các phân tử tropomyosin nằm ở đỉnh của các vị
trí hoạt động của dãy xoắn actin để ngăn không cho sự tác động qua
lại giữa sợi actin và sợi myosin có thể xảy ra. Mỗi phân tử
tropomyosin phủ lên 7 vị trí hoạt động
III. Vi ống
1. Vi ống
-Là những cấu trúc hình trụ dài, có thành bên và rỗng ở giữa
-Cấu tạo từ protein tubulin
-Được hình thành từ trung tử
-Các nguyên sợi tubulin của vi ống là phân tử trùng hợp từ các nhị
hợp (dimere), các dimere cấu tạo bởi 2 đơn hợp (monomere) (gồm 2
loại protein α và β) cùng loại, hoặc 2 monomere khác loại, tùy loại vi
ống
-Sự trùng hợp các dimere tạo thành nguyên sợi tubulin và từ đó tập
hợp nên các vi ống, đòi hỏi phải có Mg++ và GTP (Guanosine
triphosphate)
-Vai trò:
o Hình thành thoi phân bào
o Vận tải nội bào
o Duy trì hình dạng tế bào
o Vận động tế bào (lông rung và lông roi)
2. Cấu trúc lông và roi (flagella và cilia)
-Cả hai loại đều có cấu trúc cơ bản như nhau: hình ống đặc gồm 9 cặp
vi ống vòng ngoài và 2 vi ống bên trong, tất cả vi ống nằm trong nền
tế bào chất, có màng sinh chất bao quanh
-Thể nền (thể gốc): ở phần gốc của lông roi là thể gốc, có cấu trúc
gồm 9 bộ ba vi ống ngoài, hai vi ống trung tâm kia không có vì chúng
kết thức ở phía trên thể gốc
-Thể nền có cấu tạo giống trung tử và được tạo thành từ trung tử. Có
vai trò tái sinh lông và roi
-Cái cặp vi ống liên kết với nhau nhờ một protein động cơ là dynein
có chức năng tạo ra chuyển động cong của lông và roi. Một đầu bám
trên một vi ống và đầu kia di chuyển trên vi ống khác
3. Kinesin protein
-Là một trong những protein động cơ có chức năng vận chuyển các
enzim, bào quan dọc theo vi ống
-Tham gia vào một số quá trình như nguyên phân, giảm phân
-Vận chuyển các protein, bào quan từ vùng trung tâm tế bào ra vùng
ngoại vi
-Các kinesin protein thường di chuyển về phía đầu dương của vi ống
-Có ATPase là enzim xúc tác quá trình phân tách ATP thành ADP và
giải phóng phốtpho tự do và giải phóng năng lượng

IV. Sợi trung gian


-Phổ biến trong tế bào nhân thực
-Cấu tạo từ nhiều loại protein: vimentin, đesmin GFA, cytokeratin,…
-Phân loại: dựa vào bản chất protein cấu tạo
o Kiểu I: các vi sợi vimentin: keratin axit, keratin trung tính và
keratin kiềm, có trong tế bào biểu bì da, tóc và móng
o Kiểu II: các vi sợi vimentin (tế bào trung mô), vi sợi đesmin (tế
bào cơ trơn và cơ vân), vi sợi GFA (tế bào thần kinh và giao
cảm)
o Kiểu III: các tơ thần kinh (neurofilament) tạo nên bộ xương
của neuron
o Kiểu IV: bao gồm các vi sợi lamin tạo nên tấm lamina của
màng nhân
TRUNG THỂ
I. Cấu trúc
-1 hoặc 2 trung tử (centrioles) xếp thẳng góc (diplosome - thể đôi)
• Hình ống trụ đường kính 0.15 – 0.25 micromet và dài 0.7 micromet
• Thành trụ gồm 9 nhóm 3 vi ống (microtubule) gồm vi ống A, B và C xếp sát
nhau theo thứ tự: A gần trục nhất, đến B, và C xa trục nhất (A,B có chung
thành ống, B,C tương tự) và liên kết với nhau bởi protein nexin. Chúng xếp
quanh thành dạng bánh xe và được cố định bởi rayong nối từ vi ống A đến
lòng ống trung tâm
• Mỗi vi ống có đường kính 20 – 26 nm, có thành được cấu tạo bằng 13
nguyên sợi đường kính khoảng 4.5nm. Các vi sợi bao quanh xoang trung
tâm
-Chất quanh trung tử: phần tế bào chất bao quanh trung tử, còn gọi là trung cầu
(centrosphere), gồm:
• Các cấu trúc hình cầu có kích thước 40 – 70 nm có cuống đính với các vi ống
của trung tử
• Các vi ống tự do xếp phóng xạ quanh trung tử
-Thành phần sinh hóa:
• Protein tubulin α và β (chủ yếu)
• ARN (2%)
• Cacbohidrat (2%)
II. Vai trò
-Ở động vật:
• Sự phân bào (hình thành thoi phân bào)
• Sự tạo thành các vi ống
• Định hướng cho các vi ống
• Là trung tâm tổ chức vi ống (MTOC)
• Điều chỉnh bộ máy phân bào trong nguyên phân và giảm phân, hình
thành các sao và thoi phân bào (tạo thành các tiềm trung tử, từ đây
phân hóa thành trung tử mới)
-Ở thực vật: không có trung tử, các vi ống của thoi được hình thành từ tế bào
chất đặc biệt tương ứng với chất quanh trung tử (sự phân bào không sao)
-Thể nền là cấu trúc nằm ở gốc lông và roi, do trung tử tạo nên. Thể nền có cấu
tạo giống trung tử, giúp tái tạo lại cấu trúc lông và roi.

You might also like