You are on page 1of 25

Đáp án

Câu 1a
-Tế bào nhân thực có kích thước lớn nhân sơ:
+Ưu thế : trong dị dưỡng
+Tế bào có kích thước lớn khó bị thực bào hơn tế bào
kích thước nhỏ
+Chọn lọc tự nhiên giữ lại các tế bào có kích thước
-Tế bào có kích thước thì ko tăng mãi được:
+Khi kích thước tế bào tăng lên S/V giảm → Trao đổi
chất kém
Câu 1b
-Tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ
+Ưu điểm: có nhiều cấu trúc, bào quan, hoạt động sống
phức tạp
+Nhược điểm:Kích thước tế bào mà lớn dẫn tới S/V
giảm →Trao đổi chất kém
-Tế bào nhân thực khắc phục nhược điểm
+Tế bào nhân thực có hệ thống nội màng chia thành
nhiều bào quan
+Mỗi bào quan thực hiện chức năng riêng → tăng tỉ lệ
S/V
Câu 2
-Cấu tạo 16 nghìn tỷ tế bào
+Tế bào có kích thước nhỏ có lợi thế →S/V lớn → Trao
đổi chất truyền tin nhanh chóng.
+Tế bào kích thước nhỏ đáp ứng các tín hiệu nhanh hơn
+Nhiều tế bào có kích thước nhỏ thì S/V lớn trao đổi
chất tốt hơn
+Tế bào có kích thước nhỏ vận chuyển các chất nhanh
hơn, phân chia nhanh hơn.
Câu 3a
Protein được tổng hợp ở lưới nối chất hạt → Gôn gi →
Màng sinh chất → ngoài tế bào (xuất bào)
Câu 3b
-Protein được tổng hợp ở ribosome gắn lưới nội chất
-Protein được vận chuyển trong các túi vận chuyển từ
lưới nội chất hạt → Gôn gi.
-Gôn gi : Protein được gắn thêm đường → glycoprotein
-Vận chuyển trong các túi vận chuyển từ glycoprotein
→ màng tế bào
-Màng sinh chất → xuất bào ( tiết protein ra khỏi tế bào
)
Câu 4
Giống nhau:
-Đều có 1 lớp màng
-Thành phần protein và lipid
Khác nhau :
-Gôn gi : +Túi dẹt → xếp song song hình cung; +Lắp
ráp, đóng gói, phân phối các sản phẩm.
-Lưới nội chất:
+Là hệ thống màng trong tế bào tạo nên các hệ thống và
các xoang dẹp thông với nhau
+Lưới nội chất trơn: tổng hợp lipid, chuyển hóa đường,
phân hủy chất độc
+Lưới nội chất hạt tổng hợp protein
Câu 5a
-Dấu chuẩn = glycoprotein
-Protein được tổng hợp lưới nội chất hạt → vận chuyển
tới Gôngi ( protein+ đường cacbonhidrat) → vận
chuyển túi vận chuyển → xuất bào
Câu 5b
-Đun cách thủy → tế bào chết
-Khi nhuộm màu → tế bào chết mới bị bắt màu
-Vì màng tế bào sống có tính thấm có chọn lọc:
+Không cho chất độc đi qua
+Thuốc nhuộm bản chất là chất độc
Câu 6
Bằng chứng ủng hộ giả thuyết ti thể có nguồn gốc từ vi
khuẩn:
+AND của ti thể và vi khuẩn giống nhau:ADN kép,
vòng, trần
+Ribosome 70S
+Cơ chế tổng hợp protein giống nhau
+Ti thể có màng kép và phân đôi giống vi khuẩn
-Ti thể xuất hiện trước lạp thể trong quá trình tiêu hóa
+Tất cả sinh vật nhân thực đều có ti thể (Nấm, động vật,
thực vật)
+Chỉ có thực vật, tảo → mới có lạp thể
→Có lẽ ti thể xuất hiện trước trong quá trình tiến hóa
Câu 7a
-Tế bào thực vật → hút nước → thể tích tế bào cực đại
→ tế bào ko vỡ (vì có thành tế bào)
-Mất nước → co nguyên sinh → tế bào ko biến dạng
( vì có thành tế bào)
Câu 7b
→Kết luận :cấu tạo phù hợp chức năng
Câu 8a
-Tế bào nhân sơ kích thước nhỏ
-Tế bào nhân thực kích thước lớn
Ý nghĩa:Đều có lợi ích về quá trình trao đổi chất.
Câu 8b
-Tế bào nhiều nhân → tế bào gan → vì gan có vai trò
quan trọng
-Tế bào ko nhân → tế bào hồng cầu → tăng diện tích
vận chuyển O2/CO2
-Tế bào ko nhân → không có khả năng phân chia →
được tạo ra ở tủy xương
Câu 8c
+Màng kép:Nhân, ti thể, lục lạp
+Màng đơn:Lưới nội chất, gôn gi, lizosome, không bào,
peroxisome
+Không màng:ribosome, trung thể
Câu 8d
-Tính khảm: protein xen kẽ lớp phospholipid kép
-Động: các thành phần lipid và protein trên màng tế bào
có khả năng di chuyển
Câu 9
-Các tế bào có cùng chức năng tạo thành mô
-Các tế bào có cùng chức năng → nhận biết nhau nhờ
glycoprotein
-Glycoprotein được hoàn thiện ở bộ máy gôngi
-Khi hỏng bộ máy gôngi → tổ chức mô bị hỏng
Câu 10
-Protein được tổng hợp từ lưới nội chất hạt → vận
chuyển gôngi → gắn với đường → vận chuyển màng tế
bào
-Chức năng glycoprotein
+ Là dấu chuẩn để giúp tế bào nhận biết nhau
+Thụ thể tiếp nhận tín hiệu của tế bào
Câu 11 bị trùng
Câu 31a
-Tế bào thực vật bào quan tổng hợp ATP nhờ ánh sáng
→ lục lạp
-Cấu trúc → hình dạng, hình cầu, hình ovan
+Kích thước nhỏ
-Cấu tạo:
+ 2 lớp màng trơn và bóng
+Chất nền có chứa enzyme
+Các đĩa thylakoid → xếp chồng → cát hạt grana
+Trên các đĩa thylakoid → có chứa sắc tố quang hợp

Câu 13a
-Giống nhau
+Đều 2 màng bao bọc
+Đều có khả năng tạo ra ATP
-Khác nhau
+Ti thể:-2 màng, màng ngoài trơn, màng trong gấp nếp,
tổng hợp ATP, xuất hiện mọi tế bào
+Lục lạp:2 màng đều màng trơn, tổng hợp ATP dùng
cho quang hợp, chỉ có ở tế bào thực vật
Câu 13b
+Màng kép
+AND kép, vòng, trần
+Ribosome 70S
+Ti thể tổng hợp ATP/ → vi khuẩn hiếu khí
+Lục lạp → quang hợp → nguồn gốc từ vi khuẩn quang
tự dưỡng
Câu 14.1
+Hai bào quan tham gia chuyển hóa năng lượng:ti thể
và lục lạp
+So sánh giống nhau, khác nhau ( có sẵn các câu trên)
-Nguồn gốc:
+Ti thể có nguồn gốc từ vi khuẩn hiếu khí
+Lục lạp có nguồn gốc từ vi khuẩn lam nơi cộng sinh tế
bào nhân thực
Câu 14.2
-Chức năng Lizosome:Tiêu hóa, tự vệ, tham gia vào quá
trình phân giải tế bào già, bào quan già, tế bào tổn
thương, …
-Lizosome ko bị phá vỡ bởi các enzyme thủy phân
trong lizosome là vì:
+Điều kiện bình thường → các enzyme ko hoạt động
+Màng của lizosome được glycosyl hóa
+Lizosome thay đổi độ pH của môi trường để điều tiết
hoạt động của enzyme
+Enzyme ở lizosome cấp II → pH=4-5
Câu 14.3
Thí nghiệm 1 tế bào vi khuẩn vỡ
Thí nghiệm 2,3 không hiện tượng gì
Thí nghiệm 4 : tế bào hồng cầu vỡ vì nước đi vào tế bào
Câu 15
.a. Nêu chức năng của protein xuyên màng, protein bám
màng colesteron, protein tubulin.
-Protein bám màng
+ Mặt ngoài: tín hiệu nhận biết các tế bào, ghép nối các
tế bào với nhau.
+ Mặt trong: xác định hình dạng tế bào và giữ các
protein nhất định vào vị trí riêng
-Protein xuyên màng
Là chất mang vận chuyển tích cực các chất ngược
građien nồng độ, tạo kênh giúp dẫn truyền các phân tử
qua màng.
- Là thụ quan giúp dẫn truyền thông tin vào tế bào.
Chức năng của protein
Tubulin từ lâu đã được cho là đặc trưng cho sinh vật
nhân chuẩn. Tuy nhiên, gần đây, một số protein
prokaryote đã được chứng minh có liên quan đến
tubulin.Protein cấu thành thành phần chính của vi ống.
Nó bao gồm các tiểu đơn vị α và each mỗi đơn vị có
trọng lượng phân tử xấp xỉ 50.000 và thường được phân
lập dưới dạng mờ hơn. Nó chứa nucleotide guanine
trong phân tử và trải qua quá trình trùng hợp hoặc khử
polyme tùy theo điều kiện. Ngoài việc tham gia vào tế
bào học và các chuyển động của tế bào khác nhau (như
di chuyển và giảm thiểu lông mao) bằng cách hình
thành các vi ống, nó còn tham gia vào việc vận chuyển
các chất trong các tế bào như dòng sợi trục thần kinh
b.Giai thích nguyên nhân hiện tượng xơ vỡ động mạch
ở người.
Xơ vữa động mạch là quá trình thoái hóa của động
mạch, bệnh diễn biến từ từ, trải qua nhiều năm tích tụ
và phát triển. Ngay từ trẻ, chúng ta đã có nguy cơ xuất
hiện các mảng xơ vữa, theo năm tháng, khi tuổi tác các
cao, mảng xơ vữa sẽ càng nhiều, mức độ thu hẹp của
lòng mạch cũng càng cao. Đến nay, nguyên nhân chính
xác của căn bệnh này vẫn chưa được xác định cụ thể.Có
thể kể đến như rối loạn lipid máu,tăng huyết áp,thừa
cân,béo phì
Yếu tố khác: Một số yếu tố khác thúc đẩy sự hình
thành và phát triển của các mảng xơ vữa có thể kể đến
như hút thuốc lá thường xuyên, uống nhiều rượu bia,
căng thẳng, áp lực nghiêm trọng, có lối sống thụ động,
tĩnh tại. Ngoài ra, tình trạng này cũng thường xảy ra ở
người mắc bệnh thận mạn, cấy ghép tim, bệnh nhân bị
tăng homocysteine máu…
c.Nguồn gốc không bào trong tế bào thực vật?
Câu 16 So sánh không bào ở tế bào động vật và thực vật
về cấu tạo và chức năng?
- Giống nhau: Chúng đều được cấu trúc bởi 1 lớp màng
tế bào. Chức năng của không bào khác nhau tùy theo
từng loại sinh vật và từng loại tế bào.
-Khác nhau: Các tế bào nhân thực có nhiều loại không
bào tương ứng với chức năng khác nhau như ở. Ở tế bào
thực vật.
Không bào ở tế bào thực vật
Cấu tạo
- Kích thước lớn hơn, thường phổ biến
- Chứa nước, các chất khoáng hoà ta
- Hình thành dần trong quá trình phát triển của tế bào,
kích thước lớn dần
Chức năng
Tuỳ loại tế bào: dự trữ nước, muối khoáng, điều hoà áp
suất thẩm thấu, chứa các sắc tố
Không bào ở tế bào động vật
Cấu tạo
- Kích thước nhỏ hơn, chỉ có ở một số loại tế bào
- Chứa các hợp chất hữu cơ, enzim
- Hình thành tuỳ từng lúc và trạng thái hoạt động của tế
bào
Chức năng
Tiêu hoá nội bào, bài tiết, co bóp
Câu 17.So sánh sự khác nhau giữa màng sinh chất màng
nhân
-Màng nhân
+Cấu tạo màng kép, có xoang gian màng (xoang quanh
nhân), màng dày.
+Cấu trúc không liên tục và có hệ thống lỗ.
+Mặt ngoài của màng có đính riboxom, mặt trong có hệ
thống tấm lamina có vai trò cơ học.
-Màng tế bào (màng sinh chất)
+Cấu tạo màng đơn, mỏng hơn màng nhân.
+Cấu trúc liên tục, không có hệ thống lỗ.
+Mặt trong có các liên kết với các vi sợi của khung
xương tế bào.
Câu 18.
a.Tế bào hồng cầu không có ti thể có phù hợp gì với
chức năng mà nó đảm nhận
Hồng cầu chiếm hơn 99% trong các thành phần hữu cơ
của máu.Đó là những tế bào có hình đĩa hai mặt
lõm,đường kính 7-8mm,bề dày phần ngoại vi 2-2,5mm
và phần trung tâm 1mm, thể tích trung bình 90-95mm3.
Hình dạng này có 2 lợi điểm như sau:
Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc làm tăng khả năng
khuếch tán khí thêm 30% so với hồng cầu cùng thể tích
mà có dạng hình cầu.
Làm cho hồng cầu trở nên cực kì mềm dẽo,có thể đi qua
các mao mạch hẹp mà không gây tổn thương mao mạch
cũng như bản thân hồng câu.
Hồng cầu không có nhân cũng như các bào quan. Thành
phần chính của hồng cầu là hemoglobin(Hb),chiếm
34% trong lượng(nồng độ 34g/dl trong dịch bào tương).
Cấu trúc của hồng cầu đặc biệt thích ứng với chức năng
vận chuyển khí oxy.
b.Tế bào vi khuẩn không có ty thể vậy chúng tạo ra
năng lượng từ bộ phận nào trong tế bào? Nhờ các enzim
hô hấp nằm trên màng sinh chất.
Câu 19. Xét ty thể A cuả tế bào tuyến và ty thể B của tế
bào cơ tim,hãy dự đoán ty thể của tế bào nào có diện
tích màng trong lớn hơn? Tại sao?
Tế bào cơ tim có diện tích bề mặt màng trong ty thể lớn
hơn.
Vì: tế bào cơ tim cần nhiều năng lượng cho hoạt động
do đó cần nhiều protein và enzim tham gia vào chuỗi
truyền điện tử vì thế nên diện tích màng trong ty thể lớn
hơn.
Câu 20. Trả lời:Ti thể có lớp màng kép, màng trong
của ti thể có chứa các phức hệ enzyme tham gia tổng
hợp ATP (đồng tiền năng lượng của tế bào). Bên trong
hai lớp màng là chất nền ti thể chứa nhiều loại enzyme
tham gia vào quá trình hô hấp tế bào. Khoảng không
gian giữa hai lớp màng là kho chứa ion H + có vai trò
quan trọng trong quá trình tổng hợp ATP. Vì vậy, khi
thuốc làm hỏng màng trong của ti thể, tế bào sẽ không
tổng hợp được ATP để cung cấp cho các hoạt động
sống, do đó, làm giảm khối lượng cơ thể và có thể tử
vong.
a. Trả lời:Quá trình phân giải kị khí tạo rất ít ATP
nhưng vẫn được các sinh vật sử dụng vi kiểu hô hấp
này vẫn được duy trì ở tế bào cơ vì không tiêu tốn
oxygen.
Khi cơ thể vận động mạnh như chạy, nhảy, nâng vật
nặng ... các tế bào cơ trong mô cơ co cùng một lúc,
hệ tuần hoàn chưa kịp cung cấp đủ oxygen cho hô
hấp hiếu khí, khi đó giải pháp tối ưu là hô hấp kị khí
đáp ứng kịp thời ATP mà không cần đến oxygen.
Câu 21.
A Nêu những chức năng cơ bản của protein trong tế
bào?
Thành phần hóa học bao gôm:C,H,N,O,S
Đơn phân:20 loại a.a
Số bật cấu trúc: 4 bậc
Cấu trúc không gian:+mỗi phân tử gồm 1 hoặc nhiều
chuỗi polipeptit liên kết với nhau tạo nên hình dạng
không gian ba chiều đặc trưng(hình cầu hoặc hình sợi)
+Cấu trúc không gian dễ bị thay đổi dưới tác động của
các nhân tố môi trường.
b.Tại sao protein có thể tham gia vào hầu hết các chúc
năng trong tế bào?
-Protein có thể tham gia vào hầu hết các chức năng
khác nhau trong tế bào là do protein có tính đa dạng cao
về cầu trúc.
-Tính đa dạng về cấu trúc phân tử của protein có được
là do nó được cấu tạo từ 20 loại đơn phân khác nhau và
có cấu trúc nhiều bậc
-Sự đa dạng về cấu trúc protein dẫn đến sự đa dạng về
đặc tính lý hóa.
-Sự đa dạng về đặc tính lí hóa giúp cho protein có thể
tham gia vào rất nhiều chức năng khác nhau trong tế
bào.
c-Con đường tổng hợp và phân khối Insulin:
+Insulin được tổng hợp nhờ các riboxom trên lưới nội
chất hạt sau đó được đóng gói trong các túi đưa sang bộ
máy gongi để hoàn thiện cấu trúc.
+ Sau khi hoàn thiện cấu trúc,Insulin được đóng gói
trong các túi xuất bào và đưa ra tế bào. Khi có tín hiệu,
các túi này dung hợp với màng tế bào để giải phóng
Insulin ra dịch mô. Từ dịch mô,Insulin khuyếch tán vào
máu để thực hiện chức năng.
Câu 22
a.So sánh lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt?
*Giống nhau:
+ đều là bào quan của tế bào
+ có cấu tạo màng đơn
+ thực hiện các chức năng quan trọng của tế bào
*Khác nhau:
+ cấu trúc:lưới nội chất trơn nằm xa nhân, là hệ thống
xoang ống ,cấu tạo có nhiều enzym khác nhau, không
có riboxom
. lưới nội chất hạt: nằm gần nhân,thông với màng nhân,
có nhiều riboxom trên màng và có ít enzym hơn so với
lưới nội chất trơn
+ chức năng:
. lưới nội chất trơn:tổng hợp chuyển hóa gluxit,lipit,
phân hủy chất độc
. lưới nội chất hạt:tổng hợp protein
*Trong cơ thể người
- Tế bào có lưới nội chất trơn phát triển:tế bào gan=>
chức năng của gan là tổng hợp chuyển hóa gluxit,lipit,
phân hủy chất độc
- Tế bào có mạng lưới nội chất hạt phát triển:tế bào
bạch cầu=>tổng hợp protein (thành phần cấu tạo nên
kháng thể)
b.Tế bào ở tinh hoàn là tế bào có lưới nội chất hạt phát
triển mạnh do các tế bào này cần tổng hợp nhiều
protein phù hợp với chức năng sản xuất tinh trùng.
Tế bào gan là tế bào có lưới nội chất trơn phát triển
mạnh, vì gan đảm nhiệm chức năng chuyển hóa đường
trong máu thành glicôgen và khử độc cho cơ thể, hai
chức năng này do lưới nội chất trơn đảm nhiệm vì chức
năng của lưới nội chất trơn là thực hiện chức năng tổng
hợp lipit, chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại
đối với tế bào.
Câu 23. Phân biệt chức năng protein bám màng và
protein xuyên màng?
Protein bám màng Protein xuyên
màng
-Mặt ngoài: tín hiệu nhận -Là chất mang vận
biết các tế bào, ghép nối chuyển tích cực các chất
các tế bào với nhau. ngược građien nồng độ,
tạo kênh giúp dẫn truyền
các phân tử qua màng.
- Mặt trong: xác định hình - Là thụ quan giúp dẫn
dạng tế bào và giữ các truyền thông tin vào tế
protein nhất định vào vị bào.
trí riêng.
Câu 24.a Chứng minh màng sinh chất có cấu trúc khảm
-động?
Màng có tính chất khảm động (màng động được
“khảm” bằng các phân tử protein) là do thành phần của
màng chủ yếu gồm phospholipit và protein.
Tính chất động là do các phân tử phospholipit tạo
thành lớp kép, phần ưa nước quay ra ngoài, phần kỵ
nước quay vào trong, các phân tử phospholipit này chủ
yếu bao gồm các axit béo không no làm màng có tính
chất linh động, ngoài ra, các phân tử phospholipit có
khả năng thay đổi vị trí theo chiều ngang, chuyển động
lên xuống tại chỗ
Mặt khác trong màng có các phân tử cholesterol để
màng có tính ổn định
Tính chất khảm của màng là có các phân tử protein
xen kẽ, xuyên qua lớp phospholipit kép hoặc ở rìa màng
(có 2 loại protein là xuyên màng và rìa màng). Những
protein này có chức năng vận chuyển các chất qua
màng, xúc tác, truyền tín hiệu, nhận biết tế bào, nối giữa
các tế bào.
b.Hãy nêu thí nghiệm chứng minh sự chuyện động
protein màng?
Lai tế bào hồng cầu chuột với tế bào hồng cầu của
người.Trên màng sinh chất mỗi loại tế bào này đều có
những protein đặc trưng cho từng loại . Tế bào lai tạo ra
nhận thấy các protein của người và chuột xen kẽ màng
màng sinh chất có tính khảm đông.
Câu 25
-Cấu trúc: lizosom là bào quan có một lớp màng bao
bọc có nhiều enzim thủy phân
- Chức năng: lizosom giúp phân hủy các tế bào già,các
tế bào bị thương tổn không còn khả năng phục hồi.
Vì:- Các enzyme trong lizoxom lại không phá vỡ
lizoxom của tế bào vì tế bào có cơ chế tự bảo vệ. Ở
trạng thái bình thường, các enzyme trong lizoxom được
giữ ở trạng thái bất hoạt, chỉ khi nào cần sử dụng đến
chúng mới được hoạt hóa nhờ sự thay đổi nồng độ pH
trong lizoxom
Câu 26.
Mạng lưới nội sinh chất có các chức năng sau:
- Tập trung và cô đặc một số chất từ ngoài tế bào vào
hay ở trong tế bào. Những protein do ribosome bám ở
ngoài màng tổng hợp được đưa vào lòng ống.
- Tham gia tổng hợp các chất: mạng lưới nội sinh chất
có hạt tổng hợp protein, còn gluxit và lipid do mạng
lưới nội sinh chất không hạt tổng hợp.
- Vận chuyển và phân phối các chất. Những giọt lipid
trong lòng ruột lọt vào trong tế bào biểu mô ruột (bằng
cơ chế ẩm bào) được chuyền qua mạng lưới nội sinh
chất để đưa vào khoảng gian bào.
- Màng của mạng lưới nội sinh chất cũng góp phần
quan trọng vào sự hình thành các màng của ty thể và
peroxysome bằng cách tạo ra phần lớn các lipid của các
bào quan này
Người ta chia lưới nội chất thành 2 loại:
- Lưới nội chất hạt (trên màng có nhiều ribôxôm gắn
vào), có chức năng tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế
bào và, thực hiện chức năng tổng hợp lipit, chuyển hoá
đường, phân huỷ chất độc hại đối với tế bào.
Câu 27.
-Bộ máy golgi có chức năng: Các sản phẩm sau khi
được tổng hợp ở các cơ quan khác (vd như protein)
được sửa đổi, dự trữ và sau đó được đưa đến những chỗ
khác nhau, đây là nơi diễn ra các quá trình biến đổi để
hoàn thiện chức năng và được phân phối đến các nơi
khác nhau trong tế bào và cơ thể.
Câu 28.
Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc
cũng như có lưới nội chất chia tế bào chất thành những
ngăn tương đối cách biệt.
Cấu trúc như vậy có lợi cho hoạt động của enzim: tạo
điều kiện cho sự phối hợp hoạt động của các enzim. Vì
trong tế bào enzim hoạt động theo kiểu dây chuyền, sản
phẩm của phản ứng do enzim trước đó xúc tác sẽ là cơ
chất cho phản ứng do enzim sau tác dụng. Ví dụ, trong
hạt lúa mạch đang nảy mầm amilaza phân giải tinh bột
thành mantôzơ và mantaza sẽ phân giải mantôzơ thành
glucôzơ.
Câu 29.
Con đường mà amino acid đó đi qua:
 Màng sinh chất thực hiện quá trình hấp thụ axit
amin qua kênh đặc trưng.
 Ribosome trên lưới nội chất hạt thực hiện sinh tổng
hợp chuỗi polypeptide gửi đến bộ máy Golgi bằng
túi tiết.
 Ở bộ máy Golgi: Hoàn chỉnh cấu trúc chuỗi
polypeptide tạo thành protein hoàn chỉnh,vận
chuyển tới màng sinh chất bằng túi tiết.
 Qua màng sinh chất: Thực hiện cơ chế xuất bào
chuyển protein ra ngoài tế bào.
Câu 30
- Màng tế bào là màng phôtpholipit: đầu ưa nước hướng
ra ngoài, đầu kị nướcquay vào trong và hướng vào nhau
 chất kị nước đi qua màng dễ dàng, chất ưanước khó đi
trực tiếp qua màng.
- Thuốc bị gắn thêm nhóm –CH3 là nhóm chức kị nước
nên thuốc sẽ có tínhchất kị nước => dễ dàng qua lớp
phôtpholipit kép vào trong tế bào.
- Thuốc bị gắn thêm nhóm tích điện sẽ có tính ưa nước
nên khó đi qua màngtế bào => hoạt động bên ngoài tế
bào
Câu 31.
b. Các con đường vận chuyển chất qua màng sinh chất
là:
- Vận chuyển thụ động: thẩm thấu, khuếch tán
- Vận chuyển chủ động
- Xuất và nhập bào
Câu 32.
- ADN có kích thước lớn nhưng vẫn được xếp gọn
trong nhân tế bào là do cấu trúc xoắn của ADN, ADN
có thể co xoắn cực đại
- Các ADN sau khi xoắn cực đại sẽ được liên kết với
protein histon và nằm trong nhân của tế bào.
- Việc sắp xếp không ảnh hưởng đến sự tiếp xúc giữa
ADn và protein vì khi cần phải thực hiện 1 chức năng
nào đó như nhân đôi ADN sẽ tháo xoắn để có thể tiếp
xúc với các protein
b.- Lưới nội chất hạt
Câu 34.
Tế bào hồng cầu không có nhân, ti thể hay riboxom, do
vậy chúng có hình đĩa lõm hai mặt để vận chuyển các
chất khí hiệu quả hơn.
Tế bào gan ,tế bào cơ tim,tế bào thần kinh
Câu 36.
+ Thành tế bào thực vật gồm 3 thành phân chính là
cellulose, hemicellulose và pectin tỉ lệ giữa các thành
phần này khác nhau ở từng loài, từng giai đoạn phát
triển của cơ thể thực vật. Trong đó, cellulose đóng vai
trò quan trọng nhất. + Vai trò của thành tế bào - Giữ
cho tế bào có hình dạng nhất định. Bảo vệ tế bào khi bị
tác động bởi các yếu tố cơ học - Cơ tác dụng bảo vệ
các thành phần bên trong tế bào. Giữa các phân tử
cellulose có các chỗ trống giúp nước và muối khoáng
đi vào được bên trong tế bào
Câu 37.
* CT:
-Mạng LNC cấu trúc bằng mạng đơn sinh chất, gồm các
xoang và ống nối thông với nhau
-Mạng LNC hạt trên màng đước đính các hạt ribosome,
mạng LNC trơn trên màng k có ribosome
*CN:
-Mạng LNC hạt có chức năng là nơi tổng hợp các loại P
của mạng và P ngoại bào
-Mạng LNC trơn là nơi tổng hợp Lipid của tế bào và có
chức năng khử độc của tế bào
* Giải thích:
-Gan là nơi tổng hợp hầu hết các loại P của máu nên có
mạng LNC hạt phát triển
-Gan còn là nơi khử các độc tố được tạo ra từ trao đổi
chất hoặc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể nên có
mạng LNC trơn phát triển
Câu 38.
a.Tế bào lai vừa tổng hợp protein của người, vừa tổng
hợp protein của gà - Giải thích: Các nhân tố hoạt hóa
gen trong tế bào chất của tế bào Hela đã mở các gen
của gà trong tế bào lai nên tế bào lai tổng hợp các pr
của gà. Từ đó cho thấy mỗi liên quan mật thiết giữa
nhân và tế bào chất.
b.Enzim của lizoxom
Nguồn gốc:Được tổng hợp từ các riboxom trên lưới
nội chất hạt
Đặt điểm xúc tác:xúc tác các phản ứng thủy phân.
Enzim của peroxixome
Nguồn gốc:Ddược tổng hợp từ các riboxom tự do trong
tế bào chất
Đặc điểm xuất tác:xúc tác các phản ứng oxi hóa khử
- Peroxixom của người và linh trưởng không có thể đặc
hình ống nên không sản sinh enzim uricaza phân giải
axit uric. Do đó trong nước tiếu của linh trưởng và
người có axit này, các động vật khác không có
Câu 40.d
a. Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ
bị trương lên và bị vỡ ra Sai. Không bị vỡ vì có thành
tế bảo.
b. Các tế bào có thể nhận biết nhau do mảng sinh chất
có các dấu chuẩn" là protein bám mảng. Sai. Dấu
chuẩn là glycoprotein.
c. Tế bào bạch cầu người có khả năng thay đổi hình
dạng nhưng vẫn hoạt động bình thường. - Đúng.
d. Các vị ống và vi sợi là thành phần bền nhất của
khung xương tế bào- Sai Thành phần bền nhất là sợi
trung gian.
Câu 41.
a.Các vi khuẩn nều có hình cầu
- kết luận: thành tế bào quy định hình dạng tế bào vi
khuẩn
b.-Tỉ lệ s/v lớn-> hấp thụ và chuyển hóa vật chất nhanh
-Hệ gen đơn giản  dễ phát sinh đột biến trong đó
có các đột biến có lợi, đột biến biểu hiện ngay ra kiểu
hình
- Thành tế bào giúp duy trì áp suất thẩm thấu
- Có khả năng hình thành nội bào từ khi gặp điều kiện
sống không thuận lợi
Câu 42.
1a. Chú thích hình: 1:photpholipid,2
carbohidrate( hoặc glico protein),3 protein xuyên
màng,4 các chất tan hoặc các phân tử tín hiệu
b.Hình A và B: các protein xuyên màng hoặc protein-
glico protein,làm chức năng ghép nối và nhận diện các
tế bào.
Hình C: protein thụ quan(thụ thể) bề mặt tế bào làm
nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ ngoài để truyền vào
bên trong tế bào
Hình D: protein làm chức năng vận chuyển(hoặc kênh)
xuyên màng

You might also like