You are on page 1of 19

DƯỢC LÝ

Màng bào tương: mô hình khảm động – tổ chức tích hợp


1. Thành phần chất béo chính
Phospholipid
• Chất béo đặc biệt, không dùng để tạo năng lượng
• Lớp kép, đặc trưng cho tính linh động, đàn hồi của màng
• Chuyển động ngang hoặc chuyển động “flip-flop”
• Đầu ưa nước = Phosphate + Glycerol + 1 nhóm ưa nước
• Đuôi kị nước = 2 chuỗi acid béo
• Ví dụ:
- Phosphatidylcholine: chiếm nhiều nhất (choline – 1 chuỗi bão hòa, 1 chuỗi chưa bão hòa)
- Phosphatidylinositol: đường inositol
- Sphingomyelin: choline – sphingosine (bão hòa), nervonate (omega-9; bất bão hòa)
Phân tử cholesteron:
• Có vai trò neo giữ, giới hạn sự chuyển động của phospholipid
• Đảm bảo tính ổn định của màng tế bào

2. Protein tích hợp màng


a) Vận chuyển qua màng: Passive – Active transport protein
• Bơm Ion: ex. Na+/ K+ ATPase
• Bơm Proton: thành dạ dày có 3 loại tế bào ngoại tiết (cổ tuyến - sát lòng dạ dày: tb tiết nhầy;
giữa - tb thành/ tb vách: tiết HCl => cần bơm proton; tế bào G trong cùng: tiết gastrine)
- Bơm ATPase => gắn trực tiếp ATP vào bơm
- 1 H+ ra, 1 K+ vào
- Ứng dụng: thuốc ức chế bơm proton giành điểm gắn của ATP trên bơm => giảm tiết H+
• Kênh Ion: ex. Na+ channel, K+ channel – điện thế động, điện thế nghỉ
• Kênh Aquaporin
a) Các chức năng khác:
• Communication protein: nối với protein cùng loại của tế bào liền kề để tạo kênh liên kết hai tế
bào chất nhằm trao đổi tín hiệu.
Ví dụ: liên kết khe – gap junction.
• Adhesion protein: kết dính các tb với nhau hoặc tb với phức hợp protein của chất nền ngoại bào
(chỉ móc nối vào nhau, không truyền thông tin/ tín hiệu).
• Receptor protein: thụ thể gắn cho hormones và các tín hiệu khác
• Recognition protein: các glycoprotein (protein có chuỗi đường) để hệ miễn dịch nhận biết/
phân biệt tb của cơ thể với tb lạ.
Ví dụ: p-glycoprotein: loại bỏ tất cả chất lạ ra khỏi tế bào => liên quan đến cơ chế kháng
kháng sinh, kháng thuốc chống ung thư,…
3. Bè Lipid
• Các miền phospholipid được giới hạn bởi mật độ cholesteron cao hơn hẳn các vùng xung
quanh
=> Pha lipid đậm đặc hơn, tạo thành các khu vực cụ thể trong màng plasma giống như các túi
lơ lửng hoặc nổi giữa các phần còn lại của lipid.
• Vẫn cho các protein neo gắn vào

4. Nhập bào
Nhập bào điều hòa Clathrin – Clathrin mediated endocytosis.
• Ví dụ: quá trình nhập bào cholesteron.
- Lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) chứa cholesteron được nhận biết và gắn vào thụ thể, mặt
ngoài tb.
- Ở mặt trong thụ thể, phân tử Adaptin gắn vào lôi kéo sự gắn kế tiếp của phân tử Clathrin.
- Clathrin tạo thành lớp áo, cuộn [LDL - thụ thể - adaptin] vào trong tạo thành bóng nhập
bào.
- Sau khi vào tb chất, lớp clathrin và adaptin được tháo bỏ, bóng chứa [thụ thể - LDL] nhập
vào endosome có pH thấp, làm giải phóng LDL rồi trả ngược thụ thể về màng tế bào.
- Endosome chứa LDL nhập vào lysosome chứa các men tiêu hóa LDL thành các cholesteron
tự do.
Nhập bào điều hòa Caveolin – Caveolin mediated endocytosis
• Các chất không cần qua endosome và lysosome => vô trực tiếp các bào quan mà không bị phá
hủy
• Vd: nhập bào albumin - ứng dụng trong chữa trị ung thư
- Albumin được nhận biết và gắn vào thụ thể ở mặt ngoài tế bào.
- Ở mặt trong thụ thể, Caveolin -1 gắn vào rồi bắt đầu quá trình tạo bóng nhập bào.
- Bóng chứa albumin đi qua tế bào rồi xuất bào, giải phóng albumin, cung cấp chất dinh
dưỡng cho các tế bào, kể cả tế bào ung thư.
- Bên trong tế bào ung thư có các phân tử SPARC – hoạt động như một thụ thể của albumin.
- Hướng điều trị ung thư mới, người ta gắn albumin với các phân tử nano có khả năng giết
chết tế bào ung thư. Do không bị phá hủy, albumin cùng phân tử nano sẽ được tb ung thư
hấp thu trực tiếp.
- Albumin-nano gắn vào SPARC làm giải phóng các phân tử nano.

Kênh ion (ion channel)


• Phần lớn các kênh ion là protein bậc 4; 3-5 tiểu phần; 2 cấu hình: đóng và mở.
• Vai trò: duy trì điện thế màng
• Gồm
- Kênh ion cổng ligand
- Kênh ion cổng cơ học
- Kênh ion thấm – luôn mở
- Kênh ion cảm ứng điện thế
- Kênh ion cổng protein G
Điện thế màng
1. Một vài tính chất
• Sự di chuyển của các ion qua màng phụ thuộc
- Gradient nồng độ
- Lực tĩnh điện: cùng dấu đẩy nhau, trái dấu hút nhau
- Tính thấm của màng đối với mỗi ion
• Cân bằng điện thế, ký hiệu EX
- Sự chênh lệch ổn định về điện tích trong và ngoài màng của ion X khi đã chịu tác động của
3 yếu tố trên.
- Dấu cho biết hướng điện thế: cùng dấu điện tích ion => ngoài vào trong; ngược dấu điện
tích ion => trong ra ngoài.

2. Điện thế nghỉ


• Điện thế nghỉ = -70mV và lệch về cân bằng điện thế K+ trong và ngoài tế bào, cụ thể:
- Bình thường, hầu hết các kênh ion đều đóng, chỉ có kênh rò rỉ K+ luôn mở cho phép K+ di
chuyển ra vào tb.
- Lực khuếch tán: dựa vào gradient nồng độ, trong nhiều ngoài ít => xu hướng đẩy K+ ra
ngoài.
- Lực tĩnh điện: trong có các protein, trong âm hơn ngoài => xu hướng kéo K+ vào trong.
- Sự di chuyển ra vào liên tục nhưng không có ý nghĩa dịch chuyển – đạt cân bằng điện thế.
• Bơm Na+/ K+ ATPase: đưa điện thế về lại điện thế nghỉ sau khi quá cực.
- 3 Na+ gắn vào bơm
- Pi từ ATP gắn vào bơm làm bơm mở hướng ra ngoài, giảm ái lực của bơm với Na+ làm 3
Na+ đi ra, tăng ái lực của bơm với K+ gắn 2 K+ vào bơm.
- Bơm quay vào trong đồng thời tháo Pi, giảm ái lực K+ đưa K+ vào trong, rồi lại tăng ái lực
Na+ gắn 3 Na+ vào bơm.

3. Điện thế động


a) Tế bào thần kinh:
• Pha khử cực - quá đà – tái phân cực – quá cực – hồi phục – điện thế nghỉ
• Phần lớn kênh kali trên màng tế bào là kênh cổng điện thế, chỉ có tỉ lệ rất ít là kênh rò rỉ
• Kênh Natri cổng điện thế
- 3 trạng thái: đóng, mở, bất hoạt.
- Ở trạng thái mở và bất hoạt, kênh Na+ sẽ không bị kích thích điện thế nữa => tạo nên thời
gian trơ tuyệt đối
• Thời gian trơ:
- Trơ tuyệt đối (ARP): dù có thêm bất kì kích thích vượt ngưỡng nào cũng không thể tạo ra
điện thế động
- Trơ tương đối (RRP): có thể xuất hiện điện thế động nếu kích thích mạnh hơn cả ngưỡng
bình thường
a) Tế bào cơ tim
• Có thêm pha bình nguyên
a) Tế bào cơ xương
• Điện thế động tương tự như ở thế bào thần kinh nhưng không có giai đoạn tái phân cực quá đà.
• Tế bào cơ xương duy trì điện thế nghỉ âm hơn, khoảng -90 mV. Vì:
- Gradient K+ dốc hơn (nồng độ K+ trong tế bào cao hơn) => xu hướng đẩy K+ ra
- Gradient Cl- dốc hơn (nồng độ Cl- trong tế bào thấp hơn) => xu hướng kéo Cl- vào
- Tính thấm của Cl- trạng thái nghỉ tăng
- Ống ngang (ống T) chứa kênh Cl-, đóng góp vào điện thế nghỉ cùng với kênh rò rỉ K+
a) Đại thực bào
• Điện thế màng có thể điều hòa hoạt động của đại thực bào
(A) Điện thế màng quy định loại tế bào
(B) Giả thuyết cho rằng đại thực bào hoạt hóa nguyên thủy có điện thế quá phân cực và sẽ chuyển
sang dạng điều hòa hoặc wound healing khi được khử cực với ion K+.

4. Điện thế có độ lớn

5. Hiện tượng Summation tại Hillock thần kinh


• Hillock: điểm chuyển giao giữa cell body neuron và sợi trục axon
• Các điện thế có độ lớn từ các nhánh dendrite đưa vào soma của cell body được tổng hợp lại
(cộng gợp) tại vị trí Hillock => hiện tượng summation.
• Nếu tổng từ summation vượt ngưỡng kích thích => điện thế động lan truyền trên axon

Khái niệm và lý thuyết thụ thể


1. Khái niệm
• Dưới phương diện dược lý học, thụ thể là 1 trong các đối tác của thuốc bên cạnh: Kênh ion –
Ion channels; DNA; Thụ thể nhân – nuclear receptors; Enzymes.
• Thụ thể là một đại phân tử protein, lớn hơn rất nhiều so với thuốc:
- Đơn phân là a.a – 20 loại
- Dạng loops, sheets và helixes
- Có binding site để thuốc gắn vào
• Sự khác biệt chỉ với 1 vài a.a có thể thay đổi hoàn toàn hoạt động của protein.
Vd: Chất chủ vận thiên vị của protein G (biased agonist GPCR): GPCR hoạt hóa con đường tín
hiệu nội bào một cách có chọn lọc giữa phối tử này so với những phối tử khác.
• Liên kết hóa học giữa thuốc và protein luôn là liên kết yếu: lk hydrogen, liên phân tử val de
wan, lk tĩnh điện. Tuyệt đối không có liên kết cộng hóa trị. => gắn rồi tách, không cố định mãi
Vd: thuốc AP24534 chữa ung thư máu lympho mãn tính (một số gen của bệnh nhân đã tự sắp
xếp lại để tạo thành một nhiễm sắc thể đặc biệt gọi là nhiễm sắc thể Philadelphia dẫn đến sự phát
triển của bệnh bạch cầu), tạo hydrogen bond với đột biến T315I của cụm BCR- ABL (đoạn gien
BCR của nhiễm sắc thể số 22 gắn với gien ABL của nhiễm sắc thể số 9).
• Lịch sử phát triển: thuốc phân tử nhỏ -> mô phỏng sinh học (có thể đại phân tử) -> thuốc điều
trị miễn dịch.
Vd: Mô phỏng sinh học: tạo kháng thể đơn dòng (chỉ đáp ứng với 1 kháng nguyên duy nhất) nhân
tạo để điều trị trúng đích bệnh ung thư.

2. Dùng máy tính để thiết kế thuốc


• Mô phỏng cấu tạo hóa học của thụ thể
• Tìm những contact points – điểm có thể tạo liên kết yếu trên thụ thể
• Nhận diện binding site thông qua lực trường (một khu vực có thể tạo các liên kết hóa học yếu)

3. Tương tác thuốc – thụ thể


• Chất đồng vận (agonist): tạo đáp ứng
- Đồng vận toàn phần: đáp ứng tối đa
- Đồng vận một phần: đáp ứng một phần
- Đồng vận đảo: đáp ứng tạo ra sự đảo ngược hoàn toàn hoạt động nào đó
• Chất đối vận (antagonist): không tạo đáp ứng
- Đối vận cạnh tranh: chiếm chỗ gắn của đồng vận => không đáp ứng
- Đối vận không cạnh tranh: gắn chỗ khác nhưng kiểu bất hoạt => không đáp ứng

4. Tương tác cùng thụ thể


• Orthosteric interaction: các chất khác nhau tương tác trên cùng vị trí. Vd: đối vận cạnh tranh
• Allosteric interaction: tương tác khác vị trí. Vd: đối vận không cạnh tranh; điều hòa enzyme
(làm bền cấu trúc active/ inactive)
5. Phân loại: (chỉ học 4 loại nhưng thật sự là 6)

a) Thụ thể màng: tác động trực tiếp lên protein có sẵn
• Ligand gated receptor – thụ thể hướng ion: lock and key model
AMPA/
GAB Glyci Ka
AA ne ina
Nicotinic P2X
Recep Recep te/
Receptor N (Purinoreceptor)
to to
r r M
DA
Gluta
Acetylcho GAB Glyci
Ligand ma Purine
line A ne
te
Na+, Na+ và, hoặc
Ion channel Na+ Cl- Cl-
K+ Ca2+
Số tiểu đơn vị 5 4 3
Số protein bậc 2
(xoắn ∝) xuyên 4 2
màng/ tiểu đơn vị
Xoắn ∝ M1, M2, M3, M4 M1, M2

- Receptor NMDA (N-methyl-D-aspartate receptor) và AMPA


(The α-amino-3-hydroxy-5-methyl-4-isoxazolepropionic acid receptor) là 2 thụ thể chính
hoạt hóa bởi glutamate. Mỗi thụ thể có những thuộc tính sinh lý khác nhau và thường cùng
tồn tại trong 1 synapse.
Vd: vùng CA1 của hồi hải mã – liên quan đến trí nhớ. Mặc dù cả 2 loại thụ thể đều cho phép Na+
và K+ đi qua, khi có lượng nhỏ glutamate đc tiết ra, thường chỉ có AMPAr được hoạt hóa, dẫn
tới khử cực nhẹ. Khi chưa được hoạt hóa hoặc khi lượng glutamate ít, NMDAr có ion Mg2+ án
ngữ giữa lòng kênh => ion Na+, K+ cùng dấu bị đẩy ra, không qua được. Khi lượng glutamate
đủ lớn -> AMPA khử cực mạnh -> trong màng TB dương hơn -> Mg2+ cùng dấu bị đẩy ra,
không còn án ngữ NMDA được nữa => Na+ tràn vào, làm tăng thêm sự khử cực. Đồng thời, 1
lượng lớn Ca2+ cũng tràn vào theo.
Mà Ca2+ là phân tử tín hiệu thứ 2 quan trọng, hoạt hóa nhiều con đường tín hiệu nội bào. Vd:
Ca2+ gắn với calmodulin (CAM) tạo nên phức hợp hoạt hóa nhiều protein kinase
(calcilum/calmodulin-dependent protein kinase hoặc CAM kinase). Trong đó có CAMKII ảnh
hưởng AMPAr theo 2 cách: a) gắn nhóm phosphate vào mặt trong AMPA, làm mở lòng kênh
nhiều hơn => tăng sự khử cực; b) đưa AMPA dự trữ trong TB chất lên màng TB -> tăng số
kênh => tăng sự khử cực. Ca2+ còn có thể làm tăng giải phóng glutamate từ sợi trục trước
synapse
- GABAA receptor: chỗ tác động của tất cả các thuốc ức chế thần kinh (thuốc mê, an thần,
rượu,...)

Giữa α1 và β2 là chỗ gắn của GABA, giữa α1 và γ2 là chỗ gắn của BZD (thuốc ngủ, an thần,…)
GABA hoạt hóa cho CL- đi qua, BZD ức chế => tác dụng an thần. Thuốc an thần không gọi là
chất ức chế GABAAr mà gọi là GABAA receptor allosteric modulation (chất điều biến thụ thể
GABAA vị trí khác).
=> Bất kì thay đổi nào trong các tiểu đơn vị của GABAr sẽ thay đổi sự gắn của các chất trên. VD:
Đột biến không có chỗ gắn BZD => hoàn toàn không bị tác dụng của thuốc an thần.

• Thụ thể hướng chuyển hóa, còn gọi là thụ thể kếp hợp protein G (G-protein receptor)
- Gắn phân tử tín hiệu -> Tiểu đơn vị α loại bỏ GDP, gắn GTP -> giải phóng tiểu đơn vị β và
γ -> Tiểu đơn vị α hoặc tiểu đơn vị β và γ hoạt hóa các effectors cho các đáp ứng nội bào
-> GTP bị thủy phân thành GDP, tiểu đơn vị β và γ lại quay về gắn với tiểu đơn vị α trên
protein G.
- Nhóm lớn nhất vì: Nhiều lộ trình đáp ứng + nhiều loại protein G với nhiều phối tử khác
nhau + có thể tạo thành dị nguyên (dimers) + nhiều họ
- Hiện tượng khử nhạy cảm (desensitization) và down regulation: Protein G đưa ngược vào
trong lòng TB, các chất gắn đáp ứng được tách ra để tái sử dụng hoặc thoái giáng,… còn
protein G lên lại màng TB (nếu thụ thể còn mới) hoặc cũng thoái giáng luôn (nếu thụ thể đã
cũ)
Vd1: Morphine có thụ thể GPRC cho
Tiểu đơn vị α hoạt hóa kênh K+, đưa K+ ra ngoài (gây quá phân cực)
Tiểu đơn vị β/γ ức chế kênh Ca2+, không cho Ca2+ từ ngoài vào (không thể khử
cực)
=> Ức chế sự đau
Vd2: Tiểu đơn vị α/ GTP hoạt hóa PLC (phospholipase C), PLC chuyển PIP2 (Phosphatidylinositol
biphosphate - một loại phospholipid trong màng tế bào) thành IP3 (inositol triphosphate) và
DAG (diacylglycerol) là 2 chất truyền tín hiệu vô cùng quan trọng. Ví dụ: IP3 là ligand mở
kênh giải phóng Ca2+ từ lưới nội bào, Ca2+ từ đó tiếp tục tham gia vào các quá trình sau.
Vd3: Bên trong TB que có các đĩa. Trên màng các đĩa này chứa thụ thể rhodopsin có ligand là
vitamin A ở dạng all trans retinal. Không có ánh sáng, kênh Na+ trên màng TB que mở do gắn
với 2 ptử cGMP + vit A ở dạng 11-cis-retinal. Khi có kích thích ánh sáng, photon đổi cấu hình
cis của vit A trên thụ thể rhodopsin thành trans -> vit A gắn thụ thể rhodopsin làm hoạt hóa
protein G -> Tiểu đơn vị α/ GTP hoạt hóa men phosphodiesterase, men này biến 4000 cGMP
thành GMP trong 1 giây -> Một số lượng lớn kênh Na+ đóng, màng tế bào phân cực (âm hơn)
-> đáp ứng giải phóng neurotransmitter (ngược với bình thường, bth kích thích là khử cực tạo
đáp ứng là điện thế động). Quá trình này có tần số 24-26 chu kì/ giây.
• Enzyme linked receptor (thụ thể tyrosine kinase)
- 1 đơn nguyên nhận signal molecule -> hoạt hóa thu hút 1 đơn nguyên còn lại tạo dimers.
- Dimers dùng ATP phosphoryl hóa chính nó -> bắt đầu lộ trình tín hiệu nội bào
VD1: T helper cell tiết cytokine (vd: Transforming Growth Factor-B or TGF-B) để hoạt hóa
tyrosine kinase trên TB lympho B -> kích hoạt con đường tín hiệu nội bào => tạo mRNA
mã hóa kháng thể
VD2: Dimers hoạt hóa G-protein called RAS (bỏ GDP gắn GTP) -> RAS hoạt hóa RAF ->
RAF phosphoryl và hoạt hóa MEK thành MEK-P -> MEK-P phosphoryl và hoạt hóa MAP
kinase -> Activated Mitogen-activated protein (MAP) kinasescó thể đi vào nhân TB và kích
thích cell division -> Sau tgian ngắn, GTP thủy phân về lại GDP -> RAS bất hoạt.
RAS đột biến -> khổng thể thủy phân GTP - gắn vĩnh cửu => kích thích cell division liên tục ->
ung thư
a) Thụ thể nội bào:
- Thụ thể trong bào tương (Thụ thể của Steroid hormones)
VD: Aldosteron dễ dàng đi qua màng tế bào, gắn với thụ thể của nó trong bào tương rồi đi vào
nhân TB tạo transcription factor phiên mã mRNA kênh Na+ biểu mô trên ống thận (giúp tái
hấp thu Na+).
- Thụ thể nhân (Thụ thể của thyroid hormone)
VD: T3, T4 từ máu vào TB được chuyển hết thành T3 -> T3 mới có thể qua được màng nhân
vào nhân -> Gắn thụ thể trong nhân tạo transcription factor.

2. Điều chỉnh mật độ thụ thể


• Upregulation: thụ thể tổng hợp từ bộ golgi dự trữ mong TB đc đưa lên màng -> tăng thụ thể ->
tăng đáp ứng hoạt động trước signal mocule
• Downregulation: Thụ thể trên màng dưa vào lại TB -> Thụ thể mới thì dự trữ, thụ thể cũ thì
hủy luôn => giảm thụ thể trên màng.
VD: Norepinephrine gắn với B2 receptor (GPRC) -> Tiểu đơn vị β/γ hoạt hóa GRK -> GRK dùng
ATP phosphoryl lại B2 receptor -> B2r giải phóng NE, gắn Arrestin -> Arrestin kéo B2r vào
bên trong tế bào.

3. Lộ trình tín hiệu

• Tín hiệu thứ cấp: cAMP, Ca2+ từ lưới nội bào


• Khuếch đại tín hiệu
VD: Phase 1: Epinephrine gắn với receptor làm hoạt hóa receptor
Phase 2: Receptor hoạt hóa G-protein, giải phóng subunit α gắn với enzyme adenylyn cyclase.
Ngay khi giải phóng proG, receptor thả epinephrine và trở về trạng thái bất hoạt. Enzyme
adenylyn cyclase đã hoạt hóa biến ATP thành cAMP. Sau 1 khoảng nhất định subunit lại thủy
phân GTP về GDP rồi gắn proG về dạng bất hoạt.
4 cAMP gắn với cAMP-dependent protein kinase, tách nó ra thành tiểu đơn vị điều hòa (gắn
cAMP) và tiểu đơn vị xúc tác. Tiểu đơn vị xúc tác hoạt hóa men phosphorylase kinase. Men
này tiếp tục hoạt hóa glycogen phosphorylase
Phase 3: Glycogen phosphorylase cắt đứt chuỗi glycogen thành các phân tử glucose-1-phosphate.
Các phân tử này sau đó được cắt bỏ gốc phosphate bởi 1 men khác (chỉ có ở gan) trở thành
glucose tự do rồi giải phóng ra khỏi TB.

Liên lạc tế bào

• Với tất cả TB có chức năng chế tiết, sự phóng thích chất tiết chỉ xảy ra khi có nồng độ Ca2+
trong bào tương gia tặng. Ca2+ có thể có nguồn gốc ngoại bào hay nội bào.
Vd: glucose uptake -> tạo ATP -> ATP ức chế kênh K+ -> K+ không ra ngoài được, màng trong
dương hơn -> khử cực -> mở kênh Ca2+ cổng điện thế => Ca2+ tràn vào và làm các bóng chế
tiết insulin.
Ca2+ giải phóng các neuro transmitter tiền synapse -> các neuro transmitter có thể đến thụ thể sau
synapse, thụ thể tiền synapse, tái hấp thu hoặc phân hủy.
• Một cơ quan có nhiều phương thức vận chuyển đan xem đồng hành cùng nhau
Vd: Hang vị dạ dày có tế bào G; đáy vị và thân vị có TB ECL và TB thành. Khi có thức ăn, thức ăn
làm tăng pH -> giảm tính acid => pH cao kích thích TB G giải phóng Gastrin vào tuần hoàn:
nội tiết -> Gastrine đi lên kích thích TB ECL giải phóng Histamine -> Histamine tác động lên
TB thành xen với nó: cận tiết -> TB thành tiết HCl – acid dạ dày.
Vd2: Pha hoạt hóa: Đại thực bào có chứa protein MHC II. Khi xảy ra hiện tượng thực bào dị
nguyên (A), bóng thực bào hòa với lysosome chứa các men tiêu hóa dị nguyên -> bóng
lysosome chứa xác dị nguyên tiếp tục hòa với protein MHC II trong bào tương -> đẩy MCH II
có gắn 1 phần dị nguyên lên màng tế bào: trình diện dị nguyên -> Thụ thể trên T helper cell nối
với MCH II có gắn dị nguyên làm đại thực bào tiết cytokines (Ileukin 1) tác động lên T helper
cell: tiếp tiết -> T helper cell đc hoạt hóa tiếp tục tự tiết cytokines và ghi nhớ dị nguyên này.
Pha đáp ứng: TB lympho B có thụ IgM cho dị nguyên A trên màng và protein MCH II. Khi gắn
vào dị nguyên A gây thực bào và tiêu hóa cx xảy ra quá trình trình diện dị nguyên nhờ MCH II
-> T helper cell đã ghi nhớ dị nguyên A thực hiện liên kết thụ thể với MCH II -> tiết cytokines
(tiếp tiết) tác kích TB B làm nó tăng sinh nhiều lên, biệt hóa thành memory cell hoặc antibody
secreting plasma cell có lưới nội chất phát triển. Plasma cell tiết kháng thể có cấu trúc tương tự
như thụ thể IgM -> nhận diện, gắn và bất hoạt dị nguyên A.
• Phân tử tín hiệu: chất hóa học
Vd: Bất kì độc tố nào cũng gồm 2 phần A và B. Phần B là phần có thể gắn với receptor. Sau khi
gắn -> độc tố A-B nhập bào -> dưới tác động của pH thấp (ion H+) tràn vào bóng nhập bào,
phần A và B tách ra -> phần B được trả về màng tế bào rồi tháo thụ thể, phần A ở lại trong lòng
bào tương => gây độc.
• Bất kì phân tử tín hiệu -> thụ thể nào cũng
kích thích hoặc ức chế đáp ứng tức thời (không
liên quan đến bộ gene – non genomic pathway) và
đáp ứng lâu dài (genomic pathway).

Cơ và dược lý học
1. Phân loại cơ theo quan điểm dược lý học
a) Ý thức: cơ bắp – skeletal muscle: sợi
b) Vô ý thức
• Cơ trơn - smooth muscle: sợi
- Cơ trơn mạch máu
- Cơ trơn phế quản
- Cơ trơn tiêu hóa
- Cơ trơn quanh tuyến
- Cơ trơn tiết xuất (bộ máy kề quản cầu – tiết renin do cơ trơn biệt hóa thành TB tuyến)
• Cơ tim – cardiac muscle: cộng bào

2. Dưỡng chất tạo năng lượng ở cơ bắp và cơ tim


• Cơ bắp sử dụng glucose.
• Cơ tim sử dụng trên 80% acid béo (palmitic) -> acid béo tốt, no
• Cơ bắp/ vân tạo ATP trong điều kiện yếm khí.
• Cơ tim không tạo được ATP trong điều kiện yếm khí.

3. Cơ tim
• Có giai đoạn bình nguyên => Kênh Ca2+ type L
• Biểu hiện thụ thể adrenergic (thụ thể β) và kênh Ca2+ loại L ở cơ tim
- Thụ thể β1 liên kết pro-G hoạt hóa enzyme adenylin cyclase tạo cAMP -> cAMP gắn và
hoạt hóa protein kinase (PK) -> cAMP-PK phosphoryl kênh Ca2+ loại L làm mở kênh ->
Ca2+ tràn vào, kích hoạt thụ thể Ryannodine trên sarcoplasmic reticulum (SR - lưới nội
chất trơn của tế bào cơ) -> giải phóng Ca2+ từ SR vào TB, tham gia vào sự co cơ. Cuối co
cơ, cAMP-PK phosphoryl và hoạt hóa PLN (phospholamban) - phức hơp mở bơm SERCA.
Ca2+ dùng xong trả về TB và được đưa ngược lại SR qua bơm SERCA.
- cAMP vừa tham gia vào quá trình co cơ vừa tham gia vào dãn cơ!
• Cơ chế trên chỉ có ở cơ trơn hoặc cơ tim, cơ bắp có với tỉ lệ rất nhỏ và không dễ tiếp cận =>
các thuốc ức chế kênh Ca2+ (CCB – Calcium channel blocker: Nifedipine, Verapamil,
Diltiazem) và thuốc ức chế thụ thể β (BRB - Beta receptor blocker) không có tác dụng trên cơ
bắp.

4. Cơ trơn
• Không có kênh Na+
• Viết tắt: thụ thể β2 của (nor)adrenaline, thụ thể D1 của Dopamine, thụ thể AT1 của
Angiotensin II, thụ thể ∝1 của noradrenaline, kênh Ca2+ phụ thuộc nồng độ Ca2+ SR – chỉ
có trên cơ trơn (SOC-storage open channel), Myosin light chain kinase (MLCK)
• IP3-R tương đương với thụ thể Ryannodine.
• Ca2+ ra khỏi SR kích thích SCC mở cho Ca2+ tràn vô. Còn lại quá trình như hình.

5. Sự co cơ (đọc thêm sách sinh lý/ 473)


a) Cơ bắp
• Ca2+ từ SR gắn với troponin trên sợi actin, làm bộc lộ binding site với đầu myosin trên sợi
actin
• Đầu myosin bình thường có gắn ATP -> ATP thủy phân thành ADP + Pi cho chép đầu myosin
gắn với binding site trên actin với góc gắn 90o -> ADP+Pi thoát ra khỏi đầu myosin làm bẻ đầu
myosin, góc gắn còn 45o => sợi actin trượt đi -> Nếu không có ATP, đầu myosin sẽ dính vậy
luôn gây nên hiện tượng co cơ. Mặt khác, ATP gắn vô đầu myo tách đầu myo ra khỏi sợi actin
để bắt đầu 1 chu trình mới.
• Một thế thống liên tục => co là co hết
a) Cơ trơn
• Ca2+ từ SR gắn vào calmodulin hoạt hóa MLCK -> MLCK dùng Pi từ ATP phosphoryl và hoạt
hóa đầu myosin -> myosin được kích hoạt tạo cầu nối với actin -> trượt => co cơ.
• Hệ thống cơ trơn kông phải 1 hệ thống liên tục mà được phân ra thành các mảng cục bộ => có
thể co cục bộ
• Các yếu tố gây giãn cơ trơn: Giảm ca2+; mở kênh K+, K+ ra ngoài ồ ạt, bên trong trở nên âm
hơn -> quá phân cực => không thể tạo điện thế động; cAMP và cGMP ở thể hang ức chế
MLCK

Thuốc tác động lên hệ thần kinh tự động


1. Hệ thần kinh tự động (Autonomic Nervous System)
• Điều khiển: các tuyến, cơ trơn, cơ tim
• Bình thường, 2 phân hệ này cân bằng nhau
Trực giao cảm Đối giao cảm
Sympathetic – SNS Parasympathetic – PSNS
Các cơ chế hoạt động fight or Trạng thái nghỉ ngơi rest or
flight digest
Đồng tử Giãn
Tim Tăng co bóp cơ tim Ngược lại
Phổi Tăng tần số hô hấp
Cơ trơn phế
Giãn
quản
Gan Phóng thích glucose từ glycogen
Đường tiêu hóa Giảm hoạt động
Bàng quang Giảm hoạt động
Mạch máu Co -
Tuyến mồ hôi Tiết -
Thành phần cấu tạo
Sợi trước hạch Chất xám sừng bên tủy gai Chất xám thân não và tủy
T1-T12 cùng
Hạch giao cảm Chuỗi hạch trực giao cảm cạnh
tủy sống (Sympathetic chain of
ganglia) Ngay trên cơ quan
Mạng thần kinh plexus tạo nên
collateral ganglia
Sợi sau hạch Dài, nhiều, 1 trước : 20 sau Ngắn, ít, trước 1 : sau 4
Đặc biệt: Sợi sau hạch thoái hóa,
Tuyến thượng chất tiết từ sợi sau hạch ko vào cơ
-
thận quan nào (signal mocule) mà vào máu
(hormone): tiết NE và E
Neurotransmitter
Ach – thụ thể muscarinic (phân
Sợi trước hạch: biệt với thụ thể nicotin ở cơ do TK Ach
somatic chi phối)
Sợi sau hạch NE Ach

2. Sự khác biệt giữa hệ thần kinh bản thể Somatic Nervouse System (chi phối cơ bắp) và hệ
thần kinh tự chủ
• Sợi somatic không có hạch trung gian, từ tủy sống tới cơ bắp luôn.
Ach: Acetylcholine NE: Norepinephrine
M: Muscarinic receptor D: Dopamine
N: Nicotinic receptor

3. Thuốc - thần kinh – thụ thể


• Ức chế thần kinh: nguyên lí: mở kênh Cl- vào và K+ ra => không thể tạo ra điện thế động
• Cơ tim: kích thích đối giao cảm: Ach -> thụ thể M -> mở kênh K+ => không thể tạo điện thế
động
• Cơ tim: kích thích giao cảm: NE -> thụ thể β -> mở kênh Ca2+ nhanh và lâu hơn => tim bóp
mạnh hơn

4. Thụ thể hướng chuyển hóa của hệ thần kinh tự động

- Gs: stimulation
- Gi: inhibition
- Gq
• Thụ thể Dopamine: D1, D5 kích thích; D2, D3, D4 ức chế
5. Catecholamine nội sinh. Bao gồm: dopamine, epinephrine, norepinephrine

You might also like