You are on page 1of 6

ĐẠI CƯƠNG

Tuyến thượng thận

Lớp cầu: mineralocorticoid

Vỏ
Lớp bó: glucocorticoid

Lớp lưới: sex hormone

Tủy: catecholamin
HORMONE VỎ TUYẾN THƯỢNG THẬN

MINERALOCORTICOID
Aldosteron, Desoxycosteron
Fludcocortisone: là 1 mineralocortiocoid mạnh nhưng cũng là 1 glucocorticoid ->
dùng thay thế aldosterone nhưng tác dụng phụ gây ra do có thêm tác dụng
glucocorticoid
Tác dụng: một thành phần trong hệ RAA, hệ RAA sẽ được kích hoạt khi huyết áp
tụt giảm nghiêm trọng, V tuần hoàn giảm, lượng máu đến thận không đảm bảo ->
hệ RAA được kích hoạt, trong đó cuối cùng sẽ kích thích tuyến thượng thận tiết
Aldosteron -> tăng tái hấp thu Na+ -> tăng ASTT máu -> kéo nước vào -> tăng V
tuần hoàn -> tăng HA trở lại. Được coi là một hormone cấp cứu của cơ thể trong
trường hợp mất máu nặng, HA tụt
Tăng thải K+, H+ -> hạ K+ máu, nhiễm kiềm chuyển hóa
Cơ chế: tác động vào receptor nội bào -> kích thích gen phiên mã -> Protein được
tổng hợp kích thích kênh Na+ bơm vào, kênh K+ bơm ra, Na+/K+ ATPase -> bơm
Na+ vào máu, K+ đi ra

Glucocorticoid cũng gắn vào Receptor nội bào của Mineralocorticoid nhưng trong
tế bào có một loại enzyme bảo vệ receptor trước sự kích thích quá mức của
Glucocorticoid. Enzyme này khử Glucocorticoid thành chất mất hoạt tính -> giảm
tác động của Glucocorticoid -> tác dụng chủ yếu của Glucocorticoid là kháng
viêm, ức chế miễn dịch, ít giữ muối nước hơn
Chỉ định: Bệnh Addison (suy chức năng tuyến thượng thận)
GLUCOCORTICOID
Hydrocortison (Cortisol)
Nhịp sinh học:
Nhiều nhất vào sáng sớm, giảm dần trong ngày rối lại tăng khi sáng sớm. Trung
bình 1 ngày sản xuất 20mg Glucorticoid

Điều hòa bài tiết:


Nếu không có bất kì stress nào Glucocorticoid được tiết theo cơ chế sinh lý:
Vùng dưới đồi tiết CRH (Corticotropin Releasing Hormone: Hormon giải phóng
Corticotropin) -> tuyến yên tiết ACTH (Corticotropin Hormon) -> kích thích tuyến
thượng thận tiết Glucorticoid
Nồng độ Glucocorticoid cao đạt ngưỡng ức chế Vùng dưới đồi, tuyến yên
* Sử dụng Corticoid và nguy cơ ức chế trục tuyến yên vùng dưới đồi
Mức độ ức chế phụ thuộc vào nhìu yếu tố như liều, time dùng nhưng độ dài điều trị
là quan trọng hơn cả vì dùng liều cao nhưng chỉ vài ngayỳ thì khi ngừng thuốc cux
không ảnh hưởng lắm tới HPA nhưng kể cả khi liều thấp với time dài thì khả năng
suy HPA khi ngừng cao hơn. Trong điều trị kéo dài, nên dùng thuốc cách ngày ->
tạo khoảng nghỉ cho tuyến hoạt động, khuyến cáo nên dùng duy nhất 1 liều buổi
sáng 8h thay vì 2-3 lần/ngày.
Tác dụng: một hormone mang tính sống còn khi cơ thể chịu các stress kéo dài.
- Ở nồng độ sinh lý, ảnh hưởng tới nhiều quá trình chuyển hóa:
+ Chuyển hóa carbohydrat: tăng tổng hợp glycogen ở gan -> cần nhiều glucose ->
tăng tân tạo đường từ nhiều nguồn đặc biêt là axit amin -> tăng dị hóa Protid -> teo
cơ. Giảm tiết insulin và tăng tiết glucagon -> giảm sử dụng glucose ở mô ngoại vi
như cơ, mỡ, tăng phân giải glycogen -> tăng đường huyết
+ Chuyển hóa lipid: tăng thoái hóa mô mỡ -> giải phóng acid béo cho cơ sử dụng
sinh năng lượng và glycerol để tham gia tân tạo đường. Tái phân bố lại mô mỡ,
tăng phân hủy mỡ ở chi nhưng tập trung mỡ ở mặt cằm cổ -> HC Cushing
+ Chuyển hóa Protid: tăng dị hóa
+ Chuyển hóa muối nước: tăng tái hấp thu muối nước, tăng thải K, Ca
Từ những tác dụng trên chuyển hóa, gây ra tác dụng trên hệ cơ quan:
+ Tim mạch: tăng V tuần hoàn -> tăng HA
+ Xương cơ: gây teo cơ, gãy xương, loãng xương (do dị hóa Protid, tăng thải Ca)
+ Mắt: tăng nhãn áp, glaucom
+ Kích thích TKTW
+ Chậm liền sẹo do giảm tổng hợp Collagen (dị hóa Protid), tiêu lớp sừng trên da
-> da bị bào mỏng, yếu đi nếu dùng đường bôi kéo dài
- Ở nồng độ cao hơn nồng độ sinh lý, 3 tác dụng đặc trưng là chống viêm, chống dị
ứng và ức chế miễn dịch
+ Trên ống tiêu hóa: tăng nguy cơ loét (làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày, làm giảm
các yếu tố bảo vệ đường tiêu hóa)
Phân loại
- Loại tự nhiên tác dụng ngắn: Hydrocortison (Cortisol), Cortison -> kháng viêm
yếu, giữ muối nước mạnh
- Loại tác dụng trung bình: Prednisolon, Methylpred, Triamcinolon, Prednison ->
kháng viêm mạnh, giữ muối nước yếu
- Loại tác dụng kéo dài: Dexamethason, Budesonid -> kháng viêm rất mạnh, giữ
muỗi nước rất ít. Riêng Fludrocortison KV và giữ muối nước rất mạnh
Sử dụng trong lâm sàng:
* Nguyên tắc:
- Dùng liều min có hiệu quả
- Chọn có độ dài tác dụng vừa phải
- Để tránh glucocorticosteroid làm tăng nguy cơ suy thượng thận cấp, tuyệt đối
không ngưng sử dụng đột ngột sau 1 đợt điều trị dài > 2 tuần, kể cả khi dùng ở liều
rất thấp nhất.
- Chế độ ăn cần tăng cường nhiều protein, thực phẩm giàu calci và kali. Đồng thời
hạn chế muối, đường và lipid và nên bổ sung thêm vitamin D.
- Vô khuẩn khi tiêm, không dùng khi bị nhiễm virus, suy giảm MD, tiêm vacxin
* Điều trị:
+ Loại tự nhiên và trung bình: được ưu tiên sử dụng đường uống, đường tiêm vì
không làm tăng nồng độ Corticoid cả ngày dài. Đặc biệt Hydrocortison được dùng
trong cấp cứu dị ứng nguy hiểm. Loại tự nhiên được ưu tiên dùng với chỉ định thay
thế còn Trung bình dùng UCMD và KV đường uống or tiêm.
 Suy tuyến thượng thận m: 20-30mg Cortisol tương ứng sinh lý trong cơ thể
+ thêm một Hormon tương tự Mineralocorticoid: Fludrocortison
 Suy cấp: liều Cortisol cao + bù nước điện giải, không nên chọn dạng muối
sulfit khi tiêm vì gốc sulfit dễ gây dị ứng
+ Loại kéo dài: ưu tiên sử dụng bôi ngoài da or dùng tại chỗ (xông hít, đặt âm
đạo,..) hạn chế hấp thu vào máu. Dùng PO, tiêm có thể làm tăng nồng độ Corticoid
cả ngày dài. Cần lưu ý khi dùng bôi kéo dài vẫn có thể đi vào vòng tuàn hoàn gây
tác dụng toàn thân, đặc biệt là trẻ em.
Sử dụng điều trị một số bệnh đặc biệt => chỉ điều trị triệu chứng
- Ưu tiên dùng đường tiêm TM vì tiêm bắp có thể gây teo cơ, ƯCMD tại khu vực
tiêm gây nhiễm khuẩn
- Bệnh viêm khớp dạng thấp: do nguyên nhân hệ miễn dịch tự chống lại sụn khớp
-> kích hoạt phản ứng viêm gây tổn thương khớp => dùng Corticoid vừa kháng
viêm (giảm TC) vừa ƯCMD (chậm tiến triển bệnh)
- Bệnh da liễu liên quan đến rối loạn collagen, do tăng sinh tế bào ở da: lupus ban
đỏ, vảy nến, sẹo lồi.
- Chống thải ghép
- Hội chứng thận hư: nguyên nhân tự miễn hoặc bị ngoại lai tấn công gây viêm hư
tổn màng lọc cầu thận -> sử dụng Corticoid ƯCMD
- Hen, COPD: sử dụng lâu dài có thể UCMD ở khoang miệng -> nhiễm nấm
Candida
- Thường được phối hợp với các kháng sinh, kháng nấm trong công thức thuốc bôi
ngoài da để giảm triệu chứng viêm
Khi điều trị bằng corticoid nhưng bệnh tiến triển nặng trở lại -> nên thay corticoid
bằng thuốc đặc hiệu khác

You might also like