You are on page 1of 25

ỨNG DỤNG LÂM SÀNG CỦA GLUCOCORTICOID

I. Đại cương
1. Nguồn gốc
Glucocorticoid là hormon của tuyến thượng thận, chúng được tiết ra từ các tế
bào lớp bó của vỏ tuyến thượng thận. Đây là hormon vô cùng quan trọng, bắt
buộc đối với sự sống.
2. Cơ chế điều tiết
- Cortisol trong máu tăng từ 4h sáng, đạt mức cao nhất lúc 8h sáng, sau đó giảm
đến 12h đêm là thấp nhất
- Việc điều hoà bài tiết glucocorticoid hầu như hoàn toàn do ACTH của tuyến
yên quyết định theo cơ chế feedback âm tính. Vùng dưới đồi sản sinh CRH
kích thích tuyến yên sinh ACTH, ACTH kích thích tuyến thượng thận sản sinh
glucocorticoid. Khi nồng độ GC cao sẽ ức chế ngược vùng dưới đồi và tuyến
yên giảm tiết CRH, ACTH khiến tuyến thượng thận giảm tiết GC
- Stress làm tăng bài tiết cortisol theo cơ chế feedback dương. Khi stress sẽ tăng
tiết GC

3. Tác dụng dược lý


● Tác dụng trên chuyển hóa của glucocorticoid:
- Glucid: tăng glucose, tăng glycogen gan, tăng glucagon, giảm insulin
- Protid: giảm tổng hợp, tăng dị hóa
- Lipid: phân bố lại lipid, tăng tổng hợp mỡ trên mặt, giảm tổng hợp mỡ ở chi
- Muối nước: Tăng thải K+; Tăng thải Ca2+, giảm tái hấp thu Ca ở ruột; Tăng tái
hấp thu Na+, nước

● Tác dụng trên cơ quan, tuyến


- TKTW: gây kích thích
- Tiêu hóa: tăng tiết dịch vị, giảm tiết chất nhầy
- Máu: giảm bạch cầu, lympho; tăng hồng cầu, tiểu cầu, tăng quá trình đông máu
- Tổ chức hạt: Glucoc0orticoid ức chế tái tạo các mô hạt và nguyên bào sợi, do
đó làm chậm lên sẹo, chậm lành các vết thương.

● Tác dụng chống viêm, dị ứng, ức chế miễn dịch


- Tác dụng chống viêm: Glucocorticoid tác dụng trên nhiều giai đoạn khác nhau
của quá trình viêm, không phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm:
● Ức chế phospholipase A2 thông qua kích thích tổng hợp lipocortin, làm
giảm tổng hợp cả leucotrien và prostaglandin.
● Ức chế dòng bạch cầu đơn nhân, đa nhân, lympho bào đi vào mô để gây
khởi phát phản ứng viêm
● Vì vậy thuốc có tác dụng chống viêm do nhiều nguyên nhân (cơ học,
hóa học, miễn dịch và nhiễm khuẩn)
- Tác dụng chống dị ứng: Khi dị nguyên xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ kết hợp đặc
hiệu với kháng thể IgE. Phức hợp này sẽ gắn vào bề mặt của dưỡng bào (tế bào
mast) và hoạt hóa phospholipase C. Phospholipase C xúc tác cho quá trình
chuyển phosphatidyl inositol diphosphat thành diacylglycerol và inositol
triphosphate làm thay đổi tính thấm của dưỡng bào và làm vỡ bạch cầu, giải
phóng ra các chất trung gian của phản ứng dị ứng như histamin, serotonin,
bradykinin,…
Glucocorticoid ức chế phospholipase C do đó làm giảm giải phóng histamin và
các chất trung gian hóa học gây dị ứng. Vì vậy thuốc có tác dụng chống dị ứng.

- Tác dụng ức chế miễn dịch: Glucocorticoid ức chế miễn dịch do làm giảm số
lượng tế bào lympho (vì thuốc làm teo các cơ quan lympho), ức chế chức năng
thực bào, ức chế sản xuất kháng thể, ức chế giải phóng và tác dụng của các
enzym tiểu thể, ức chế hóa hướng động bạch cầu, ức chế sự di chuyển của bạch
cầu.

II. Mối liên quan giữa đặc tính Dược lực học với các ứng dụng lâm sàng
0
Cơ chế chống viêm của nhóm GC: 2 cơ chế
- Cơ chế qua gen: GC theo dòng máu đến các tb đích là các tb miễn dịch,
gắn vào bộ gen của TB này làm giảm tổng hợp protein gây viêm:
bradykinin, leucotrien,....
+ Liều thấp: gắn vào các gen tổng hợp protein gây viêm và ức chế
các gen này
+ Liều cao: gán vào các gen chống viêm và kích thích gen này
=> Tác dụng xuất hiện chậm
- Cơ chế không qua gen: gắn trực tiếp lên các thụ thể mGCR (Membrane
Glucocorticoids receptor) và ức chế trực tiếp quá trình viêm => Tác dụng
nhanh chóng (là cơ chế phát hiện ra gần đây)
Tùy theo mức độ tác dụng dược lý của từng thuốc mà chỉ định chính của thuốc
cũng khác nhau
Bảng tổng hợp các đặc tính dược lý của các thuốc
(Theo thứ tự tăng dần khả năng chống viêm)

Những thuốc tác dụng ngắn, hoạt tính chống viêm thấp như hydrocortisone có
thể được dùng với mục đích cai cortisone bên cạnh biện pháp giảm liều
- Với cơ chế tác dụng chậm qua gen, GC được dùng trong dự phòng sốc
pha 2 sau khi đã xử lý sốc pha 1 bằng Adrenalin
- GC có thể được dùng dự phòng sốc phản vệ do phản ứng tiêm truyền và
do sử dụng các thuốc có nhiều khả năng gây phản ứng phản vệ trên đối
tượng bệnh nhân đã có tiền sử dị ứng: VD khi sử dụng Amphotericin B
hoặc uống thuốc cản quang,....
- Trong điều trị Hen PQ và COPD: GC là thuốc đầu tay, được sử dụng
kết hợp với các thuốc giãn phế quản với các mục đích:
+ Cấp cứu cơn hen cấp và đợt cấp COPD theo cơ chế tác dụng non -
genomic
+ Dự phòng: theo cơ chế qua gen
(giải thích về sự phối hợp thuốc giãn phế quản và GC: hiệp đồng tác dụng:
+ Thuốc giãn PQ làm tăng hoạt tính chống viêm của GC do tăng khả năng
gắn lên tế bào đích)
+ GC làm tăng số lượng receptor beta2 → hạn chế hiện tượng điều hòa
xuống do giảm số lượng receptor trên bề mặt tế bào khi sử dụng thuốc
giãn PQ dài ngày)
- GC được chỉ định trong các trường hợp viêm không do nhiễm trùng (do
rối loạn hệ thống miễn dịch) như trong các trường hợp viêm khớp dạng
thấp và lupus ban đỏ.
- GC cũng được chỉ định sau phẫu thuật ghép tạng với mục đích ức chế
miễn dịch
- GC dùng trong một số trường hợp nhiễm trùng có thể làm cải thiện về
mặt lâm sàng, triệu chứng, có thể làm cải thiện tử lệ tử vong khi nhiễm
trùng: nhiễm trùng cơ hội trong HIV,....
- GC được ứng dụng trong hồi sức để giải quyết HC Stress sau khi BN
nhận các can thiệp ngoại khoa.
- Ngoài ra, các GC chống viêm yếu được sử dụng trong các Corticoids
nhằm thay thế các GC chống viêm mạnh đã dùng trước đó, bên cạnh
phương pháp giảm liều từ từ.

III. So sánh Glucocorticoid toàn thân và tại chỗ về đặc điểm Dược động học
=> ứng dụng lâm sàng

Hấp thu
-Đường tiêm truyền: sự hấp thu của các glucocorticoid rất khác nhau.

- GC hấp thu tốt qua đường uống: SKD = 60-90%, hấp thu gần hết trong vòng khoảng 30
phút
- Dễ hấp thu qua da.
Dạng chế phẩm chứa Clo,Bôi trên da vẫn hấp thu 1 lg nhất định, ko dùng trên vùng da lớn,
bị tổn thg hay băng kín -> nhiễm độc toàn thân
Flo: Fluocinolon, Clobetason,…ít hấp thu qua da, hay được dùng để điều trị viêm da
dị ứng

- Đường dùng tại chỗ: Sự hấp thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố (diện tích tiếp xúc, tá dược, đặc
điểm vị trí hấp thu,...)

Phân bố
Phân bố: vào tất cả các mô trong cơ thể, qua được nhau thai và sữa mẹ 1 lượng nhỏ. Gắn
thuận nghịch với protein ht hơn 90% => cao => cần giảm để tăng tác dụng của thuốc
- Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương cao, chủ yếu là globulin( > 90%)
● Trường hợp bệnh nhân giảm protein huyết tương( suy dinh dưỡng, bệnh lý
gan thận,...)--> Kém dung nạp GC→ Cần phải hiệu chỉnh liều
● Tương tác thuốc: Dùng đồng thời các thuốc có tỷ lệ liên kết với protein huyết tương cao
khác( rifampicin, carbamazepin, phenytoin, barbiturat...)--> cạnh tranh liên kết->Tăng nồng độ GC tự
do, là tăng độc tính→ Cân giảm liều

- Có khả năng qua nhau thai và sữa mẹ. => Thận trọng cho PNCT
Chuyển hoá
- Trên 95% chuyển hóa ở gan thành dạng không còn hoạt tính.
Glucocorticoid là cơ chất của cytochrome 3A4 (thuộc hệ thống CYP450), vì vậy bất
kỳ tác nhân nào ức chế hoặc gây ra hoạt động 3A4 sẽ làm tăng hoặc giảm hoạt động
của GC.
Ngoài ra được chuyển hóa nội bào nhờ 11β-hydroxysteroid dehydrogenase(11β-HSD)
==> Sử dụng các thuốc ức chế enzym cyp3A4 (ketoconazol, rifampicin, rifabutin,
phenytoin, phenobarbital …) làm tăng nồng độ hydrocortisone, tăng TDKMM đặc
biệt là suy thượng thận.
==>Sử dụng các thuốc cảm ứng enzym CYP3A4 ( erythromycin, clarithromycin,
ritonavir…) hay thực phẩm ( nước bưởi, cam thảo) gây giảm tác dụng của
hydrocortisone.
⇒ Cần thận trọng trong việc phối hợp thuốc
● T1/2 của GC có thể tăng đáng kể ở những người bị rối loạn chức năng gan ⇒ Tăng tác
dụng, tăng độc tính, tăng TDKMM trên bệnh nhân suy gan ⇒ cần hiệu chỉnh liều cho
bệnh nhân suy gan

=> nếu ko sẽ làm tăng độc tính thuốc, có thể gây quá liều

Thải trừ
● Thải trừ chủ yếu qua thận với thời gian bán thải dao động trong khoảng 3 giờ, song
thời gian tác dụng vẫn rất dài. (lý do có thể do cơ chế nội bào. Vì cơ chế hoạt động
của corticosteroid là nội bào nên tác dụng vẫn tồn tại ngay cả sau khi corticosteroid đã
biến mất khỏi tuần hoàn. Do đó, thời gian tác dụng đối với các corticosteroid cụ thể
thường dựa trên thời gian tác dụng lên vùng dưới đồi - tuyến yên - thượng thận kéo
dài, trong khi tác dụng điều trị thực tế kéo dài hơn.)

⇒ Hiệu chỉnh liều với những bệnh nhân giảm chức năng thận
DĐH một số thuốc td toàn thân và tại chỗ-ứng dụng LS

THUỐC HẤP THU PHÂN BỐ CHUYỂN THẢI TRỪ Chỉ định-dạng


HÓA dùng

Hydrocortisone SKD ≈ 96%- Liên kết Gan và hầu T1/2 = 100 Liệu pháp thay
uống protein hết các mô phút thế cho ng suy
huyết tương vtt-uống và
Tiêm TM (90%) Vd = Qua nước tiêm
nhanh chóng 39,82L tiểu
đạt nồng độ
cao

Tiêm bắp td
kéo dài

Prednisolone SKD phụ Liên kết Gan và hầu T1/2= 1,7 – CĐ khi cần
thuộc vào tôc protein hết các mô 2,7h dùng đến td
sdodj hòa tan huyết tương chống viêm,
viên nén 65-91 % Vd Chủ yếu chống dị ứng,
= 0,22- qua nước UCMD-uống
TCmax=1-2h 0,7l/kg tiểu

Fluocinolon SKD 36%- Phân bố Da, gan chủ yếu qua điều trị các
acetonid bôi (bìu, hố vào da, cơ, ( pf nhỏ thận, lg nhử bệnh ngoài
nách, mi mắt, gan , ruột được hấp qua phân
mặt da đầu), và thận thu) da khác nhau
1% (cẳng như:Eczema,
tay, đầu gối, Viêm da,.Vảy
khuỷu tay, nến –bôi ngoài
lòng ban tay
và gan bàn
chân)

Ít hấp thu
qua da

Rửa chỗ bôi


thuốc vẫn
HT trong
tgian dài do
đc giữ lại ở
lớp sừng

Beclomethason SKD > 25-60 Liên kết Gan T1/2=3h Điều trị các
– hít 9đườn protein phân (phần bệnh lý dị ứng
hô hấp dưới) huyết tương lớn) và ở da đáp ứng
(87%) nước tiểu với corticoid:
Xịt mũi 41- Dùng dạng
43% Ít tích lũy ở
các mô kem hoặc mỡ
bôi ngoài da

Dự phòng lâu
dài các cơn
hen (dạng khí
dung là lựa
chọn hàng đầu
)

Phòng và điều
trị viêm mũi dị
ứng(xịt mũi)

Budesonid SKD uống Lk 85-90% Gan Nước tiểu Viêm tại chỗ
10%(30- (chuyển (60-66%) (Viêm mũi dị
600ph) Vd=200l hóa mạnh) và phân ứng)-xịt

XịT mũi Cl=0,5l/ph Dự phòng


34% (10- hen(làm giảm
30ph) T1/2=2- nhu cầu dùng
3,6h
Corticoid
Hít qua
uống-hít
miệng 39%
(10ph)
Bệnh corhn

Dược lý học tập 2, ĐH Dược Hà Nội


Dược thư quốc gia Việt Nam
IV. So sánh các Glucocorticoid toàn thân
1. Về đặc điểm dược động học

Nhóm thuốc glucocorticoid được phân loại theo thời gian tác dụng:

+ Tác dụng ngắn (8-12h): cortisol, hydrocortisol


+ Tác dụng trung bình (12-36h): prednison, prednisolon, methylprednisolon,
triamcinolon
+ tác dụng dài (36-72h): dexamethason, betamethason

Thuốc Hấp thu Thời gian Phân bố Chuyển hóa Thải trừ
tác dụng

hấp thu tốt, 8-12 Liên kết với ở gan và hầu hết nước tiểu, chủ yếu
Hydrocortison dưới dạng liên
SKD 96%, protein các mô trong cơ hợp glucuronic và
Thời gian đạt huyết tương: thể thành dạng một lượng nhỏ
dưới dạng không
nồng độ đỉnh 90% (chủ hydro hóa và biến đổi.
khoảng 1h yếu là CBG- giáng hóa như
T1/2SH = 100
sau uống a2 globulin tetrahydrocortiso phút
và albumin) n và
qua hàng rào tetrahydrocortisol
nhau thai

12-36h Liên kết với Prednisolone độ thanh thải là 8,7


Prednisolon SKD đường
uống xấp xỉ protein được chuyển hóa + 1,6 ml/phút/kg,
82%. Thời
gian đạt nồng khoảng 90- ở gan và mô bài tiết nước tiểu
độ đỉnh 1-2h 95 % thành dạng ester
sau uống T1/2SH = 1,7 – 2,7h
sulfat và
Thể tích
glucuronid
phân bố của
thuốc là 1,5
+ 0,2 lít/kg

Hấp thu tốt, 12-36h liên kết chủ chủ yếu ở gan, đào thải qua đường
Triamcinolon
SKD đường yếu với một phần ở thận. nước tiểu (Ba
uống > 90% albumin phần tư được
huyết tương
Đạt nồng bài tiết qua
(80%)
độ cao nước tiểu và

nhất trong
phân bố vào phần còn lại
tất cả các mô qua phân)
huyết
trong cơ thể
tương sau (cơ, gan, da, T1/2 = 2-5 giờ

1-2h ruột, thận...).


Thuốc qua
được hàng
rào nhau thai
và tiết vào
sữa mẹ một
lượng nhỏ.
Thuốc tương

Hấp thu tốt, 36 – 54h liên kết với gan chậm qua nước tiểu (65%
Dexamethason
thời gian đạt protein liều bài tiết qua
nồng độ đỉnh huyết tương nước tiểu trong
theo đường: (77%) và vòng 24 giờ), hầu
Uống(1-2h); chủ yếu là hết ở dạng steroid
Tiêm bắp albumin. không liên hợp
(8h); Tiêm
phân bố vào T1/2SH = 3,5 – 4,5h
TM 20mg
tất cả các mô
(5’)
trong cơ thể
hấp thu cao ở
gan, thận và
các tuyến
thượng thận

DEXAMETHASON

Nhìn chung, các corticoid được hấp thu tốt từ đường tiêu hóa, và cũng được hấp thu tốt ở
ngay vị trí dùng thuốc và sau đó được phân bố vào tất cả các mô trong cơ thể. Thuốc qua
nhau thai và một lượng nhỏ qua sữa. Sau khi tiêm, dexamethason natri phosphat thủy phân
nhanh thành dexamethason. Khi uống, thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương là 1 - 2
giờ; khi tiêm bắp là khoảng 8 giờ; khi tiêm tĩnh mạch với liều 20mg, nồng độ đỉnh xuất hiện
trong huyết tương sau 5 phút. Thuốc cũng liên kết với protein huyết tương (tới 77%) và chủ
yếu là albumin.

Thuốc được hấp thu cao ở gan, thận và các tuyến thượng thận. Chuyển hóa ở gan chậm và
thải trừ chủ yếu qua nước tiểu (65% liều bài tiết qua nước tiểu trong vòng 24 giờ), hầu hết ở
dạng steroid không liên hợp. Nửa đời huyết tương là 3,5 - 4,5 giờ, nhưng khi nói đến tác
dụng, thường dùng nửa đời sinh học. Nửa đời sinh học của dexamethason là 36 - 54 giờ, do
vậy thuốc đặc biệt thích hợp với các bệnh cần có glucocorticoid tác dụng liên tục.

HYDROCORTISON

Hydrocortison hấp thu nhanh chóng từ đường dạ dày – ruột và đạt nồng độ
đỉnh sau một giờ. Nửa đời sinh học khoảng 100 phút. Hơn 90% lượng thuốc
liên kết với protein huyết tương, chủ yếu gắn với CBG – a2 globulin và
albumin. Sau khi tiêm bắp, các ester natri phosphat và natri succinat tan trong
nước hấp thu nhanh và hoàn toàn, còn hydrocortison còn chức năng rượu tự
do và các ester tan trong lipid hấp thu chậm.

Hydrocortison cũng hấp thu tốt qua da, đặc biệt khi da bị tổn thương.

Sau khi hấp thu, hydrocortison chuyển hóa ở gan và ở hầu hết các mô trong
cơ thể thành dạng hydro hóa và giáng hóa như tetrahydrocortison và
tetrahydrocortisol. Các chất này được bài tiết qua nước tiểu, chủ yếu dưới
dạng liên hợp glucuronic và một lượng nhỏ dưới dạng không biến đổi.

TRIAMCINOLON
- Hấp thu: Triamcinolone được hấp thu tốt qua đường tiêu hoá. Cũng được hấp thụ tốt khi
tiêm tại chỗ hoặc dùng ngoài, đặc biệt khi băng kín hay da bị tổn thương, hoặc xông, phun,
sương qua mũi miệng, thuốc có thể được hấp thu tốt, gây tác dụng toàn thân. Dạng tan trong
nước của triamcinolon để tiêm tĩnh mạch có tác dụng nhanh, dạng tan trong dầu để tiêm bắp
có tác dụng kéo dài hơn.

- Phân bố: Triamcinolon được phân bố vào tất cả các mô trong cơ thể (cơ, gan, da, ruột,
thận...). Thuốc qua được hàng rào nhau thai và tiết vào sữa mẹ một lượng nhỏ. Thuốc liên kết
chủ yếu với albumin huyết tương.

- Chuyển hoá: Triamcinolon chuyển hoá chủ yếu ở gan, một phần ở thận.
- Thải trừ: Thuốc được đào thải qua đường nước tiểu, thời gian bán thải của thuốc là 2-5 giờ.

METHYLPREDNISOLON
Khả dụng sinh học xấp xỉ 80%. Nồng độ huyết tương đạt mức tối đa 1 – 2 giờ sau khi dùng
thuốc. Thời gian tác dụng sinh học (ức chế tuyến yên) khoảng 1½ ngày, có thể coi là tác dụng
ngắn. Methylprednisolon được chuyển hóa trong gan, giống như chuyển hóa của
hydrocortison, và các chất chuyển hóa được bài tiết qua nước tiểu. Nửa đời xấp xỉ 3 giờ.

PREDNISOLON
Sinh khả dụng theo đường uống của prednisolone xấp xỉ 82%. Nồng độ đỉnh huyết tương đạt
được từ 1-2 giờ sau khi uống . Prednisolone liên kết với protein khoảng 90-95 %, độ thanh
thải của prednisolone là 8,7 + 1,6 ml/phút/kg. Thể tích phân bố của thuốc là 1,5 + 0,2 lít/kg.
Prednisolone được chuyển hóa ở gan và những chất chuyển hóa là dạng ester sulfat và
glucuronid được bài tiết vào nước tiểu .Nửa đời của prednisolone xấp xỉ 1,7 – 2,7 giờ.

2. Về đặc điểm dược lực học

- Tác dụng của prednisolon dùng đường uống so với các glucocorticoid khác: 5
mg prednisolon có tác dụng tương đương 4 mg methylprednisolon hoặc triamcinolon,
0,75 mg dexamethason, 0,6 mg betamethason và 20 mg hydrocortison.
- Prednisone là một tiền chất không có hoạt tính sinh học cho đến khi nó được
chuyển hóa qua quá trình chuyển hóa ở gan thành prednisolone
- Methylprednisolon: một dẫn chất methyl hóa của prednisolon có hiệu lực
chống viêm gấp 5-6 lần cortisol và tác dụng giữ muối~ 1/2 tác dụng của cortisol
- Triamcinolone: Tác dụng giữ muối và nước yếu nhưng tác dụng khác của
glucocorticoid mạnh và kéo dài hơn prednisolon. Số liệu dưới đây so sánh tác dụng
chống viêm và tác dụng giữ Na+ của vài loại corticosteroid. Nếu của cortisol là 1 và 1
thì của prednisolon là 4 và 0,8 và của triamcinolon là 5 và 0. Khoảng thời gian tác
dụng tính theo giờ và liều tương đương (mg) của cortisol là 12 giờ và 20 mg, của
prednisolon là 24 - 36 giờ và 5 mg, của triamcinolon là 24 - 36 giờ và 4 mg.
- Dexamethason có các tác dụng chính của glucocorticoid là chống viêm, chống
dị ứng và ức chế miễn dịch, còn tác dụng đến cân bằng điện giải thì rất ít. Về hoạt lực
chống viêm, dexamethason mạnh hơn hydrocortison 30 lần, mạnh hơn prednisolon 7
lần
- Betamethason là một corticosteroid tổng hợp, có tác dụng glucocorticoid rất
mạnh, kèm theo tác dụng chuyển hóa muối nước không đáng kể. 0,75 mg
betamethason có tác dụng chống viêm tương đương với khoảng 5 mg prednisolon.
tham khảo:Bộ Y tế (2018), Dược thư Quốc gia Việt nam, NXB Y học
3. Về ứng dụng trên lâm sàng

Hydrocortison Prednisolon Triamcinolon Dexamethason


- Dùng chủ yếu tác
- Điều trị các Tác dụng chống viêm:, dụng chống viêm, Dùng trong trường
bệnh do thiểu thuốc ức chế miễn dịch, điều hợp viêm khớp và
ít ảnh hưởng tới
năng tuyến trị các bệnh tự miễn mô mềm: viêm khớp
thượng thận chuyển hóa muối dạng thấp, thoái hóa
- Dùng thay thế - Tại phổi: COPD, hen nước nhưng gây xương khớp,…
khi cơ thể thiếu phế quản, lao phổi,… nhiều tác dụng với
hormon tuyến cơ - Chống sốc phản vệ
thượng thận - Măt: Viêm mống hay phù não cấp: sốc
- Giảm liều mắt, viêm củng mạc,… - ĐIều trị hen PQ, do chảy máu, chấn
Glucocorticoid - Viêm khớp dạng tình trạng co thắt thương, nhiễm
cho bệnh nhân phế quản khuẩn,
thấp, lupus ban đỏ toàn
dùng dài ngày thân
mà muốn ngừng - Dùng trong suy - Viêm hay dị ứng ở
thuốc. thượng thận cùng ống tai ngoài, mắt.
- Da: Viêm da bóng
nước dạng ecpet, viêm da với
mineralocorticoid - Chẩn đoan, thử
tiếp xúc, vảy nến nghiệm hội chứng
khác.
Cushing.
Bệnh nội tiết: Tăng sản
thượng thận bẩm sinh, tăng Các bệnh ngoài da đáp
calci huyết trong bệnh ác ứng với streroid
tính, viêm tuyến giáp u hạt

HYDROCORTISON

Hydrocortison có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, chống ngứa và ức chế miễn dịch.

- Thuốc bôi tại chỗ (thuốc mỡ và kem): Chữa eczema cấp và mạn do nhiều nguyên
nhân khác nhau, ngứa hậu môn - sinh dục.
- Uống và tiêm: Liệu pháp thay thế: điều trị thay thế cho người bị suy vỏ thượng
thận (suy vỏ thượng thận tiên phát và thứ phát, tăng sản thượng thận bẩm sinh hoặc
hội chứng thượng thận sinh dục). Liệu pháp tiêm bắp hoặc tĩnh mạch thường dành
cho người bệnh không uống được thuốc hoặc trong tình huống cấp cứu, khi cần
phải có tác dụng nhanh, như ở người bị suy thượng thận cấp (do cơn Addison hoặc
sau cắt bỏ tuyến thượng thận, do ngừng thuốc đột ngột liệu pháp corticosteroid hoặc
do tuyến thượng thận không đáp ứng được với stress gia tăng ở các người bệnh đó)
và ở một số trường hợp cấp cứu do dị ứng: trạng thái hen và sốc, đặc biệt sốc phản
vệ.

DEXAMETHASON

Dexamethason được dùng uống, tiêm bắp, tiêm tại chỗ, hít hoặc bôi tại chỗ, để điều trị các
bệnh mà corticosteroid được chỉ định (trừ suy tuyến thượng thận) như sốc do chảy máu, do
chấn thương, do phẫu thuật, hoặc do nhiễm khuẩn; phù não do u não; các bệnh viêm khớp và
mô mềm như viêm khớp dạng thấp, điều trị ngắn ngày dị ứng cấp tính tự khỏi, như phù thần
kinh - mạch, hoặc các giai đoạn cấp, nặng lên của các bệnh dị ứng mạn tính, như hen phế
quản hoặc bệnh huyết thanh. . Được dùng tại chỗ để tra vào kết mạc, ống tai ngoài hoặc niêm
mạc mũi để điều trị triệu chứng viêm hay dị ứng ở ống tai ngoài hoặc mắt. Dùng
dexamethason trước khi sinh trong chuyển dạ trước kỳ hạn (giữa 24 và 34 tuần) để thúc đẩy
quá trình trưởng thành thai (ví dụ phổi, mạch máu não). Liệu pháp bổ trợ bằng dexamethason
trong điều trị viêm màng não phế cầu. Dùng dexamethason để chẩn đoán và thử nghiệm hội
chứng Cushing. Dùng để ngăn ngừa buồn nôn và nôn do hóa trị liệu ung thư gây ra.

Điều trị tại chỗ: Tiêm trong và quanh khớp ở người bệnh viêm khớp dạng thấp, thoái hóa
xương khớp, viêm quanh khớp, viêm mỏm lồi cầu. Còn được dùng tại chỗ trong một số
trường hợp bệnh lý tai mũi họng, nhãn khoa, ngoài da.

PREDNISOLON

Prednisolon được chỉ định khi cần đến tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn
dịch: Dị ứng: Các trường hợp dị ứng nặng: Viêm da dị ứng, các phản ứng quá mẫn với thuốc,
viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm, bệnh huyết thanh. Bệnh da: Viêm da bóng nước
dạng ecpet, viêm da tiếp xúc, vảy nến, u sùi dạng nấm, pemphigus, hội chứng Stevens-
Johnson. Bệnh nội tiết: Tăng sản thượng thận bẩm sinh, tăng calci huyết trong bệnh ác tính,
viêm tuyến giáp u hạt (bán cấp, không có mủ), suy vỏ thượng thận nguyên phát hoặc thứ phát
(hydrocortisone hoặc cortisone là thuốc lựa chọn hàng đầu, các thuốc tổng hợp có thể dùng
kết hợp với mineralocorticoid).. Bệnh ở mắt: Viêm màng mạch nho và viêm mắt không đáp
ứng với corticosteroid tại chỗ. Ghép cơ quan: Thải ghép cơ quan đặc: cấp và mạn tính. Bệnh
phổi: Giai đoạn nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD); bệnh nấm Aspergillus phế
quản - phổi dị ứng; viêm phổi do hít phải các chất; hen phế quản; lao phổi bùng phát hoặc lan
tỏa khi dùng đồng thời với hóa trị liệu phù hợp; viêm phổi do quá mẫn; viêm tiểu phế quản tự
phát tắc nghẽn, viêm phổi bạch cầu ưa eosin tự phát; xơ hóa phổi tự phát. Bệnh thận: Gây bài
niệu và làm giảm protein niệu trong hội chứng thận hư thể tự phát hoặc do bệnh lupus ban đỏ.
Bệnh khớp và collagen: Hỗ trợ điều trị ngắn hạn (trong giai đoạn cấp, nặng) của bệnh viêm
khớp do gút cấp; trong giai đoạn nặng hoặc điều trị duy trì trong một số trường hợp nhất định
(được lựa chọn) của viêm cột sống dính khớp, viêm da cơ/ viêm đa cơ, đau đa cơ do thấp,
viêm động mạch thái dương,

TRIAMCINOLON
Dạng hít: Dùng trong hen phế quản và các tình trạng co thắt phế quản.

Toàn thân: Dạng uống và tiêm dùng trong bệnh suy thượng thận cùng với một
mineralocorticoid khác, nhưng thường ưa dùng hydrocortison cùng với fludrocortison hơn,
thấp khớp (viêm đa khớp mạn tính tiến triển), dị ứng, các bệnh về đường hô hấp có yêu cầu
dùng corticosteroid (hen). Tiêm tại chỗ (trong khớp, sẹo lồi).

Dùng ngoài: Các bệnh ngoài da đáp ứng với steroid.

V. Vai trò, lựa chọn Glucocorticoid trong một số bệnh lý cụ thể


Lộ trình:
● Đại cương bệnh (định nghĩa, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh)
● Vai trò của GC tác động vào cơ chế bệnh sinh
● Liệu pháp điều trị (có rất nhiều nhưng để tránh bị loãng bài thì chỉ tập trung
vào vai trò của Corti)
1. Bệnh Suy thượng thận cấp
ĐN theo hướng dẫn BYT: Suy thượng thận là tình trạng giảm glucocorticoid hoặc
mineralocorticoid hoặc cả hai, do nhiều nguyên nhân: suy thượng thận nguyên phát
(bệnh Addison), giảm sản xuất ACTH làm giảm Cortisol dẫn đến suy thượng thận thứ
phát. Bệnh chủ yếu gặp ở nữ; thường gặp ở tuổi 30-40. Ngày nay, suy thượng thận
mạn tính còn gặp do một số nguyên nhân khác: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải (AIDS). Suy gan mạn tính. Chẩn đoán bệnh thường khó khăn do triệu chứng lâm
sàng và sinh học không đặc hiệu. Định lượng bằng định lượng cortisol và ACTH

STTC là một cấp cứu nội khoa do thiếu hụt Glucocorticoid cấp tính, ít nhiều đi kèm
với thiếu Mineralocorticoid. Đây là một trong những nguyên nhân gây đột tử, bệnh
thường bị bỏ sót với chẩn đoán trụy tim mạch không rõ nguyên nhân. Do vậy nếu nghi
ngờ cần được điều trị kịp thời, tại chỗ ngay, không nên đợi KQ chẩn đoán xác định,

I.NGUYÊN NHÂN: dẫn tới giảm GC nên ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý của
cơ thể

1.Nguyên nhân do thượng thận

- Trên tuyến thượng thận tổn thương: nhiễm trùng, phẫu thuật tuyến thượng thận,
dùng thuốc (nhuận tràng, corticoid, rifampicin …)

- Xuất huyết tuyến thượng thận hai bên

- Rối loạn tổng hợp hormon thượng thận bẩm sinh: hiếm gặp, chỉ thấy ở nhi khoa

2. Nguyên nhân dưới đồi-tuyến yên: có thể là do dùng GC (khi chỉ định Corti trong
LS thì chỉ chỉ định dùng k nên quá lâu (7 - 10d), nếu phải dùng dài ngày vào buổi sáng
theo đúng nhịp SH, giảm liều từ từ)
Tác dụng của Cortisol: Lam đã trình bày => Bắt buộc phải bổ sung Cortisol (Liệu
pháp thay thế)

III.Triệu chứng lâm sàng

•Tổng trạng: suy sụp, mệt mỏi, sốt cao

•Trụy tim mạch: Hạ HA, sốc, mất nước,toan chuyển hóa. Sốc không tương xứng độ
nặng bệnh

•RL tiêu hóa: Buồn nôn, nôn nhiều, đau bụng cấp

•RL Thần kinh: RL tri giác, mê sảng

Next slide

IV.Điều trị suy thượng thận cấp

Điều trị cơn suy thượng thấp là một điều trị cấp cứu, không trì hoãn để khẳng định
chẩn đoán. Nếu nghi ngờ STTC, bệnh nhân cần được điều trị nhanh chóng, vì nếu
không, có thể dẫn đến tử vong.

1.Điều trị khẩn cấp

Với cơn suy tuyến thượng thận cấp, BN cần nhanh chóng được

- Truyền dịch để giữ ven, bắt đầu bằng NaCl 0,9% hay Glucose 5% => hiệu chỉnh sự
giảm thể tích, mất nước và hạ đường huyết

-Tiêm Hydrocortison hemisuccinat : 100mg tĩnh mạch

=> Sau đó chuyển người bệnh đến chuyên khoa, điều trị theo hướng: điều chỉnh nước-
điện giải, hormon thay thế. Thoi dõi tình trạng bệnh đều đặn

2. Điều trị ổn định


§ Bù nước–điện giải: Truyền 1 lít NaCl 0,9% /mỗi 4-6 giờ. Trung bình 4 lít/24 giờ.
§ Liệu pháp glucocorticoid: (Hormon thay thế)

24 giờ đầu

- Hydrocortison hemisuccinat tiêm bắp hoặc tĩnh mạch

- Nếu hydrocortisone không có sẵn, prednisolon là một lựa chọn thay thế.

Thường BN đáp ứng nhanh và cải thiện triệu chứng trong vòng 12 giờ

Các ngày tiếp theo

- Giảm dần liều Hydrocortioson hemisuccinat, tiêm liều nhỏ và cách quãng
- Sau 4-6 ngày, Hydrocortison được chuyển thành loại uống, rồi trở lại liều duy trì
khoảng 30mg/ngày

Ngoài ra điều trị các bệnh phối hợp nếu có,nâng cao thể trạng BN

2. bệnh Hen phế quản


Hình ảnh ở slide đầu: chủ đề của Ngày Hen thế giới (5/5/2020) “Enough Asthma
Death” (Đã quá đủ người chết vì hen phế quản) được tổ chức bởi WHO.
Đại cương bệnh hen phế quản
+ Định nghĩa: Hen phế quản là một bệnh lý đường hô hấp được đặc trưng bởi tình
trạng viêm đường dẫn khí mạn tính, đang có xu hướng gia tăng trong những thập niên
qua, đặc biệt các nước có thu nhập thấp và trung bình và ước tính sẽ ảnh hưởng đến
khoảng 339 triệu người trên toàn Thế giới chiếm 4% -14% dân số các nước (theo
GINA: Tổ chức phòng chống hen toàn cầu)
+ Cơ chế bệnh sinh: Khi các kháng nguyên hít vào bị bắt giữ bởi các tế bào trình diện
kháng nguyên và được trình diện cho tế bào lympho T. Các tế bào lympho T h đã được
hoạt hóa kích hoạt tế bào lympho B trở thành tương bào có khả năng sản xuất kháng
thể IgE đặc hiệu và gắn vào thụ thể IgE trên TB Mast, tiết ra các chất TGHH: histamin
(histamin gắn vào các thụ thể trên cơ trơn phế quản, gây co thắt và làm hẹp lòng phế
quản), cytokine (IL4, IL6: hoạt hóa quá trình viêm, bạch cầu tiết các chất trung gian
hóa học như leukotriene gây co cơ trơn phế quản).

+ Triệu chứng lâm sàng: Thường xảy ra vào ban đêm, gần sáng, khi thay đổi thời
tiết, tiếp xúc với dị nguyên,… khi vận động, gắng sức, xúc động. Điển hình bởi các
cơn khó thở đặc trưng. Đôi khi thấy hình ảnh lồng ngực biến dạng
+ Cơ chế corticoid điều trị hen phế quản: Ở cấp độ tế bào, corticosteroid ức chế
quá trình sản xuất yếu tố gây viêm trong đường thở (do ức chế phospholipase A2 và
ức chế tế bào Mast sản xuất các chất trung gian hóa học gây viêm bao gồm histamin,
leucotrien có vai trò chính gây hen) và giảm số lượng các yếu tố gây viêm trong
đường hô hấp
Nguồn ảnh: http://www2.hawaii.edu/~akoseki/steroasthma.pdf

● Sự nghiên cứu của corticoid trong kiểm soát bệnh hen suyễn trong lâm
sàng
Việc sử dụng corticosteroid lần đầu tiên để điều trị cơn hen cấp tính được biết đến là
vào năm 1956. Năm 1972, Clark đã báo cáo rằng beclomethasone dạng hít có hiệu quả
trong điều trị hen suyễn với ít tác dụng phụ hơn so với steroid đường toàn thân. Nhiều
báo cáo sau đó đã mô tả hiệu quả của prednisone đường uống và prednisolone,
methylprednisolone đường tiêm tĩnh mạch và triamcinolone, budesonide, và
fluticasone dạng hít trong kiểm soát của bệnh hen suyễn.
Bằng chứng lâm sàng về tác dụng của Corticosteroid trong điều trị hen suyễn:
Bài báo tổng quan về các nghiên cứu lâm sàng trên Annals of Thoracic Medicine
Link nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4166064/
+ Corticoid đường toàn thân: Corticosteroid toàn thân được sử dụng sớm trong quá
trình điều trị cơn hen cấp cho thấy có hiệu quả và được khuyến cáo ở các hướng dẫn
hen suyễn khác nhau như GINA và EPR3 → Kết luận: Glucocorticoid đường toàn
thân mang lại những lợi ích có ý nghĩa lâm sàng ở những bệnh nhân bị hen suyễn cấp
tính. Ở trẻ em thì dữ liệu hạn chế hơn, cho thấy lợi ích của steroid toàn thân được sử
dụng sớm, tỷ lệ nhập viện giảm.
+ Corticoid dạng hít (ICS): Việc sử dụng ICS trong điều trị hen suyễn cấp tính đã
được nghiên cứu trong các bối cảnh:
● So với giả dược (phác đồ điều trị chuẩn trước đó): → kết luận một nghiên cứu
RCT so sánh hiệu quả của ICS với giả dược trong đợt cấp hen suyễn cấp tính
cho thấy rằng ICS tốt hơn giả dược, đặc biệt khi được sử dụng ở liều cao và
cho những bệnh nhân có đợt cấp nặng
● So với corticosteroid toàn thân → kết luận: Khi ICS được so sánh với
corticosteroid toàn thân trong các nghiên cứu khác nhau, các kết luận mâu
thuẫn nhau.
● So sánh với thêm vào liệu pháp điều trị bằng steroid toàn thân với sự tiếp tục
dùng duy trì sau khi xuất viện → Kết luận: Corticosteroid dạng hít cũng được
sử dụng như một liệu pháp bổ sung cho corticosteroid toàn thân và tiếp tục duy
trì sau khi xuất viện
Kết luận: Corticosteroid đóng một vai trò quan trọng trong điều trị cơn hen kịch phát
cấp tính cũng như duy trì điều trị sau khi xuất viện.

● Glucocorticoid trong hướng dẫn điều trị hen phế quản của Bộ Y tế
Việc sử dụng ICS sớm đã tạo ra một cuộc cách mạng trong việc kiểm soát bệnh hen
suyễn, với việc giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn và cải thiện tình trạng sức
khỏe. ICS hiện được khuyến cáo là liệu pháp đầu tay cho bệnh nhân hen dai dẳng.
+ Trong hướng dẫn của bộ Y tế
Để đạt được kết cục lâm sàng tốt nhất, bệnh nhân nên bắt đầu dùng thuốc kiểm
soát hen có chứa ICS cáng sớm càng tốt, ngay sau khi hen được chẩn đoán.
Một số Corticoid dạng hít đang được sử dụng trong điều trị hen phế quản:
Beclomethasone dipropionate (Biệt dược: Qvar); Budesonide (Pulmicort); Fluticasone
(Flovent), Mometasone (Asmanex), Mometasone/formoterol (Dulera),
Budesonide/Formoterol (Symbicort), Fluticasone/Salmeterol (Advair) – corticoid kết
hợp bao gồm steroid và một loại thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài

Điều trị hen theo bậc: Đối với mỗi bệnh nhân, một khi đã khởi động điều trị
hen, thuốc kiểm soát hen sẽ được điều chỉnh bằng cách tăng hoặc giảm bậc nhằm
kiểm soát tốt triệu chứng và giảm thiểu nguy cơ trong tương lai gồm đợt cấp, giới hạn
luồng khí dai dẳng và tác dụng phụ của thuốc
Trong đó (ảnh):
ICS: corticoid dạng hít
LABA: đồng vận b2 tác dụng kéo dài
SABA: đồng vận b2 tác dụng ngắn
LTRA: kháng thụ thể Leukotriene
FOR: formoterol
# Cân nhắc thêm liệu pháp miễn dịch giải mẫn cảm dưới lưỡi (SLIT) ở những người
bệnh hen nhạy cảm với mạt nhà kèm viêm mũi dị ứng và FEV1 >70% dự đoán
Kết luận: Nhận xét về glucocorticoid trong chỉ định điều trị hen của BYT: Là thuốc
được ưu tiên chỉ định để kiểm soát và được sử dụng bổ trợ để cắt cơn hen cấp tính.
Hầu hết dùng dưới dạng hít (ICS) có tác dụng tại chỗ, ítgây tác dụng phụ trên toàn
thân. Được kết hợp với thuốc đối kháng muscarinic tác dụng dài (LAMA) và chủ vận
β2 tác dụng dài (LABA)
ICS rất hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng hen suyễn ở bệnh nhân hen ở
mọi lứa tuổi và mức độ nghiêm trọng. ICS cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân hen suyễn và cho phép nhiều bệnh nhân có cuộc sống bình thường, cải thiện
chức năng phổi, giảm tần suất đợt cấp và có thể ngăn ngừa những thay đổi đường thở
không hồi phục.
Nguồn:
Rodrigo, G. J. (2006), “Rapid Effects of Inhaled Corticosteroids in Acute Asthma”,
Chest, 130(5), 1301–1311.
Alangari, A. (2014), “Corticosteroids in the treatment of acute asthma”, Annals of
Thoracic Medicine, 9(4), 187.
Mai Tất Tố, Vũ Thị Trâm (chủ biên) (2007), Dược lý học, tập 2. NXB Y học.
Bộ Y tế (2009), Dược thư Quốc gia Việt nam, NXB Y học.
Laurence L. Bruton, Keith L. Parker, Donald K. Blumenthal, Iain I.O. Buxton (2011),
Goodman & Gilman’s Pharmacological Basis of Therapeutics 12th ed., The McGraw-
Hill
3. bệnh Viêm khớp dạng thấp
I.Viêm khớp dạng thấp:
-Là một bệnh tự miễn
Là một bệnh khớp mạn tính ở người lớn, biểu hiện bằng viêm không đặc
hiệu màng hoạt dịch của nhiều khớp, diễn biến kéo dài, tăng dần, cuối cùng
dẫn tới dính và biến dạng khớp
-Trong khớp bình thường, sụn và hoạt dịch tạo thành lớp đệm giúp xương
không cọ xát vào nhau, cho phép chúng ta dễ dàng và thoải mái khi cử động.
-Trong viêm khớp dạng thấp, các khớp bị viêm do phản ứng miễn dịch của
cơ thể (Kích hoạt lympho Th, hoạt hóa lympho B sx tự kháng thể coi màng hoạt
dịch ổ khớp là dị vật. kết quả gây sưng, đau mất chức năng, có thể gây phá hủy
và biến dạng khớp.
II. Lựa chọn glucocorticoid:
-do VKDT là bệnh viêm mạn tính =>glucocorticoid có tác dụng chống viêm
mạnh hơn nhiều lần so với NSAIDs=>chỉ định trong các đợt tiến triển và hoạt
động mạnh của bệnh
-do VKDT là phản ứng viêm do phản ứng miễn dịch =>glucocorticoid có tác
dụng ức chế miễn dịch
Cơ chế ức chế miễn dịch:
- Tác dụng ức chế miễn dịch
Corticosteroid tác dụng chủ yếu trên miễn dịch tế bào, ít gây ảnh hưởng đến
miễn dịch dịch thể. Cụ thể:
•        Ức chế tăng sinh các tế bào lympho T, giảm sản xuất Interleukin 1 và 2
•        Giảm hoạt tính gây độc tế bào của các lympho T và các tế bào diệt tự
do NK, từ đó ức chế sản xuất Interleukin 2 và interferon gamma.
•        Ức chế sản xuất TNF, giảm hoạt tính diệt khuẩn, gây độc và nhận diện
kháng nguyên của đại thực bào

=> glucocorticoid có tác dụng


-ức chế tăng sinh các tế bào lympho T, giảm sản xuất Interleukin 1
-giảm hoạt tính nhận diện kháng nguyên của đại thực bào
*Chỉ định:

(HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP BỘ Y TẾ)

Bệnh nhân viêm khớp cần thuốc tác dụng trong thời gian ngắn, tác dụng mạnh ít tác
dụng không mong muốn.
=> Methylprednisolone, Prednisolone, Triamcinolone (thuốc tác dụng trong thời gian
trung bình (12-36h)
-Không lựa chọn cortison và hydrocortison do tác dụng chống viêm yếu
-Không sử dụng dexamethason vì theo dược thư quốc gia thì ko lựa chọn
dexamethason cho viêm mạn do ức chế sự tăng trưởng, ức chế trục vùng dưới đồi,
tuyến yên,tuyến thượng thận-TDKMM nặng
-Nên sử dụng glucocorticoid không yêu cầu chuyển hóa. Ví dụ prednisolone thay vì
prednisone làm giảm ảnh hưởng tới gan của thuốc và không phải hiệu chỉnh liều ở
bệnh nhân suy gan

4. bệnh Lupus ban đỏ hệ thống


I. Định nghĩa:
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lý tự miễn của mô liên kết có tổn thương
nhiều cơ quan do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, đặc trưng
bởi sự có mặt của kháng thể kháng nhân và nhiều tự kháng thể khác.
Các cơ quan thường bị tổn thương bao gồm khớp, da, thận, tế bào máu,
tim, phổi, thần kinh
Lupus ban đỏ hệ thống Systemic Lupus Erythematosus -SLE hay còn
gọi là bệnh Lupus ban đỏ rải rác là bệnh tự miễn hệ thống với tổn
thương viêm mạn tính tổ chức liên kết biểu hiện bằng tổn thương ngoài
da là các ban đỏ kèm theo các tổn thương nội tạng (khớp, thận, thành
mạch,..)
II. Nguyên nhân:
- Chưa rõ ràng, nhưng có yếu tố gen và môi trường.
- Bất thường về miễn dịch.
- Yếu tố di truyền: tỷ lệ cao ở người có HLA DR2 , HLA DR3.
- Yếu tố thuận lợi làm khởi phát : Nhiễm khuẩn, thuốc, hoá chất,
hormon giới tính…

III. Cơ chế bệnh sinh.


Giả thuyết về bệnh sinh của SLE như sau: do mất cân bằng Ts và Th
( giảm số lượng TB Ts) làm giải ức chế dòng TB cấm, sinh ra tự kháng
thể chống nhân TB và hình thành phức hợp miễn dịch (PHMD). PHMD
lưu hành sẽ hoạt hóa bổ thể. PHMD có ái tính đặc biệt với thận nhưng
có thể lắng đọng ở những nơi khác như: da, khớp, TK, tiêu hóa,..
PHMD lắng đọng, bổ thể được hoạt hóa, ĐTB và các BC đến thực bào
PHMD, sự phóng thích các hoạt chất của BC đa nhân trung tính tại nơi
PHMD lắng đọng gây tổn thương tổ chức.
IV. Cơ chế tác dụng của Glucocorticoid.
-  Ức chế tăng sinh các tế bào lympho T, giảm hoạt tính gây độc tế bào của các
lympho T và các tế bào diệt tự do NK => ức chế miễn dịch.
-  Ức chế các dòng BC đơn nhân, đa nhân đi vào mô để khởi phát phản ứng
viêm.
- Ức chế phospholipase A2 gây giảm Leucotrien và Prostaglandin => ức chế
phản ứng viêm.

V. Lựa chọn Glucocorticoid trong điều trị.


- Liệu pháp glucocorticoid: dùng đường toàn thân.

- Chỉ định: lupus ban đỏ có đe dọa tính mạng như có tổn thương thần kinh, giảm

tiểu cầu, thiếu máu huyết tán hoặc lupus ban đỏ không đáp ứng với các biện

pháp điều trị bảo tồn.

- Liều dùng:

➢ 1-2mg/kg đường uống. Khi bệnh kiểm soát tốt, giảm liều prednisolon 10% mỗi

7-10 ngày.
➢ Dùng methylprednisolon đường tĩnh mạch 500mg mỗi 12 giờ trong 3-5 ngày

được dùng trong các trường hợp tổn thương thận tiến triển nhanh, tổn thương

thần kinh nặng và giảm tiểu cầu nặng. Sau đó chuyển sang dùng corticoid bằng

đường uống và giảm liều tương tự như trên.

- Có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với Cyclophosphamide, Azathioprine,

Methotrexate (các thuốc ức chế miễn dịch) khi lupus không đáp ứng với

corticoid hoặc xuất hiện tác dụng phụ nặng của corticoid.

Tài liệu tham khảo: Lê Thị Luyến (2017) Bệnh học, Nhà xuất bản Y học.

KẾT LUẬN

1. Chỉ định trên lâm sàng


1. DĐH, DLH và chỉ định chính của các Corticoid

Hấp thu nhanh, skd cao


Lk vs pro trên 80%→ chú ý tương tac thuốc, có k/n qua nhau thai vào sữa
mẹ
Thải trừ chủ yếu qua gan → chú ý hiệu chỉnh liểu
3 td chính: chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch
→ ứng dụng rộng rãi để thay thế hormn

Chống viêm quan2 cơ chế


- Cơ chế qua gen: GC theo dòng máu đến các tb đích là các tb miễn dịch,
gắn vào bộ gen của TB này làm giảm tổng hợp protein gây viêm:
bradykinin, leucotrien,....
+ Liều thấp: gắn vào các gen tổng hợp protein gây viêm và ức chế
các gen này
+ Liều cao: gán vào các gen chống viêm và kích thích gen này
=> Tác dụng xuất hiện chậm
- Cơ chế không qua gen: gắn trực tiếp lên các thụ thể mGCR (Membrane
Glucocorticoids receptor) và ức chế trực tiếp quá trình viêm => Tác dụng
nhanh chóng (là cơ chế phát hiện ra gần đây)

2. Ứng dụng lâm sàng của các Corticoid trong 1 số bệnh cụ thể

Bệnh Vai trò Thuốc lựa chọn


Suy vỏ thượng thận
Thay thế hormon Hydrocortison
Hen phế Chống viêm ICS
Kết hợp với các thuốc
khác: LABA, LAMA

VIêm khớp dạng chống viêm Methylprednisolone,


thấp ức chế miễn dịch Prednisolone,
Triamcinolone (thuốc
tác dụng trong thời gian
trung bình (12-36h)
Lupus ban đỏ ức chế phản ứng viêm Methylprednisolon ,
ức chế miễn dịch.
Prednisolon.

You might also like