You are on page 1of 4

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 – SINH HỌC 11

Câu 1. Nguyên nhân gây ra hướng động và cơ chế chung của hướng động.
Trả lời: + Nguyên nhân là do hooc môn auxin di chuyển từ phía bị kích thích đến phía không bị
kích thích do đó phía nồng độ auxin cao hơn, kích thích tế bào sinh trưởng mạnh hơn.
+ Cơ chế chung : do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại 2 phía của cơ quan ( thân,
rễ) do nồng độ khác nhau của auxin gây nên.
Câu 2. a.Giải thích hiện tượng tự vệ ở cây trinh nữ?
Trả lời: a. Hiện tượng tự vệ ở cây trinh nữ:
- Khi có kích thích chạm vào lá, các lá chét khép lại, cuống cụp xuống.
- Lá cụp xuống do thể gối ở cuống lá và gốc lá chét mất nước làm giảm sức trương. Nguyên nhân là
do K+ đi ra khỏi không bào làm giảm áp suất thẩm thấu gây mất nước
Câu 3. Giải thích vì sao quá trình vận động hướng động và vận động cảm ứng lại có sự khác
nhau về thời gian phản ứng với các yếu tố tác động của môi trường ?Cho ví dụ?
Trả lời - hướng động xảy ra chậm vì liên quan đến sự phân bố lại hàm lượng các chất điều hoà sinh
trưởng ở hai phía cơ quan ,cơ thể. Liên quan đến sự sinh trưởng tế bào hai phía bị tác động và không
bị tác động của yếu tố môi trường.
Ví dụ : tính hướng sáng
- ứng động :Xảy ra nhanh vì liên quan đến đồng hồ sinh học ,đến sức căng trương nước ở các tế bào
khớp gối .Những vận động này xảy ra theo nhịp sinh học và theo hoạt động của các bơm ion.
Ví dụ : Vận động ngủ của lá, cây bắt mồi,cây xấu hổ...
C©u 4. a. Ứng động là gì ? Trình bày các kiểu ứng động ?
Trả lời: a. - Ứng động là hình thức vận động của cây trước một tác nhân kích thích không định
hướng.
- Có 2 kiểu :
+ Ứng động không sinh trưởng : Là các vận động không có sự phân chia và lớn lên của tế bào của
cây, chỉ liên quan đến sức trương nước, xảy ra sự lan truyền kích thích, có phản ứng nhanh ở các
miền chuyên hóa của cơ quan.
+ Ứng động sinh trưởng : Là các vận liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây.
Thường là các vận động theo đồng hồ sinh học.
Câu 5. Phản xạ và cảm ứng có gì giống và khác nhau? Có phải ở tất cả các đối tượng động vật đều
có phản xạ không? Tại sao?
Trả lời:
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời lại kích thích của môi trường có sự tham gia của hệ thần
kinh
- Cảm ứng là phản ứng của cơ thể để trả lời lại kích thích. Như vậy phản xạ là một hình thức của
cảm ứng.
- Không phải tất cả các động vật đều có phản xạ vì ở động vật nguyên sinh chưa có hệ thần kinh, ở
một số dạng động vật khác có hình thức cảm ứng đơn giản, không đủ các khâu của phản xạ
Câu 6. Sự khác nhau giữa lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh và trong cung phản
xạ?
2. Trên sợi thần kinh có bao mielin và trên sợi trục thần kinh không có baomielin?
Trả lời: 1.
Trên sợi thần kinh Trong cung phản xạ
- Hướng dẫn truyền theo 2 chiều kể từ - Hướng dẫn truyền theo một chiều nhất định từ cơ
nơi kích thích quan thụ cảm đến trung ương thần kinh rồi đến cơ
quan trả lời.
2.
Trên sợi không có bao mielin Trên sợi có bao mielin
- Dẫn truyền liên tục trên sợi trục - Dẫn truyền nhảy cóc từ eo ranvie này đến eo
- Tốc độ lan truyền chậm ranvie khác.
- tốn năng lượng - Tốc độ lan truyền nhanh
- Không Tốn năng lượng

Câu 7. a)Những nhóm động vật sau thuộc dạng thần kinh nào: thuỷ tức,giun tròn,côn trùng,cá
miệng tròn,hải quì ,lưỡng cư ,bò sát ,thân mềm,thỏ ,giun đốt.
b)Nêu đặc điểm cấu tạo của các dạng thần kinh trên và rút ra chiều hướng tiến hoá của hệ
thần kinh.
Đáp án: a) -Thần kinh dạng lưới :thuỷ tức,hải quỳ.
- Dạng thần kinh chuỗi hạch:giun tròn,giun đốt,côn trùng,thân mềm.
- Dạng thần kinh ống:cá miệng tròn,lưỡngcư,bò sát ,thỏ.
b)- Đặc điểm cấu tạo :
+ hệ thần kinh dạng lưới : Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và nối với nhau bằng các sợi
thần kinh tạo thành mạng lưới thần kinh .
+ hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh.Các hạch
nối với nhau bởi các dây thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo cơ thể. Mỗi hạch là
một trung tâm điều khiển hoạt động tại một vùng xác định.
+ hệ thần kinh dạng ống: Có cấu trúc dạng ống gồm hai phần : Thần kinh trung ương( não bộ và tuỷ
sống) và thần kinh ngoại biên ( dây thần kinh)
- Chiều hướng tiến hoá :
+ Từ phân tán đến tập trung hoá : Các tế bào thần kinh phân bố rải rác trong cơ thể, rồi tập trung
thành hạch thần kinh
+ Hiện tượng đầu hoá: Các tế bào thần kinh tập trung về đầu tạo não bộ.
Câu 8: a. Đặc điểm về phản xạ ở động vật.
- Động vật có hệ thần kinh cấu tạo càng phức tạp thì số lượng các phản xạ càng nhiều và phản ứng
càng chính xác ( hiệu quả).
- Cách thức phản ứng càng đa dạng phong phú.
- Số lượng nơron tham gia vào cung phản xạ càng nhiều.
- Mức độ tiêu tốn năng lượng khi thực hiện phản xạ càng ít.
Câu 9: Nêu đặc điểm của quá trình truyền tin qua xináp hoá học.
Trả lời: - chỉ theo một chiều, từ màng trước màng sau.
- phải có sự tham gia của các chất trung gian hóa học
- thông tin đi qua xináp bị chậm lại
- Tần số xung thân kinh có thể thay đổi khi đi qua xináp
- Hiện tượng cộng gộp: Kích thích với cường độ dưới ngưỡng vào dây thần kinh chi phối cơ không
làm cơ co, nhưng nếu kích thích với cường độ dưới ngưỡng liên tục với tần số cao sẽ gây co cơ.
- Xináp có thể bị tác động bởi một số chất gây ảnh hưởng tới chức năng của xináp.
Câu 10
1. Xinap là gì ? Liệt kê các kiểu xinap và các thành phần cấu tạo nên xinap hoá học?
2. Tại sao những người bị hạ canxi huyết lại bị mất cảm giác?
3. Chất trung gian hoá học có vai trò như thế nào trong lan truyền xung động thần kinh qua
Xinap.
4. Tại sao atropin lại có khả năng làm giảm đau ở người?
Trảlời:
1.-Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh này với tế bào khác.
- Các kiểu xinap: Thần kinh - thần kinh ; thần kinh - cơ; thần kinh tuyến.
- Thành phần cấu tạo xinap hoá học:  Màng trước, màng sau, khe xinap, chuỳ xinap. Chuỳ xinap có
các túi chứa các chất trung gian hoá học
2. Những người bị hạ canxi huyết lại bị mất cảm giác:
- Ca++ có tác dụng giải phóng chất môi giới thần kinh từ cúc xinap ra khe xinap => tác động vào
màng sau của khe xi náp => xuất hiện điện động trên màng sau của xinap.
- Thiếu Ca++ => quá trình giải phóng chất môi giới giảm => xung thần kinh không truyền qua các
noron => không có cảm giác.
3.- Vai trò của chất trung gian hoá học: Làm thay đổi tính thấm ở màng sau khe xináp và làm xuất
hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp
- atropin làm giảm đau vì: nó có khả năng phong bế màng sau làm mất khả năng tác động của axetin
colin, do đó làm hạn chế hưng phấn và làm giảm co thắt => giảm đau
Câu 11 (Tự trả lời)
a. . Dựa vào đặc điểm cấu tạo và sự dẫn truyền hưng phấn qua xi náp, hãy giải thích tác dụng của
dipteric đối với giun ký sinh trong hệ tiêu hóa của lợn
Trảlời:
- Dùng thuốc atrôpin phong bế màng sau xináp sẽ làm mất khả năng cảm nhận cùa màng sau xináp
với chất axêtincôlin, do đó làm hạn chế hưng phấn và làm giảm co thắt nên có tác dụng giảm đau.
- Thuốc aminazin có tác dụng tương tự như enzim aminóxidaza là làm phân giải adrenalin, vì thế làm
giảm bớt lượng thông tin về não nên dẫn đến an thần.
- Thuốc tẩy giun sán đipterex khi được lợn uống vào ruột thuốc sẽ ngấm vào giun sán và phá huỷ
enzim cólinsteraza ở các xináp. Do đó, sự phân giải chất axêtincôlin không xảy ra. Axêtincôlin sẽ
tích tụ nhiều ở màng sau xináp gày hưne phấn liên tục, cơ của giun sán sẽ co tétanos liên tục làm
chúng cứng đờ không bám được vào niêm mạc ruột - bị đẩy theo phân ra ngoài.
b. Độc tố cá nóc là một loại độc tố thần kinh cực mạnh gây liệt cơ sau vài phút ăn cá bị nhiễm độc tố.
Hãy giải thích cơ chế gây liệt cơ của độc tố cá nóc.

Trảlời:
-Độc tố cá nóc là chất độc thần kinh rất đặc hiệu, bao vây đặc hiệu cổng tích điện của các kênh Natri
nằm trên bề mặt của màng tế bào thần kinh. Phân tử này liên kết với kênh Natri.
- Sự liên kết của độc tố cá nóc với kênh Natri rất nhạy, hơn nữa thời gian chiếm giữ kênh lâu
hơn.Với lượng lớn các phân tử độc tố này đã không cho natri có cơ hội xâm nhập vào kênh,sự di
chuyển natri bị bao vây với hiệu lực cao và điện thế hoạt động dọc theo màng thần kinh bị dừng lại.

c. Tại sao cùng một chất trung gian hóa học nhưng lại gây đáp ứng khác nhau ở màng sau xinap ? (ví
dụ cùng là Axetylcholin nhưng lại ức chế màng sau xinap ở cơ tim nhưng kích thích màng sau xinap
ở tế bào thành dạ dày)
Trảlời:
Sự truyền tin qua xinap gây đáp ứng ở màng sau chỉ xuất hiện khi có 2 điều kiện:
- Đủ chất trung gian hóa học và có sự liên kết giữa chất trung gian hóa học với thụ thể.
- Cùng một chất trung gian hóa học nhưng lại gây đáp ứng khác nhau có thể do:
+ Thụ thể ở màng sau xinap của các cơ quan khác nhau là khác nhau.
+ Thụ thể giống nhau nhưng hoạt động hoặc thành phần của các chất truyền tin trung gian là khác
nhau
d. Morphin (có tác dụng tương tự endorphin, một chất được sản sinh trong não người, có tác dụng
giảm đau, giảm căng thẳng) được dùng làm thuốc giảm đau trong y tế, thuốc này đồng thời gây
nghiện. Hãy giải thích cơ chế giảm đau và cơ chế gây nghiện của morphin.

Trảlời:
-Morphin kết hợp với thụ thể của endorphin → có tác dụng giảm đau tươngtự endorphin.
- Khi sử dụng morphin → cơ thể giảm hoặc dừng sản xuất endorphin → lệthuộc vào nguồn cung bên
ngoài → nghiện thuốc.

You might also like