You are on page 1of 13

Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Trường Đại Học Y Dược

BÀI TIỂU LUẬN SINH LÝ


HORMON TUYẾN VỎ THƯỢNG THẬN

Nhóm 5 – SMP2053 5 Thứ 2 Tiết 9-10

Hà Nội – 2021
Bảng phân công công việc nhóm 5:

Họ và tên MSV Lớp Phân công Đánh Giá


Phạm Thành Nam 20100260 65 CLC RHM Câu 1 Tốt
Nguyễn Danh Công 20100231 65 CLC RHM Tốt
Trần Duy Dương 20100233 65 CLC RHM Câu 2 Tốt
Trần Văn Đông 20100235 65 CLC RHM Tốt
Trương Anh Huy 20100248 65 CLC RHM Câu 3 Tốt
I. Tổng hợp và chức năng các hormon của tuyến vỏ thương thận
1. Bản chất và phân loại

Nhóm hormon được tiết ra từ vỏ thượng thận có tên gọi là Corticosteroid. Những
hormon này được tổng hợp từ steroid cholesterol, công thức hóa học tương tự nhau,
đều có nhân chung sterol gồm ba vòng sáu cạnh và một vòng năm cạnh.

Dựa vào cấu tạo và tác dụng chính, các hormone vỏ thượng thận được chia làm ba
nhóm là:

 Nhóm hormon vỏ chuyển hóa đường (glucocorticoid) với đại diện là cortisol
chiếm 95% hoạt tính của nhóm

 Nhóm hormon vỏ chuyển hóa muối nước (mineralocorticoid) với đại diện là
Aldosteron chiếm 90% tổng hoạt tính.

 Nhóm hormone sinh dục androgen có vai trò không đáng kể.

2. Tổng hợp và bài tiết hormone vỏ thượng thận


2.1. Vỏ thượng thận

Vỏ thượng thận có 3 lớp theo thứ tự từ ngoài vào trong là cầu, bó và lưới

 Lớp cầu là lớp tế bào mỏng ngoài cùng của lớp vỏ, chứa các enzyme tổng hợp
aldosterone. Angiotensin II và kali của dịch ngoại bào điểu khiển sự bài tiết
aldosterone của lớp này.
 Lớp bó nằm ở giữa vỏ thượng thận, tiết các glucocorticoid mà quan trọng nhất
là cortisol, ngoài ra nó còn tiết một lượng nhỏ hormon sinh dục. Sự bài tiết của
lớp bó được kích thích bởi ACTH vốn là một hormon do thùy trước tuyến yên
tiết ra.
 Lớp lưới, vùng trong nhất của vỏ, tiết ra hormon sinh dục và một ít
glucocorticoid. ACTH cùng tham gia điều hòa sự bài tiết của lớp này.

2.2. Con đường tổng hợp

Các hormon từ tuyến vỏ thượng thận đều được tổng hợp từ những mẩu acetat theo con
đường cholesterol, qua chặng trung gian là pregnenolon và progesterone, cuối cùng qua
hydrat hóa tạo thành sản phẩm.

Sơ đồ sau đây khái quát sự tổng hợp của cả ba nhóm hormon qua các chất đại diện của
nó:
3. Chức năng các hormone

3.1. Glucocorticoid:

Cortisol chiếm ít nhất 95% hoạt tính glucocorticoid của hormon vỏ thượng thận.

3.1.1 Tác dụng của cortisol lên chuyển hóa carbohydrate:

 Tăng tạo đường mới ở gan (tạo glucose từ nguồn nguyên liệu là protein và các
chất khác). Dưới tác dụng của cortisol mức tăng có thể gấp 6-10 lần. Sự tăng tạo
đường được thực hiện dưới hai tác dụng của cortisol là:
 Cortisol làm tăng tất cả các enzym tham gia trong quá trình chuyển hoá acid
amin thành glucose ở gan.
 Cortisol làm tăng huy động acid amin từ các mô ngoài gan (chủ yếu từ cơ và
huyết tương) vào gan.

 Giảm tiêu thụ glucose ở tế bào khắp nơi trên cơ thể

Do vừa tăng tạo đường vừa giảm tiêu thụ glucose, cortisol sẽ làm tăng đường huyết và
có thể gây đái tháo đường.
3.1.2 Tác dụng lên chuyển hóa protein:

 Giảm protein dự trữ của các tế bào trong cơ thể trừ của gan do một mặt nó làm
tăng thoái hóa protein, mặt khác làm giảm sinh tổng hợp protein.
 Tăng vẫn chuyển acid amin vào tế bào gan, đồng thời tăng hàm lượng enzyme
tham gia quá trình tổng hợp protein ở gan do đó làm tăng quá trình tổng hợp
protein và tạo đường mới
 Tăng nồng độ acid amin huyết tương và giảm vận chuyển acid amin vào tế bào
trừ gan.

3.1.3 Tác dụng lên chuyển hóa lipid:

 Tăng thoái hóa lipid ở các mô mỡ do đó làm tăng nồng độ acid béo tự do trong
huyết tương.
 Tăng oxy hóa acid béo tự do ở tế bào để tạo năng lượng.

Dù có tác dụng thoái hóa lipid nhưng khi cortisol được bài tiết quá nhiều thì lại làm
tăng lắng đọng mỡ và rối loạn phân bố mỡ trong cơ thể, thường bị ứ đọng ở mặt, vùng
ngực, bụng. Cơ chế gây ra việc này được cho là do cortisol làm tăng bài tiết insulin.

3.1.3 Tác dụng chống stress:

 Trong tình trạng stress, nồng độ ACTH tăng nhanh trong máu khiến sự bài tiết
cortisol cũng tăng để chống lại stress.
 Những loại stress khiến tăng nồng độ cortisol thường là chấn thương, nhiễm
khuẩn, quá nóng hoặc lạnh, căng thẳng thần kinh,…
 Cơ chế chống stress của cortisol được cho là: cortisol huy động nhanh nguồn
acid amin và mỡ dự trữ để cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho việc tổng
hợp các chất khác bao gồm glucose hoặc purin, pyrimidin, creatin, chúng đều là
các chất quan trọng trong việc duy trì đời sống tế bào và sản sinh tế bào mới.

3.1.4 Tác dụng chống viêm:


Cortisol có thế làm giảm tất cả các giai đoạn của quá trình viêm do đó có tác dụng
chống viêm mạnh được giải thích bằng hai cơ chế sau:

 Cortisol làm vững bền màng lysosome làm nó khó phồng căng và khó vỡ. Hầu
hết các enzyme phân giải protein được giải phóng từ mô viêm và làm tăng phản
ứng viêm đều được dự trữ trong các lysosome, vì vậy khi lysosome khó vỡ thì
những ản phẩm trên không được bài tiết
 Cortisol ức chế phospholipase A2 là enzyme tham gia quá trình tổng hợp
prostaglandin, leukotriene do vậy làm giảm phản ứng viêm bởi hai chất này gây
ra.

3.1.5. Tác dụng chống dị ứng:

Khi có dị nguyên xâm nhập vào cơ thể, sự phản ứng giữa nó với kháng thể tạo ra phức
hợp, từ đặc điểm của kháng thể khiến cho phức hợp này có khả năng gắn với dưỡng
bào và bạch cầu ưa toàn khiến cho màng tế bào của chúng bị vỡ và sau đó giải phóng
các chất có tác dụng giãn mạch, tăng tính thấm của mao mạch như histamine, từ đó gây
ra dị ứng.

Cortisol tuy không ảnh hưởng đến phản ứng giữa dị nguyên và kháng thể nhưng có thể
ức chế giải phóng histamine, do vậy nó làm giảm hiện tượng dị ứng.

3.1.6. Tác dụng lên tế bào máu và hệ thống miễn dịch:

 Làm giảm bạch cầu ưa toàn và bạch cầu lympho


 Làm giảm kích thước các mô lympho trong cơ thế như giảm kích thước hach,
tuyến ức.
 Làm giảm sản xuất lympho T và kháng thể thể do vậy nếu dùng cortisol kéo dài
sẽ gây nhiễm trùng, ngược lại dùng cortisol sẽ làm giảm hiện tượng loại bỏ
manh ghép trong trường hợp ghép tim, thận và các mô khác.
 Làm tăng sản sinh hồng cầu

3.1.7. Các tác dụng khác


 Tăng bài tiết Hcl của dịch vị, nếu dùng cortisol lâu có thể gây viêm loét dạ dày.
 Nộng độ cortisol tăng có thể làm tăng áp lực nhãn cầu.
 Khi nồng độ cortisol tăng sẽ ức chế hình thành xương bằng cách làm giảm quá
trình sinh tế bào, giảm sinh tổng hợp ARN, protein, collagen của xương.

3.2 Mineralocorticoids – Aldosterone

 Tăng tái hấp thu ion natri và tăng bài xuất ion kali ở tế bào ống thận

Aldosteron khi đến tế bào ống thận sẽ hoạt hóa các gen ở nhân tế bào, làm tăng tổng
hợp enzym và protein vận chuyển. Một enzyme trong số đó tăng một cách đặc biệt là
Na+, K+ - ATPase. Enzym này là thành phần của bơm Na+- K+ ở màng đáy – bên của tế
bào ống thận, do đó làm tăng tái hấp thu ion natri và thải ion kali. Cơ chế này không
gây ra tác dụng ngày tức khắc mà phải 30 phút sau ARN thông tin mới được tổng hợp
và sau 45 phút mức vận chuyển natri mới bắt đầu tăng.

 Tác dụng lên thể tích dịch ngoại bào và huyết áp động mạch:

Nếu nồng độ aldosteron tăng thì thể tích dịch ngoại bào tăng từ 5-15%, huyết áp động
mạch tăng từ 15-25mmHg.

Nếu nồng độ aldosteron giảm, thì nồng độ ion natri và thể tích ngoại bào giảm. Mặt
khác nồng độ Kali trong dịch ngoại bào sẽ tăng, khi nó tăng từ 60-100% trên mức bình
thường sẽ xảy ra ngộ độc tim, cơ tim không co được.

 Tác dụng đối với tuyến mồ hôi và tuyến nước bọt:

Aldosteron có tác dụng tăng tái hấp thụ ion natri và bài tiết ion kali trên tế bào ống
tuyến mồ hôi và nước bọt. Do đó, trong môi trường nóng, aldosteron có thể làm giảm
lượng muối mất đi qua con đường bay mồ hôi.

3.3 Androgen

 Ở nam giới: nếu các chức năng của tuyến sinh dục bình thường thì lượng
hormone sinh dục bài tiết ở tuyến vỏ thượng thận chỉ chiếm một lượng nhỏ và
tác dụng không đáng kể. Ở người trưởng thành, việc bài tiết quá mức androgen
ở tuyến này không biểu hiện lâm sàng, tuy nhiên nếu xảy ra ở trẻ em thì sẽ có
hiện tượng dậy thì sớm.
 Ở nữ giới: nếu androgen ở tuyến vỏ thượng thận được bài tiết quá nhiều như
trong hội chứng cushing, u tuyến thượng thân hoặc tăng sản thượng thận bẩm
sinh sẽ gây hiện tượng nam hóa.

II Nguyên nhân và cơ chế của hội chứng cushing

- Nguyên nhân: sự tăng cao lượng cortisol do sự ưu năng vỏ thượng thận

+ U tế bào bài tiết cortisol: sự tăng lên bất thường của tế bào tiết cortisol nên
gây tăng cao bất thường lượng cortisol

+ U vỏ thượng thận: tăng số tế bào vỏ thượng thận một cách bất thường gây ra
lượng hormone cortisol tăng bất thường

+ U tế bào chế tiết ACTH của tuyến yên: tăng lên bất thường số lượng tế bào
chế tiết ACTH => tăng bất thường lượng ACTH:

 ACTH tác dụng lên cấu trúc tuyến vỏ thượng thận làm tăng sinh tế bào vỏ
thượng thận đặc biệt là lớp bó và lớp lưới trong đó lớp bó tiết cortisol =>
tăng ACTH làm tăng cortisol.

 ACTH tác dụng lên chức năng tuyến vỏ thượng thận gây tăng tổng hợp và
bài tiết hormon => tăng ACTH làm tăng cortisol.

- Cơ chế:

+ Gây biểu hiện đái tháo đường:

 Cortisol làm tăng các enzyme tham gia quá trình chuyển hóa acid amin(aa)
thành glucose ở gan

 Cortisol làm tăng vận chuyển aa từ cơ vào huyết tượng về gan tạo glucose
 Cortisol làm giảm mức tiêu thụ glucose do cortisol làm giảm sự oxi hóa
NADH thành NAD+ vì NADH phải được oxi hóa mới tiêu hóa được glucose

+ Da dễ nứt, cơ yếu và đặc biệt gây loăng xương nặng do thiếu protein, collagen:

 Cortisol làm tăng giảm dự trữ protein trong các tế bào trừ gan

 Cortisol làm tăng thoái hóa protein và làm giảm tổng hợp protein là do giảm
vận chuyển aa vào các tế bào ngoài gan và giảm sự tạo thành RNA cho tổng
hợp protein

+ Ngực, bụng trên béo, mặt phù tròn và rối loạn mô mỡ trong cơ thể:

 Tăng mức hấp thu qua mức của thức ăn làm cho mô mỡ trong một số bộ
phận cơ thể tăng nhanh hơn so mới mức bị huy động và bị oxi hóa

 Tăng lắng động mỡ và rối loạn phân bố mỡ trong cơ thể

+ Tăng huyết áp:

 Do tác dụng giữ muối nước nhẹ của cortisol

III. Case study

Case:

- H được chẩn đoán mắc đái tháo đường type1 khi 12 tuổi.
=> đái tháo đường typ1=tiểu đường thiếu insulin (tiểu đường phụ thuộc Insulin), có
thể bẩm sinh hoặc mắc vs người dưới 40 tuổi.

- Lúc đó H có các biểu hiện khát nước, đi tiểu liên tục, sút cân nhanh mặc dù anh
ấy vẫn thèm ăn và ăn nhiều.
=> các dấu hiệu của tiểu đường

- Xét nghiệm cho thấy:


+ Huyết áp lúc nằm là 90/55 mmHg, lúc đứng là 75/45 mmHg (máu dồn xuống
chân và phần dưới cơ thể -> huyết áp đo ở tay giảm)
=> hiện tượng hạ huyết áp tư thế
+ Đường máu cao
=> Cơ chế gây tăng đường máu do thiếu hụt insulin
+ Xuất hiện đường niệu và ceton niệu
=> Do rối loạn chuyển hóa đường, ceton niệu -> rối loạn chức năng thận

1. Cơ chế gây tăng đường huyết do thiếu hụt Insulin

Insulin là một hormone do tuyến tụy nội tiết tiết ra (được sản xuất bởi các tế bào beta
của đảo tụy), tồn tại dưới dạng tự do trong máu, có tác dụng chuyển hóa glucid. Các tác
dụng ấy bao gồm ‘Tăng thoái hóa glucose ở cơ’, ‘Tăng dự trữ glycogen ở cơ’, Tăng thu
nhập, dự trữ và sử dụng glucose ở gan’ và ‘Ức chế quá trình tạo đường mới’. Ở đây,
với bệnh nhân mắc đái tháo đường type I, cơ thể không sản xuất đủ Insulin để điều tiết
đường trong máu khiến đường huyết tăng cao.

Đái tháo đường type I là bệnh mà ở đó các tế bào beta bị phá hủy bởi phản ứng tự miễn
dịch (là phản ứng miễn dịch với những phần bình thường của cơ thể) để Insulin không
còn được tổng hợp hoặc tiết vào máu. Trong case trên, bệnh nhân có những dấu hiệu
kinh điển của tiểu đường type I như tiểu nhiều, khát nước, sút cân nhanh dù them ăn và
ăn nhiều. Đái tháo đường type I có thể do bẩm sinh hoặc mắc ở người dưới 40 tuổi.

Nguyên nhân lượng đường huyết tăng do thiếu hụt Insulin thì có 2 nguyên nhân:
- Thứ nhất, vì thiếu hụt Insulin nên mất đi hormone hạn chế quá trình tạo ra đường mới
(một trong những tác dụng của Insulin). Insulin làm giảm số lượng và hoạt tính của các
enzyme tham gia và hạn chế sự giải phóng các acid amin từ các mô khác vào gan
(nguyên liệu) trong quá trình tạo đường mới. Mất lượng lớn Insulin tức là tăng quá
trình tạo đường mới trong cơ thể.
- Thứ hai, sự thiếu hụt Insulin cũng làm các kênh vận chuyển của màng tế bào không
thể mở để tiếp nhận glucose từ máu -> lượng glucose còn lại trong máu cao.

Kết quả là cơ thể cần nguồn năng lượng khác thay thế, đó là ceton (được sản xuất ở
gan). Nhưng ở mức độ cao sẽ gây nguy hiểm dẫn đến nhiễm acid do tăng xeton huyết.
2. Giải thích hiện tượng hạ huyết áp tư thế

Hạ huyết áp tư thế là hiện tượng giảm huyết áp khi đứng, cụ thể huyết áp tâm thu giảm
ít nhất 20 mmHg và huyết áp tâm trương giảm ít nhất 10 mmHg.

Hạ huyết áp tư thế xảy ra khi cơ chế cân bằng nội môi bị rối loạn:
- Mất nước, giảm thể tích máu
- Rối loạn đường truyền và cung phản xạ của thần kinh tự chủ. Trong case này, là do
biến chứng của bệnh đái tháo đường, bệnh gây ra gián đoạn hoạt động gửi tín hiệu điều
hòa huyết áp của dây thần kinh tự chủ.
- Do các bệnh lý về tim, thần kinh
- Do dùng thuốc

Cơ chế của hiện tượng hạ huyết áp tư thế là do khi thay đổi tư thế từ nằm sang đứng,
máu dưới tác dụng của trọng lực bị dồn về phía tĩnh mạch vùng thấp (tĩnh mạch chi
dưới) - nguyên tắc “nước chảy chỗ trũng” và được giữ lại ở đó. Từ đó, sự hồi lưu tĩnh
mạch giảm kéo theo giảm cung lượng tim. Kết quả là huyết áp giảm, ngoài ra, máu và
oxi cho não cũng giảm có thể gây ra rối loạn nhận thức thậm chí ngất xỉu.

3. Lý do xuất hiện đường niệu và ceton niệu:

Do rối loạn chuyển hóa đường, cụ thể là bệnh đái tháo đường type I, do thiếu hụt
Insulin dẫn đến đường huyết tăng cao, thận không thể lọc hết, nên nước tiểu sẽ chứa
glucose.

Còn một nguyên nhân nữa làm xuất hiện đường niệu kể cả khi lượng đường trong máu
bình thường. Đó là do rối loạn chức năng thận, thận bị tổn thương nên không thể giữ
lại đường khiến đường được thải qua nước tiểu.

Như đã đề cập ở trên, do thiếu hụt Insulin mà cơ thể cần một năng lượng khác để thay
thế, đó chính là ceton. Mức độ cao khiến nồng độ ceton niệu tăng lên có thể dẫn đến
các biến chứng của bệnh tiểu đường như nhiễm acid (pH giảm bất thường) hay nhiễm
toan ceton vì các thể cetonic đều là các acid mạnh.

You might also like