You are on page 1of 8

CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

LÝ DO
Mục đích của buổi học này là giúp SV hiểu rõ các sản phẩm của con đường chuyển hóa
năng lượng thông qua các bất thường liên quan tới ty thể.
MỤC TIÊU Sau khi học xong sinh viên có thể
1. Trình bày được các sản phẩm trong chuyển hóa năng lượng
2. Giải thích được sự tăng lactate máu và giảm các acid amin thiết yếu.
3. Nêu được vai trò của Coenzym Q10 trong chuyển hóa năng lượng.
4. Giải thích được cơ chế đột biến gene liên quan tới bệnh ty thể.
HƯỚNG DẪN
Sinh viên phải học những tài liệu hướng dẫn dưới đây trước khi vào buổi học:
1. Lâm Vĩnh Niên. Chuyển hóa năng lượng. Sách Hóa Sinh Y học, nhà xuất bản Y học
Tp.HCM, 2015.
2. Vasudevan DM, Sreekumari S, Kannan aidyanathan. Textbook of Biochemistry for
Medical Students, Jaypee Brothers Medical Publishers, 2011, pp 19-27.
Tình huống lâm sàng:
Bệnh nhi nữ, 16 tháng tuổi nhập viện do cha mẹ bé phát hiện bé có biểu hiện yếu cơ và
chậm phát triển tinh thần vận động so với các bé cùng trang lứa. Tiền căn bé có những cơ
co giật toàn thân, thỉnh thoảng bị cơn tím tái và khó thở. Khám ghi nhận có rung giật
nhãn cầu. Bác sĩ nghi ngờ bé bị bệnh lý ty thể và cho làm mốt số xét nghiệm liên quan
đến chuyển hóa, kết quả ghi nhận:
➔ tăng acid lactic máu 3 mmol/L (bình thường 0,5-2,2 mmol/L)
➔ citrulline máu giảm 5µmol/L (bình thường 15-30 µmol/L)
➔ kết quả pyruvate máu, NH3 máu bình thường.
Bé được điều trị bằng bổ sung coenzyme Q10.
1. Lý giải nguyên nhân dẫn tới kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân.
2. Giải thích vai trò của coenzyme Q10 trong điều trị bệnh trên.
3. Giải thích cơ chế đột biến gene gây bệnh và tư vấn di truyền cho gia đình.
Câu 1: Lý giải nguyên nhân dẫn tới kết quả xét nghiệm máu của
bệnh nhân.
- Axit lactic được sản xuất bởi quá trình phân hủy glycogen kị khí. Nói cách khác,
axit lactic được sản xuất như hậu quả của quá trình chuyển hóa carbohydrat trong
môi trường mà các tế bào không có đủ oxy để có thể chuyển carbohydrat thành các
sản phẩm tận là CO2 và H2O. Một ví dụ minh họa cho tình huống nói trên là khi
có tình trạng hoạt động thể lực quá mức. Axit lactic được sử dụng cho quá trình co
cơ khi nhu cầu năng lượng vượt quá khả năng cung cấp oxy.
- Do bệnh lý ty thể, ty thể trong tế bào bị mất chức năng dẫn tới cơ quan không đủ
năng lượng cho hoạt động chuyển sang con đường kỵ khí acid lactic tăng cao
NADH/NAD+ tăng NADPH/NADP+ giảm sự hình thành NO và citrulline
ít xảy ra citrulline giảm

- Tỉ lệ NADH/NAD+ trong ty thể tăng gây hoạt hóa PDH kinase và ức chế phức hợp
PDH dẫn đến ức chế oxy hóa pyruvate thành Acetyl-CoA oxaloacetat được tạo
thành aspartat ure Pyruvate máu bình thường
- Sự hình thành NO trong động vật có vú là quá trình có sự tham gia của enzyme NO
synthase (NOS). Họ enzyme này chuyển arginine thành citrulline và NO trong
phản ứng có sự tham gia của NADPH và Oxygen.
- Ammonia và carbon dioxide phản ứng với ornithine để tạo thành citrulline thông
qua carbamoyl phosphate. Tiếp theo, citrulline đưa nhóm amino của axit aspartic
vào arginine và tiếp tục thủy phân thành urê và ornithine dưới tác dụng của
arginase. Cuối cùng tiêu thụ năng lượng ATP để tạo ra một phân tử urê từ hai phân
tử amoniac.

Câu 2. Giải thích vai trò của coenzyme Q10 trong điều trị
bệnh trên.
● Tổng quan:
Ty thể là nhà máy năng lượng cho cơ thể chúng ta. Mỗi một tế
bào có khoảng vài nghìn ty thể. Nhiệm vụ của nhà máy này là
thực hiện quá trình hô hấp tế bào để chuyển hóa các chất từ thức
ăn đã hấp thụ thành nguồn năng lượng. Ty thể sản xuất 90%
năng lượng mà cơ thể chúng ta cần cho các hoạt động.

Bệnh ty thể là những bệnh mãn tính kéo dài, xảy ra do di truyền,
thường là những hội chứng di truyền xảy ra khi ty thể không sản
sinh đủ năng lượng cho các hoạt động chức năng. Bệnh có thể
bắt đầu xuất hiện ngay sau khi sinh hoặc cũng có thể xảy ra ở
bất kỳ lứa tuổi nào.

Bệnh nhân có tiền căn: có những cơ co giật toàn thân, thỉnh


thoảng bị cơn tím tái và khó thở và khám ghi nhận có rung giật
nhãn cầu, nên được chẩn đoán mắc bệnh lý về ty thể. Vì ty thể
không cung cấp đủ đủ năng lượng cho các hoạt động chức năng
của tế bào, thiếu năng lượng ATP.
Xét nghiệm pyruvate máu, NH máu bình thường => Có vấn đề
3

trong chuỗi hô hấp ti thể.

● Coenzyme Q10 - Cấu trúc và vai trò:

Cấu trúc:

Coenzyme Q10 là một phân tử hữu cơ nhỏ và kỵ nước bao


gồm nhân benzoquinon và chuỗi bên isoprenoid. Được tổng
hợp từ tất cả các tế bào trừ tế bào hồng cầu.

Vai trò:
- Coenzyme Q10 đóng vai trò là một chất mang điện tử
thiết yếu trong chuỗi hô hấp ti thể.
- Coenzyme Q10 cũng có chức năng như một chất chống
oxy hóa. Nhờ tính tan trong lipid nên vai trò là bảo vệ
màng, chống lại quá trình oxy hóa gây ra bởi gốc tự
do.
- Coenzyme Q10 còn có vai trò trong điều hòa biểu hiện
gen.

Do đó, tình trạng thiếu hụt Coenzyme Q10 dẫn đến những
tình trạng bệnh lí của cơ thể do sự thất bại trong hoạt động
chuyển hóa năng lượng của cơ thể, làm giảm khả năng chống
oxy hóa của tế bào cũng như sự bất ổn định màng và rối loạn
biểu hiện gen.

● Khi nào nên bổ sung Coenzyme Q10:

Tình trạng thiếu hụt Coenzyme Q10 nguyên phát do đột


biến trên ADN có thể được khắc phục bằng cách bổ sung
Coenzyme Q10 qua đường uống. Còn khi thiếu hụt Coenzyme
Q10 do rối loạn con đường chuyển hóa làm cho Coenzyme Q10
bị oxy hóa và bất hoạt thì dường như bổ sung Coenzyme Q10
không có tác dụng.

● Coenzyme Q10 trong chuỗi hô hấp ti thể:


Coenzyme Q10 nhỏ nên có thể khuếch tán tự do trong lớp lipid
kép, mang đương lượng khử qua lại giữa các chất vận chuyển
điện tử kém linh động hơn nên đóng vai trò trung tâm trong quá
trình ghép dòng điện tử cùng với sự di chuyển proton.
Coenzyme Q10 chuyển các điện tử từ phức hợp I và II đến phức
hợp III. Điều này cho phép các điện tử có thể di chuyển liên tục
trong chuỗi hô hấp ti thể.
Trong quá trình các điện tử di chuyển nhờ Coenzyme Q10, các
proton H+ cũng chuyển từ chất nền ra khoảng gian màng, số
lượng tương ứng như hình. Góp phần tạo ra gradient proton -
sức proton động cung cấp năng lượng cho sự tổng hợp ATP.

Câu 3: Giải thích cơ chế đột biến gene gây bệnh và tư vấn di truyền
cho gia đình.
Định nghĩa:
Bệnh ty thể là những bệnh mãn tính kéo dài, do di truyền, thường là những hội chứng di
truyền xảy ra khi ty thể không sản xuất đủ ATP cho tế bào.
Bệnh ty thể gây ảnh hưởng chủ yếu những cơ quan tiêu thụ nhiều năng lượng như gan,
thận, tụy, não, hệ tiêu hóa, mắt, tai trong, cơ và tế bào máu.
Cơ chế đột biến gen gây bệnh:
Cơ chế mà đột biến điểm mtDNA được tạo ra trong các mô soma là một lĩnh vực còn
nhiều tranh luận.
Các giả thuyết ban đầu cho rằng mtDNA dễ bị tổn thương do ROS (Reactive Oxygen
Species) gây ra do nó nằm gần chuỗi hô hấp trong chất nền ty thể. Tổn thương DNA do
ROS gây ra các sửa đổi cơ sở, đứt gãy sợi kép và sợi đơn, phá hủy đường và các vị trí
abasic.
Các tổn thương cơ bản được báo cáo phổ biến nhất là thymine glycol và 7,8-dihydro-8-
oxo-2′-deoxyguanosine [8-oxo-dG]. 8-oxo-dG được cho là tổn thương gây đột biến nhiều
nhất, có thể khiến polymerase mtDNA kết hợp sai một cơ sở A đối diện với G bị oxy hóa
dẫn đến chuyển đổi G-C thành T-A sau vòng sao chép thứ hai.
Các phân tích gần đây hơn về phổ đột biến mtDNA trong các tế bào già đã cho thấy rằng
nó không phù hợp với mô hình tổn thương gây ra ROS được dự đoán, thay vào đó các đột
biến được báo cáo phổ biến nhất là chuyển đổi G-C sang A-T.
Quá trình chuyển đổi có nhiều khả năng là kết quả của lỗi của Polγ, chịu trách nhiệm sao
chép mtDNA và/hoặc sự khử amin tự phát của cytosine thành uracil mà sau đó bắt cặp
nhầm với adenin dẫn đến chuyển đổi G → A.
Những dữ liệu này, cùng với phân tích phổ đột biến điểm mtDNA ở động vật chuyển gen,
cho thấy có một vai trò hạn chế đối với đột biến mtDNA do ROS gây ra đột biến điểm
trong tế bào soma.

Tư vấn di truyền:
- Các bệnh lý ty thể thường di truyền theo dòng mẹ.
- Các thành viên nữ trong gia đình cần làm xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây
bệnh là do di truyền hay do đột biến phát sinh.
- Bệnh lý ty thể ảnh hưởng đến nhiều bệnh lý khác → cần phát hiện và điều trị sớm.
Link tài liệu tham khảo: https://royalsocietypublishing.org/doi/10.1098/rsob.200061

You might also like