You are on page 1of 5

ĐẠI CƯƠNG

Thiếu máu tim cục bộ: lượng máu giàu O2 cung cấp không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ tim
Nguyên nhân:
+ Tại ĐM vành: xơ vữa ĐM làm hẹp lòng mạch,..
+ Tại tim: tăng nhu cầu oxy (do tăng kích thích hệ GC -> tim cần được cung cấp máu giàu oxy
nhiều hơn để tăng nhịp, tăng sức co bóp tim ),..
+ Do pO2 (nồng độ O2 trong máu) thấp
Phân loại
+ ĐTN ổn định: do mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch vành -> khi bị kích thích như stress, lo âu,
sợ hãi hay khi gắng sức, tim đập nhanh, mạnh nên cần được cung cấp nhiều máu nhưng lòng ĐM
vành bị hẹp do mảng xơ vữa -> hạn chế lượng máu cung cấp cho tim -> thiếu máu tim -> ĐTN
xảy ra khi gắng sức, lo lắng hay một time nhất định trong ngày.
+ ĐTN không ổn định: do sự kết tập tiểu cầu trong lòng mạch vành -> gây hẹp lòng mạch một
cách ngẫu nhiên (mảng xơ vữa trong lòng mạch gây bám dính các tiểu cầu trong máu -> nhiều
tiểu cầu bám dính vào mảng xơ vữa -> tập kết tiểu cầu -> hoạt hóa quá trình đông máu hình
thành huyết khối có thể gây tắc mạch máu)
+ ĐTN Prinzmetal: liên quan đến sự co mạch vành. Xảy ra vào ban đêm hay lúc nghỉ ngơi vì lúc
này tim giảm hoạt động, mạch máu cung cấp máu cho tim (ĐM vành) co để hạn chế lượng máu
đến tim nhưng vì trong lòng mạch có mảng xơ vữa => co mạch + mảng xơ vữa làm lượng máu
đến tim bị giảm mạnh, không đủ để đáp ứng nhu cầu lúc nghỉ ngơi của tim
+ Nhồi máu cơ tim: một hay nhiều nhánh của mạch vành bị tắc -> thiếu máu một phần lớn hoặc
toàn bộ tim
Mục tiêu điều trị của thuốc:
+ Giảm nhu cầu O2 của tim
+ Tăng cung cấp O2
+ Phân bố lại máu
THUỐC ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU TIM CỤC BỘ

NITRAT HỮU CƠ
Cơ chế: Nitrat hữu cơ gây giãn cơ trơn mạch máu thông qua các Myosin Light chain (Myosin
chuỗi nhẹ)
Cơ trơn bao gồm nhiều sợi cơ, mỗi sợi cơ chứa nhiều tơ cơ , mỗi tơ cơ gồm các bó sợi
actin và myosin được tổ chức thành một chuỗi các đơn vị lặp lại được gọi là sarcomeres

Cấu tạo của cơ trơn

Sợi Actin: ở xa đường trung tâm, mỗi sợi actin được nối với một đầu của chuỗi nhẹ Myosin

Đường trung tâm


Myosin chuỗi nhẹ
Sợi Myosin
Myosin chuỗi nặng

Cấu trúc đơn giản của sacromeres

Bình thường ở trạng thái cơ giãn, các sợi actin ở cách xa đường trung tâm
Sự co cơ trơn: MCLK (Myosin Light chain kinase) phosphoryl hóa đầu chuỗi nhẹ Myosin
(MLC) -> MLC – PO4 -> cung cấp nhóm phosphate cho sợi actin -> sợi actin trượt gần về phía
đường trung tâm -> co cơ

Nitrat hữu cơ đi vào cơ thể chuyển hóa thành NO (chất có hoạt tính) tương tác với Receptor
protein G (con đường cGMP – Guanylyl cyclase) -> cGMP gây khử phosphoryl hóa MLC – PO4
thành MLC -> giãn cơ trơn
Tác dụng
Giãn tất cả cơ trơn, ưu thế nhất trên TM hơn tiểu ĐM
+ TM: giảm tiền gánh (là lượng máu đổ về tâm thất cuối kì tâm giãn -> TM giãn giảm lượng
máu về -> giảm gánh nặng cho tim)
+ ĐM: giảm hậu gánh (là sức cản động mạch -> sức cản càng nhỏ tim bơm máu càng dễ dàng
hơn)
 Giảm nhu cầu sử dụng O2 của cơ tim
Giảm kết tập tiểu cầu
Chỉ định
Tác dụng nhanh -> cắt cơn cấp ĐTN
Có thể dùng dự phòng
Tác dụng phụ
Do gây giãn mạch:
+ Hạ HA -> phản xạ bù trừ bằng cách tim đập nhanh
+ Hạ HA thế đứng
+ Phù đỏ mặt
Dung nạp thuốc
Chế phẩm sử dụng
Dạng tác dụng ngắn: Dùng để cắt cơn, liều thấp tránh quá liều, Nitroglycerin ngậm, Amyl nitrit
hít, Isosorbid dinitrat ngậm.
Dạng tác dụng dài: sản phẩm chuyển hóa có t1/2 dài -> uống được dù bị chuyển hóa lần đầu qua
gan cao
β BLOCKER (CHẸN β)
Cơ chế
Chẹn Beta không chọn lọc (B1 B2): Propanolol, Tidolol, Nadolol
Chẹn Beta chọn lọc B1
Chẹn Beta có hoạt tính giãn mạch: Carvedirol, Labetalol, Nebivolol
Tác dụng
Chẹn Receptor Beta 1 -> giảm hoạt động của tim (giảm nhịp, sức co bóp,..) -> giảm nhu cầu sử
dụng O2
Có thể chẹn Receptor Beta 2 gây co mạch, co thắt phế quản
Chỉ định
Điều trị ĐTN mạn tính
Không dùng cho Prinzmetal vì có thể gây co mạch
Tác dụng phụ
Làm giảm hoạt động của tim -> giảm dẫn truyền tim, block nhĩ thất, suy tim, tim đập chậm (che
đậy dấu hiệu tụt đường huyết)
Chẹn B2 gây co thắt phế quản -> không dùng cho hen suyễn
Dừng đột ngột gây tăng nhịp hồi ứng -> có thể tử vong ở ng bị thiếu máu tim
CHẸN KÊNH CALCI
Cơ chế
Tế bào cơ trơn: Dòng Ca2+ đi vào tế bào cơ trơn qua kênh Ca2+ -> kết hợp với Calmodulin tạo
phức hoạt hóa MLCK -> co cơ
Tế bào cơ tim: Dòng Ca2+ đi vào tế bào cơ trơn qua kênh Ca2+ -> kết hợp với troponin –
tropomyosin -> thay đổi cấu trúc tạo đk actin trượt về phía trung tâm
Chẹn kênh Ca2+ ngăn dòng Ca2+ vào tế bào cơ trơn -> giãn cơ
Có 2 loại kênh Ca2+: 1 loại trên cơ trơn, 1 loại trên cơ tim
Có 2 loại dựa theo cấu trúc
+ Dihydropyridin (-pydin): ưu thế trên kênh Ca2+ của cơ trơn mạch máu (mạch vành và ĐM)
+ Non – Dihydropyridin: Phenylalkylamin (-pamil)
ưu thế trên kênh Ca2+ của cơ tim
Benzothiazepin (-azem)
Tác dụng
Giãn ĐM vành -> tăng cung cấp máu giàu O2
Giảm nhu cầu sử dụng O2 do (ưu thế hơn):
+ Giãn ĐM -> giảm hậu gánh
+ Giảm co bóp cơ tim
Chỉ định
Mọi loại ĐTN đặc biệt Prinzmetal do gây giãn mạch
Tác dụng phụ
DHP: gây giãn mạch -> phù đỏ mặt, tim đập nhanh
Non – DHP: giảm hoạt động tim, block nhĩ thất, suy tim (Verapamil > Diltiazem)
Đều gây Hạ HA

You might also like