You are on page 1of 28

THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN

HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG


Nội dung bài học
1. Các chất trung gian dẫn truyền của hệ
thần kinh trung ương.
2. Thuốc gây mê
3. Thuốc gây tê
4. Thuốc ngủ và thuốc an thần, chống lo âu
2
CÁC CHẤT TRUNG GIAN DẪN TRUYỀN
CỦA HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
3
HỆ THẦN KINH
• Hệ thống xuất hiện và hoàn thiện muộn nhất trên bậc thang
tiến hóa của giới động vật.
• Đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa mọi hoạt động
của cơ thể, đồng thời bảo đảm cho cơ thể thích nghi hoàn toàn
với ngoại cảnh.
• Thực hiện các hoạt động kiểm soát hết sức phức tạp.
• Các chức năng cơ bản: chức năng cảm giác, chức năng vận
động, chức năng thực vật, và chức năng hoạt động thần kinh
cao cấp
4
HỆ THẦN KINH

Theo cấu trúc giải phẫu: Theo chức năng:

Thần kinh Thần kinh


ngoại biên: trung ương: Hệ Thần Hệ Thần
12 đôi dây tk sọ kinh động kinh thực
Não bộ và
và 31 đôi dây tk vật vật
Tủy sống
tủy sống

5
SINH LÝ NEURON

” Đơn vị cấu tạo cơ


bản của hệ thần
kinh ”

6
1. Đặc điểm cấu tạo

✔ Là đơn vị cấu tạo cơ


bản của hệ thần kinh.
Toàn bộ hệ thần kinh có
khoảng 1.000 tỉ neuron.
✔ Cấu tạo chính gồm:
• Thân neuron (soma)
• Sợi nhánh (dendrites)
• Sợi trục (axon)
• Xi náp (synapse)
7
2. Phân loại neuron

Neuron Neuron Neuron đơn Neuron đa


đơn cực lưỡng cực 8 cực giả cực
3. Sự dẫn truyền xung động thần kinh của neuron

✔ Neuron đáp ứng với các kích thích điện, hóa, cơ học,… và
sản sinh ra các điện thế (khu vực hoặc truyền đi).
✔ Sự truyền đi điện thế động là đáp ứng điện học cơ bản của
neuron – dạng giao tiếp chính của hệ thống thần kinh.
✔ Các xung động được truyền dọc theo sợi trục đến các điểm
cuối theo một vận tốc và biên độ hằng định.

9
Điện thế nghỉ của màng neuron (resting membrane potential)

✔ Sự khác biệt điện áp giữa trong và ngoài màng neuron tạo


nên điện thế màng. Sự khác biệt này là do sự chênh lệch phân
bố ion trong và ngoài màng neuron.
✔ Do sự phân bố khác biệt đó Ion Trong Ngoài
mà mặt trong màng nơ ron có
Na+ (mmol/l) 15 150
điện thế thấp hơn mặt ngoài
70 mV (khi neuron ở trạng
K+ (mmol’l) 150 5.5
thái nghỉ) và được gọi là điện
thế nghỉ (-70 mV). Cl- (mmol/l) 9 125
Điện thế động (action potential)

Khi có một kích thích đủ


ngưỡng tác động lên màng
neuron tại các receptor kích
thích, tính thấm của màng
đối với Na+ tăng lên, luồng
Na+ ồ ạt đi vào làm điện
thế bên trong màng tăng lên
cao hơn điện thế bên ngoài
35mV và được gọi là điện
thế động (+35mV).

11
Sự dẫn truyền điện thế động

12
Sự dẫn truyền điện thế động

Cơ chế:

Trên màng neuron bị kích thích thì tại đó chuyển sang điện thế động
(+35mV) trong khi những điểm ở gần đó vẫn ở trong tình trạng điện thế
nghỉ (-70mV) -> giữa điểm kích thích và các điểm xung quanh có sự
chênh lệch về điện thế -> tác nhân kích thích những điểm xung quanh
chuyển sang điện thế động -> tiếp tục kích thích các điểm kế tiếp.

Luồng xung động thần kinh truyền đến các “Sợi nhánh” sẽ bị tắt, chỉ
có luồng xung động truyền đi trong “Sợi trục” hướng về phía các cúc tận
cùng là được truyền ra khỏi neuron sau khi vượt qua synap
13
Synapse

Synap (khớp thần kinh) là nơi tiếp xúc giữa 2 neuron với nhau
hoặc giữa neuron với tế bào cơ quan mà nó chi phối

Synap hóa: dẫn truyền bằng cơ chế hoá học Synap điện: dẫn truyền bằng cơ chế điện học
thông qua chất trung gian hóa học. 14
Cấu tạo synapse

Mỗi synapse gồm có 3


phần:
- Phần trước synapse
- Khe synapse
- Phần sau synapse

Source: Textbook of medical physiology by


John Hall, Michael Hall (2021)
15
Cấu tạo synapse

Phần trước synapse:


Chứa các túi synapse, bên trong túi chứa các chất dẫn truyền hóa học.

Khe synapse:
Khoảng hở giữa phần trước và phần sau synap, chứa các enzym đặc hiệu
có chức năng phân giải chất trung gian hóa học để điều hòa sự dẫn truyền
qua synapse.

Phần sau synapse:


Là màng của neuron hoặc là màng của tế bào cơ quan.
16
Sự dẫn truyền qua synapse
Xung động TK truyền đến cúc tận cùng -> khử cực màng trước synapse -> những
kênh calcium mở --> Ion Ca++ đi vào cúc tận cùng-> các túi synap sẽ vỡ ra giải
phóng chất trung gian hóa học đi vào khe synapse, gắn vào các receptor ở phần sau
synapse:
* Hoạt hóa enzyme gắn vào receptor
* Thay đổi tính thấm của màng sau synapse -> thay đổi điện thế ở màng sau
synapse:
- Đối với các chất dẫn truyền kích thích: Chuyển từ điện thế nghỉ -> điện thế động:
do tính thấm của màng đối với Na+ tăng lên làm Na+ đi vào bên trong tế bào -> sự
dẫn truyền qua synapse có tác dụng kích thích phần sau synapse.
- Đối với các chất dẫn truyền ức chế: Làm tăng điện thế nghỉ -> do tính thấm của
màng đối với K+ và Cl- tăng lên, K+ đi ra ngoài còn Cl- đi vào bên trong -> sự dẫn
truyền qua synapse có tác dụng ức chế. 17
Các chất dẫn truyền của hệ thần kinh trung ương

- Là các chất hóa học nội sinh dẫn truyền tín hiệu từ một neuron đến một
tế bào đích qua một synapse
- Được đóng gói trong các cúc synapse tập trung thành nhóm nằm dưới
màng của đầu tận cùng sợi trục, ở vùng trước synapse.
- Được giải phóng và khuếch tán qua khe synapse, nơi chúng gắn với các
thụ thể chuyên biệt nằm ở màng sau synapse. Sự giải phóng các chất dẫn
truyền thần kinh thường theo sau một điện thế động được lan truyền đến
synapse.
- Các chất dẫn truyền tk được tổng hợp từ nhiều tiền chất đơn giản như
axit amin có rất nhiều trong thức ăn và chỉ cần một ít các phản ứng sinh
tổng hợp để chuyển hóa các chất dẫn truyền thần kinh.
18
Các chất dẫn truyền của hệ thần kinh trung ương

Lịch sử phát triển:


- Cho đến đầu thế kỷ XX các nhà khoa học vẫn cho rằng phần lớn sự liên
lạc giữa các synapse trong não là thông qua điện học.
- Ramón Y Cayal (1852-1934) nhờ sự khảo sát mô học kỹ càng đã phát hiện
ra giữa các neuron có một khe hở rộng từ 20-40 nm (khe synapse). Sự tồn
tại của khe hở này dẫn đến suy đoán rằng sự liên lạc giữa các synapse diễn
ra là nhờ vào tín hiệu hóa học được truyền qua khe synapse. Vào năm
1921, nhà Dược lý học người Đức Otto Loewi (1873-1961) xác nhận rằng
các neuron có thể liên lạc với nhau bằng cách giải phóng các chất hóa học.

19
Các chất dẫn truyền của hệ thần kinh trung ương

Phân loại:
- Cho đến nay, có hơn 50 chất dẫn truyền tk đã được khám phá, những chất
nổi bật trong số đó là: acetylcholine, norepinephrine, epinephrine,
histamine, gamma-aminobutyric acid (GABA), glycine, serotonin, and
glutamate.
- Có 3 nhóm chính: Chất dẫn truyền phân tử nhỏ (tác dụng nhanh),
chất dẫn truyền phân tử lớn (tác dụng chậm), và chất dẫn truyền khí.

20
Small-molecule , rapidly Neuropeptides, Slowly Acting Transmitters,
acting transmitters or Growth Factors
21
22
23
Source: Basic clinical pharmacology by Bertram G. Katzung (2018)
- Glutamine đi vào các neuron glutamate
(A) và được chuyển hóa thành glutamate
bằng enzyme glytaminase
- Glutamate được đóng vào các túi
synapse nhờ VGLUT
- Sau khi giải phóng, glutamate tiếp xúc
vs các receptor kênh ion NMDAR và
AMPAR và các receptor chuyển hóa
mGluR ở tế bào sau synapse (B).
- Sự dẫn truyền synapse kết thúc bởi sự
vận chuyển tích cực các glutamate vào các
tế bào thần kinh đệm (C) lân cận.

Source: Basic clinical pharmacology


25 by Bertram G. Katzung (2018)
Hình bên là sơ đồ thể hiện
những bước/vị trí mà thuốc
có thể tác động để làm thay
đổi sự dẫn truyền synapse.

Source: Basic clinical pharmacology


26 by Bertram G. Katzung (2018)
Các thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương

1. Thuốc làm suy nhược hệ thần kinh trung ương:


- Thuốc mê, thuốc tê
- Thuốc ngủ
- Thuốc giảm đau
- Thuốc động kinh
- Thuốc an thần

2. Thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương.

27
thanks!
Any questions?
You can find me at
@username
user@mailme

28

You might also like