You are on page 1of 12

Câu 25: các yếu tố ảnh hưởng tới sự dẫn truyền qua synapse:

1. Các yếu tố ảnh hưởng tới phần trước synapse:

Ca+ : làm các túi synapse vỡ ra giải phóng chất trung gian hóa học , làm tăng tốc độ dẫn truyền

Mg+: làm các túi synapse khó vỡ, làm châm tốc độ dẫn truyền

Ephedrine: tác động vào cúc tận cùng làm tăng giải phóng norepinephrine

Reserpine: làn phóng thích từ từ epinephrine và norepinephrine vào khe synapse

2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khe synapse chủ yếu là qua chất trung gian hóa học acetylcholine.
 Khi acetylcholine được giải phòng vào khe synapse và thực hiện xong quá trình dẫn truyền thần
kinh tới phần sau thì sẽ bị enzym acetylcholinestera phân ra thành cholin và acetat
 Cholin sau khi được tạo ra sẽ được tái hấp thu vào phần trước synapse để tái tổng hợp
acetylcholine.
 Khi acetylcholine bị bất hoạt thì các receptor phần sau synapse luôn bị kích thích liên tục dù
không có xung điện thần kinh truyền tới phần trước synapse
 Do đó có 2 loại ức chế: ức chế tạm thời, ức chế vĩnh viễn
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phần sau synapse:
Bằng cách chiếm lấy các receptor của phần sau synapse, làm ức chế quá trình dẫn truyền thần
kinh, trong lâm sàng chúng ta sử dụng các yếu tố như thuốc điều trị:
Curare : chiếm lấy receptor acetylcholine
Thuốc chẹn beta 1: chiếm lấy receptor norepinephrine
Atropine: chiếm lấy receptor của hầu hết các synapse mà chất tghh là acetylcholine\
Câu 24: Cấu tạo của synapse và cơ chế dẫn truyền qua synapse:
 Synapse hay còn gọi là khớp thần kinh, là nới tiếp xúc giữa 2 neuron với nhau hoặc neuron
với tế bào mà neuron đó chi phổi

về cấu tạo chia ra synapse thần kinh – thần kinh, synapse thần kinh cơ quan

về dẫn truyền chia ra ; synapse điện; synapse hóa

 Cấu tạo của synapse:

Phần trước synapse: là phần tận cùng đầu mút của dây thần kinh, bên trong có các túi synapse, khi các
túi này vớ ra sẽ giải phóng chất trung gian hóa học là chất dẫn truyền thần kinh

cớ 5 nhóm chất dẫn truyền thần kinh: acetylcholine, amin, purine, amino acid, polypepetid,

khe synapse: là khoảng hở giữa phần trước và sau synapse, kt khoảng 20 30nm,

chứa các enzyme phân giải các chất trung gian hóa học để điều hòa sự dẫn truyền thần kinh qua synapse

Phần sau synapse: là màng của tế bào neuron hoặc màng của tế bào cơ quan, có chứa các receptor là
các protein xuyên màng.

Receptor có 2 phần, phần trước nhô vào phe synapse, phần sau nằm trong màng sau synapse, gắn vào
kênh ion hoặc enzyme bên trong tế bào

Có 2 loại: receptor kênh ion, receptor enzyme

Mỗi receptor chỉ kết hợp với 1 loại chất trung gian hóa học

Cơ chế dẫn truyền qua synapse:

Khi xung động thần kinh dẫn truyền tới cúc tận cùng, màng teews bào chuyển sang điện thế động, ca+ đi
vào trong cúc tận cùng tới túi synapse làm các túi vỡ ra và giải phóng chất trung gian hóa học, các chất
này khi đi qua khe synapse sẽ lấp tức được gắn lên các receptor phần sau synapse và gây ra các tác
dụng:

Hoạt hóa hoặc ức chế enzyme gắn vào receptor, hình thành chất truyền tin thứ 2

Làn thay đổi tính thấm màng sau synapse với 3 loại ion: NA, K, Cl

Thay đổi điện thế mang sau synapse


Câu 23: Chu kỳ kinh: giai đoạn hành kinh và giai đoạn trước rụng trứng:
 Giai đoạn hành kinh: kéo dài từ ngày thứ 1 tới ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt
, lúc này trong 2 buồng trứng có khoảng 20 nang trứng cấp 2 đang phát triển.
Lớp nội mạc tử cung bong ra, chảy máu do lượng progesterone và estrogen giảm mạnh.
Dịch kinh từ 50- 150ml gồm máu, dịch nhày, tế bào biểu mô và dịch tổ chức được đưa ra từ
trong tử cung đi qua cổ tử cung ra âm đạo và được tống ra ngoài.
Cuối chu kỳ lớp nội mạc tử cung rất mỏng vì chỉ còn lại lớp nền.
 Giai đoạn rụng trứng: kéo dài từ ngày thứ 6 tới ngày thứ 13 của chu kỳ kinh.
Giai đoạn này các nang trứng bắt đầu phát triển , dưới tác dụng của FSH, các nang trứng tiết
nhiều estrogen và inhibin, trong đó có 1 nang trứng phát triển nổi trội hơn cả, lượng estrogen
và inhibin của nang trứng đó tiết ra ức chế lại FSH, khiến các nang còn lại kém phát triển và
thoái hóa. Nếu có 2 nang trứng cùng phát triển thì có thể sinh đoi khác trứng.
Taj tử cùng estrogen se kích thích tái sinh lớp nội mạc tử cung, bề dày của nội mạc khoảng 4-
6mm. giai đoạn này còn gọi là giai đoạn tăng sinh
Câu 22: Giai đoạn sinh trứng và tác dụng của các hormone buồng trứng:
 Giai đoạn sinh trứng: Giai đoạn còn trong bào thai tế bào mầm sinh dục biệt hóa thành noãn
nguyên bào. Các tế bào này nguyên phân thành 6-7 triệu não nguyên bào trong tháng thứ 5 của
thai kỳ rồi dừng lại

Trong mỗi chu kỳ, 2 buồng trứng có khoảng 20 nang noãn phát triển để tạo hang và chỉ có 1 nang trứng
chín

Khi nang phát triển tế bào hạt tiết dịch, Nang noãn cấp 1 trở thành nang noãn cấp 2

Mỗi tháng sẽ có 1 nang noãn cấp 2 tiếp tục phát triển và trở thành nang trứng chín sẵn sàng để vỡ và
giải phóng não bào cấp 2. Não bào cấp 2 bước vào kỳ giữa của lần phân bào thứ 2 và dứng lại ở đó đến
khi quá trình thụ tinh xảy ra mới hoàn thành giảm phân 2.

 Tác dụng của các hormone buồng trứng


Estrogen:
- Tác động lên cơ quan sinh dục: thúc đẩy quá trình phát triển các nang trứng, tăng cường sự
vận động của vòi trứng.
G ây ra các thay đổi có tính chu kỳ của nội mạc tử cung, âm đạo, cổ tử cung
- Tác động lên cơ quan nội tiết: làm giảm tiết FSH
- Hiệu quả trên tính cách: gây biểu hiện động dục và tăng ham muốn tình dục
- Tác động trên tuyến vú: phát triển hệ thống tuyến vú và làm vú phát triển ở giai đoạn dậy thì
- Tác động lên đặc điểm giới tính phụ: vai hẹp, hông rộng, phân bố mỡ ở ngực và mông
- Tác động khác: làm tuyến bã bài tiết nhiều hơn và giảm cholesterol huyết tương
Progesterone:
- Chịu trách nhiệm cho nhứng thay đổit trong nội mạc tử cung để phục vụ cho quá trình mang
thai và những thay đổi có tính chu kỳ của cổ tử cung và âm đạo
- có tác động đối kháng với estrogen trên cơ tử cung, giảm khả năng kích thích và nhạy cảm của
cơ tử cũng với oxytocin
- ở vú: kích thích phát triển các thùy và nang tuyến
- là hormone là tăng chuyển hóa nên làm tăng thân nhiệt vào thời điểm rụng trứng.
Câu 21: Tác dụng của testosterone và điều hòa sinh tinh và bài tiết testosterol:
 Tác dụng của testossterol:

- Trong thời kỳ bào thai:

+ trước khi sinh: testossterol kích thích phát triển hệ thống ống sinh dục và thúc đẩy sự đi xuống của
tinh hoàn, kích thích sự phát triển cơ quan sinh dục ngoài.

+ Trong não testosterol chuyển thành estrogen có vai trò nam hóa

- Giai đoạn dậy thì: cơ thể thay đổi lớn về

+ cơ quan sinh dục ngoài,

+ túi tinh phát triển

+ Thanh quản

+ Râu, lông

+ thể hiện nam tính

+ Khối cơ phát triển

+ tuyến bã tăng tiết

- Chức năng sinh dục : có vai trò quan trọng trong quá trình sinh tinh, tạo tinh trùng, hình thành hành vi
nam giới

- Chức năng chuyển hóa: Kích thích sinh tổng hợp protein.

 Điều hòa quá trình sinh tinh và tiết testossterol

Theo cơ chế điều hòa ngược thông qua GnRH, LH, inhibin

Khi LH kích thích tế bào leydig tiết ra testosterol, khi testossterol tăng đến một mức nào đó sẽ ức
chế lại vùng hạ đồi tiết GnRH, Gnrh giảm làm tuyến yên giảm tiết LH giảm tiết testossterol.
Khi đủ lượng tinh trùng cho quá trình sinh sản, tế bào sertoli tiết ra inhibin, ức chế FSH và giảm quá
trình sinh tinh.
Câu 20: Chức năng sinh tinh của tinh hoàn và các yếu tố ảnh hưởng tới sự sản
sinh tinh trùng.
 Chức năng sinh tinh: nằm sát với lớp màng đáy của ống sinh tinh là các tinh nguyên bào.

- các tế bào sinh tinh được vùi trong các tế bào sertoli, các tế bào sertoli xó nhiệm vụ nuôi dưỡng và bảo
vệ các tế bào dòng tinh, sertoli tiết ra inhibin điều hòa quá trình sinh tinh

Tổ chức kẽ giữa các ống sinh tinh là các tế bào leydig, có nhiệm vụ tiết ra hormone testosterone

- quá trình sinh tinh: từ tinh nguyên bào- tinh bào cấp 1- tinh bào cấp 2- tinh tử- tinh trùng (Vẽ hình)

- quá trình tạo tinh: Tinh tử hình thành tinh trùng với phần đầu chứa AND và thể đỉnh, thân tinh trùng
chứa nhiều ty thể nhằm cung cấp năng lượng ATP cho đuôi tinh trùng hoạt động

 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sản sinh tinh trùng:


- Vai trò của hormone:
GnRH: kích thích tiết LH và FSH
LH: kích thích tế bào leydig tiết ra testosterone
FSH: kích thích phát triển ống sinh tinh
- Vai trò của yếu tố khác:
Nhiệt độ, độ Ph, căng thẳng strees, rượu ma túy, kháng thể, tia X phóng xạ, vi rus quai bị
Câu 19: Cấu tạo của insulin và tác dụng của insulin, điều hòa bào tiết insulin
Insulin cấu tạo từ 2 chuối polypeptide được nối với nhau bởi cầu nối disulfua, có 51 acid amin, trong
lượng phân tử 5808.

Insulin được tiết ra từ tế bào beta đảo tụy từ 2 tiền chất là preproinsulin và proinsulin. Proinsulin tạo
thành insulin và peptid C nằm ở bộ máy golgi. Tuy nhiên còn khoảng 5- 10% proinsulin nằm ở dạng
không hoạt động

Tác dụng của insulin:

 Tác dụng lên chuyển hòa glucid:


- tăng vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào
- tăng sử dụng glucose trong tế bào
- Giảm tạo glucose
 Tác dụng lên chuyển hòa protid: Tăng tổng hợp protein, cùng với GH giúp cơ thể phát triển
 Tác dụng lên chuyển hóa lipid: Tăng dữ trữ mỡ ở gan và mô mỡ

Điều hòa bài tiết insulin: Tốc độ bài tiết và nồng độ bài tiết insulin trong cơ thể phụ thuốc vào nồng độ
glucose trong máu, khi lượng glucose máu tăng thì tăng tiết insulin và ngược lại

Các hrmon như secretin, gastin kích thích tiết insulin

Dây X cũng kích thích tế bào beta tiết insulin


Câu 18: Cấu tạo, tác dụng, điều hòa bài tiết tuyến vỏ thượng thận
 Cấu tạo vỏ thượng thần gồm 3 lớp:
- lớp cầu tiết hormone hấp thu muối nước: minoranecorrticoid
- lớp bó : tiết hormone chuyển hóa đường: Glucocorticoid
- lớp lưới tiết hormone androgen
Trong đó các hormone muối nước đặc trung là aldosterol
Hormon chuyển hóa đường đặc biệt là cortisol
Lớp lưới tiết hormone sinh dục như androgen, estrogen( vêt)
 Tác dụng của hormone tuyến vỏ:
Tác dụng của hormin chuyên hóa đường, đặc trung là cortisol
- tác dụng lên chuyển hóa:
+glucid: tăng tổng hợp glucose tại gan, giảm sử dụng glucose trong tế bào,
- tác dụng chống strees: kích thích tiết ACTH
- tác dụng chống viêm: tham gia vào tất cả của quá trình chống viêm
- tác dụng chống dị ứng: kháng histamin
- tác dụng lên tế bào máu: giảm số lượng bạch cầu đa nhân, giamt số lượng bạch cầu lympho
- tác dụng lên hệ miễn dịch: làn giảm kháng thể
- tác dụng lên các tuyến nội tiết: làm hormone tuyến giáp t4- thành t3, t3 thành t4
- tác dụng khác: tăng tiết acid clohydric dễ gây viêm loát dạ dày
Cơ chế điều hòa tiết hormone chyển hóa đường : cortisol được điều hòa baori ACTH
 Tác dụng của hormone hấp thu muối nước: mineralo :aldosterol làm tăng hấp thu na cl và tăng
thải K, theo đó làm tăng thể tích ngoại bào
Cơ chế điều hòa: liên quan tới chuyển hóa Na, khi nông độ Na giảm , tăng tiết aldosterol và
ngược lại
Câu 17: Cấu tạo, tác dụng và cơ chế tác dụng của hormone tuyến giáp
Cấu tạo: Hormon tuyến giáp có tên là thyronine gồm 2 loại là T3 gồn 3 nguyên tử iod và T4 (
thyroxine) gồm 4 phân tử iod, tiền căn của T3 và T4 là T1 và T2
Tác dụng
 Tác dụng lên chuyển hóa tế bào: Tăng sử dungj O2 ở các mô của cơ thể nên làm tăng chuyển
hòa cơ sở, chuyển hòa cơ sở tăng từ 60- 100 % khi tăng cường hormone tuyến giáp, giảm xuống
< 50% khi nhược năng tuyến giáp
- tăng kích thước và số lượng ty thể
- tăng vận chuyển Na và K qua mang tế bào
- khi cường giáp thì tăng thải ATP dưới dạng nhiệt
 Tác dụng lên sự tăng trưởng: thể hiện rõ ở thời kỳ đang lớn của trẻ, cùng với GH làm cơ thể
phát triển.
- Đặc biệt phát triển não bộ thai nhi và những năm đầu.
 Tác dụng lên chuyển hóa:
- Glucid: do tăng tác dụng lên chuyển hóa tế bào nên làm tăng tạo glucose, tăng hấp thu glucose
ở ruột, , tăng chuyển hòa glycogen ở gan thàng glucose,
- Lipid: Tăng thoái hóa lipid ở các mô mỡ và gan
- protid: ở liều sinh lý thì tăng tạo protein cho cơ thể phát triển, liều cao gây thoái hóa protein ở
mô của cơ thể
 Tác dụng lên chuyển hóa Vit: cần cho sự hấp thu vit B12 ở ruột và chuyển carotene thành vit
A
 Tác dụng lên hệ thần kinh – cơ:
- thúc đẩy phát triển trí tuệ, liều cao gây hoạt bát bồn chồn, kích thích.
- tăng hoạt hóa synapse, hoạt hóa các synapse thần kinh chi phổi trương lực cơ nên gây run tay
ở cường giáp
 Tác dụng lên hệ tim mạch: làm tăng nhịp tim, làm giãn mạch và tăng lưu lượng tim
 Tác dụng lên hệ sinh dục:
- Ở nam giới thiếu hormone giáp gây giảm tình dục, thứa gây liệt dương
- ở nữ giới, thiếu gây rong kinh, giản tình dục , thừa gây vô kinh
Cơ chế tác dụng: ban đầu T4 chuyển thành T3 nhờ enzyme deiodinase, tác động lên tế bào đích
chủ yếu là T3. Hormon giáp đi kết hợp với receptor trong nhân tế bào, phức hợp này tạo ra các
mRNA, mRNA đi vào bào tương và được các ribosome dịch mã tạo ra các protein mới dây đáp
ứng sinh lý
Câu 16: Cơ chế điều nhiệt và các yếu tố ảnh hưởng tới thân nhiệt
 Yếu tố ảnh hưởng tới thân nhiệt:
- Vận cơ
- Nhịp sinh học
- Tuổi
- Bệnh lý
- Chu kỳ kinh nguyệt và thai kỳ
 Cơ chế điều nhiệt:
- Điểm điều nhiệt: điều nhiệt là quá trình cơ thể cân đối quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt nhằm
đứa cơ thể về điểm điều nhiệt 37 độ, khi nhiệt độ tăng trên điểm điều nhiệt cơ thể tăng thải
nhiệt, giảm sinh nhiệt và ngược lại.
- Vùng trước chéo thị giác- hạ đồi sau: vùng này chứa nhiều receptor cảm nhận nóng và ít
nerron cảm nhận lạnh. Khi vùng này bị kích thích làm giãn mạch và tăng tiết mồ hôi làm tăng thải
nhiệt.
- các receptor nhiệt ở da và tổ chức: dưới da có các receptor nhận cảm nóng và lạnh, trong có
lạnh nhiều gấp 10 lần nóng
Các tổ chức bên trong cơ thể cũng có những receptor nhận cảm nhiệt như ở tủy sống, khoang
bụng, quanh các tĩnh mạch lớn
- vùng hạ đồi sau- Tích hợp các tín hiệu: các tín hiệu nhận cảm nhiệt ngoài biên đều được đưa
về vùng hạ đồi sau để xử lý, nằm ở bên rìa vùng hạ đồi sau.
- Các cơ chế đáp ứng
+ cơ chế chống nóng :
Giãn mạch da: mạch da là một mạng lưới rất lớn trong cơ thể, nên hiệu quả thải nhiệt rất tốt
bằng việc dãn mạch, làm da ửng đỏ lên
Bay hơi mồ hôi:
Giảm sinh nhiệt : ức chế run cơ và giảm sinh nhiệt hóa học
+ Cơ chế chống lạnh:
Co mạch da: do trung tâm giao cảm vùng hạ đồi kich thích.
Phản xạ dựng lông: xảy ra ở động vật, ở ngoài chỉ còn hiện tượng sởn da gà
Tăng sinh nhiệt: gồm run cơ và sinh nhiệt hóa học, sinh nhiệt do hormone thyroxine
Câu 15: điều hòa huyết áp theo hệ R- A- A
Khi Na+ máu giảm hoặc lưu lượng máu tới thận giảm, các tế bào cạnh cầu thận tăng tiết renin, dưới tác
dụng của renin 1 protein trong máu do gan tiết ra là angiotensinogen chuyển thành angiotensin 1, sau
đó angiotensin 1 tới phổi và được 1 enzyme chuyển thành angiotensin 2

Angiotensin 2 có tắc dụng làm tăng huyết áp mạnh theo các cơ chế:

- Gây co mạch: Anhgiotensin 2 gây co mạch làm tăng huyết áp

- Gây cảm giác khát: kích thích vùng trung tâm khát ở vùng hạ đồi gây cảm giác khát để bổ xung nước
cho cơ thể

- tăng tiết ADH: kích thích nhân trên thi tăng tiết ADH, làm tái hấp thu nước ở ống lợn xa và ống góp,
lắm tăn thể tích dịch ngoại bào
- tăng tiết Aldosterol: kích thích lớp cầu vỏ thượng thận tăng tiết aldosterol, làm tái hấp thu Na và nước
ở ống lượn xa và ống góp.

- Kích thích vùng postrema: làm tăng trương lực mạch máu và tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp.
Câu 14: Tái hấp thu Na+, glucose, amino acid bà protein ở ống lượn gần
 Tái hấp thu Na+: khoảng 65% Na được tái hấp thu ở ống lươn gần theo cơ chế: ở bờ bên và bờ
đáy của tế bào, Na được vận chuyển theo cơ chế chủ động nguyên phát nhớ Na K ATP, na được
vận chuyển vào dịch kẽ, lúc này nồng độ Na trong tế bào nhỏ hơn longf ống, Điện thế trong tế
bào cũng nhỏ hơn điện thế trong lòng ống, tạo 1 bậc thang điện hòa làm cho Na đi từ lòng ống
vào trong tế bào xuôi chiều bậc thang điện hóa nhờ protein mang, ngoài ra có 1 lượng Na được
vận chuyển thu động nguyên phát qua khe hở của màng tế bào.
 Tái hấp thu Glucose: Glucose được tái hấp thu hoàn toàn ở phần đàu của ống lượn gần theo cơ
chế vận chuyển chủ động thứ phát cùng với Na
Khả năng tái hấp thu glucose ở ống lượn gần phụ thuộc vào glucose huyết tương, khi glucose
máu tăng từ 100% tới 180% thì glucose được tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần, như nồng
độ glucose huyết tương tăng trên 180% thì bắt đầu có glucose xuất hiện trong nước tiểu. đây gọi
là ngưỡng đường của thận. khi nống độ glucose máu tăng trên ngưỡng đường của thận thì vẫn
có 1 phần glucose được tái hấp thu nữa nhưng không nhiều, gọi là mức vận chuyển tối đa
glucose của ống lượn gần.
 Tái hấp thu protein và amino acid:
- Amino acid được tái hấp thu theo cơ chế chủ động thứ phát cùng với Na như glucose
- Protwin được tái hấp thu theo cơ chế ẩm bào: khi protein trong dịch lọc tiếp xúc với bờ bàn
chải của tế bào biểu mô, màng tế bào lõm vào và đưa phân tử protein vào trong tế bào, được
phân giải thành amino acid rồi đi vào dịch kẽ qua màng đáy

You might also like