You are on page 1of 9

Mãn kinh là gì ?

Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp lần thứ hai trong đời sống sinh dục của người phụ nữ (lần
thứ nhất xảy ra ở tuổi dậy thì) xảy ra do sự suy giảm chức năng buồng trứng, dần dần buồng
trứng ngưng hoạt động và ngưng tiết các nội tiết tố nữ, dẫn đến việc ngưng hành kinh mỗi
tháng, và chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Thời kỳ mãn kinh thường rơi vào độ tuổi 45 – 55, đánh dấu sự kết thúc quá trình sinh sản ở
người phụ nữ. Nói cách khác, khi nào bạn ngừng có kinh nguyệt, đó là lúc bạn chính thức mãn
kinh.
Tiền mãn kinh là giai đoạn xảy ra trước thời kỳ mãn kinh. Người ta còn gọi đây là giai đoạn
chuyển tiếp mãn kinh. Tùy theo cơ địa mỗi người, thời kỳ này có thể diễn ra vào các lứa tuổi
khác nhau. Đồng thời, mỗi người cũng sẽ có những triệu chứng không giống nhau.

Giai đoạn mãn kinh


Mãn kinh diễn tiến từ từ theo tuổi tác, thường qua 2 giai đoạn:

 Tiền mãn kinh: thường xảy ra ở độ tuổi từ 45-50, có thể kéo dài 2-3 đến 5 năm tùy người,
do hoạt động buồng trứng bắt đầu suy giảm và có sự mất cân bằng các nội tiết tố nữ
(Estrogen và Progesteron), dẫn đến kinh nguyệt không đều, kéo dài, dây dưa.
 Mãn kinh thật sự: thường ở lứa tuổi từ 50-55, do buồng trứng ngưng hẳn hoạt động và
ngưng tiết nội tiết tố nữ, dẫn đến kinh nguyệt mất hẳn.
 Mãn kinh sớm: là mãn kinh trước 40 tuổi. Khi đó, người phụ nữ không còn khả năng có
thai được nữa, do không còn có nang noãn chín hoặc noãn không thể phóng được (không
rụng trứng được). Mãn kinh sớm xảy ra ở những phụ nữ hút thuốc lá, uống rượu, chiếu
tia xạ trị bệnh, bị rối loạn miễn dịch, đã được phẫu thuật cắt tử cung nhưng còn chừa 2
buồng trứng…
 Mãn kinh muộn: là mãn kinh sau 55 tuổi

Dấu hiệu và triệu chứng của mãn kinh


Mỗi người phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh khác nhau. Ngay cả tuổi bắt đầu mãn kinh cũng thay
đổi. Một số người bắt đầu từ 30-40 tuổi, một số khác có thể đến trên 60. Phổ biến nhất là khoảng
50-51 tuổi.

Triệu chứng bệnh Tiền mãn kinh - mãn kinh


Tiền mãn kinh
- Rối loạn kinh nguyệt như: rong kinh, rong huyết, chu kỳ kinh ngắn lại, kinh thưa, kinh ít,…
- Biểu hiện của hội chứng tiền kinh như: tăng cân, vã mồ hôi trộm, bốc hỏa, đau đầu, chướng
bụng, khó chịu bụng dưới, đau vú, tính tình thay đổi như : lo âu, căng thẳng bất an.
- Khí hư có biểu hiện trong và lỏng suốt chu kỳ.
- Việc chẩn đoán tiền mãn kinh chủ yếu dựa vào các triệu chứng của người phụ nữ, việc xét
nghiệm nội tiết hormon không có ý nghĩa trong giai đoạn này, vì vốn ở độ tuổi này kinh nguyệt
của người phụ nữ cũng đã rối loạn.
Mãn kinh
Những dấu hiệu thường gặp trong thời kỳ mãn kinh bao gồm:
- Rối loạn vận mạch: biểu hiện thường gặp đó là những cơn bốc hỏa được xảy ra đột ngột, cơ thể
tự nhiên cảm thấy nóng bừng vùng đầu mặt kéo dài từ vài phút, đi kèm với toát mồ hôi, thỉnh
thoảng đánh trống ngực và rối loạn giấc ngủ như; ngủ không sâu giấc hay tỉnh giấc, hoặc mất
ngủ cả đêm; Các cơn bốc hỏa thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi có stress, căng thẳng. Theo
nghiên cứu có khoảng 50 - 85% phụ nữ tiền mãn kinh - mãn kinh có biểu hiện của rối loạn vận
mạch.
- Rối loạn tâm thần: hay hồi hộp, lo âu ,lúc vui lúc lại cáu gắt vô cơ, khó tập trung trong mọi
việc,…
- Da không còn sự căng bóng, mịn màng; nám da, sạm da, cơ bắp không còn cứng chắc, ngực bị
teo nhỏ, nhiều mỡ đặc biệt là vùng bụng, đùi, eo và nội tạng, rụng nhiều tóc ,móng tay, móng
chân khô giòn dễ gãy.
- Dễ bị viêm nhiễm đường sinh dục, giảm ham muốn tình dục, đau khi quan hệ tình dục.
- Tiểu tiện dễ bị rối loạn: són tiểu, tiểu rắt, tiểu gấp.
- Dễ bị loãng xương nên dễ gây ra đau mỏi xương khớp, chấn thương xương, gãy xương.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, huyết khối tĩnh mạch, bệnh viêm khớp,…

Dấu hiệu tiền mãn kinh thường gặp nhất ở phụ nữ

1. Rối loạn kinh nguyệt


Kinh nguyệt thất thường, có tháng đến sớm, có tháng đến muộn, đôi khi 2 – 3 tháng mới có kinh
một lần là do việc phóng thích trứng (dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt) của buồng trứng gặp trục
trặc. Tuy nhiên, một số bệnh ung thư phụ khoa cũng gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Do
đó, chị em phụ nữ cần lưu ý, nếu kinh nguyệt thất thường từ 3 tháng trở lên phải lập tức đi khám
sức khỏe phụ khoa.

2. Khó thụ thai


Bên cạnh hệ quả rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng gặp trục trặc khi phóng thích trứng sẽ khiến
việc có thai tự nhiên của phụ nữ ở độ tuổi này gặp khó khăn. Có nhiều trường hợp phụ nữ độ tuổi
này muốn có con phải nhờ đến sự can thiệp của y học.
3. Bốc hỏa
Cảm giác nóng bừng từ ngực lên vai, cổ và mặt, thường kéo dài trong khoảng 2 – 3 phút hoặc lâu
hơn là biểu hiện hay gặp của phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh. Mỗi ngày, bạn có thể bị triệu chứng
khó chịu này “ghé thăm” nhiều lần, đặc biệt trong lúc ngủ.

4. Thay đổi tính tình


Một triệu chứng thường gặp khác là chị em rất dễ nóng giận, đôi lúc trở nên nhạy cảm quá mức,
hay lo âu, buồn phiền. Nếu họ không được giải tỏa, trầm cảm là hệ quả tất yếu.

5. Dễ tăng cân
Tuổi tác càng cao thì quá trình trao đổi chất trong cơ thể càng chậm lại. Trong khi đó, triệu
chứng căng thẳng, lo lắng, mất ngủ thường gặp ở tuổi tiền mãn kinh sẽ tạo điều kiện cho sự tích
tụ của các tế bào mỡ trắng. Kết quả là bạn dễ tăng cân, đặc biệt là sự mất cân đối về vóc dáng khi
mỡ trắng thường tập trung ở vùng eo, bụng, đùi, bắp tay.

6. Đau nhức
Sự thay đổi nồng độ hormone khi phụ nữ bước vào tuổi tiền mãn kinh là nguyên nhân gây nên
tình trạng viêm xương khớp, tức ngực.
Viêm, đau nhức xương khớp là biểu hiện thường thấy ở phụ nữ tiền mãn kinh

7. Thay đổi mức cholesterol


Hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng suy giảm dẫn đến sự sụt giảm nội tiết tố trong cơ thể
kéo theo những thay đổi bất lợi về mức cholesterol trong máu, bao gồm cả sự gia tăng
cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) – cholesterol xấu và sụt giảm cholesterol lipoprotein
mật độ cao (HDL) – cholesterol tốt. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ.

8. Khô âm đạo
Âm đạo giảm lượng dịch tiết và độ đàn hồi khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau rát vùng kín, đau
khi quan hệ tình dục. Đó là lý do nhiều chị em phụ nữ không còn hứng thú với chuyện chăn gối
khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.

9. Mật độ xương giảm


Nếu mức độ estrogen sụt giảm trầm trọng, bạn sẽ có nguy cơ bị hao hụt canxi nhanh hơn so với
những phụ nữ khác, khiến cho xương bị xốp, yếu đi, giòn và dễ gãy. Đây là căn nguyên gây ra
bệnh loãng xương, thoái hóa khớp… Để khắc phục, bạn cần bổ sung nhiều canxi và vitamin D
trong chế độ ăn, đồng thời tập luyện đều đặn mỗi ngày. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc bổ sung
canxi nhằm bù đắp cho cơ thể lượng canxi đã mất.

10. Rối loạn giấc ngủ


Những thay đổi về nội tiết tố cùng với tình trạng đổ mồ hôi ban đêm có thể phá hỏng giấc ngủ
ngon của bạn. Hãy cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ bằng cách thiết lập thói quen ngủ đúng giờ,
ngủ trước 23h, không ngủ trưa quá nhiều (tối đa 30 phút), không sử dụng thiết bị điện tử trước
khi ngủ 2 giờ. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện mà có chiều hướng nghiêm trọng hơn, bạn cần
nói chuyện với bác sĩ để tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả.
11. Ra máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt
Nếu đột nhiên, bạn ra máu nhiều hơn đáng kể so với những kỳ kinh nguyệt trước, rất có thể bạn
đã bị rối loạn tiền kinh nguyệt. Nhưng chưa dừng lại ở đó, sự sụt giảm hormone progesterone
còn gây ra một số vấn đề khác, chẳng hạn như u xơ tử cung.

12. Suy giảm trí nhớ


Những thay đổi trong nội tiết tố cùng với các triệu chứng tiền mãn kinh khác (như thay đổi tâm
trạng và rối loạn giấc ngủ), có thể khiến trí nhớ của bạn suy giảm. May mắn là chứng mau quên
sẽ được khắc phục khi bạn bước sang tuổi mãn kinh.

Nguyên nhân gây rối loạn tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh và mãn kinh là hai giai đoạn xảy đến một cách tự nhiên trong cuộc đời người phụ
nữ. Những triệu chứng mà nó gây ra, tuy khó chịu nhưng hoàn toàn bình thường và sẽ tự biến
mất mà không phải can thiệp bằng thuốc. Tuy nhiên, không ít trường hợp xảy ra không theo quỹ
đạo, tức là đến sớm hơn (trước 35 tuổi) hoặc muộn hơn (sau 50 tuổi), đồng thời mang theo rất
nhiều triệu chứng bất tiện, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và công việc của các chị em. Đó
chính là tình trạng rối loạn tiền mãn kinh, cần được can thiệp kịp thời để mọi thứ quay trở về
đúng “quỹ đạo”.
Sự suy giảm hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng dẫn đến thay đổi bộ 3 nội tiết
tố Estrogen, Progesterone, Testosterone trong cơ thể là nguyên nhân chính gây nên hiện
tượng rối loạn tiền mãn kinh ở phụ nữ. Độ tuổi càng cao, quá trình sụt giảm càng diễn ra mạnh
mẽ và nhanh chóng, dẫn đến những rối loạn của thời kỳ này.
Tuy nhiên, một số người có thể bước vào thời kỳ mãn kinh sớm hơn bình thường do:

 Có mẹ hoặc chị gái cũng bị mãn kinh sớm


 Suy buồng trứng sớm
 Đã cắt bỏ tử cung hoặc toàn bộ buồng trứng
 Trải qua hóa trị và xạ trị trong quá trình điều trị ung thư
 Mắc một số chứng bệnh như rối loạn chuyển hóa, rối loạn hệ miễn dịch…
 Hút thuốc lá nhiều năm vì thuốc lá là yếu tố nguy hại làm giảm nồng độ nội tiết tố nữ
trong cơ thể.

Lâm sàng và chẩn đoán

 Rối loạn kinh nguyệt dưới dạng chu kỳ kinh ngắn lại hay thưa ra, rong kinh, rong huyết ,
cường kinh

 Xuất hiện hội chứng tiền kinh: tăng cân, lo âu, căng thẳng, đau vú…

 Xét nghiệm nội tiết không có ý nghĩa vì thời kỳ này nội tiết đã trong tình trạng không ổn
địn
 Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng
 Cần chẩn đoán phân biệt với nguyên nhân thực thể gây rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt là
các bệnh lý ung thư phụ khoa.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Xét nghiệm định lượng FSH và estradiol

Cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL, LDL, lipoprotein.

Chức năng gan, thận, điện tim.

Chụp vú.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung bằng tế bào âm đạo - cổ tử

cung, soi cổ tử cung, nạo sinh thiết niêm mạc tử cung, đo mật độ xương.

Chẩn đoán:

Ở một phụ nữ từ 45 - 52 tuổi đang hành kinh, tự nhiên không có kinh 12 tháng liên tiếp, có một
số triệu chứng cơ năng của mãn kinh, có thể nghĩ đến hội chứng mãn kinh.

Nếu người phụ nữ dưới 40 tuổi không còn hiện tượng kinh nguyệt nữa, có thể cho làm xét
nghiệm định lượng FSH và estradiol. Nếu FSH > 40 mIU/ml và/hoặc estradiol < 50pg/l có thể
chẩn đoán mãn kinh.

Hỏi tiền sử: bản thân, gia đình: về loãng xương, tim mạch, các bệnh ung thư

Điều trị: nội tiết và tư vấn cho người bệnh.

Nguyên tắc sử dụng nội tiết: liều thấp nhất có hiệu quả.

Thời gian sử dụng tùy thuộc vào thể trạng và yêu cầu từng người.

Phối hợp estrogen/progestogen nếu còn tử cung.

Để giống với sinh lý, estrogen được dùng là estrogen tự nhiên hoặc gần giống với tự nhiên
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng gần giống với estrgen tự nhiên được
sử dụng rộng rãi

Các biện pháp điều trị bệnh Tiền mãn kinh - mãn kinh
Tiền mãn kinh
- Sử dụng thuốc tránh nếu người phụ nữ có nhu cầu tránh thai: Thuốc tránh thai thế hệ mới có chứa 20
mcg estradiol esters và 1 mcg Desogestrel thích hợp cho những phụ nữ có triệu chứng lâm sàng nặng.
Cũng có thể cân nhắc sử dụng thuốc tránh thai cho đến khi mãn kinh ở những phụ nữ không có nguy cơ
tim mạch, tuy nhiên chỉ sử dụng tối đa là đến 50 tuổi phải thay thế bằng thuốc nội tiết khác.
- Progestins được sử dụng cho những người không có nhu cầu tránh thai: dùng 10 ngày mỗi tháng để ra
kinh.
-Những biện pháp hỗ trợ tránh thai cho chị em phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh do sự suy giảm
của các hormon nội tiết estrogen, progesteron và làm tăng FSH, LH nên làm giảm khả năng sinh sản, từ
đó có thể thấy được khả năng có thai cũng giảm theo. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có số ít những phụ nữ ở
giai đoạn tiền mãn kinh có thai ngoài ý muốn. Do đó, trong tư vấn phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, các
bác sĩ cũng tư vấn sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả . Các biện pháp tránh thai có thể
áp dụng trong giai đoạn này như:
+ Thuốc tránh thai kết hợp: nên sử dụng các loại thuốc tránh thai kết hợp thế hệ mới, có chứa estrogen
tổng hợp là estradiol esters (thay thế cho ethinyl estradiol ở thuốc tránh thai kết hợp truyền thống). Khi sử
dụng các loại thuốc tránh thai kết hợp mới này sẽ hỗ trợ làm giảm được triệu chứng điển hình ở phụ nữ
tiền mãn kinh như bốc hỏa, tính tình có thay đổi nóng nảy hơn, vã mồ hôi,... Đồng thời chúng còn có tác
dụng giúp điều hòa chu kỳ tốt hơn. Ngoài ra, sử dụng thuốc tránh thai kết hợp còn hỗ trợ làm giảm lượng
máu kinh ở bệnh nhân cường kinh, giúp hỗ trợ bảo vệ xương, giảm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch. Đồng
thời trong một số nghiên cứu cho thấy còn có sự giảm rõ rệt nguy cơ đối với ung thư ở buồng trứng và ở
nội mạc tử cung.
+ Thuốc tránh thai một thành phần, trong đó chỉ chứa progestin, giúp giảm hiện tượng đau bụng kinh,
cường kinh. Ngoài ra, sản phẩm thuốc tránh thai một thành phần sẽ không có tác dụng phụ như một số
loại thuốc khác, đó là không làm tăng huyết áp, tác động rất ít đến rối loạn mỡ máu và đường huyết,
không làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.
+ Vòng tránh thai có chứa nội tiết: Hiện tại ở nước ta, loại vòng Mirena có là một trong những loại vòng
tránh thai có chứa nội tiết đang được sử dụng phổ biến, vòng có chứa 52 mg levonorgestrel với thời gian
tránh thai khi đặt vào trong tử cung theo khuyến cáo là 5 năm. Loại vòng này có nhiều tác dụng đối với cơ
thể, không gây nên bất cứ nguy cơ nào đối với các bệnh toàn thân, cũng như bệnh huyết khối tĩnh mạch.
Đồng thời chúng còn có một tác dụng tuyệt vời khác đó là không làm tăng cân, có tác dụng bảo vệ niêm
mạc tử cung, hỗ trợ làm thuyên giảm các triệu chứng đau tử cung ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, lượng
máu kinh cũng có thể giảm khi sử dụng sản phẩm này. Do đó, đây là lựa chọn phù hợp cho phụ nữ tiền
mãn kinh đặc biệt là phụ nữ cường kinh.
+ Dụng cụ tử cung: Một trong những biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả đối với chị em phụ nữ ở độ
tuổi trên 40 với thời gian sử dụng được khuyến cáo của dụng cụ này là từ 5 đến 10 năm. Đối với phụ nữ
tiền mãn kinh có mắc các bệnh lý nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, các bệnh lý về tim mạch và
bệnh lý huyết khối,... thì dụng cụ tử cung được các chuyên gia y tế đánh giá khá an toàn
Và thời điểm nào nên dừng những biện pháp tránh thai cũng sẽ là vấn đề chị em phụ nữ đặc biệt quan
tâm. Theo khuyến cáo của WHO năm 1996, phụ nữ ở tuổi 55 gần như không còn khả năng mang thai nên
có thể dừng sử dụng các biện pháp tránh thai.

Mãn kinh
- Thực hiện lối sống khoa học và lành mạnh: vận động thể dục, yoga, thư giãn, tránh các căng thẳng,
stress. Nói không với rượu, bia, thuốc lá.
- Chế độ ăn kiêng khoa học để duy trì sức khỏe và giảm cân. Sử dụng các thực phẩm là đậu nành và
các thực phẩm có chứa estrogen thực vật, ăn cá, ít thịt, nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
- Uống nhiều nước.
- Bổ sung calci qua chế độ ăn hoặc các chế phẩm có chứa calci theo lời khuyên của bác sĩ.
- Điều trị các rối loạn vận mạch.
- Điều trị tại chỗ trong các trường hợp khô âm đạo, đau khi quan hệ.
- Cân nhắc khi sử dụng liệu pháp hormon thay thế.
+ Về mặt lợi ích: giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, làm mất các cơn bốc hỏa, giảm teo khô âm đạo, dự
phòng gãy cổ xương đùi và cột sống do loãng xương, giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
+ Về mặt nguy cơ: làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, các bệnh lý tim mạch, nguy cơ
huyết khối,…

Phụ nữ tiền mãn kinh nên uống thuốc gì?


Sử dụng thuốc

Trong trường hợp các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh của bạn trở nên nghiêm trọng, ảnh
hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ sẽ dùng đến một số loại hormon thay thế (bổ
sung Estrogen và Progesterone); điều trị nội tiết (bao gồm điều trị estrogen toàn thân hoặc khu
trú, liệu pháp nội tiết estrogen và progesterone kết hợp, điều trị estrogen có kèm hay không kèm
với progesterone…). Tuy nhiên, việc uống loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu, điều trị trong
thời gian bao lâu… cần được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng nhằm tránh những rủi ro xảy đến cho sức
khỏe. Do đó, chị em không nên tự ý uống thuốc mà cần đến cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa
phụ sản để được kiểm tra sức khỏe và được bác sĩ chỉ định dùng thuốc đúng cách.

Thuốc bổ sung nội tiết tố nữ Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh có nồng độ nội tiết tố nữ
bất ổn định, vì vậy phương pháp sử dụng thuốc bổ sung nội tiết tố được nhiều chị em lựa
chọn. Phương pháp này ngoài làm giảm các triệu chứng khó chịu của thời kỳ tiền mãn kinh -
mãn kinh như bốc hỏa, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt, tính tình thay đổi… thì còn phòng ngừa
một số bệnh lý thường hay gặp phải giai đoạn này là loãng xương, tim mạch, cao huyết áp…

Tuổi tiền mãn kinh nên uống thuốc gì và bổ sung gì là vấn đề được đông đảo chị em quan tâm.
Dưới đây là gợi ý những loại thuốc cho phụ nữ tiền mãn kinh phổ biến nhất. Tuy nhiên, cần lưu
ý rằng thông tin chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho chỉ định của bác sĩ. Tốt
nhất, chị em nên tham vấn ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn bổ sung loại thuốc phù hợp với liều
lượng thích hợp. (2)

1. Thuốc bổ sung canxi và vitamin D

Loãng xương là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất khi phụ nữ bước vào thời kỳ
tiền mãn kinh và mãn kinh do sự thiếu hụt Estrogen gây ra. Vì thế, chị em nên bổ sung thuốc và
các loại thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D.

Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh nên bổ sung khoảng 1000mg canxi, sau
mãn kinh 1200mg, không vượt quá 2000mg mỗi ngày. Khuyến nghị lượng vitamin D tiêu thụ
mỗi ngày ở phụ nữ tiền mãn kinh là khoảng 15 microgram (600 đơn vị quốc tế), sau mãn kinh
khoảng 20 microgram (800 đơn vị quốc tế). Tuyệt đối không sử dụng quá mức khuyến nghị này
bởi có thể gây ngộ độc

2. Thuốc chống trầm cảm

- Một công dụng khác của thuốc chống trầm cảm ít ai biết là giúp đẩy lùi các triệu chứng rối
loạn vận mạch trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh ở phụ nữ như bốc hỏa, đỏ bừng mặt,
đổ mồ hôi vào ban đêm… Lưu ý rằng chị em chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ
chuyên khoa. (3) Bên cạnh đó, thuốc chống trầm cảm chỉ mới được chứng minh là giúp hạn
chế phần nào các triệu chứng kể trên. Nếu muốn cải thiện hiệu quả hơn, chị em sẽ cần đến liệu
pháp hormone.

3. Liệu pháp hormone

Liệu pháp thay thế hormone (gồm Estrogen và Progesterone) là giải pháp khắc phục những
triệu chứng khó chịu của thời kỳ tiền mãn kinh. Như đã chia sẻ, phụ nữ bước vào thời kỳ tiền
mãn kinh sẽ đối mặt với sự suy giảm sản xuất nội tiết tố nữ một cách rõ rệt, khiến hàm lượng
Estrogen giảm thấp, từ đó dẫn đến các triệu chứng rối loạn vận mạch như bốc hỏa, đổ nhiều
mồ hôi… Vì thế, bổ sung Estrogen được xem là phương pháp cải thiện hiệu quả cơn bốc hỏa
và các triệu chứng tiền mãn kinh khác. Tuy nhiên, phụ nữ thuộc những nhóm sau đây không
được sử dụng liệu pháp hormone: Tiền sử mắc bệnh mạch vành và ung thư vú; Từng bị đột
quỵ hoặc có huyết khối tĩnh mạch; Đang mắc bệnh lý ở gan; Mắc bệnh thiếu máu cục bộ
thoáng qua; Mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung; Bị chảy máu âm đạo bất thường không rõ
nguyên nhân.

4. Thực phẩm bổ sung Phytoestrogen

Phytoestrogen là các hợp chất có nguồn gốc từ thực vật, sở hữu các đặc tính giống như
Estrogen. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung Phytoestrogen giúp giảm thiểu các cơn bốc
hỏa, ngăn ngừa loãng xương, điều trị mụn trứng cá và tăng cường sức khỏe tim mạch. Tuy
nhiên, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn bổ sung Phytoestrogen phù hợp.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung Phytoestrogen liều lượng cao có thể gây nhiều tác dụng
phụ, khiến buồng trứng bị thay đổi và tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

You might also like