You are on page 1of 39

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

BỘ MÔN PHỤ - SẢN

NỘI TIẾT SINH SẢN

CẦN THƠ - 2020


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

- Nội tiết sinh sản có vai trò quan trọng trong cơ thể người phụ nữ. Các loại nội
tiết sinh sản phối hợp hoạt động với nhau và gây tác động dẫn truyền theo một
trục gọi là trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng. Ở mức độ tế bào, các nội tiết
sinh sản gắn kết với thụ thể trên màng hay trong nhân để gây tác động. Sự chế
tiết nội tiết từ các cơ quan của trục kết hợp với các cơ chế phản hồi (có thể là cơ
chế phản hồi âm tính hoặc phản hồi dướng tính) đảm bảo cho sự điều hòa của
hoạt động sản xuất nội tiết tố để duy trì đặc tính nữ, sự phát triển nang noãn, chu
kỳ kinh nguyệt bình thường và đặc biệt là khả năng sinh sản của người phụ nữ.
Mô hình hoạt động của trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng là một hiện tượng
sinh học đặc biệt và duy nhất trong cơ thể người phụ nữ.
- Các nội tiết tố sinh sản nữ chính gồm GnRH (Gonadotropin-releasing
hormone), FSH (Follicle-stimulating hormone) và LH (Luteinizing hormone).
GnRH do vùng dưới đồi tiết ra có nhiệm vụ kích thích tuyến yên tiết FSH và LH.
FSH và LH có tác dụng kích thích sự phát triển nang noãn, phóng noãn và tạo
hoàng thể.
- Hai nội tiết tố sinh dục nữ bao gồm estrogen và progesterone, 2 nội tiết tố này
do buồng trứng tiết ra và có tác dụng phản hồi âm tính và dương tính lê tuyến yê
và vùng dưới đồi.
- Hiểu biết rõ về hoạt động của trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng, các
hormon do các cơ quan trong trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng tiết ra, sự
thay đổi nồng độ của các nội tiết trong cơ thể . . . sẽ giúp cho người thầy thuốc
chẩn đoán được những bệnh lý có liên quan đến trục hạ đồi – tuyến yên – buồng
trứng (suy buồng trứng, suy tuyến yên . . .) cũng như các bệnh lý liên quan đến
chu kỳ kinh (vô kinh, chu kỳ kinh không đều . . . ).
2

- Điều hòa nội tiết sinh sản là một vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, khi đã hiểu rõ
hoạt động và cơ chế điều hòa của trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng, các thầy
thuốc lâm sàng sẽ dễ dàng phân tích, đánh giá và chẩn đoán chính xác các rối
loạn nội tiết, từ đó có thể đưa ra hướng điều trị thích hợp.
- Trong hiếm muộn, vô sinh. Vai trò của trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng
và các hormon do các cơ quan này tiết ra rất quan trọng. Hiểu rõ hoạt động của
trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng cũng như của các hormon sẽ giúp thầy
thuốc chẩn đoán sớm và điều trị hợp lý cho người bệnh nhân.
3

TRỤC HẠ ĐỒI - TUYẾN YÊN - BUỒNG TRỨNG


1. Đại cương: [2]
- Trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng có chức năng điều hòa các hoạt động nội
tiết sinh sản.

Hình 1. Trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng và cơ chế phản hồi của nội tiết tố
- Chức năng chính của trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng là điều hòa sinh sản
bằng cách điều khiển chu kỳ của buồng trứng và tử cung. Ở người phụ nữ, dưới
những tác động của estrogen và LH làm xuất hiện tình trạng phóng noãn trong
buồng trứng và sự làm tổ của trứng thụ tinh trong tử cung. Khi đã có hiện tượng
phóng noãn, buồng trứng bắt đầu tiết ra progesterone để ức chế vùng dưới đồi và
tuyến yên và ngưng chu kỳ phản hồi dương tính của estrogen và LH. Nếu không
có sự thụ thai, nồng độ progeterone giảm cho phép vùng dưới đồi tiết GnRH để
bắt đầu chu kỳ mới. Hormon estrogen và progesteron này cũng điều khiển chu
kỳ nội mạc trong tử cung, hormon estrogen tạo nên pha chế tiết trong chu kỳ
kinh trước khi trứng rụng và hormon estrogen và progesteron tạo nên pha tăng
4

sinh trong chu kỳ sau khi trứng rụng và tạo thành chu kỳ kinh nếu không có sự
làm tổ của trứng đã thụ tinh.
2. Ảnh hưởng của trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng
- Sự hoạt động hay không hoạt động của trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng
cũng giúp ảnh hưởng đến cuộc sống [1]. Trong suốt giai đoạn dậy thì trục hạ đồi
– tuyến yên – buồng trứng sẽ tiết ra estrogen (từ buồng trứng) và testosterone (từ
tinh hoàn). Sự hoạt động của estrogen và testosterone dẫn đến sự thay đổi tâm lý
và sinh lý. Sau đó trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng vẫn tiếp tục duy trì chức
năng của mình cho đến khi mãn kinh. Khi trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng
không còn hoạt động thì người phụ nữ không có khả năng mang thai nữa.
3. Rối loạn trục trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng
3.1. Phân loại
- Rối loạn trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng được Tổ chức y tế Thế Giới
(WHO) phân loại như sau: [16]
WHO nhóm I của rối loạn rụng trứng: suy vùng hạ đồi – tuyến yên.
WHO nhóm II của rối loạn rụng trứng: rối loạn chứng năng vùng hạ đồi – tuyến
yên. Rối loạn chứng năng vùng hạ đồi – tuyến yên là nguyên nhân thường gặp
nhất gây rối loạn phóng noãn, và nguyên nhân thường gặp nhất gây rối loạn
phóng noãn là hội chứng buồng trứng đa nang PCOS (Polycystic ovary
syndrome) [6]
3.2. Nguyên nhân:
3.2.1. Do sự biến đổi gen
- Sự biến đổi gen và bất thường nhiễm sắc thể là 2 nguyên nhân lớn tác động đến
trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng [17]. Sự thay đổi đơn độc của 1 gen
thường dẫn đến tình trạng thay đổi khả năng gắng kết của các hormon vào các
5

thụ thể của các cơ quan làm các cơ quan đó hoặc không hoạt động hoặc hoạt
động quá mức. Sự thay đổi này có thể xảy ra ở những gen nguồn tạo nên các nội
tiết như GnRH, LH và FSH hoặc những thụ thể của gen. Tùy theo loại hormon
nào và loại thụ thể nào không được gắng kết mà có những biểu hiện khác nhau.
3.2.2. Do thuốc
- Những vấn đề y khoa như những bệnh lý, những nguyên nhân mang tính cá
nhân có thể tác động đến trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng. Một số loại
thuốc có thể ảnh hưởng đến trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng, 2 loại thuốc
thường gặp nhất là thuốc viên ngừa thai có chứa hormon và thuốc có chứa
hormon để điều trị trong những trường hợp mãn kinh. Những loại hormon có
trong viên thuốc tránh thai loại phối hợp có thể tác động lên trục hạ đồi – tuyến
yên – buồng trứng băng cách ngăn cản sự mang thai. Progesteron trong những
viên thuốc tránh thai loại phối hợp có thể ngăn chặn vùng dưới đồi tiết GnRH và
tuyến yên tiết ra FSH và LH, vì thế thuốc có tác dụng ngăn chặn chu kỳ buồng
trứng khi bắt đầu chu kỳ kinh và ngăn chặn nang noãn phát triển và rụng trứng.
3.2.3. Do yếu tố môi trường
- Yếu tố môi trường có tác động rất lớn đến trục hạ đồi – tuyến yên – buồng
trứng. Ví dụ như nếu người phụ có rối loạn ăn uống thì có thể bị kinh ít hoặc vô
kinh thứ phát. Chứng biến ăn do thần kinh hoặc chứng ăn vô độ cũng làm giảm
hoạt động của trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng từ đây dẫn đến ngưng diễn
tiến chu kỳ buồng trứng và tử cung của người phụ nữ. Stress, chơi thể thao quá
mức và sụt cân cũng liên quan đến kinh ít và vô kinh thứ phát [27]. Trong thai kỳ
nếu thai phụ uống rượu nhiều cũng ảnh hưởng đến các hormon tác động đến sự
phát triển của thai kết quả là thai nhi có hình ảnh rối loạn do dùng rượu [28]
6

Trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng bắt đầu hoạt động từ lúc dậy thì cho đến
tuổi mãn kinh. Sự điều hòa hoạt động của trục chủ yếu gồm các hiện tượng chế
tiết nội tiết, tương tác giữa nội tiết tố với thụ thể ở tế bào của cơ quan đích và các
cơ chế phản hồi. Các nội tiết tố của hạ đồi và tuyến yên được tiết ra dưới dạng
xung. Vào giai đoạn mới dậy thì, các xung chế tiết nội tiết của trục này còn chưa
ổn định, khiến hiện tượng phóng noãn xảy ra không thường xuyên, dẫn đến kinh
nguyệt không đều hoặc có thể rối loạn kinh nguyệt dạng rong kinh rong huyết.
Trong độ tuổi sinh sản, trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng hoạt động một
cách điều hòa nhằm kiểm soát hoạt động của buồng trứng, giúp buồng trứng đảm
bảo chức năng ngoại tiết và nội tiết một cách đều đặn, nhờ đó kinh nguyệt của
người phụ nữ xảy ra có tính chu kỳ. Đến giai đoạn tiền mãn kinh, các nang noãn
của buồng trứng không còn nhạy cảm với tác động của các nội tiết tố trục hạ đồi
– tuyến yên – buồng trứng, dẫn đến hiện tượng rối loạn phóng noãn và rối loạn
kinh nguyệt tương tự như tuổi dậy thì. Cuối cùng, hiện tượng hành kinh chấm
dứt hoàn toàn khi không còn xảy ra hiện tượng phóng noãn.
Trong giai đoạn chuyển tiếp giữa 2 chu kỳ kinh, vùng hạ đồi tiết ra các xung
GnRH (Gonadotrophin Releasing Hormone). GnRH được vận chuyển qua hệ
tĩnh mạch cửa đến tuyến yên, gắn vào thụ thể của GnRH tại tuyến yên và kích
thích tuyến yên tiết ra FSH (Follicle Stimulating Hormone) và LH (Luteinizing
Hormone). FSH và LH gây tác động tại buồng trứng, kích thích các nang noãn
của buồng trứng phát triển, đồng thời sản xuất estrogen và progesterone. Cuối
cùng, estrogen và progesterone sẽ tác động lên tử cung, tuyến vú và các cơ quan
sinh dục thứ phát khác.
- Như vậy, hoạt động phát triển nang noãn và sản xuất nội tiết tố sinh dục tại
buồng trứng (estrogen và progesterone) được khởi phát và duy trì bởi các nội tiết
7

tố của vùng hạ đồi và tuyến yên. Khoảng 1% bệnh nhân không có hoạt động
phóng noãn, vô kinh là do thiếu sự kích thích từ vùng hạ đồi và tuyến yên. Các
trường hợp này được gọi là suy buồng trứng do nguyên nhân hạ đồi và tuyến yên
hay suy buồng trứng do nguyên nhân trung ương.
4. Các cơ chế phản hồi xảy ra trong trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng
- Buồng trứng chịu sự tác động của vùng hạ đồi và tuyến yên, tiết ra hai nội tiết
tố chính là estrogen và progesterone. Hai nội tiết tố này sẽ đến tác động tại các
cơ quan sinh dục thứ phát. Đồng thời, estrogen và progesterone cũng có những
tác động ngược lên vùng hạ đồi và tuyến yên. Sự tác động ngược của cơ quan
đích (buồng trứng) đối với cơ quan điều hòa (vùng hạ đồi, tuyến yên) được gọi là
cơ chế phản hồi. Có hai cơ chế phản hồi chính là cơ chế phản hồi âm và cơ chế
phản hồi dương.
4.1. Cơ chế phản hồi âm
- Cơ chế phản hồi âm khá phổ biến trong điều hòa mọi hoạt động sản xuất nội
tiết của cơ thể.
- Cơ chế điều hòa ngược được thực hiện bằng 3 con đường:
+ Long - feedback: ngược dòng dài, từ buồng trứng theo đường máu trở về
tuyến yên và vùng dưới đồi.
+ Short - feedback: ngược dòng ngắn, từ tuyến yên ngược trở lại vùng dưới
đồi.
+ Ultra short -feedback: ngược dòng cực ngắn, điều hoà trong nội bộ vùng
dưới đồi và ức chế bài tiết hormon tương ứng ở tuyến yên.
- Vào đầu giai đoạn nang noãn, estrogen do các nang noãn tiết ra sẽ tăng dần
theo sự phát triển các nang noãn dưới tác động của FSH. Đến giữa pha nang
noãn, nồng độ estrogen tăng sẽ tạo ra phản hồi âm lên vùng hạ đồi và tuyến yên,
8

gây ức chế hoạt động chế tiết của hai vùng này, dẫn đến giảm các xung chế tiết
GnRH của vùng hạ đồi, từ đó làm giảm nồng độ FSH do tuyến yên tiết ra.
Tác dụng của cơ chế phản hồi âm của estrogen trong pha nang noãn:
- Sự giảm nồng độ FSH do cơ chế phản hồi âm của estrogen sẽ dẫn đến thiếu
FSH tương đối. Lúc này, chỉ có nang noãn nào có thụ thể nhiều nhất với FSH
mới tiếp tục phát triển, các nang noãn còn lại sẽ thoái hóa. Như vậy, nồng độ
FSH giảm vào giữa đến cuối pha nang noãn cho phép hiện tượng vượt trội xảy ra
và chỉ có duy nhất một nang noãn được phóng noãn, đảm bảo cho sự thụ tinh
đơn thai ở loài người.
- Người ta thấy rằng nếu vùng hạ đồi tiết ra GnRH liên tục, GnRH sẽ đến tác
động lên thụ thể tại tuyến yên liên tục, gây ra hiện tượng trơ hóa và nội hóa thụ
thể tại tuyến yên. Khi bị trơ hóa, thụ thể GnRH tại tuyến yên sẽ không tiếp nhận
GnRH nữa dù nồng độ GnRH có cao đến đâu. Cơ chế phản hồi âm của estrogen
giúp làm giảm các xung GnRH của vùng hạ đồi, giúp vùng hạ đồi có thời gian
nghỉ. Thụ thể GnRH tại tuyến yên giảm tiếp nhận xung GnRH, không bị kích
thích liên tục nên không bị trơ hóa và nội hóa, đảm bảo cho sự tái hoạt động của
tuyến yên vào chu kỳ kế tiếp.
- Trong pha hoàng thể, estrogen cùng với progesterone được hoàng thể tiết ra với
nồng độ cao trong máu nhằm chuẩn bị nội mạc tử cung thuận lợi cho sự làm tổ
của phôi. Nồng độ cao của hai nội tiết tố này sẽ tạo ra phản hồi âm lên vùng hạ
đồi và tuyến yên, gây ức chế hoạt động của vùng hạ đồi và tuyến yên, làm giảm
xung GnRH, từ đó làm giảm nồng độ FSH.
- Khi hoàng thể thoái hóa, nồng độ estrogen và progesterone giảm nên không
duy trì được phản hồi âm lên vùng hạ đồi và tuyến yên. Vùng hạ đồi và tuyến
yên không bị ức chế và trở lại hoạt động bình thường. FSH đang giảm sẽ được
9

tăng tiết trở lại để bắt đầu chiêu mộ một đoàn hệ nang noãn mới. Hiện tượng
FSH tăng trở lại do vùng hạ đồi và tuyến yên không còn bị ức chế được gọi là
hiện tượng thoát ức chế.
4.2. Cơ chế phản hồi dương
- Cơ chế phản hồi dương ít gặp hơn so với cơ chế phản hồi âm. Người ta thấy
rằng cơ chế phản hồi dương chỉ xảy ra trong một số tình huống nhất định, với
một tác dụng đặc biệt nào đó trong một thời gian ngắn.
- Vào giữa chu kỳ kinh, khi nang noãn vượt trội đạt kích thước 18 - 25mm, nồng
độ estradiol do nang noãn này tiết ra tăng lên rất cao (280 - 300 pg/ml). Nồng độ
estradiol cao này sẽ tạo một cơ chế phản hồi dương tác động lên vùng hạ đồi và
tuyến yên. Vùng hạ đồi tăng tiết lượng lớn GnRH, từ đó kích thích tuyến yên
tăng tiết LH lẫn FSH. Tuy nhiên, vào thời điểm này, lượng LH được tiết ra nhiều
hơn đáng kể so với FSH. Nồng độ LH đạt rất cao trong máu, gọi là đỉnh LH.
Đỉnh LH có tác dụng làm nang noãn vượt trội trưởng thành giai đoạn cuối cùng
và phóng noãn. Như vậy, cơ chế phản hồi dương trong trường hợp này xảy ra có
tác dụng kích thích phóng noãn.
10

GONADOTROPIN-RELEASING HORMONE (GnRH)


1. Cấu trúc
- GnRH là một decapeptide với 10 acid amin được tổng hợp và phóng thích từ
vùng hạ đồi. GnRH được bài tiết vào hệ tĩnh mạch cửa và nhanh chóng được đưa
đến thùy trước tuyến yên. Hệ tĩnh mạch cửa chỉ cho phép một lượng nhỏ GnRH
tích tụ đến một nồng độ vừa đủ để kích thích tuyến yên tiết ra gonadotropin, điều
này giải thích vì sao chúng ta không thể phát hiện hay định lượng được GnRH
trong tuần hoàn ngoại vi.
- GnRH còn có tên khác là Luteinizing-hormone-releasing hormone (LHRH),đây
là 1 hormon đượctổng hợp và tiết từ các thần kinh vùng dưới đồi. GnRH kích
thích tuyến yên tiết FSH và LH
Cấu trúc của GnRH được tìm ra vào năm 1977 bởi Nobel Laureates, Roger
Guillemin và Andrew V. Schally. GnRH là 1 peptid nhỏ gồm 10 amino acids sắp
xếp theo thứ tự là pyroGlu-His-Trp-Ser-Tyr-Gly-Leu-Arg-Pro-Gly-NH2
Thời gian bán hủy của GnRH tương đối ngắn chỉ 2 – 4 phút nên có dù đi vào
vòng tuần hoàn ngoại biên nhưng tác động của GnRH chỉ xảy ra ở hệ thống cửa.
- GnRH được phóng thích theo nhịp, do đó cũng kích thích tuyến yên bài tiết
gonadotropin theo nhịp. Sự phóng thích theo nhịp của GnRH bị chi phối chủ yếu
bởi các nội tiết tố của buồng trứng và một phần bởi nhiều chất khác như opiate,
catecholamine, neuropeptide Y,… Nếu GnRH được phóng thích một cách liên
tục không theo nhịp, sự phóng thích gonadotropin sẽ bị ức chế do trơ hóa thụ thể
của GnRH tại tuyến yên. Vì vậy, cơ chế phóng thích theo nhịp của GnRH có vai
trò quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động bình thường và đều đặn của chu kỳ
phóng noãn.
11

- Vì GnRH không thể được phát hiện trong tuần hoàn ngoại vi, người ta phải dựa
vào sự phóng thích của LH để đánh giá sự biến thiên theo nhịp của nội tiết trong
suốt chu kỳ nang noãn, từ đó phát hiện các trường hợp bất thường về chu kỳ kinh
nguyệt và rối loạn nội tiết. Xung phóng thích của FSH khó đánh giá hơn LH do
FSH có thời gian bán hủy dài hơn. Trong pha nang noãn của một chu kỳ kinh
bình thường, nhịp phóng thích của LH (phản ánh nhịp của GnRH) có thể được
phát hiện mỗi 60 đến 90 phút.
2. Cơ chế tác động
- Bắt đầu từ cuối pha hoàng thể của chu kỳ kinh trước kéo dài đến đầu pha nang
noãn của chu kỳ kinh sau, xung GnRH được tiết ra nhiều nhằm kích thích tuyến
yên chế tiết FSH kích thích phát triển nang noãn. Khi nang noãn phát triển, nồng
độ estradiol tăng dần, ức chế ngược lại hoạt động vùng hạ đồi, làm giảm xung
chế tiết GnRH, từ đó làm giảm nồng độ FSH do tuyến yên bài tiết. Đây là cơ chế
phản hồi âm lên trục hạ đồi-tuyến yên -buồng trứng.
- Tuy nhiên, vào giữa pha nang noãn, khi nang vượt trội đạt kích thước đầy đủ và
tiết ra lượng estradiol cao, cơ chế phản hồi dương của estradiol lại kích thích
vùng hạ đồi tăng tiết GnRH. GnRH sẽ tác động lên tuyến yên, kích thích tuyến
yên tăng tiết FSH và LH. Vào thời điểm này, LH được tiết ra nhiều hơn FSH và
tạo nên đỉnh LH. Đỉnh LH có vai trò giúp nang noãn trải qua giai đoạn trưởng
thành cuối cùng, phóng noãn và tạo lập hoàng thể.
- Đến giai đoạn hoàng thể, nồng độ cao của estrogen và progesterone sẽ ức chế
vùng hạ đồi chế tiết GnRH. GnRH sẽ giảm cho đến khi hoàng thể thoái hóa.
Estrogen và progesterone giảm dẫn đến hiện tượng thoát ức chế GnRH. GnRH sẽ
được bắt đầu chế tiết lại dưới dạng xung để khởi động một chu kỳ nang noãn
mới.
12

- Trong giai đoạn thơ ấu GnRH hoạt động thấp, GnRH chỉ tăng hoạt động trong
giai đoạn dậy thì và thiếu niên. Trong suốt thời gian sinh sản GnRH được tiết
theo nhịp điệu và được điều khiển bằng cơ chế phản hồi. Sự chế tiết GnRH có
thể gián đoạn khi có bệnh lý vùng dưới đồi – tuyến yên có thể do vùng dưới đồi
– tuyến yên mất chức năng (giảm chức năng vùng dưới đồi) hoặc những tổn
thương trên những cơ quan. Tình trạng tăng prolactin trong máu sẽ làm giảm sự
hoạt động GnRH. Trong những trường hợp cường insulin trong máu cũng làm
tăng nhịp điệu tiết GnRH dẫn đến rối loạn tiết FSH và LH (tình trạng này thường
gặp trong những trường hợp có hội chứng buồng trứng đa nang). Người phụ nũ
bị hội chứng Kallman thì không thể tiết GnRH.
3. Điều khiển sự chế tiết FSH và LH
- Tại tuyến yên, GnRH kích thích tuyến yên tổng hợp và chế tiết FSH và LH. Sự
chế tiết các hormon tại tuyến yên được điều khiển bằng số lượng và tần số tiết
GnRH theo nhịp và bị phản hồi bởi estrogen. Tần số thấp của GnRH dẫn đến chế
tiết FSH, trong khi đó tần số cao GnRH kích thích tiết LH.
- Tình trạng tiết hormon GnRH khác nhau giữa nam giới và nữ giới. Ở nam giới
GnRH tiết giống nhau, nhưng ở người phụ nữ GnRH tiết khác nhau trong chu kỳ
kinh và có 1 lượng lớn GnRH tiết ra trước khi rụng trứng.
13

FOLLICULAR STIMULATING HORMON (FSH)


1. Cấu trúc và chức năng: [1]; [2]
- FSH (Follicular Stimulating Hormon) là hormon có chức năng là kích thích sự
phát triển của nang noãn. FSH có 2 chuỗi: chuỗi α và chuỗi β. Chuỗi α của FSH
giống với chuỗi α của LH, hGC và TSH. Chuỗi β mới mang tính chất đặc trưng
của FSH. FSH được tìm thấy trong người và loài vật.
- FSH được thùy trước tuyến yên tiết ra dưới sự tác động của GnRH (được tiết từ
vùng dưới đồi). FSH được tuyến yên tiết ra theo dạng xung. Sự chế tiết của FSH
được kiểm soát bởi các hormon của tuyến sinh dục (estrogen và progesteron). Cơ
chế tác động lên sự chế tiết FSH có thể là phản hồi âm (làm giảm sự chế tiết
FSH) hoặc phản hồi dương âm (làm tăng sự chế tiết FSH).
Cấu trúc của chuỗi α của hormon FSH
NH2 – Ala – Pro – Asp – Val – Gln – Asp – Cys – Pro – Glu – Cys – Thr –
Leu – Gln – Glu – Asn – Pro – Phe – Phe – Ser – Gln – Pro – Gly – Ala – Pro –
Ile – Leu – Gln – Cys – Met – Gly – Cys – Cys – Phe – Ser – Arg – Ala – Tyr –
Pro – Thr – Pro – Leu – Arg – Ser† – Lys – Lys – Thr – Met – Leu – Val – Gln –
Lys – Asn – Val – Thr – Ser – Glu – Ser – Thr – Cys – Cys – Val – Ala – Lys –
Ser – Tyr – Asn – Arg – Val – Thr – Val – Met – Gly – Gly – Phe – Lys – Val –
Glu – Asn – His – Thr – Ala – Cys – His – Cys – Ser – Thr – Cys – Tyr – Tyr –
His – Lys – Ser – OH
Cấu trúc của chuỗi β của hormon FSH
NH2 – Asn – Ser – Cys – Glu – Leu – Thr – Asn – Ile – Thr – Ile – Ala –
Ile – Glu – Lys – Glu – Glu – Cys – Arg – Phe – Cys – Ile – Ser – Ile – Asn –
Thr – Thr – Trp – Cys – Ala – Gly – Tyr – Cys – Tyr – Thr – Arg – Asp – Leu –
Val – Tyr – Lys – Asp – Pro – Ala – Arg – Pro – Lys – Ile – Gln – Lys – Thr –
14

Cys – Thr – Phe – Lys – Glu – Leu – Val – Tyr – Glu – Thr – Val – Arg – Val –
Pro – Gly – Cys – Ala – His – His – Ala – Asp – Ser – Leu – Tyr – Thr – Tyr –
Pro – Val – Ala – Thr – Gln – Cys – His – Cys – Gly – Lys – Cys – Asp – Ser –
Asp – Ser – Thr – Asp – Cys – Thr – Val – Arg – Gly – Leu – Gly – Pro – Ser –
Tyr – Cys – Ser – Phe – Gly – Glu – Met – Lys – Glu – OH
- FSH là một glycoprotein do tuyến yên tiết ra dưới tác động của GnRH vùng hạ
đồi. FSH được tăng tiết vào cuối pha hoàng thể và kéo dài đến đầu pha nang
noãn. Sự gia tăng nồng độ FSH kích thích sự phát triển của các nang thứ cấp, sự
tăng sinh và biệt hóa của tế bào hạt. FSH kích thích hoạt động của men thơm hóa
để chuyển androgen thành estrogen. Hoạt động của FSH dẫn đến sự gia tăng
estradiol và inhibin B. Hai nội tiết tố này sẽ ức chế ngược lại sự chế tiết FSH.
- FSH tác động làm các nang noãn phát triển, khi các nang noãn phát triển sẽ tiết
ra estrogen, estrogen sẽ làm nội mạc tử cung dầy lên tạo điều kiện thuận lợi cho
trứng thụ tinh làm tổ.
- Sau khi phóng noãn, sự sản xuất estrogen và progesterone của hoàng thể sẽ tiếp
tục ức chế sự chế tiết FSH, đến khi hoàng thể bắt đầu thoái hóa thì FSH được
tăng tiết trở lại để bắt đầu một chu kỳ mới.
Nồng độ FSH bình thường [1];[21]
Trước khi dậy thì: 0 - 4.0 mIU/ml
Trong giai đoạn dậy thì: 0.3 - 10.0 mIU/ml
Trong giai đoạn kinh nguyệt: 4.7 - 21.5 mIU/ml
Hậu mãn kinh: 25.8 - 134.8 mIU/ml
Tác dụng của FSH
Tăng sinh và biệt hóa tế bào hạt
Kích thích sự phát triển của nang noãn thứ cấp
15

Gắn vào thụ thể của tế bào hạt, kích thích tổng hợp estrogen
Kích thích tạo thụ thể LH trên tế bào hạt của nang vượt trội
Kích thích tế bào hạt tổng hợp inhibin
2. Vai trò của FSH trong hiếm muộn [1];[21]
- FSH là một chất chỉ điểm tốt nhất để đánh giá dự trữ buồng trứng và đánh giá
khả năng đáp ứng của buồng trứng với những thuốc kích thích buồng trứng.[1]
- FSH thường được định lượng vào ngày đầu của chu kỳ kinh (thường là ngày
thứ 3 của chu kỳ kinh, có thể thực hiện vào ngày thứ 2, 3 hoặc 4 của chu kỳ
kinh). FSH thường đạt nồng độ đỉnh trong ngày thứ 3 của chu kỳ kinh [25]. FSH
thường được định lượng vào ngày thứ 3 là do thời điểm này nồng độ estrogen và
progesterone thấp nhất trong chu kỳ kinh nên FSH không bị tác động phản hồi
âm. Nồng độ FSH trong giai đoạn này được gọi là nồng độ FSH cơ bản. Nếu
FSH tăng cao chứng tỏ số lượng nang noãn không còn nhiều và chất lượng của
nang noãn cũng giảm. Nguyên nhân, khi nang noãn không còn nhiều sẽ tiết ra ít
chất inhibin-B và không ức chế được FSH. Nếu FSH tăng cao đồng nghĩa với sự
suy giảm buồng trứng. [23]
- Nồng độ kích thích của FSH lên đoàn hệ nang noãn bình thường từ 2-10
mIU/ml, được định lượng vào đầu chu kỳ kinh và được gọi là nồng độ FSH căn
bản. Trong trường hợp số nang noãn được chiêu mộ ít, thường đồng nghĩa với dự
trữ buồng trứng giảm, các nang noãn này tiết ra ít estrogen khiến tuyến yên tiết
ra FSH nhiều hơn, làm tăng nồng độ FSH trong máu. Vì vậy, khi nồng độ FSH
căn bản cao (>10 mIU/ml), thường gợi ý khả năng giảm dự trữ buồng trứng.
- Vấn đề khi đo nồng độ FSH: giá trị thường tùy theo phòng xét nghiệm, trong
khi kết quả bất thường có giá trị rất tốt chẩn đoán dự trữ của buồng trứng giảm,
trong khi đó giá trị của nồng độ FSH bình thường chưa chắc chất lượng trứng
16

tốt. Có 1 số lượng đáng kể người phụ nữ có nồng độ FSH bình thường nhưng
chức năng buồng trứng đã giảm.
- Nhiều ngưỡng giá trị khác nhau được đề ra tùy theo tác giả và hệ thống xét
nghiệm, thường trong khoảng 15 đến 20 mIU/ml. Giá trị của nồng độ FSH trong
máu bình thường < 10 mUI/ml (nồng độ từ 10 – 15 mUI/ml là giới hạn ngưỡng).
Nồng độ FSH trong máu tăng có thể có trong buồng trứng đa nang – là một trong
những nguyên nhân gây hiếm muộn – chính vì vậy cần kết hợp với AMH và siêu
âm đầu dò âm đạo để đếm nang noãn thứ cấp là phương pháp tốt nhất để đánh
giá dự trữ buồng trứng và khả năng có thai trong tương lai.
- Như vậy, FSH rõ ràng có liên quan đến dự trữ buồng trứng. Tuy nhiên, việc
diễn giải kết quả của FSH trên một bệnh nhân cụ thể không đơn giản. Giá trị
FSH có khả năng thay đổi và có thể rất khác nhau khi đo ở những chu kỳ khác
nhau. Ở những bệnh nhân có đáp ứng buồng trứng tốt, biên độ giao động của giá
trị FSH giữa các chu kỳ không lớn, trái ngược với bệnh nhân có buồng trứng đáp
ứng kém. Nghiên cứu cho thấy qua nhiều lần đo, chỉ cần một lần kết quả FSH
cao bất thường cũng có thể dự báo tình trạng đáp ứng kém của buồng trứng. Tuy
nhiên, cũng có nghiên cứu cho thấy ở những phụ nữ có FSH tăng, chu kỳ kinh
nguyệt có FSH thấp tương ứng với gia tăng khả năng thành công trong điều trị
vô sinh.
- Việc hiểu rõ những tác động căn bản của FSH, đặc biệt là ngưỡng kích thích
của FSH, đã giúp cho các nhà hỗ trợ sinh sản xây dựng các phác đồ kích thích
buồng trứng phù hợp, nhằm đạt được mục đích kích thích nhiều nang noãn phát
triển, tăng tỉ lệ có thai nhưng cũng giảm tối thiểu nguy cơ quá kích buồng trứng
và tỉ lệ đa thai.
17

3. Xét nghiệm FSH [13];[22]


- Xét nghiệm FSH thường kết hợp với các xét nghiệm khác (LH, testosterone,
estradiol và progesterone) trong những trường hợp hiếm muộn (xét nghiệm cho
cả nam và nữ). Nồng độ FSH rất có giá trị trong đánh giá chu kỳ kinh không đều
có liên quan đến rối loạn tuyến yên hoặc buồng trứng (tinh hoàn). Ở trẻ nhỏ FSH
(và LH) đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán dậy thì sớm hoặc dậy thì muộn.
- FSH và LH có thể giúp chẩn đoán phân biệt giữa suy buồng trứng nguyên phát
và suy buồng trứng thứ phát. Nếu nồng độ FSH và LH tăng có nghĩa là suy
buồng trứng nguyên phát. Nếu nồng độ FSH và LH giảm có nghĩa là suy buồng
trứng thứ phát.
- Nồng độ FSH và LH cao với sự phát triển của cơ quan sinh dục thứ phát ở
người trẻ tuổi có thể là chỉ điểm tình trạng dậy thì sớm (thường gặp nhiều ở bé
gái hơn bé trai). Nếu dậy thì muộn thì nồng độ FSH và LH có thể bình thường
hoặc hơi thấp, một số nguyên nhân có thể gây dậy thì muộn là: thiếu hormon,
tuyến sinh dục không phát triển, hội chứng Turner, nhiễm trùng mãn tính, ung
thư, rối loạn ăn uống.
4. Nguyên nhân làm thay đổi nồng độ FSH [21]
4.1. Những nguyên nhân gây tăng nồng độ FSH
- Nguyên nhân thường gặp nhất gây tăng nồng độ FSH là do tình trạng mãn kinh.
Nồng độ FSH tăng trong máu là do không có sự hồi tác âm của estrogen và
progesterone là tuyến yên tăng phóng thích FSH liên tục gây nên sự gia tăng quá
mức của nồng độ FSH trong máu. Trong giai đoạn sinh sản nếu nồng độ FSH
tăng là bất thường. Những bệnh lý làm gia tăng nồng độ FSH là:
+ Tiền mãn kinh hay còn gọi là Suy buồng trứng sớm
18

+ Dự trữ buồng trứng kém hay còn gọi là Giai đoạn buồng trứng non
(Premature Ovarian Aging)
+ Hội chứng Turner
+ Hội chứng Swyer
Hầu hết những bệnh lý này đều liên quan đến tình trạng hiếm muộn, vô
sinh. Vì vậy khi nồng độ FSH tăng cao thì có liên quan đến tình trạng hiếm
muộn và vô sinh.
- FSH có thể tăng khi dùng thuốc cimetidine, clomiphene, digitalis, và levodopa.
4.2. Những nguyên nhân gây giảm nồng độ FSH
- Hội chứng buồng trứng đa nang.
- Ức chế vùng dưới đồi.
- Suy tuyến yên.
- Tăng prolactin trong máu.
- Thiếu Gonadotropin
- Điều trị ức chế Gonadal
+ GnRH đối vận.
+ GnRH đồng vận.
- FSH có thể giảm khi dùng thuốc viên tránh thai, hormon điều trị,
phenothiazines.
19

LUTEINIZING HORMONE (LH)


1. Cấu trúc và chức năng: [2]
- LH do các tế bào thùy trước tuyến yên tiết ra, quá trình tiết LH của tuyến yên
chịu ảnh hưởng của hormon giải phóng hướng sinh dục (GnRH) được vùng dưới
đồi tiết ra. LH đóng vai trò quan trọng trong trục hạ đồi – tuyến yên – buồng
trứng, vì vậy những bệnh lý ở trục hạ đồi tuyến yên có thể gây nên thiếu LH.
- Tương tự FSH, LH cũng là một glycoprotein, nhưng có tác động trên tế bào vỏ
để kích thích tế bào vỏ sản xuất androgen, là tiền chất cho tế bào hạt tổng hợp
estrogen dưới tác động của FSH. Sự phối hợp giữa FSH và LH trên tế bào hạt và
tế bào vỏ của nang noãn buồng trứng để tổng hợp nội tiết tố sinh dục được gọi là
thuyết hai tế bào-hai gonadotropin.
- Để tạo đỉnh LH, có hàng loạt hiện tượng xảy ra, trong đó quan trọng nhất là sự
chuyển đổi từ cơ chế phản hồi âm sang cơ chế phản hồi dương của estradiol lên
vùng hạ đồi và tuyến yên, được kích hoạt khi nồng độ estradiol gia tăng đến
đỉnh. Bên cạnh đó, các tế bào tiết gonadotropin ở tuyến yên trở nên nhạy cảm
hơn với sự kích thích của GnRH, có lẽ thông qua sự gia tăng thụ thể của GnRH ở
tuyến yên khi đỉnh GnRH xảy ra và sự gia tăng nhẹ nồng độ progesterone trong
pha nang noãn muộn có lẽ cũng có vai trò kích hoạt đỉnh LH xuất hiện.
- Trong pha sớm và pha giữa của nang noãn, sự chế tiết LH có tính chất tương
đối theo nhịp mỗi 60 đến 90 phút và có nồng độ thấp khá hằng định trong máu
(2-10 mIU/ml). Tuy nhiên, hiện tượng này giống như sự bình yên giả tạo trước
khi cơn bão thật sự ập đến. Sự gia tăng đột ngột lên đến đỉnh của LH xảy ra vào
cuối pha nang noãn là sự kiện chính dẫn đến hiện tượng phóng noãn. Nồng độ
LH tăng gấp 10 đến 20 lần so với nồng độ cơ bản trong suốt chu kỳ. Khi có đỉnh
LH, nồng độ LH thường tăng trên 40 IU/l và kéo dài khoảng 48-50 giờ.
20

- Xác định nồng độ của LH rất quan trọng trong việc xác định thời điểm phóng
noãn và chẩn đoán các rối loạn chức năng ở tuyến yên - buồng trứng. Khi nồng
độ LH tăng chứng tỏ có tình trạng phóng noãn: đây là thời điểm giao hợp có hiệu
quả nhất, thời điểm bơm tinh trùng vào buồng tử cung hoặc là thời điểm chọc hút
nang noãn để làm thụ tinh trong ống nghiệm.
- LH là một glycoprotein có 2 chuỗi: chuỗi α và chuỗi β. Mỗi chuỗi đều chứa
đầy đủ chức năng của protein. Các protein trong 2 chuỗi này có mối liên kết
không cùng hóa trị.
- Cấu trúc của LH giống như 1 số glycoprotein hormon khác là follicle-
stimulating hormone (FSH), thyroid-stimulating hormone (TSH), và human
chorionic gonadotropin (hCG)
- Chuỗi α của LH giống như của FSH, TSH, and hCG và chứa 92 amino acids.
Cấu trúc của chuỗi α của hormon LH
NH2 – Ala – Pro – Asp – Val – Gln – Asp – Cys – Pro – Glu – Cys – Thr –
Leu – Gln – Glu – Asn – Pro – Phe – Phe – Ser – Gln – Pro – Gly – Ala – Pro –
Ile – Leu – Gln – Cys – Met – Gly – Cys – Cys – Phe – Ser – Arg – Ala – Tyr –
Pro – Thr – Pro – Leu – Arg – Ser – Lys – Lys – Thr – Met – Leu – Val – Gln –
Lys – Asn – Val – Thr – Ser – Glu – Ser – Thr – Cys – Cys – Val – Ala – Lys –
Ser – Tyr – Asn – Arg – Val – Thr – Val – Met – Gly – Gly – Phe – Lys – Val –
Glu – Asn – His – Thr – Ala – Cys – His – Cys – Ser – Thr – Cys – Tyr – Tyr –
His – Lys – Ser – OH
- Chuỗi β của LH có 112 amino acids khác với chuỗi β của các hormon khác.
- Chuỗi β có những hoạt động đặc hiệu và đáp ứng với những tác động lên các
thụ thể của hormon LH
21

Cấu trúc của chuỗi β của hormon LH


NH2 – Ser – Arg – Glu – Pro – Leu – Arg – Pro – Trp – Cys – His – Pro –
Ile – Asn – Ala – Ile – Leu – Ala – Val – Glu – Lys – Glu – Gly – Cys – Pro –
Val – Cys – Ile – Thr – Val – AsnThr – Thr – Ile – Cys – Ala – Gly – Tyr – Cys
– Pro – Thr – Met – Met – Arg – Val – Leu – Gln – Ala – Val – Leu – Pro – Pro
– Leu – Pro – Gln – Val – Val – Cys – Thr – Tyr – Arg – Asp – Val – Arg – Phe
– Glu – Ser – Ile – Arg – Leu – Pro – Gly – Cys – Pro – Arg – Gly – Val – Asp –
Pro – Val – Val – Ser – Phe – Pro – Val – Ala – Leu – Ser – Cys – Arg – Cys –
Gly – Pro – Cys – Arg – Arg – Ser – Thr – Ser – Asp – Cys – Gly – Gly – Pro –
Lys – Asp – His – Pro – Leu – Thr – Cys – Asp – His – Pro – Gln – Leu – Ser –
Gly – Leu – Leu – Phe – Leu – OH
Nồng độ LH bình thường
- Trước tuổi dậy thì: 0 - 4.0 mIU/mL
- Tuổi dậy thì: 0.3 - 31.0 mIU/mL
- Tiền mãn kinh
+ Pha nang noãn: 1 - 18 mIU/dL
+ Giữa chu kỳ: 20 - 105 mIU/mL
+ Pha hoàng thể: 0.4 - 20.0 mIU/mL
- Hậu mãn kinh: 15.0 - 62.0 mIU/mL
- Ở người phụ nữ, nồng độ LH thấp trong giai đoạn còn nhỏ, và tăng cao ở giai
đoạn mãn kinh. LH được tiết theo nhịp điệu, LH được tiết hoặc bị ức chế theo
nồng độ của estrogen và progestrorone trong máu. Trong suốt thời kỳ sinh sản,
nồng độ LH khoảng 1 - 20UI/L.
22

Nhịp tiết LH trong chu kỳ kinh là [29]


Giai đoạn Cường độ nhịp LH Tần số nhịp LH
Pha nang noãn sớm 6.5 IU/L 90 phút
Giữa pha nang noãn 5.0 IU/L
Pha nang noãn muộn 7.2 IU/L 60 – 70 phút
Pha hoàng thể sớm 15.0 IU/L 100 phút
Giữa pha hoàng thể 12.2 IU/L
Pha hoàng thể muộn 8.0 IU/L 200 phút
Chú ý rằng: các giá trị này thay đổi tùy theo từng cá thể
2. Hoạt động của hormon LH
- Vai trò chính của đỉnh LH là gây phóng noãn. Tuy nhiên, đỉnh LH còn có một
số vai trò không kém phần quan trọng khác:
+ Gây vỡ thành nang và phóng noãn vào khoảng 34-38 giờ sau khi xuất
hiện đỉnh.
+ Phá vỡ cấu trúc liên kết giữa noãn và đám tế bào bao quanh noãn.
+ Tái khởi động quá trình giảm phân của noãn, giúp noãn vượt qua block
thứ nhất của giảm phân I.
+ Hoàng thể hóa các tế bào hạt sau khi phóng noãn.
- Ngay sau khi hoàng thể được thành lập, nồng độ gia tăng của progesterone sẽ
làm chậm lại tần suất phát xung của GnRH và LH xuống khoảng 3, sau đó là 1
xung mỗi 4 giờ. Nồng độ LH một lần nữa trở về mức cơ bản. Trong pha hoàng
thể, LH ở nồng độ thấp gây tác động lên hoàng thể, kích thích sự sản xuất
estrogen và progesterone.
- Ở người phụ nữ, LH hỗ trợ tế bào trong buồng trứng để tạo androgen và những
hormon để hình thành estradiol. Trong chu kỳ kinh, FSH có vai trò làm nang
23

noãn phát triển và trưởng thành. Khi nang noãn phát triển sẽ tiết ra nhiều
estrogen. Với sự gia tăng estrogen, các thụ thể của LH cũng chịu ảnh hưởng của
nang noãn trưởng thành và như thế sẽ tạo ra nhiều estradiol hơn. Ngay cả khi
nang noãn đã trưởng thành, nồng độ estrogen trong máu tăng cao sẽ có phản hồi
âm tính lên vùng dưới đồi ức chế tuyến yên tiết LH nhưng nồng độ LH vẫn tiếp
tục tăng kéo dài trong vòng 24 – 48 giờ.
3. Nguyên nhân gây sự thay đổi nồng độ LH trong máu
3.1. Nguyên nhân nồng độ LH trong máu tăng [29]
- Nồng độ LH trong máu cao kéo dài phản ánh tình trạng phản hồi âm của các
hormon estrogen và progesterone không có. Khi không có phản hồi âm tính thì
tuyến yên vẫn tiếp tục tiết FSH và LH.
- Những nguyên nhân sau đây có thể làm nồng độ LH tăng cao trong máu
+ Trước khi dậy thì.
+ Tiền mãn kinh.
+ Mãn kinh.
+ Hội chứng Turner.
+ Hội chứng Swyer.
+ Hội chứng Klinefelter
+ Suy buồng trứng
+ Hội chứng buồng trứng đa nang.
+ Tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh.
+ Thuốc: chống co giật, clomiphene và naloxone
24

3.2. Nguyên nhân nồng độ LH trong máu giảm [29]


- LH giảm tiết có thể là do suy chức năng của tuyến yên hoặc vùng dưới đồi
không tiết được GnRH để kích thích tuyến yên. Ở người phụ nữ, tình trạng này
có thể biểu hiện lâm sàng là vô kinh.
- Những nguyên nhân sau đây có thể làm nồng độ LH giảm trong máu
+ Tại vùng dưới đồi
√ Hội chứng Kallmann.
√ Phẫu thuật hoặc xạ trị vùng dưới đồi.
√ Ức chế vùng dưới đồi.
√ Thiếu GnRH vô căn.
√ Điều trị ức chế Gonal: dùng thuốc GnRH đồng vận và đối vận.
√ Rối loạn ăn uống, chứng háu ăn (bulimia).
√ Vận động thể lực quá mức (vận động viên chạy đường dài).
+ Tại tuyến yên
√ Suy tuyến yên.
√ Cường prolactin trong máu.
√ Khối u ở tuyến yên.
√ Bệnh lý ác tính di căn đến tuyến yên.
√ Phẫu thuật hoặc xạ trị tuyến yên.
√ Suy giáp nguyên phát.
√ Chấn thương vùng đầu.
+ Thuốc
√ Digoxin.
√ Viên thuốc tránh thai loại phối hợp.
√ Thuốc điều trị hormon thay thế.
25

4. Xét nghiệm LH
- Trong hiếm muộn, ít khi làm xét nghiệm định lượng LH đơn độc mà xét
nghiệm này thường làm chung với các test định lượng FSH, testosterone,
estradiol và progesterone. Nồng độ LH cũng rất có hữu ích trong việc đánh giá
rối loạn chu kỳ kinh và giúp chẩn đoán những bất thường tại tuyến yên hoặc
những bệnh lý ở buồng trứng.
- LH có thể giúp dự đoán thời điểm trứng rụng. Có thể xác định nồng độ LH
bằng mẫu thử là nước tiểu bằng các que thử. Có thể thử que hàng ngày xung
quanh thời điểm rụng trứng. Kết quả từ âm tính sang dương tính có nghĩa là tình
trạng rụng trứng có thể xảy ra trong vòng 24 – 48 giờ, người phụ nữ có khoảng 2
ngày để quan hệ, bơm tinh trùng vào buồng tử cung
- Ở trẻ nhỏ, định lượng FSH và LH thường được dùng để chẩn đoán nguyên
nhân gây dậy thì muộn hoặc dậy thì sớm. Dấu hiệu của dậy thì sớm có thể là: vú
to ra, phát triển hệ thống lông mu, bắt đầu có kinh.
- Đôi khi đo nồng độ LH để đánh giá hormon hướng sinh dục (GnRH) với mục
đích phân biệt giữa rối loạn nguyên phát và thứ phát của vùng dưới đồi, tuyến
yên và buồng trứng.
- Ở những người phụ nữ xét nghiệm LH (thường kết hợp với FSH ) thường dùng
trong 3 trường hợp sau: (1) hiếm muộn; (2) nghi ngờ có bất thường ở tuyến yên;
(3) rối loạn tuyến sinh dục.
- Khi bệnh nhân có chu kỳ kinh không đều và ở độ tuổi mãn kinh thì cần làm xét
nghiệm kết hợp với FSH.
- Chu kỳ kinh không đều trong giai đoạn dậy thì có thể là dấu hiệu chỉ điểm
những bệnh lý ở vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến sinh dục và các hệ thống khác.
26

Đo LH và FSH có thể giúp phân biệt giữa những triệu chứng bình thường hoặc
bệnh lý thật sự.
- LH và FSH có thể giúp phân biệt giữa suy buồng trứng nguyên phát và suy
buồng trứng thứ phát.
27

ESTROGEN
1. Phân loại estrogen [2];[4]
1.1. Estrogen tự nhiên:
- Có 3 loại hormon chính là estrone (E1), estradiol (E2), and estriol (E3). Trong
3 loại hormon này estradiol có hoạt tính sinh học cao nhất thường được dùng ở
dạng tiêm như trong các chế phẩm estradiol benzoat, estradiol dipropionate. Hoạt
tính sinh học của estradiol có thể mạnh gấp 80 lần hoạt tính sinh học của estriol.
Estradiol là estrogen quan trong nhất của người phụ nữ trong giai đoạn dậy thì
cho đến mãn kinh và ngoài giai đoang mang thai.
- Trong độ tuổi sinh sản thì estradiol (E2) chiếm đa số: trong định lượng nồng độ
estrogen cũng như trong hoạt tính estrogen.
-Trong giai đoạn mãn kinh, estrone chiếm đa số.
- Trong giai đoạn mang thai estriol chiếm đa số
1.2. Estrogen tổng hợp
- Loại estrogen tổng hợp không có nhân steroid.
- Loại estrogen tổng hợp có nhân steroid.
2. Sinh tổng hợp
- Ở người phụ nữ ngoài giai đoạn mang thai thì estrogen được buồng trứng tiết
ra, trong giai đoạn mang thai do bánh nhau tiết ra. Hormon FSH kích thích nang
noãn phát triển và tạo ra estrogen. Một vài cơ quan khác trong cơ thể cũng có thể
tiết ra estrogen với lượng rất nhỏ như gan, tuyến thượng thận và vú. Tuy nhiên
đây là nguồn cung cấp estrogen rất quan trọng đối với những người mãn kinh
[4];[25]
- Trong chu kỳ kinh, nồng độ estrogen khác nhau, nồng độ estrogen cao nhất
trong chu kỳ là trong pha nang noãn và trước khi rụng trứng
28

2.1. Những trường hợp tăng nồng độ estrogen trong máu


- Chu kỳ kinh bình thường
- Dậy thì sớm
- Khối u buồng trứng, tuyến thượng thận.
- Suy giáp.
- Một vài loại thuốc như glucocorticosteroids, ampicillin, thuốc có chứa
estrogen, phenothiazines, and tetracyclines có thể làm tăng nồng độ estrogen
trong máu.
2.2. Những trường hợp giảm nồng độ estrogen trong máu
- Hội chứng Turner
- Suy tuyến yên.
- Thai kỳ ngưng tiến triển.
- Rối loạn ăn uống.
- Hậu mãn kinh.
- Hội chứng buồng trứng đa nang.
- Hoạt động thể lực quá mức.
- Clomiphencitrate và thuốc viên tránh thai loại phối hợp có thể làm giảm nồng
độ estrogen trong máu.
- Những thời điểm khác nhau trong chu kỳ hoặc những bệnh lý như hạ huyết áp,
thiếu máu, suy chức năng gan và suy chức năng thận có thể ảnh hưởng nồng độ
hormon trong cơ thể.
3. Chức năng của estrogen [2];[4]
- Estrogen làm phát triển cơ quan sinh dục thứ phát như vú và làm nội mạc tử
cung phát triển
29

Những tác động của estrogen


- Cấu trúc
+ Hình thành cơ quan sinh dục thứ phát
+ Tăng chuyển hóa.
+ Tăng dự trữ mỡ.
+ Làm nội mạc tử cung phát triển.
+ Làm tử cung phát triển.
+ Làm dầy tế bào âm đạo.
+ Tăng độ nhầy của âm đạo.
+ Cân bằng mạch máu và da.
+ Giảm hủy xương, tăng tạo xương.
+ Giảm khối cơ.
- Tổng hợp protein
- Đông máu
+ Tăng các yếu tố đông máu 2, 7, 9, 10, plasminogen trong vòng tuần
hoàn.
+ Giảm antithrombin III.
+ Tăng kết tập tiểu cầu.
- Lipid
+ Tăng HDL, triglyceride
+ Giảm LDL.
- Cân bằng dịch
+ Tăng hấp thu muối và nước
+ Tăng cortisol, SHBG
30

- Đường tiêu hóa


+ Giảm hoạt động của đường ruột
+ Tăng cholestreone trong ống mật
- Ung thư
+ Tăng nguy cơ hình thành các ung thư nhạy với hormon (ung thư vú)
- Tử cung
+ Estrogen làm phát triển cơ tử cung, tăng độ lớn, độ dài và số lượng các
sợi cơ, tăng nhạy cảm của tử cung với oxytocin.
+ Estrogen cùng với progesterone giúp cho nội mạc tử cung được chuẩn bị
tốt để trứng thụ tinh làm tổ và duy trì chức năng của tử cung trong thời gian
mang thai.
- Cổ tử cung
+ Estrogen làm tăng tiết chất nhày cổ tử cung, nhiều, trong, loãng làm cho
tinh trùng dễ dàng xâm nhập vào tử cung.
- Sự rụng trứng
+ Nồng độ tăng cao của estrogen kích thích tiết LH gây nên hiện tượng
rụng trứng.
4. Xét nghiệm estrogen
- Đây là xét nghiệm quan trọng để đánh giá sự phát triển sinh dục bình thường
(hành kinh), đánh giá các nguyên nhân vô sinh (không phóng noãn, vô kinh, rối
loạn kinh nguyệt) và mãn kinh. Nồng độ estradiol bình thường thấp nhất vào giai
đoạn hành kinh và giai đạn đầu của pha nang noãn sau (< 80 pg/ml) rồi sau đó
tăng lên ở giai đoạn muộn của pha nang noãn ngay trước khi xuất hiện đỉnh LH
(khoảng 150 pg/ml).Nếu không có thai, hoàng thể thoái hóa, estradiol giảm và
31

gây hành kinh. Nếu có thai thì nồng độ estradiol tiếp tục tăng lên tùy theo từng
thời điểm của thai kỳ.
- Đo nồng độ estradiol nên được thực hiện vào ngày thứ 3 của chu kỳ kinh.
- Xét nghiệm estrogen có thể được dùng trong những trường hợp sau
+ Nồng độ estrone có thể tăng ở những bệnh nhân bị hội chứng buồng
trứng đa nang và lạc nội mạc tử cung. Xét nghiệm cũng có giá trị trong chẩn
đoán khối u buồng trứng, hội chứng Turner và suy tuyến yên.
+ Estradiol thường được dùng để đánh giá chức năng của buồng trứng.
Nồng độ estradiol tăng ở những trường hợp dậy thì sớm ở những bé gái. Xét
nghiệm estradiol còn có giá trị trong chẩn đoán nguyên nhân vô kinh như do có
thai, mãn kinh hay những vấn đề y khoa khác.Trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản,
định lượng estradiol giúp theo dõi sự phát triển của nang noãn vào những ngày
trước khi thụ tinh trong ống nghiệm. Đôi khi estraddiol cũng được dùng để theo
dõi những trường hợp đang dùng hormon điều trị.
+ Estriol thường được dùng để đánh giá thai kỳ nguy cơ cao. Double test
và Tripple test.
- Người thầy thuốc có thể cho xét nghiệm estrone hoặc estradiol (có thể xét
nghiệm cùng với những test khác) khi có những bất thường sau như nặng vùng
chậu, xuất huyết âm đạo bất thường, bất thường chu kỳ kinh, hiếm muộn, và cơ
quan sinh dục xuất hiện quá sớm hoặc quá muộn. Người thầy thuốc có thể cho
làm xét nghiệm estrone và/hoặc estradiol khi người phụ nữ có dấu hiệu mãn
kinh. Khi người phụ nữ có dùng nội tiết thay thế, có thể định lượng estrone để
theo dõi.
32

PROGESTERONE
1. Cấu trúc: [4]
- Progesterone cũng là một steroid gồm 21 carbon được tổng hợp từ cholesterol.
Progesterone do các tế bào của hoàng thể tiết ra dưới tác động của LH. Vai trò
chính của progesterone là chuẩn bị nội mạc tử cung cho phôi làm tổ và duy trì
thai kỳ.
- Là hormon tuyến sinh dục.
- Do buồng trứng tiết ra dưới tác động của LH.
- Có tác động phản hồi âm tính hoặc dương tính lên vùng dưới đồi và tuyến yên.

Hình 2: sự hình thành progesterone


2. Nồng độ của progesterone
- Trong giai đoạn tiền phóng noãn ở người phụ nữ trưởng thành, người phụ nữ
trước dậy thì nồng độ progesterone trong máu khoảng 100 ng/dL. Sau phóng
noãn, ở giai đoạn hoàng thể nồng độ progesterone thay đổi từ 500 – 2000 ng/dL.
Trong những trường hợp quả sản tuyến thượng thận, nồng độ progesterone có
thể cao gấp 50 lần giá trị bình thường.
33

Tình trạng Giá trị trong xét nghiệm máu


Giới hạn dưới Giới hạn trên Đơn vị
Phụ nữ trong chu kỳ kinh

Người phụ nữ trong giai ≤ 0.2 1 ng/mL


đoạn mãn kinh < 0,6 3 nmol/L

Người phụ nữ đang dùng 0.34 0.92 ng/mL


viên tránh thai loại phối hợp 1.1 2.9 nmol/L
0.27 0.9 ng/mL
Nam ≥ 16 years 0.86 2.9 nmol/L
0.1 4.1 hoặc 4.5 ng/mL
Nữ hoặc nam từ 1 – 9 tuổi 0.3 13 nmol/L

Bảng 2: nồng độ progesterone bình thường trong từng giai đoạn
2.1. Tăng nồng độ progesterone có thể gặp trong những trường hợp sau
- Một vài nang buồng trứng.
- Thai trứng.
- Ung thư buồng trứng (hiếm gặp).
- Tuyến thượng thận tiết nhiều progesterone
- Phì đại tuyến thượng thận bẩm sinh.
2.2. Giảm nồng độ progesterone có thể gặp trong những trường hợp sau
- Ngộ độc thai kỳ trong giai đoạn trễ.
- Giảm chức năng của buồng trứng.
- Vô kinh.
3. Tác động của progesterone [4];[2]
- Tác động làm nội mạc tử cung chuyển sang giai đoạn chế tiết.
- Ngăn tuyến vú hình thành nang tuyến sợi.
34

- Lợi tiểu.
- Tăng sử dụng mỡ.
- Ngăn chặn nhức đầu theo chu kỳ.
- Ngăn chặn ung thư nội mạc tử cung
- Ngăn chặn ung thư vú
- Kích thích tạo thành xương.
- Cải thiện trương lực của mạch máu.
- Ngăn chặn những bệnh lý miễn dịch.
- Tăng sự nhạy cảm của các thụ thể estrogen.
- Cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của phôi.
- Tác động của progesterone trên nội mạc tử cung:
+ Làm mô đệm phù nề trên diện rộng.
+ Tăng thể tích mạch máu lên gấp 3 lần.
+ Làm các ống tuyến trở nên ngoằn ngoèo, chế tiết nhiều glycogen.
+ Kích thích sự hình thành của các pinopode (hiện diện trong giai đoạn làm tổ
của phôi) và giúp khởi động cho tiến trình màng rụng hóa.
- Làm phát triển và biệt hóa tuyến vú.
- Cùng với các hormone khác ức chế sự tiết sữa.
- Cùng với estrogen ức chế hoạt động của vùng hạ đồi và tuyến yên, làm giảm
nồng độ FSH, từ đó làm tạm ngưng hiện tượng phóng noãn và hành kinh khi có
thai.
- Progesterone có tác dụng đối kháng với estrogen trên nội mạc tử cung. Nếu
phóng noãn không xảy ra, progesterone không được sản xuất sẽ dẫn đến tăng
nồng độ estrogen tương đối, tỉ lệ E:P tăng sẽ dẫn đến tăng sinh nội mạc tử cung.
Thiếu progesterone trong thai kỳ do suy hoàng thể sẽ dẫn đến tăng nguy cơ sẩy
35

thai. Do đó, cần bổ sung progesterone cho những trường hợp rối loạn phóng
noãn để làm bong nội mạc tử cung cũng như những trường hợp sẩy thai sớm liên
tiếp nhiều lần nghi ngờ do suy hoàng thể.
4. Xét nghiệm nồng độ progesterone
- Là 1 xét nghiệm để đánh giá tình trạng hiếm muộn.
- Thầy thuốc muốn đánh giá sự rụng trứng.
- Xác định thời điểm rụng trứng xảy ra và cho thuốc kích thích rụng trứng.
- Khi có có dấu hiệu nghi ngờ thai ngoài tử cung.
- Tiên lượng nguy cơ sẩy thai.
- Khi theo dõi hiệu quả của điều trị khi người phụ nữ cần tiêm progesterone để
duy trì thai kỳ.
- Progesterone có thể xét nghiệm chung với các FSH, LH, hCG, các hormon
tuyến giáp, công thức máu để xác định nguyên nhân xuất huyết tử cung bất
thường trong những trường hợp không có thai.
36

TÓM TẮT
1. Trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng
- Trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng có chức năng điều hòa các hoạt động nội
tiết sinh sản.
- Rối loạn trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng được Tổ chức y tế Thế Giới
(WHO) phân thành 2 loại.
- Sự biến đổi gen và bất thường nhiễm sắc thể là 2 nguyên nhân lớn tác động đến
trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng.
- Trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng có hai cơ chế phản hồi chính là cơ chế
phản hồi âm và cơ chế phản hồi dương.
2. GnRH
- Do vùng dưới đồi tiết ra.
- Kích thích tuyến yên tiết FSH và LH.
- Chịu tác động của cơ chế phản hồi âm tính hoạc dương tính.
- Khó định lượng trức tiếp.
3. FSH
- FSH (Follicular Stimulating Hormon) là hormon có chức năng là kích thích sự
phát triển của nang noãn.
- FSH là một chất chỉ điểm tốt nhất để đánh giá dự trữ buồng trứng và đánh giá
khả năng đáp ứng của buồng trứng với những thuốc kích thích buồng trứng.
- Nếu FSH tăng cao đồng nghĩa với sự suy giảm buồng trứng.
- Xét nghiệm FSH thường kết hợp với các xét nghiệm khác (LH, testosterone,
estradiol và progesterone) trong những trường hợp hiếm muộn.
- FSH và LH có thể giúp chẩn đoán phân biệt giữa suy buồng trứng nguyên phát
và suy buồng trứng thứ phát.
37

- Nguyên nhân thường gặp nhất gây tăng nồng độ FSH là do tình trạng mãn kinh.
4. LH
- LH đóng vai trò quan trọng trong trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng, vì vậy
những bệnh lý ở trục hạ đồi tuyến yên có thể gây nên thiếu LH.
- Có tác dụng gây rụng trứng.
- Xác định nồng độ của LH rất quan trọng trong việc xác định thời điểm phóng
noãn và chẩn đoán các rối loạn chức năng ở tuyến yên - buồng trứng.
- Được kích thích tiết từ GnRH ở vùng dưới đồi.
- LH tiết theo nhịp điệu.
- Có nhiều nguyên nhân gây tăng và giảm nồng độ LH trong máu.
- Xét nghiệm LH thường kết hợp với các xét nghiệm khác (FSH, testosterone,
estradiol và progesterone) trong những trường hợp hiếm muộn.
- LH và FSH có thể giúp chẩn đoán phân biệt giữa suy buồng trứng nguyên phát
và suy buồng trứng thứ phát.
- Ở những người phụ nữ xét nghiệm LH (thường kết hợp với FSH ) thường dùng
trong 3 trường hợp sau: (1) hiếm muộn; (2) nghi ngờ có bất thường ở tuyến yên;
(3) rối loạn tuyến sinh dục.
5. Estrogen
- Là hormon tuyến sinh dục.
- Do các nang noãn của buồng trứng tiết ra.
- Có tác dụng phản hồi âm tính lên tuyến yên và vùng dưới đồi khi nồng độ trong
máu cao.
- Có 3 loại hormon chính là estrone (E1), estradiol (E2), and estriol (E3).
- Estradiol là estrogen quan trong nhất của người phụ nữ trong giai đoạn dậy thì
cho đến mãn kinh và ngoài giai đoang mang thai.
38

- Estrogen tác động lên nhiều cơ quan trong cơ thể.


- Có nhiều nguyên nhân gây tăng và giảm nồng độ estrogen trong máu.
- Xét nghiệm estrogen là xét nghiệm quan trọng để đánh giá sự phát triển sinh
dục bình thường (hành kinh), đánh giá các nguyên nhân vô sinh (không phóng
noãn, vô kinh, rối loạn kinh nguyệt) và mãn kinh.
6. Progesterone
- Là hormon tuyến sinh dục.
- Do buồng trứng tiết ra dưới tác động của LH.
- Progesterone tác động lên nhiều cơ quan trong cơ thể.
- Có nhiều nguyên nhân gây tăng và giảm nồng độ progesterone trong máu.
- Là 1 xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán và điều trị hiếm muộn.

You might also like