You are on page 1of 3

ĐẠI CƯƠNG

Cung lượng tim: lượng máu tim bơm vào ĐM cung cấp cho cơ thể trong 1 khoảng time nhất
định, thường là 1 phút
Các yếu tố ảnh hưởng

Gánh nặng của Gánh nặng của


tim trước khi tim tim sau khi tim
co -> thể tích máu co -> sức cản của
về tâm thất khi tim mạch máu hay độ
đang trong trạng giãn rộng của
thái giãn, chuẩn bị mạch máu để tim
co (cuối kì tâm dễ dàng tống
trương) máu vào -> mạch
càng giãn tim
càng dễ tống máu

Suy tim: hoạt động co bóp của tim bị suy giảm -> cung lượng tim < nhu cầu hoạt động cơ thể
=> tim có xu hướng tăng nhịp (đập nhanh hơn, giảm thời gian nghỉ - giảm kì tâm trương) để
đảm bảo bơm đủ lượng máu đi nuôi cơ thể do đó về lâu dài tim hoạt động quá mức lại càng suy
kiệt hơn -> vòng xoáy bệnh lý
THUỐC ĐIỀU TRỊ SUY TIM

Thuốc tác động lên hệ RAA


* Thuốc ức chế men chuyển (ACEI)
Tác dụng:
+ Giãn mạch: giảm hậu gánh
+ Tăng thải muối nước: giảm V tuần hoàn -> giảm tiền gánh
+ Ngăn ngừa sự tái cấu trúc của cơ tim: phì đại cơ tim ở người bị suy tim,…
Chỉ định: đầu tay trong suy tim ở mọi cấp độ
Theo FDA, chỉ nên dùng những thuốc đã có số liệu nghiên cứu chính xác, thực nghiệm trên lâm
sàng cho thấy khả năng giảm tử vong, gồm những thuốc:
Captopril, Enalapril, Lisinopril, Ramipril, Trandolapril
* Thuốc chẹn thủ thể Angiotensin (ARB)
Tương tự như ACEI nhưng ít tác dụng phụ và triệt để hơn
Chỉ định: chỉ dùng ARB khi bệnh nhân bị dị ứng ACEI
Lưu ý:
Dù gây ra cùng một tác dụng phụ giống nhau, dùng chung có thể gây nguy hiểm do làm tăng
phản ứng rõ rệt của tác dụng phụ (trong điều trị cao HA, không dùng chung 2 thuốc này) nhưng
đối với điều trị suy tim vẫn có thể kết hợp được, một số chế phẩm có kết hợp cả 2 thuốc trên.
Salcubitril – valsartan: biệt dược Entresto dùng trong điều trị suy tim
Bắt đầu ở liều nhỏ rồi tăng liều dần để tránh bị tụt HA
Thuốc chẹn Beta (Beta Blocker)
Dù gây tác dụng làm giảm hoạt động tim (chậm nhịp, giảm sức co bóp tim, block nhĩ thất,..) ->
chống chỉ định với bệnh nhân suy tim, tuy nhiên một số thuốc trong nhóm này đã được nghiên
cứu có tác dụng làm chậm nhịp tim ưu thế hơn giảm sức co bóp tim -> hiệu quả trong điều trị:
Bisoprolol, Carvedilol, Carvedilol CR, Metoprolol succinate XL CR, Nebivolol
Tác dụng:
+ Giảm giao cảm: chậm nhịp chống loạn nhịp
+ Giamr tiết Renin -> Ngăn ngừa sự tái cấu trúc
Chỉ định: vì có thể gây ra các tác dụng phụ làm giảm hoạt động tim do đó chỉ nên dùng khi tình
trạng suy tim ổn định
Lưu ý: dùng liều thấp lần đầu (tránh ức chế hoạt động tim) sau đó tăng liều dần, hiệu quả chậm
(2-3) tháng
Thuốc lợi tiểu
Tác dụng: giảm giữ muối nước -> giảm tiền gánh, giảm phù ở một số bệnh nhân suy tim có phù
Chỉ định:
Lợi tiểu thiazid tác dụng yếu, chậm nhưng kéo dài -> dùng trong điều trị cao HA, suy tim mạn
nhẹ kéo dài
Lợi tiểu quai tác dụng mạnh, nhanh nhưng ngắn -> dùng trong cấp cứu phù phổi cấp ở bệnh nhân
suy tim, suy tim sung huyết (có phù)
Glycosid tim
Cấu trúc: 2 phần
+ Đường: không có tác dụng dược lý chủ yếu quyết định độ tan
+ Genin: có tác dụng dược lý, số lượng nhóm OH khác nhau ở mỗi Glycosid. Số lượng OH quyết
định tính tan trong lipid và chuyển hóa thuốc. OH ít tan trong lipid tốt -> hấp thu qua ruột dễ
dàng, liên kết protein ht tốt, tích lũy tế bà nhiều và thải chậm hơn
 Digitalin Scilaridin có 2 OH, Digoxin có 3 OH: uống được, Uabain có 5 OH không uống
mà chỉ tiêm vì tan tốt trong nước
Tác dụng:
Trên tim: cường tim, tăng sức co bóp của tim, chập nhịp, giảm dẫn truyền nhĩ thất, block nhỉ thất
Lợi tiểu
Cơ chế: ức chế Na/K ATPase

You might also like