You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG CUỐI KỲ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ HỆ THẦN KINH

Câu 1. Vẽ hình, chú thích đầy đủ một tế bào thần kinh vận động điển hình. Hãy chứng minh sự phù hợp
giữa cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh đó.
1.1. Vẽ hình:
1.2. Chứng minh sự phù hợp:
- Sợi trục được myelin hóa => Giúp tăng độ dẫn truyền thần kinh => Tăng tốc độ dẫn truyền xung thần kinh =>
Truyền đạt và xử lý thông tin tốt hơn.
- Sợi nhánh nhiều và tỏa ra các hướng => Tiếp nhận nhiều xung thần kinh một lúc và tạo ra nhiều các kết nối giữa
các xynap.
- Đồi axon không có bao myelin => Nhạy cảm với các xung thần kinh dù ở ngưỡng thấp.
- Tận cùng sợi trục có nhiều sợi nhánh => truyền thông tin/ xung thần kinh nhiều và giúp kiểm soát tốt hơn =>
Giúp TBTK kiểm soát cơ thể được tốt hơn, giúp nhận - xử lí - đáp lại thông tin nhanh và linh hoạt hơn.
Câu 2. Hãy tóm lược các cấp độ phát triển của hệ thần kinh ở các loài sinh vật. Qua đó, em hãy rút ra nhận
xét về xu hướng phát triển, tiến hóa của hệ thần kinh.
2.1. Các cấp độ phát triển: Có 3 loại hệ thần kinh gồm: dạng lưới, hạch và ống (ống có não và không có não).
- Hệ thần kinh dạng lưới có ở các ngành ruột khoang như thủy tức, sứa.
 Các tế bào thần kinh có dàn trải ở khắp trên bề mặt cơ thể, liên kết với nhau giống cái lưới.
 Khi có kích thích, cả cơ thể sẽ phản ứng lại => Kịp thời nhưng không chính xác và tốn nhiều năng lượng.
- Hệ thần kinh dạng hạch có ở côn trùng, ong, cánh cứng.
 Các TBTK tập trung thành từng cụm, nằm ở lưng/bụng con vật. Các hạch liên kết với nhau bằng cơ thể có
phản ứng định khu nhưng chưa thực sự chính xác. Mỗi hạch là một trung tâm điều khiển hoạt động ở một
vùng xác định => Kích thích vùng nào, phản ứng vùng đó => Tiết kiệm năng lượng.
 Hạch não là hạch to nhất => tiếp nhận kích thích từ các giác quan và điển khiển các hoạt động phức tạp.
- Hệ thần kinh dạng ống có nguồn gốc từ lá phôi ngoài, có ở ếch, thú, cá lưỡng tiêm, chim, người.
 Căn cứ theo cấu trúc gồm HTK trung ương (não - trong hộp sọ và tủy sống - trong xương sống) và HTK
ngoại biên (dây thần kinh và hạch thần kinh)
 HTK trung ương liên kết với cơ quan tiếp nhận kích thích và cơ quan phản ứng (trong và ngoài cơ thể)
nhờ các dây thần kinh. Càng tiến hóa, não càng hoàn thiện và chuyên biệt hóa từng phần. Số lượng TBTK
lớn. => Tiếp nhận, xử lí thông tin hiệu quả.
 Căn cứ theo chức năng thì gồm HTK vận động và HTK sinh dưỡng.
 HTK vận động điều khiển hoạt động có ý thức và các cơ vân.
 HTK sinh dưỡng điều khiển hoạt động cơ trơn trong nội quan, không ý thức.
=> HTK dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ (có phản xạ không điều kiện lẫn phản xạ có điều kiện).
2.2. Nhận xét chiều hướng tiến hóa:
 Từ đối xứng toả tròn → đối xứng 2 bên.
 Số lượng TBTK ngày càng nhiều, phân bố ngày càng tập trung, mức độ chuyên hoá ngày càng cao.
 Tế bào thần kinh ngày càng phân bố tập trung ở đầu làm não phát triển.
Câu 3. Hãy kể tên và chức năng chính của mỗi loại tế bào thần kinh đệm
- Có 5 loại TBTK đệm chính gồm TB sao (Astroglial cell - Astrocyte), TB nghèo nhánh (Oligodendroglial cell),
TB Schwann (Schwann cells), Microglial cell, TB màng nội tủy (Ependymal cells).
+ Tế bào sao Astrocyte:
 Bám vào mạch máu não, sự vận chuyển vật chất giữa máu và neuron tạo hàng rào mạch máu não.
 Nuôi dưỡng và nâng đỡ neuron.
 Hình thành và duy trì các synap trong CNS
+ Tế bào nghèo nhánh:
 Tham gia tạo bao myelin (1 tế bào tạo nhiều bao myelin).
 Thu giữ và chứa chất dẫn truyền thần kinh.
 Làm trướng ngại không gian giữa các tế bào, giúp cách ly các sợi trục thần kinh của não và tủy sống.
+ Tế bào Schwann: Tham gia tạo bao myelin (1 tế bào tạo 1 bao myelin).
+ Tế bào Microglial:
 Có thể không có nguồn gốc thần kinh, đi lại tốt trong não => Có thể có nguồn gốc từ não.
 Thân < hơn các loại glia khác, nhưng có số lượng >, có thể cơ động trong não và tăng lên khi não bị
thương.
+ Tế bào màng nội tủy:
 Tế bào lát bên trong các não thất.
 Tham gia vào vai trò duy trì thông suốt quá trình lưu chuyển vật chất trong hệ thống thần kinh.
Câu 4. Trình bày nguyên nhân và cơ chế hình thành điện thế nghỉ.
4.1. Nguyên nhân hình thành:
+ Có sự chênh lệch nồng độ ion giữa trong và ngoài màng tế bào.
+ Trên màng tế bào có kênh hở.
4.2. Cơ chế hình thành:
+ Ở điều kiện bình thường, ion K+ rò rỉ từ trong ra ngoài qua kênh hở (do nồng độ K+ bên trong lớn hơn bên
ngoài).
+ Khi các ion K+ bên ngoài bị rò rỉ, bên ngoài là dương và bên trong là âm. Hai bên hút nhau và tạo nên sự phân
cực của màng tế bào.
+ Chênh lệch điện thế nghỉ từ -60mV đến -80mV.
+ Trong 1 số trường hợp, bơm Na+/K+ sẽ hoạt động, bơm 3Na+ ra ngoài và 2K+ vào trong để duy trì điện thế
nghỉ.
Câu 5. Trình bày nguyên nhân và cơ chế hình thành điện thế hoạt động.
5.1. Nguyên nhân hình thành:
+ Màng tế bào có khả năng thay đổi tính thấm với ion Na+.
+ Cần có một kích thích để mở kênh Na+: Cần điện thế khoảng -50mV để mở kênh đóng/mở bởi điện thế hoặc
các chất dẫn truyền thần kinh để mở kênh/đóng mở bởi chất gắn.
5.2. Cơ chế hình thành:
+ Khi có một kích thích mở kênh Na+, Na+ đi ồ ạt từ ngoài vào trong => Bên trong TB thay đổi điện thế, từ âm
thành trung hòa rồi thành dương. Khi bên trong tích điện dương khoảng +30mV thì sẽ xuất hiện điện thế hoạt
động.
+ Sau khi xuất hiện điện thế hoạt động, kênh Na+ dần đóng, K+ mở, lúc này, K+ đi vào và đẩy Na+ đi ra. Điện
tích từ +30mV sẽ trở về trung hòa rồi trở về điện thế nghỉ.
Câu 6. Xung thần kinh (điện thế hoạt động) được dẫn truyền trên dây thần kinh như thế nào? Ưu điểm của
quá trình truyền xung thần kinh trên dây được myelin hóa là gì? Vì sao?
6.1. Cách dẫn truyền trên xung thần kinh:
+ Khi có một kích thích có độ lớn phù hợp, làm tăng điện thế màng tới một giá trị ngưỡng, khoảng -55mV, sẽ bắt
đầu pha đảo cực.
+ Lúc này, điện thế hoạt động sẽ di chuyển theo hai hướng đối ngược nhau. Đối với những dây thần kinh không
được myelin hóa, xung thần kinh sẽ di chuyển sang điểm có kênh Na+ liền kề. Đối với dây thần kinh được myelin
hóa, xung thần kinh sẽ di chuyển theo kiểu nhảy cóc, bỏ qua những nơi có bao myelin.
+ Do quy luật tất cả hoặc không có gì, điện thế hoạt động sẽ kích thích kênh Na+ mở ra để tạo nên điện thế hoạt
động tiếp theo rồi tiếp tục truyền đi.
+ Khi di chuyển, xung thần kinh sẽ di chuyển theo hai chiều ngược nhau trên dây thần kinh.
+ Ngoài ra, để có thể dẫn truyền được trên dây thần kinh thì DTK cần đảm bảo sự toàn vẹn về cấu trúc.
6.2. Ưu điểm của truyền xung trên dây thần kinh: Nhanh và tiết kiệm năng lượng.
+ Nhanh do bỏ qua những phần ở bao myelin.
+ Tiết kiệm năng lượng do ít dùng bơm Na+/K+ và ít đi nhiều.
Câu 7. Vẽ và chú thích một synap hóa học. Quá trình dẫn truyền xung thần kinh qua synap hóa học được
diễn ra như thế nào? So sánh quá trình dẫn truyền xung qua synap và trên dây thần kinh.
7.1. Vẽ và chú thích:

7.2 Quá trình dẫn truyền xung thần kinh ở khe synap:
- Khi có các kích thích mở kênh Ca++ ra, Ca++ đi vào, khiến cho túi chứa chất DTTK đi tới màng trước và hòa
với màng trước => Giải phóng chất dẫn truyền thần kinh => Có một lượng chất DTTK đi vào thụ cảm thể ở màng
sau, mở ra thụ cảm thể.
- Khi thụ cảm thể là kênh Na+ hoặc Ca++ mở ra sẽ khiến cho điện thế màng bị trung hòa, đảo cực và tạo nên điện
thế hưng phấn sau synap. Xung thần kinh được truyền từ màng trước tới màng sau.
- Khi thụ cảm thể mở ra là kênh Cl- hoặc kênh K+ thì sẽ khiến cho màng tế bào bị tăng phân cực => Xuất hiện
điện thế ức chế trước synap => Xung thần kinh không dẫn truyền tiếp được.
7.3 So sánh:
Trên dây thần kinh Trên synap
Giống nhau - Nếu bị tổn thương sẽ không thể truyền được
- Đều cần kích thích để mở kênh đóng mở
Khác nhau
Kênh dẫn truyền - Kênh đóng mở bởi điện thế. Ion đi qua là - Kênh đóng mở bởi chất gắn, ion đi qua
Na+ là Na+, K+, Cl-, Ca++
- Luôn truyền xung đi tiếp - Nếu kênh Na+ và Ca++ mở ra thì xung
thần kinh truyền tiếp.
- Nếu K+ đia ra, Cl- đi vào thì xung TK
không thể truyền được.
Hướng dẫn truyền - Truyền XTK 2 hướng đối ngược. - Truyền XTK theo hướng từ màng trước
- Dây thần kinh nào sẽ truyền trong dây TK (tận cùng sợi trục) ra màng sau (sợi
đó. nhánh).
- Truyền từ TBTK này sang nhiều TBTK
khác.
Quy luật Tất cả hoặc không có gì. Sự tập cộng hưng phấn.
Câu 8. Cho ví dụ minh họa cơ thể con người là một hệ thống mở và có khả năng tự điều chỉnh
Cơ thể người là một hệ thống mở:
+ Ăn/tiêu hóa: Hấp thụ thức ăn, thực phẩm, chất dinh dưỡng.
+ Bài tiết/đẩy ra: Đại tiện, thải phân: Khi ăn chất xơ, nó sẽ vào cơ thể và kéo theo chất thải ra bên ngoài. Khi phân
không thải ra được thì nó sẽ quay trở về ruột xích ma. Lúc này, nước liên tục được tái hấp thu, kể cả chất độc.
Con người hấp thụ thức ăn, biến thức ăn thành năng lượng và đẩy chất độc ra.
Cơ thể người có khả năng tự điều chỉnh:
Ví dụ 1: Mắt nheo lại khi trời sáng và mắt căng khi trời tối.
+ Khi ngoài trời quá sáng, mắt không thích ứng kịp thì cơ thể sẽ tự động điều chỉnh mắt nheo lại để giảm lượng
ánh sáng chiếu vào mắt. Khi quen dần thì mắt sẽ không nheo nữa mà trở về bình thường.
+ Khi trời tối, không đủ ánh sáng nên mắt mở to ra. Lúc sau, khi quen hơi một chút thì mắt sẽ đỡ căng.
Ví dụ 2: Khi lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao, cơ thể sẽ tiết ra insulin, biến glucose thành glycogen, tích
trữ ở gan.
Câu 9. Vẽ hình minh họa sự xuất hiện của một điện thế hoạt động. Làm rõ các pha trong hình vẽ (tên, sự
kiện chính, tác dụng)

- Pha 1: Pha khử cực: Kênh Na+ mở, Na+ ồ ạt đi vào trung hòa điện tích âm trong màng tế bào và khiến cho bên
trong màng đảo cực thành dương. Xuất hiện điện thế hoạt động.
- Pha 2: Pha tái cực: Kênh Na+ đóng, kênh K+ mở, K+ đi vào đẩy Na+ ra và khiến cho tế bào trung hòa rồi đảo
cực lại lần nữa.
- Pha 3: Bơm Na+/K+ hoạt động, bơm 3Na+ từ trong ra ngoài và 2K+ từ ngoài vào trong để khiến cho trong
màng tế bào nhiều điện tích âm và ngoài màng tế bào nhiều điện tích dương => Tăng phân cực.
Câu 10. Phản xạ là gì? Trình bày các yếu tố và vai trò của mỗi yếu tố trong cung phản xạ.
10.1. Vòng phản xạ là sự kết hợp của một cung phản xạ với đường hướng tâm ngược.
- Phản xạ là sự phản ứng lại của cơ thể với các tác nhân kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh. Gồm
phản xạ không điều kiện (phản xạ bản năng) và phản xạ có điều kiện.
10.2. Các yếu tố của cung phản xạ:
+ Cơ quan tiếp nhận kích thích: Tiếp nhận kích thích từ môi trường và biến chúng thành xung thần kinh. Khả
năng hưng phấn của cơ quan tiếp nhận kích thích sẽ thay đổi theo trạng thái của cơ quan, hệ thần kinh hoặc cơ
thể. Có lúc rất nhạy cảm, cũng có lúc rất tệ.
+ Dây thần kinh hướng tâm: Truyền XTK lên trung khu thần kinh
+ Hệ thần kinh trung ương: Xử lý các tín hiệu kích thích từ môi trường và đưa ra cách thức đáp lại hiệu quả
+ Dây thần kinh li tâm: Truyền xung thần kinh từ trung ương đến cơ quan thực hiện nhiệm vụ.
+ Cơ quan thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện chỉ đạo của trung khu thần kinh
 Đường hướng tâm ngược là TBTK hướng tâm nằm trong cơ quan thực hiện, nó truyền tín hiệu về
HTKTW để có biết được tình hình của phản xạ để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. Nếu
phản xạ thực hiện đúng thực tế thì dừng.Nếu phản xạ không phù hợp thì sẽ điều chỉnh hành vi cho phù
hợp.
Câu 11. Quy trình thành lập phản xạ có điều kiện là gì? Liên hệ việc ứng dụng quy trình này (.) cuộc sống.
11.1. Quy trình thành lập phản xạ có điều kiện:
B1: Kích thích có điều kiện xuất hiện trước kích thích không điều kiện (không được lâu).
B2: Thực hiện nhiều lần.
B3: Kiểm soát tín hiệu lạ.
11.2. Ứng dụng vào trong cuộc sống (xem lại)
+ Khi bị nghiện ăn hay uống một thứ gì đó, có thể ăn món đó đến phát ngấy và tạo cảm giác khó chịu. Sau một
vài lần cảm thấy như thế, cứ mỗi khi nhìn thấy món ăn là lại không muốn ăn nữa, thậm chí gặp phải cảm giác khó
chịu.
Câu 12. Hãy tìm ví dụ thực tế về sự thành lập các phản xạ mới và ức chế các phản xã cũ không còn thích
hợp, chỉ rõ loại ức chế đã nêu. Ý nghĩa của sự kết hợp hai quá trình này trong thực tế.
12.1. Khái niệm: Ức chế phản xạ cũ không thích hợp gồm: Ức chế có điều kiện và ức chế không điều kiện.
+ Ức chế không điều kiện là ức chế bẩm sinh và không cần luyện tập. Gồm ức chế ngoài và ức chế trên giới hạn.
+ Ức chế phản xạ có điều kiện: Khi phản xạ không được củng cố, phản xạ sẽ mất dần.
 Ví dụ, trước đây, việc nấu ăn sau khi luyện tập sẽ trở thành kĩ năng nhưng để lâu sẽ không biết làm và
không căn chuẩn lượng thức ăn.
 Mẹ ru con ngủ và cho bú sẽ thành lập phản xạ có điều kiện. Nhưng sau một khoảng thời gian không ru con
ngủ, con sẽ trở nên khó ngủ hơn.
12.2. Ý nghĩa của sự kết hợp hai quá trình:
+ PXKĐK được hình thành ở trẻ mới sinh từ rất sớm .
+ Ức chế PXCĐK xảy ra nếu PXCĐK đó không thiết yếu đối với đời .sống
+ Sự hình thành và ức chế PXCĐK là 2 quy trình thuận nghịch, quan hệ mật thiết với nhau làm khung hình thích
nghi với điều kiện sống luôn biến hóa .
+ Ở người: Việc học tập, rèn luyện những thói quen, những tập quán tốt, nếp sống văn hoá chính là tác dụng của
sự hình thành và ức chế PXCĐK .
Câu 13. Trình bày cấu tạo một lát cắt ngang của tủy sống.

Cắt ngang tủy sống thấy có 3 phần gồm màng tủy sống bao bọc phía ngoài, phần chất trắng và chất xám; một lỗ
nhỏ là ống tủy sống.
- Màng tủy sống được bao bọc trong ba lớp màng: màng cứng -> Màng nhện (mỏng đàn hồi) -> Màng nuôi/màng
não tủy. Lớp màng nhện và lớp màng cứng có chức năng bảo vệ. Lớp màng nuôi dính chặt vào tủy sống có nhiệm
vụ nuôi dưỡng mô tủy sống.
- Chất xám nằm trong chất trắng, hình chữ H. Do thân và các tuy n gắn của TBTK tủy sống tạo nên. Ở chính giữa
có một ống rỗng không chứa dịch não tủy. Mỗi bên chất xám ở sừng trước, sừng sau, ở đoạn ngực có thêm phần
sừng bên. Sừng trước rộng, do các tế bào thần kinh vận động lớn tạo nên, sừng sau hẹp, do các TBTK cảm giác
tạo thành. Sừng giữa do các tế bào dinh dưỡng tạo thành. Giữa các TBTK cảm giác và TBTK vận động trong
chất xám có thể được kết nối bởi các TBTK trung gian nằm rải rác.
- Chất trắng, nằm bao quanh các chất xám, do các sợi trục của TBTK tủy tạo nên. Đường đi lên do các sợi trục
của TBTK cảm giác tạo thành. Đường đi xuống do các TBTK vận động tạo nên. Các sợi trục của TBTK trung
gian tạo thành các bó chất trắng nối các trung khu với nhau. Các sợi trục tạo thành chất trắng của tủy sống đều có
bao mielin bao bọc.
- Các dây thần kinh đi ra từ tủy sống đều là dây pha. Nửa bên phải tủy sống đóng vai trò sinh dưỡng với cơ thể.
Nửa bên trái đóng vai trò điều khiển cơ vân (trung ương phản xạ không điều kiện). Rễ trước là dây ly tâm, rễ sau
là dây ly tâm. Gần nơi hai dễ gặp nhau, dễ sau phình ra = hạch rễ.
Câu 14. Hãy trình bày các chức năng của tủy sống. Cho ví dụ minh họa
Tủy sống có chức năng chính gồm:
- Tiếp nhận và truyền thông tin từ đường thần kinh cảm giác (hướng tâm) đến cơ quan vận động.
- Trung gian giữa não bộ và các bộ phận của cơ thể.
- Tham gia thực hiện ba chức năng chủ yếu là chức năng phản xạ, chức năng dẫn truyền và chức năng dinh
dưỡng.
● Chức năng phản xạ
 Điều tiết mọi hoạt động của hệ tiết niệu - sinh dục, hô hấp, hoạt động tim mạch
 Tủy sống là trung tâm cấp thấp của vận động cơ toàn thân. Nó sẽ giúp thực hiện các phản xạ không điều
kiện một cách nhanh chóng. Tủy sống tham gia và thực hiện các phản xạ vận động phức tạp.
- Các phản xạ điển hình gồm
 Phản xạ da: xuất hiện khi kích thích lên gân
 Phản xạ gân: khi gõ lên gân bánh chè lúc ngồi trên ghế.
 Phản xạ trương lực cơ trương lực cơ: Nếu cắt đứt dây thần kinh vận động đùi thì cơ đùi sẽ mất trương lực,
cơ sẽ mềm nhũn.
● Chức năng dẫn truyền
 Do chất trắng đảm nhiệm
 Dẫn dắt cảm giác từ bên ngoài rồi phản xạ tủy sống -> đi lên não. Ví dụ, dẫn truyền cảm giác nóng lạnh
và đau khi cơ thể cảm nhận được.
 Đường dẫn truyền ngắn nối các đốt tủy sống với nhau
● Chức năng dinh dưỡng
 Được thực hiện bởi các nơron dinh dưỡng trong tuỷ sống chi phối và chịu sự điều khiển của một đoạn tuỷ.
Ví dụ, phản xạ bàng quang, phản xạ hậu môn, phản xạ vận mạch, phản xạ tiết mồ hôi.
Câu 15. Phân loại 12 đôi dây thần kinh sọ não. Hãy trình bày vai trò của các đôi dây thần kinh cảm giác.
- Dây thần kinh hướng tâm:
 Dây I: dây khứu giác, tổn thương sẽ mất mùi.
 Dây II: Dây thị giác.
 VIII (tiền đình, ốc tai): Nghe và thăng bằng.
- Dây thần kinh li tâm:
 III (vận nhãn): Vận động mi mắt, nhãn cầu. Phối hợp thực hiện phần lớn các chuyển động của mặt.
 IV (ròng rọc): Nhìn mắt xuống dưới, ra ngoài.
 VI (vận nhãn ngoài): đ.khiển cơ thẳng ngoài của mắt, làm mắt liếc ra ngoài.
 XI (dây phụ): đ.khiển cơ ức-đòn-chũm, cơ thang. Chồng chéo một số chức năng với dây X(dây lang
thang).
 XII (vận động lưỡi): đ.khiển cơ lưỡi. Quan trọng cho việc nuốt và nói.
- Dây thần kinh hỗn hợp:
 V (tam thoa/sinh ba): V.động đ.khiển cơ nhai, tiếp nhận cảm giác từ vùng mặt, niêm mạc mũi, miệng,
 VII (dây mặt): v.động đ.khiển tất cả các cơ mặt, tiết nước mắt, nướcbọt (dưới hàm, dưới lưỡi... ; nhận cảm
giác đặc biệt tuef ⅔ trước lưỡi.
 IX (lưỡi hầu): V.động đ.khiển tiết nước bọt (mang tai); cảm giác: 1/3sau lưỡi, cổ họng.
 X (mê tẩu): v.động đ.khiển cơ thắt cổ họng, toàn bộ cơ thanh quản,cơ trơn ống tiêu hóa, khí quản, phế
quản, một số mạch máu, tuyến tụy, dạ dày... Cảm giác: ống tiêu hóa, hầu, phổi, đường hô hấp, cơ tim…
Câu 16. Trình bày thí nghiệm “duỗi cứng mất não” ở động vật, từ đó hãy rút ra nhận xét về vai trò của
nhân đỏ và nhân tiền đình trong điều tiết trương lực cơ.
- Lát cắt một cắt giữa nhân đỏ phần còn lại trước của não giữa. Sau lát cắt 1: Trương lực cơ không thay đổi
- Lát cắt 2 sẽ cắt ở giữa nhân đỏ và nhân tiền đình. Sau lát cắt 2:Cát nhân đỏ, con thỏ duỗi cứng mất não. Đầu,
lưng, đuôi tứ chi con thỏ duỗi căng cứng, dù can thiệp thì nó vẫn sẽ trở về như cũ => trương lực cơ tăng
- Lát cắt 3 sẽ cắt giữa không gian nhân tiền đình và phần còn lại của hành não. Sau lát 3: Cắt nhân tiền đình, cơ
thể con thỏ mềm nhũn => trương lực cơ giảm=> nhân đỏ làm giảm trương lực cơ, nhân tiền đình tăng trương lực
cơ. Ở trạng thái bình thường, nhân đỏ và nhân tiền đình điều hòa và cân bằng.

Câu 17. Hãy nêu 3 dạng tổn thương tiểu não ở người và các rối loạn tương ứng.
- Tổn thương phía dưới thùy nhộng: rối loạn thăng bằng, không thể đứng, đi lại rất khó khăn, không có hiện tượng
sai tầm sai hướng
- Tổn thương phía trên thùy nhộng: đi loạng choạng, chân duỗi cứng, khó chuyển tư thế (nằm → ngồi, ngồi →
đứng)
- Tổn thương bán cầu tiểu não: giảm trương lực cơ, không thể đi theo 1 đường thẳng, vận động tùy ý mất chính
xác, sai tầm, saihướng
Câu 18. Trình bày những hiểu biết của em về vùng cảm giác thị giác, vùng trán ở vỏ não.
- Vùng thị giác ở vỏ não:
- Mặt trong thùy chẩm, ứng với các vùng 17,18,19 (Brodmann)
- Nhận xung từ thụ thể ở 2 mắt (50% cùng bên, 50% đối diện )- Tổn thương vùng 17 (cả 2 bên) → mù- Tổn
thương vùng 18 → mất trí nhớ thị giác
- Tổn thương vùng 19 → mất khả năng định hướng trong môi trường quen thuộc
- Vùng trán ở vỏ não- Là vùng phát triển cao nhất, gồm 2 phần: vùng trước trung tâm (vùng vận động và tiền vận
động) và vùng trán chính thức.
- Vùng trán chính thức 29% diện tích (chó 8,7, khỉ Rherus 12,4, Shimpanze 16,9%), liên hệ với nhiều vùng
(limbic, đồi thị, dưới đồi, thểlưới, nhân đỏ...)
- C.năng: so sánh, xử lý, tổng hợp các loại thông tin, tổ chức thực hiện tập tính thích nghi của động vật, các hoạt
động có ý thức của con người
- Tổn thương → mất khả năng lập kế hoạch, bàng quan với xung quanh, không lĩnh hội được kiến thức mới,
không có khả năng tư duytrừu tượng...
Câu 19. So sánh phân hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.
Hệ thần kinh giao cảm Hệ thần kinh phó giao cảm
Cấu tạo Nằm ở sừng bên tủy sống: N1 -> L2,3 - Ở nhân S’ của TK sọ III, VII, IX, X ở
thân não
- Ở các nhân S’ S2 -> S4
Phân bố Tuyến mồ hôi, cơ dựng lông và các mạch Tạng và các tuyến (trừ tuyến mồ hôi).
máu ở các chi, đầu, mặt và thành cơ thể.
Tốc độ dẫn truyền Chậm hơn vì các sợi trước hạch được bọc Nhanh hơn vì các sợi trước hạch được bọc
myelin ngắn hơn. bao myelin dài hơn.
Chức năng - Giãn đồng tử. - Co đồng tử.
- Giãn phế quản. - Co phế quản.
- Tim đập nhanh, mạnh. - Tim đập chậm, yếu
- Giảm tiết dịch. Ví dụ: Khi nghỉ ngơi, thư giãn.
Ví dụ: Khi chạy nhanh.
Câu 20. Thế nào là điều hòa ngược âm tính, dương tính. Nêu ví dụ minh họa
- Điều hòa ngược âm tính: Đưa những chỉ số cao bất thường trong cơ thể giảm thành bình thường.
Ví dụ: Khi nồng độ đường trong máu cao, cơ thể sẽ tiết ra insulin để biến glucose thành glycogen, tích tụ ở gan để
giảm nồng độ đường.
- Điều hòa ngược dương tính: Đưa những chỉ số trong cơ thể bị giảm trở về bình thường bằng cách tăng lên cho
phù hợp.
Ví dụ: Khi nồng độ Canxi trong khẩu phần ăn không đủ cho việc dẫn truyền thần kinh, cơ thể sẽ huy động Canxi
từ trong xương, răng,..

You might also like