You are on page 1of 147

NGHÌN LỜI GIẢI ĐÁP VỀ PHỤ NỮ VÀ CƠ THỂ NỮ GIỚI-tác giả DAVID

ELIA GENEVÈVE DOUCET - người dịch Vũ Đình Phong và Hoàng Hải


Chào các bác mod và pà con. Hôm qua tớ lục lọi đươc quyển sách mang tiêu đề
NGHÌN LỜI GIẢI ĐÁP VỀ PHỤ NỮ VÀ CƠ THỂ NỮ GIỚI của tác giả DAVID
ELIA GENEVÈVE DOUCET - người dịch Vũ Đình Phong và Hoàng Hải. Không
biết trên thị trường hay trên internet đã có bản dịch của quyển này chưa - tớ chỉ có
bản in trên giấy A4 do nhờ một anh bạn bên nhà xuất bản in cách đây mấy năm. Vì
không biết có trùng lặp gì không nên tớ xin hỏi Mod có nên post quyền này lên đây
không, nếu OK tớ sẽ typing dần dần (quấn sách khoảng gần 300 trang)
Sách bao gồm các chương sau
Chương I: Sự sống xuất hiện
Chương II: Dậy thì
Chương III: Kinh nguyệt
Chương IV: Ngùa thai
Chương V: Nạo thại
Chương VI: Thai nghén
Chương VII: Sinh nở
Chương VIII: Vô sinh
Chương IX: Giải phẫu và sinh dục
Chương X: Vú
Chương XI: Bệnh phụ khoa
Chương XII: Mãn kinh
Chương XIII: Tuổi già
Chương XIV: Tình dục
Chương XV: Sắc đẹp
CHƯƠNG I
SỰ SỐNG XUẤT HIỆN
1.1 - Sự sống có gì là huyền bí không ?
Quả bản thân cuộc sống là điều huyền bí, nhưng cơ chế của nó mỗi ngày một được
hiểu rõ thêm. Thời nay, không ai ngĩ rằng phụ nữ có thai là do ăn phải của lạ hoặc do
đêm nằm mộng thấy chuyện khác thường, hoặc do tác động của mặt trăng nữa. Sự
ngu dốt không hiểu biết bao giờ cũng dẫn đến mê tín dị đoan. Biết bao nhiêu chuyện
quái đảm đã nẩy sinh chung quanh những gì bị coi là huyền bí.
Để tránh thụ thai, người Ai Cập cổ đại chỉ biết dùng thầu dầu hoặc bột xiêm gai. Ngay
triết gia vĩ đại Hy Lạp Airstote dùng dầu triết từ cây bá hương hoặc dùng hương liệu
pha vào dầu ô liu…Kể lại những chuyện nực cười ấy chỉ để chứng minh rằng thời nay
đã khác và để làm chủ cuộc sống, người ta đã may mắn có được những phương tiện
khoa học đạt hiệu quả chắc chắn hơn nhiều
1.2 – 400.000 trứng để có được hai hay ba con
Khác với loài vật chỉ có như cầu tình dục vào những thời gian sinh sản, con người
thường xuyên có nhu cầu tình dục bắt nguồn từ lúc dậy thì. Không có những thời gian
đặc biệt cho nhu cầu tình dục. Riêng phụ nữ điều tiết khả năng sinh sản bằng cách cho
rụng một noãn (trứng thai) sau ngày thứ 14 của vòng kinh, tức là ngày rụng trứng
Chắc các bạn có nghe nói, sau khi ra đời, người phụ nữ có cả một “kho” noãn. Đúng
thế. Bé gái đến tháng thứ 3 hoặc tháng thứ 4 đã định hình một lượng trứng (400.000
đến 600000). Sau đấy diễn ra một sự phung phí khủng khiếp, kiến đến tuổi dậy thì, số
lượng trứng chỉ còn khoảng 30000. Và từ dậy thì đến lúc mãn kinh, chỉ có 300 đến
600 trứng hoạt động để cuối cùng sinh trunh bình 2 hoặc 3 con.
1.3 - Buồng trứng dùng để làm gì ?
Từ lúc dậy thì, buồng trứng có chức năng chủ yếu là làm rụng xuống một trứng thai
và tiết ra các hoóc môn sinh dục estrogène và progeste’rone.
Sự rụng trứng xẩy ra vào giữa vòng kinh, nghĩa là khoảng ngày thứ 14. Trong nửa đầu
của vòng kinh, sau khi đã chín trong nang, trứng thoát ra và rơi vào tử cung, sống ở
đó khoảng 12 tiếng đồng hồ. Chính tại đây, trứng gặp tinh trùng của nam và biết
thành phôi. Nếu không gặp, nếu không gặp, trứng sẽ chết và bị đẩy ra ngoài kèm theo
một ít huyết. Khi đó sự sống đành phải đợi đến giữa vòng kinh sau mới lại có khả
năng hình thành.
1.4 - Tinh trùng là sự sản sinh liên tục
Trái với buồng trứng hoạt động theo chu kỳ, tinh hoàn của nam lại sản xuất liên tục
tinh trùng trong suốt thời gian từ lúc dậy thì đến lúc chết. Việc sản xuất tinh trùng
diễn ra chậm chạp từ hai đến 3 tháng nhưng mỗi lần phóng tinh, con số tinh trùng
được đưa ra khỏi cơ thể nam là 180 đến 250 triệu. Chúng nằm trong tinh dịch, một
chất lỏng được tuyến tiền liệt sản sinh. Giữa thời kỳ sản xuất và thời gian phóng, tinh
trùng tích lại và nằm chờ. Mỗi một lần phóng tinh, có khoảng 3 phân khối tinh dịch,
chứa hàng trăm triệu tinh trùng, trong đó chỉ có khoảng 60 – 70 % là có khả năng tự
di chuyển để cạnh tranh nhau kết hợp với trứng thành phôi

1.5 - Hai tế bào ấy giống như cái gì


Mỗi trứng khi chín, được coi như một tế bào cỡ lớn đường kính bằng vài nghìn của
milimet. Trứng hình tròn, giữa có nhân chứa mật mã di truyền và không tự cử động
được.
Tinh trùng nhỏ hơn rất nhiều, có đầu (chứa mật mã nhân) và đuôi ngọ ngoạy để có thể
di chuyển
1.6 - Điều kiện để thụ thai
Nếu việc giao hợp diện diễn biến bình thường thì dương vật của nam giới vươn dài và
cứng lại do hứng tinh. Hiện tượng này là một phản xạ sau khoái cảm lên đến cự điểm
giao hợp kết thúc bằng sự phóng tinh của nam. Sự phóng tinh được diễn ra từng đợt
ngắn và rất mạnh: Tinh dịch được phóng vào cổ tử cung. Hiện tượng này không phải
là ngẫu nhiên, con người được thiên phú cho để duy trì nòi giống
Đồng thời, vào thời gian giữa vòng kinh, buồng trứng nhả ra một trứng đã chín và
hoóc môn progestérone tác động với những hoóc môn estrogène giúp màng nhầy của
tử cung tiếp nhận trứng đã thụ tính. Chính do tác động của hoóc môn estrogène mà
chất nhầy của cổ tử cung bắt đầu xuất hiện ngay từ đầu vòng kinh và đạt mức cao nhất
vào ngày rụng trứng. Chất nhầy này giống như long trắng trứng làm nhiệm vụ hồ dích
cho tinh trùng. Nếu chất nhày này có ít hoặc không có, tức là tình trạng vô sinh.
1.7 - Như vậy muốn có con phải thế nào
Rất đơn giản, chỉ cần một đàn ông và một đàn bà, gặp nhau vào lúc thích hợp, nghĩa
là lúc trứng rụng. Cần sao cho tinh dịch cũng như trứng đều tốt, cho chất nhầy ở cổ tử
cung xuất hiện nhiều, giúp cho tinh trùng lọt được vào sâu, cho sự thăng bằng về hoóc
môn đủ để tạo nên một màng nhầy tử cung, được bồi bổ, giúp trứng làm tổ thuận lợi
Vấn đề không có gì rắc rối lắm và 90% trường hợp đều diễn biến thuận lợi.
1.8 - “Vùng dưới đồi” là nơi quyết định tất cả
Ngày nay người ta đã biết rằng “Vùng dưới đồi” đã đwocj chương trình hoá, để hoạt
động theo chu kỳ, ra lệnh cho các buồng trứng, thông qua tuyến yên. Chính nó chỉ
huy việc sản xuất các hooc – môn, việc làm trứng chín và việc rụng trứng hàng tháng
căn cứ theo chu kỳ của vòng kinh. Mệnh lệnh của tuyến yên cho buồng chứng được
gọi là FSH (Follicule stimulating hormon) liên quan đến việc sản sinh chất nội tiết
progestérone và LH (Luteinizing hormon) liên quan đến việc rụng trứng và tiết ra chất
progestérone. Nhưng tuyến yên truyền được những mệnh lệnh là do vùng dưới đồi chỉ
thị xuống. Nói dễ hiểu hơn, vùng dưới đồi ra lệnh cho tuyến yên, tuyến yên ra lệnh
cho buồng trứng và buồng trứng thực hiện theo chương trình đã được quy định. Cho
nên chúng ta không nên lấy làm lạ khi nghe nói đến những bất ổn về tinh thần. Bởi vì
tinh thần của người phụ nữ nếu không thăng bằng, ổn định, sẽ tác động đến vùng dưới
đồi, khiến nó hoạt động không suông sẻ. Do đó, tinh thần của bạn rất ảnh hưởng đến
việc thụ thai.
Hết chương I

CHƯƠNG II.
DẬY THÌ
2.1 - Một thời kỳ kéo dài trong nhiều năm ?
Tuổi dậy thì bao gồm những biến đổi chậm chạp kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều
năm và thường diễn ra vào tuổi 12,13. Tuy nhiên người ta thấy có những trường hợp
rất sớm (9 tuổi) hợc muộn hơn (17 tuổi), thường là tuỳ theo địa phương và dân tộc.
Chẳng hạn như ở Châu Phi, tuổi dậy thì của con gái chỉ ỏ 5-6 và nhiều em có thai ở
tuổi đó (lời người typing: đây là nguyên bản, không biết người dịch có sai không). Ở
Pháp và châu Á, những trường hợp quá sớm hay quá muộn như vậy thường được gọi
là không bình thường
2.2 - Dậy thì sớm là thế nào
Là khi kinh nguyệt và đặc tính sinh dục phụ xuất hiện trước tuổi lên 8. Đây là trường
hợp bất bình thường và cần đi khám sức khỏe để tìm ra nguyên nhân, có thể do não,
có thể do buồng trứng hoặc do tuyến thượng thận
2.3 - Dậy thì muôn là thế nào
Là khi đến 17 tuổi vẫn chưa xuất hiện. Dậy thì sớm thường gặp nhiều hơn. Dậy thì
muôn do những nguyên nhân hết sức khác nhau. Có khi do dòng giống, di truyền, có
khi do nguyên nhân tâm thần hoặc những dị tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục và buồng
trứng. Nguyên nhân do thiếu dinh dưỡng cũng có nhưng rất hiếm thấy ở những nước
có đời sống cao. Cũng có khi do một tổn thất lớn ở não. Và đây là một nguyên tắc
tuyệt đối: Không được tự ý dùng thuốc kích thích hành kinh khi chưa khám bệnh để
tìm nguyên nhân
2.4 Dậy thì biểu hiện như thế nào ?
Dậy thì là thời kỳ hệ thống vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng bắt đầu hoạt
động phối hợp. Trước đây chưa có biểu hiện gì. Đột nhiên tuyến yên nhận lệnh của
vùng dưới đồi, bắt đầu tiết ra theo chu kỳ của mệnh lệnh FSH và LH. Lập tức buồng
trứng bắt đầu hối thúc các trứng và tiết ra các hooc môn estrogène . Sự khởi đầu cho
việc tiết ra chất nội tiết này là dấu hiệu thời dậy thì bắt đầu
Cũng đừng nghĩ rằng kinh nguyệt xuất hiện ngay sau khi hệ thống nói trên bắt đầu
hoạt động. Lúc đầu chỉ xuất hiện một số ảnh hưởng do hooc môn, tạo nên một sự biến
đổi sinh lý đầu tiên trên cơ thể em gái. Sự tăng FSH dẫn đến việc buồng trứng tiết ra
các hooc môn estrogène , tạo nên những thay đổi hình dạng âm đạo, âm hộ, cổ tử
cung và vú, tóm lại, các em bắt đầu có dáng vẻ của người lớn.
Đồng thời cũng do mệnh lệnh của tuyến yên, tuyến thượng thân bắt đầu tiết những
hooc môn sinh dục nam (mà bất kỳ người đàn bà nào cũng có một khối lượng nhỏ).
Những hooc môn nam chính là thủ phạm khiên cô gái mọc lông oẻ nách và mu (gọi là
lông mu), Những hooc môn thượng thận ấy cũng tạo nên một số thay đổi hình dạng
và thân thể cô gái. Phải hai năm sau, khi hooc môn này xuất hiện, kinh nguyệt mới bắt
đầu (báo hiệu hệ thống vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng đã hoạt động đều
đặn). Lúc đầu là kinh nguyệt không có sự rụng trứng. Trong vài tháng đầu, thậm chí
vài năm, kinh nguyệt vẫn chưa đều, có khi rất thất thường. Tuy nhiên, vẫn có thể có
sự rụng trứng ngay trong những lần kinh nguyệt đầu tiên và như thế cô gái vẫn có thể
thụ thai. Kinh nguyệt những lần đầu không đau đớn gì vì chưa rụng trứng. Nhưng
kinh nguyệt có kèm rụng trứng thì khá đau. Nếu đau lắm thì thành chứng kinh nguyệt
đau. Nguyên nhân thường do hình dạng của cơ quan sinh dục không bình thường (tử
cung còn nhỏ, cổ tử cung co bóp quá chặt), nhưng cũng có khi nguyên nhân do tâm lý
2.5 Thời kỳ những đảo lộn mạnh mẽ
Tuổi khắc nghiệt chăng ? Thời kỳ dậy thì quả là thời gian mọi thứ đều thay đổi, đảo
lộn. Tuổi thơ ấu lui đi nhường chỗ cho bao nhiêu tâm trạng hoang mang rối bời. Cô
gái không còn là trẻ con nhưng cũng chưa hẳn là người lớn. Em thấy vú nhú lên, lông
mu mọc ra mà em không hiểu để làm gì ?
Mọi cái trong em biến đổi, em không biết mình sẽ đẹp hay xấu, có duyên hay vô
duyên nữa. Tính nết trở nên bất thường, thoắt vui, thoắt buồn, đang tươi tỉnh, đột
nhiên cáu kỉnh, bẳn gắt. Em lo lắng quá đáng cho mọtt cái nốt nhỏ trên cằm, loay
hoay tìm các thứ kem dưỡng da và đột nhiên quá chăm chút cách ăn mặc. Tất cả
những bối rối, lo âu ấy là dấu hiệu của một xúc động lớn nhưng thầm kín. Phải nói
ngay rằng tình trạng này không chỉ có ở nữ mà có cả ở nam, tuy ở nam không mạnh
mẽ bằng. Cho nên, người lớn không nên chế giễu cái giai đoạn tinh thần bất ổn cũng
như nỗi lo mình xấu xí của những chàng trai cô gái mới lớn này. Việc lo lắng cho
hình thức bên ngoài, thật ra là sự đi tìm bản sắc hình thể và cái bản sắc ấy mới thật
xâu xa. Những nỗi lo âu kia chỉ là câu hỏi trả lời cho sự biến đổi kỳ diệu của tuổi dậy
thì, giống như sự biến đổi của cái phôi trước khi sinh ra, không thể không lo ngại và
đau đớn.
Cái gì đang tay đổi ? Trước tiên đó là hình ảnh về bản thân. Giữa trai và gái, sự khác
nhau trước đây chưa nhiều thì bây giờ đột nhiên thành khác hẳn. Cô gái lớn bổng lên,
thân hình thay đâỏi. Cậu trai thì vai rộng ra. Cô gái ngược lại, khung chậu phình ra và
phần nửa người phía trên trở thành không quan trọng. Những mô mỡ tích tụ tại những
chỗ đặc trưng cho thân hình nữ giới: háng, khung chậu, đùi. Về bộ phận sinh dục, môi
lớn, âm hộ nở ra, môi nhỏ sẫm mầu. Âm vật to lên và âm đạo trở nên ẩm ướt. Các cơ
quan sinh dục bên trong phát triển, chín muồi để sẵn sàng làm nhiệm vụ sinh sản

2. 6 Những kinh nguyệt đầu tiên


Ngày nay ít có trường hợp các em gái hoàn toàn không hiểu gì về kinh nguyệt. Báo
chí dành cho nữ giới, khi nói về bệnh tật và thuốc men, không lảng tránh những điều
mà mới cách đây vài chục năm người ta còn coi là cấm kỵ. Máu xuất hiện lần đầu tiên
ở cửa mình không còn làm các em hốt hoảng nữa. Thậm chí là các em thầm tự hào vì
đã thành phụ nữ. Tuy nhiên, các em có thể hiểu tại sao có kinh nguyệt, nhưng các em
còn biết rất ít về các thứ khác. Chẳng hạn, rụng trứng là sao, rụng vào thời gian nào
trong chu kỳ vòng kinh. Tất cả những điều ấy thường không được ai giải thích. Thông
tin về sinh dục các em nhận được còn rất lẻ tẻ và cách quãng. Nếu ta tìm hiểu sâu, sẽ
thấy các em còn bị ảnh hưởng của những quan niệm hủ lậu và mê tín do nghe lỏm
một số người lớn ít hiểu biết bàn tán và truyền cho. Những thứ đó, ta không nên ngạc
nhiên và cũng đừng vội bực mình.
Những gì liên quan đến thân thể con người, đến sự sống, cái chết, đến sinh đẻ đều
không phải dễ hiểu. Ngày nay, không còn những kiêng kỵ vô lý nhưng chưa phải mọi
điều đã rõ ràng. Vấn đề thân phận con người trong vũ trụ chưa phải đã có thể dùng lời
lẽ mà làm sáng tỏ đầy đủ
Việc thông tin về sinh dục là cần thiết, nhưng đừng nên có ảo tưởng mọi thứ trong
sinh hoạt đều đã tuyệt đối minh bạch. Và phải chăng, ta vẫn cần tôn trọng một vài khu
vực thầm kín mà mỗi người muốn giữ riêng cho mình. Cho nên người lớn cung cấp
thông tin tối đa cho các em, nhưng cũng cần cho phép các em được giữ kín một đôi
điều, đặc biệt là sự e thẹn
2.7 Các thiếu nữ mơ gì
Các cô gái hay mơ mông, có lẽ thế. Nhưng qua nhận xét của thầy thuốc và cố vấn tại
trung tâm tư vấn về sinh dục đã được tiếp cận với các em, các em tỏ ra rất khao khát
được hiểu biết và an tâm về thân thể các em
Soi vào gương, các em dễ hoảng hốt khi nhìn thấy âm hộ rồi hai môi nhỏ của âm hộ:
“Thôi chết, mình phát triển không bình thường mất rồi, mình có một dị tật, làm thế
nào bây giờ, ôi xấu hổ quá”
Rồi đến sự lo lắng về thủ dâm: Các em phát hiện ra hoặc đã phát hiện ra cách tự kích
thích để hưởng khoái lạc, nhưng rồi lại lo lắng, làm thế có hại không, có đem lại
những hậu quả nguy hiểm sau này không (vô sinh hay thứ bệnh kín nào đó). Rồi các
em băn khoăn về bộ phận sinh dục nam: “Ngọc hành là cái gì ? Tinh dịch là gì vậy ?
rồi phóng tinh ? sự giao hợp diễn ra như thế nào ?
Các em cảm thấy rất cần thông tin về phương pháp chống thu thai. Các em tự đặt cho
mình các câu hỏi hết sức ngây thơ, chẳng hạn: “Hôn con trai có thể có thai được
không ? “. Hoặc “làm tình dưới 3 lần thì không có thai chứ ?”
Khí hư là vấn đề lớn đối với các em, các em coi đây là thứ đáng xấu hổ và rất xấu xa,
không thể để ai biết, kể cả cha mẹ, bạn bè và thầy thuốc nữa. Kinh nguyệt thất thường
(là hiện tượng bình thường vào tuổi đó) cũng làm các em lo lắng quá mức. Tai sao,
suốt cả năm chỉ thấy kinh có 3 lần. Mà sao riêng tháng này lại thấy kinh những bốn
lần ? như thế có bình thường không ?...
Hình dạng cặp vú, trọng lương, sự phát triển của chúng, có hay không có lông trên
quầng vú, tất cả đều gây nên hoảng hốt cho các em. Nhiều em chưa đến 15 tuổi đã
tính đến chuyện xin cha mẹ cho đi làm phẫu thuật thẩm mỹ. Từ một bệnh viêm bàng
quang, nhiễm trùng đường tiết niệu bình thường cũng có thể dẫn đến những tâm bệnh
trầm trọng
Các em mất ngủ, các em sợ chết. Hệ thần kinh đang thức tỉnh đẩy những nỗi lo âu ấy
lên đến mức quá đáng. Có lúc bỗng nhiên các em đỏ bừng mặt mà không sao tự kiềm
chế nổi, muốn chui ngay xuống đất khỏi ai nhìn thấy. Sự trinh tiết gợi lên bao nhiêu
nỗi băn khoăn: Khi nào thì trinh tiết ? khi nào thì mất trinh ? màng trinh là gì ? đặt
bông gạc vào đấy được không ?....
Đấy là những thứ băn khoăn về thân thể. Nhưng chúng ta sẽ phạm một lỗi không thể
tha thứ được nếu chúng ta quên rằng các em còn băn khoăn đến tình yêu nữa. Óc lãng
mạn, bông hoa mầu xanh ấy là những chuyện thời sự. Bên ngoài đùa vui nhưng bên
trong là niềm mơ mộng. Lúc đầu chỉ là tình yêu thuần khiết, rồi đến yêu thầm nhớ
vụng và đến mơ tưởng làm tình
2.8 Các bậc cha mẹ nên xử sự thế nào
Rồi đến những bước thử đầu tiên, ngày càng hay xẩy ra và sớm xẩy ra, không phải
bao giờ các em cũng được hài lòng. Nhiều em gái nhỏ tuổi đã ngạc nhiên vì thấy sao
làm tình không đem lại khoái lạc như mình đã từng chờ đợi. Tiếp sau những bối rối về
cơ thể là những mò mẫm tìm hưởng khoái lạc. Và các em phát hiện thêm một điều
nữa: Trong lĩnh vực này mình chưa hiểu biết gì hết
Chỉ có cố gắng để tìm hiểu đứa con gái lúc này đã bắt đầu cứng cổ, khó chịu, “xa lạ”
dần thì quả là hoàn toàn chưa đủ. Mà chúng ta phải thấy con gái mình đang trải qua
một thời kỳ khó khăn nhất. Đặc biệt là thời nay, các em hoang mang, bối rối, lo âu về
cơ thể thay đổi trong tuổi dậy thì đã đành, ngoài ra còn biết bao nhiêu lời xúi bẩy của
một thời đại, coi lớp trẻ là miếng mồi ngon để người xâu xé: “Bạn phải mặc quần bò
mới đẹp! mặc váy ngắn mới xinh. Hãy dùng loại giầy này, túi xách kia. Hãy dùng loại
áo thun để ôm vóc người. Hãy mua thứ này, hãy dùng thứ kia…Các cô gái còn đang
hoang mang chưa biết mình là thế nào và tương lai sẽ ra sao, vậy mà đứng trước
những giọng điệu chào mời kia sẽ bối rối thêm đến mức nào
Lời khuyên duy nhất, chúng tôi có thể hiến cho các bậc cha mẹ là: Đừng vội tin vào
nhận xét cho rằng tầng lớp trẻ ngày nay “chín chắn hơn chúng ta thời trước”. Thanh
niên thời nay cũng mong manh và dễ bị tổn thương. Chúng tôi nghĩ răng, chính thời
nay, các bậc cha mẹ càng không nên lảng tránh và phó mặc mà phải chủ động cung
cấp thông tin, phê phán những nhận thức sai, phải tăng cường khuyên nhủ, thương
yêu con cái và lắng nghe chúng thổ lộ tâm sự. Tất cả các bậc cha mẹ nên tin chắc vào
một điều “cái tuổi dậy thì” kia thật ra là tuổi đầy hoang mang lo lắng. Chính cái tuổi
ấy càng cần được giúp đỡ, được yêu thương và..đối xử rộng lượng
Hết chương II

CHƯƠNG III
KINH NGUYỆT
3.1 Kinh nguyệt là gì ?
Có được bao nhiêu thiếu nữ biết được chính xác huyết của kinh nguyệt do đâu mà có
và chẩy ra như thế nào ?
Đúng là nó từ tử cung ra. Mỗi tháng một lần, tử cung được chuẩn bị cho công việc
tiếp nhận cái trứng đã được thụ tinh rồi tạo nó thành phôi, thành thai, rồi thành đứa
trẻ. Do tác động của hoóc môn estrogène và progestérone, màng nhầy bên trong tử
cung biến đổi, được bồi bổ thêm để đón nhận sự thụ thai
Tất cả các công việc chuẩn bị đó trở thành vô ích khi trứng rụng ra mà không thụ tinh.
Khi ấy, vào cuối vòng kinh (ngày thứ 28), tuyến yên nhận mệnh lệnh của vùng dưới
đồi, truyền lại cho buồng trứng. Buông trứng ngừng sản sinh các hooc môn estrogène
và progestérone là thứ cung cấp năng lượng cho việc chuẩn bị của tử cung kể trên. Do
mất nguồn năng lượng này, mọi thứ đều sụp đổ. Màng nhầy được bồi bổ, dầy lên, bị
bong ra như một lớp da chết và tạo ra một sự xuất huyết nhỏ: đó là kinh nguyệt
Bây giờ các bạn đã hiểu huyết kinh nguyệt không phải là “huyết xấu” của phụ nữ.
Huyết này do màng nhầy trong tử cung bong ra. Soi trong kính hiển vi, người ta thấy
rõ những xác tế bào trong huyết kinh nguyệt
3.2 Tử cung và hoạt động của nó
Tử cung là một cơ đỏ gồm ba lớp bằng sợi ép vào nhau, mỗi sợi lớp chẩy theo một
hướng cho nên rất chắc. Lúc nghỉ ngơi tử cung có hình dáng như một quả lê, cao 6-7
cm, rộng từ 3 đến 3,5 cm và có một chỗ lõm gọi là hốc tử cung hình tam giác. Bề dầy
của tử cung khoảng 1cm và tạo thành bộ phận “khỏe” của hệ sinh dục nữ.
Nó giống như quả lê, nhưng ngược, nghĩa là đầu trúc xuống dưới, thu nhỏ lại, tạo
thành cổ tử cung thông xuống âm đạo. Cổ tử cung dài trừng 2cm có một lỗ hổng để
kinh nguyệt chảy ra, đồng thời để tinh trùng lọt vào bên trong
Phần trên của tử cung trẽ ra làm 2 nhánh gọi là vòi để dẫn trứng rụng từ buồng trứng
ra
Tử cung là bộ phận rất dễ di động. Nằm trong bụng nhưng được cả hệ thống dây
chằng giữ cho nó ở đúng vị trí mà nó vẫn thoải mái. Giống như mọi bộ phận khác của
hệ thống sinh dục nữ, tử cung mặc dù vào thời kỳ không có thai vẫn hoạt động rất tích
cực. Màng nhầy bọc mặt trong tử cung chính là trung tâm các sự biến đổi của hooc
môn trong chu kỳ kinh nguyệt.
Như vậy trong nửa đầu của vòng kinh (từ ngày 1 đến ngày thứ 14), tử cung chịu tác
động của estrogène là hooc môn duy nhất do buồng trứng tiết ra. Từ ngày thứ 14 đến
ngày hành kinh, có thêm hooc môn progestérone do tử cung sản xuất ra vào lúc rụng
trứng. Nói thế có nghĩa là chất nhầy tử cung, nhiều hay ít là tuỳ theo thời điểm trong
vòng kinh. Màng nhầy được làm giầu thêm do các hooc môn và đến ngày 20 hợc 22
trong vòng kinh, nó đậm đặc nhất để chuẩn bị đón sự thụ thai. Mọi diến biến đó đều
do vùng dưới đồi chỉ huy thông qua tuyến yên trung gian. Và khi trứng không thụ tinh
được thì toàn bộ quá trình tiết hooc môn kia đều bị dừng lại như chúng ta đã biết

.3 Tuổi nào bắt đầu thấy kinh ?


Ở phương tây, kinh nguyệt xuất hiện vào tuổi 13,5 (có thể sớm hay muôn hơn chút ít).
Kinh nguyệt chấm dứt ở tuổi mã kinh, ở phương tây là 51 tuổi
Chúng ta đã thấy là sai lầm nếu chúng ta nghi rằng sinh hoạt tự do ngày nay khiến lớp
trẻ hiểu được hết những điều cần thiết. Thầy thuốc, nhà tâm lý và thầy giáo nếu để ý
có thể biết được dễ dàng các em dốt nát đến mức nào trước vấn đề sinh lý và tình dục
của các em
Dù sao chúng tôi cũng hy vọng, sẽ đến lúc chấm dứt mọi định kiến sai lầm thiếu khoa
học từng lưu truyền hết thế hệ phụ nữ này sang thế hệ phụ nữ khác. Và hiện nay, các
em gái vẫn cần chúng ta giải thích để các em hiểu về sự sống.
Giải thích những gì ?
Ý nghĩa của kinh nguyệt và lịch vòng kinh. Nhưng trước hết cần hướng dẫn và
khuyên nhủ các em gái vệ sinh sinh dục. Tốt nhất là đừng lên giọng quan trọng hoá
quá đáng. Bất cứ người mẹ nào, dù cho nhút nhát đến mấy vẫn có thể làm tốt việc
này. Ngoài ra, những phương tiện thông tin đại chúng cũng hỗ trợ thêm, kể cả những
quảng cáo về dụng cụ đặt lót để các em dùng khi tập thể thao hoặc khi đáp tầu biển.
Chúng ta hoan ngênh những tiện nghi của thời nay. Khắp nơi, người ta bán những
dụng cụ vệ sinh.
Người mẹ bao giờ cũng dễ giải thích cho con gái hơn khi thấy kinh nên dùng thứ
nước thâm vô trùng hay khăn lót như thế nào, nếu dùng nút thấm, nên hướng dẫn con
dùng thử từng loại và cách đặt vào âm đạo
Sau hết những ý nghĩ sai lầm về trinh tiết và nút thấm cần phải được đánh đổ. Trinh
tiết không đo bằng triều rộng hẹp của lỗ màng trinh. Còn trinh chỉ có nghĩa chưa quan
hệ tình dục với nam giới lần nào
Điều này rất quan trọng: Các em gái dễ sợ hãi trước các hiện tượng bình thường ấy.
Nỗi sợ hãi đó ảnh hưởng đến sự thăng bằng tinh thần trong cuộc sống tương lai
3.4 Có liên quan gì giữa tuổi mới thấy kinh và tuổi mãn kinh không ?
Chắc các bạn có nghe thấy ai đó nói rằng, đàn bà nào thấy kinh sớm thì mãn kinh
cũng sớm ?. Tin tưởng như vậy là không có cơ sở khoa học nào hết. Không thể có
mối liên quan gì giữa tuổi bắt đầu thấy kinh và tuổi mãn kinh. Duy có điều cả hai hiện
tượng này chịu tác động hiển nhiên của dòng dõi, máu mủ và mang tính di truyền.
3.5 Vòng kinh là gì
Theo định nghĩa, vòng kinh bắt đầu từ ngày thấy kinh và kết thúc vào ngày thấy kinh
tiếp theo. Khoảng thời gian thường từ 28 đến 30 ngày

3.6 Tại sao vong kinh lại là 28 ngày


Tại sao thiên nhiên lại quy định cho con người vòng kinh 28 ngày chứ không phải 50
ngày, 3 tháng hoặc 6 tháng như loài chó ? đấy là một trong những điều huyền bí của
cuộc sống, giống như tại sao tim chúng ta đập 70 nhịp mỗi phút, tại sao mỗi năm lại
có 360 ngày. Những câu hỏi đó đều không có câu trả lời
Lời giải đáp duy nhất có thể đưa ra là do hoạt động theo chu kỳ của vùng dưới đồi đã
quyết định chu kỳ của vòng kinh. Như chúng ta đã biết vùng dưới đồi định đoạt tất cả
những gì quan trong trong cơ thể, sự sống, cá tính. Nó ban mệnh lệnh cho tất cả các
bộ phận. Đó là trí nhớ và trực giác. Ví dụ: Bạn có một thất vọng và bạn cố giấu kín,
cố gạt đi, cố khắc phục nhưng khốn nỗi, vùng dưới đồi đã ghi ý niệm “thất vọng” lại
và có thể nó còn nhớ lại lâu hơn bạn rất nhiều
Vùng dưới đồi là chủ nhân của trạng thái nội tâm của chúng ta. Nó ban ra những
mệnh lệnh. Ngôn ngữ của nó là hooc môn. Trong hoạt động sinh dục, mệnh lệnh của
vùng dưới đồi đưa ra thông qua tuyến yên và tác động vào buồng trứng. Buồng trứng
thi hành mệnh lệnh bằng cách sản sinh ra các hooc môn sinh dục nữ (estrogène và
progestérone ) và để rụng một cái trứng mỗi tháng
Hoạt động của vùng dưới đồi như chúng tôi đã nói, mang tính chu kỳ. Nếu như trứng
rụng vào ngày thứ 14 của vòng kinh, chứ không phải vào ngày khác có nghĩa vùng
dưới đồi ra lệnh như thế. Và nó được chương trình hoá theo cách đó, theo một nhịp
điều mà chúng ta không biết hoặc chưa biết
3.7 Tại sao có sự khác nhau về thời gian ở mỗi người và mỗi vòng kinh
Nhiều phụ nữ ra huyết rất nhiều, kéo dài tới 5 ngày. Nhiều người khác lại chỉ phải
chịu đựng trong 3 ngày, có khi chỉ 2 ngày. Và chúng ta cũng nhận thấy nhiều khác
biệt đáng kể trong chu kỳ vong kinh của mỗi người. Nguyên nhân chủ yếu là việc
chuẩn bị của tử cung mỗi người có khác nhau. Khi màng nhầy của tử cung tích nhiều
hooc môn và có độ dầy lớn thì huyết ra nhiều. Trung bình huyết ra từ 3 đến 5 ngày là
bình thường. Việc màng nhầy bong ra không phải trong chốc lát mà từ từ, từng khu
vực, từng góc một. Phải từ 3 đến 5 ngày công việc ấy mới hoàn tất
3.8 Đàn ông có chịu theo một chu kỳ tình dục nào không ?
Đây là câu hỏi người ta có thể đặt ra. Nhưng hình như đàn ông không có hiện tượng
gì song song với chu kỳ kinh nguyệt của đàn bà. Về mặt chu kỳ sinh học thì chúng ta
biết việc sản xuất tinh trùng của đàn ông đòi hỏi là 3 tháng. Các hooc môn nam hoạt
động mạnh hay yếu tuỳ thời điểm trong ngày. Nhưng có lẽ hooc môn cung như tinh
trùng được sản xuất theo cách thường xuyên, từ tuổi dậy thì cho đến khi chết. Như
vậy chu kỳ sinh dục của đàn bà hiển nhiên có tính chất đặc thù
Tuy vậy, chúng ta cũng chưa thể khẳng định đàn ông không chịu sự tác động của chu
kỳ sinh dục nào hết. Chỉ biết cho đến ngày hôm nay, khoa học chưa phát hiện được gì
liên quan đến chuyện đó
3.9 Kinh nguyệt thật sự bắt đầu từ lúc nào
Kinh nguyệt bắt đầu từ khi có triệu trứng xuất huyết nhưng thực ra nó bắt đầu trước
đó mấy tiếng đồng hồ, từ khi màng nhầy bắt đầu bị bong ra và bị đẩy ra ngoài cơ thể.
Nhiều phụ nữ nhậy cảm, đã cảm thấy tình trạng này từ trước khi ra huyết vài tiếng
đồng hồ

3.10 Huyết kinh chẩy ra như thế nào ?


Chẩy theo một lỗ rất nhỏ ở cổ tử cung, đường kính chỉ bằng đường kính que diêm
(thành màng trinh, nơi huyết phải chẩy qua khi người con gái còn trinh cũng không
rộng hơn…). Máu nằm trong âm đạo, đọng trong đó lâu hay chóng tuỳ theo khối
lượng và theo tư thế của bạn lúc đó (đứng hay nằm). Sau đó huyết chẩy ra phía âm hộ
và ra ngoài cơ thể
3.11 Khối lượng huyết chẩy ra bao nhiêu và hành kinh có gây mệt mỏi không
Khối lượng này rất nhỏ. Người ta tính mỗi lần hành kinh phụ nữ chỉ mất khoảng 50
đến 200 phân khối, nghĩa là tối đa là một cốc lớn
Mỗi tháng mất khoảng 100 phân khối thì có thể gây mệt mỏi lớn không ? Đúng là
không. Cơ thể bạn sẽ dễ dàng thay thế số máu đó ngay. Chỉ những lần hành kinh hoặc
quá gần nhau hoặc quá nhiều (nghĩa là không bình thường) mới gây mệt mỏi và khi
đó cần phải đến thầy thuốc
Một số trường hợp gây khó chịu khi trong máu xuất hiện quá nhiều chất
prostaglandine. Chất này làm nhiệm vụ gây co thắt cho cổ tử cung để dễ đẩy huyết ra
ngoài, nhưng nếu nó vượt quá chức năng ấy thì sẽ gây một số khó chịu như đau do
thắt tử cung, chóng mặt, váng đầu, rất mệt, thần kinh bị kích động. Chính vì lẽ này,
nên bị hành kinh thường gắn liền với định kiến là bị khó chịu. Nguyên nhân do chất
prostaglandine chứ không phải do việc mất máu
3.12 Huyết kinh ở đâu ra
Chắc chắn là do từ hệ thống tuần hoàn chung của cơ thể. Cần biết rằng giữa màng
nhầy tử cung và cơ tử cung có một mạng lưới động mạnh và tĩnh mạch. Khi màng
nhầy tử cung bị bong ra và cuối vòng kinh thì xẩy ra hiện tượng đứt một số mạch
máu, tạo nên xuất huyết
Huyết hành kinh hoàn toàn không phải máu bị ứ đọng lại trong 28 ngày qua một cách
bí hiểm như nhiều người hiểu lầm. Do đó không có gì khác với máu bình thường hết.
Và như trường hợp so sánh trên, máu sẽ ngừng chảy khi đã tống được cái màng chết
ra khỏi cơ thể

3.13 Có thể bảo huyết hành kinh là bẩn được không


Thế nào gọi là bẩn ? theo định nghĩa của y học thì một chất bẩn có thể gây nhiễm
trùng hay nhiễm khuẩn. Trường hợp huyết trong kinh, hoàn toàn không như thế, mà
trái lại nó tuyệt đối vô trùng khi chưa tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Ngược lại,
khi huyết và những xác tế bào chết của màng nhầy tử cung ra đến âm đạo thì chúng sẽ
tiếp xúc ngay với số vi khuẩn thường xuyên cư trú ở đó. Và chắc chắn huyết này đã bị
bẩn, nhưng không phải do bản thân nó. Về mặt y học, huyết này không bẩn bằng
những bàn tay bẩn, chắc chắn là thế
3.14 Nếu vệ sinh tốt sẽ khử được mùi
Chính mùi không bình thường là nguyên nhân tạo nên tiếng xấu cho huyết kinh
nguyệt. Nhưng mùi ấy chỉ xuất hiện khi huyết ra khỏi tử cung, do tiếp xúc với những
vi khuẩn có sẵn trong âm đạo, cũng giống như mồ hôi. Mồ hôi sẽ không có mùi nếu
không gặp vi khuẩn ngoài da. Cho nên khử mùi cho huyết của kinh nguyệt cũng giống
như cách khử mùi của mồ hôi, bằng nước và xà phòng, tuyệt đối tránh dùng những
chất khử mùi chỉ có tác dụng che đậy chứ không có tác dựng làm sạch thật sự
3.15 Tại sao huyết kinh nguyệt không đông
Các bạn đều có nhận xét, huyết của kinh nguyệt chỉ chảy ra chứ không lẫn với những
vón cục. Câu hỏi có thể đặt ra là tại sao không đông ? bởi vì đã là máu thì đều đông
và đông rất nhanh. Câu trả lời rất đơn giản: Máu kinh nguyệt không đông bởi vì trong
tử cung có một loại men đang phá huỷ những cục đang sắp đông. Cho nên khi huyết
này xuất hiện trong âm đạo là đã chịu tác động của thư men trên và không đông được
nữa. Nếu huyết ra quá nhiều thì số lượng men trong tử cung không đủ sức tác động thì
huyết sẽ đông một phần và bạn thấy vón cục. Ngược lại, nếu lượng huyết ra quá ít thì
khi ra khỏi âm đạo nó có mầu nâu, thậm chí là sẫm. Huyết ấy đã đông bởi vì phải nằm
quá lâu trong đáy tử cung với nhiệt độ 37 độ. Trường hợp này không được gọi là
huyết bẩn hoặc huyết xấu, mà chỉ vì lượng quá thấp và nằm lâu bên trong cơ thể nên
nó đông lại

3.16 Nếu thấy những cục máu đông có đáng lo không ?


Hiện tượng này chỉ là do bạn ra nhiều huyết, như thế vẫn chỉ là hiện tượng bình
thường. Và nếu thấy những cục máu hơi to, bạn cũng đừng ngại. Đấy chỉ là do bạn
nằm lâu, khiến cho máu ko ra được đều, lượng máu đông lớn làm thành cục máu đông
lớn, khi bạn đứng lên, cục máu đó mới thoát ra được. Cảm giác của bạn khi đó hơi
khó chịu một chút nhưng đừng quá quan tâm đến. Nếu như bạn có đặt vong tránh thai
thì việc xuất hiện ít máu cục là chuyện bình thường. Còn nếu như cục máu xuất hiện
qiá nhiều và lại thấy có hiện tượng thiếu máu dài hàng tháng, thì cần phải điều trị
thuốc có chất progestérone hoặc chất chống prostaglandine. Nếu triệu chứng không
chấm dứt thì phải dùng phương pháp tránh thai khác
Nếu tình trạng có nhiều vón cục mới xẩy ra, nếu bạn thấy có triệu trứng tiếp tục xuất
hiện trong lần kinh nguyệt sau hoặc bạn thấy có trục trặc nào khác thì bạn nên đến
khám phụ khoa. Bởi vì u xơ hoặc pô – líp nội tử cung thường gây ra hiện tượng huyết
kinh nguyệt chứa nhiều máu cục.
3.17 Nếu như bạn thuộc số phụ nữ thấy khó chịu nhiều trước ngày kinh ?
Nhiều phụ nữ hoặc thiếu nữ gần tuổi 40 thường cảm thấy khó chịu trong người vào
thời kỳ cuối của vòng kinh. Những khó chịu này thường xuất hiện vào 10 hoặc 12
ngày trước khi thấy kinh khiến việc hành kinh trở thành một sự giải thoát. Cảm giác
khó chịu này đã được y học biết tới và là hội trứng tiền kinh nguyệt nghĩa là bao gồm
cả một loạt triệu trứng. Trước hết là chướng bụng, người phụ nữ cảm thấy trọng lượng
tăng thêm từ 1 đến 2 ký và tập trung vào bụng, háng, hai cặp vú căng lên và đau.
Trong người bứt rứt và hay cáu gắt, nhiều khi chỉ hơi một chút là đã khóc, cảm giác
phù có khi lan xuống mắt cá chân, bắp chân và làm đau nhức, mí mắt lúc ngủ dậy như
sưng lên..Người hiền hoà khi bị hội chứng này cũng khó tính khó nết
Hội chứng này thường gắn với đầu thời kỳ dậy thì hoặc sát tuổi mãn kinh, khi việc
rụng trứng xẩy ra thưa thớt và yếu hơn bình thường. Cũng có nghĩa buồng trứng
không tiết ra đủ lượng progestérone cần thiết để cân bằng với tác động kích thích của
chất estrogène, gây ra sự tăng trọng cơ thể và căng vú. Quả thật, chất estrogène không
phải là hooc môn vô hại. Ngoài các tác dụng khác, nó còn gây tình trạng lưu giữ nước
trong các mô. Chính vì lưu giữ nước trong các mô não mà gây ra tính tình bẳn gắt.
Hội chứng thay đổi theo từng thời gian trong chu kỳ kinh nguyệt: Lúc đầu chỉ có
estrogène có tác động, nửa sau của vòng kinh có cả estrogène và progestérone đều tác
động và cuối vòng kinh thì cả hai loại kia đều biến mất
Còn một cách giải thích khác đối với hiện tượng bứt rứt trong người bạn trước ngày
hành kinh: Những hooc môn trong buồng trứng tiết ra không đủ hoặc về số lượng,
hoặc về chất lượng. Và nếu buồng trứng làm việc tồi thì cũng có nghĩa chịu sự chỉ
huy tồi. Như vậy, lỗi là ở vùng dưới đồi và tuyến yên nghĩa là thuộc lĩnh vực tiềm
thức, thứ mà ý chí của chúng ta không kiểm soát nổi.
3.18 Để giữ được vui tươi: Dung viên thuốc hay chất progestérone ?
Dù cho nguyên nhân nào đi nữa thì cũng cần chữa cho khỏi nỗi khó chịu trong người
vào những ngày sắp kinh nguyệt. Nhưng bằng cách nào ?
Rõ ràng là cần đưa vào cơ thể chất progestérone đang bị thiếu. Chất này được chứa
trong các loại thuốc nén, uống vào từ ngày thứ 16 đến ngày thứ 25 của vòng kinh.
Cách điều trị này rất hiệu quả đối với hội chứng tiền kinh nguyệt. Còn việc đắp nước
đá lên vú đang đau thì chỉ có tác dụng khi sưng nhẹ
Dùng thuốc viên cũng hiệu nghiệm do nó xoá đi hoàn toàn chu kỳ rụng chứng tự
nhiên và đặt vào cơ thể một chế độ hooc môn chủ động: sẽ không có sự rụng trứng,
chất estrogène theo tỉ lệ ngang nhau. Bằng cách này có thể tiêu diệt hoàn toàn hội
chứng tiền kinh nguyệt
Trên chúng tôi có nói đến hiện tượng lưu giữ nước trong các mô do tác động của
estrogène . Một số thầy thuốc giải toả số lượng nước thừa đó bằng cách cho người
bệnh dùng thuốc lợi tiểu. Cần nhắc lại rằng thuốc này có thể không có tác dụng, nhất
là khi bạn dùng nó đều đặt tất cả các tháng. Một số phụ nữ còn dùng thuốc an thần
nhưng nên nhớ rằng, thuốc này không có tác dung chữa bệnh

3.19 Tại sao có một số người đau đớn khi hành kinh
Đối với một số phụ nữ, hành kinh không phải là một sự giải toả mà là một căn bệnh
thật sự, chỉ vì lẽ đơn giản là rất đau. Y học gọi toàn bộ triệu chứng ấy là hành kinh
đau. Một hai ngày trước khi ra huyết, bạn cảm thấy đau dữ dội ở bụng dưới, lan ra
lưng và xuống đùi khiến bạn không còn làm được công việc gì. Kèm theo đó là những
triệu trứng phụ như buồn nôn, rối loạn tiêu hoá, váng đầu
Nguyên nhân là gì ? là do một chất được tiết ra thấm vào máu. Đó là chất
prostaglandine được sinh sản trong thời gian hành kinh. Tác dụng của nó lẽ ra chỉ gây
co thắt tử cung, đẩy huyết ra ngoài, nhưng trong trường hợp ấy nó quá “tích cực”.
Thường thường triệu trứng này sẽ giảm đau sau khi cưới, có con và tuổi lớn dần. Vì
hoạt động sinh dục đi vào nề nếp, sẽ điều chỉnh vừa đủ lượng prostaglandine. Việc
tiết ra chất nội tiết này gắn liền với việc rụng trứng. Cho nên nếu dùng viên thuốc
ngăn sự rung trứng thì sẽ không có prostaglandine và “hành kinh đau” sẽ biết mất.
3.20 Giảm đau lúc hành kinh bằng cách nào
Có thể các bạn đã tìm ra phương pháp tuyệt vời, chẳng hạn như ủ nóng cũng làm cho
cảm giác dễ chịu: tắm nước nóng, chườm nóng lên bụng cũng làm một số phụ nữ
giảm nhẹ cơn đau, mặc dù cách đó không có tác dụng chữa bệnh. Ta có thể kể ra một
số loại thuốc giảm đau (trừ aspirine) tốt nhất là dùng dưới hình thức viên đạn đặt vào
hậu môn hơn là viên uống vì tác dụng nhanh hơn. Hầu hết thuốc có chứa amidopyrine
đều được coi là có tác dụng tốt
Cũng nên cần nêu một nghi vấn, có thể không đúng nhưng hiện đang ám ảnh về chất
amidopyrine là chất này có thể gây những hiện tượng không tốt về máu, tuy hiếm xẩy
ra, nhưng nếu xẩy ra thì trầm trọng. Do đó, người ta ngày càng ít dùng thuốc có chất
này mặc dù chưa có lý do nào cụ thể, chính xác
Trái lại việc dùng chất kháng trong 10 năm gần đây lại được tăng lên. Cụ thể là
acdenméfénamique, dùng uống từ 4 đến 6 viên mỗi ngày suốt trong thời gian đau.
Người ta nghiệm thấy trong 90% trường hợp, thuốc này đem lại hiệu quả tốt.
Những phần tử kháng prostaglandine có hai kiểu tác động:
-Nếu dùng trước thì chúng ngăn quá trình tổng hợp tức là việc tạo thành chất
prostaglandine
-Nếu dùng sau thì chúng phá tác dụng của chất prostaglandine đã tiết ra
Trước đây 10 năm, viên này gọi là thuốc giảm đau hiệu nghiệm nhất trong thời gian
kinh nguyệt. Đấy là một cuộc cách mạng thật sự trong lĩnh vực điều trị, viên thuốc
nhỏ này trước đây bị nhiều người không thừa nhận, bây giờ lại chiếm ưu thế tuyệt đối.
Hiệu quả của viên thuôc này còn đánh tan giả thuyết “kinh nguyệt đau” là do nguyên
nhân tâm lý, bởi vì thuốc cắt ngay cơn đau, trừ một số trường hợp
Ngày nay, như chúng tôi đã nói ở trên, thuốc kháng prostaglandine bắt đầu ganh đua
với viên ngừa thai, cả hai thứ: Viên ngừa thai và viên kháng prostaglandine đều có lợi
thế giống nhau: Không những cắt cơn đau mà còn chấm dứt cả triệu trứng phụ trong
thời gian hành kinh như buồn nôn, chóng mặt…Và chị em không muốn dùng viên
ngừa thai thì dùng viên thuốc có chất progestérone. Việc ấy đến nay đã giảm và khi vì
lý do gì đó không dùng viên ngừa thai, người ta dùng viên kháng prostaglandine
3.21 Hành kinh đau ở tuổi 30
Bạn thấy yên tâm và không còn biết đến sự đau đớn khi hành kinh nữa. Nhưng đến
một tuổi nào đó, tình trạng lại trở nên xấu. Khi đã qua thời trẻ trung bước qua tuổi
30,35,40, nhiều phụ nữ lại thấy xuất hiện cơn đau trong lúc hành kinh. Gặp trường
hợp này xin bạn hãy đến khám phụ khoa vì đấy là một căn bệnh thật sự rồi
3.22 Không thấy kinh phải chăng có nghĩa bạn đã mắc một số bệnh ?
Tháng này bạn không thấy kinh. Tại sao vậy. Mặc dù rõ ràng không phải bạn bắt đầu
có thai. Người ta quả quyết với bạn rằng, đó là kinh nguyệt đến chậm, nhưng bạn vẫn
lo lắng và bạn đưa ra đủ câu hỏi xung quanh hiện tượng không bình thường này xảy
ra ngay với bạn. Tuy nhiên bạn nên biết rằng có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn mất
kinh mà không phải do có thai. Và trong 98 % trường hợp là vô hại. Mất kinh là có
nghĩa hệ thống chỉ huy vùng dưới đồi và tuyến yên không ban mệnh lệnh cho buồng
trứng như mọi lần bởi những nguyên nhân tâm lý hay cảm xúc. Gặp trường hợp đó,
buồng trứng có thể không tiết ra đủ lượng hooc môn cần thiết để tạo những chuyển
biến bên trong tử cung. Vòng kinh không diễn ra bình thường và màng nhầy trong tử
cung không được chuẩn bị để tạo ra xuất huyết, làm bạn mất kinh
Nếu vậy, một câu hỏi được đặt ra: Mất kinh như vậy có đáng làm bạn lo lắng không ?
bạn băn khoăn sợ thứ máu “bẩn” hoặc các “chất độc” khác không thoát được ra khỏi
cơ thể….
Chúng tôi xin giải đáp rõ rằng: Do đồng hồ hooc môn có sự trục trặc mà có thể giữ lại
100 phân khối máu thì chẳng có gì đáng để bạn lo lắng. Nguyên nhân hoàn toàn do
tâm lý và cảm xúc. Cho nên, nếu lo bạn chỉ nên nghĩ cách giải toả tâm trạng lo âu,
phiền muôn. Còn chuyện mất kinh không hề đáng ngại. Tâm trạng trở lại bình thường
thì kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại. Cho nên, nếu gặp mất kinh, bạn đừng dùng thuốc
“điều kinh” nào hết mà bình tĩnh đợi đến lúc nó trở lại
3.23 Nếu bạn mất kinh và cũng không phải do thụ thai thì có nghĩa bạn đang bị
“kích động thần kinh”
Chúng ta đã biết vai trò của vùng dưới đồi trong sự sống. Cơ quan này rất nhậy cảm
với những diễn biến ý thức hoặc vô ý thức của chúng ta. Nếu bạn gặp chuyện khiến
bạn buồn rầu hoặc uất ức, tâm trạng này sẽ ảnh hưởng đến vùng dưới đổi và việc chỉ
huy của nó tới tuyến yên và qua tuyến yên tới buồng trứng sẽ bị rối loạn, thâm chí tạm
ngừng. Hooc môn không được tiết ra, màng nhầy tử cung thiếu năng lượng không
bong ra, không làm vỡ các mạch máu ở thành tử cung thì làm sao có kinh nguyệt
được ?. Tình trạng này có khi kéo dài đến vài tháng. Nguyên nhân tâm lý có rất nhiều
loại: Thường là thời kỳ mới cưới, có khi do bạn bị hiếp nhưng thoát được, tai nạn giao
thông, tan vỡ tình yêu…
Mất kinh không phải là bệnh mà là một triệu trứng chứng tỏ tinh thần bạn không được
thăng bằng. Khi thăng bằng trở lại, kinh nguyệt sẽ đến
3.24 Mất ngủ, thèm ăn, không muốn ăn…không phải nhất thiết do mất kinh
Vùng dưới đồi không chỉ nhậy cảm với những tình trạng tâm lý mà cả những truc trặc
trong cơ thể, chẳng hạn rối loạn tuần hoàn các chi dưới, cảm giác nặng hoặc tê dại ở
các đầu ngón tay, rối loạn giấc ngủ, thèm ăn hoặc chán ăn, rối loạn tiêu hoá, rối loạn
thân nhiệt…Khi thấy những rối loạn trên, bạn đừng nên đổ cho do mất kinh mà có.
Thực tế những rối loạn ấy, kể cả sự mất kinh đều do rối loạn vùng dưới đồi. Điều này
ta rất dễ lầm vì thấy hai hiện tượng cùng xẩy ra một lúc, các rối loạn biết mất khi thấy
kinh ngay. Cho nên, bạn hãy ghi nhớ rằng mọi sự đều bắt đầu ở vùng dưới đồi

3.25 Nếu thần kinh bị kích động có nên chữa không ?


Nếu mất kinh chỉ do nguyên nhân tâm lý bình thường: đi du lịch, nghỉ mát, lo lắng
một chuyện không quan trong…Tốt nhất là đợi cho mọi thứ ổn định trở lại. Thông
thường chỉ sau vài tuần lễ hoặc nhiều là vài tháng, kinh nguyệt sẽ trở lại mà không
cần thuốc men gì.
Nếu nguyên nhân là một chấn động thần kinh quan trọng thì bạn nên đến thầy thuốc
tâm thần
Cần thiết lắm, bạn có thể dùng thuốc kích thích, trứng rụng nhưng sẽ bất lợi nếu bạn
không định có thai và chỉ nên dùng trong trường hợp tâm trạng đã trở lại ổn định mà
kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện
3.26 Có thấy kinh mà không có sự rụng trứng
Một số bạn coi việc mỗi lần thấy kinh là một việc thụ thai không thành. Chưa hẳn là
đúng, bởi vì nhiều khi không rụng trứng mà vẫn thấy kinh nguyệt. Bởi vì tử cung có
thể tiết ra chất estrogène mà không cần có trứng rụng. Và màng nhầy tử cung có thể
tồn tại trong 28 ngày…mà cũng có thể 30, 40 hay 50 ngày. Cho đến khi nào việc tiết
estrogène ngừng thì màng nhầy tử cung mới bong ra và gây ra kinh nguyệt. Cho nên
kinh nguyệt không nhất thiết là dấu hiệu của sự rung trứng.
3.27 Giao hợp trong thời gian hành kinh có thể thụ thai không ?
Không nên tin tưởng chắc chắn rằng trong thời gian hành kinh không thể thụ thai. Tất
nhiên những trường hợp thụ thai trong thời gian hành kinh rất hiếm, nhưng không
phải không có. Tại sao ? bởi vì một số phụ nữ (rất ít) rụng trứng không theo đúng chu
kỳ. Trứng của họ có thể rụng ngay sau thời gian hành kinh. Trong khi đó, tinh trùng
lại sống được khá lâu, tới 6 ngày. Ta thử tính: ngày thứ 3 của vòng kinh (vẫn nằm
trong thời gian hành kinh), bạn giao hợp và tinh trùng lọt vào tử cung, đến ngày thứ 9
trứng rụng (chứ không phải ngày thứ 14 như thông thường) và bạn thụ thai
Tóm lại, trứng rụng có thể gặp ngay tinh trùng nằm chờ sẵn trong tử cung một số
ngày. Xin nhắc lại, trường hợp này hiếm
3.28 Sau khi thụ thai, có thể vẫn thấy kinh được không ?
Có thể, nhưng rất hiếm. Và trong trường hợp này, kinh nguyệt xuất hiện vào tháng
đầu, tháng thứ 2 và tháng thứ 3 của chu kỳ thai nghén không giống kinh nguyệt bình
thường thời gian ngắn hơn, cũng có khi dài hơn và huyết cũng có mầu khác hơn. Khi
ấy, bạn đừng nghĩ rằng thai làm sao. Thai không làm sao hết và vẫn lớn lên đủ ngày
đủ tháng như mọi cái thai khác

3.29 Có thể thúc kinh nguyệt đến sớm hơn hoặc ghìm cho nó chậm hơn được
không ?
Việc này rất tiện, khi bạn cần sạch mình trong một thời điểm cụ thể, chẳng hạn ngày
đi thi hay ngày long trọng nào đó. Làm thế nào ? Chỉ cần uống viên ngừa thai (nghĩa
là có estrogène và progestérone ) hàng ngày. Khi nào bạn muốn hành kinh thì ngừng
uống trước đó 2 hoặc 3 ngày. Kết quả là chắc chắn vô hại. làm chậm lại cũng dễ như
làm nhanh lên. Khi bạn cầnlui lại ngày kinh, tôt nhất lag bạn nên dùng pi-luyn nói
trên vào nửa sau của vong kinh và chờ đến khi xong việc mới ngừng uống, sau đấy 2
ngày, có khi một ngày là bạn có kinh nguyệt liền.
3.30 Có được hoạt động trong thời gian hành kinh không
Về y học thì bạn không phải kiêng gì hết: vẫn bơi lội, leo núi..được. Việc cấm tắm
biển trong thời gian hành kinh hoàn toàn là do nguyên nhân thuận tiện chứ không phải
nguyên nhân y học. Tuy nhiên, trong thời gian hành kinh, nước lạnh có thể kích thích
tử cung co thắt và làm bạn đau đôi chút. Tốt nhất là bạn nên liệu sức, đừng cố
3.31 Nghỉ làm việc trong thời gian hành kinh có đúng hay không ?
Đối với đa số phụ nữ, hành kinh là một sự giải thoát khỏi những bứt rứt khó chịu
trong thời kỳ “tiền kinh nguyệt”. Còn người thấy đâu trong lúc đang hành kinh thì
khắc phục dễ dàng bằng cách dùng viên ngừa thai hoặc thuốc khác Prostaglandine.
3.32 Kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt diễn ra theo chu kỳ 28 đến 30 ngày là bình thường. Nhưng chu kỳ ấy
nhiều khi không đúng như thế. Kinh nguyệt xuất hiện có khi sớm, có khi muộn, thậm
chí nhiều ngày hoặc nhiều tuần lễ. Nguyên nhân là do hoạt động của hệ thống cùng
dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng bị rối loạn. Trứng rụng chậm khiến huyết bị ra
muôn. Trứng rụng sớm khiến huyết ra sóm. Trường hợp sớm xẩy ra ít hơn trường hợp
muộn
Những rối loạn ấy chủ yếu do cuộc sống hàng ngày của người phụ nữ, những lo toan
vất vả, những niềm vui nỗi buồn. Tuy nhiên có hai giai đoạn kinh nguyệt thất thường
không do nguyên nhân tâm lý, đó là tuổi thiếu nữ và tuổi tiền mãn kinh. Tuổi còn non
cơ thể đang phải thích ứng và tìm nhịp sống mới. Trứng rụng loạc choạc, có khi trong
một năm chi 5 hoặc 6 lần. Và kinh nguyệt phản ánh đúng tình trạng ấy. Còn thời kỳ
tiền mãn kinh thì ngược lại. Có thể mất đi nhịp điệu bình thường, tuyến yên chểnh
mảng thôi thúc buồng trứng. Đấy không phải là bệnh mà là dấu hiệu của tuổi tác

3.33 Tại sao có trường hợp vòng kinh quá ngắn


Nói chung, phụ nữ không thích khoảng cách những lần hành kinh sớm hơn thường lệ.
Họ cảm thấy mệt mỏi, bực dọc và kêu ca rằng chẳng còn hiểu ra sao nữa. Tuy nhiên,
tình trạng trên chỉ sự rối loạn hoạt động của buồng trứng vào hai thời kỳ: Sau tuổi dậy
thì và trước tuổi mãn kinh
Cách xử lý thích hợp nhất là tạo sự rụng trứng hoặc tìm nguyên nhân vì sao trứng
không rụng. Tuy nhiên có những trường hợp khó giải quyết, nhất là đối với các em
gái không dùng biện pháp ngừa thai. Tạo sự rụng chứng dễ gây nguy cơ thụ thai là
điều các em không muốn. Trong hai con đường, các em nên chọn một: Nếu muốn
kinh nguyệt đều thì phải tạo cho trứng rụng, nhưng trứng rụng thì lại dễ thụ thai !
3.34 Huyết ra quá nhiều ở các em gái
Đó là rối loạn xuất hiện ở các em gái đã thấy kinh được ít lâu nhưng vong kinh chưa
ổn định. Rồi đến một hôm, kinh nguyệt chậm lại ít ngày và đến khi thấy kinh, các em
thấy huyết ra quá mức bình thường, dùng mọi cách không sao ngăn lại được, vội đi
kiếm thầy thuốc. Thì ra nguyên nhân rất đơn giản: Trứng chưa rụng, lượng estrogène
cứ được tiết ra mãi mà không thấy tác dụng tiết chế của progestérone liều cao để
ngưng qúa trình bong màng nhầy tử cung. Tuy nhiên đôi khi vẫn phải dùng đến dụng
cụ đưa vào nạo hết màng nhầy đó.
Trong trường hợp này, nên dung thêm kháng prostaglandine kết hợp với estrogène ,
kể cả khi phải nạo tử cung. Chất kháng prostaglandine tác động có thêm khả năng
cầm máu, ngay cả khi nguyên nhân chẩy máu chưa rõ.
Khi nỗi hoảng hốt đã được giải toả, phương pháp tốt nhất là sử dụng viên ngừa thai
trong 4 hoặc 5 tháng liền để điều chỉnh tận gốc quá trình đẩy màng nhầy ra và phòng
ngừa xuất huyết tái phát
3.65 Xuất huyết ở tuổi tiền mãn kinh
Về nguyên nhân, tương tự như xuất hiện ở các em gái vào tuổi dậy thì nghĩa là thiếu
progestérone . Tuy nhiên ở tuổi mãn kinh còn cần phải chú ý đến các bệnh phụ khoa
(chẳng hạn như u xơ). Cho nên trước khi dùng hooc môn, phải xem kỹ có hay không.
Cẩn thận thì nên chụp X – quang tử cung và nạo tử cung vừa chặn xuất huyết, vừa có
vật phẩm để xét nghiệm. Vì chỉ xét nghiệm mẫu mô lấy ra mới có thể biết chính xác
nguyên nhân xuất huyết (xem có phải u ác tính không)
3.36 Làm thế nào biết được những nguyên nhân thật sự của những rối loạn cơ
thể ?
Kinh nguyệt kéo dài, huyết ra quá nhiều, vòng kinh không đều, rong huyết, mất kinh
rồi lại thấy, bây giờ chúng ta đã biết phần lớn do hoạt động tồi tệ của hệ thống vùng
dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng được gọi là rối loạn chức năng. Còn rối loạn cơ thể
là khi có dị tật ở một cơ quan nào đó, chẳng hạn xuất hiện u xơ
Bạn sẽ hỏi thầy thuốc làm thế nào để chuẩn đoán và xác định nó thuộc loại rối loạn
chức năng hay cơ thể ? bằng cách thăm dò kinh điển mà thôi: Lấy thân nhiệt hàng
ngày vào buổi sáng sẽ biết được hiện tượng rụng trứng hay không ? chụp tử cung
bằng X – quang, nạo tử cung rồi đưa xét nghiệm những mẫu mô lấy được (gọi là nạo
sinh thiết) và cuối cùng là soi tử cung. Công việc sau này tiến hành trong gây tê tại
chỗ hoặc gây mê toàn thân theo cách nào vào cổ tử cung một ống gắn có kính soi
bằng ánh lạnh để xem kỹ có biếu thịt hoặc u xơ không. Ta không nên vội vàng hoảng
hốt. Khám nghiệm là cần thiết, khả năng có u xơ hay biếu thịt là chưa chắc
3.37 Thầy thuốc nạo như thế nào ?
Mới nghe thì thấy sợ, nhưng công việc khá đơn giản vả lại làm trong lúc gây tê và bạn
không cảm thấy gì hết, giống như bạn đang ngủ vậy. Thầy thuốc đưa vào một cái thìa
rồi cận thận tách màng nhầy đem xét nghiệm xem có chuyên gì không bình thường
chăng, tình trạng màng nhầy tốt hay xấu để qua đó biết được tình trạng hooc môn của
bạn
3.38 Chụp tử cung là một khám nghiệm không đau đớn gì và chỉ kéo dài 15 phút
là xong
Người ta đặt bạn nằm theo kiểu khám phụ khoa, rồi đặt mỏ vịt vào, đoạn dùng 2 cái
kẹp cặp chặt vào cổ tử cung. Bạn chỉ cảm thấy hơi tức ở bụng dưới. Người ta bơm
vào một thứ nước có iode để cản quang tuyến X vào bên trong tử cung, vào hai vòi tử
cung. Bạn sẽ thấy hơi đau như lúc thấy kinh hoặc lúc chuyện dạ trước khi đẻ. Người
ta chụp trong lúc ấy và bạn sẽ thấy nhẹ người khi người ta lấy kẹp và tháo ống bơm
ra. Sau đó 20 phút, người ta chụp thêm một ảnh nữa để kiểm tra xem chất nước có lan
toả đều tử cung đến âm đạo không. Suốt trong thời gian kiểm nghiệm, nên giữ cho
thân thể thật thư giãn, đừng co cứng người. Bạn sẽ thấy dễ chịu. Cách kiểm tra này
đảm bảo thấy rõ tình trạng bộ phận sinh dục của bạn tỉ mỉ và kỹ càng

3.39 Theo dõi thân nhiệt để biết thời gian rụng trứng
Hooc môn progestérone được tiết ra khi rụng trứng làm thân nhiệt tăng lên 0,3 hoặc
0,4 độ C từ lúc đó cho đến hết vòng kinh
Nếu hoạt động của các hooc môn bình thường thì thời điểm tăng thân nhiệt này vào
khoảng 14 ngày trước khi thấy kinh lần sau. Việc tăng có thể rõ ràng, hôm trước 36,6
độ, hôm nay đã lên 37,1 độ, nhưng cũng có khi tuần tự trong vài ngày. Tuy nhiên dù
theo dõi rất sát thân nhiệt, chúng ta cũng không thể biết chính xác ngày rụng trứng mà
chỉ biết khoảng thời gian rụng trứng
3.40 Những nhầm lẫn hành kinh và chảy máu
Không phải tất cả các trường hợp có chảy máu từ âm đạo ra đều là kinh nguyệt. Bạn
nên nhớ rằng, kinh nguyệt là do màng nhầy bong ra làm đưat mạch máu ở thành tử
cung khi các hooc môn ngừng tiết. Nhưng chảy máu còn có thể do nguyên nhân khác
thí dụ như: u hạt hoặc biếu thịt bên trong. Huyết do chẩy máu và do kinh nguyệt khác
nhau ở chỗ huyết do chẩy máu sẫm mầu, gần như đen vì đã kịp đông trong đáy tử
cung trước khi chảy ra ngoài
3.41 Chảy máu sau lần giao hợp đầu tiên
Màng trinh là một màng mỏng che kín cửa âm đạo và bị rách trong lần giao hợp đầu
tiên, tạo nên một sự chảy máu rất nhỏ, có khi không biết. Nhưng cũng có khi máu
chảy ra nhiều và mươi mười lăm phút sau vẫn còn chảy. Tất nhiên thày thuốc sẽ giải
quyết được ngay nhưng đâu phải lúc nào cũng có thầy thuốc phụ khoa bên cạnh. Xin
hiến một cách đơn giản, dễ thực hiện: Quấn chặt một chiếc khăn tay, chèn vào cửa âm
đạo, khoảng 20, 30 phút sau rút nhẹ ra. Nếu như lúc đó vẫn còn chẩy máu mới phải
mời bác sỹ
3.42 Chảy máu do âm đạo
Một số người muốn huỷ thai kín bằng cách nhét vào âm đạo viên thuốc tím. Không
làm thai ra mà khiến âm đạo bị loét sâu và chảy máu. Nhưng thấy máu ra họ lại tưởng
thai ra. May thay ngày nay không ai còn dại dột như thế nữa

3.43 Chảy máu do âm đạo: u hạt


Sinh nở hay làm phẫu thuật trong âm đạo, cổ tử cung hay tử cung có thể gây ra một số
bệnh gọi là u sẹo. Đó là những u lành, nhỏ bằng hạt đậu nằm ở thành tử cung. Những
u này thường xuyên chảy máu và chảy khá nhiều khiến nhiều phụ nữ tưởng kinh
nguyệt không đều. Người ta điều trị những u này bằng phương pháp điện đông
3.44 Chảy máu ở cổ tử cung
Khi cổ tử cung bị viêm hay nhiễm trùng hoặc lộn niêm mạc có thể xuất hiện những
vết lở trong miệng, chỉ cần đụng trạm nhẹ (thụt rửa âm đạo, giao hợp hay cho tay vào
thăm dò) là có thể gây chảy máu. Thậm chí không đụng gì vào có khi cũng chảy máu.
Tất nhiên bạn cần sát trùng và tạo thành sẹo bằng điều trị thích hợp
3.45 Viêm âm đạo cũng gây chảy máu được
Âm đạo bị viêm do nhiễm trùng, thí dụ như trùng trichomonase. Tuy hiếm xảy ra
nhưng bạn cũng cần biết là nếu viêm nặng có thể gây chảy máu. Điều trị phải căn cứ
vào mầm gây bệnh

.46 Những biếu thịt ở cổ thử cung cần phải được loại trừ
Bưới thịt là u lành, mọc từ trong tử cung. Nó giống như cái lưỡi chuông lắc tay, đầu
phình ra và tròn bám vào mặt trong của cổ tử cung. Nói chung khó biết, phải dùng mỏ
vịt để mở ra mới thấy được. Những pô – líp hay gây chẩy máu trước ngày hành kinh
và tiếp sau nữa. Mặc dù pô – líp này lành tính không gây đau đớn gì nhưng cũng vẫn
cần được loại bỏ. Khi thầy thuốc cần loại bỏ, bạn đừng sợ, vì việc tiến hành không
gây đau đớn gì và chỉ kéo dài tương đối thời gian một lần khám phụ khoa bình thường
Đặt mỏ vịt xong, thầy thuốc dùng panh – xơ khẽ dứt pô – líp ấy ra. Bạn không hề thấy
đau
Nguyên nhân của po – líp hiện nay chưa biết rõ nhưng người ta đoán là do rối loạn
hooc môn (quá nhiều estrogène trong khi ít progestérone). Cũng có khi những pô – lip
này ở tận trong tử cung. Khi đó phải chụp X – quang tử cung mới xác định được đúng
vị trí.
3.47 Chẩy máu và ung thư cổ tử cung
Chúng ta không nên lẩn tránh sự thật: Chảy máu có khi là một triệu trứng của ung thư
tử cung. Khi đó ung thư đã phát triển khá lâu, phải tới vài năm rồi. Biểu hiện là chảy
máu nhẹ, máu mầu đỏ, mỗi khi giao hợp, rửa âm đạo hoặc làm một chuyến đi xa. Cho
nên cần khám để phát hiện từ sớm. Ung thư cổ tử cung khi mới xuất hiện nhìn bằng
mắt thường không thấy được mà phải dùng cách sinh thiết và soi tử cung bằng một
dụng cụ quang học giống như ống nhòm, nếu phát hiện được sớm, điều trị sẽ không
khó và đảm bảo khỏi. Những phụ nữ coi thường không chịu đi khám rất có nguy cơ
để muộn. Lúc phát hiện ra do chẩy máu thường là vào tuổi 30 đến 40. Khi đó chỉ còn
phẫu thuật và dùng quang tuyến liệu pháp thôi
3.48 Kinh nguyệt ra huyết nhiều có thể là một u xơ
Nếu bạn ở tuổi 35 đến 40, khi thấy kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài, đừng coi thường.
Rất nhiều khi đó là dấu hiệu của một u xơ. Hãy tìm đến thầy thuốc phụ khoa ngay:
Thăm âm đạo, chụp X – quang tử cung hoặc soi tử cung. U xơ là gì ? Là một u lành
xuất hiện:
-Có khi bên trong tử cung, trong hốc, còn gọi là u cơ nằm bên dưới màng nhầy
-Có khi ở sâu trong tử cung gọi là u cơ bên trong
Nên nhớ rằng u xơ hay u cơ đều không đau và thường chảy máu ta mới biết và đi
khám. Cũng cần nói thêm rằng u xơ ấy không bao giờ ung thư hoá và sẽ biến mất sau
tuổi mãn kinh. Và nếu người ta bảo bạn có u xơ tử cung hãy coi chuyện đó là bình
thường vì 20% phụ nữ có u xơ đó và bao giờ cũng là u lành
3.49 U xơ không nhất thiết phải cắt bỏ
Nói u xơ không có nghĩa cần thiết cắt bỏ. Thường người ta điều trị bằng progestérone
vào nửa sau của vòng kinh (ngày thứ 16 đến ngày thứ 25) hoặc trong suốt vòng kinh.
Nhưng viên thuốc nén không nhằm bỏ u xơ mà chỉ ngăn chặn chảy máu nhiều khi
hành kinh. Bởi vì nếu mỗi lần hành kinh chảy máu nhiều sẽ gây thiếu máu
Dù sao, khi progestérone vẫn không đem lại kết quả tốt, huyết vẫn ra nhiều và nếu u
sơ vẫn tiếp tuc to dần thì phải tiến hành phẫu thuật. Nếu bạn còn trẻ thày thuốc chỉ
việc loại các u xơ ấy ra khỏi tử cung, nếu bạn đã ngoài 45 người ta loại luôn cả tử
cung, cổ tử cung lẫn u xơ đi
Trong những năm gần đây cách xử lý u xơ có nhiều điểm mới:
-Điểm thứ nhất: Với những u xơ nằm dưới màng nhày, người ta dùng dụng cụ xoi tử
cung rồi đưa panh xơ vào vặn tròn cho u xơ rời ra. Cách này bệnh nhân chỉ phải nằm
viện 48 tiếng mà không để lại sẹo gì
-Điểm thứ hai: Tiêm hooc môn để chấm rứt hoạt động của buồng trứng, tạo nên mãn
kinh giả. Khi ngừng tiêm thì kinh nguyệt vẫn trở lại. Bằng cách này buồng trứng sẽ
không tiết ra estrogène nữa. U xơ không có gì nuôi sống sẽ chết. Cách chữa này chưa
hoàn chỉnh vì có những u xơ tái hiện một thời gian sau

3.50 Các u xơ đến tuổi mãn kinh sẽ không phát triển nữa
Vào tuổi mãn kinh, các u xơ trở nên im lặng, không phát triển, không lớn lên và
không gây chảy máu nữa. Cho nên cách điều trị bằng pro hoặc các thuốc tương tự là
"đúng đắn" bởi cả chúng cho phép đợi ba hoặc 4 năm nữa cho đến thời kỳ mãn kinh
và tránh cho bạn không phải phẫu thuật - là việc mà ít ai muốn. Vấn đề duy nhất đặt
ra: "Liệu tôi có" "chịu đựng" đến lúc này không ?
Nhưng ngày càng nhiều phụ nữ giải quyết u xơ bằng cách dùng hooc môn estrogène
và progestérone. Cách điều trị này lại ngược với cách làm khô u xơ. Cho nên phải lựa
chọn trong hai cách: Một là điều trị để bảo tồn u xơ hai là bỏ mặc để nó tự tiêu
Có điều cân nhắc: điều trị bằng estrogène và progestérone thường là không đủ liều
lượng để làm tăng những u xơ đã sẵn có từ trước, mà chỉ bảo tồn chúng đến tuổi mãn
kinh. Với cách điều trị này, đa số các u xơ không xấu đi. Cái chính là giữ để chúng
thích ứng cuộc sống bình thường. Và như vậy, điều trị bằng estrogène và progestérone
không có gì đáng ngại
3.51 Điều trị ung thư tử cung
Bằng quang tuyến liệu pháp và phẫu thuật. Những thử nghiệm dùng progestérone liều
cao đã đem lại kết quả trông thấy. Nhưng xin nhắc lại, càng phát hiện sớm càng dễ
chữa. Cho nên đừng ngại đi khám, ít nhất bạn cũng được yên tâm là không có gì.
3.52 Chảy máu sau thời kỳ mãn kinh không phải bao giờ cũng là dấu hiệu xấu
Chúng tôi luôn nhắc là không được bỏ qua bất cứ hiện thượng chảy máu nào, bởi vì
có thể không có gì nhưng có thể có vấn đề. Có khi là khởi đầu một ung thư. Có thể là
lớp màng nhày trong âm đạo hoặc tử cung bị tổn thương sau một lần giao hợp quá
mạnh (sau thời kỳ mãn kinh, dễ bị tổn thương nhiều hơn). Cũng có thể do một viêm
nhiễm lành tính của cổ tử cung hay âm đạo. Tốt nhất là bạn nên đi khám để nếu không
có gì cũng yên tâm
3.53 Chảy máu dự dội: Báo ngay cho thày thuốc
Nếu chảy máu nhẹ (máu đen hay đỏ) liên tiếp diễn ra sau lần chậm thấy kinh hoặc sau
khi đã hết thời gian hành kinh, kèm theo những cơn đau dữ dội ở bụng dưới và những
khó chịu khác (chóng mặt, tái nhợt, mê man từng lúc ngắn), bạn mời thày thuốc ngay.
Rất có thể đấy là hiện tượng chửa ngoài tử cung. Trứng nằm ngay trong vòi tử cung là
nơi có màng rất mỏng, khi bị rách, sẽ rất nguy hiểm. Cho nên thấy hiện tượng trên,
phải tìm ngay thầy thuốc phụ khoa. Có thai ngoài tử cung là một chúng bệnh cấp tính
3.54 Viêm vòi trứng cũng gây chảy máu
Viêm vòi buồng trứng cấp và mãn tính đều gây những đợt chảy máu thất thường,
khiến rất khó phân biệt với kinh nguyệt. Bạn thấy đau ở bụng dưới và sốt, chỉ thầy
thuốc mới xác định được nguyên nhân chính xác
3.55 Nang thũng ở buồng trứng cần phải được phẫu thuật
Kinh nguyệt không đều, đau ở bụng dưới, không hiểu là đau gì mà chỉ thấy “có
chuyện không ốn”. Thầy thuốc khám âm đạo có thể phát hiện ra một nang thũng ở
buồng trứng và thấy rõ nó nằm bên phải hay bên trái tử cung
X quang tử cung và soi bằng sóng xiêu âm sẽ khẳng định chính xác thêm. Đặc biệt
cách soi bằng sóng siêu âm có thể cho biết, có thật là nang thũng hay không, gặp
trương hợp này, buồng trứng có thể thành một khối rắn chắc và không đồng nhất,
hoặc một nang thũng chức năng hiện ra như một bọc tròn đựng nước. Việc soi ổ bụng
chỉ là biện pháp cuối cùng, trường hợp dùng sóng siêu âm không đủ rõ. Chủ yếu vẫn
là sóng siêu âm vì soi ổ bụng chỉ có thể xác định một cách hạn chế.
Khi xác đinh rõ rồi, tức là quả có nang thũng, thì nhất thiết phải làm phẫu thuật.
Không còn cách nào khác để loại bỏ nang và nếu để yên, nang có thể lớn dần, to bằng
đầu đứa trẻ. Nên biết rằng nang thũng này chỉ là một u lành. Thầy thuốc làm phẫu
thuật chỉ lấy nang ra mà giữ lại toàn bộ hay một phần buồng trứng
3.56 Nang giả ở buồng trứng chỉ cần điều trị bằng thuốc
Nang giả càng gây triệu trứng giống nang thũng nghĩa là kinh nguyệt không đều và
đau bụng dưới. Cần nói rằng nang giả là có thật. Khám âm đạo hoặc làm sóng siêu âm
sẽ phát hiện được ngay một khối nhỏ bằng quả cam nằm bên trái hoặc bên phải tử
cung. Sóng siêu âm gần như xác định chính xác khối tròn rất đồng chất và chứa toàn
nước. Gọi nang ấy là giả vì do buồng trứng sản sinh và có thể tự tiêu nếu xử lý đúng.
Kinh nguyệt thất thường chính là do nang giả ấy. Chúng cũng tiết ra estrogène và
progestérone làm rối loạn quá trình tiết hooc môn của cơ quan sinh dục. Chính do thế,
khi những nang giả ấy biến mất lại chuyển thành tình trạng thiếu hooc môn, gây rắc
rối cho việc điều hoà kinh nguyệt
Như vậy bạn đã thấy nang giả chính là kết quả của sự hoạt động tồi của hooc môn. Về
mặt y học phải phân biệt đâu là rối loạn chức năng và đâu là tổn thương thực thể.
Không cần phải dùng dao kéo mà chỉ dùng cách điều trị thử nghiệm nghĩa là cho bệnh
nhân uống pi – luyn ngừa thai nhằm nhắc nhở vùng dưới đồi và tuyến yên điều chỉnh
việc tiết hooc môn, là nang giả sẽ tự tiêu
Cơ chế của việc trị này thế nào ? bạn biết rằng trong viên pi – luyn ngừa thai có chứa
estrogène và progestérone được nén thành thuốc viên. Cơ quan vùng dưới đồi và
tuyến yên có thói tiết kiệm và lại lười biếng. Khi ta cung cấp hooc môn estrogène và
progestérone dưới hình thức viên nén, vùng dưới đồi và tuyến yên bèn ngưng ngay
việc ra lệnh cho buồng trứng và buồng trứng lạp tức “ngủ”. Mục tiêu của chúng ta đã
đạt được: hết đau đớn và hết tình trạng kinh nguyệt thất thường. Buồng trứng thu nhỏ
lại và nang giả biến mất. Việc điều trị bằng viên pi – luyn ngừa thai được tiến hành
trong b hoặc bốn tháng. Và không cần nói, bạn cũng biết, khi ngừng thuốc, vùng dưới
đồi và tuyến yên sẽ trở lại hoạt động bình thường, thế là xong.
Xin nhắc thêm rằng một số thày thuốc phẫu thuật và phụ khoa không muốn công nhận
các nang trên chỉ mang tính chức năng. Họ hay đòi hỏi bệnh nhân phải mổ, trong khi
chỉ điều trị bằng hooc môn là đủ

3.57 Do đâu mà có nang giả


Bạn có thể hỏi tại sao sinh ra nang thũng. Nhưng cho đến nay chưa có lời giải đáp thật
sự khoa học về vấn đề này. Riêng nang giả thì có thể khẳng định là do nguyên nhân
tâm lý. Phần lớn những người có nang giả là những người hay lo lắng, bực dọc, không
thoải mái trong cuộc sống. Chính do đó mà ảnh hưởng đến hoạt động của vùng dưới
đồi và tuyến yên trong việc chỉ huy. Tuy nhiên, không phải cứ lo lắng hoặc nghĩ ngợi
nhiều là nhất thiết sinh ra nang giả. Có nhiều trường hợp có người có tính cả nghĩ mà
hay bị kích động thần kinh mà cũng không thấy xuất hiện nang giả
3.58. Những rối loại trong việc đông máu
Tình trạng này hết sức hiếm, nhưng không phải không có. Đó là khi máu khó đông,
do thiếu những tiểu cầu làm đông máu. Người mắc chứng bệnh này, mỗi lần kinh
nguyệt ra máu rất nhiều và phải điều trị để chữa trị việc hỗn loạn đông máu
3.59 Kinh nguyệt: Sự chảy máu trong thời rụng trứng
Trong lúc rụng trứng, bạn có thể thấy một vài giọt huyết, thậm chí thấy như hành kinh
trong vài tiếng đồng hồ. Bạn đừng lo, chuyện ấy không có gì hệ trọng cả. Đôi khi
dùng X – quang tử cung, có thể phát hiện ra một u xơ trong tử cung, chỉ cần nạo nhẹ
đi là xong. Đôi khi chỉ là màng nhày tử cung ở một số phụ nữ do quá nhạy cảm với
từng thay đổi nhỏ trong việc tiết hooc môn estrogène mà gây ra chảy máu. Đấy không
phải bệnh mà là rối loạn nhẹ không cần điều trị gì hết
3.60 Cách tách hai mô dính làm cản đường chảy của huyết kinh như thế nào ?
Khi thấy huyết ra khó khăn, bạn biết ngay có chuyện nhất là trước đó bạn có nạo hoặc
hút. Trường hợp ấy, rất có thể do hai màng nhầy tử cung dích vào nhau cản đường
thoát của huyết. Thậm chí chúng có thể ngừng hoàn toàn kinh nguyệt. Bởi vì màng
nhày tử cung dích vào nhau, không bong ra được. Vị trí tổn thương có khi nằm ngay
bên trên tử cung. Khi đó, nếu như màng nhày còn lại vẫn lành mạnh và sẵn sàng bong
ra thì chỗ dính vẵn ngăn cản không cho huyết ra bình thường
Tại sao việc nạo (sau khi sảy thai hoặc sinh nở) lại bị quy tội ? Bởi vì thì nạo khi vét
những mảnh rau khi sót dễ làm sây sứt, tạo nên những sẹo trong màng nhầy tử cung,
biến thành dính mô. Chúng ta hy vọng thay cho nạo thai, kỹ thuật hút thai sẽ không
gây nên những tổn thương như thế. Việc tìm mô dích tiến hành bằng X quang tử cung

3.61 Vòng tránh thai: Kinh nguyệt ra nhiều hơn và kéo dài hơn
Vòng tránh thai làm cho kinh nguyệt thay đổi, huyết ra nhiều hơn và kéo dài ngày
hơn, thường là 7 đến 9 ngày. Vài ngày trước chu kỳ kinh nguyệt, máu chảy ra một
chút trong hai, ba ngày. Sau đó mới đến kinh nguyệt thật sự, huyết ra rất nhiều và có
lẫn vón cục, kéo dài 3 đến 4 ngày. Sau đó huyết vẫn rong ra kéo dài thêm 2 đến 3
ngày nữa
Tình trạng này không kéo dài. Bốn hoặc 5 tháng sau khi đặt vòng, tình trạng trên sẽ
hết. Nếu không hết hoàn toàn thì kinh nguyệt chỉ ra nhiều hơn bình thường một chút
thôi
Dùng thuốc có thể giúp bạn vượt qua nhẹ nhàng giai đoạn ấy, đó là viên progestatif
uống vào ngày thứ 16 và 25 của vòng kinh. Hoặc có thể dùng thuốc keo có chứa
khàng prostaglandine chỉ dùng trong ngày hành kinh và khi thấy huyết ra nhiều
3.62 Dùng viên ngừa thai: Kinh nguyệt ngắn
Khi bạn dùng viên ngừa thai, màng nhầy tử cung không phát triển phong phú như
dưới tác dụng của hooc môn do buồng trứng tiết ra bình thường. Kinh nguyệt sẽ ngắn,
có khi chỉ vài tiếng đồng hồ và huyết ra ít, mầu sẫm. Liều lượng viên ngừa thai càng
thấp, kinh nguyệt càng giảm nhẹ
3.63 Chảy máu nhẹ, có khi 1,2 hoặc 3 năm sau khi bắt đầu dùng pi – luyn ngừa
thai
Bởi vì màng nhày tử cung mỗi ngày một mỏng dần và có thể gây chảy máu. Đừng vì
thế mà dừng dùng viên ngừa thai. Để chấm dứt sự chảy máu đó, thày thuốc có thể cho
bạn dùng liều estrogène bổ sung, giúp màng nhày tử cung đày đặn trở lại và không
chảy máu nữa.
Chảy máu còn do dùng viên ngừa thai có liều quá nhẹ, hoặc do quên dùng trong 24
tiếng đồng hồ cũng đủ tạo chảy máu. Nguyên nhân do màng nhày tử cung thiếu hẳn
nguồn năng lương do các hooc môn cung cấp. Trường hợp này không cần ngừng mà
cứ tiếp tục dùng viên ngừa thai, sẽ tự nhiên ngừng chảy máu
3.64 Chảy máu sau khi đặt vòng tránh thai
Thông thường sau khi đặt vòng, huyết ra giống như hành kinh trong vòng nửa tháng,
rong kinh nhẹ khoảng 5,6 ngày, nếu ra quá nhiều, thầy thuốc có thể cho bạn uống
mạch nha. Nếu cùng quá, phải tháo bỏ vòng

3.65 Sau khi đặt vòng, máu chảy trong những tháng tiếp theo: có khi phải dùng
kháng sinh
Bạn đặt vòng xong, mọi sự yên ổn. Những thỉnh thoảng huyết vẫn ra, mặc dù không
phải kinh nguyệt. Nguyên nhân:
-Nếu là do tử cung co thắt trên vòng, sau lại hết co thì vô hại và không cần điều trị gì
hết.
-Nếu tử cung bị viêm nhiễm, phải điều trị bằng thuốc kháng sinh (trong 5 hoặc 6
ngày) là dứt, không cần tháo bỏ vòng.
-Nếu có thai ngoài tử cung (hiện tượng hiếm nhưng vẫn cần kiểm tra, khi huyết ra sau
luc đặt vòng tránh thai)
Tóm lại việc đặt vòng không nhất thiết gây cho bạn khó chịu. Tất cả những rối loạn
trên đều bắt nguồn từ việc tử cung phải thích nghi với vòng một vật ngoại lai, cho nên
nó cần qua một thời gian mới ổn định
3.66 Kinh nguyệt chậm khi trễ quá 10 ngày
Nếu như vòng kinh của bạn không bình thường, nó kéo dài đến 40 ngày, thậm chí 60
ngày thì việc chậm 10 ngày không đang nghĩ đến. Đấy chỉ là rối loạn mãn tính của
vòng kinh
Khi chậm thấy kinh, mọi phụ nữ đều băn khoan: Phải chăng có thai ? Nhưng có rất
nhiều nguyên nhân dẫn đến chạm có kinh
3.67 Chậm kinh, có thể bạn đã có thai
Đây là ý nghĩ đầu tiên của người thầy thuốc đứng trước bệnh nhân đang tuổi sinh nở
vả lại không dùng biện pháp ngừa thai đảm bảo (viên ngừa thai, vòng tránh thai, bao
dương vật). Nên nhớ rằng các biện pháp khác như phóng tinh ra ngoài âm đạo,
phương pháp gọi là “dùnh nhiệt độ”,v.v.v đều không đảm bảo
3.68 Những triệu trứng của sự đã thụ thai là gì ?
Bạn chậm kinh và đến với thày thuốc. Trước tiên người ta tìm thấy dấu hiệu nhỏ của
sự thai nghén:
-Buồn nôn (có khi nôn), ít xảy ra trong nửa tháng đầu và không phải triệu trứng chính
xác. Nhiều người đã có thai mà không thấy hiện tượng buồn nôn này
-Luôn mót tiểu tiện, bởi vì bọng đái nằm ngay phía dưới tử cung. Nếu bạn có thai, tử
cung to lên, đè vào bọng đái khiến bạn thấy mót (cũng có thể do hệ thống tiểu tiện bị
viêm nhẹ trong thời gian đầu của thai nghén)
-Buồn ngủ: Cảm giác buồn ngủ song song với cảm giác mệt mỏi
-Vú trở nên nhạy cảm hơn và có thể đau hai bên cạnh, chủ yếu là cặp vú bắt đầu thay
đổi hình dạng (quầng vú nở rộng và phồng lên)
Thày thuốc phụ khoa sẽ hỏi bạn về lần thấy kinh cuối cùng (mầu sắc, nhiều, ít, kéo
dài hay không) bởi vì lần hành kinh ấy diễn ra sau khi trứng đã thụ tinh. Nhưng chắc
chắn thày thuốc sẽ thăm đến những triệu trứng lớn, nghĩa là báo rõ tình trạng thai
nghén hơn. Thăm âm đạo sẽ biết được hình khối của tử cung, thông thường nếu chậm
thấy kinh từ 2 đến 4 tuần lễ tử cung đã to lên bằng quả cam. Dùng mỏ vịt mở ra sẽ
biết cổ tử cung có thay đổi gì không: Nếu bạn có thai, cổ tử cung có mầu hơi tím và
mềm hơn bình thường. Và sau đấy là xét nghiệm nước tiểu hoặc máu để kết luận rứt
khoát

3.69 Các xét nghiệm để biết có thai hay không ?


Nguyên tắc là tìm hiểu tình trạng hooc môn. Ngay từ khi bắt đầu thai nghén, đã đưa
vào nước tiểu và máu những chất đặc trưng: gonadotropine chorionique. Nếu trong
nước tiểu và máu có chất ấy tức là bạn đã có thai. Xét nghiệm chỉ trong vài phút là
biết được ngay. Ngày nay người ta không dùng cách thử “sinh học” qua ếch, chuột
hay thỏ nữa
3.70 Thử ở đâu ?
Có thể thử tại nhà của bạn, có thể ở phòng xét nghiệm. Nếu thử ở nhà bạn hãy đọc kỹ
câu sau, rất đơn giản
3.71 Thử ở nhà có chính xác không ?
Tất cả các trường hợp thử nghiệm quá sớm, được quảng cáo là “câu trả lời chính xác
2 hay 3 ngày trước kỳ kinh nguyệt phỏng đoán là biết” đều không đáng tin cậy. Muốn
đảm bảo chính xác vẫn phải xét nghiệm sau 2 hay 3 ngày sau kỳ kinh nguyệt phỏng
đoán. Tuy nhiên câu trả lời “âm” vẫn có thể trong trường hợp:
-Trứng bị chết
-Trứng phát triển khó
-Thai ngoài tử cung
Cần nhắc lại một lần nữa, xét nghiệm huyết tương trong máu mới phát hiện sớm và
chính xác tình trạng có thai ngoài tử cung hay không ?
3. 72 Chậm kinh mà do không có thai: Buồng trứng có thể bị tổn thương
Chúng ta đã biết, các hooc môn sinh dục nữ (estrogène và progestérone) là nhiên liệu
cho màng nhày tử cung và do buồng trứng tiết ra. Cho nên buồng trứng bị bệnh,
chúng sẽ không làm tròn chức năng. Vùng dưới đồi và tuyến yên tha hồ ra lệnh buồng
trứng vẫn ỳ ra, không tiết ra các hooc môn, cho nên màng nhày tử cung không phát
triển và không bong ra khiến bạn sẽ không thấy kinh nguyệt nữa.
Buồng trứng có thể mắc những bệnh gì? trước hết, chúng có thể bị cắt bỏ bằng phẫu
thuật. Có thể bị tổn thương do quang tuyến X. Hiện tượng này ngày nay khá hiếm.
Cũng có thể do nang thũng hay u. Mà cũng có thể do mãn kinh trước tuổi. Một trường
hợp hiếm xảy ra do biến dị bẩm sinh, làm cho buồng trứng không tiết ra hooc môn
được. Trường hợp này cúng như trường hợp mãn kinh trước tuổi, không có cách khắc
phục
Riêng trưưòng hợp có nang thũng hoặc u, thì dùng cách phẫu thuật sẽ khỏi. Còn bệnh
Stein – Leventhai thì người ta áp dụng cách điều trị quen thuộc
Trước khi kết luận, chúng tôi thấy cần nhắc rằng những nguyên nhân kể trên đều là
hãn hữu. Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh thường do vùng
dưới đồi và tuyến yên hoạt động chệch choạc
3.73 Những thuốc ảnh hưởng xấu đến hoạt động bình thường của vùng dưới đồi.
Bạn đừng nên quy tội nhiều quá những thuốc làm bạn rối loạn. Đấy chỉ là những tác
động phụ của chúng và hoàn toàn có thể cắt nghĩa được. Chẳng hạn một loại thuốc an
thần hay thuốc tác động trực tiếp vào vùng dưới đồi (như sulpiride) có thể gây bế kinh
hoặc hiện tượng tiết sữa, chỉ cần ngưng loại thuốc đó, là mọi sự trở lại bình thường
3.74 Các khối hoặc tổn thương vùng dưới đồi là hết sức hiếm
Hiện tượng vùng dưới đồi hoạt động lộn xộn một cách không thể hiểu được, tuy rất
hiếm nhưng cũng nên biết, vì có thể do khối u hoặc vùng dưới đồi bị tổn thương. Tuy
nhiên, mất kinh bao giờ cũng là hậu quả của tình trạng thiếu hụt hooc môn sinh dục

3.75 Sau khi đẻ, hoặc xảy thai và đang cho con bú, bạn không thấy kinh nguyệt
Sau khi sinh nở hoặc xảy thai là thời kỳ bình lặng giống như sau cơn bão, cơ thể phải
dần dần lấy lại hoạt động bình thường ngày trước. Thông thường, kinh nguyệt trơ lại
bình thường sau 4 đến 8 tuần lễ. Còn nếu bạn cho con bú thì sau khi cai sữa, phải một
tháng hoặc tháng rưỡi thì kinh nguyệt mới trở lại bình thường được. Nên nhớ rằng
việc kinh nguyệt trở lại đôi khi rất chậm, phải sau nhiều tháng. Nguyên nhân là do
trong thời gian bạn mang thai vùng dưới đồi thôi không chỉ huy nữa và lúc này phải
khôi phục lại công việc đã bị bỏ bẵng một tháng
Cách khắc phục để bộ máy kinh nguyệt trở lại nhanh là kích thích việc rụng trứng.
Việc này không khó
3.76 Mất kinh nguyệt do các tuyến nội tiết
Chẳng hạn do các tuyến thượng thận và tuyến giáp bị mắc bệnh. Còn có các nguyên
nhân do nhiễm độc riệu hoặc béo phì. Về béo phì, xin nhắc lại hiện nay chưa thật rõ
cơ thể bệnh. Người ta mới chỉ nghiệm thấy khi bệnh nhân bớt đi số lượng trọng lượng
quá thừa, kinh nguyệt trở lại bình thường
3.77 Bệnh biếng ăn của con gái vào tuổi dạy thì, lẩn tránh người lớn
Không có nguyên nhân cụ thể mà do nguyên nhân tâm lý hoặc còn gọi là tâm bệnh.
Thường xuất hiện ở các em gái vào tuổi dạy thì “hoặc hậu” dạy thì kéo theo tình trạng
bế kinh trong nhiều tháng, có khi nhiều năm. Các em nay đột nhiên biếng ăn, lúc nào
cũng nói rằng không thấy đói, còn nếu có ăn thì nôn ra ngay. Gia đình cho là em khó
tính khó nết và cho là em ít nói, chỉ ru rú trong phòng riêng của mình. Thật ra đó là
phản ứng tâm lý, các em như muốn bộc lộ thái độ thù địch đối với chung quanh, đặc
biệt đối với người lớn. Các em này sụt cân nhanh, có khi chỉ 30 đến 35 ký, khiến cha
mẹ lo lắng. Đây là loại bệnh tâm căn, chứng tỏ trạng thái tư tưởng và tinh thần, ảnh
hưởng mạnh đến cơ thể. Cha mẹ thấy các em gày ốm không lo lắng nhiều bằng thấy
các em bị bế kinh. Họ không hiểu rằng thủ phạm ở đây chính là do tâm lý tác động
vào vùng dưới đồi.
Cách chữa là dùng biện pháp tâm lý, có sự hỗ trợ của thầy thuốc lâm bệnh. Thậm chí
nếu bệnh trạng tăng nhiều có thể dẫn đến chõ phải đưa các em vào bệnh viên tâm thần
ít lâu, để cách ly với không khí gia đình, giúp tâm trạng các em ổn định. Khi các em
bắt đầu muốn ăn là bệnh đã khỏi và chỉ vài tháng sau, kinh nguyệt trở lại

3. 78 Có thai tưởng tượng: Thường là do quá sợ có thai hoặc ngược lại, do quá
thèm có con
Đây không phải là chuyện truyền thuyết mà là có thật. May mà hiện tượng bệnh
tưởng ngày nay ít xảy ra ra hơn ngày xưa. Tâm lý quá sợ có thai hoặc quá thèm có
con đều tác động lên vùng dưới đồi theo cách giống nhau: Những mệnh lệnh xuống bị
ngưng lại, kinh nguyệt không xuất hiện nữa. Do những kích động của tiềm thức, sợ
quá hoặc muốn quá, người bệnh bộc lộ những triệu trứng thai nghén đặt trưng: buồn
nôn, vú to, lên cân thậm chí bụng cũng to lên. Hài kịch chăng ?. Đúng thế, nhưng hài
kịch vô thức. Và một lần nữa lại chứng minh cơ thể lại theo những giấc mơ và óc
tưởng tượng đến mức độ nào. Tất nhiên đến khi thử nghiệm thì không thấy dấu hiệu
có thai. Tử cung không hề lớn, thày thuốc chỉ việc khẳng định là không hề có thai.
Các triệu trứng kể trên se dần dần mất và cuộc sống người bệnh trở lại bình thường.
Thế là màn hài kịch hạ màn
3.79 Bạn không thấy kinh nguyệt: Liệu theo dõi thân nhiệt có giúp ích gì không ?
Có chứ. Nếu bạn theo dõi thân nhiệt đều đặn tất cả các buổi sáng, vào lúc thức dạy.
Thân nhiệt dưới 37 độ bạn có thể yên tâm là chưa có thai, bởi vì nếu có thai thì nhiệt
độ lúc dạy phải trên 37 độ, hoặc ít nhất cũng 37 độ, có hai khả năng:
-Hoặc bạn có thai
-Hoặc bạn đang trong nửa sau của vòng kinh
Nói cách khác, nếu thân nhiệt cao hơn 37 độ quá 14 ngày, có nghĩa là bạn có thai và
nên đi khám cho chắc.
3.80. Những mũi tiêm để kinh nguyệt trở lại có hại gì không ?
Có những thuốc tiêm (hoặc thuốc uống) làm kinh nguyệt trở lại. Những thuốc đó đều
chứa một tỉ lệ nào đó của estrogène và progestérone. Do tác động của các hooc môn
ấy, màng nhày trong tử cung phát triển. Khi ngừng dùng thuốc, màng nhày ấy bong ra
và có kinh trở lại.
Nhưng nếu kinh nguyệt vẫn không xuất hiện? có nhiều cách giải thích. Một là liều
lượng hooc môn trong thuốc quá nhẹ không đủ để làm màng nhày trong tử cung phát
triển. hai là bạn đang trong nửa sau của vòng kinh. Buồng trứng tự tiết ra các hooc
môn kể trên và phải đợi đến đủ 14 ngày cho đến khi buồng trứng ngừng tiết. Ba là có
hiện tượng dính mô. Thứ 4 là bạn đã có thai, nếu vậy tiêm thuốc nói trên vào cơ thể sẽ
có hại cho bạn và cái thai trong bụng,. Người ta từng tranh luận estrogène và
progestérone đưa vào cơ thể người mẹ tạo nên những quái thai. Trường hợp rất hiếm,
nhưng vẫn có. Cho nên bạn phải biết chắc mình không có thai mới được dùng thứ
thuốc ấy. Tốt nhất là trước khi dùng thuốc nên đi xét nghiệm nước tiểu và máu để
xem có thai không

3.81 Dùng viên ngừa thai và bạn không thấy kinh nguyệt
Nếu dùng thuốc đều đặn, không nhầm và không quên thì chắc chắn bạn không thể có
thai. Còn hiện tượng không thấy kinh nguyệt thì chỉ đơn giản là màng nhầy quá mỏng
và không thể bong ra và làm đứt mạch máu ở thành tử cung. Cách sử trí là bạn hãy
tăng lượng hooc môn sinh dục estrogène để làm giầu màng nhày tử cung ít nhất là 21
ngày.
Còn nguyên nhân khác khiến bạn không thấy kinh nguyệt là bạn quên uống thuốc
ngừa thai trong một ngày nào đó. Khi ấy nên cận thẩn, có khi bạn đã có thai. Hãy đến
thày thuốc ngay
3.82 Dùng viên ngừa thai tôi vẫn thấy kinh nguyệt, nhưng quá ít
Bạn thấy huyết ra ít, mầu sẫm và kéo dài trong 3 tiếng đồng hồ. Đừng ngại, không
phải “máu” bạn xấu đâu. Nó ra ít vì nó có ít. Khi bạn dùng viên ngừa thai thì màng
nhày tử cung nhận ít hooc môn và phát triển kém cho nên như vậy thôi. Đây là
chuyện bình thường và bạn không cần điều trị gì hết
3.83 Trường hợp ngoại lệ: có những phụ nữ không thấy kinh nguyệt bao giờ
Bạn có nghe đồn nhưng chắc là không tin ? có hiện tượng như thế thật. Nguyên nhân
là cơ quan sinh dục có những biến dị bẩm sinh nghiêm trọng, hoặc không có tử cung,
hoặc không có âm đạo, hoặc không có buồng trứng, hoặc có những dị tật. Cũng có khi
do những biến dị về nhiễm sắc, ảnh hưởng tới nhiễm sắc sinh dục
Hết chương 3

4.25 Vòng tránh thai là cái gì?


Vòng tránh thai là phương pháp tuyệt vời để ngừa thai nghén. Đó là một dụng
cụ bằng chất dẻo, dài 3-4 c m, có đính một sợi dây. Thầy thuốc đặt nó vào tử
cung và từ đó dụng cụ sẽ tự hoạt động.
Nguyên nhân gây tác dụng ngừa thai của vòng này trong mấy năm gần đây được
giải thích theo nhiều cách. Bởi quả thật người ta chưa hiểu được chính xác tại
sao sự hiện diện của nó trong hốc tử cung lại ngăn trở thụ thai. Một số người
đoán, màng nhầy tử cung rất kỳ lạ và luôn luôn tự vệ trước mọi vật ngoại lai, đã
sản sinh ra những kháng thể chống lại vòng. Những kháng thể này không tác
động được lên chất dẻo, nhưng chúng lại hủy tinh trùng.

Một cách giải thích khác được đưa ra gần đây: vòng tránh thai tạo những biến
đổi hóa học trong màng nhầy tử cung khiến nó không lưu giữ được trứng.
4.26 Vòng tránh thai bằng đồng là cái gì?
Cũng như mọi phát minh của con người, vòng tránh thai cũng luôn luôn được
cải tiến. Phát minh từ đầu thế kỷ XẤP XỈ, nhưng phải đến năm 1960, vòng tránh
thai mới thật sự được áp dụng rộng rãi nhờ những cải tiến về kỹ thuật. Người ta
đã thử nhiều kiểu: hình tam giác, hình tròn, hình số 8... bằng vàng, bạc, kền và
bây giờ bằng đồng. Trong những kiểu vòng tránh thai mới nhất, phải kể đến loại
gọi là “cổ” hiện cũng được dùng rất hạn chế. Gần đây nhất, loại bằng đồng được
sử dụng rộng rãi nhất và được gọi là hoàn hảo nhất. Không phải bằng đồng hoàn
toàn mà bằng chất dẻo (Polyetilen) với đồng: một sợi đồng rất mảnh quấn vào
một đầu. Hình dạng “vòng” có thể là số 7 hoặc chữ T, gần đây chữ “ML” !
Vòng bằng đồng có hai ưu thế: cỡ nhỏ và chất đồng có tác dụng diệt khuẩn và
diệt tinh trùng. Nó hủy trứng đã thụ tinh, tạo những biến đổi cơ cấu lên màng
nhầy tử cung để không lưu giữ trứng được (xem câu 7), đồng thời thay đổi thành
phần của chất nhờn ở cổ tử cung (xem câu 504), khiến chất này không đưa được
tinh trùng vào tử cung. Tất cả những tác dụng đó chưa được chứng minh hoàn
toàn rõ ràng nhưng tác dụng cụ thể là vòng bằng đồng có hiệu quả tới 99%. Và
kết quả sẽ tăng thêm nữa phần trăm nếu như bạn dùng thêm viên “diệt tinh
trùng” (spermicide). Một loại vòng có chất progestérone lại càng thích hợp hơn
nữa đối với những phụ nữ trong lúc hành kinh hoặc hành kinh ra nhiều máu
quá. Loại vòng tránh thai có chứa progestérone không được pha thêm đồng. (...)
4.27 Vòng có làm cho bạn khó chịu không?
Nếu như bạn thấy khó chịu và nhất là bạn thấy đau có nghĩa là vòng không thích
hợp với bạn. Nên bỏ ra. Nhưng đừng bỏ ra khi bạn chưa thấy đau hoặc mới chỉ
“nghi ngờ”. Bởi vì vòng làm bằng chất dẻo và không hề định “chọc thủng’ tử
cung của bạn. Nhiều khi không phải vòng mà là tư tưởng làm bạn không thoải
mái.
4.28 Mất vòng
Đây là một nỗi sợ khác nhưng lại đúng. Đôi khi vòng bị tử cung đẩy ra, sau khi
đặt vài ngày hoặc trong lần thấy kinh nào đó. Có khoảng 15-20% trường hợp bị
đẩy ra đối với loại vòng “cổ” và 5% đối với loại vòng đồng (xem câu 173). Nên
biết rằng phụ nữ chưa có con lần nào, tử cung rất kỵ vật lạ cho nên dễ thấy vòng
ra. Ngược lại, phụ nữ đẻ nhiều quá, cổ tử cung rộng cũng dễ làm tuột vòng. Nói
chung, việc vòng trôi ra không có gì đáng làm bạn hoảng hốt. Thường chỉ kèm
thêm vài giọt huyết mà thôi. Bạn nên thay loại vòng khác. Và nếu thay vài lần
vẫn không được thì bạn dùng phương pháp ngừa thai khác. Nhưng đấy là
trường hợp hiếm thấy.
4.29 Vòng ngừa thai và kinh nguyệt
Vòng tránh thai không ảnh hưởng tới chu kỳ tiết hoóc-môn. Tuy nhiên cũng có trường
hợp vòng ảnh hưởng đến quá trình bong ra của màng nhầy, gây những kinh nguyệt
bất thường, kéo dài và ra nhiều huyết (xem câu 83). Trường hợp này hiếm xảy ra.
4.30 Hiện có bao nhiêu người dùng?
Ngày một nhiều người dùng vòng tránh thai. Hiện chiếm 15% phụ nữ đang tuổi sinh
nở nghĩa là gấp đôi so với bảy, tám năm về trước. Con số này có lẽ sẽ ngày càng tăng
khi người ta mất dần thành kiến đối với biện pháp tránh thai này.
4.31 Thể thao và vòng tránh thai.
Hoạt động thể thao, kể cả leo núi không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên trong những ngày
mới đặt vòng (xem câu 186) nên tránh chơi những môn thể thao nặng, hãy chờ cho
vòng thích ứng dần với cơ thể đã.
4.32 Để kiểm tra; chỉ cần dùng phương pháp siêu âm.
Không đau, đơn giản và vẫn lịch sự. Phương pháp X-quang ngày nay người ta không
dùng nữa.
4.33 Khám trước khi đặt vòng.
Thầy thuốc phụ khoa sẽ hỏi bạn đã có con chưa? Đã sẩy thai hoặc nạo thai lần nào
chưa? Trạng thái hoạt động sinh dục của bạn thế nào. Sau đó, thầy thuốc khám toàn
bộ (xem câu 125): Có viêm nhiễm gì không? Có gì đặc biệt trong tử cung (xem câu
56). Việc cuối cùng này thật ra không cần thiết. Thầy thuốc cho đơn, bạn đi mua.
Nhưng cẩn thận, cứ để nguyên hộp như thế mang đến nơi đặt, đừng mở ra vì vòng đã
được khử trùng. Nếu muốn xem thì để thầy thuốc mở ra cho bạn xem trước khi đặt.
4.34 Thởi điểm tốt nhất để đặt vòng
Tốt nhất là trong thời gian hành kinh, từ ngày thử hai đến ngày thứ tám của chu kỳ
kinh nguyệt. Tại sao? Vì khi đó thầy thuốc biết chắc bạn không có thai và việc do đặt
vòng mà ra chút huyết không ảnh hưởng gì.

4.35 Đặt vòng có đau không?


Không. Nhưng phụ nữ ai cũng ngại đụng đến cơ quan sinh dục của mình, nhất là thọc
tay vào sâu. Và một số bạn do lo sợ quá đáng mà bộ phận sinh dục co cứng gây khó
khăn cho việc đặt vòng. Trong khi nhiều phụ nữ đặt xong, ngạc nhiên thấy sao không
hể đau đớn gì cả.
4.36 Đặt thế nào?
Vòng được gấp lại và cho một cái ống cũng bằng chất dẻo rất nhỏ, chỉ bằng đường
kính que diêm, đưa vào cổ tử cung. Ống có piston và sau đó thầy thuốc ấn nó, đẩy
vòng vào tận hóc tử cung. Vòng mở ra. Thầy thuốc rút ống ra và cắt sợi dây để chừa
5cm bên ngoài cổ tử cung. Công việc rất đơn giản và xin nhắc lại, không đau đớn gì,
không phải dùng thuốc tê. Bạn chỉ cảm thấy co thắt nhỏ ở bụng dưới mà thôi. Cũng có
người sau khi dặt, cảm thấy hơi chóng mặt. Nguyên nhân thuần túy do tâm lý. Dù sao
cũng nên nằm nghỉ một chút trước khi ra khỏi phòng khám.
4.37 Những ngày sau đấy.
Việc đặt vòng kéo theo vài thay đổi nhỏ:
- Ra huyết: Vòng có kích thích màng nhầy tử cung đôi chút. Do đó thường ra huyết
thêm hai, ba ngày. Hiếm trường hợp rong huyết tới mười ngày.
- Co thắt: Do có vật lạ vào nên tử cung phản ứng lại. Hôm nay đặt vòng, ngày mai và
ngày kia có thể có cảm giác co thắt hơi đau ở bụng dưới. Chỉ cần nhét mỗi ngày một
viên chống co thắt vào hậu môn là xong. Thông thường sẽ không đau tiếp nữa.
- Thân nhiệt: Có thể 37,2 hoặc 37,5 độ. Nhưng nếu lên đến 38 độ có nghĩa là không
bình thường, trừ phi bị cúm hay viêm nhiễm gì đó, hãy đến tìm thầy thuốc.
4.38 Tác dụng của sợi dây?
Vòng có kèm một sợi dây chỉ bằng chất dẻo thò ra khỏi tử cung, trong âm đạo. Sợi chỉ
này rất quan trọng, trước hết để biết vòng vẫn còn nằm yên ổn trong đó hay không,
hai là giúp thầy thuốc dễ khi cần tháo vòng ra. Một vài thầy thuốc còn khuyên bạn
nên thình thoảng kiểm tra đầu dây xem có bình thường không. Muốn vậy, bạn hãy
ngồi xổm hoặc gác một chân lên ghế đẩu thấp. Âm đạo ngắn lại và bạn dễ dàng sờ
thấy đầu dây.
4.39 Sau khi đặt vòng, có thể giao hợp được ngay không?
Được
4.40 Tôi có thể đặt ngay gạc thấm vào âm đạo không?
Được. Vì cổ tử cung không bị nở ra và bạn không ngại nhiễm trùng gì hết. Tuy nhiên,
cẩn thận lúc lấy gạc thấm ra, dễ kéo theo sợi chỉ chất dẻo của vòng. Tốt nhất bạn nên
đợi vài ngày để sợi chỉ ngắn lại và bạn quen với nó.
4.41 Khi nào sợi chỉ nylon ngắn lại?
Có thể cắt ngắn ngay lúc đặt vòng. Nhưng thường thầy thuốc chừa ra hơi dài, sau đó
15 ngày, khi kiểm tra lại mới cắt ngắn, chỉ chừa lại đủ mức để không gây vướng cho
bạn.
4.42 Khi nào cần thay vòng?
Như đã nói, tốt nhất, mỗi năm bạn đi khám phụ khoa một, hai lần, trong dịp đó thầy
thuốc sẽ kiểm tra luôn cả tình trạng vòng tránh thai của bạn
4.43 Sau khi sinh nở, đặt vòng có được không?
Vòng kiểu cũ thì hai năm một lần thay
Vòng kiểu mới (sản xuất từ năm 1981) có đồng và có hoặc không có bạc, thì bốn hoặc
năm năm mới thay.
4.44 Sau sẩy thai, nạo thai, có thể đặt vòng được không?
Được. Nhưng không đặt ngay. Bởi vì sau khi bạn đẻ, tử cung còn lớn. Nên đợi tử
cung trở lại kích thước như cũ. Thành tử cung khi đó còn mỏng, cũng cần đợi cho đầy
đặn trở lại. Thời gian không lâu (xem câu 242) hoặc tốt nhất là đợi đến lúc kinh
nguyệt trở lại. Trong khi chờ đợi có thể ngừa thai bằng thuốc viên (xem câu 158,
159).
Nên nhớ việc sinh nở dễ gây tổn thương ở cổ tử cung. Nếu có bạn muốn chữa cho
lành những tổn thương đó trước khi đặt vòng. Cũng giống hệt như sau khi sinh nở.
Nên đợi ít lâu.
4.45 “Nếu tôi đang cho con bú”.
Trong thời gian bạn cho con bú, tử cung nhận được lượng hoóc-môn thấp nên rất
chậm trở lại hình dạng bình thường. Trong khi chờ đợi bạn nên dùng thêm viên ngừa
thai, bởi vì trong thời kỳ cho con bú, bạn vẫn có thể thụ thai được lắm
4.46 Khi tử cung “bị lật trái lại”, có thể đặt vòng được không?
Tử cung “bị lật trái” (xem câu 453) làm nhiều người lo lắng. Nhất là loại bị lật trái cố
định (hiếm thấy). Còn lại lật trái di động thì không phải là một bệnh và vẫn đặt vòng
được như thường.
4.47 Trường hợp có “khí hư” đặt vòng được không?
Cần làm thống kê để xem khí hư ấy có mang tính sinh lý hay không (xem câu 589)
hay chỉ là một dấu hiệu của nhiễm trùng âm đạo hoặc cổ tử cung. Nếu là nhiễm trùng,
bạn phải chữa khỏi đã, kéo theo sẽ lan vào tử cung và vòi. Việc chữa không khó và
bạn chỉ cần đợi 15 ngày là đủ.
4.48 Đặt vòng sau bệnh “vòi trứng”.
Viêm “vòi trứng” là một bệnh nặng của vòi trứng (xem câu 457). Nếu bạn đã bị bệnh
đó trước đây vài tháng hoặc vài năm thì tốt nhất là không đặt vòng tránh thai, bởi vì
vòng dễ làm tái phát viêm nhiễm cũ. Nếu đặt thì phải chụp X-quang tử cung để xem
xét vết thương đã thật sự thành sẹo chưa rồi hãy quyết định.
4.49 Trường hợp hãn hữu: Bạn có thai đúng hôm đặt vòng.
Tuy sự trùng hợp này có vẻ ngây thơ nhưng trên thực tế đã từng xảy ra. Không sao.
Vòng không cản trở sự phát triển của thai vì nó quá nhỏ. Và cũng đừng nghĩ đến
chuyện đặt vòng để hủy thai.
4.50 Có thể đặt vòng cho một em gái còn trinh?
Về nguyên tắc, viên tránh thai là biện pháp lý tưởng cho cô gái còn trinh, chưa giao
hợp lần nào. Chỉ khi nào có chống chỉ định dùng pi-luyn, hãy nên nghĩ đến chuyện
đặt vòng. Việc đặt vòng sẽ hơi phiền vì phải làm rách màng trinh để đặt mỏ vịt vào
âm đạo rồi mới đặt được vòng (xem câu 512).
4.51 Có thể đặt vòng trong thời kỳ tiền mãn kinh được không?
Về nguyên tắc là không được (xem câu 630).
4.52 Hãy cẩn thận với một số thuốc.
Những chất chống viêm (thí dụ: aspirine dùng liên tục, các thuốc khớp, các thuốc loại
corticoide) ảnh hưởng tới công hiệu của vòng tránh thai. Nếu bạn đang dùng loại
thuốc kể trên, tốt nhất là tránh thụ thai bằng viên diệt tinh trùng (spermicide) hoặc yêu
cầu nam giới dùng bao dương vật trong lúc giao hợp.
4.53 “Tôi không theo liệu pháp ion-hóa”.
Không có gì trở ngại (xem câu 694). Bạn vẫn điều trị tiếp và vẫn đặt vòng, không sao.
4.54 Người ta phải bỏ vòng của bạn ra.
Chuyện ấy là bình thường, khi bạn không muốn dùng, bạn muốn có con hoặc bạn
muốn thay vòng khác (xem câu 192). Tháo ra hết sức đơn giản. Thông thường được
làm trong thời gian hành kinh. Bạn nằm theo tư thế khám phụ khoa với mỏ vịt đưa
vào âm đạo. Thầy thuốc lôi vòng ra bằng một chiếc kẹp dài (xem câu 123). Bạn
không thấy đau gì hết, cũng không cần đến thuốc kháng sinh, không cần thuốc chống
co thắt. Nếu như cần thay vòng khác thì cũng lắp mới ngay lúc đó. Còn nếu không,
bạn hãy cẩn thận, bạn có nguy cơ có thai ngay lúc tháo vòng ra. Đủ biết biện pháp đặt
vòng không hề nguy hại gì hết.
4.55 Bạn muốn có con?
Đừng ngần ngại gì hết. Không cần đợi một vài tháng sau khi tháo vòng. Vì có 1% số
phụ nữ xác suất vòng không công hiệu, đã từng có thai và đẻ con một cách hoàn toàn
bình thường. Dù sao cũng xin khuyên bạn đợi một hoặc hai lần trứng rụng đã, cho
hoạt động của buồng trứng ổn định trở lại.
4.56 Nếu như đối phương nam khăng khăng không chịu cho bạn đặt vòng?
Anh ta kêu: “Sợi dây làm tôi khó chịu”. V.v... thì đó là điều bịa đặt. Vòng với sợi dây
không tạo cho bên nam giới bất kỳ một cảm giác nào khác so với giao hợp bình
thường. Cho nên trường hợp này hoàn toàn do nguyên nhân tâm lý. Người nam
thường tưởng tượng ra. bạn có thể nhờ thấy thuốc cắt ngắn sợi dây thêm một chút rồi
“nói dối” rằng đã tháo vòng. Sự nói dối này không có tội vì chỉ cốt để xóa đi một định
kiến vô lý của đối phương.
4.57 Nếu sau khi đặt vòng bạn thấy đau?
Có nghĩa tử cung bạn bị viêm nhiễm hoặc vòng tuột ra khỏi vị trí, hoặc một nguyên
nhân đau không dính dáng tới vòng. Nên đến thầy thuốc khám. Nếu cần thì tháo vòng.
Có khi chỉ cần dùng thuốc chống co thắt trong một thời gian ngắn là đủ.
4.58 Nếu vòng làm bạn ra huyết?
Nếu vào sau lúc đặt vòng thì là chuyện bình thường (xem câu 196). Nhưng nếu vài
tháng sau vẫn ra huyết, bạn hãy đến thầy thuốc khám. Có thể do:
Tử cung co thắt vào vòng. Nếu hiện tượng không lặp lại thì không cần phải xử trí gì
hết.
Viêm nhẹ tử cung. Chỉ cần dùng một liều kháng sinh ngắn từ năm đến sáu ngày là đủ.
Một sự thụ thai không bình thường. Bởi vì thụ thai bình thường thì không ảnh hưởng
gì hết. Không bình thường chẳng hạn thai ngoài tử cung.
Thầy thuốc sẽ kiểm tra xem do nguyên nhân nào.
4.59 Vòng gây hành kinh kéo dài và nhiều huyết hơn bình thường
Chúng tôi đã nói tới trường hợp này (xem câu 83) và thông thường, ba, bốn tháng sau
sẽ ổn định. Còn nếu hành kinh quá dài (từ 15 ngày trở lên) và gây nhiều phiền toái thì
tốt nhất là bạn tháo vòng ra và dùng biện pháp tránh thai khác, cũng có thể là dùng
loại vòng khác. Loại vòng có progestérone dùng sẽ tốt trong trường hợp này.
4.60 Vòng gây “khí hư”.
Không phải do vòng đâu. Nếu có, chỉ là ngay sau lúc đặt vòng, một chút khí hư từ cổ
tử cung tiết ra. nếu như sau khi đặt vòng vài tháng mà thấy “khí hư” vẫn ra có nghĩa
âm đạo hay cổ tử cung của bạn bị viêm nhiễm. Không phải do vòng mà là do nguyên
nhân khác (xem câu 576). Bạn hãy đến thầy thuốc khám.
4.61 Vòng lệch vị trí.
Chảy máu, đau, co thắt. Chuyện gì vậy? Bạn hãy kiểm tra lại sợi dây. Nếu thấy bỗng
như dây dài ra nhiều hoặc biến đâu mất thì có nghĩa vòng đã bị lệch khỏi vị trí ban
đầu. Hãy kiểm tra lại tử cung bằng sóng siêu âm (xem câu 181).
Nếu sợi dây dài ra, chưa hẳn có nghĩa là vòng bị tuột mà thường là do sợi dây lúc
trước quấn vào dây giờ mới bung ra. Nhờ thấy thuốc cắt bớt đi, chỉ để tối đa 2cm tính
tử cổ tử cung. Nếu thấy sợi dây biến đâu mất có nghĩa vòng đã quay trong tử cung.
Kiểm tra và nếu cần thì tháo ra.
4.62 Vòng bị gẫy bên trong tử cung
Đó là trường hợp ngáy trước, loại vòng cũ bị bao một lớp chất đá vôi. Vòng này ngày
nay không còn bị gẫy nữa
4.63 Bạn có thai mặc dù đã đặt vòng.
Có hai giả thuyết. Nếu vẫn nhìn thấy dây, thầy thuốc phụ khoa sẽ kéo nhẹ vòng ra.
Trường hợp không nhìn thấy dây, không thể tháo ra ngay được, bạn đừng run. Cái
thai không bị ảnh hưởng gì. Con bạn vẫn khỏe mạnh xinh đẹp như thường. Nhắc lại:
vòng không hề ảnh hưởng gì đến cái thai.
Có thầy thuốc ngại sẽ xảy ra bong rau hay nhiễm trùng và tìm cách làm sẩy thai,
nhưng thật ra không cần thiết. Còn nếu vẫn lo ngại thì có thể tăng phần theo dõi hơn
đôi chút.
4.64 Ảnh hưởng của vòng tránh thai ra sao trong trường hợp thai ngoài tử cung.
Không ảnh hưởng gì hết. Thai ngoài tử cung do nguyên nhân hoàn toàn khác. Vòng
tránh thai không đóng vai trò gì hết trong chuyện ấy. Chúng ta biết thế để phân biệt
những dấu hiệu đáng lo ngại của việc có thai ngoài tử cung (ra huyết, đau) là trường
hợp cần xử trí ngay.
4.65 Vòng tránh thai có gây nhiễm trùng không?
Nên bỏ ra ngoài nhưng viêm nhẹ ở âm đạo và tử cung hay thường xảy ra, bất kể có
đặt vòng hay không, vấn đề bàn ở đây là vòng có thể gây tái phát một viêm nhiễm đã
đem theo vi khuẩn từ ngoài vào tức là từ âm đạo hay cổ tử cung.
Tổ chức y tế thế giới đã tính 2,5 đến 3% phụ nữ do đặt vòng mà bị nhiễm trùng đường
sinh dục, trong đó 1,5 đến 2% nhẹ, không gây hậu quả gì đáng kể nhưng 1% đã khiến
phải tháo bỏ vòng. Vòng rõ ràng không làm tái phát gì hết. Chỉ nên khi đặt vòng cần
rất cẩn thận để khỏi kéo vi khuẩn bệnh từ ngoài âm đạo vào bên trong tử cung. Đặc
biệt cần chú ý những bệnh lây truyền bằng đường giao hợp (lậu, giang mai trước tiên).
Cho nên, chúng tôi nghĩ rằng những phụ nữ không có con không nên đặt vòng. Họ dễ
quan hệ tự do hơn với nam giới và nguy cơ mắc bệnh hoa liễu cũng nhiều hơn. Hoặc
những phụ nữ quan hệ tình dục với từ hai người nam trở lên. Với những phụ nữ này
nên dùng biện pháp tránh thai khác (xem câu 225).
4.66 Có khả năng vòng chọc thủng màng tử cung không?

Không. Bởi vì khi đặt vòng, thầy thuốc đã kỉểm tra và chỉ cho đặt khi màng tử cung
đã ở vào trạng thái bình thường.
4.67 Khả năng gây ung thư

Tuyệt đối không. Xin nói thêm rằng những phụ nữ dùng biện pháp tránh thai (pi-luyn,
vòng hoặc màng – xem câu 229) ít bị ung thư hơn so với số phụ nữ không dùng. Bởi
vì người dùng biện pháp tránh thai được khám đều đặn hơn và có điều kiện phát hiện
sớm hơn những mầm mống ung thư nếu có.
4.68 Vòng tránh thai và kinh nguyệt thất thường
Vòng không ảnh hưởng gì trong chuyện này. Chưa kể chúng ta đã biết kinh nguyệt
không đều chủ yếu do nguyên nhân tâm lý: lo lắng, sợ hãi mà người ta đặt vòng
thường luôn yên tâm.
4.69 Có thể vừa đặt vòng vừa dùng pi-luyn được không?

Không nên. Hai cách trình bày thai này tác động khác nhau đối với màng nhầy tử
cung cho nên không nên hòa hợp với nhau được. Đã dùng cách này thì thôi cách kia.
Tuy nhiên, nếu dùng cả hai chỉ trong một hai tháng thì có thể được. Chẳng hạn một
phụ nữ đã đặt vòng nhưng lại phải dùng pi-luyn để điều trị một nang “giả” (hay nang
chức năng – xem câu 78).
4.70 Vòng tránh thai và u xơ.

Bạn đã biết u xơ là u lành (xem câu 68, 69) và phụ nữ rất hay mắc (20%). Ta thử xét
trường hợp: Bạn đang có u xơ và bạn muốn đặt vòng. Nếu như u xơ nằm giữa cơ tử
cung thì được nhưng nếu u xơ nằm trong tử cung thì không được. Phải bóc nó đi đã.
Thông thường phụ nữ có u xơ lại rất thích đặt vòng vì dùng pi-luyn có hoóc-môn dễ
làm u xơ lớn thêm. Đáng chú ý là u xơ làm kinh nguyệt ra huyết nhiều hơn bình
thường. Vòng tránh thai cũng gây tác dụng giống thế. Nếu để cả hai thì huyết sẽ ra rất
nhiều và có khi gây thiếu máu, cho nên nếu có u xơ và thấy ra huyết kinh nguyệt
nhiều thì bạn nên dùng cách tránh thai khác.
4.71 Vòng tránh thai và phẫu thuật mổ bụng lấy thai

Khi người mẹ không đẻ được bình thường mà thầy thuốc phẫu thuật phải mổ lấy thai
nhi ra thì ông ta chỉ đụng vào phần đàn hồi của tử cung. Phần này chỉ tồn tại trong khi
đang mang thai. Sau khi lấy thai nhi ra, phần đàn hồi sẽ tự tiêu. Cho nên không gây
trở ngại gì cho việc đặt vòng. Nếu như phẫu thuật gây ra những phản ứng xấu: như
sốt, khí hư... thì có thể kiểm tra tử cung bằng X-quang rồi mới đặt vòng.

4.72 Vòng tránh thai và tình trạng cổ tử cung mở rộng.

Cổ tử cung mở rộng (xem câu 342) là một khiếm khuyết cơ học và đòi hỏi một kỹ
thuật nào đó khi đặt vòng. Nói chung vòng không tồn tại. Cho nên cần coi chừng, rất
có thể bạn có thai do vòng không còn ở vị trí của nó. Hãy thử nhiều cỡ, nhiều loại và
nếu như thử đến ba lần vẫn không ổn định thì bạn nên dùng cách tránh thai khác: pi-
luyn hay màng ngăn (xem câu 111 và những câu tiếp theo và câu 229).
4.73 Vòng tránh thai đặt vào ngày hôm sau

Bạn giao hợp nhưng chưa dùng biện pháp ngừa thai nào. Bạn vẫn có thể đặt một vòng
vào ngày hôm sau. Trứng đã thụ tinh sẽ nằm trong vòi chừng năm ngày (xem câu 7).
Vẫn có thể tranh thủ thời gian ấy để đặt vòng đồng thời ngăn không cho trứng lưu lại
trong màng tử cung và phát triển. Cách đặt giống như cách đặt bình thường (xem câu
185) và kết quả cũng gần đến 100%. Nếu bạn muốn giữ vòng lại ngừa thai sau lần
kinh nguyệt thì không có gì trở ngại: bạn sẽ được bảo vệ trong hai năm. Nếu bạn thích
ứng dùng pi-luyn thay vòng, bạn bắt đầu dùng thuốc vào ngày đầu của chu kỳ kinh
nguyệt và sau đó tám ngày bạn đi khám thầy thuốc để tháo vòng ra (xem câu 204).
4.74 Tôi không có con, tôi có thể đặt vòng được không?

Không. Người ta không đặt vòng cho một phụ nữ “không con” vì rất nhiều loại vi
khuẩn qua giao hợp có thể lọt vào và phát triển. Người không có con, thường chưa ổn
định trong đời sống tình dục và dễ quan hệ với không chỉ một người. Tất nhiên nếu
bạn không có con nhưng chỉ quan hệ tình dục với một người duy nhất và bản thân
người bản thân người đó cũng tuyệt đối chung tình thì cũng có thể đặt vòng được
nhưng bạn vẫn phải cẩn thận theo dõi. Đặt vòng không phải là biện pháp tránh thai lý
tưởng của những phụ nữ sống cuộc sống tình dục không nghiêm túc.
4.75 Những người như thế nào thì nên đặt vòng?

Tất cả những ai muốn có một biện pháp tránh thai chắc chắn và thích vòng hơn dùng
viên ngừa thai trừ:
Nếu đang có một viêm nhiễm đường sinh dục: tử cung, cổ tử cung, vòi.
Nếu mới bắt đầu có thai.
Nếu X-quang tử cung cho thấy tử cung bị dị dạng.
Nếu đang có một ung thư tử cung.
Nếu có huyết ra cả khi không phải thời gian hành kinh mà chưa tìm được nguyên
nhân (đặt vòng xong sẽ khó tìm nguyên nhân hơn).
Ngoài ra còn các trường hợp nếu bạn không có con (xem câu 225), cổ tử cung mở
rộng (xem câu 343) hoặc có u xơ (xem câu 68) cũng như có tiền sử mắc bệnh tình dục
(lậu chẳng hạn).
4.76 Bao dương vật.

Còn gọi là “ca-pốt” là một túi bằng chất latex, lồng vào dương vật trước khi đưa vào
âm đạo. Bao dương vật có tác dụng tránh thụ thai đồng thời còn là một dụng cụ bảo
đảm vệ sinh (ngăn bệnh hoa liễu). Tác dụng tránh thụ thai là nhờ tinh dịch phóng ra bị
giữ lại trong túi. Hiệu quả rất cao (99%) nếu khi dùng tôn trọng mấy nguyên tắc sau
đây:
Không được đưa dương vật vào khi chưa bọc bao.
Không dùng móng tay vào bao, có nguy cơ làm rách.
Rút ra ngay sau khi phóng tinh, trước khi dương vật mềm trở lại (để tránh tụt bao vào
trong âm đạo).
Những lợi thế của bao dương vật, dễ kiếm, giá rẻ, hoàn toàn không gây hại. Tuy nhiên
có một vài lý do khiến một số người không thích dùng, giảm cảm giác và kích thích,
mất chất thi vị trong quan hệ tình dục. Tuy vậy, bao dương vật vẫn chưa lạc hậu mà
trái lại ngày càng được sử dụng nhiều, nhất là khi xuất hiện bệnh SIDA.
4.77 Phải làm gì khi bao dương vật bị rách?
Đừng ỷ lại rằng: Thời gian đó không phải là thời gian “nguy hiểm” mà hãy báo ngay
thầy thuốc và sáng hôm sau, chị hãy uống ngay pi-luyn “dùng cho ngày hôm qua”
hoặc đặt vòng ngay (xem câu 224).
4.78 Màng ngăn là gì?
Trước năm 1960, biện pháp ngừa thai tốt nhất ở Pháp là màng ngăn. Đó là một miếng
tròn bằng chất latex căng trên một cái vòng nhỏ rất mềm đặt vào đáy âm đạo theo một
kỹ thuật chính xác trước lúc giao hợp.
Tất nhiên, màng ngăn này phải đúng kích thước với âm đạo của bạn, chiều rộng cũng
như chiều sâu. Cho nên màng ngăn có nhiều kích thước khác nhau: 60, 70, 80mm.
Kích thước trung bình là 70 mm. Việc xác định số đo là do thầy thuốc. Tuy nhiên,
kích thước ấy không cố định cho mỗi người mà vẫn thay đổi, bạn béo lên hay gầy đi,
bạn vừa sinh nở xong, kích thước cũng thay đổi đáng kể. Cho nên bạn luôn luôn phải
đo lại.
4.79 Biện pháp “cắt vòi tử cung” và “ống dẫn tinh”
Biện pháp này bất lợi ở chỗ sau này muốn có con cũng không được nữa. Do đó ở
nhiều nước cấm, chẳng hạn như ở Pháp. Tuy nhiêno ở nhiều nước cho phép: Mỹ,
Anh, Thụy Điển. Riêng ở Mỹ, có trên 35% cặp vợ chồng thực hiện biện pháp này, nữ
phải nằm viện 48 tiếng đồng hồ, nam chỉ cần 10 phút, gây tê tại chỗ (nam có thể gửi
một số tinh dịch trong “ngân hàng tinh dịch”). Nữ thì sau phẫu thuật, kinh nguyệt vẫn
tiếp tục và thời kỳ mãn kinh vẫn đến đúng tuổi. Nam vẫn cương được dương vật và
phóng tinh bình thường. Ở Pháp tuy cấm nhưng vẫn nhiều người lén lút áp dụng.

4.80 Một phương pháp không nên làm: xuất tinh ra ngoài âm đạo.
Khá nhiều người áp dụng phương pháp này. Một số đàn ông còn khỏe là làm rất giỏi.
Cách làm là đúng lúc sắp phóng tinh thì nam giới rút dương vật ra và xuất tinh bên
ngoài cơ thể nữ giới. Chưa nói đến những hậu quả xấu về mặt tâm lý, buộc bên nam
phải gắng làm một việc đòi hỏi ý chí cao, chỉ cần nói đến hiệu quả trên thực tế hết sức
thấp (xem câu 246). Rất nhiều phụ nữ vẫn có thai sau khi dùng biện pháp này.
4.81 Biện pháp tính theo thân nhiệt.
Chúng ta đã biết nguyên lý (xem câu 57). Biện pháp này dựa trên cách chia chu kỳ
kinh nguyệt ra thành những ngày an toàn và những ngày nguy hiểm và chỉ giao hợp
trong những ngày an toàn. Người ta theo dõi thân nhiệt để biết ngày rụng trứng.
Những ngày “nguy hiểm” cần tránh là trước ngày thứ ba tình từ ngày rụng trứng. Với
những phụ nữ vòng kinh ngắn thì số ngày an toàn khá ít: chỉ 11 ngày. Nếu vòng kinh
dài chẳng hạn 40 ngày thì tỷ lệ an toàn cũng thấp bởi vì từ đầu vòng kinh cho đến
ngày rụng trứng là thời gian bị cấm.
Phương pháp này quá ngặt nghèo vả lại thân nhiệt tăng còn do nhiều nguyên nhân
(đau răng, cảm cúm...) chưa phải nhất thiết đã làm ngày rụng trứng. Kết quả cũng
không đảm bảo. Chính do tin vào biện pháp này mà nhiều người có thai ngoài ý muốn
và quá nhiều phụ nữ tìm đến thầy thuốc xin nạo hút.
4.82 Tương lai hứa hẹn với ta những gì?
Những biện pháp tránh thụ thai trong tương lai sẽ là việc tìm ra một cách diệt tinh
trùng hiệu nghiệm 100%. Ngoài ra người ta đang tiến hành thí nghiệm (ở nhiều nước,
đặc biệt là Ấn Độ) một thứ vắc-xin ngừa thai.
Thứ vắc-xin này dựa trên nguyên lý sinh học nào? Đơn giản là trên những chất do rau
thai tiết ra trong thời gian đầu của thai nghén. Chính do chất này có trong máu và
nước tiểu mà ta biết được một người đã có thai hay chưa. Dự kiến, chỉ cần tiêm mỗi
năm một lần thứ vắc-xin này, trứng đã thụ tinh sẽ không lưu giữ lại được trong màng
nhầy tử cung.
Thứ vắc-xin ngày nghe thì rất lý tưởng vì không gây phản ứng phụ nào có hại và mỗi
năm chỉ cần tiêm một lần cho nữ giới. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề đáng e ngại về tác
động của kháng thể chồng chất gonadotropine đối với hoóc-môn hoặc tiêm như vậy
liệu đàn bà có bị mãi mãi vô sinh không, v.v....
4.83 Ngừa thai, dù ít hại nhất, bảo đảm nhất, vẫn chưa có biện pháp nào thật sự
hoàn hảo.
Tuy vậy, thà dùng biện pháp ngừa thai, tuy có một số phiền phức và thậm chí ảnh
hưởng độc hại còn hơn là phải nạo thai. Bởi vì nạo thai dù làm tốt đến đâu đi nữa vẫn
có hại cho sức khỏe của người phụ nữ hơn tất cả những cái hại do các biện pháp ngừa
thai hiện nay đã tìm ra.
Chương bốn đến đây hết rồi
CHƯƠNG 5
NẠO THAI
5.1 Nạo thai là gì ?
Là đưa ra khỏi tử cung cái trứng đã được thu tinh. Trong vòng 8 tuần lễ đầu, đấy mới
chỉ có vài màng tráng: Phôi và ra cộng với khoảng 1/10 lít huyết
5.2 Nạo thai không phải hành động tầm thường
Nó thể hiện quyền của người phụ nữ được tự do có con hay không theo ý muốn của
bản thân họ
5.3 Vai trò của người thày thuốc
Chức năng của y học hiện đại là cải thiện cuộc sống con người. Nếu y học làm cho
con người sống dễ chịu hơn, giảm bớt những đau đớn mà trước đây người ta tưởng
không thể giảm nổi, chẳng hạn: Đau đẻ hay làm cho tuổi mãn kinh dễ chịu hơn. Khi
người phụ nữ muốn chủ động trong công việc sinh nở của mình, người thầy thuốc có
bổn phận giúp đỡ họ
5.4 Ai nạo thai ? tại sao ? những người phụ nữ trẻ chăng ?
Một nửa số trường hợp xin nạo thai là những cô gái lần đầu tiên sinh hoạt tình dục mà
chưa thực hiện biện pháp tránh thai. Ở pháp hiện nay, phụ nữ bắt đầu sinh hoạt tình
dục vào tuổi 17 và người ta nhận thấy 6 đến 7% các cô gái đó tìm đến, xin nạo thai.
Họ thụ thai vào độ tuổi chưa chín. Đó cũng là nguyên nhân thụ thai ngoài ý muốn và
gây ra những hậu quả phức tạp. Phía nam giới thường tuyên bố bỏ cuộc. Còn phía cô
gái thường nửa sợ hãi, nửa ngạc nhiên và cũng không thể nói là các cô đã hành động
một cách có suy nghĩ. Nếu giữ thai, cô sẽ bị lên án. Hy vọng rằng trong tương lai, các
cô gái trẻ sẽ hiểu biết hơn và sẽ xử sự đúng đắn hơn. Đồng thời, dư luận xã hội cũng
tiến bộ hơn về mặt này.
5.5 – Ai nạo thai ? Tịa sao ? Những phụ nữ không có chồng ?
Thông thườnglà:
-Do quan hệ tình dục với nam giới những lần đầu tiên, chưa áp dung biện pháp tránh
thái (50%)
-Do ngừa thai chưa đúng cách hoặc tuỳ tiện, mặc dù đã tính ngày “an toàn” hoặc có
dùng thuốc ngừa thai, nhưng gần đây đã thôi dùng, mặc dù nam giới cẩn thận, dùng
bao dương vật, nhưng…)
-Do quan hệ tình dục thất thường, không kế hoạch hoá được
Vào tuổi còn trẻ, việc có thai tuy không dụng ý cũng dễ được người chung quanh
lượng thứ và cũng dễ được các bà mẹ chấp nhận. Tuy nhiên, nếu chỉ do một sự gặp gỡ
ngẫu hứng và cả hai bên nam nữ đều chưa đủ điều kiện nuôi con thì cách tốt nhất vẫn
là huỷ thai.
5.6 Những ai nạo thai ? tại sao ? các cô gái này không hiểu biết, nhưng…(từ tuổi
20,22 đến 40)
Đây là tuổi đã trưởng thành. Đa số đã có chồng, có con, có quan hệ tình dục đều đặn,
thấy được trách nhiệm của mình. Nhưng họ được thông tin quá ít về vấn đề này. Đa
số họ nói rằng có dùng biện pháp tránh thai, nhưng không hiểu tại sao lại…Có nghĩa
rằng họ chưa hiểu đầy đủ biện pháp họ sử dụng
Chẳng hạn dùng viên ngừa thai thì họ quên uống, hoặc bông nhiên ngừng uống vì
nghe ai đó bảo có hại
Họ đặt vòng, nhưng tuột ra lúc nào không biết, hoặc chồng bảo không chịu được và
họ đã tháo ra.
Họ vẫn dùng màng ngăn, nhưng do hôm ấy họ quên hoặc họ ngại
Họ dùng bao dương vật, nhưng bao bị thủng mà họ không biết, hoặc lúc nam giới rút
dương vật ra, bao lại nằm lại trong âm đạo hoặc bên nam lồng vào bao quá muộn
Còn có thể kể thêm hai biện pháp đã từng làm nhiều phụ nữ vỡ kế hoạch: Phương
pháp Orino tính ngày an toàn và không an toàn và phương pháp xuất tinh ra ngoài âm
đạo
Những vụ thụ thai vào tuổi người lớn hầu hết đều do lơ đễnh hoặc kém hiểu biết. Và
nhìn chung, những trường hợp này, người phụ nữ thường băn khoăn rất nhiều: Có nên
nạo thai không hay giữ lại để nuôi con ?
5.7 Những phụ nữ ngoài 40 tuổi ?
Thường những bà mẹ có vài đứa con và cũng đã nạo thai vài lần rồi xin nạo thai. Họ
chủ quan cho rằng vào tuổi này rất khó thụ thai cho nên coi thường việc áp dụng biện
pháp ngừa. Xin nạo thai vào tuổi này, ngoài nguyên nhân tâm lý (tôi có cháu gọi bằng
bà, tôi rất ngại nuôi con…), còn có nguyên nhân y tế nữa, việc có thai và sinh con dễ
gây những dị tật bẩm sinh
5.8 Những nguyên nhân y tế khiến cần phải nạo thai
Không nhiều, mỗi năm ở pháp chỉ có 100 trường hợp bắt buộc phải nạo thai vì những
nguyên nhân thuần tuý y tế. Đó là khi:
-Tính mệnh người mẹ không đảm bảo nếu giữ thai: mẹ bị nhiễm độc huyết, bệnh
Hématome rau, bệnh co giật, da ối hay bệnh đái tháo nặng. Có thể kể thêm các bệnh
nặng về tim, ung thư (vú hay tử cung), bệnh tâm thần nặng hoặc đã mổ để lấy con ra
trong những lần đẻ trước
-Khi có sự nghi ngờ về tính hoàn chỉnh của phôi, chẳng hạn có hiện tượng tạo miễn
dịch Rh quá cao, biến dạng của nhiễm sắc thấy được do việc chọc hút màng ối hoặc
do người mẹ đã dùng hoặc đang dùng những thuốc gây biến dạng cho thai. Cũng có
khi mẹ tiếp xúc với bệnh Rubéol hay Toxoplasma trong bốn tháng đầu của thai nghén.
Cũng có khi vì tác động của X – quang quá nhiều (người mẹ điều trị bằng quang
tuyến)
5.9 Nếu bạn hoàn toàn không muốn có thai
Chậm kinh là dấu hiệu đầu tiên khiến bạn cảnh giác. Bạn cần tiến hành ngay hai cách
thử và khám:
-Thử bằng xét nghiệm. Có những cách mà trên thị trường người ta quảng cáo là có thể
áp dụng để tự thử lấy ở nhà thì bạn đừng đặt nhiều tin tưởng vào đó
-Khám phụ khoa. Thầy thuốc bao giờ cũng rút ra được kết luận cần thiết cho bạn.
Nhưng bạn không cần phải đi khám sớm, bởi vì thầy thuốc chỉ có thể kết luận bạn có
thai hay không sau khi thai đã đươc một tháng
Cả hai việc đều cần. Việc thứ nhất có thể làm sớm và cung cấp thêm tài liệu cho việc
khám của thầy thuốc sau này
5.10 Nạo thai vào thời điểm nào ?
Nguyên tắc là phải nạo trước tuần lễ thứ 10. Nhưng trên thực tế, nạo càng sớm, càng
tốt, thường giữa tuần thứ 5 và thứ 7 là nhẹ nhành nhất.
Nếu dùng phương pháp hút, không nên để quá tám hoặc chín tuần lễ sau ngày đầu tiên
của lần kinh nguyệt cuối cùng. Nếu dùng phương pháp nạo thì không nên để quá tuần
lễ thứ 10 đến 12. Nếu dùng viên ra thai RU 486 thì phải dùng trước tuần lễ thứ 5.
Viên RU 486 là một phần tử kháng progestérone có tác dụng ngăn chặn quá trình thai
nghén và thai sẽ bị đảy ra. Hiệu quả tới 96%. Một phần trăm là thai vẫn cứ phát triển,
3% thai huỷ nhưng không bị đảy ra.
5.11 Tại sao phải tôn trọng những thời hạn ấy ?
Nếu muôn hơn, việc lấy thai ra sẽ phức tạp và dễ gây những biết chứng (xuất huyết
nhiều, thủng tử cung…).Trong vòng một tháng rưỡi (tuần lễ thứ 8) trứng vẫn chưa
thành phôi. Được hai tháng thì phôi và rau tách nhau ra. Cho nên hạn cuối cùng để
nạo thai là hai tháng rưỡi. Sau đấy là hết sức phức tạp
Đối với viên ra thai RU 486 thì hạn cuối cùng là tuần lễ thứ 5
5.12 Cách dùng viên RU 486
Khi biết chắc chắn đã có thai qua xét nghiệm, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa,
thầy thuốc khám và cho bạn uống 3 viên Mifépristone rồi bạn về nhà. Đúng hai ngày
sau, bạn trở lại và thầy thuốc sẽ tiêm cho bạn một mũi prostaglandine vào bắp, mục
đích là đẩy trứng đã thụ tinh ra ngoài. Sau khi tiêm, trong vòng 24 tiếng đồng hồ,
trứng sẽ ra. Trước lúc thai ra, bạn có thể đau như trở dạ nhưng uống một viên
Antalgique, bạn sẽ dịu đau, sẽ có chảy máu từ 10 đến 15 ngày. Thầy thuốc phụ khoa
sẽ khám lại và biện pháp khám bằng sóng siêu âm sẽ giúp khẳng định trứng đã ra và
tử cung trở lại bình thường hay chưa. Hiệu quả là 96 %.
5.13 Nạo thai là thế nào ?
Biện pháp này rất đau cho nên thầy thuốc phải gây mê cho bạn. Nguyên tắc làm là khi
đó cổ tử cung đã mở ra, chỉ cần cho dụng cụ vào tách trứng, lôi ra. Hạn tối đa là tuần
thứ 14 trên lý thuyết, nhưng thường được làm từ tuần thứ 10 đến 12
51.4 Hút thế nào ?
Biện pháp này gốc ở Trung Quốc và được áp dụng ở châu Âu 20 năm nay. Dụng cụ là
một ống bằng chất dẻo, một đầu có hai khe hở đưa vào tử cung. Hút có lợi thế hơn
nạo vì:
-Độ mở của tử cung không cần lớn, cho nên ít rắc rối
-Cách làm nhanh chỉ chừng 10 phút
-Ít đụng chạm đến màng nhày tử cung, không như nạo
-Hầu như không ra máu hoặc ra rất ít
-Không cần gây mê mà chỉ cần gây tê ở tử cung. Thậm chí nhiều phụ nữ không cần
gây tê gì hết và cũng không phải nằm viện
Lúc đầu người ta ngại dùng hút vì sợ dễ bị sót rau trong tử cung, nhưng trên thực tế,
cho đến ngày hôm nay, chưa thấy hiện tượng đó.
5.15 Hút tiến hành như thế nào ?
Đúng hẹn, bạn đến bệnh viện, nhịn ăn uống trước 6 tiếng đồng hồ. Có thể thầy thuốc
yêu cầu bạn cạo lông ở âm hộ. Bạn đừng nên đến một mình, vì gặp trường hợp nào thì
người ta cũng không bao giờ để bạn ra về một mình. Người đi theo có thể đi cùng với
bạn vào tận nơi làm. Bạn cởi quần áo, nằm lên bàn theo tư thế khám phụ khoa. Y tá
tiêm một liều an thần để bạn trấn tĩnh.
-Bước 1: Làm vệ sinh âm hộ bằng bông và nước xà phòng. Sau đó, dùng mỏ vịt mở
ra, làm vệ sinh âm đạo và cổ tử cung. Nếu cần gây tê, thầy thuốc có thể tiêm một mũi
vào cổ tử cung cũng giống như tiêm gây tê khi ta nhổ răng. Lát sau thuốc ngấm, và
bạn thấy mất cảm giác ở nơi đó.
-Bước 2: Cổ tử cung mở ra, bạn thấy hơi đau giống như những lần kinh nguyệt sau
-Bước 3: Tiến hành hút, bạn chỉ thấy đau nhẹ nhẹ
Toàn bộ diễn ra trong vòng 10 phút. Lát sau, bạn thấy dễ chịu và có thể ăn uống được.
Có máu chảy một chút, có khi không chảy. Nằm nghỉ một tiếng, bạn có thể về. Thông
thường bạn không phải dùng đến thuốc kháng sinh

5.16 Gây mê hay gây tê là thế nào ?


Gây mê mang tính toàn thân, bạn không biết gì nữa trong lúc thầy thuốc làm việc, chỉ
áp dụng đối với phẫu thuật đau đớn nhiều, chẳng hạn nạo. Còn hầu hết gây tê tại chỗ
là đủ, chỉ trường hợp đặc biệt (20%) phải gây mê
5.17 Tại sao cần phải nhịn ăn uống ? tại sao cần giấy xác nhận về tình trạng Rh
trong máu
Cần nhịn ăn ít nhất trước đó 6 tiếng để đề phòng lỡ bạn phải gây mê toàn thân. Còn
giấy xác nhận tình trạng Rh máu, để lỡ bạn ra nhiều máu, cần tiếp máu thì thầy thuốc
còn biết loại máu bạn là máu gì
5.18 Sau khi cho ra thai, bạn cần làm gì và không được làm gì
Cần kiêng giao hợp trong ít ngày đầu. Khi còn ra huyết thì không được tắm, đề phòng
nhiễm trùn vì lúc đó cổ tử cung còn mở rộng, cũng không bịt vải vào
Huyết ra thường không nhiều, nhưng có phụ nữ ra tới 15 ngày. Sau khi ra thai, từ
ngày thứ 3 đến ngày thứ 5, bạn sẽ thấy đau ở bụng dưới, trong huyết ra có thể có vón
cục mầu sẫm và cũng có thể sốt tới 38 độ. Chắc chắn thầy thuốc sẽ ghi cho bạn ít viên
thuốc đạn chống co thắt và thuốc cầm máu
Tóm lại bạn cần nghỉ ngơi hoàn toàn 10 ngày và theo dõi thân nhiệt. Hai tuần sau đến
thầy thuốc kiểm tra lần cuối cùng cho yên tâm
5.19 Khi nào thì có kinh nguyệt lại
Nếu bạn không dùng viên ngừa thai thì khoảng từ 4 đến 6 tuần lễ, kinh nguyệt sẽ trở
lại. Nếu bạn dùng viên ngừa thai ngay từ ngày thứ hai sau khi cho ra thai, thì uống hết
vỉ, bạn mới thấy có kinh. Trong vòng 3 tuần sau khi cho ra thai tốt nhất là nên dùng
loại pi – luyn đặc biệt chứa nhiều estrogène hơn loại viên thông thường vì nó tái sinh
màng nhày tử cung rất nhanh
5.20 Những biến chứng có thể xảy ra
- Huyết ra, chỉ trong 1-3% số trường hợp và thường là sau khi nạo hơn là sau khi hút.
Có thể thấy đau ở bụng dưới, sốt và ra huyết nhiều: Đó là dấu hiệu của sót ra. Cần báo
ngay cho thầy thuốc
- Nhiễm trùng, chỉ dưới 5% trường hợp, thường là nhiễm trùng tử cung và vòi…
Những trường hợp hút và nạo đàng hoàng ở bệnh viện đều không thể bị uốn ván là
thứ dễ bị khi nạo lén
- Thủng tử cung ngày nay hầu như không còn gặp. Nếu lỡ bị thủng thì dùng kháng
sinh, nghỉ ngơi hoàn toàn và chườm nước đá lên bụng. Thủng mà biết còn đỡ, thủng
mà không biết, lần có thai sau sẽ rất rắc rối
- Viêm tĩnh mạch và tắc tĩnh mạch phổi: Tỷ lệ xảy ra không nhiều so với sinh nở bình
thường
- Còn những biến trứng do gây mê thì tể lệ là tỉ lệ chung, không đặc trưng cho viêc
nạo thai

5.21 Có những hậu quả gì không


Đây là nỗi băn khoăn của tất cả phụ nữ nào tiến hành nạo hút thai. Người ta nói đến
hậu quả vô sinh, nhưng trên thực tế chỉ 1 đến 2% trường hợp. Các hậu quả khác về
mặt cơ thể hầu như không thấy. Nhưng điều đáng quan tâm là hậu quả về mặt tâm lý.
Có người ân hận đã bỏ một đứa con lẽ ra được ra đời. Có người xấu hổ vì đã có thai
ngoài giá thú. Cho nên, rất cần có người thân an ủi, nâng đỡ và nếu buồn phiền quá
nhiều có thể tìm đến một chuyên gia chữa bệnh về tâm lý
5.22 Những đứa con sinh ra sau này có sao không
Chỉ đẻ sớm hơn bình thường một chút, do sau khi hút hoặc nạo, cổ tử cung có rộng
hơn và độ đàn hồi kém đi ít chút. Chính vì vậy mà dùng cách hút tốt hơn cách nạo, cổ
tử cung bị mở ra nhỏ hơn
5.23 tại sao phải chọc hút màng ối
Đây là những kỹ thuật được hưởng những tiến bộ mới nhất về sinh học, giúp ta biết
trước được bản đồ nhiễm sắc của đứa trẻ ra sao, có bị bất bình thường gì về mật mã di
truyền hay không
Kỹ thuật làm đơn giản, chỉ cần chọc một chiếc kim tiêm vào, hút ra một chút nước ối,
rồi xét nghiệm xem những tế bào chứa trong đó có bình thường hay không. Thường
làm vào những tháng thứ 3 và đặc biệt cần thiết với những phụ nữ ngoài 40. Nếu phát
hiện thấy những điều gì nguy hiểm, đành phải cho thai ra, mặc dù có hơi muộn,
nhưng để tránh cho đứa trẻ sau này chịu những tật nguyền bẩm sinh
5.24 Nên thực hiện biện pháp ngừa thai hơn là để có thai rồi mới lấy ra
Ngày nay, ở pháp, số người dùng biện pháp ngừa thai tăng nhanh, đồng thời cũng
giảm số phụ nữ phải huỷ thai. Năm 1988, 30 % phụ nữ đang tuổi sinh nở dùng viên
ngừa thai và 15 % đặt vòng. Những định kiến về cái hại của biện pháp ngừa thai đã
dần dần phai nhạt
5.21 Có những hậu quả gì không
Đây là nỗi băn khoăn của tất cả phụ nữ nào tiến hành nạo hút thai. Người ta nói đến
hậu quả vô sinh, nhưng trên thực tế chỉ 1 đến 2% trường hợp. Các hậu quả khác về
mặt cơ thể hầu như không thấy. Nhưng điều đáng quan tâm là hậu quả về mặt tâm lý.
Có người ân hận đã bỏ một đứa con lẽ ra được ra đời. Có người xấu hổ vì đã có thai
ngoài giá thú. Cho nên, rất cần có người thân an ủi, nâng đỡ và nếu buồn phiền quá
nhiều có thể tìm đến một chuyên gia chữa bệnh về tâm lý
5.22 Những đứa con sinh ra sau này có sao không
Chỉ đẻ sớm hơn bình thường một chút, do sau khi hút hoặc nạo, cổ tử cung có rộng
hơn và độ đàn hồi kém đi ít chút. Chính vì vậy mà dùng cách hút tốt hơn cách nạo, cổ
tử cung bị mở ra nhỏ hơn
5.23 tại sao phải chọc hút màng ối
Đây là những kỹ thuật được hưởng những tiến bộ mới nhất về sinh học, giúp ta biết
trước được bản đồ nhiễm sắc của đứa trẻ ra sao, có bị bất bình thường gì về mật mã di
truyền hay không
Kỹ thuật làm đơn giản, chỉ cần chọc một chiếc kim tiêm vào, hút ra một chút nước ối,
rồi xét nghiệm xem những tế bào chứa trong đó có bình thường hay không. Thường
làm vào những tháng thứ 3 và đặc biệt cần thiết với những phụ nữ ngoài 40. Nếu phát
hiện thấy những điều gì nguy hiểm, đành phải cho thai ra, mặc dù có hơi muộn,
nhưng để tránh cho đứa trẻ sau này chịu những tật nguyền bẩm sinh
5.24 Nên thực hiện biện pháp ngừa thai hơn là để có thai rồi mới lấy ra
Ngày nay, ở pháp, số người dùng biện pháp ngừa thai tăng nhanh, đồng thời cũng
giảm số phụ nữ phải huỷ thai. Năm 1988, 30 % phụ nữ đang tuổi sinh nở dùng viên
ngừa thai và 15 % đặt vòng. Những định kiến về cái hại của biện pháp ngừa thai đã
dần dần phai nhạt
Hết chương 5

CHƯƠNG 9
Giải phẫu và sinh lý cơ quan sinh dục
9.1. Nằm trên bàn khám phụ khoa với chiếc gương trong tay
Nhiều phụ nữ không hiểu biết gì về thân thể của bản thân họ. Họ có thể nhìn được
thấy gì của mình? Mu (còn gọi là “Đồi Vệ nữ”), hai mép lớn, hai mép nhỏ và thế là
hết. Bạn cần biết rõ bộ phậ sinh dục của bạn. Hãy đề nghị với thầy thuốc phụ khoa để
bạn nửa nằm nửa ngồi trên bàn khám, tay cầm gương, giang chân và soi để quan sát
bên trong. Bạn sẽ thấy gì? Một ống nhăn nheo, hồng, mềm, ẩm ướt, đó là âm đạo. Bên
trong một hình tròn nhô lên, đó là cổ tử cung. Bạn có thể dùng đầu ngón tay ấn nhẹ,
cảm giác giống như bạn đụng vào mũi mình. Nếu ngồi xổm và gác một chân lên ghế,
bạn sẽ dễ nhìn rõ hơn. Cổ tử cung là bộ phận hết sức quan trọng trong cuộc sống
người phụ nữ. Nó có một lỗ nhỏ để huyết kinh nguyệt chảy ra, đồng thời cũng là con
đường cho tinh trùng chui qua để lên vòi trứng. Lỗ chỉ hẹp vừa đủ lọt que diêm (lúc
đẻ thì phình ra rất to tới11cm). Phụ nữ chưa đẻ lần nào thì lỗ chỉ là một cái chấm nhỏ,
nếu đã đẻ vài lần thì giống như một cái khe được khép lại. Nhìn cổ tử cung bạn, người
ta có thể biết đã đẻ mấy lần. Tất nhiên, nếu đẻ theo kiểu mổ lấy thai ra thì không ảnh
hưởng gì đến hình dạng cổ tử cung.
9.2. Lông mu có tác dụng gì?
Sự kín đáo của phụ nữ bắt đầu từ hình tam giác đầy lông ấy gọi là mu. Lông ở đây
giống màu tóc và lông mày nhưng chất lượng khác: dày hơn, cứng hơn và vững chãi
hơn. Bố trí lông mu mỗi người một khác nhau do ảnh hưởng của nòi giống. có người
lông mọc lan xuống bẹn và lên tới bụng, có người lông chỉ mọc trên mu. Lông mọc có
tác động của tuyến thượng thận sản xuất ra các hoóc – môn nam gọi là androgène.
Tác dụng của lông mu để làm gì? Có người bảo đấy là vết tích thời con người còn là
loài vật hoang dại để che bộ phận được coi là quý giá nhất của chủng loại. Thật ra,
lông không phải để che mà là để lưu giữ mùi, cái mùi rất cần thiết cho động vật trong
công việc mang tính “nghi lễ” này. Nơi đây, lớp da chứa rất nhiều tuyến mồ hôi mang
cái mùi đặc biệt ấy. Lông làm nhiệm vụ ngăn cản sự bốc hơi và lưu giữ cái mùi ấy, cái
mùi gợi thèm khát tình dục, do đó, ta có thể đặt câu hỏi: “Có nên dùng thuốc “khử
mùi” hiện đang bán đầy thị trường để phá đi cái mùi ấy không?”. Nếu là vì lý do vệ
sinh thì được, nhưng lý do “khử mùi” có nên không?
9.3. Các biện pháp loại bỏ lông trên thân thể:
Tất nhiên bạn có thể dùng dao cạo hoặc bôi thứ kem (không có chống chỉ định gì cho
thứ kem này về mặt y học) nhưng nên biết rằng khi thôi dùng kem này, lông mọc lại
sẽ dầy hơn và rậm hơn!
Bạn có thể nhổ bằng nhíp, đau nhưng kết quả tốt hơn, vì lông mọc chậm hơ. Đó là
cách phụ nữ vùng ven biển Địa Trung Hải và nhiều nước phương Đông thường làm,
bạn cũng có thể dùng dụng cụ nhỏ bằng điện sẽ làm mất cả chân lông, kết quả tốt
nhưng đắt tiền và hơi phiền phức, vì đây là công việc của nhà chuyên môn về da (bì
khoa).
9.4. Có thể nhuộm hoặc tẩy màu cho lông không?
Màu sắc lông mu có thể trở thành một đối tượng của khoa thẩm mỹ. Tuy cứng hơn và
ít rụng hơn tóc nhưng về màu thì lông mu cũng đi theo quá trình của tóc, cũng bạc lúc
tuổi già.
Có thể nhuộm hoặc tẩy màu được không? Được. Bạn dùng nước ôxy già pha vào
nước thường theo tỷ lệ 1/10 hay 1/20 hoặc dùng những chế phẩm nhuộm và tẩy màu
tóc và lông đang bán trên thị trường. Chú ý làm cẩn thận đừng để da bị kích thích gây
dị ứng hoặc thuốc lọt vào bên trong âm đạo.
9.5. Tại sao gọi là “mép lớn”?
Lông mu che âm hộ. Âm hộ gồm 2 phần, một phần bên ngoài nhìn thấy được gọi là
hai mép và phần không nhìn thấy nằm bên trong gồm có mép nhỏ, âm vật, lỗ đái và
đường vào âm đạo, hai hạch (tuyến) Bartholin và Skène.
Chính hai mép lớn tạo cho phụ nữ dấu hiệu đặc biệt, chúng bao gồm da và chất mỡ,
phủ lông kín. Tại sao gọi là mép (có nơi còn gọi là môi). Vì chúng giống như cặp môi:
Hai mảng khép nhẹ lại, Cho nên hôn vào “cặp môi” này là một tác động thông thường
của nam giới trong quá trình giao hợp. Mép lớn vừa bảo vệ âm đạo tránh nhiễm bẩn,
vừa giữ cho âm đạo luôn có độ ẩm. Chúng cũng biến dạng theo tuổi. Phụ nữ chưa
sinh lần nào thì hai mép khép kín. Mỗi lần sinh nở sẽ làm mép bớt khép kín đi một
chút.
9.6. Hai mép nhỏ màu sẫm hoặc nhạt hơn.
Muốn nhìn thấy mép nhỏ, phải kéo mép lớn sang hai bên. Tuy nhiên, có người mép
nhỏ nhô ra giữa hai mép lớn. Mép nhỏ màu hồng, có khi gần như nâu, không có lông,
không có lớp mỡ, cũng không có tuyến mồ hôi và đúng là cánh cổng kín đáo để dẫn
vào âm đạo. Mép nhỏ hơi dài, kéo theo từ âm vật xuống phía hậu môn. Phía trước hai
mép nhỏ ôm lấy âm vật, trông giống như một mũ nấm nhỏ xíu. Nhiều phụ nữ lấy làm
lạ, sao đứa trẻ lại có thể chui qua được cánh cửa nhỏ đến như thế, nhưng mép là cơ
đàn hồi có thể giãn ra và mở rất rộng.
9.7. Âm vật (còn gọi là âm hành), một bộ phận cứng dài 2 đến 3cm.
Người ta so sánh âm vật với dương vật, mà đúng thế. Âm vật (hoặc âm hành) cũng
chứa một hạch gồm những mô với rất nhiều mạch máu và cũng có thể cương lên, tạo
khoái cảm cho nữ giới. Phần lớn âm vật nằm lấp, chỉ nhô lên có phần hạch. Khi bình
thường, bạn hơi khó thấy. chỉ khi cương lên, ta mới thấy đó là bộ phận cứng, dài
chừng 2 – 3cm, sờ vào thấy di động. Đấy là nơi dễ bị kích thích dục tình nhất.
9.8. Hạch và âm hộ.
Bất cứ phụ nữ nào cũng nhận thấy những biến đổi tinh vi của âm hộ lúc bình thường
và lúc đang giao hợp. Những biến đổi này do rất nhiều tuyến nội tiết nằm trong đó, kể
cả tuyến mồ hôi tiết ra cái mùi đặc biệt và những tuyến tiết ra chất nhờn làm trơn và
bôi bóng âm đạo trong lúc giao hợp.
9.9. Để lọt gạc thấm vào âm đạo không có gì đáng phải sợ hãi.
Âm đạo là một ống rỗng như cổ tử cung, bằng cơ đàn hồi, màu hồng, lúc nào nó cũng
giữ nhiệt độ hơi cao (390) và ẩm. Đầu ngoài nó dược cặp mép nhỏ màng trinh che,
đáy trong là cổ tử cung khép kín hoàn toàn với những hốc rất nhỏ. Âm đạo thẳng
đuỗn và nhỡ bạn có để lọt gạc thấm vào, lấy ra cũng rất dễ dàng. Tính chất đặc biệt
của âm đạo là hết sức đàn hồi. Bình thường chỉ dài 10cm, nhưng khi hứng tình có thể
nở ra tới 15cm. Chiều rộng lúc đó đủ chứa dương vật cương to. Thậm chí sau này bạn
đẻ, âm đạo còn phình rộng đến mức đầu đứa trẻ chui lọt. Yếu tố tâm lý tác động rất
mạnh đến sự giãn nở này cho nên nếu bạn chưa hứng tình, âm đạo vẫn hẹp và dương
vật rất khó chui vào lọt.
9.10. Độ ẩm ướt trong âm đạo tạo tuận lợi cho việc giao hợp.Độ ẩm ướt do những
tế bào của bản thân âm đạo nhưng đồng thời cũng do chất nhờ từ cổ tử cung tiết ra.
Chất này giống như lòng trắng trứng, không màu, không mùi, mang tính kiềm, gòm
nước và các muối khoáng. Chất nhờn này tiết ra rất nhiều từ ngày thứ 10 đến ngày thứ
14 của vòng kinh, tức là ngày rụng trứng tạo nên môi trường thuận lợi để đón tinh
trùng. Nhờ chất nhờn này mà tinh trùng trượt vào đến bên trong tử cung để gặp trứng.
Thiếu chất nhờn, việc giao hợp không thể thực hiện được bình thường và phụ nữ
không thể có thai. Quá trình bôi trơn này cùng với quá trình rụng trứng sẽ chấm dứt
hoàn toàn vào tuổi mãn kinh.
9.11. Âm đạo: Dấu hiệu của chất lượng việc tiết hoóc – môn.
Cũng như vú, âm đạo chịu tác động của việc tiết các hoóc – môn sinh dục. Chẳng hạn:
chất nhờn bôi trơn được tiết ra do tác dụng của estrogène. Căn cứ vào độ ẩm của âm
hộ và âm đạo, ta có thể biết được bộ máy tiết hoóc – môn làm việc tốt hay xấu và qua
đó biết cả quá trình rụng trứng. Chẳng hạn đến ngày thứ 14 của vòng kinh vẫn không
thấy chất nhờn tiết ra thì có nghĩa đang thiếu estrogène và phải tìm cách bổ sung.
9.12. Vi khuẩn bảo vệ.
Âm đạo dễ bị vi khuẩn bên ngoài xâm nhập cho nên cần được bảo vệ vững chãi. Và
khí nghịch lý ở chỗ nó được bảo vệ bởi một loại vi khuẩn “thiện” gọi là vi khuẩn
Doderlein. Vi khuẩn quý giá này thường xuyên cư trú trong âm đạo, giữ độ ẩm, tạo
môi trường a – xít, tiêu diệt mọi vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập.

9.13. Vệ sinh âm đạo.


Âm đạo đã được bảo vệ vững chãi như thế cho nên bạn không cần làm “vệ sinh” cho
nó như đối với các bộ phận ngoài khác, thậm chí rửa ráy nó còn nguy hiểm vì làm
chết các vi khuẩn Doderlein. Cho dù bạn dùng nước ấm có pha thuốc kháng khuẩn
cũng vậy. Tóm lại, không rửa ráy, làm vệ sinh gì bên trong âm đạo hết, mặc dù thời
đại hiện nay là thời đại vệ sinh.
9.14. Có nên rửa bên trong âm đạo sau khi giao hợp không?
Không, bởi vì tinh dịch hoàn toàn không mang mầm bệnh. Còn nếu bạn quá áy náy, vì
cảm thấy chưa rửa chưa yên tâm thì chỉ dùng nước đun sôi để nguội, không dùng xà –
phòng và tránh đụng mạnh.
9.15. Rửa âm hộ dùng nước và xà – phòng.
Trái với trong âm đạo, hoàn toàn bảo đảm và không nên rửa, ngoài âm hộ lại là nơi rất
dễ chứa vi khuẩn và mầm bệnh vì có nhiều nếp gấp. Cần rửa âm hộ thường xuyên
bằng nước và xà – phòng. Ngón tay xát xà – phòng hoặc khăn sạch thấm nước xà –
phòng lách vào các khe giữa các nếp gấp của âm hộ là cách rửa tốt nhất.
9.16. Những chất khử mùi có hại không?
Phải thừa nhận rằng ngày nay “mùi” ở âm hộ không còn vai trò quan trọng để gợi tình
như xưa kia nữa. Bên cạnh đó, quảng cáo đang hô hào “Khử hết các mùi” và đưa bán
đủ loại thuốc khử mùi. Tất nhiên ta cũng không thể để toát ra cái mùi ấy trong khi
chúng ta cần luôn thơm tho, sạch sẽ và tinh khuết. Mà bộ phận sinh dục nữ có những
khu vực mùi phát triển rất nhanh, trước hết là âm hộ với những tuyến sebum và tuyến
mồ hôi. Còn phải kể đến cả mùi nước tiểu ở lỗ đái ngay bên cạnh âm đạo và mùi do
những vi khuẩn núp trong các nếp nhăn của âm hộ tạo nên. Nhưng không nên loại bỏ
những mùi ấy bằng chất khử mùi, không có tác dụng vệ sinh gì mà nên bằng cách
thường xuyên rửa ráy.
9.17. Muốn giao hợp đạt hiêu quả tốt, phải có sự khao khát.
Nói đến âm hộ và âm đạo là nói đến trung tâm của khoái lạc tình dục. Chúng không
hề thụ động như nhiều bạn lầm tưởng. Chúng có 3 nơi cương lên trong lúc giao hợp:
âm vật cương lên, 2 “củ tròn” nằm trong âm hộ cũng phồng lên khi hứng tình, rồi đến
tất cả các hạch tiết chất nhờn đều tăng cường hoạt động bôi trơn âm đạo và làm ướt
khu vực âm hộ. Âm đạo nở to ra, 2 hạch và 2 mép nhỏ cũng hé mở đón đợi dương vật
đưa vào.
Cái mùi đặc biệt kèm với hình ảnh, lòng khao khát tình dục, tất cả các nhân tố đó đều
góp phần tạo nên khoái cảm trong lúc giao hợp. Những ve vuốt chuẩn bị khởi động tất
cả những phản xạ cần thiết “cương âm vật, bôi trơn âm đạo, mép hé mở, âm đạo
phình ra” để chờ. Khi khoái cảm lên đến tột độ, bắt đầu sự phóng tinh. Dương vật
ngưng lại trong một tư thế bất động và từng đợt phóng tinh dịch được phóng thẳng và
mạnh vào sâu trong âm đạo, đến tận cổ tử cung. Đừng nghĩ lầm rằng phụ nữ chỉ để
yên một cách thụ động và không cản trở nam giới là đủ. Phụ nữ cũng cần có sự hứng
khởi. Và cuộc giao hợp chỉ đạo kết quả tốt khi bạn, bên nữ, thật sự khao khát.
9.18. Màng trinh.
Trước con mắt của xã hội, màng trinh là biểu hiện của sự trinh tiết. Nó là một tấm
màng đàn hồi, nằm ngay cửa âm đạo, giữ nguyên vẹn nếu chưa bị thứ gì làm rách.
Trong lần giao hợp đầu tiên, nó bị chọc rách và các mảnh ấy bị đẩy vào, áp vào mặt
trong của âm đạo. Người ta thường khuyên con gái trinh không nên tham gia các môn
thể thao đòi hỏi vận động quá mạnh như cưỡi ngựa, bơi, thể dục thẩm mỹ, có thể làm
căng và rách cái màng mỏng đó. Và có thể bạn cũng lại đã nghe nói đến những cô gái
có màng trinh quá dai, dương vật không sao chọc thủng được mà phải làm phẫu thuật
để cắt. Chuyện ấy có thật nhưng hiếm. Và bạn cũng đừng lầm lẫn trường hợp này với
với trường hợp nam giới khó đua dương vật vào chỉ vì cô gái đang tâm trạng lo lắng,
chưa thấy khao khát và khi đó các cơ âm đạo không chịu mở ra đón “khách quý”. Còn
trường hợp bên nữ bị cưỡng bức thì nhiều khi dương vật không thể đưa vào được.
Rách màng trinh không nhất thiết phải ra máu nhiều. Có nhiều phụ nữ hệ thống mạch
máu ở đó rất ít nên tuy có ra máu nhưng không đáng kể. Còn bạn hỏi rách có đau
không thì mỗi người trả lời một khác. Có người bảo rất đau, có người hầu như không
nhận thấy gì vì đang say mê trong khoái cảm tình dục cao độ, cho nên không thể trả
lời dứt khoát được.
9.19. Không có vách ngăn tuyệt đối.
Dù màng trinh còn nguyên, ở giữa vẫn có một lỗ nhỏ để huyết ra lúc kinh nguyệt,
chưa kể việc đặt gạc vệ sinh vào âm hộ lúc kinh nguyệt cũng dễ làm căng màng trinh
mà mở rộng đôi chút cửa vào âm đạo. Chính như thế là tốt. Cô gái trinh tiết, lần đầu
giao hợp cũng dễ thoải mái hơn. Cho nên, xin nhắc lại, không hề có vách ngăn tuyệt
đối bảo vệ sự trinh tiết của phụ nữ.
CHƯƠNG 10.

10.1. Vú là gì vậy?
Là cơ quan tiết sữa bao gồm những tuyến sữa và những ống dẫn rất nhỏ bao quanh là
một mô liên kết đặc biệt phong phú và chắc chắn. Chính mô đó giúp cho vú đứng
vững trên vị trí và tạo nên hình dáng của vú, dài và nhọn, hình quả lê hay quả táo.
Ngoài ra còn mỡ chứa đầy các khe và da bên ngoài tạo thành một cái túi bao trùm lên
tất cả. Màu da thẫm lại ở núm, chỗ có những đầu ống dẫn sữa. Núm là chỗ đứa trẻ sẽ
ngậm vào để bú.
10.2. Vú cương góp phần vào khoái cảm.
Vú cũng là bộ phận và nhân khoái cảm trong tình dục nên những trung tâm thần kinh
ở vú cũng được xếp vào đội ngũ những khu vực gây hứng tình. Ngay khi bắt đầu vào
cuộc giao hợp, núm vú cương lên, toàn thể cặp vú to ra, cứng lại. Rõ ràng máu dồn
vào các mạch tại đáy và làm màu vú hồng lên, dấu hiệu của sự hứng tình… Sau khi
khoái cảm lên tới cực độ, vú dần dần trở lại trạng thái bình thường, đôi khi một chút
nước ứa ra ở núm vú.
Do tham gia vào khoái cảm tình dục một cách tích cực như vậy, vú được coi là bộ
phận “cao quý” trong quan hệ tình dục. Và trong cuộc sống phụ nữ, cặp vú mới đóng
vai trò quan trọng đến như thế. Nó vừa là phản ánh tình trạng tiết hoóc – môn, cũng là
sức khoẻ, vừa là nơi thể hiện đầy đủ trạng thái phát triển cơ thể và tinh thần của người
phụ nữ.
Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng nên coi cặp vú quá quan trọng để mà lo lắng, băn
khoăn hoặc tự ti, hổ thẹn. Vú đâu phải toàn bộ sắc đẹp người phụ nữ? Và nam giới
yêu nhiều hay ít đâu phải vì vú to hay nhỏ?

10.3. Vú là tấm gương chính xác.


Vú phản ánh tình trạng hoóc – môn (sức khoẻ) đồng thời cả thế giới tinh thần của
người phụ nữ. Bạn vui hay buồn, bình tĩnh hay nóng nảy, đau khổ hay sung sướng…
đều phản ánh lên cặp vú? Tại sao? Bởi vì tâm thần ảnh hưởng tới vùng dưới đồi và cơ
quan chỉ huy này ra lệnh cho các hoóc – môn, khiến vú bạn có thể nhẽo hay căng,
nhẵn nhụi hay nổi sần. Cho nên, tinh thần bạn tươi vui hay buồn bã, hay có sự xung
đột sâu sắc, đều biểu hiện lên cặp vú.
10.4. Vú phản ánh tình trạng hoóc – môn.
Vú là để sản sinh ra sữa. Nhưng không phải khi không cần làm việc ấy, vú không hoạt
động gì nữa và đừng nghĩ rằng vú như tách rời khỏi các bộ phận sinh dục khác trong
cơ thể. Hoóc – môn sinh dục do buồng trứng tiết ra, vào máu và tác động đến tất cả
các bộ phận khác trong cơ thể người ta, đặc biệt là cặp vú. Thiếu hoóc – môn, vú sẽ
nhẽo. Dáng hình cặp vú thay đổi theo cả thời gian, thậm chí từng ngày, chưa nói đến
từng tháng, từng năm.
Estrogène làm vú căng và phồng lên. Progestérone trái lại, làm nhiệm vụ điều tiết, giữ
cho vú không căng tiếp thêm. Nữa nếu 2 hoóc – môn ấy cân bằng, vú vừa phải và đẹp.
Nếu nhiều estrogène, vú sẽ căng to và đau. Còn nhiếu nhiều progestérone thì vú sẽ
nhẽo và chảy. Cho nên bạn theo dõi cả cặp nữa để nếu cần thì báo cho thầy thuốc biết.
10.5. Chu kỳ biến đổi 28 ngày của vú.
Do đó, vú cũng chịu sự tác động khác nhau trong từng giai đoạn của vòng kinh. Ngày
thứ 1 đến ngày thứ 14 của vòng kinh, trong máu chỉ có estrogène,vú căng. Từ ngày
thứ 14 (ngày rụng trứng) máu có thêm progestérone, vú bớt căng và giữ nguyên trạng
thái đó cho đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, progestérone có khi nhiều, có khi ít. Nếu
ít, không đủ sức cản estrogène thì vú bạn vẫn căng và đau như trước ngày rụng trứng.
Có lẽ ít bạn chú ý đến điều này và không nhận thấy vào khoảng ngày thứ 7 của vòng
kinh, trước khi rụng trứng một tuần lễ, vú bạn căng và đau. Đến ngày 14, rụng trứng,
vú bạn xẹp hẳn xuống để đến 5 ngày sau lại tiếp tục căng lên. Bây giờ thì hẳn bạn đã
thấy vú là bộ phận khăng khít của cơ quan sinh dục rồi. Còn thêm một đặc điểm nữa,
so với các bộ phận sinh dục khác, vú nhạy cảm với estrogène hơn. Cho nên ngay khi
cả progestérone đạt số lượng cân bằng, bạn vẫn có thể thấy vú căng và đau.
10.6. Vùng dưới đồi: vẫn nó và bao giờ cũng là nó.
Vùng dưới đồi là một phần của não nằm sau gáy, giống như một vị chỉ huy dàn nhạc,
ra mệnh lệnh cho tất cả các cơ quan, trong đó có buồng trứng là bộ phận thực hiện
“chương trình” di truyền.
Tuy vùng dưới đồi là tiềm thức, không do ý thức chỉ huy nhưng lại chịu tác động của
các ý nghĩ, tình cảm, cảm xúc của chúng ta. Cho nên chúng ta hay đổ tội cho các
tuyến nội tiết là sai, các tuyến ấy đều hoạt động dưới cái gậy chỉ huy của nhạc trưởng:
vùng dưới đồi. Nếu chúng ta bị chấn động tinh thần quá mạnh, hoạt động của vùng
dưới đồi có thể bị đình trệ và sẽ ảnh hưởng ngay tới hoạt động của các tuyến nội tiết,
trong đó có buồng trứng, sản xuất hoóc – môn estrogène và progestérone.

10.7. Có nên dùng nịt vú hay không?


Mốt hiện nay là để vú thoải mái, không đeo gì hết và nhiều phụ nữ chạy theo mốt đã
cho nịt vú là thừa. Thế là lầm. Vú là một khối tuyến nội tiết bao gồm thịt và da, không
có cơ bắp nào nâng giữ nó (trừ cơ ngực nhưng rất không đủ). Bạn đừng nghĩ rằng vú,
nhất là khi vú bạn khá to, lại không chịu tác động của trọng lực và đáng buồn thay là
trọng lực dễ gây tác động tai hại cho cặp vú.
Lúc bơi dưới nước có thể để vú trần vì đã có nước nâng lên. Nhưng lúc tập các môn
thể thao mà không có gì nâng vú lên thì rất nguy hại. Chỉ có điều nịt vú là để đỡ, để
nâng chắc vú chống lại trọng lực kéo nó xuống, cho nên bạn hãy chọn nịt vú sao cho
đeo vào thấy thoải mái. Thật dại dột nếu ai dùng thứ nịt vú như một cái khung bó chặt
làm vú bị tức.
10.8. Vú trần và ánh nắng mặt trời.
Phong trào để vú trần đã khiến nhiều phụ nữ phơi vú ra ngoài ánh nắng mặt trời để
được có màu da rám nắng. Nhớ rằng các tia cực tím với cường độ mạnh (giữa lúc trưa
mùa hè) có thể làm cháy da mà ở vú lại rất mỏng và nhạy cảm.
Nhiều bạn chạy theo mốt, đã phơi vú và làm da vú bị cháy, lúc khỏi để lại những sẹo
không sao xoá đi được. Nếu bạn muốn phơi nắng cặp vú, cần được bảo vệ: phơi lúc
nắng nhẹ và phơi dần dần, đồng thời bôi kem bảo vệ gióng như phơi nắng cho trẻ nhỏ
vậy.
Sắc đẹp nói chung cũng như cặp vú nói riêng tuỳ thuộc ở sức khoẻ toàn thân chứ đâu
phải bằng cách phơi nắng để lấy màu rám nâu?
10.9. Giữ vú thanh xuân.
Bạn đừng nên cả tin vào những lời quảng cáo của giới kinh doanh, hầu hết đều là dối
trá, lừa bị. Tắm nước lạnh bằng vòi sen đúng là giúp cho da tươi mát, rắn chắc trong
chốc lát, nhưng không ảnh hưởng gì đến cơ cấu bên trong của vú hết. Các thứ kem bôi
được quảng cáo làm vú rắn, làm vú đẹp, đều chỉ là trò vớ vẩn. Bạn đừng phí tiền vô
ích. Còn dùng hoóc – môn thì chỉ có tác dụng trong lúc bạn đang dùng, hết dùng là
hết tác dụng. Và khi dùng đều phải có sự giám sát của thầy thuốc.
10.10. Vậy làm thế nào cho vú cao đẹp?
Vú đứng được là nhờ cơ ngực. Chúng ta thấy các lực sỹ có bộ ngực to như ngực phụ
nữ là do các cơ ngực của họ rất phát triển.
Không ai cấm bạn rèn luyện các cơ ngực cho khoẻ. Bạn không làm thay đổi được cặp
vú, nhưng cơ ngực khoẻ cũng dễ kéo cặp vú ban không bị chảy xuống.
Việc tập luyện này bạn có thể làm ở nhà. Một trong những động tác dễ tập và có hiệu
quả là đưa hai cánh tay ra phía trước, ngang tầm với vú, hai bàn tay chắp vào nhau rồi
bóp mạnh vào nhau mỗi ngày 100 lần. Qua vài tuần lễ, bạn đã thấy có kết quả.
10.11. Có thai có làm hỏng vú không?
Trong thời gian mang thai, cặp vú được cung cấp rất nhiều hoóc – môn nên to ra và
phát triển, điều đáng mừng cho những bạn vẫn phàn nàn vú mình quá nhỏ. Nhưng coi
chừng, cặp vú ấy dang được chuẩn bị để sản sinh ra sữa cho con bú nên hết sức mỏng
manh, nhạy cảm. Da căng lên đỡ cặp vú lúc này to và nặng. Đẻ xong, làn da ấy mỏi
mệt như vừa phải chịu một tội vạ. Bạn nen chú ý đừng để vú bạn già đi nhanh chỉ vì
bạn bỏ mặc nó. Trong thời gian có thai, bạn hãy dùng thường xuyên một chiếc nịt vú
mềm và rộng rãi để đỡ. Và để giữ da vú khỏi khô, bạn nên bôi kem, tốt nhất là thứ
kem bằng dầu thảo mộc hoặc có chất béo.
10.12. Có thai:
Vú phồng to ngay từ đầu, cần đeo nịt vú thường xuyên, cả ngày lẫn đêm, nếu có thể
được.
Nhiều khi chỉ nhìn vú cũng biết người phụ nữ đã có thai: Vú to lên, chắc và rắn hơn,
đụng vào dễ thấy đau. Núm vú to ra và thẫm màu hơn. Đó là khi bạn bắt đầu có thai,
các hoóc – môn sinh dục nữ được tiết ra với số lượng gấp ba, bốn lần so với bình
thường. Vú cũng chịu tác động và sau một tháng, bạn đã phải mua nịt vú khác, lớn
hơn. Đến tháng thứ ba thì vú bạn ngừng to lên và sẽ giữ kích thước như thế cho đến
lúc sinh con. Gần đến ngày sinh, vú có thể tiết ra thứ nước trong gọi là sữa non. Thời
kỳ mang thai, cách bảo vệ vú tốt nhất là đeo nịt thường xuyên, kể cả bạn đêm. Nịt vú
phải vừa vặn, đừng chật quá, cũng đừng rộng quá.

10.13. Chỗ nào da nứt là sẽ có “chân chim”.


“Chân chim” là những đường mảnh, dài, màu trắng hoặc xanh lơ xuất hiện trên đùi,
háng, bụng và nhiều khi cả vú nữa khiến da bạn nom không còn được mịn màng, nhẵn
nhụi và đẹp như trước. Quả có thế, nhưng đấy cũng chính là dấu hiệu báo bạn đã làm
mẹ.
Làm thế nào? Chẳng làm thế nào cả! Đành phải chịu đựng thôi và bạn đừng có nghe
những lời xúi dại, quảng cáo thứ thuốc này bội lên sẽ mất, thứ thuốc kia bôi lên sẽ mờ
“chân chim”…
Nhưng cũng có một số phụ nữ may mắn không bị da nứt như vậy khi có thai.
10.14. Vú già đi.
Tuổi mãn kinh, hoạt động của buồng trứng chấm dứt, có nghĩa là sự cung cấp hoóc –
môn cũng không còn estrogène và progestérone không đem chất bổ đến cho vú nữa.
Kết quả: bộ phận “hữu ích” của vú là những tuyến sữa teo đi, nhường chỗ cho mỡ là
một loại mô thụ động. Da ngoài thiếu hoóc – môn cũng bị ảnh hưởng nặng. Người ta
hay nói tuổi mãn kinh đã đẩy cặp vú đi vào thời kỳ suy sụp. Nhưng nếu như chúng ta
tiếp tục cho vào cơ thể các hoóc – môn sinhducj thì vào tuổi mãn kinh, ngoài những
tác dụng khác, chúng ta còn ngăn chặn được quá trình suy sụp của vú. Có hoóc –
môn, vú vẫn giữ được hình dáng cao và đẹp. Riêng đối với những bạn có vú nhỏ thì
tuổi mãn kinh ít thấy khác đi, dù không dùng thuốc có hoóc – môn.
10.15. Có nên nhổ những sợi lông chối mắt không?
Người ta đồn đừng có nhổ lông ở nốt ruồi và ở vú, rất nguy hiểm vì dễ gây ung thư.
Bạn đừng ngại. Nếu sợi lông mọc ở ngoài núm vú, bạn có thể nhổ bình thường, còn
nếu mọc trên núm vú thì bạn nên dùng kéo cắt.
10.16. Tật nhiều núm vú.
Thai 4 tháng, vú bắt đầu nhú lên và lúc đầu do “chương trình hoá” thế nào đó mà có
liền mấy núm vú. Về sau, những núm vú này mất đi chỉ để lại hai vú ta thường thấy.
Tuy nhiên, ở một số người (rất ít), những vú vẫn còn lại và thành những chấm mà
người ta tưởng là nốt ruồi. Nếu thấy, bạn đừng coi là lạ và đừng nên làm gì để huỷ đi,
thứ đó vô hại.
10.17. Đau vú: sưng to và làm bạn khó chịu.
Thường xuất hiện trước ngày hành kinh và đau mặt ngoài, gần nách. Đôi khi đau đến
mức bạn phải dùng nịt vú cả ban đêm để tránh khỏi động chạm tới vú. Bạn lo lắng,
cảm thấy như có hạch hay nổi cục ở nách, ở dưới da vú, hay là ung thư? Và bạn đến
khám thầy thuốc.
Nguyên nhân rất đơn giản. Sau ngày rụng trứng, lẽ ra progestérone phải được tiết ra
để cân bằng estrogène nhưng vì lý do nào đó, nó ra ít và chất lượng kém. Bạn vẫn
phải chịu tác động mạnh của esstrogène, có thế thôi!
Đôi khi cuối vòng kinh, bạn thấy xuất hiện những hạch nhỏ ở gần nách, thầy thuốc
gọi đó là mastose, do những tuyến sữa tụ lại thành chùm. Bệnh ấy không quan trọng,
cứ để nguyên sẽ khỏi, còn nếu bạn muốn khỏi ngay thì xoa bằng thuốc mỡ có
progestérone là đủ. Trường hợp bị đau nhiều, có thể uống viên progestérone trong 10
ngày mỗi vòng kinh (từ ngày thứ 16 đến ngày thứ 25), nhất là khi bệnh mastose này
trở đi trở lại.
10.18. Thời kỳ tiền mãn kinh, bạn cũng thiếu progestérone.
Sang tuổi 40, bạn dễ lại bị đau kiểu như thế. Nguyên nhân dễ hiểu cũng lại như trên.
Thời kỳ tiền mãn kinh, việc rụng trứng thất thường và việc tiết hoóc – môn
progestérone bị chểnh mảng. Estrogène tha hồ làm sóng gió và có khi bạn đau lan
sang tận bả vai và cánh tay. Nếu còn lo lắng, bạn hãy đi chụp vú, bạn sẽ thấy chẳng có
u gì hết mà chỉ là thế.
Cách chữa cung đơn giản, chỉ cần uống progestérone từ ngày thứ 16 đến ngày thứ 25
của vòng vinh và nếu đau ít: Đắp mỡ progestérone lên vùng đau. Cũng có khi những
trục trặc ấy có nguyên nhân tinh thần. Bạn không cần dùng thuốc an thần hay giảm
đau gì hết mà chỉ cần sống thanh thảnh, tránh lo nghĩ là đủ để vùng dưới đồi khỏi hoạt
động chệch choạc.

10.19. Đau vùng liên sườn, tại sao?


Bạn nhớ đừng có lầm đau vú và đau vùng vú, chẳng hạn đau vùng liên sườn (trong
những cơ giữa các xương sườn), đau ở ngay xương sườn hoặc đau vùng sống lưng lan
ra vú, khi đó phải tìm nguyên nhân do thiếu cơ hoặc giả cột sống có chuyện v.v…
10.20. Dấu hiệu đầu tiên tuổi dậy thì: Hai đầu vú nhô lên.
Thời kỳ dậy thì, các biểu hiện sinh dục phụ bắt đầu xuất hiện. Em gái bắt đầu thấy vú
to lên, có thể hơi đau, do tác động của hoóc – môn estrogène bắt đầu được tiết ra.
Tuyến vú nhô cao dần và nhiều khi không đều nhau, bên trước bên sau, không có gì
quan trọng đáng băn khoăn hết. Nhiều em gái bắt đầu thấy vú nhô cao từ tuổi 8 – 9.
Có em muộn hơn rất nhiều. Tuổi nào mới đúng quy luật thì hơi khó trả lời. Chỉ có thể
nói thường là 10 – 11 tuổi (vú nhô cao, mọc lông mu, thấy kinh). Tuy nhiên, sớm hay
muộn không có gì ảnh hưởng.
10.21.Vú bắt đầu nhô cao lên: Thái độ nên thế nào?
Em gái bắt đầu thấy mình trở thành người lớn, bắt đầu e thẹn. Chung quanh không
nên chế giễu hay đùa bỡn mà phải giải thích cho em hiểu và thấy đó là chuyện bình
thường. Mua cho em chiếc nịt vú đầu tiên và hướng dẫn em cách giữ vệ sinh. Thái đô
ân cần khiến các em yên lòng hết sức quan trọng.
10.22. Những cô gái vú quá to.
Rất hay thấy vào tuổi 14 – 17, vú rất to, to hơn hẳn lúc 20 -25. Thủ phạm là estrogène
được tiết ra quá mạnh khiến những mô liên kết phát triển quá mức. Phải đợi cho việc
tiết progestérone làm cân bằng trở lại thì vú sẽ bình thường. Cũng có thể hỗ trợ thêm
bằng cách đắp mỡ progestérone mỗi ngày một lần và phải đeo nịt vú thường xuyên,
tránh bắt da căng lên quá để đỡ, có thể gây những hậu quả khó lường.
10.23. Vú quá to có nên phẫu thuật không?
Cũng có thể mổ, loại bớt một phần tuyến vú, nhưng sẽ để lại sẹo nhỏ. Dù sẹo cũng
nhỏ và so với cặp vú quá to, vừa xấu, vừa làm cô gái luôn xấu hổ cũng vẫn là hơn.
Chú ý không mổ trước 20 tuổi bởi vì sau đó vú có thể tiếp tục to thêm và dễ có nguy
cơ bị “nứt”.
10.24. Phải chăng vú bên trái dễ tổn thương hơn?
Đấy là những lời đồn vô căn cứ, thậm chí còn có người đồn rằng vú bên trái “bị tội”
nhiều hơn vì hay bị con trai bóp, chẳng là họ thuận tay mà! Tất cả những chuyện ấy
đều vô lý, không thể tin.

10.25. Viên ngừa thai ảnh hưởng gì tới vú?


Viên ngừa thai làm bằng estrogène và progestérone là hai hoóc – môn nuôi vú. Cho
nên khi dùng, bạn nên khám phụ khoa cẩn thận và đề nghị thầy htuoocs hướng dẫn
nên dùng loại pi – luyn nào. Đến khi bắt đầu dùng, nên nghe ngóng, nếu vú bạn trở
thành nhẽo, có nghĩa là nên thay bằng viên chứa nhiều estrogène hơn. Trái lại nếu vú
căng và đau đớn thì thay bằng viên có nhiều progestérone hơn. Vừa dùng vừa điều
chỉnh, bạn sẽ tìm ra loại viên ngừa thai thích hợp.
10.26. Nếu sữa ra.
Xảy ra rất hiếm. Khi vú bạn chảy sữa, bạn đừng nên lo lắng hoặc ngạc nhiên thấy thầy
thuốc khuyên bạn trong kh chưa biết nguyên nhân, hãy ngừng dùng viên ngừa thai.
Chắc thầy thuốc sẽ cho định lượng chất prolactine và chụp điện tuyến yên.
10.27. Núm vú lõm vào phía trong.
Núm vú thường lồi ra phía ngoài, nhưng cũng có trường hợp (rất hiếm), núm lõm vào
như kiểu rốn. Nếu là bẩm sinh thì không có gì đáng ngại, chỉ hơi giảm thẩm mỹ đi đôi
chút. Còn nếu núm vú đang bình thường bỗng thay đổi, khi đó bạn cần đi khám ở thầy
thuốc để X – quang kiểm tra.
10.28. Có cục gì rắn trong vú.
Trong lúc rửa hoặc nắn, bạn phát hiện thấy có cục gì rắn bên trong vú, bạn hoảng hốt,
nghĩ có thể là ung thư. Nhưng khi đến thầy thuốc khám, thường sẽ chỉ là một u xơ gọi
là u tuyến lành tính. Loại u này thường nhỏ bằng hòn bi, cứng và không đau, không
biến đổi theo vòng kinh, cũng không thể hiện ra ngoài mặt da (đỏ hay sưng), đôi khi
nó to lên. Tốt nhất vẫn nên làm X-quang vú để biết nó là nang thũng hay u xơ.
10.29. Có nên mổ u tuyến lành tính hay không?
Có người bảo nên, có người bảo không, nhưng đều thống nhất là hàng năm nên theo
dõi một lần, nếu mổ cũng rất đơn giản.
10.30. Những cục nhỏ trong vú: mastose
Xuất hiện thường phía gần nách. Đó là những tuyến sữa chụm lại vào nhau, hơi sưng
và đau do tiết estrogène quá nhiều. Nên chụp X-quang để biết đấy có phải là mastose
hay chỉ là u xơ. Nếu là mastose không cần mổ, bởi nguyên nhân do vùng dưới đồi và
sâu xa hơn do tình trạng tâm lý, buồn phiền, lo nghĩ. Thôi không lo nghĩ nữa, rối loạn
hoóc – môn sẽ chấm dứt và mastose sẽ mất.

10.31. Làm sao biết đấy là nang thũng?


Cục rắn trong vú có thể là một nang thũng, làm cách nào nhận bieet? Trước hết xem
cách xuất hiện, nang thũng thường xuyên xuất hiện đột ngột và thô bạo. Bỗng nhiên
chỉ trong vài ngày, bạn đã thấy trên vú một cục to bằng quả mơ, có khi bằng quả quýt,
đụng vào đau (nếu là u xơ thì không đau). Nang thũng là một túi đựng chất lỏng, chụp
X-quang vú sẽ thấy rõ. Có thể loại bỏ nang thũng đi dễ dàng bằng cách rút chỗ nước
ấy ra. Nguyên nhân xuất hiện u xơ thì hiện chưa biết nhưng xuất hiện mastose và
nang thũng thì người ta cho rằng do thừa estrogène, tuy vậy, vấn đề vẫn còn đang
được tiếp tục nghiên cứu cho rõ ràng hơn.
10.32. Những dấu hiệu cần phải kiểm tra.
Một cục di động chưa phải đã là ung thư. Nhưng cũng đừng vội kết luận bởi vì ung
thư vú là hiện tượng có thật, cần được phát hiện sớm.Cho nên việc đi khám ở thầy
thuốc không bao giờ là thừa. Có 5 dấu hiệu sau đây cần phải cảnh giác: cục di động
trong núm vú, núm ra sữa một cách không bình thường, da vú đổi khác (nhăn nheo,
màu sẫm lại), núm vũ lõm vào, nhiều hạch dưới cánh tay.
Đấy chưa phải là những dấu hiệu chắc chắn, nhưng bạn đừng coi thường, phải đi
khám ngay để nếu không có gì, cũng yên tâm nên nhớ rằng người thầy thuốc sẵn sàng
làm cho bạn yên tâm còn dễ hơn là bạn đến khám quá muộn. Ung thư vú nếu điều trị
sớm có nhiều triển vọng khỏi hoàn toàn.
10.33. “Mẫu người đàn bà” có nhiều nguy cơ bị ung thư vú nhất.
Căn cứ vào các thống kê tỷ lệ mắc ung thư, người ta đã dựng lên “mẫu người đàn bà”
có nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư vú nhất như sau: Giữa tuổi 40 và 65, không có
con (hoặc sinh con sau tuổi 30) đã từng mắc bệnh phụ khoa (u xơ, mastose hay nang
thũng) và trong gia đình có người thân (mẹ, chị hay em ruột, dì hay cô) đã mắc bệnh
ung thư vú.
Tất nhiên sự đánh giá này chỉ có giá trị phỏng đoán. Dù sao cũng phải nhắc để bạn có
một vài trong số những nét trên thì phải đặc biệt cảnh giác.
10.34. Vú bình thường thì độ rắn mềm như thế nào?
Còn tuỳ tuổi tác và bạn đang ở vào thời gian nào trong vòng kinh. Bạn đã biết độ
cứng mềm của vú thay đổi như thế nào trước và sau ngày rụng trứng. Lý tưởng nhất là
vú mềm mại, không chảy sệ và hoàn toàn không đau. Nhưng điều quan trọng là mõi
người phụ nữ đã hiểu rõ tình trạng cặp vú của mình sẽ dễ dàng phát hiện những hiện
tượng không bình thường. Bạn nên thường xuyên nắn vú để kiểm tra.
10.35. Người thầy thuốc nắn vú như thế nào?
Bạn lo lắng và đến khám ở thầy thuốc. Đó là hết sức bình thường. Thầy thuốc sẽ đề
nghị bạn cởi hết phần trên (không thể khám vú bằng cách nắn bên ngoài tấm nịt). Yêu
cầu bạn ngồi xuống, đứng lên, cúi phía trước, giơ hai tay lên trời rồi đưa ra đằng
trước. Ông ta (hay bà ta) quan sát vú bạn trong mọi tư thế rồi đi vòng quanh, ngắm
nghía đủ mọi góc độ và dùng một nguồn sáng chiếu vào để không bỏ sót một chi tiết
nào. Bước khám thứ hai là bạn nằm lên bàn theo cách khám phụ khoa để thầy thuốc
dùng bàn tay nắn cả hai vú, lăn chúng trên xương sườn, xem xét kỹ từng phần (người
ta chia vú ra làm 4 phần thuộc 4 góc), rồi xem nách. Việc khám như vậy là để tìm
biết, hoàn toàn có tính cách xem xét, bạn hãy tin cậy để thầy thuốc khám được kỹ.
10.36. Bạn tự nắn vú như thế nào?
Bạn tự nắm vú thường xuyên để phát hiện có gì trục trặc không. Cách tự nắn vú như
sau: Nằm ngửa trên giường, duỗi hai chân. Dùng 4 ngón tay (trừ ngón cái) nắn từng
phần vuông trên mặt vú, cả 2 bên, lăn tròn vú bên xương sườn. Bạn nên lợi dụng lúc
đang tắm để nắn. Nằm trong bồn tắm, nước giúp các ngón tay bạn cảm nhận rõ hơn.
Và động tác cuối cùng là nặn núm vú xem có rỉ nước ở núm ra không? Việc soi vào
gương ngắm kỹ vú của mình cũng quan trọng: Bạn ngồi trên ghế, hai tay thả xuôi,
quan sát hình dáng, đường viền và tư thế của hai vú. Tất cả những điều bạn nhận xét
được hơi lại một chút đều phải ghi vào sổ (bị kéo sang bên trái hay bên phải, có chỗ
da nhăn lại, một vết lõm trước đây không có, da cứng lại v.v…)

10.37. X-quang vú.


Chụp vú không rắc rối hơn chụp các bộ phận khác, giúp ta biết rõ tình trạng sức khoẻ
của vú. Từ sau tuổi 40, hai, ba năm một lần bạn nên chụp. Bạn nên biết rằng 10%
trường hợp ung thư vú sờ không thấy gì mà chỉ phát hiện ra được bằng phim X-
quang, nếu bạn sợ X-quang nhiều có thể gây ung thư hoàn toàn không ngại, vì ngày
nay người ta đã có cách chuịp dùng lượng quang tuyến hết sức thấp gần như vô hại.
10.38. Đo nhiệt: bằng tia hồng ngoại.
Phương pháp này xuất phát từ nguyên tắc, các khối u và các bệnh ở vú đều toả nhiệt
khác với nhiệt độ của vú lành lặn. Tia hồng ngoại có khả năng phát hiện sự chênh lệch
nhiệt ấy. Tuy phương pháp này mới mẻ hơn chụp X-quang nhưng đáng tiếc là nó đưa
lại kết quả rất mơ hồ và trên thực tế chụp vẫn là tốt nhất.
10.39. Một cách khám khác: bằng sóng siêu âm.
Phương pháp rất mới, dựa trên hồi âm (hình ảnh phản lại) của những sóng siêu âm
được phóng vào vú. Cách này rất lịch sự và vô hại, kết hợp với cách chụp X-quang sẽ
giúp phát hiện rất rõ những nang thũng. Tất cả các phòng khám điện quang vú hiện
nay đều có thêm máy phát siêu âm để khám được đầy đủ hơn.
10.40. Vú chảy nước một cách không bình thường có đáng lo không?
Ngoài thời gian cho con bú mà có nước chảy ra thì đúng là không bình thường. Bạn
lấy tay ấn thấy đầu vú ứa ra một giọt. Có khi khá nhiều giống như sữa. Nếu cả hai vú
đều có hiện tượng này thì không đáng lo. Vì nhiều loại thuốc an thần có thể gây phản
ứng này trên vú. Cũng có khi việc sữa ra liên quan đến việc mất kinh. Đôi khi những
rối loạn này bắt nguồn từ rối loạn tuyến yên và cần phải tìm hiểu sâu hơn. Ngày nay,
có thứ thuốc tên là bromocriptine hoàn toàn không độc mà lại chặn đứng ngay được
những rối loạn trên. Nhưng nếu sữa chỉ chảy ra ở một bên vú và lại có màu lạ thì bạn
cần đến thầy thuốc ngay. Người ta sẽ chụp ống dẫn sữa, hơi đau nhưng cần thiết.
10.41. Cho con bú có cần thiết hay không?
Phải chăng bổn phận làm mẹ là phải cho con bú? Cuộc tranh luận này kéo dài trong
một thời gian khá lâu bây giờ đã dịu đi. Tuy nhiên, một số bà mẹ vì lý do này khác
không thể chon con bú được vẫn áy náy.
Lập luận của phái bắt buộc mẹ phải cho con bú tất nhiên có phần đúng: sữa mẹ do
thiên nhiên tạo ra để dùng vào việc nuôi con, có độ ấm, có đủ các chất dinh dưỡng và
muối khoáng cần thiết cho đứa trẻ, đồng thời thuận tiện và bảo đảm vệ sinh hơn dùng
bình sữa. Và lập luận được đưa ra mạnh nhất là trong sữa mẹ có những kháng thể giúp
trẻ sơ sinh chống lại bệnh tật. Sau hết là cho con bú sẽ gắn bó thêm tình cảm của mẹ.
Tuy nhiên lập luận ấy không hoàn toàn vững. Vì ngày nay, loại sữa gọi là “mẫu hoá”
còn đầy đủ chất dinh dưỡng và dễ tiêu hơn sữa mẹ, chưa kể sữa nhiều bà mẹ chất
lượng rất thấp. Còn những kháng thể thì hiện nay chưa có ai chứng minh là nó lọt
được vào dạ dày trẻ và có sức chống lại bệnh tật. Còn bú mẹ tiện và vệ sinh ư? Đấy là
người ta quên những tổn thương và nhiễm trùng ở vú mẹ là thứ rất thường xảy ra. Và
chuyện tình cảm gắn bó thì sao không tính đến nhiều khi việc cho con bú là một cực
hình đối với người mẹ? Chưa kể đến việc mẹ cho con bú bằng bình sữa cũng gây
nưhng đụng chạm xác thịt chứ? Nhất là nếu việc ấy người mẹ tiến hành trong tâm
trạng vui vẻ, thanh thản thì tác dụng tình cảm còn nhiều hơn so với việc cho con bú
một cách miễn cưỡng do áp lực của người chung quanh.
Cho nên, cái chính là nên để mỗi bà mẹ tự quyết định: có muốn và có thuận tiện cho
con bú hay nuôi con bằng sữa ngoài. Ngày nay 50% số bà mẹ cho con bú trong 2
tháng đầu, 20% cho con bú đến hết tháng thứ năm. Những nhà nhi khoa coi thế là tốt
vì họ đòi mẹ phải cho con bú ít nhất cũng thời gian đầu. Bởi vì thời gian nghỉ sinh hết,
vấn đề sẽ khá phức tạp, thậm chí mẹ không thể cho con bú được nữa. Họ lập luận: “ít
nhất thì cũng được lấy một tuần, rất cần thiết cho đứa con, đặc biệt sữa non và những
tế bào của mẹ có khả năng che chở cho con chống một số bệnh”. Đó là lời của bác sĩ
nhi khoa Edwige Antier.
Vấn đề còn lại: Các bà me còn phải tính đến cả những yếu tố gia đình và nghề nghiệp,
những khả năng khách quan của cuộc sống bản thân. Theo chúng tôi, điều quan trọng
là người mẹ tự quyết định cách nào thấy thoải mái nhất.
10.42. Bạn không cho con bú: cai sớm
Nếu bạn định không cho con bú thì không nên để sữa tiếp tục tiết ra, tốt nhất là quyết
định sớm. Thầy thuốc sẽ cho bạn uống bromocriptine (thuốc cai sữa) mỗi ngày hai
viên trong vai tuần lễ đến khi sữa hoàn toàn cạn, không lên vú nữa. Bạn không còn
phải thắt chặt ngực, phải nhịn uống nước, uống thuốc lợi niệu nữa. Tất cả những biện
pháp đó đều đã rút lui vào dĩ vãng. Ngày nay chỉ cần dùng thuốc có bromocriptine.
Bạn có thể thêm việc bó ngực bằng dụng cụ bó có bán ở các hiệu thuốc và uống
asspirine để giảm đau vì sữa bị tức có thể gây sốt nhẹ. Nhưng hai cách này bây giờ
cũng ít ai dùng.
Nói chung, nếu dùng bromocriptine thì chỉ 15 ngày sẽ yên ổn.

10.43. Cai sữa: có rút sữa hay không có rút nhưng rút ít?
Sữa lên làm bạn rất đau, nhưng bạn đừng nên nặn, chỉ có tác động nhất thời nhưng lại
kích thích thêm việc ra sữa. Nên nhớ rằng sữa lên là hiện tượng phản xạ. Đứa bé bú
sữa làm kích thích thêm việc lên sữa. Tại sao vậy? Núm vú báo tin lên vùng dưới đồi
rằng sữa sắp hết đang cần đưa tiếp. Vùng dưới đồi chỉ huy xuống tuyến yên ra lệnh
tiết ra hai hoóc – môn prolactine và ocytocine, một thứ kích thích tuyến sữa ở vú tiết
thêm nhiều và một thứ chịu trách nhiệm gây co thắt để đẩy sữa ra và sữa sẽ càng
nhiều thêm. Trái lại, nếu trẻ không bú hay ta không vắt sữa ra, núm vú sẽ không yêu
cầu với vùng dưới đồi và tuyến yên cũng không sản xuất ra hai hoóc-môn kia nữa, sữa
sẽ tự giảm dần.
10.44. Sữa ma là thế nào?
Tại sao vú trẻ sơ sinh cũng phồng lên và đôi khi cũng tiết ra “sữa”? Thứ mà người ta
gọi là “sữa ma”. Sự thật là thế nào? 70% trường hợp trẻ sơ sinh tự nhiên có vú phồng
lên (với trẻ trai thì vào ngày thứ 2 hoặc 3, với trẻ gái thì vào ngày thứ 4 hoặc 5) và
đúng là lúc ấy ở núm các em gái có tiết ra một thứ nước hơi giống như sữa thật.
Nguyên nhân rất đơn giản. Các hoóc – môn ngấm vào thai rất nhiều từ máu mẹ qua
rau. Khi thai nhi ra khỏi bụng mẹ thì nguồn cung cấp hoóc-môn ấy đột nhiên bị ngừng
và tạo nên sự “chảy sữa” kia. Đây cũng là dấu hiệu đứa trẻ bắt đầu cuộc sống tự lập.
Không cần phải điều trị gì hết, “sữa ma” sẽ tự hết.
10.45. Sữa non là gì?
Đó là sữa từ vú mẹ ra vào ngày đầu tiên. Đúng là chưa phải thật sự sữa mà là một chất
lỏng khá đặc, màu vàng nhạt hoặc nâu, chứa rất nhiều kháng thể và protéin. Ngày
xưa, người ta coi đây là thứ sữa “rửa ruột” cho đứa trẻ và giúp việc tiêu hoá của ngày
đầu tiên. Nhưng những năm gần đây, nhất là từ khi người ta hô hào mẹ trực tiếp cho
con bú, đã sinh ra cái lệ không cho bú vào ngày đầu tiên (24h) mà chỉ cho trẻ uống
nước đường. Theo chúng tôi, đã đòi trẻ bú sữa mẹ ngay từ đầu mà sao lại bắt đợi 24h?
Và nếu đúng cái lập luận nói ấy thì tại sa không cho trẻ bú sữa mẹ ngay từ giờ đầu
tiên và nhận luôn một liều sérum thật sự quý giá cho sức khoẻ của bé?
10.46. Cho con bú, cần lưu ý.
Cho con bú là một niềm vui, đồng thời cũng gây cho người mẹ nhiều phiền toái: đầu
vú bị nứt nẻ và những sự nhiễm trùng tại chỗ khiến vú đau nhức. Để tránh đến mức
tối đa, sau mỗi lần cho con bú, bạn cần rử kỹ núm vú bằng bông vô trùng thấm nước
cất và sau đấy phải lau thật khô (chính do ẩm ướt mà dễ sinh nứt nẻ), nếu cần có thể
bôi kem mỡ như glycérine chẳng hạn. Một vết tấy đỏ, một chỗ đau, một điểm nóng
trên da đều là dấu hiệu trước một áp – xe. Bạn đến thầy thuốc ngay vì ất có thể dùng
đến thuốc kháng sinh. Trong lúc chờ đợi, bạn hãy cho hút bớt sữa ra (ít nhất cũng bên
vú bị đau) để mầm bệnh không lây sang đứa trẻ. Chữa khỏi, lại có thể tiếp tục cho bú
cả hai bên.
10.47. Nhiều sữa quá, làm thế nào?
Trường hợp này hiếm thấy nhưng cũng vẫn có thể xảy ra. Dùng dụng cụ rút bớt sữa
chưa phải là giải pháp tốt, mặc dù ý nghĩ đầu tiên của bạn là hướng vào giải pháp ấy.
Tại sao? Bởi vì giải pháp “cơ học” chỉ làm dễ chịu được lúc đó, Nó càng làm sữa lên
nhiều hơn. Cho nên “Dụng cụ rút sữa” nên để dành lúc nào khác khi buộc phải dùng.
Tốt nhất là bạn hãy cho con bú một bên. Cho bú cả hai bên sẽ làm giảm lượng sữa lên
mỗi lần.
10.48. Cho con bú có làm vú xấu đi không?
Vẫn có 2 ý kiến, một là có và một là không. Thật ra vú được sử dụng với toàn bộ khả
năng nuôi con của nó, thế nào cũng bị vặn vẹo và làm da đỡ nó cũng phải căng quá
mức. Và sau một thời gian cho cn bú như vậy, vú như trải qua một trận bão táp, thế
nào cũng bị suy sụp (những bạn vú nhỏ chịu đựng dễ dàng hơn). Cho nên cặp vú sẽ
không thể “đẹp” như cũ.
Còn lập luận cho rằng cặp vú không được sử dụng cho con bú dễ mắc bệnh thì hiện
nay chưa có gì chứng minh và nếu bạn không cho con bú trực tiếp thì cũng đừng lo sẽ
bị “trời phạt” như nhiều lời đồn đại.

10.49. Trong thời gian cho con bú: dùng biện pháp tránh thai nào?
Thông thường, người ta dùng pi – luyn nhỏ, không chứa estrogène mà chỉ chứa lượng
nhỏ progestérone, không ảnh hưởng gì đến đứa trẻ, vì thấm vào sữa với một lượng
cực nhỏ và cũng không ảnh hưởng gì đến lượng sữa. Còn dùng pi – luyn bình thường
có cả estrogène lẫn progestérone thì tuy không ảnh hưởng đến lượng sữa nhưng lại
ảnh hưởng đến đứa con, nó lại phải nhận vào mình nhiều hoóc – môn quá. Ngoài pi –
luyn nhỏ, bạn có thể dùng:
- Hoặc bao dương vật trong vài tuần lễ đầu sau khi sinh con;
- Hoặc viên diệt tinh trùng, thường chỉ đạt kết quả 95% chứ chưa đủ 100%, nhưng dù
sao vẫn là tốt rồi.
10.50. Kinh nguyệt và rụng trứng trở lại: 4 tuần lễ sau khi cai sữa.
Hệ thống chỉ huy rụng trứng chỉ bắt đầu tiếp tục hoạt động sau 4 tuần lễ khi bạn cai
sữa hoàn toàn.
10.51. Không phải bao giờ cũng có thai trong thời gian đang cho con bú.
Người đang cho con bú, nói chung không có thai được vì lúc đó buồng trứng vẫn còn
nghỉ ngơi, nhưng trên thực tế, khá nhiều bà mẹ đã thụ thai trong lúc đang cho con bú.
Chính vì vậy mà bạn vẫn phải dùng biện pháp ngừa thai. Tốt nhất dùng viên pi – luyn,
bao dương vật, rất ít tác dụng vì âm đạo chưa trở lại kích thước bình thường. Cả đặt
vòng cũng vậy.
10.52. Đứng ăn “gấp đôi” cho cả con trong khi con bú.
Giống như thời gian thai nghén, tuy nhiên bạn nên có chế độ ăn hơi khác, nhiều
protein (thịt, cá, trứng, sữa) và nên đủ lượng đường cần thiết nhưng đừng quá nhiều.
10.53. Cai sữa là sao?
Là ngừng cho con bú. Việc này phải tiến hành dần dần, thay những bữa bú bằng sữa
“mẫu hoá” hoặc thức ăn lỏng, chất lượng tương đương. Thay dần như thế, hoóc – môn
ocytocine sẽ được tiết ra ít dần và sữa cũng giảm. Trường hợp này cũng như trường
hợp cai sữa sớm, người ta sẽ cho bạn uống viên bromocriptine là thuốc chống ra sữa
rất tốt.
10.54. Lợi ích progestérone từ tuổi dậy thì đến tuổi mãn kinh.
Progestérone là hoóc – môn của sự rụng trứng. Cho nên dễ hiểu là tuổi dậy thì (buồng
trứng mới bắt đầu làm việc) và tuổi mãn kinh (khi buồng mowisngbắt đầu chuệch
choạc), phụ nữ thường thiếu hoóc – môn này. Chính trong hai thời kỳ này của bộ máy
sinh dục nói chung và cả hai vú nói riêng, thầy thuốc thường cho bạn dùng thuốc có
progestérone. Hoóc – môn này còn dùng để cân bằng với estrogène tiết ra quá nhiều
làm bạn đau vú. Thiếu progestérone có thể gây nên cả bệnh mastose. Chưa kể, ngày
nay, hoóc – môn vẫn được coi là thứ thuốc tốt nhất phòng ngừa sự xuất hiện các khối
u. Ưu thế cuối cùng của thứ thuốc tuyệt diệu này là vô hại, không độc và hoàn toàn
không gây phản ứng phụ.
10.55. Thèm muốn và sinh sản.
Tạo hoá sinh ra vẻ đẹp tuyệt vời của cặp vú chính là để kích thích nỗi thèm muốn của
nam giới nhằm bảo tồn nòi giống. Nếu như người ta nhận thấy hình dạng và những
đường con tuyệt mỹ của cặp vú chỉ có thể có ở các thiếu nữ đang tuổi thanh xuân,
khoẻ mạnh và hệ thống hoóc – môn hoạt động tốt thì càng thấy thêm rằng vẻ đẹp của
cặp vú đâu phải tự nhiên mà có, chúng đòi hỏi phải được chăm sóc, trước hết bằng
cách giữ ginf sức khoẻ và tâm hồn lành mạnh.

10.56. Phẫu thuật thẩm mỹ? Tại sao không?


Cặp vú đóng vai trò quan trọng trong quan hệ tình ái và tình dục, cho nên cần phải
được đáp ứng những yêu cầu về thẩm mỹ. Những ai coi cặp vú là phương tiện quyến
rũ quan trọng thường đặc biệt quan tâm chăm sóc chúng. Một cặp vú xấu ảnh hưởng
đến toàn bộ vẻ đẹp của thân hình phụ nữ, chẳng hạn vú quá thấp, quá phẳng hoặc quá
to, thậm chí có bạn hầu như không có vú. Ngày nay đã xuất hiện môn phẫu thuật thẩm
mỹ để giúp khắc phục những cái không đẹp của cặp vú. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ nhìn
nhận không đúng, đánh giá không đúng về vẻ đẹp của bản thân. Khi đó môn tâm lý
liệu pháp còn quan trọng hơn phẫu thuật thẩm mỹ. Chúng tôi hy vọng rằng những
chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ chân chính biết nhận ra những yêu cầu đánh giá sai
lệch về vẻ đẹp của bạn thân họ.
Một điều đá khá rõ ràng, giải phẫu thẩm mỹ là thứ giải phẫu hết sức khó, đòi hỏi
những bàn tay thật sự thuần thục.
Cái khó thứ nhất là da vú rất lâu thành sẹo và dễ thành những sẹo lồi, méo mó, rất khó
nhìn. Cái khó thứ hai là sau khi chỉnh hình, cặp vú vẫn còn thiên hướng trở lại hình
dạng ban đầu của nó.
Cho nên, giải phẫu thẩm mỹ làm được gì? Chủ yếu là 3 việc: Nâng những cặp vú quá
xệ xuống, làm nhỏ lại những cặp vú quá to và làm to ra những cặp vú quá nhỏ. Làm
vú nhỏ lại là người ta phải động chặm tới chính tuyến vú, chỉnh đốn lại chỗ da thừa,
đặt lại núm vú đúng yêu cầu của bạn. Còn làm vú to ra thì phức tạp hơn.
Hy vọng khoa học sẽ tìm ra được những phương pháp nhẹ nhàng hơn và đáp ứng yêu
cầu chính đáng của phụ nữ, đồng thời cũng là yêu cầu của xã hội muốn nhìn thấy
nhiều người khoẻ mạnh và đẹp.
CHƯƠNG 14
TÌNH DỤC
14.1. Tại sao phải nói đến tình dục?
Sẽ có người cằn nhằn: “Sao lắm sách bàn đến tình dục thế? Đâu cũng thấy nói đến
tình dục. Trên sân khấu, màn ảnh, truyền hình, báo chí, tranh ảnh, áp phích, sách văn
nghệ, sách khoa học và cả trong câu chuyện phiếm hằng ngày. Đủ lắm rồi, ngán đến
tận cổ rồi. Không có gì là kín đáo, là thiêng liêng, là thơ mộng nữa. Tất cả chỉ là do
phong trào “tự do” mà thôi!”.
Nhưng theo chúng tôi, tự do trước hết do suy nghĩ và tự do đánh giá và muốn có suy
nghĩ đúng, đánh giá đúng, cần có một thông tin đúng và thật trung thực, nghiêm túc
để vạch rõ đâu là những nhận thức sai với sự thật và cũng cần có một giáo trình thông
tin khách quan về các vấn đề tình dục. Nó còn quan trọng và có giá trị giải phóng hơn
nhiều so với các thứ hàng được quảng cáo và bán đầy trong các “cửa hàng tình dục”
hay các pim, băng hình, pa – nô.
Đọc đến đây, biết đâu chẳng có người thốt lên “Cái chuyện ấy, ai chẳng biết từ thuở
bé, việc gì phải dạy nữa!”, Khốn nỗi, với trình độ văn minh ngày hôm nay, những
hiểu biết ít ỏi ngày xưa trở nên quá nghèo nàn và chứa đựng rất nhiều phỏng đoán sai
lầm. Thiết nghĩ không thể vừa tự do luyến ái lại vừ mù tịt chẳng hiểu gì về mặt khoa
học của luyến ái và tình dục.
14.2. Bạn cần phải biết đôi ba điều về “anh ấy”.
Trong quan hệ tình dục, cơ quan trọng yếu của nam giới là dương vật. Muốn đưa vào
âm đạo, dương vật phải cương lên được. Cương dương vật là một phản xạ, nghĩa là
không có ý thức chỉ huy. Chưa có hứng thì có muốn cũng không thể cương lên được,
mà đang hứng tình thì có muốn nó xẹp xuống cũng không nổi. Cái mà người ta nhắc
đến là hình ảnh thị giác và xúc giác kích thích dương vật cương cứng đều lọt ra ngoài
sự chỉ huy của ý thức.
Dương vật cương cứng được là nhờ những bộ phận xốp chứa nhiều lỗ hổng nhỏ. Khi
có sự thèm muốn, máu trào vào lấp kín các hốc ấy tạo cho dương vật có hình thù to,
dài và cứng. Nếu để ý ta sẽ thấy dương vật khi cương cứng chỉa lên phía trên và ra
đằng trước, phù hợp với trục của âm đạo. Sau khi phóng tinh, hết phản xạ hứng tình,
máu bèn rút ra khỏi các lỗ hổng trong thể xốp, khiến dương vật trở lại hình dạng ban
đầu, mềm nhũn và thõng xuống.
Chúng ta nói đến những động lực kích thích dương vật cương cứng lên, đó là nỗi
thèm khát tình dục gọi là sự hứng tình. Những gì tạo nên sự hứng tình? Ta khó có thể
xác định ranh giới, quy tắc. Những cảm xúc do đụng chạm (vuốt ve bộ phận sinh dục
của nữ cũng như nhận được sự vuốt ve từ phía nữ), do thị giác (nhìn thấy thân thể phụ
nữ chẳng hạn), những mùi, những thanh âm (tỉ như tiếng thì thầm mơn trớn) cộng với
nhiều yếu tố bên ngoài khác được coi là tác dụng gợi hứng. Xin nhắc lại, ở đây không
có quy tắc gì hết. Tuỳ mỗi người (tuỳ “văn hoá” tình ái của mỗi thời đại, mỗi chủng
tộc), chẳng hạn nhìn thấy một cặp vú trần, một gót chân nõn nà, một cái dzái tai kiều
kiễm (thần tiên) là có thể gợi nên sự hứng tình khiến dương vật cương cứng với ít
nhiều cảm giác hạnh phúc và hiệu quả.
Sự phóng tinh ở nam giới xảy ra đồng thời với khoái cảm cực độ ở nữ giới, kết thúc
quá trình giao hợp. Tinh dịch được phóng ra khỏi bộ phận sinh dục nam theo từng đợt
mạnh, mạnh đến mức nào là tuỳ theo từng người. Chúng ta biết kiểu phóng tinh từng
đợt như vậy không phải ngẫu nhiên, mà nhằm đưa tinh dịch vào thật sâu, tới tận cổ tử
cung để có thể gặp được trứng. Mỗi đợt phóng tinh ngắn và mạnh lại gây cho nam
giới một cảm giác khoái lại mạnh mẽ. Và sau đợt phóng tinh cuối cùng khoảng vài
giây hay vài phút tuỳ theo người, dương vật mềm lại như lúc trước. Tiếp sau đó là
một thời gian vô cảm, nghĩa là thản nhiên với bất cứ sự kích thích tình dục nào. Thời
gian vô cảm ấy có thể kéo dài vài phút cho tới vài giờ, tuỳ theo từng người nam.
Số lượng phóng tinh cũng giảm dần theo tuổi tác. Một số ít người, việc phóng tinh chỉ
diễn ra trong có một đợt chứ không chia thành nhiều đợt như mọi người khác.
14.3. Những sự giống nhau giữa nam và nữ.
Giữa nam và nữ có nhiều khác biệt, đúng thế và hai bộ phận chính của cơ quan sinh
dục của họ: dương vật và âm đạo được hình thành theo hai dạng trái ngược để khớp
vào nhau. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều điểm tương tự giữa họ. Bạn đã biết rằng âm
vật (hay âm hành) cũng có khả năng cương lên giống như dương vật và cũng có một
tuyến khiến người ta nghĩ rằng âm vật chính là quy đầu đã bị biến chất thoái hoá.
Chúng tôi không tán thành suy nghĩ đó nhưng rõ ràng có sự “tương tự” giữa hai vật.
Cả hai đều “cương cứng” lên để tạo khoái cảm tình dục.
Đáng buồn là rất nhiều đàn ông không biết đúng vị trí âm vật của nữ giới nằm chỗ
nào. Thậm chí một số phụ nữ, phải đến khi thủ dâm mới đụng tới và biết đến nó. Mà
âm vật mới chính là bộ phận tạo nên khoái cảm cao nhất. Nhiều phụ nữ “lãnh cảm”
thật ra là do chưa biết và chưa khai thác (hoặc chưa được khai thác) vai trò của âm vật
trong lúc giao hợp.
14.4. Sự hứng tình của phụ nữ thể hiện ra như thế nào?
Thể hiện qua việc âm vật cương cứng lên và chất nhờn tiết nhiều, bôi trơn khu vực âm
đạo và âm hộ. Chất nhờn này làm nhiệm vụ duy nhất: tạo điều kiện dễ dàng cho quy
đầu trượt đi, trượt lại trong âm đạp. Nước nhờn này do tuyến Bartholin tiết ra cộng
với chất nhầy ở cổ tử cung, nhưng chủ yếu là do âm đạo tiết ra do bị kích thích mạnh.
Cho nên cắt bỏ tuyến Bartholin cũng không ảnh hưởng gì bởi chỉ riêng âm đạo cũng
tiết đủ chất nhờn để bôi trơn đường đi của dương vật. Việc tiết chất nhờn cũng như
âm vật cương cứng không phụ thuộc vào ý thức mà do những kích thích tình dục cũng
giống như trường hợp dương vật cương cứng của nam giới.
14.5. Cảm giác “khoái lạc cực độ” của phụ nữ giống như thế nào?
Cảm giác này rất khó diễn tả bằng lời, cho nên ta thử so sánh với một cảm giác khác
có lẽ dễ thấy hơn. Nếu như đỉnh điểm của khoái lạc tình dục trong nam giới dễ tả hơn
thì cảm giác cực khoái của phụ nữ lại rất khó kể ra. Mỗi nhà văn, nhà thơ và tâm lý
học lại miêu tả nó một cách. Vậy lúc ấy người phụ nữ cảm thấy gì? Nó kéo dài trong
bao lâu? Cực khoái của âm vật có khác với cực khoái của âm đạo hay không? Có sự
khác nhau chăng, tuỳ theo đối tượng giao hợp, tuỳ thời điểm và tuỳ xúc cảm của phụ
nữ lúc đó? Có rất nhiều sự tinh tế trong truyện này, nhưng rõ ràng khoái cảm đỉnh
điểm của nam mà người ta thường đánh giá là “đơn giản”, đấy là điều thứ nhất. Điều
thứ hai, khoái cảm của phụ nữ xuất hiện từ từ và sau khi lên đến đỉnh điểm rồi cũng đi
rất chậm hoặc nói cách khác, khoái cảm nữ giới kéo dài khá lâu, trong khi nam giới
thì khoái cảm lên nhanh nhưng cũng nguội đi nhanh.
Việc khảo sát tương đối khoa học về khoái cảm của nữ được tiến hành ở Mỹ do hai
nhà nghiên cứu Master và Johnson đã được đánh giá ca, cả về mặt lý thuyết cũng như
trị liệu. Hai ông đã khảo sát và hỏi 487 phụ nữ và đưa ra một định nghĩa sau đây: Đó
là “sự đột nhiên ý thức của niềm khoái lạc tình dục, khu trú trong vùng âm vật nhưng
lan toả lên phía trên, tới vùng xương chậu”, đó là bước thứ nhất. Bước thứ hai được
Master và Johnson xác định: “Một cảm giác nóng bừng lan toả từ khung chậu ra khắp
người”. Và bước thứ ba: “Âm hộ và các bộ phận sinh dục trong khu vực rung lên nhè
nhẹ. Đó là những cơn co thắt bất giác kèm theo cảm giác tràn trề hạnh phục. Số
những rung động này từ 3 đến 12 là khoái cảm cao độ, người phụ nữ hoàn toàn thoả
mãn”.

14.6. Những vùng tạo hứng.


Là những nơi trên cơ thể khi bị kích thích có thể tạo nên thèm khát hoặc khoái cảm
tình dục. Chúng nằm ở đâu? Có người sẽ trả lời: Ở khắp nơi. Quả vậy, tất cả mọi chỗ
trên thân thể đều có thể tạo hứng tình dục. Tuy nhiên, vẫn có một số vùng “nhạy cảm”
hơn và mang tính chất chung cho hầu hết phụ nữ: cổ, mặt, môi, tai, vú (rất nhạy cảm),
lưng dưới, toàn bộ vùng âm hộ và bẹn (mặt trong của đùi). Đối với nam giới, toàn bộ
phần trên của cơ thể hầu như không tạo hứng mà chỉ phần dưới,cụ thể là bẹn, vùng
mông và dương vật (bao gồm cả chung quanh đó). Xin nhắc lại: không phải tất cả mọi
người đều giống nhau. Hơn nữa, có người dễ nhạy cảm tình dục, đụng vào nơi nào
trên cơ thể họ cũng có thể gây cho họ thèm khát tình dục. Nhưng có người rất ít nhạy
cảm về mặt này. Không thể có một cái mẫu cho tất cả mọi người.
14.7. Một nghệ thuật yêu mới.
Chúng ta không đi sâu vào từng kỹ thuật cụ thể mà nói khái quát là muốn cho cuộc
giao hợp đạt kết quả tốt và đem lại sự thoả mãn về cảm xúc thì người phụ nữ phải
được chuẩn bị để thật sự có hứng thú, phải cảm thấy thèm khát. Người nam giới hiểu
biết và quan tâm đến đối phương nữ, cần phải “hi sinh” một chút cho công việc chuẩn
bị này, bao gồm cả một loạt những đụng chạm, ve vuốt nhằm đẩy sự thèm muốn tình
dục của bên nữ lên gần tới điểm cực khoái.
Cách chuẩn bị cũng không phải đồng nhất, cho nên cần thăm dò bản thân và thăm dò
đối phương để biết những vùng nào tạo hứng cho đối phương nhiều nhất, nam giới
vừa ve vuốt, đụng chạm, vừa hỏi và bên nữ cũng mạnh dạn và thành thật hướng dẫn
thêm (“cao lên một chút”, “thấp xuống tí nữa”…) thốt lên những điều ấy khó lắm
chăng? Nhưng đấy lại chính là cách tốt nhất để bạn tự thạo cho mình sự thèm muốn
rất cần thiết cho việc giao hợp đạt kết quả mỹ mãn. Hai người cần phải nghe ngóng
nhau và chiều chuộng nhau. Ở đây không có vấn đề đạo đức, mà nếu có thì đạo đức
chính là ở chỗ quan tâm đến nhau, mong muốn tạo cho người mình yêu niềm sung
sương nhất có thể được.
14.8. Tại sao cần sự thèm khát?
Sự thèm khát tình dục chắc chắn là một trong những nguyên lý chủ yếu của nòi giống.
Nếu như không có sự thèm muốn và niềm khoái cảm tình dục, không khéo loài người
cũng như các giống vật khác sẽ lơ là chuyện bảo tồn nòi giống. Chúng ta ăn vì đem lại
sự thích thú, chúng ta ngủ vì ngủ khiến chúng ta khoan khoái. Nếu giao hợp mà không
đem khoái cảm nào thì sinh vật trên thế gian biến đi từ lâu lắm rồi.
14.9. Bệnh tật có thể gây thiểu năng tình dục ở nữ hay ham muốn được không?
Được chí, tỷ như bệnh đái tháo. Nhưng đấy là chuyện hãn hữu. Khi giao hợp không
đem lại thích thú thì ta phải tìm nguyên nhân, trước hết là nguyên nhân tâm lý. Trong
100 người thiểu năng tình dục chỉ có 4 – 5 người là do nguyên nhân bệnh tật. Các
“công cụ” làm tình chịu sự điều khiển chủ yếu của bộ não, do đó mà nảy sinh khá
nhiều phức tạp.
14.10. Khó khăn và khó khăn.
Trước hết hãy nói về những người sinh hoạt tình dục rất khó khăn, thậm chí không thể
giao hợp bình thường với người khác giới, hoặc có những người mà hứng thú tình dục
hết sức thất thường và cuộc giao hợp có đem lại khoái cảm hay không luôn luôn trở
thành chuyện không thể chắc chắn.
Loại thứ nhất rõ ràng là thiểu năng tình dục, cuốn sách này không thể đưa ra giải pháp
cho cả một loạt những trường hợp phức tạp ấy. Loại này nằm trên một biểu đồ tâm lý
hết sức đa dạng bao gồm cả những cá tính tâm lý và những rối loạn tâm thần và thiểu
năng tình dụch có nguyên nhân nằm trong tiềm thức và ký ức. Gặp trường hợp này
phải tìm đến các chuyên gia tâm bệnh, các nhà phân tâm học. Những trường hợp kể
trên may thay chỉ rất hiếm hoi. Đại đa số trường hợp “khó khăn” là những người vẫn
sinh hoạt tình dục bình thường và luôn vấp phải những trở ngại làm giảm khoái cảm
và có khi không thấy khoái cảm.
14.11. Hay gặp ở nam giới: phóng tinh quá sớm và bất lực không toàn phần.
Phóng tinh quá sớm là sau khi dương vật vừa cương cứng lên đã phóng tinh. Có
trường hợp nam giới chưa kịp đưa dương vật vào âm đạo. Có trường hợp đưa vào
được nhưng không đợi được đến lúc bên nữ đạt tứi điểm cực khoái. Bên nam được
hưởng khoái cảm nhưng tiếp sau đấy rơi ngay vào thời gian vô cảm và cuộc giao hợp
kết thúc ngay trong khi nữ giới chưa được hưởng khoái cảm. Bên nữ cảm thấy như bị
hụt, bị hẫng và rất khó chịu.
Cuộc giao hợp chỉ đạt kết quả mỹ mãn khi có sự nhịp nhàng, hai bên đạt đến điểm
cực khoái cùng một lúc. Sự bất lực tình dụch không hoàn toàn chính là ở chỗ bên nam
không giữ được dương vật cứng lâu để đợi đến lúc bên nữ sắp đạt đến đỉnh điểm
khoái cảm mới phóng tinh. Sau cuộc giao hợp, hai bên cảm thấy nặng nề như đã phải
chịu một sự thất bại.
14.12. Về phía nữ: co thắt âm đạo cản trở giao hợp
Sự co thắt này xảy ra bên ngoài ý thức. Âm đạo co thắt mạnh khiến dương vật không
dưa được vào và nếu cứ cố đưa, bên nữ sẽ rất đau. Co thắt âm đạo thể hiện thành một
sự khước từ dương vật. Chứng bệnh này rõ ràng là từ trong tiềm thức bên nữ và tạo
cho cặp nam nữ không biết bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống chung hàng ngày.

14.13. Bệnh giao hợp đau.


Bên nữ thấy trong lúc giao hợp, có khi đau nhiều đến mức viêc giao hợp không thể
thực hiện được. Nếu như đau ít thì cuộc giao hợp cũng không đem lại khoái cảm nào.
Đau có khi ở cửa âm đạo, có khi bên trong hoặc khi dương vật đưa vào mới đau,
nguyên nhân của bệnh này có rất nhiều và có một số trường hợp có thể cắt nghĩa
được. Chẳng hạn bệnh u màng trong tử cung hoặc những tổn thương lành tính trong
âm đạo do trùng trichomonase hoặc nấm. Việc giao hợp đau là tất yếu vì nó đụng
chạm tới màng nhầy đang bị tổn thương, vô cùng nhạy cảm. Một nguyên nhân khác
gây đau là do tư thế lúc giao hợp của hai người. Có những tư thế giúp cho dương vật
vào được thật sâu trong âm đạo… nhưng cũng dễ làm nữ giới đau, điều đó dễ hiểu.
Lời khuyên của chúng tôi rất đơn giản: nên tranh những kiểu giao hợp oái oăm.
14.14. Lãnh đạm tình dục: thật hay giả?
Lãnh đạm tình dục còn có tên gọi tắt là lãnh cảm. Không thể hphur nhân có nhiều
trường hợp bị lãnh đạm tình dục thật sự: Người phụ nữ không có khả năng thèm khát
tình dục hoặc hưởng khoái cảm trong giao hợp. Tình trạng lãnh đạm tình dụch hoàn
toàn này thể hiện qua việc sợ tiếp xúc với nam giới, có nguyên nhân sâu xa trong hệ
thần kinh của người đó. Nhưng chúng ta cũng đã thấy, sự lãnh đạm tình dục “giả” là
do bên phía nam giới không hiểu hoặc không muốn chiều chuộng bên nữ, tiến hành
vội vàng và thô lỗ. Bao nhiêu phụ nữ đã không được hưởng khoái cảm tình dụch chỉ
vì gặp người đàn ông như vậy. Cho nên khi nói đến lãnh đạm tình dục, chúng ta nên
thận trọng, phải tìm hiểu kỹ xem nguyên do ở đâu.
14.15. Bệnh thiểu năng tình dụch có thuốc chữa không?
Có, nếu như nguyên nhân nằm trong phạm vi bệnh học, chẳng hạn, bất lực tình dục do
bệnh đái tháo có thể chữa bằng cách chữa bệnh đái tháo hay bệnh giao hợp đau
nguyên nhân do viêm nhiễm âm đạo thì có thể chữa bằng thuốc kháng sinh trị bệnh
nhiễm khuẩn đó.
Còn nếu nguyên nhân thuộc phạm vi tâm lý thì rất phức tạp. Nhân đây cũng là lần nữa
xin tỏ lòng khâm phục hai nhà nghiên cứu Master và Johnson đã đề ra một loạt
phương pháp chữa bệnh tình dục có nguồn gốc tâm lý nằm sâu trong thế giới tiềm
thức.
Chẳng hạn, trường hợp phóng tinh quá sớm, thiểu năng tình dục ở đây không có
nguyên nhân tại chỗ: dương vật bình thường và có đầy đủ khả năng hoạt động, nhưng
bệnh nhân mắc bệnh này luôn bị ám ảnh trong đầu bởi những bối rối lo âu hay định
kiến nào đó, chúng cản trở anh ta. Hai ông Master và Johnson đã tìm ra những cách
chữa mà không cần hỏi đến các chuyên gia phân tâm học. Ở đây dùng phương pháp
squeeze chỉ phải dùng một động tác đơn giản: lấy tay bóp vào dương vật. Kỹ thuật
này nếu dùng thạo có thể đảm bảo tới 95 – 98% kết quả. Tất nhiên không giải quyết
được căn nguyên sâu xa trong tiềm thức nhưng ít nhất cũng “trấn áp tại chỗ” được lúc
đó và giúp cho bệnh nhân có thể sinh hoạt tình dục bình thường với phụ nữ.
Gần đây xuất hiện cả một khoa học về giới tính giúp nam nữ những hiểu biết lý thuyết
cũng như về kỹ thuật thực hành để giải quyết những trục trặc có thể xảy ra trong sinh
hoạt tình dục. Sau đây, chúng tôi sẽ nói rõ thêm về môn khoa học này và vai trò của
nó trong đời sống.
14.16. Những chuyên gia tình dục học.
Khoa học tình dụch dần dần trở thành một môn khoa học riêng biệt, tất nhiên có quan
hệ mật thiết với phụ khoa và xã hội học, phân tâm học cũng như những khoa học ít
nhiều liên quan đến nó. Đã xuất hiện những phòng khám, những bệnh viên điều trị và
cả một đội ngũ chuyên gia am hiểu và có uy tín. Môn khoa học này ngày càng tỏ ra
cần thiết và trên thực tế đã giải quyết được rất nhiều trường hợp, giúp nhiều bệnh
nhân hưởng được cuộc sống tình dục mỹ mãn. Rất đáng tiếc là trước nhu cầu chính
đáng của các bệnh nhân, đã xuất hiện một số “lang băm” trong ngành. Hy vọng các
bạn với biểu biết và kinh nghiệm bản thân, biết phân biệt những chuyên gia chân
chính và những kẻ “bịp bợm”, bởi vì đây là một lĩnh vực tinh tế và đòi hỏi ở các thầy
thuốc tình dục những hiểu biết sâu và rộng về thế giới tiềm thức con người.
14.17. Làm cách nào cải tiến được hạnh phúc tình dục?
Trước hết là gạt đi mọi cản trở đang nằm trong đầu óc chúng ta và trong những thói
quen của xã hội. Bởi vì tự do tình dụch chỉ có thể đạt tới nếu như những cấm kỵ tồn
tại bao lâu nay bị đem ra mổ xẻ và phân tích. Thật đáng buồn là bao nhiêu mặt của
sinh hoạt tình dục cho đến nay vẫn còn bị một số người coi là tội lỗi. Thủ dâm bị coi
là xấu xa. Tình dụch đồng giới bị coi là “ô nhục”. Như vậy thì làm sao mà một thanh
niên trẻ dám đề cập đến bản năng giới tính của mình một cách thanh thản được?
Chúng tôi nghĩ rằng sự lành mạnh trong sinh hoạt tình dục chỉ đạt được khi chúng ta
xét lại thang bậc giá trị trong lĩnh vực tình dục. Khi rất nhiều thứ bị lên án một cách
oan uổng và phản khoa học là “bẩn thỉu”, “xấu xa”, là “đáng ghê tởm” thì sẽ còn xảy
ra nhiều stress về tinh thần.
Thiết tưởng, đã đến lúc cần thông tin về các kiến thức khoa học trong quan hệ tình
dục tại các trường phổ thông, trung học và nhất là tại gia đình. Việc này sẽ không dẫn
đến quan hệ tình dục bừa bãi như nhiều người lầm tưởng, mà trái lại sẽ thanh toán
được biết bao băn khoăn thầm kín và sẽ đơn giản hoá được các vấn đề.
Trong cuộc sống, muốn khoẻ mạnh và sáng tạo tốt, con người ta phải được tươi vui,
yêu đời. Hạnh phúc tình dục sẽ góp phần tạo nên rất nhiều trường hợp, giúp nhiều
bệnh nhân hưởng được cuộc sống đó. Chúng ta cần tìm hiểu để giảm bớt những nỗi
khổ không đáng có chỉ vì chưa được thông tin đầy đủ về bản thân chúng ta và thân thể
chúng ta.
14.18. Liệu có chứng “hoá thành đàn ông” thật không?
Có chứ, nếu như bạn thích dùng cái cụm từ hài hước đó. Thật ra là thế nào? Khoa học
đã chứng minh và đã thấy trên thực tế, những hoóc – môn sinh dục nam đưa vào cơ
thể phụ nữ có khả năng tăng khoái cảm tình dục cho phụ nữ. Nhưng những hoóc –
môn nam ấy đồng thời lại có tác dụng hơi phiền là làm mọc ria mép và biến đổi giọng
nói của phụ nữ trở nên trầm hơn và khàn hơn. Cho nên không thầy thuốc nào dám kê
đơn các hoóc – môn sinh dục nam cho nữ bệnh nhân và cũng chưa bệnh nhân nữ nào
dám đề nghị cho những thuốc đó chỉ vì lý do tình dục.
Tuy nhiên, bạn vẫn có quyền lựa chọn. Và cũng cần nói thêm rằng những thuốc
“cường dương” hoặc “tăng khoái cảm phụ nữ”… bán trên thị trường hầu hết chỉ có
tác dụng tâm lý. Xin lấy một ví dụ ngoài lề: Một em bé đêm ngủ, hay mê sợ. Tối hôm
đó, trước khi em đi ngủ, mẹ em đưa một tách nước đường và bảo đấy là thuốc chữa để
khỏi mê sợ. Em uống và đêm đó ngủ rất ngon, không mê thấy gì đáng ghê sợ nữa. Các
thuốc nói trên cũng gần như vậy. Tác dụng tâm lý chiếm 30% hiệu quả. Cho nên…
tuỳ bạn.

14.19. Tình dục đồng giới là như thế nào?


Là muốn tìm khoái lạc tình dục với người cùng giới tính.
14.20. Tình dục đồng giới có bình thường không?
Chúng tôi chẳng muốn sa vào cuộc tranh luận loại này. Chỉ xin nói rằng tình dục đồng
giới xảy ra rất hiếm so với tình dục dị giới, cho nên đã không được xã hội chấp nhận,
bị lên án oan uổng và khinh bỉ oan uổng. Cũng cần nói thêm rằng tình dục đồng giới
thì loại người sẽ bị tiêu diệt. Cũng có thể chính cách nghĩ như thế đã tạo cho xã hội có
ác cảm với nó. Vì những người tình dục đồng giới khác với mọi người xung quanh và
theo quy luật tự nhiên, một cơ thể luôn luôn “đẩy ra” những nhân tố lạ nằm trong cơ
thể mình. Phải chăng chỉ vì như thế? Chúng tôi chỉ xin đưa ra như vậy để chúng ta
cùng suy nghĩ thêm.
14.21. Y học giải thích ra sao về hiện tượng tình dục đồng giới?
Thoạt đầu người ta nghĩ, chứng tình dục đồng giới luôn xảy ra phải có một số yếu tố.
Nhưng đi tìm về mặt y học và sinh lý học thì đều không thấy. Chẳng hạn đã có lúc
người ta thử đi tìm xem hay là trong phụ nữ thích làm tình với người đồng giới có quá
nhiều hoóc – môn sinh dục nữ? Nhưng người ta thấy không phải như thế. Rồi người ta
lại đi tìm mật mã di truyền, trong nhiễm sắc thể có sự rối loạn nào không, cũng không
thấy gì. Bây giờ, khoa học chỉ mới kết luận: nguyên nhân tạo nên chứng tình dục
đồng giới nằm sâu trong tổ chức của cá tính con người đó, còn tổ chức đó hình thành
như thé nào thì chịu. Hy vọng các nhà phân tâm học và các chuyên gia về vô thức sẽ
tìm ra được thêm gì đó.
Chúng tôi chỉ xin lưu ý một điều là sẽ có hại nếu ta ngăn cấm hay đàn áp ý muốn
quan hệ tình dục với người cngf giới của những “bệnh nhân” này. Thông thường
người tình dục đồng giới luôn bị mặc cảm và mang tâm trạng không thăng bằng. Về
mặt này phải nói rằng cách nhìn nhận và xử sự bất công đói với họ bắt nguồn từ
những định kiến cổ hủ và độc đoán. Hy vọng rằng trong một khung cảnh xã hội tốt
đẹp và công bằng hơn trong tương lai sẽ để cho họ được sống yên ổn, không bị khinh
rẻ hoặc đàn áp. Vì lẽ một xã hội tiến bộ chính là một xã hội rộng lượng hơn đối với
những tật bệnh của con người không phải ho họ muốn mắc.
14.22. Có môn bệnh học riêng cho người tình dục đồng giới?
Có. Chẳng hạn với nam giới, hậu môn và vòng cơ trong của nó đâu phải là nơi thiên
nhiên sinh ra để đón nhận dương vật? Cho nên, hai nơi đó rất dễ bị thương tổn và phải
có thầy thuốc chuyên khoa về khu vực đó điều trị. Loại bệnh này nhiều khi rất nặng.
Với phụ nữ thì đơn giản hơn, họ không phải tìm đến thầy thuốc bởi vì dâm đạo thích
ứng được với đủ loại vuốt ve và đưa tay vào.
Nhưng hiện nay có thêm bệnh SIDA là bệnh đặc biệt dễ mắc đối với những người tình
dục đồng giới nam. Nhưng đến ngày hôm nay thì nhiều người tình dục dị giới cũng
đang mắc bệnh SIDA rất nhiều.
14.23. Hiếp dâm là hành động đáng ghê tởm.
Còn gì dã man và đáng ghê tởm hơn hiếp dâm, nếu điểm tất cả những cách hành hạ về
thân thể và tâm hồn? Hiếp dâm bao giờ cũng từ đàn ông với nạn nhân là phụ nữ.
Nguyên do là ở thế yếu về cơ bắp và cả về tình dụch nữa. Âm đạo là nơi bất cứ lúc
nào người khác cũng có thể cưỡng bức được. Trái lại phụ nữ không thể hiếp dâm nam
giới được vì dương vật nếu không hứng thú, không cương cứng lên được. Hơn nữa,
hành động tàn ác và ghê tởm này hình như còn có nguồn gốc từ tính “hung hăng” của
nam giới và cái tính “hung hăng” ấy lại còn được ca ngợi qua bao nhiêu thế kỷ bởi
loại văn chương bạo liệt và chiến đấu, trong đó việc hiếp dâm được miêu tả và đánh
giá là một trong những biểu hiện cao nhất của người chiến binh anh hùng… Kết quả,
nạn hiếp dâm là tàn tích cuối cùng của sự đô hộ nam giới đối với nữ giới. Ở đây phụ
nữ không còn được gọi là người mà chỉ là một đồ vật, thậm chí một con vật để đàn
ông sử dụng.
Rất tiếc cho đến nay, xã hội loài người đã văn minh nhưng tội hiếp dâm vẫn chưa
được trừng phạt xứng đáng. Người ta luôn nêu những hoàn cảnh này hoàn cảnh kác
để giảm án, kể cả viện ra cái cớ cực kỳ vô lý là do kẻ phạm tội ít nhiều bị nạn nhân
kích thích sự thèm muốn.
14.24. Tránh để khỏi bị hiếp dâm?
Do tình trạng như vậy, phụ nữ nên nghĩ cách tránh trước. Coi chừng những người vẫy
xe đi nhờ, đừng cắm trại ở nơi hẻo lánh, vắng vẻ, tránh đi về nhà đêm khuya. Dù sao
chúng ta cũng thấy buồn cho một thế giới mà phụ nữ luôn phải ngay ngáy lo bị cưỡng
bức. Rất mong loài người tiến bộ lên, cách suy nghĩ thay đổi và phụ nữ ra đường một
mình giữa đêm khuya cũng không phải lo ngại gì.
14.25. Nếu bạn đã không may bị hiếp dâm?
Đi báo ngay cho cảnh sát và đòi được khám nghiệm để biết mức độ thương tổn, ngoài
ra chú ý:
- Tính ngay việc dùng một viên “ngừa thai vào sáng hôm sau” hoặc đặt vòng.
- Đi thử siêu vi khuẩn HIV (bệnh SIDA) định kỳ ba tháng rồi sáu tháng, mười hai
tháng một lần vào thời gian sau khi bị hiếp dâm.
(Please wait for the next posting)

CHƯƠNG 11
BỆNH PHỤ KHOA

11.1. Điều trị “khí hư”


Có người phụ nữ nào thoát được nỗi khó chịu này. Khí hư là triệu chứng khiến 80%
bệnh nhân nữ tìm đến thầy thuốc phụ khoa. Tất nhiên người “bình thường” tì không bị
khí hư, nhưng ai dám vỗ ngực lúc nào cũng hoàn toàn khoẻ mạnh, không hề bị cúm
bao giờ? Cho nên nếu bạn có thấy khí hư, đừng có hốt hoảng. Tuy nhiên mỗi loại khí
hư đều có nguyên nhân riêng và cần điều trị đúng cách. Đừng nghe có thầy thuốc nói
“Đấy là một trong những phiền nhiễu đối với phụ nữ” đề rồi không chữa. Nói thé
không đúng. Khí hư cần phải chữa và chữa được.
Nguyên nhân là âm đạo hoặc cổ tử cung tiết ra quá nhiều chất nhờn, phần lớn do
nhiễm khuẩn, ít khi do rối loạn hoóc – môn hay dị ứng.
11.2. Những triệu chứng ngứa, phồng da, đau bụng dưới.
Nên nhớ rằng không làm gì có triệu chứng điển hình cho các bệnh nhiễm khuẩn
đường sinh dục. Tất nhiên trước hết là khí hư (có thể trắng, xanh lá cây hoặc vàng,
loãng và đặc, không mùi hay mùi khẳm…) nhưng khí hư có tiết ra ngoài rất ít khiến
bệnh nhân không để ý.
Trong lúc khám phụ khoa thường kỳ, nhiều khi thầy thuốc phát hiện ra những nhiễm
khuẩn âm đạo hoặc cổ tử cung mà bệnh nhân hoàn toàn không biết.
Trái lại, những dấu hiệu bệnh nhân đưa ra khi đến tìm thầy thuốc lại hết sức đa dạng.
Nhưng khi khám, thầy thuốc không thể làm được. Những triệu chứng bệnh nhân
thường kể là: ngứa âm hộ, sưng rát âm đạo, đi tiểu buốt, giao hợp thấy đau và nđau
tiếp diễn khá lâu sau đó. Khí hư ra nhiều vào lúc trước, trong hoặc sau kỳ hành kinh
và bệnh nhân còn lấy làm lại tại sao sau một giao hợp “khả nghi” thấy khí hư ra
nhiều… hoặc thú nhận là đã bị nhu thế này mấy tháng nay rồi. Rồi họ kêu đau bụng
dưới, đau trong hông (có người kêu là đau thận)... Và tất cả những triệu chứng ấy đều
kèm theo sốt và ra ít huyết sau khi giao hợp.
Muốn chữa khỏi những triệu chứng ấy, phải tìm cho ra đích danh thủ phạm: khám phụ
khoa đã đành, nhưng còn cần tìm vi khuẩn bằng xét nghiệm.
11.3. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Những lời kể của bệnh nhân không đủ để thầy thuốc xác định nguyên nhân mà phải
tiến hành khám phụ khoa toàn diện để biết tính chất của khí hư, những chỗ tổn thương
ra sao. Thầy thuốc có thể sinh thiết ngay niêm dịch để đưa vào kính hiển vi soi xem
có thấy nấm hay trùng trichomonase không. Nhưng thông thường thầy thuốc gửi bạn
đi xét nghiệm ở các phòng xét nghiệm chuyên môn.
11.4. Những vật phẩm đưa đi xét nghiệm.
Không có gì khiến bạn phải sợ hãi, chỉ là người ta dùng chiếc que như chiếc tăm có
boonghay lấy niêm dịch ở vài chỗ: lỗ tiểu, hậu môn, âm đạo, cổ tử cung và những
tuyến Skene và Bartholin. Xin nhắc lại bạn không thấy đau gì hết, có chăng chỉ hơi bị
vướng do mỏ vịt mở ra mà thôi.
Chỉ cần chú ý, trước khi đến phòng xét nghiệm, đừng làm vệ sinh âm đạo trong vòng
24 tiếng đồng hồ.
11.5. Các thứ "nấm" ấy là do đâu?
Hiện nay, người ta ngày càng phát hiện phụ nữ hay có nấm. Phải chăng đã dùng quá
nhiều kháng sinh làm thay đổi độ pH trong tử cung, tạo điều kiện cho các nấm phát
triển? Hoặc cũng do viên ngừa thai và các thuốc diệt tinh trùng làm ảnh hưởng?
Nhưng giả thiết thứ hai xem chừng ít đáng tin hơn.
Các nấm từ đâu tới? Có thể giao hợp hoặc ăn gì đó (trường hợp này, ruột là nơi
chuyên chở thủ phạm tới), mà cũng có thẻ chỉ do đụng chạm ngoài da.
Nấm có thể có trong nước (coi chừng các ao, hồ, kể cả các bể bơi).Ngay nước biển
cũng có thể là thứ dẫn nấm. Coi chừng cả cát ngài biển, không được nước biển "rửa
sạch" lắm đâu. Nguy nhất là bãi cát ven sông, ven hồ mà các bạn nằm phơi nắng.
Thứ nấm gây bệnh hay gặp nhất là candida albica làm cho khí hư ra ít, màu trắng và
khá đặc, giống như váng sữa hoặc những viên nhỏ giấy thấm ngấm nước. Loại nấm
mà nếu ở trong âm đạo thì không tạo khí hư và cũng không tỏ dấu hiệu gì có thể phát
hiện bằng mắt, nhưng lại làm bạn rất ngứa, những chỗ đỏ ở âm đạo và âm hộ khiến
bạn hết sức khó chịu. Khi đó giao hợp sẽ rất khó khăn và đau đớn. Tuy thứ nấm này
không gây nguy hiểm nhưng làm ta ngứa ngáy đến mức không chịu đựng nổi. Bạn
hãy kiên trì điều trị và chắc chắn sẽ khỏi.
11.6. Một cách điều trị nấm giản dị.
Chữa nấn thường đơn giản, dễ khỏi. Có thứ thuốc hình trứng đặt vào âm đạo dùng
trong 6 ngày là khỏi. Cũng có thể uống thuốc từ 6 đến 10 viên mỗi ngày, trong 12
ngày liền. Ngoài ra có thể bơm dung dịch kiềm nâm (chủ yếu là bicarbonate Na) vào
âm đạo và bôi thuốc mỡ chống nấm bơm vào những khu cần chứa (âm hộ, bìu và
dương vật nam giới).
Thuốc chữa nấm thì nhiều và đều có công hiệu. Nhưng bệnh dễ tái phát và bạn sẽ phải
chữa lại nhiều lần. Nhiều bạn, bệnh đã khỏi nhưng cứ mỗi lần giao hợp, bệnh lại tái
phát. Cho nên phải chữa cả bên nam vì bên nam cũng dễ bị mắc. Và cuối cùng xin
nhắc lại lần nữa là nấm không phải bệnh nguy hiểm.
11.7. Trùng trichomonase (20% phụ nữ mắc) thường là lây trong lúc giao hợp.
Trichomonase là một loại ký sinh trùng, hết sức hay mắc, gây đau rát ở âm hộ và âm
đạo, khiến cho khí hư ra nhiều, loãng, màu xanh nhat, hơi có bọt và mùi rất khó chịu.
Thông thường là lây theo con đường giao hợp, cũng có thể do mặc quần áo bẩn và do
ruột đưa sang. Bệnh không nghiêm trọng nhưng cần chữa cẩn thận vì dễ bị tái phát.
11.8. Trichomonase: Nam giới cũng phải chữa.
Ngay cả trường hợp nam giới không có biểu hiện gì nhưng rất có thể mang bệnh tiềm
ẩn. Cho nên phải thuyết phục để bên phía nam giới cũng cùng chữa. Chỉ 3 - 4 ngày là
thấy dễ chịu nhưng vẫn phải dùng cho hết liều quy định. Thường 90% trường hợp
khỏi. Nếu là thuốc metronidazole thì phải kiêng uống rượu trong thời gian dùng
thuốc. Dạ dày không chịu đựng nổi hai thứ cùng metronidazole + rượu.
11.9. Gạc thấm để quên trong âm đạo cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Nếu bạn để quá lâu mà không lấy ra là bệnh dễ xuất hiện và vi khuẩn có thể lan lên
đến tận vòi trứng.
Bạn đừng coi thường. Tình trạng "quên" rất hay xảy ra. Khi đó, khí hư sẽ có mùi hôi
rất khó chịu. Bạn hãy lấy ngay ra bằng cách ngồi xổm và dùng ngón tay đã bôi
vaseline hoặc nhờ thầy thuốc phụ khoa lấy ra hộ.
11.10. Cần phải chịu đựng những viên thuốc trứng.
Khi nói đến thuốc trứng chữa khí hư là phụ nữ nào cũng ngại chỉ vì một lý do là
những viên trứng dễ tuột ra ngoài. Những ai chưa quen với môn phụ khoa nên biết
rằng thuốc dùng chữa các bệnh nhiễm trùng ở âm đạo cũng như cổ tử cung đều được
chế dưới hình thức viên trứng, hơi mềm, có thể nhét vào âm đạo. Viên này có tác
dụng mạnh và trực tiếp. Dùng điều trị tại chỗ bao giờ cũng tốt hơn là dùng theo kiểu
toàn thân bằng cách uống các loại kháng sinh.
Viên trứng được nhét vào âm đạo sẽ tan dần và tác động vào toàn bộ mặt trong của
âm đạo, vào đúng ngay những vị trí tổn thương. Có thể dùng thứ màng mỏng đắp bên
ngoài để giữ thuốc, dùng gạc thì không nên vì có thể giảm tác dụng của viên trứng
trong thời gian dùng thuốc.
11.11. Vài lời khuyên giúp các bạn tránh được những khó chịu về bệnh phụ
khoa.
Không ai có thể tin chắc là mình không bị mắc bệnh phụ khoa. Những trục trặc phụ
khoa dính liền với hoạt động tình dục bình thường. Nếu muốn hoàn toàn không mắc
bệnh phụ khoa, chỉ có cách là không tiếp xúc với nam giới, chịu nhịn hoạt động tình
dục, không mang thai và không uống viên ngừa thai! Sau đây là vài lời khuyên giúp
các bạn giảm bớt những nỗi khó chịu:
1. Nếu bạn dùng thuốc kháng sinh theo đường uống (bất kể lý do gì: viêm họng, viêm
phế quản...) các bạn đều nên kết hợp dùng viên trứng chống nấm đặt vào âm đạo.
2. Nếu bạn hay bị nấm tái phát thì không nên dùng viên ngừa thai mà nên đặt vòng
hoặc màng ngăn.
3. Chú ý thay gạc vệ sinh đều đặn.
4. Lúc đi ngoài xong, bạn nên chùi bằng cách đwa giấy vệ sinh theo chiều từ âm hộ và
hậu môn để tránh đưa mầm nấm từ hậu môn về phía âm hộ. Ở nơi công cộng cũng
như ngồi tau xe, bạn nên coi chừng ghế và mọi chỗ đặt mông lên.
5. Khi bị trùng nâm trichomonase, coi chừng đối tượng nam giới. Rất có thể bạn lây
anh ta. Nếu như ban không thuyết phục được bên nam giới cùng điều trị song song thì
yêu cầu anh ta dùng bao dương vật.
6. Vài yêu cầu khác: trước khi giao hợp, cần rửa bàn tay sạch sẽ. Nên nhớ rằng sạch
sẽ tinh khiết giúp cho việc ôm ấp, vuốt ve thêm phần thích thú.
11.12. Coi chừng một số xà - phòng, một số muối tắm.
Nếu bạn không thích dùng xi - líp bằng ni - lông hoặc một loại xà - phòng nào đó thì
đừng cố. Bởi vì cần tránh những thứ gì mà bạn thấy không thích hợp và kích thích
niêm mạc da của bạn. Nhiều bệnh nhiễm đường sinh dục là do bạn quên không thay
gạc thấm vệ sinh đúng thời hạn hoặc vì màng ngăn đặt không tốt vì chiếc quần bó quá
chật. Cẩn thận cả việc dùng viên ngừa thai đặt vào trong âm đạo. Nên nghi ngờ những
loại "vệ sinh" mà da của bạn không chịu, các loại chất khử mùi làm kích thích da, các
thứ "muối" tắm hoặc xà - phòng nhiều bọt... có thể gây dị ứng cho da của bạn. Nên
nhớ rằng nhiều khi chỉ cần gạt bỏ nguyên nhân gây viêm là bệnh đã khỏi rồi.

11.13. Nút thấm gạc vệ sinh cần thay luôn.


Hiện nay, phụ nữ phổ biến dùng nút thấm trong thời gian hành kinh. Dúng là rất tiện
lợi, vừa dễ mang, vừa kín đáo, huyết ra thấm vào trong đó cũng hạn chế cả việc bốc
mùi. Nhưng nhiều phụ nữ dùng cả trong lúc có khí hư và hay lơ đễnh, không thay kịp
thời. Đấy là một trong những nguyên nhân dễ gây viêm nhiễm đường sinh dục nhất.
Bạn nên nhớ rằng thời gian kinh nguyệt, vi khuẩn rất dễ tác động, cho nên cần hết sức
cẩn thận trong việc sử dụng nút thấm và phải thay luôn.
11.14. Khí hư có thể có ở các thiếu nữ mới lớn.
Con gái bạn nhăn nhó, hay gãi và rây bẩn ra đũng quần? Bạn nên biết rằng vào tuổi
non trẻ ấy, con gái vẫn có thể bị viêm nhiễm, thường là ngoài âm hộ, ít khi vào âm
đạo. Các em có thể bị dị ứng (vải xi - líp, vải quần thô nhám cọ sát vào da) hoặc bị
nấm cũng như trùng trichomonase. Coi chừng co khi các em thủ dâm và cho thứ gì đó
lọt vào âm đạo (khuy, cặp tóc, que diêm...).
Thầy thuốc khám cũng nên nghĩ đến bệnh đái tháo. Đừng nên coi thường thứ gì và ở
đây vai trò người mẹ cũng như cách chữa (thường là nhỏ vào âm đạo những dung
dịch kháng thích hợp).
11.15. Mang thai là không sợ mắc bệnh viêm nhiễm nữa?
Có người quan niệm có thai là tránh được các viêm nhiễm đường sinhdục, thế là lầm.
Chúng ta thấy trong thời gian mới có thai, thường khí hư ra rất nhiều. Nói chung khí
hư ấy không có hại và không cần chữa chạy gì nhưng những vi khuẩn Doderlein chứa
rất nhiều trong chất nhầy âm đạo tuy mang tính a - xít, có tác dụng diệt khuẩn, nhưng
lại tạo thuận lợi cho nấm phát triển, nấm và trùng trichomonase có nhiều khả năng
xâm nhập. Tốt nhất là nên điều trị bằng viên trứng chống nấm hơn là uống thuống
kháng sinh, có thể hại cho thai.
11.16. Khí hư vào tuổi mãn kinh: Cần tìm nguyên nhân.
Đừng nghĩ mãn kinh rồi thì bạn được yên ổn. Không đâu, mỗi thời kỳ đều có những
rắc rối của nó. Do không còn hoóc - môn estrogène nữa, trứng thôi không rụng lại
sinh ra một loại rắc rối khác, vi khuẩn Doderlein hết, thế là môi trường a - xít trong
âm đạo chấm dứt, không còn sự bảo vệ chống các vi khuẩn xâm nhập. Niêm mạc khô
đi không còn thứ gì giữ độ ẩm trong đó để chống vi khuẩn. Cho nên khi thấy khí hư
ra, bạn cần cảnh giác và đến thầy thuốc khám tìm nguyên nhân ngay.
11.17. Sau khi khỏi, phải khôi phục lại âm đạo.
Bạn viêm nhiễm đường sinhdục, bạn uống thuốc kháng sinh hay đặt thuốc tại chỗ.
Bạn đã biết, kháng sinh diệt vi khuẩn nhưng đồng thời cũng giết luôn những mầm tốt
mà bây giờ chúng ta cần phải khôi phục lại. Cũng như việc khôi phục vi khuẩn có ích
cho đường ruột sau một đợt điều trị bằng kháng sinh thì việc khôi phục này cũng cần
thiết đối với đường sinh dục, trước hết lại gây vi khuẩn Doderlein có bán sẵn trong
các hiệu thuốc những viên trứng chứa mầm vi khuẩn quý giá này.
11.18. Khí hư thật và khí hư giả
Cần phân biện khí hư thật (cần phải điều trị) và khí hư giả, thật ra là chất nhờn bôi
trơn do cổ tử cung tiết ra, hoàn toàn vô hại. Chất nhờn này được tiết ra cùng với lúc
rụng trứng do hảnh hưởng của các estrogène, nếu như estrogène được sản xuất ra
nhiều hoặc có khi do viên estrogène mạnh mà thầy thuốc kê đơn cho bạn vào sau lúc
sinh đẻ hoặc nạo thai. Bạn nên cẩn thận đừng lẫn lộn hai thứ. Và nếu còn nghi ngại thì
tìm đến thầy thuốc.

11.19. Hai cách thanh toán viêm nội mạc: kháng sinh hoặc tia la - de.
Bạn thấy khí hư ra nhiều, bạn đến khám ở thầy thuốc và ông ta bảo: nội mạc bị nhiễm
trùng. Nội mạc là gì? Đó là một miếng màng nhầy ở mặt trong cổ tử cung, thỉnh
thoảng không hiểu tại sao lại bị lộn mặt ra ngoài và nhô ra phía âm đạo. Màng nhầy
này rất dễ bị viêm nhiễm. Để bảo vệ nó, các tuyến chung quanh tiết ra rất nhiều khí
hư. Tuỳ mức độ nặng nhẹ có thể chữa bằng:
1. Đại đa số (95%) trường hợp dùng viên trứng kháng sinh hoặc sát trùng (thuốc đỏ
mercurochrome chẳng hạn).
2. Đốt bằng tia la - de (chữ đốt ở đây không làm bạn sợ vì là đốt bằng ánh sáng lạnh.
Chỉ trong vòng 5 đến 10 phút là xong và bạn có thể về nhà ngay).
11.20. Đốt điện: phương pháp ngày nay ít dùng.
Đốt điện có thuận lợi là hoàn toàn không đau nhưng để lại những hậu quả: cổ tử cung
bị cứng lại, sinh nở khó khăn, thậm chí có thể không sinh nở được. Chính vì thế, ngày
nay rất ít nơi dùng phương pháp này.
11.21. Mụn rộp (herpes): cần chữa dù ở miệng hay ở niêm mạc âm hộ và âm đạo.
Đó là những mụn rộp nhỏ khá đau, chứa nước trong, sau vỡ ra, đôi khi thành mụn lớt,
thường ở môi hoặc chung quanh mũi, có thể ở bộ phận sinh dục, trên niêm mạc âm hộ
hay âm đạo. Sự xuất hiện của chúng khiến bạn rất ngứa. Thời gian mọc, vỡ rồi lành,
thường trong khoảng 8 đến 10 ngày.
Gây nên loại mụn rộp này là siêu vi khuẩn ở đường sinh dục thường do bệnh đã có
trên miệng và bây giờ lây xuống. Triệu trứng của herpes tại cơ quan sinh dục khá dữ
dội: sốt, đau, hạch ở nách, ngứa nhiều tại âm hộ và trong niêm mạc âm đạo, nổi mụn
và đau ở cả lỗ tiểu tiện. Bệnh kéo dài khoảng 12 ngày.
Rất may là người ta đã tìm thứ thuốc chống siêu vi khuẩn acyclovir dưới hình thức
viên và mỡ bôi rất công hiệu. Tuy chưa phải phải là thuốc tuyệt hảo nhưng cho đến
nay là thuốc tốt nhất trong khi chờ đợi những thuốc tốt hơn.
Hiện lại tìm ra được một thứ thuốc nữa: Vidarabinen còn thêm tác dụng chống tái
phát.
Bệnh mụn rộp herpes này may thay rất hiếm xảy ra. Tuy nhiên nó lại nguy hiểm ở chỗ
lây sang thai. Vì vậy, bệnh nhân herpes không nên có thai hoặc nếu có thai phải lấy
thai ra bằng phương pháp mổ, không cho thai ra theo đường bình thường. Dù sao, khi
mắc bệnh này, bạn phải đi khám ở thầy thuốc và tiến hành điều trị ngay.
11.23. Bệnh mào gà: những mụn cóc
Bệnh này được coi là bệnh hoa liễu vì lây theo đường giao hợp. Còn gọi là bệnh mào
gà khi những mụn cóc mọc thành chùm thường xuất hiện ở mép nhỏ, khắp các mặt
của hậu môn và lan sang cả đùi. Nếu mụn cóc ít, bạn chỉ thấy ngứa, nhưng nếu mọc
nhiều, bạn thấy chảy máu và rất đau, không còn tiếp tục sinh hoạt tình dục được nữa.
Những mụn cóc này có thể khu trú trên mặt cổ tử cung tạo nên những tổn thương tuy
lành tính nhưng có thể dẫn tới ung thư. Chúng có thể rất nhỏ, mắt thường không nhìn
thấy và phải được điều trị bằng tia la - de. Bệnh lây qua đường giao hợp, nhưng phụ
nữ có thai dễ bị lây hơn và bệnh phát triển rất rộng. Cách chữa:
- Nếu mụn cóc nhỏ: Dùng thuốc mỡ có chất colchicine và podophyline bôi đều một
lượt lên chỗ đau để từ 4 - 6 giờ rồi rửa và rắc bột "talc". Nếu mụn chưa hết, 6 ngày
sau làm lại và tiếp tục vài lần cho đến khi khỏi hẳn. Chú ý đừng để thuốc lây sang da
hoặc niêm mạc.
- Nếu mụn lớn và nhiều, cần dùng cách đốt điện (nếu cần thì gây mê).
- Nếu đối tượng nam giới cũng có những mụn như thế ở bìu hoặc dương vật, cách
điều trị cũng như trên.
11.24. Bệnh lậu thường không có dấu hiệu rõ ràng ở cơ thể phụ nữ.
Bệnh lậu và giang mai là hai bệnh hoa liễu nặng nhất? Bệnh lậu do vi khuẩn
gonocoque, có đặc tính là rất mỏng manh. Chúng không thể sống được bên ngoài cơ
thể con người, chỉ lây theo con đường giao hợp và chọn những nơi trú ngụ thích hợp
nhất: ống niệu, tuyến Skène, tuyến Bartholin, hậu môn, âm đạo, cổ tử cung ở phụ nữ
và ống niệu cũng như đường dẫn tinh ở nam giới.
Đối với nam giới, bệnh thể hiện ra một cách tàn bạo: buốt khi đi tiểu, đi tiểu ra mủ,
đau ghê gớm. Nhưng khi trú ngụ trong cơ thể phụ nữ thì chúng lại gần như không
hoành hành lộ liễu. Đến nỗi người ta nhận xét: "Dấu hiệu dễ nhận nhất của bệnh lậu ở
phụ nữ là khi thấy đối tượng nam giới mắc". Mắc bệnh, phụ nữ chỉ thấy đi tiểu hơi
đau, thỉng thoảng đau ngấm ngầm ở bụng dưới, một vài dấu hiệu viêm bàng quang và
khí hư ra nhiều. Còn 90% trường hợp là phải xét nghiệm mới biết. Mà việc xét
nghiệm vi khuẩn lậu cũng rất khó khăn bởi vì như đã nói ở trên, vi khuẩn này rất dễ
chết, tìm ra được chúng mất rất nhiều công phu.
Trường hợp cũng giống như trùng chlamydia trachomatique mới được y học phát hiện
thấy trong khoảng 10 năm nay. Trùng này khi vào cơ thể gây những triệu trứng giống
lậu và cũng đem lại những tổn thương ở ống niệu của nam giới, ở vòi trứng phụ nữ và
sự vô sinh.
Cách điều trị hai thứ giống nhau: dùng kháng sinh có tác động đến chlamydia nếu như
phát hiện ra mầm bệnh.

11.25. Điều trị bệnh lậu và bệnh trùng chlamydia cho cả hai người.
Các bệnh hoa liễu, lây truyền do giao hợp, đều phải điều trị song song cả nam lẫn nữ.
Cách chữa rất kết quả bằng kháng sinh. Trong khi chữa, phải kiêng giao hợp, chỉ khi
nào xét nghiệm không còn vi khuẩn nữa, mới được tiếp tục mà cũng phải sau đó 2 - 3
ngày. Trong khi đang điều trị, phải luôn giữ hai bàn tay sạch sẽ, đừng ngại rửa liên
tiếp và tránh đưa lên mắt, có thể vi khuẩn vào mắt.
11.26. Những biến chứng có thể xảy ra nếu chữa không tốt.
Ở nam giới là viêm tuyến tiền liệt, viêm đường dẫn tinh (từ tinh hoàn ra ống tiểu tiện)
tiến tới tắc đường dẫn tinh và vô sinh.
Ở phụ nữ, vi khuẩn lậu có thể cư trú mà không gây triệu chứng gì lớn lao, nhưng cũng
sẽ đến một ngày chúng sẽ gây viêm vòi trứng. Khi đó, dù chữa khỏi rồi vẫn để lại tổn
thương và tạo nên vô sinh hoàn toàn.
Xin nhắc lại: Biểu hiện bệnh lậu ở phụ nữ rất khó biết. Rất nhiều trường hợp truyền
bệnh sang người khác mà bản thân người phụ nữ không biết mình mắc bệnh hay
tưởng đã khỏi rồi.
Những biến chứng do vi khuẩn lậu gây ra cũng giống như trùng chlamydia. Riêng
trùng chalamydia còn gây thêm viêm khớp và bệnh mắt. Tóm lại, hai bệnh này (lậu và
chlamydia) cần khám kỹ, tìm đến cùng và khi thấy, phải chữa ngay.
11.27. Rỏ thuốc mắt cho trẻ sơ sinh
Như trên đã nói, mắt trẻ rất dễ nhiễm vi khuẩn lậu. Dui mắt bằng bàn tay bẩn rất nguy
hiểm. Do đó đã thành lệ là người ta rỏ một giọt thuốc đau mắt vào mỗi mắt trẻ ngay
lúc mới ra đời. Thai qua tử cung mẹ, nếu mẹ có vi khuẩn lậu, thai sẽ bị nhiễm ngay.
Lâu nay, ở Pháp, người ta bỏ cái lệ này vì cho rằng trẻ sơ sinh không có khả năng
nhiễm khuẩn. Nhưng chúng tôi nghĩ việc rỏ thuốc vào mắt trẻ như ngày trước là rất
cần thiết.
11.28. Có thể nghĩ tới chuyện một người bị mắc cả ba bệnh cùng một lúc: lậu,
giang mai, chlamydia không?
Các thầy thuốc đều dễ tự đặt cho họ câu hỏi: "Trong lúc điều trị cho bệnh nhân mắc
bệnh lậu, liệu mình có che lấp mất những triệu chứng đầu tiên của giang mai bị mắc
cùng một lúc không?" Trong khi chưa tin chắc là bệnh nhân bị mắc cả giang mai, thầy
thuốc nên tính một là tập trung vào việc chữa lậu (không có tác dụng đối với giang
mai), hai là điều trị cả hai bên liền một lúc. Dù sao thì trong khi chữa lậu, thầy thuốc
vẫn nên tìm xem có vi khuẩn giang mai kèm theo hay không và dù không thấy, một
tháng sau vẫn tiếp tục tìm lại.
11.20. Bệnh giang mai: Một căn bệnh hiểm độc.
Con số bệnh nhân giang mai vẫn ngày một tăng, một phần vì cũng như lậu, giang mai
cũng không bộc lộ rõ khi nó cư trú trong cơ thể phụ nữ. Rất nhiều bệnh nhân mắc
bệnh mà không biết, không điều trị và dễ truyền sang người khác.
Vi khuẩn giang mai cư trú chủ yếu trong bôphânj sinh dục nhưng có thể lan lên môi
và miệng bệnh nhân.
- Triệu trứng đầu tiên của bệnh: "săng" (xuất hiện sau một thời gian ủ bệnh 3 - 4 tuần
lễ). Đó là một vét lở da tròn, màu hồng, có khi trên có vẩy cứng, không đau, đường
kính 1 - 2cm. Ở nam giới, "săng" xuất hiện trên bìu, dương vật và tất cả mọi phần cơ
thể khác (môi, ngón tay, cổ họng). Ở nữ giới, những nơi dễ có "săng" là khu vực sinh
dục (âm vật và âm đạo) và cũng như nam giới, ở môi, các ngón tay, cổ họng. "Săng"
có thể nằm rất sâu trong âm đạo và rất khó phát hiện.
- Dấu hiệu thứ hai: Khi xuất hiện bệnh, các hạch gần khu vực nhiễm trùng bị sưng lên
(nách hoặc cổ).Ở nữ giới, các triệu chứng nhiều khi rất khó thấy. Ngay ở nam giới,
nhiều khi cũng bị bệnh nhân coi thường vì không thấy đau, không thấy có mủ và nếu
cứ để yên khoảng hai tuần sau, các vết thương tổn sẽ tự thành sẹo. Đừng tưởng thế là
khỏi, mà đấy mới là lúc các vi khuẩn giang mai sinh sôi nảy nở và lọt vào cư trú trong
máu.
Nếu không điều trị, sau giai đoạn "săng" và sưng hạch, tiếp đến giai đoạn hai và nguy
thay, các triệu trứng trong giai đoạn này:
- Thứ nhất, xuất hiện những vết sưng hơi loét tại các cơ quan sinh dục, môi, miệng và
các ngón tay.
- Thứ hai, những vết "ban đào" (là những chấm hồng) trên ngực, bụng, lưng không
ngứa và nhiều khi ta tưởng chỉ là bị dị ứng.
- Thứ ba, những ổ loét màu trắng trên miệng, âm hộ, âm đạo hoặc dương vật nam giới
cũng lại dễ bị lầm tưởng là những mụn do sốt cao. Các biểu hiện này không ổn định,
luôn thay đổi lẫn nhau và do không đau nên bệnh nhân hay coi thường và cho là bệnh
nào khác mà không nghĩ đến giang mai. Sau vài ngày, những dấu hiệu trên cũng lại tự
biến mất.
CHính lúc này, bệnh bước sang giai đoạn trầm trọng nhất: không có dấu hiệu ra ngoài
rõ rết. Rồi sau đấy 5, 10, 20 năm, những biểu hiện nguy kịch mới xuất hiện cùng
trong một lúc ở cả ngoài da, trong hệ thống thần kinh, tuỷ sống, máu... sinh ra các
chứng liệt, rối loạn tâm thần, mù, điếc và nhiều khi dẫn đến cái chết.
11.30. Giang mai: sự lây bệnh
"Săng" và những "ban đào" chứa rất nhiều mầm bệnh, đầy nhúc những xoắn trùng
màu nhợt. Chính trong giai đoạn đầu và thứ hai mà bệnh lan truyền rất mạnh.
11.31. Thử máu để tìm mầm bệnh.
Chỉ có thể tìm vi khuẩn giang mai bằng cách thử máu. Cũng có thể hớt một ít trong
"săng" rồi soi trong kính hiển vi. Về thử máu, bạn nên biết rằng thường 3 - 4 tuần lễ
sau khi đã xuất hiện "săng" nhiều khi cũng vẫn chưa tìm ra vi khuẩn. Phải dần dần về
sau, bệnh càng phát triển mới càng dễ tìm thấy vi khuẩn.

11.32. Làm “test” để tìm vi khuẩn trước lúc sinh nở.


Những xét nghiệm thai trước khi ra đời là bắt buộc phải làm nhằm nhiều mục đích,
trong đó việc tìm mầm bệnh giang mai. Thai nằm trong bụng mẹ chỉ được bảo vệ cho
đến tháng thứ 4 nhờ nhau thai, sau đấy không còn được bảo vệ nữa và có thể nhiễm
đủ thứ bệnh dẫn đến những thảm hoạ: sẩy thai bất chợt, đẻ non, thai chết hoặc thai nhi
sinh ra chết ngay hoặc sống nhưng mắc bệnh giang mai.
11.33. Cách chữa: Péniciline
Cách chữa giang mai hết sức đơn giản và hiệu nghiệm: đó là dùng péniciline. Phải
chữa cho đến khi thử máu không còn thấy vi khuẩn nữa. trong giai đoạn thứ nhất và
thứ hai, thường xét nghiệm máu không thấy, nhưng giai đoạn ba thì rất rõ, lúc đó cần
điều trị đến nơi đến chốn, mặc dù lúc thử máu lại thấy biểu hiện vi khuẩn chỉ còn rất
ít. Xin nhắc lại: Bệnh giang mai cũng như lậu hiện vẫn chưa có vắc - xin phòng bệnh.
Cho nên bạn cần hết sức cẩn thận.
11.34. Sự tăng số bệnh hoa liễu do nguyên nhân nào?
Trong khi thấy bệnh lậu và giang mai có phần giảm, y học lại đứng trước sự tăng
nhanh đột xuất của hai "thảm hoạ" ấy, kèm theo cả các bệnh: do trùng chlamydia,
bệnh herpes, bệnh siêu vi khuẩn papillome và bây giờ đến bệnh SIDA. Nguyên nhân
do đâu? Trước hết là gần đây người ta được quá tự do veeftình dục. Hai là sự pha trộn
với các cư dân đang ở trình độ y tế thấp. Thường đám thanh niên, cả trung niên nữa,
sau những chuyến du lịch ra nước ngoài, ra khỏi châu Âu, đem vi khuẩn và mầm bệnh
về. Và cuối cùng là do có nhiều biện pháp ngừa thai mới mẻ, thuận tiện, người ta bỏ
qua biện pháp dùng bao dương vật là biện pháp ngừa bệnh hoa liễu rất có hiệu quả.
Có người cãi: nếu bây giờ hạn chế tự do tình dục thì lại tăng thêm tình trạng thần kinh
ức chế, liệu có hại, thậm chí còn lớn hơn cái hại của bệnh hoa liễu không? Chúng tôi
không tranh luận về vấn đề mà chỉ đưa ra lời khuyên: Các bạn nên tìm hiểu kỹ về các
bệnh này và nên dùng bao dương vật nếu như bạn không định sống theo kiểu một vợ
một chồng và có những quan hệ tình dục "ngẫu nhiên" đáng nghi ngờ. Và nếu lỡ thấy
có hiện tượng gì khác thường, bạn phải đến thầy thuốc ngay.
11.35. Bệnh SIDA là gì?
Bắt đầu từ tháng 6 năm 1981, người ta phát hiện ra 5 trường hợp mắc căn bệnh mới
mẻ này, lúc đó còn chưa có tên gọi. 2 tháng sau, bệnh được đặt tên là SIDA (hội
chứng suy giảm miễn dịch) và từ đó đến nay, bệnh phát triển theo một tốc độ đáng sợ
mà vẫn chưa có thuốc trị đạt hiệu quả chắc chắn. Siêu vi khuẩn gây bệnh được đặt tên
là HIV (siêu vi khuẩn gây suy giảm miễn dịch).
11.36. Đường lây truyền bệnh.
1. Đường chính: Vi khuẩn HIV được lan truyền theo đường giao hợp và đường máu.
Siêu vi khuẩn này cư trú rất nhiều trong tinh dịch nam giới, dễ truyền vào âm đạo, hậu
môn hoặc miệng. Bệnh biểu hiện ra ngoài bằng những vết thương tổn rất nhỏ ở âm
đạo hoặc dương vật. Cho nên chất nhờn âm đạo của phụ nữ mắc bệnh cũng chứa rất
nhiều mầm bệnh. HIV còn lan truyền theo đường máu: truyền máu tiêm bằng kim và
ông tiêm có mầm bệnh. Phụ nữ mắc bệnh rất dễ truyền bệnh cho thai nhi qua rau.
2. Đường phụ: Thật ra không đáng ngại. Nhiều người đồn không đúng rằng siêu vi
khuẩn HIV có thể trú ngụ trong nước mắt, nước bọt, nước tiểu, phân... Và nếu như có
thì số lượng cũng quá ít không đủ gây bệnh. Đã có một thời, người ta không dám bắt
tay, đắp chung chăn, dùng chung đĩa đựng thức ăn, ngủ giường của người khác, thậm
chí người ta sợ cả bàn chải đánh răng và dao cạo râu... Còn về muỗi, giống côn trùng
truyền bệnh sốt rét thì cho đến nay chưa có gì chứng minh rằng chúng sẽ truyền cả
siêu vi khuẩn HIV.
11.37. Ai là những người dễ mắc bệnh?
Những người có quan hệ tình dục đồng giới mắc trước tiên vì họ có nhiều đối tượng
tình dục. Tình dục dị giới ít đối tượng tình dục hơn. Khốn nỗi, không có ranh giới dứt
khoát giữa tình dục đồng giới và dị giới, cho nên bệnh SIDA có thể nói là "không biên
giới". Sau đấy, đến người nghiện ma tuý và người mắc bệnh máu không đông và bây
giờ thì lây lan ra đủ mọi ngoại người.
11.38. Bệnh tiến triển ra sao? Cách chữa thế nào?
Hiện ở Pháp có khoảng 200.000 người xét nghiệm máu thấy có HIV. Chỉ 1/2 có biểu
hiện ban đầu của bệnh: sốt nhẹ, nổi vài hạch, hơi nhức tứ chi... chỉ giống như người bị
cảm cum sbình thuờng. 5, 6 tháng hoặc hàng năm sau, mới lại xuất hiện những hội
chứng như: Viêm hong liên tiếp, nổi hạch, sốt, mệt, tiêu chảy v.v... Những triệu chứng
này tiến triển rất oái oăm, có khi tăng, có khi giảm và có khi đột ngột biến mất. Người
mắc bệnh SIDA bi suy giảm hoặc mất đi khả năng miễn dịch, tức là khả năng kháng
khuẩn. Cơ thể không còn chống đỡ nổi các bệnh tật khác. Và bệnh kapose là bệnh
nguy hiểm nhất đối với người mang siêu vi khuẩn HIV, thường dẫn họ đến cái chết.
Thuốc điều trị hiện nay để nhằm tiêu diệt vi khuẩn HIV gồm có: Ribarivène,
Suramine, HPA - 23 và nhất là AZT, thứ thuốc người ta đặt nhiều hi vọng hơn cả.
Còn vắc - xin phòng bệnh SIDA có lẽ phải đợi cho đến thế kỷ XXI may ra mới tìm
được.
11.39. Những ai cần đi khám và thử để phát hiện bệnh?
Tất cả những người thuộc các nhóm dễ mắc: nghiện ma tuý, tình dục đồng giới, tình
dục lưỡng tính, mắc bệnh không đông máu và những người được truyền máu trước
năm 1985 và tất cả những ai có quan hệ tình dục khả nghi. Cần khám cả cho phụ nữ,
nhất là những người có thai hoặc đang muốn có thai.
Việc thử phản ứng hiện nay rất chính xác. Tuy nhiên, cũng đã có một số trường hợp
phản ứng dương tính nhưng thật ra không mắc bệnh cho nên người ta phải dùng đến
kỹ thuật Westernblot, chỉ thực hiện được ở trung tâm có trang bị đặc biệt. Sau khi
được khẳng định tại những trung tâm này, việc điều trị mới tiến hành.
11.40. Các biện pháp đề phòng.
Vì chưa có thuốc điều trị thật sự hiệu quả, nên việc đề phòng hết sức quan trọng:
- Thầy thuốc nói chung, đặc biệt thầy thuốc ngoại khoa, răng hàm mặt... phải tiến
hành vô trùng cần thận các dụng cụ.
- Người nghiện ma tuý tuyệt đối không được trao đổi ống tiêm chích.
- Giao hợp với những đối tượng mới quen biết phải dùng bao dương vật. Nên chọn
loại hơi dầy cho bảo đảm và loại đã được bôi trơn hoặc tự bôi trơn bằng thuốc mỡ
đựng trong hộp kèm theo. Khi đụng vào bao, chỉ dùng ngón tay mà không dùng móng
tay để tránh làm rách bao. Rút dương vật ra khỏi âm đạo từ từ khi vẫn còn cương, để
tránh tụt bao lại trong âm đạo. Tuy biện pháp này "cổ lỗ" và giảm khoái cảm đôi chút
nhưng nó là biện pháp duy nhất phòng bệnh SIDA hiện nay.
11.41. Việc thông tin về bệnh SIDA.
Hết sức cần thiết vì đó là bệnh dịch "nguy hiểm" nhất của thời đại hiện nay và lại
chưa có biện pháp chữa trị hiệu quả. Chúng tôi rất mong có một cuốn sách chứa đựng
những thông tin bình tĩnh, khách quan và dễ hiểu về căn bệnh hiểm nghèo này.

Chương 6
Thai nghén
6.1. Chậm thấy kinh một, hai, ba, bốn, năm ngày, liệu đã có "gì" chưa?
Có nhiều nguyên nhân khiến kinh nguyệt chậm (xem câu 40, 90 và nhũng câu tiếp
theo0, những phụ nữ thường biết những dấu hiệu nào tỏ ra mình đã có thai và ít khi họ
làm. Trước hết, bạn căn cứ vào nhân nhiệt lúc sáng sớm (xem câu 57): lên quá 37 độ
đã 15 ngày rồi mà vẫn không tụt xuống. Rồi một vài "linh cảm" khó nói ra cụ thể,
chẳng hạn lúc thức dậy buổi sáng thấy hơi khang khác... Chỉ là những dẫu hiệu nhỏ,
nhưng khó rõ ràng (xem câu 90). Xem lịch thì đã 10, 12 ngày rồi mà chưa thấy kinh.
Bạn hãy đến thầy thuốc để khám có đúng như mình dự đoán không?
6.2. Nếu đến khám trước khi biết chậm thấy kinh đủ 15 ngày
Thầy thuốc chưa thể nói chắc chắn, nhưng đã có thể phỏng đoán gần đúng (xem câu
90) và giúp bạn theo dõi thêm. Nếu bạn thấy hay buồn ngủ, luôn mót tiểu tiện, mệt
mỏi, buồn nôn, vú nhạy cảm, dễ đau thì đấy là những dấu hiệu ít khi sai. Thầy thuốc
khám còn cho biết thêm cổ tử cung có gì khác về hình dạng, màu sắc. Thầy thuốc có
thể để nghị bạn làm xét nghiệm (xem câu 91, 92, 93). Và điều duẹ đoán thường không
còn sai.
6.3. Kết quả đúng thế: bạn có thai
Nếu là lần đầu tiên, bạn thấy đất dưới chân như chao đảo. Ngay nếu là lần có thai thứ
2, 3 và bạn đã có 1, 2 con, cái cảm giác đứng trước một điều huyền bí nào đó vẫn cứ
xuất hiện. Đấu là khi bạn cũng đang muốn có con. Bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn: chút
mừng vui, chút kiêu hãnh. Bạn đừng lấy làm lạ nếu thấy có những cảm giác đó. Và tất
nhiên cạn cũng có đôi chút hồi hộp lo lắng. Đức trẻ trong bụng là trai hay gái? Liệu
nó sẽ thế nào? Tốt nhất đừng băn khăn một mình mà bạn nên trao đổi với thầy thuốc
hơn là với mẹ hay bà con, cô bác. Việc sinh đẻ ngày hôm nay, đâu còn bí mật và may
rủi như thời cổ xưa nữa. Khoa học đã khám phá ra bao nhiều điều và sẽ giúp được bạn
trong mọi tình huống một cách tốt đẹp.
6.4. Những nỗi lo
Sự có thai kéo theo bao nhiêu biến đổi trong cơ thể và tâm trạng bạn. Thân thể bạn
nặng nề thêm, lại những nỗi mỏi mệt. Vú to ra và nặng, chân phù lên, da có thể mang
những chấm nâu. Bạn hồi hộp và lo âu đủ thứ. Bản hỏi người hơn tuổi, đọc sách báo
nói về sinh nở, tìm những lời khuyên. Tính tình bạn trở nên cả tin và dễ xúc động hơn.
Bắt đầu có thai, bạn nên đi khám mỗi tháng một lần, ít nhất cũng trong bảy tháng đầu,
rồi sau đó, hai tháng một lần cũng đủ. Tháng cuối cùng, bạn cần được theo dõi tỉ mỉ
và chu đáo.
6.5. Những dấu hiệu mà bạn phải lưu ý
Thông thường sự mang thai và sinh nở diễu ra tốt đẹp. Tuy nhiên, bạn vẫn cần theo
dõi và lưu ý những dấu hiệu sau:
- Tháng đầu bạn có thể thấy những lúc quặn nhẹ, cảm giác nằng nặng ở bụng dưới.
Nhưng nếu đau dữ dội và lặp lại liên tiếp thì đó là dấu hiệu không bình thường, bạn
cần đến thầy thuốc khám.
- Huyết ra: nếu có thai mà huyết ra là chuyện không bình thường. Tất nhiên, lúc mới
có thai, huyết có thể ra vài lần nhưng ít và nguyên nhân do việc tiết hormon bị thay
đổi. Dù sao bạn cũng nên khám phụ khoa để biết rõ nguyên nhân. Nếu huyết ra do
chảy máu ở cổ tử cung thì không có chuyện gì, nhưng nếu là do vị trí của rau hay do
thai thì bạn phải coi chừng. Biện pháp thăm bằng sóng siêu âm là các tốt nhất để biết
thai có làm sao không.
- Không thấy thai máy. Mới hôm qua thôi còn thấy nó đạp, nhưng bây giờ không thấy.
Đây là dấu hiệu cực kỳ nghiêm trọng, bạn phải đi khám ngay.
- Đi tiểu buốt và mót luôn. Rất có thể chỉ là nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng cũng
cần đi khám bởi vì nếu nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bệnh về thận, rất dễ gây đẻ
non hoặc có thể gây nhiều nguy cơ khác.
6.6. Khi nào bắt đầu thấy bụng to
Đây là dấu hiệu nhất thiết phải có. Tất nhiên bụng ro làm hình dáng bạn trở nên khác
lạ, thậm chí xâu đi, nhưng bạn vẫn có thể tạo cho mình một ngoại hình dễ mến.
Bụng bắt đau to, trước tháng thứ 3 hay thứ 4, bạn vẫn có giấy vì hình dạng bên ngoài
không thay đổi. Tuy nhiên ngay từ tháng thứ nhất, bạn đã thấy có thây đổi, cạp quần
hay váy trở nên chật, không phải do tử cung to ra (thật ra tử cung mới twf kích thước
bằng quả lê nhỏ sang kích thước quả cam) mà do da và cơ bụng chứ nhiều nước, do
estrogene thấm lâu vào máu gây nên. Đến tháng thứ 3, eo bạn biến mất nhưng nói
chung, dáng người bạn vẫn chưa thay đổi nhiều lắm. Từ tháng thứ 4, tử cung lớn hẳn
lên và nhô lên ngang rốn. Tháng thứ 5, tử cung cao vượt trên rốn và bụng phình ra lên
phía vú. Tháng thứ 9, bụng to nhất (đo được 33cm) và lấn chiếm hết khu vực lõm ở
nơi dạ dày. Hai vai ngả ra phía sau và dáng đi của bạn biến đổi hẳn.
Thêm một nét nữa: một đường màu nâu chạy từ rốn xuống mu do sắc tố của da thay
đổi do chịu ảnh hưởng của hormon. Vú nở to trong suốt thời gian mang thai và hai
núm sẫm lại. Thường xuất hiện những mạch máu xanh chạy trên hai vú, ngay dưới da
và nếu bóp vào núm, bạn sẽ thấy xuất hiện vài giọt nước trắng gọi là sữa non. Sắc da
mặt cũng thay đổi, được gọi là "mặt nạ mang thai".
6.7. Thời gian bình thường của quá trình mang thai
Có hai cách tính: một cách tính từ ngày thụ thai nghĩa là 14 ngày trước kỳ thấy kinh
đáng lẽ xảy ra nhưng đã không xảy ra. Ví du: vòng kinh 28 ngày thì ngày thụ thai
được tính vào ngày thứ 14. Nhưng nếu vòng kinh là 34 ngày thì ngày thụ thai lại được
tính là ngày thứ 20 của vòng kinh, nhưng cách tính này người ta đã bỏ vì vòng kinh có
thể thay đổi, không đều. Ngày nay, thông thường người ta tính từ ngày thấy kinh cuối
cùng và như thế thời gian thai nghén sẽ là 40,5 tuần hay 283 ngày. Nên nhớ rằng thời
gian 283 ngày là trung bình, còn trên thực tế, thời gian mang thai xê dịch từ 265 ngày
đến 294 ngày.
6.8. Những sự biến hóa của cuộc sống thai nhi
Hai, ba tháng đầu tiên đối với người mẹ không có gì phải lo lắng nhiều: buồn nôn,
chóng ặmt và hơi mệt mỏi. Nhưng đối với thai nhi thì đây là thời kỳ quan trọng nấht
và diễn ra những biến hsoa kỳ diệu nhất của cuộc sống. Y học gọi 10 tuần đầu tiên là
thời kỳ "phôi thai" khi từ cái trứng biến thành một con người tuy mới đơn sơ. Từ một
tế bào đầu tiên đã được nhân lên rất nhanh và các mô đã xuất hiện liên tiếp tạo nên
những cơ quan. Lúc đầu phôi chưa có hình, chưa có mặt, mới chỉ là cái phôi mờ nhạt,
nhưng nó phát triển theo một chương trình định trước, từng giây đồng hồ một, chính
xác và nhanh đến chóng mặt.
Tuần thứ 4, "đứa trẻ" đã dài 5mm, trông giống như hạt đậu nhưng đã có 4 cái núm
nhỏ nhô ra để sau đất trở thành hai chân, hai tay. Xuất hiện dần dần dạ dày, ruột, gan,
tuyến, tụy, thực quản, khí quản, phổi, thận, tim (mới chỉ là một cái ống đang nở dần),
cột sống rồi não (mới chỉ là ba túi nhỏ xíu)
Tuần thứ 5, "bé" dài đến 8mm, đã có một mẩu giống như cái đuôi, ruột dài ra, phế
quản, tim lớn dần và não đã có thêm hai túi nhỏ.
Tuần thứ 6 đã dài 12mm. Nhìn rõ đầu và tứ chi, trai hay gái, lúc này còn chưa rõ,
nhưng tim đã bắt đầu đập. Não tiếp tục được tạo dựng, tai bắt đầu nhú ra.
Tuần thứ 7, "bé" đã dài 17mm, thấy rõ các ngón. Đuôi nhỏ lại, mặt và cổ hiện ra.
Thấy được cả hai mắt, và tim bắt đầu có van. Lúc này "bé" giống như cái cây đang
mọc, nảy nở ra theo đúng "chương trình" đã định trước. Hai tháng, "bé" đã dài 2, 3 cm
gần bằng con bọ hung và mọi bộ phần đã gần đủ.
Lúc này không còn là phôi nữa mà đã thành thai. Bộ phận sinh dụng xuất hiện để em
thành trai hay gái. Bộ xương bắt đầu hình thành. Hai tháng rưỡi, "bé" dài 4cm, đã có
tuỷ sống, tụy, thanh đới bắt đầu xuất hiện. Ba tháng, "bé" dài 5, 6cm và mọi bộ phận
hầu như đã đủ.
Tháng thứ 4, "bé" lớn lên rất nhanh và dài 11cm, đã có mắt, mũi, miệng và cơ bắt bắt
đầu cử động.
Bụng bạn to dần và bạn hãy thật thanh thản.
6.9. Lúc sắp ra, "bé" như thế nào?
Thai nặng chừng 3,2kg và dài chứng 50cm, đã có đủ các móng chân, móng tay và tóc
đã khá dài. Bạn sẽ thấy "bé" hơi lắm lông, nhưng không sao, rồi sẽ mất đi.

.10. Rau và dây rốn


Rau làm nhiệm vụ tạo cho thai phát triển. Tiếng latin, rau (placenta) nghĩa là "cái
bánh ngọt". Quả vậy, cái bánh đó bán vào thành tử cung và nối với thai bằng dây rốn,
cung cấp các chất bổ cần thiết cho thai, làm trung gian giữa mẹ và thai trong suốt thời
gian 9 tháng 10 ngày. Rau hình thành ngay từ lúc trứng thụ tinh vào "nằm ổ" và nờ nó
mà thấy thuốc biết bạn có thai hay không. Rau lớn lên cùng với thai và đến tháng thứ
4, có đường kính 8cm. Khi bạn sinh con, rau đã có đường kính 20cm và nặng khoảng
0,5kg.
Dây rốn nối rau với thai, dài chứng 50cm và đường kính 1-2cm. Rau không chỉ cung
cấp chất bổ mà còn thải cặn bã. Nó làm nhiệm vụ thay phôi, thay bộ máy tiêu hóa và
thận, đồng thời còn bảo vệ thai khỏi những tấn công của các vi khuẩn có thể có. Rau
càng "khoẻ" thì thai càng phát triển tốt.
6.11 Nước ối
Trong thời kỳ bạn thai nghén, tử cung biến thành cái túi và đựng trong một thứ chất
lỏng gọi là nước ối, trong hơi trắng, khối lượng chừng 0,5lít, chủ yếu là nước (99%)
và các muối khoáng, đường mỡ và các hormon.
Vai trò của nó là duy trì lượng nước cần thiết cho thai, đồng thời bảo vệ thai bởi vì chỉ
trong môi trường nước như vậy, thai mới chuyển dịch dễ dàng và những va đập bên
ngoài không ảnh hưởng trực tiếp được. Chẳng hạn, bạn ngã, vấp, vé được lớp nước ối
che chở nên không bị va đập gì. Sau hết, lớp nước ối còn bảo vệ cho thai khỏi mọi
tiếp cận của vi khuẩn độc hại trong suốt thời gian này. Đến lúc trở dạ, nước ối cũng
tạo chất nhờn cho thai dễ dàng chui ra ngoài.
6.12. Còn tử cung thì sao
Đây là bộ phận quan trong bậc nhất cho thai. Nó thay đổi hình dạn vô cùng, bình
thường chỉ là một cái túi nhỏ cao 7cm, rộng3cm, vậy mà đến khi bạn sinh nở, nó cao
lên đến 32cm và rộng 22cm, nghĩa là dung tích tăng gấp 10 lần. Trọng lượng của nó
từ 50g đến 1kg. Bình thường dung tích của nó chỉ 2-3ml, vậy mà cuối cùng lên đến 5l.
Muốn vậy, cơ của nó thay đổi ghê gớm, biến thành hệ thống sợi có tính đàn hồi rất
cao. Tử cung to ra, thành của nó cũng dày lên. Tất cả những biến đổi ấy là nhờ các
hormon sinh dục, chủ yếu là progesterone.
Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, cơ thể bạn cũng phải thích ứng với những biến
đổi trên. Bàng quang của bạn bị đẩy lên phía trước, ruột lui ra phía sau, sang hai bên,
khiến bạn luôn thấy mót tiểu tiện và bị táo bón. Dạ dày bị đẩy lên trên khiến bạn hay
thấy bụng óc ách. Nhưng yên tâm, sau khi vị khách quý chui ra ngoài, mọi thứ sẽ trở
lại bình thường như ngày trước.
6.13. Buồn nôn và nôn
Thai nghén kèm theo những cơn buồn nôn trong thời gian đầu, bạn rất khó chịu trong
người. Đây là một trong những dẫu hiệu thụ thai và mức độ khó chịu tăng giảm tùy
theo từng người. Nôn hoặc chỉ buồn nồn xuất hiện và sáng sớm hoặc trong các bữa
ăn. Bạn tưởng như do các mùi lạ (mùi thơm dưới bếp, mùi thuốc là) nhưng không
phải. Triệu chứng buồn nôn mát đi vào tháng thú 4. Nguyên nhân có lẽ do các hormon
tăng lên. Nếu nôn nhiều quá, ảnh hưởng đến sức khoẻ, bạn hãy hỏi thầy thuốc.
6.14. Đau lưng và đau dây tọa
Đau lưng nhói đau ở xung quanh lưng cũng như đứng lâu, ngồi lâu thấy mỏi, đều là
những"khó chịu nhỏ" kèm thêm. Nguyên nhân là do phải đỡ cái bụng mỗi lúc một
nặng, bạn phải ngửa lưng và bắt cột sống phải chịu những tư thế chưa quan, các cơ
bắp bên dưới lưng cũng không thích hợp kiph. Tốt nhất là bạn nên thường xuyên
"nghỉ lưng" nhất là vào những tháng cuối. Tránh đứng lâu và tránh làm việc nặng. Có
khi bạn phải dùng phương pháp động lực học giảm nhẹ cho bạn những khó chịu đó ở
lưng.
6.15 Trĩ
Là những giãn tĩnh mạch nhỏ ở hậu môn, nhiều khi rất đau và chảy máu. Nếu như trĩ
xuất hiện liên tiếp trong thời gian mang thai thì bắt nguồn từ hai nguyên nhân: một do
táo bón, phải rặn nhiều, hai ở tử cung phìn ra, ép vào ruột và bụng khiến các tĩnh
mạch nở to, tạo dễ chảy máu.
Người ta thường dùng thuốc mỡ bôi. Nếu trĩ vẫn tiếp tục sau khi đẻ (trường hợp hiếm)
thì phải tiêm một số thuốc sclerose, trĩ mới khỏi hẳn được. Bệnh này không có gì
nguy hiểm.
6.16. Ra nưóc bọt nhiều, làm thế nào?
Có khi ra tới 1 lít trong một tiếng đồng hồ, khiến bạn hết sức mất thời gian, không còn
làm được gì và triệu chứng này kéo dài cho tới tháng thứ 7, thậm chí cho tới lúc sinh.
Nhưng có điều nước bọt ngừng tiếp ra trong giấc ngủ. Phải chăng đây là dấu hiệu của
thần kinh không ổn định.
6.17. Và cơ đau rát như bỏng
Ở dạ dày và kéo lên đến thực quản, thường xuất hiện vào những tháng cuối, đặc biệt
là trong lúc bạn nằm ngửa hoặc cúi người về phía trước. Khi đứng thẳng, bệnh hết.
Phương pháp chữa đơn giản nhất là đề nghị thầy thuộc kê đơn cho mua thứ bột uống
để tráng lên thành dạ dày và thực quản một lớp bảo vệ.
6.18. Coi chứng táo bón
Rất phiền toái tuy không có gì nguy hiểm. Bạn không nên dùng thuốc. Nên ăn các
thức ăn mền và dùng viên nhuận tràng gốc thực vật hoặc dầu parafine. Phải quan tâm
hàng ngày mới hy vọng giảm được nỗi khó chịu do táo bón gây ra.
6.19. Mất ngủ: hảy xảy thai
Vào những tháng 5, 6, 7. Tuy tầm thường nhưng bạn đừng coi thường vì làm bạn dễ
mệt mỏi. Đừng ngại dùng loại thuốc an thần nhẹ vì không ảnh hưởng gì đến thai hết
mà giúp bạn thoải mái lúc sáng dậy. Thời gian thai nghén cần được nghỉ ngơi đầy đủ.
6.20. Nước da người mang thai
Nhiều bạn thấy xuất hiện những chấm nâu, như thể rám nắng ở trán, má khiến vẻ mặt
bạn xấu đi. Đành chịu vậy thôi, đẻ xong alf hết, những tốt nhất tránh phơi nắng.
6.21. Những vết chân chim
Do vỡ những sợi đàn hồi ở da, xuất hiện ở háng, bụng, vú. Nhiều bạn không có nhưng
nhiều bạn lại đầy những vệt dài, phân nhánh như vết chân chim. Những thuốc thấy
bán ở thị trường nói chung đều không công hiệu. Chỉ có một cách nên áp dụng là giữa
vệ sinh da và xoa dầu hạnh nhân.
6.22. Nhiễm độc thai nghén: có nghiêm trọng hay không
Nghiêm trọng, khoảng 5% phụ nữ có thai mắc phải bệnh này. Biểu hiện là trong nước
tiểu có protein, phù hai mắt cá chân, sưng mi mắt và huyết áp lên cao. Nếu bệnh được
phát triện và điều trị kịp thời thì không sao, đứa trẻ ra đời vẫn khoẻ mạnh. Nhưng nếu
không phát hiện ra và điều trị, sẽ gây sản giật, nguyen hiểm đến tính mạng cả mẹ và
con.
Để biết trước, thầy thuốc theo dõi cần thường xuyên đo huyết áp, xét nghiệm nước
tiểu, tìm protein và cảnh giác với những hiện tượng phù.
6.23. Bệnh cúm: coi chừng
Có nhiều thứ cảm, có những kiểu cúm chỉ cần uống một chút rượu quế là khỏi. Nhưng
coi chừng bệnh cúm "thật sự", nghĩa là bạn sốt cao tới 39-40 độ liền trong 8 ngày.
Bạn phải mời thầy thuốc điều trị thực sự. Bệnh cúm do virus gây hậu quả xấu, chẳng
hạn đẻ non. Cho nên, nếu mắc, bạn đừng ngại dùng kháng sinh để tránh bội nhiễm.
CÒn đề phòng, bạn có thể tiêm phòng, ăn uống đủ chất, nhất là trong mùa đông, dùng
vitamin C để tăng sức đề kháng, tranh những nơi dễ lây bệnh, đặc biệt trong thời gian
có dịch cúm. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng không phải cứ bị cúm là đẻ non. Hậu quả
này có khi xảy ra có khi không và thường không xảy ra nếu bạn điều trị cẩn thận.
6.24. Tránh bệnh quai bị
Bệnh quai bị dễ gây sẩy thai, điều đó đã được xác nhận, nhưng không gây dị dạng cho
thai bao giờ.
6.25. Bệnh sởi cũng cần đề phòng
Bạn có thai cần tránh vì bệnh sởi làm nửa số thai bị chết. Tuy chưa có ai dám khẳng
định, nhưng nhiều trường hợp sởi vào đầu thời kỳ thai nghén đã làm biến dạng thai.
6.26. Bệnh rubéol
Bệnh rubéol bản thân là bệnh nhẹ ít ai quan tâm đến. Triệu chứng chỉ là vài mảng đỏ
hồng, hạch ở cổ và nhiệt độ tăng lên đôi chút. khoảng 38 độ và biến mất sau hai ngày.
Nhưng ngày nay, y học phát hiện ra, bệnh này thường gây dị dạng cho thai, nhất là
nếu bạn mắc vào đầu thời kỳ thai nghén. Tốt nhất là phụ nữa đang tuổi sinh nở dùng
thuốc phòng. Hiện đã có thứ vacxin chống bệnh này, chỉ một mũi trích dưới da là yên
tâm.
Khi khám một phụ nữ có thai, thầy thuộc vội tìm ngay xem trong máu có kháng thể
bệnh rubéol không và xác định đó là kháng thể do hiện đang mắc bệnh hay do thuốc
phòng dùng trước đây tạo nên trong máu, hay do đã bị bệnh này từ nhỏ mà quyết định
cách xử lý. Nếu từ nhỏ bạn đã mắc bệnh thì cơ thể bạn có sẵn kháng thể, lần sau
không thể mắc lại nữa. Cho nên các bà mẹ khi thấy có dịch đừng ngại để con lây và
mắc. Vì bị mắc một lần từ nhỏ, sau này sẽ không mắc lại nữa.
6.27. Bệnh toxoplasmose
Toxoplasmose là một ký sinh trùng vào theo đường miệng, do ăn thịt sống hoặc tái.
Bệnh mắc vào thời kỳ đầu thai nghén dễ gây biến dạng cho thai. Khi mắc lúc thường,
bệnh này đơn giản và không gây nguy hiểm gì: sốt nhẹ và nổi hạch vài ngày là khỏi.
Bệnh rất phổ biến. Sau tháng thú 3, bệnh này hâu như không biểu hiện gì và hậu quả
của nó nhiều khi đứa trẻ lớn lên mới thấy xuất hiện dị tật ở mắt.
nếu người mẹ trước kia bị bệnh này và hiện đang có kháng thể trong người thì không
sao. Nhưng nếu chưa hề mắt mà bây giờ mới mắc thì rất nguy hiểm. Khám phụ nữ có
thai, thầy thuốc bao giờ cũng thử lấy máu trong phôi xét nghiệm để xem mẹ đã được
miễn dịch chưa, và nếu chưa mà bây giờ mới mắt thì thường phải hủy thai. Gần đây,
người ta tìm ra loại kháng sinh để chữa và nhiều trường hợp chữa được không phải
hủy thai. Tuy nhiên, đứa trẻ sinh ra cũng không thể hoàn toàn bình thường như trẻ
khác, mặc dù hậu quả có được giảm nhiều.
6.28. Bệnh listerisse
Hậu quả cũng giống như bệnh rubeol và bệnh toxoplasome và cũng là do mầm bệnh
có trong thịt sống hoặc tái. Khi thấy có sự nghi ngờ phải đi khám và tìm kháng thể
sớm để liệu đối phó.
6.29. Bệnh sốt rét
Làm cho người mang thai bị nôn nhiều và rất khó chịu, dễ gây sẩy thai hoặc đẻ non.
Tốt nhất là người mẹ điều trị bằng quinine là thuốc không gây sẩy thai như nhiều
người lầm tưởng.
6.30. Virus HIV
Người ta tìm thấy virus HIV có thể lọt qua rau thai và có nhiều khả năng đứa con sinh
ra cũng mắc bệnh giống như mẹ. Hiện chưa có thuốc chữa. Phụ nữ mang virus HIV
không nên có thai và nếu đã có thai mới phát hiện bệnh thì phải hủy thai ngay.
6.31. Bệnh giang mai
Xét nghiệm để tìm vi khuẩn giang mai là việc bắt buộc đối với tát cả các bà mẹ sắp
sinh nở. Kết quả là từ 1-2% bà mẹ được khám mắc bệnh. Hậu quả của bệnh giang mai
tới đứa trẻ là:
- sẩy thai muộn vào tháng thứ 5.
- đẻ non.
- thai chết lưu.
- đứa con nếu sinh ra cũng mang nhiều di chứng.
Việc điều trị phải tiến hành trước tháng thứ 5 và bằng penicilline cho cả mẹ lẫn con,
vì sau tháng thứ 5 thai đã mang mầm bệnh của mẹ rồi. Việc chữa sớm và đúng
phương pháp thường đem lại kết quả tốt.
6.32 Viêm gan virus
Bệnh có thể gây sẩy thai hoặc đẻ non, trên thực tế chưa có cách chữa công hiệu.
6.33. Viêm ruột thừa
Tỷ lệ mắc bệnh là 1 phần nghìn, nghĩa là hết sức hiếm. Nhưng nếu mắc? Nếu mắc vào
những tháng đầu, xử trí như với viêm ruột thừa thông thường và không gây hậu quả
nào hết. Nếu mắc vào thời kỳ cuối (tháng thứ 8 hoặc 9) thì rất nguy hiểm cho cả mẹ
và con. Tuy nhiên đây là trường hợp cực kỳ hãn hữu.
6.34. Bệnh đái tháo đường
Gây rát nhiều phiền toái: huyết áp cao, nước tiểu có protein, nêu không bị thai thai
chết trong tử cung mà đẻ được thì lại đẻ rất khó vì đứa trẻ quá to, thường trên 4kg. Đẻ
con thường bị nhiễm trùng và đứa trẻ cũng sẽ mắc bệnh đái tháo đường giống mẹ.
Tuy nhiên, không thể cấm phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường không được có con,
nhưng thời gian có thai phải được theo dõi hết sức cẩn thận và chu đáo do hai thầy
thuốc chuyên khoa nội tiết và sản khoa.
6.35. Thời gian mang thai có được tiêm chủng không?
Tùy loại vacxin, nếu vacxin dùng virus đã chết (vacxin bại liệt, uốn ván hay tả) thì
hoàn toàn vô hại. Nhưng vacxin chống bệnh rubeol, thương hàn và phó thương hàn,
ho gà thì không được vì rất nguy hiểm.
6.36. Dùng thuốc trong lúc mang thai có thật sự là nguy hiểm không?
Rất khó trả lời. Bản thân thầy thuốc nhiều khi cũng lúng túng không biết thứ thuốc đó
có hai cho người mang thai hay không. Hơn nữa, cần phần biệt thuốc dùng trong ba
tháng đầu và thuốc dùng trong sáu tháng cuối.
Ba tháng đầu, có nguy cơ biến dạng phôi. Một thời, thuốc an thần thalidomie tưởng
vô hại vậy mà đã gây nên bao nhiêu quái thai. Tuy nhiên nhiều loại thuốc an thần
khác lại dùng không sao. Dù sao nên tránh dùng thuốc trong khi mang thai.
Đối với hormon (hormon sinh dục nam có thể "nam hóa" một phôi nữ) hoàn toàn
không nên dùng. Trong 6 tháng cuối, cần đề phòng nhiễm độc thai, tránh các loại
thuốc có thuốc phiện, thuốc an thần, barbiturique dùng liều cao, cortisone. Còn trong
các thuốc kháng sinh, tránh loại cycline vì làm hỏng răng đứa trẻ sau này. Cẩn thận
với streptomycine có thể gây điếc tai. Cố tránh dùng các lại sulfamide kháng khuẩn,
đặc biệt thuốc đông máu rất nguy hiểm.

6.37. X quang cũng cần tránh


Dùng trong tuần lễ thứ nhất có thể giết chết trứng, từ tuần lế thứ 2 đến thứ 8 có thể
làm biến dạng phôi. Tất nhiên, cũng còn tùy chụp hoặc soi X quang bộ phận nào. Nếu
X quang sọ thì đỡ (dùng 2 bản âm), nhưng X quang ruột (dùng 15 bản âm) thì rất
nguy hiểm. Dù sao cũng nên cố tránh, chẳng hạn X quang phổi sau tháng thứ 6 đã có
thể gây nguy hiểm.
6.38. Mỗi lần có thai mất một cái răng
Đó là dư luận sai. Răng hỏng là theo tuổi tác, đâu phải do chửa đẻ. Tất nhiên nếu bạn
đang đau răng thì mang thai có thể làm đau thêm. Cho nên tốt nhất nên chữa răng đi
đã và việc chữa trong thời kỳ thai nghén là hoàn toàn được, dù có phải gây tê tại chỗ
cũng không sao. Dùng các thuốc can-xi để bổ dùng là việc không cần thiết.
6.39. Thắt lưng dành cho người chửa: không nên dùng
Không có tác dụng gì hết mà lại có hại. Nếu bạn muốn giữ cho khỏi quá xồ xề thì tốt
nhất hãy tập thể dụng hàng ngày, làm vài động tác bụng nhẹ nhàng.
6.40. Dùng nịt vú?
Nếu như nịt vú cần thiết lúc bình thường thì thời gian mang thai lại càng cần thiết. Vú
to lên, nặng ra, rất cần được đỡ bên dưới. Mọi động tác thể dục đều không giúp ích gì
được bạn đâu. Bạn có thể đeo cả ban đêm nếu thấy dễ chịu. Nịt vú tốt là đỡ vú mà
không bó chặt đến mức khiến bạn thấy tức thở. Đeo nịt vú còn giúp bạn tránh được
hiện tượng chân chim.
Còn việc chuẩn bị để sau này có sữa cho con bú thì không còn. Làm gi lúc này cũng
quá sớm và không có tác dụng gì hết.
6.41. ĐI chơi buổi tối được không?
Tại sao không? Chỉ cần đừng thức quá khuya. Nên giữ sinh hoạt bình thường, chỉ cần
chú ý ngủ đủ. Nhớ rằng người mang thai cần ngủ nhiều hơn người bình thường, hầu
như ngủ cho cả đứa còn nữa.
6.42. Tắm thì sao?
Một số người quan niệm phụ nữ có thai tắm dễ trượt chân khi bước ra khỏi bồn tắm
và trong thời kỳ cuối dễ để nước lọt vào tử cung vì cổ tử cung lúc đó không khép hẳn
như lúc không có thai. Tất cả điều đó đều không đúng. Bạn nên giữ sinh hoạt bình
thường, chỉ cần cẩn thận hơn, thí dụ nước tắm không nên lạnh quá hoặc nóng quá để
tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột lúc ra khỏi bồn tắm.
6.43. Có cần kiêng giao hợp không?
Không. Nhiều sợ ảnh hưởng đến thai hoặc sợ cửa mình phụ nữ bị bẩn... Tất cả những
lo sợ đó không có căn cứ. Chỉ có điều, nếu bạn quen với các kiểu giao hợp oái oăm thì
tạm thời bớt đi. Thậm chí, gần đây y học còn nhận thấy quan hệ tình dục bình thường
giữa bố và mẹ lúc có thai còn tạo cho bộ ba bố - mẹ - con một sự hòa hợp ảnh hưởng
tốt đến sự phát triển của thai cũng như tinh thầnh của đữa con sau này.
6.44. Đứa trẻ trong bụng có thấy cảm xúc của mẹ không?
Hiện khoa học chưa chứng minh được rõ ràng, nhưng ta có thể dự đoán, cảm xúc vui
buồn của mẹ được truyền đạt tới thai bằng ngôn ngữ của các hormon rồi tới não của
đứa trẻ qua rau thai. Người mẹ vui, đứa con cũng sẽ vui. Mẹ lo buồn, đứa con cũng lo
buồn theo.
6.45. Đứa con trong bụng có nghe thấy gì không/
Có. Thai nhi không nhìn thấy nhưng nghe được âm thanh. Bạn thí nghiệm xem. Bạn
mở nhạc sẽ thấy cử động của cái thai phần nào chịu tác động tiết tấu vui buồn hay
giận dữ của bản nhạc. Tại sao nó lại biết thế nào là nhạc vui , nhạc buồn? Điều đó vẫn
còn là điều huyền bí, cho nên chúng ta đừng coi thường môi trường âm thanh bao
quanh cái thai.
Cũng cần biết thêm rằng, nằm tỏng bụng mẹ, đứa bé được nghe tiếng tim đập, tiếng
sóng nước ối, tiếng trò chuyện của bố mẹ. Và khi ra đời, những ấn tượng ấy vẫn ghi
dấu trong thế giới tiềm thức của nó, tạo nên tình cảm gắn bó.
Người ta làm thí nghiệm cho một đứa trẻ sơ sinh nghe băng ghi tiếng tim đập của mẹ,
nó ngừng khóc ngay và như lắng nghe. Trong khi mở băng ghi tiếng tim đập của
người khác thì không thấy có tác động như trên. Kinh nghiệm nuôi con nếu ban đêm
con khóc, bạn nhấc nó đặt lên bụng bạn rồi áp tai nó lên chỗ tim bạn, đứa bé sẽ thôi
khóc ngay và ngủ thiếp ngon lành.
6.46. Có thai đi tắm hơi được không?
Câu hỏi này đã được tranh luận nhiều và chưa tìm ra lời giải đáp thỏa đáng. Tuy
nhiên, rõ ràng là đang mang thai mới làm quen với tắm hơi là không đúng lúc. Nếu
bạn chưa tắm hơi bao giờ thì hãy đợi đẻ xong rồi bắt đầu. Nếu bạn là "môn đệ nhiệt
tình" của môn này thì bạn cứ tiếp tục. Chỉ có điều nhắc: đừng nên đi một mình đề
phòng xảy ra chuyện gì, chẳng hạn ngồi chóng mặt và đừng cố khi thấy trong người
hơi khó ở.
6.47. Tắm nắng và hút thuốc là có hại gì không?
Tắm nắng quá mức thì dù không có thai cũng không nên. CÒn khi có thai, cơ thể bạn
dễ nhạy cảm với nhiệt độ hơn lúc thường, cho nên cần thận trọng. Đừng nên phơi
nắng quá lâu cũng đừng nên cố làm cho da rám nắng trong lúc này.
Còn thuốc là thì với ai cũng có hại. Phụ nữ nghiện thuốc lá có xác suất sẩy thai gấp 5
lần phụ nữ không nghiện và có nhiều nguy cơ đẻ nôn hơn. Đứa con của mẹ nghiện
thuốc cũng khó nuôi hơn nhất là trong thời kỳ sơ sinh và có nhiều nguy cơ bị ung thư
máu hơn. Cho nên nếu bạn nghiện, cai thuốc được thì tốt nhất, còn ít ra cũng nên
giảm bớt mức tiêu thụ.
6.48. Còn rượu?
Ai cũng hiểu nghiện rượu không hay ho gì, mẹ nghiện thì con cũng khó mà không
nghiện. Đấy là chưa kể rượu ảnh hưởng xấu đến gan. Điều này không cần nói bạn
cũng thấy rõ.
Tuy nhiên, một ly vang tốt hoặc một cốc champagne khi vui thậm chí còn có lợi,
không phải vì cơ thể mà vì bạn được sảng khoái. Mà những niềm vui đúng mức bao
giờ cũng có lợi cho sức khoẻ.
6.49. Ma túy
Nếu loại được gọi là "nhẹ" như haschisch hay marijuana (chế từ cây cannabis) thì
mức nguy hiểm cũng ngang với thuốc lá và giống như thế. Còn loại được gọi là
"nặng" (đặc biệt là morphine) thì rất nguy hiểm. Đứa con dễ bị đẻ non, dễ bị nhiễm
độc và thể lực sẽ rất kém. Còn nếu như mẹ đã cai từ lâu thì thai sẽ hoàn toàn bình
thường. Sự sống trong trường hợp này không lưu giữ kỷ niệm.
6.50. Đi du lịch? Được, nhưng...
Người ta nghiệm thấy trong những thời gian nghỉ hè, nghỉ đông, các dịp lễ tết, số sảy
thau tăng nhiều. Đơn giản thôi. Tư thế ngồi trên xe không thích hợp với người có thai
và dễ gây sẩy thai hoặc đẻ non, chưa kể những "sự cố" dọc đường.
Ngồi xe đường dài thì không nên, nhưng quãng đường ngắn thì không sao. Nếu bạn
phải đi thì nên đáp tàu hỏa hoặc máy bay để thời gian đi không kéo dài. Bạn nên biết
rằng, các hãng máy bay không nhận phụ nữ có thai 8 tháng trở lên, đề phòng trường
hợp đẻ non trên máy bay. Tốt nhất là từ tháng thứ 8 không nên đi xa. Tuyệt đối không
dùng các loại xe hai bánh.
6.51. Chơi thể thao? Còn tùy
nếu bạn là vận động viên thì vẫn có thể tập luyện, nhưng nên giảm bớt cường độ và
đừng bao giờ cố gắng quá với sức mình. Những môn thể thao "nặng" như đua ngựa,
trượt tuyết, lướt ván... nên tạm thời kiêng. Ngay cả những bài thể dục quá nặng cũng
không nên. Tốt nhất là làm những động tác vừa sức, luyện cơ bụng và mỗi ngày đi bộ
chừng 1 đến 2km.
6.52. Tránh làm gì mệt nhiều
Chẳng hạn hàng ngày ngồi tàu xe hai tiếng đồng hồ liền, làm những việc phải tốn
sức... đều nên tránh.
6.53. Phải ăn gấp đôi để nuôi con? Không, vấn đề là ăn tốt
Có bao nhiêu lời khuyên bảo chân tình của những người tự coi là "hiểu biết" cho một
phụ nữ có thai về cách ăn uống. Trong số đó có lời khuyên phải ăn thật nhiều, gấp đôi
để còn nuôi cả đứa con trong bụng. Đấy là lời khuyên dại dột. Bởi vì ăn qúa mức có
thể gây nhiễm đỗ, và lại thai to quá 4kg là đẻ rất khó khăn. Trọng lượng nặng như vậy
có thể còn do sự mất thăng bằng về lượng mỡ và đường trong máu, tất nhiên thiếu ăn
là không được nhưng ăn nhièu quá cũng có hại. Vậy người có thai nên ăn theo chế độ
nào là đúng?
Trước hết, cần nhiều đạm hơn bình thường, khoảng gấp 1,5 lần. Đạm có trong thịt
nạc, trứng, cá, sữa, phomát. Chất béo thì không cần nhiều hơn bình thường. Chất bột
và đường không cần tăng, thậm chí có khi còn phải giảm vì dễ tạo béo quá mức, cơ
thể chỉ tăng từ 10 đến 12kg so với trước khi có thai.
Các chất như phospho và calci nếu ăn như nói trên thì đã là đủ. Không cần dùng thêm
thuốc bổ có hai thứ ấy là gì vô ích. Chất sắc có cần nhiều hơn nhưng với chế độ ăn
như trên cũng đã đủ.
Khi có thai, nên khám xem có bị "thiếu máu" không. Nếu lượng sắt trong hồng cầu
hơi thiếu thì bạn nên dùng thêm ít chất sắc để cân bằng lại. Đối với sinh tố, cũng
không cần thêm. Ăn nhiều hoa quả, rau tươi là đủ.
Còn muối? Trừ phi thầy thuốc thấy có dấu hiệu nhiễm độc thai nghén, huyết áp cao,
nước tiểu có protein... không kể, còn thì chế độ ăn vừa đủ độ mặn như bình thường là
tốt, suốt trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy một số chế độ ăn
giảm muối đôi chút là cho những tháng cuối đễ chịu hơn. Tránh các thức ăn ướp vào 3
tháng cuối.
Tóm lại, chế độ ăn của người có thai không khác chế độ ăn bình thường, chỉ cần tăng
thêm chút ít đạm và không tăng mỡ, đường, bột. Cũng không cần các muối khoáng và
vitamin.
6.54. Người có thai ăn dở?
Có một quan niệm cho rằng, người có thai nghén thèm thứ gì tức là cơ thể thiếu thứ
đó. Cho nên đã có những ông chồng chạy khắp phố phường tìm bằng được cho vợ có
thai ít quả dâu trái mùa. Phụ nữ được chiều trong lúc có thai, sau khi đẻ, dễ cảm thấy
bị lạnh nhạt

6.55. Cần giao phó việc chăm sóc phụ nữ có thai cho ai?
Chỉ cần một thầy thuốc không chuyên khoa cũng đủ. Vì tối đại đa số trường hợp, việc
chửa đẻ, diễn ra suôn sẻ. Tốt nhất là được một thầy thuốc phụ khoa kiêm đở đẻ trông
nom và nếu bạn đến một nhà hộ sinh nhờ theo dõi thì thế là đầy đủ.
6.56. Trong thời gian thai nghén, có thể tiến hành phẫu thuật được không?
Được nhưng nếu để lui lại sau khi đẻ thì vẫn hơn. Xin nhắc các bạn có thai, các bạn
dễ quan niệm người có thai yếu ớt hơn người khác. Nên nghĩ rằng có thai cũng vẫn
như không có thai, chỉ cần lưu ý hơn một chút là đủ.
6.57. "Bé" đạp nhiều quá: chắc sau này sẽ nóng nảy, hung bạo lắm?
Không thể đoán trước được tính nết đứa con sau này ra sao chỉ căn cứ vào nó đạp
nhiều hay ít. Tất cả những phỏng đoán ấy chỉ là "cho vui" mà thôi, bạn nên nhớ là như
thế. Bé giẫy mạnh là bé phát triển tốt, cơ bắp khoẻ.
6.58. Xúc động quá mạnh có thể làm sảy thai
Có chứ. Có phụ nữ sảy thai chỉ vì cha chị ấy bị tai nạn và chết đột ngột. Một phụ nữ
khác đẻ non vào tháng thứ 7 chỉ vì một cơn hoảng sợ dữ dội. Tình trạng tinh thần
thanh thản, tươi vui rất cần thiết cho sự phát triển, ổn định của cái thai. Bạn nên tránh
xúc động mạnh hay lo âu nhiều. Cần tự xác định và chủ động tạo niềm vui cho bản
thân. Bắt mình phải vui ư? Đúng thế, vì đó là cần thiết cho đứa con sau này.
6.59. Phụ nữ có thai có dễ sợ lạnh không?
Có, và không phải là điều đồn đại sai lầm. Phụ nữ có thai dễ nhạy cảm với cái lạnh và
rất có hại cho họ. Mùa đồng, bạn cần giữ ấm hơn.
6.60. Sữa non
xem chương sau về vú
6.61. Giãn tĩnh mạch và chân phìn to: làm thế nào?
Đây là hiện tượng rất thường xảy ra, nhất là với những phụ nữ đã đẻ nhiều lần: tĩnh
mạch người có thai bao giờ cũng giãn nở hơn bình thường, do tác động của hormon
estrogene và progesterone. Thông thường, hiện tượng giãn tĩnh mạch xuất hiện trong
3 tháng cuối, biêu rhiện ở chỗ bạn thích gãi vào chỗ mắt cá chân và bọng chân. Chân
to và nặng. Bạn nên nằm nhiều và gác chân hơi cao, đặt một cuốn sách dày dưới mỗi
bên chân giường, có thể quấn băng đàn hồi để ngăn mạch giãn thêm. Tránh ăn nhiều
gia vị, tắm hơi, tắm nước quá nóng, những thứ làm phồng thêm hệ thống tĩnh mạch.
Ngâm chân vào nước mát sẽ làm bạn dễ chịu. Nên đi bộ và tập những động tác thể
dục nhẹ. Đừng hy vọng có thứ thuốc gì giúp được bnạ. Gắng chịu đựng và nghĩ đến
đứa con sau này nó sẽ sinh ra và trở thành giống hệt như bạn.
6.62. Trai hay gái, bao giờ có thể biết?
Việc là trai hay gái, được quyết định ngay từ lúc trứng thụ tinh do tinh trùng mang
nhiễm sắc thể X hay Y. Còn trừng thì bao giờ cũng mang nhiễm sắc thể X. Nếu X gặp
Y thì thành XY: con trai, nếu X gặp X thì thành XX: con gái. Trai hay gái là do người
bố quyết định. CHo nên bảo một phụ nữ không thể có con trai là không đúng. Tuy
điều này đã được quyết định ngay từ ngày đâu tiên thụ tinh, nhưng phải đến cuối
tháng thứ 2 mới có thể biết được, do thai bắt đầu xuất hiện bộ phận sinh dục.
6.63. Liệu có thể biết trước được không
Mọi cách đoán trước, căn cứ vào bụng gọn hay không, vào khi bất ngờ bị gọi, quay
bên phải hay bên trái... đều hoàn toàn không có căn cứ. Muốn biết trước, chỉ có một
cách duy nhất là hút một chút nước ối ra để xét nghiệm những tế báo lẫn trong đó.
cách này chỉ có thể tiến hành từ tháng thứ 4 và mục đích là xem có sự bất thường nào
trong thể nhiễm sắc không. Còn việc để biết con trai hay gái chỉ là phụ và cũng khó
có thể chính xác hoàn toàn.
Cách sớm hơn là sinh thiết rau, có thể làm ngay từ tháng thứ 2. Tuy nhiên, cách này
hiện mới chỉ thực hiện được tai những phòng thí nghiệm trang bị đặc biệt. Hy vọng
sau này sẽ trở thành những phương pháp phổ biến.
Cách thứ 3 là dùng sóng siêu âm, sai số khoảng 20%, nhưng chỉ làm được vào tháng
thứ 6 hay thứ 7.
6.64. Có thể chủ động sinh trai hay gia theo ý muốn được không?
Về lý thuyết thi được nhưng trên thực tế thì rất khó khắn. Về lý thuyết, chúng ta biết
nếu trứng của mẹ (X) gặp tinh trùng bố (Y) sẽ thành con trai và ngược lại. Vấn đề là
tạo cho tinh trùng X đến gặp trứng nếu muốn con gái và tinh trung Y nếu muốn con
trai. Người ta đưa nhiều phương pháp nhưng chưa có phương pháp nào thật sự mỹ
mãn.
- lý thuyết 1: người ta cho rằng môi trường tử cung là kiềm thì dễ thành con trai, môi
truờng acid dễ sinh con gái hoặc nói cách khác, tinh trung Y không thích hợp môi
trường acid và tinh trung X thích hợp. Áp dụng thực tiến, đưa dung dịch kiềm hoặc
acid vào tử cung trước lúc giao hợp.
- lý thuyết 2: một số thầy thuốc cho rằng giới tính của đứa trẻ tùy thuộc tinh trùng gặp
trứng cách xa hay gần ngày rụng trức. Càng gần thì tinh trung Y càn có nhiều khả
năng vào vòi trứng. Vì loại tinh trung này kém dẻo dai, muốn sống sót, cần phải gặp
trứng ngay. Tinh trung X khoẻ hoen hơn có thể làm công việc thụ tinh chậm hơn.
- lý thuyết 3: dựa trên chế độ ăn trong suốt thời gian của vòng kinh trước đó. Muốn
sinh giá, kiêng muối, tăng cường chất calci và chất magie. Muốn sinh trai, ăn thật mặn
và giao hợp vào ngày trứng rụng.
- lý thuyết 4: là dựa vào sức ly tâm của tinh dịch. Hai loại tinh trùng có trọng lượng
phân tử khác nhau. Dùng cách ly tâm có thể tách riêng hai loại ra. Sau đó chỉ cần bỏ
đi loại nào không cần, rồi dùng thụ tinh nhân tạo đưa loại cần thiết vào. Tuy lý thuết
này chính xác nhất nhưng chưa được áp dụng mặc dù đã dùng trong ngành thú y cho
giống bò để chủ động tạo bò đực hay bò cái.
6.65 Bé vào tháng thứ 8 trong bụng mẹ làm những gì
Thai nhi lúc đó nặng trừng 2,5 ký và sống theo một thời gian biểu khá chính xác.
Sáng sớm, bé thức dạy cùng với mẹ. Duỗi chân, duỗi tay và tiếp tục tắm trong nước ối
37 độ. Nếu khát, bé sẽ nháp thứ nước đó một cách ngon lành vì bé đã quen với nó và
sẽ còn uống cả ngày. Rất có thể bé tập thể dục, dướn mình, co chân, co tay duỗi ra,
đầu đã cử động được rồi, cái túi hơi chật vì bé đã khá lớn. Nhưng không sao, bé chịu
được.
Bé nhận thức ăn từ ống dây rốn, thở cũng nhờ nó, động mạnh rau mang oxy mang ô
xi, đến và thải đi những chất cặn, chủ yếu là khí cacbon níc. Bé ngủ rất nhiều, suốt
buổi sáng trong tiếng ru của nhịp tim mẹ và tiếng mẹ nói và bé cũng rất quen tai cùng
với những âm thanh khác từ bên ngoài dội vào. Bé mơ những giấc mơ rất nhoè. Buổi
chiều bé thức dạy và tham dự vào các cuộc dạo chơi của mẹ ngoài phố và các cửa
hàng, một tiếng động của ô tô, xe điện đều lọt vào tai bé. Bé thấy được cả niềm vui và
nỗi buồn của mẹ qua nhịp tim mẹ. Buổi tối cha về và bé thấy cả giọng nói của cha hoà
nhập với các âm thanh khác. bé cảm thây chung quanh ấm áp, dễ chịu vè bé lại ngủ
thiếp đi cùng với mẹ. Trong đêm bé thức giấc vài lần để chứng tỏ mình đang
''sống''...Chẳng bao lâu nữa, bé sẽ ra ngoài đời và sẽ lớn nhanh thành một con người
thật sự như bố hoặc mẹ
6.66 xảy thai đột ngột
Gọi là đột ngột khi không có sự thúc đẩy từ bên ngoài và xảy ra trước ngày thứ 180.
Sau đấy thì gọi là đẻ non. Sảy thai diễn ra qua hai bước
- Bước 1: Đe doạ, với hai dấu hiệu đau co thắt ở bụng dưới và chảy máu đỏ
- Bước 2: Xảy thật sự, Máu chả mỗi lúc một nhiều, kèm với đau quặn và trong máu có
vón cục nhiều. Đôi khi phôi bị đảy ra ngoài cùng lúc đó. Vào tháng thứ 2, phôi nom
như một cục trong suốt, gợi người ta nghĩ đến một mẩu thịt. Không cần nạo gì nữa -
xảy thai như thế là đã xong xuôi. Một số thày thuốc còn nạo tiếp, nhưng theo chúng
tôi không cần thiết, thậm chí còn gây dính mô và làm phụ nữ phải chịu một cuộc phẫu
thuật vừa đau đơn vừa vô ích
Sảy thai kiểu này thường diễn ra vào tháng rưỡi hoặc hai tháng. Thông thường xảy
như thế này chỉ là duy nhất trong cuộc đời người phụ nữ cho nên bạn đừng ngại có lần
sau (lời người typing - chẳng hiểu đoạn này). Nếu chẳng may xảy thai tiếp diễn nhiều
lần và đều vào thời gian tháng rưỡi đến 2 tháng, bạn mới phải nghĩ đến khả năng bạn
không đẻ được. Nguyên nhân xảy thai 80 % là do bất bình thường về nhiễm sắc thể
trong phôi và có thể tự đẩy ra (còn tiếp...)
Có khi là do một dị tật của cơ quan niệu đạo (u xơ, dính mô), cũng có khi do cơ thể
người mẹ (huyết áp cao, đái tháo đường...) và cũng có khi do sự khác biệt về yếu tố
Rh giữa mẹ và bố (bố Rh dương, mẹ Rh âm). Có thể do nguyên nhân nội tiết mà cũng
có khi do nguyên nhân cơ học: Cổ tử cung mở rộng không giữ được phôi, khi nó to
lên đến một độ nào đó. Trường hợp này do nguyên nhân bắt nguồn từ xa do cổ tử
cung bị tổn thương từ lâu
Cũng có thể do mẹ mắc bệnh nhiễm trùng (rubéol), bệnh toxoplamose hoặc bị trấn
động thần kinh
Sau hết là nguyên nhân mang tính miễn dịch. Có những cơ thể phụ nữ không phát
triển đủ những chất kháng thể, chống lại những tế bào của người chồng. Trường hợp
như vậy, xảy thai thường diễn ra sớm hơn, trước tháng thứ 2. Gặp trường hợp này bạn
có thể chữa bằng cách truyền dẫn một it máu chồng vào thân của thể bạn, gây nên
những kháng thể, giúp cho những tế bào của chồng bạn không bị cơ thể đảy ra, dùng
cách này đạt kết quả tới 90%.
Bạn đừng quên những nguyên nhân xã hội: Nếu mức sống quá thấp và công việc lao
động của bạn quá nặng nhọc. Người ta nhận thấy trong giới công nhân và nông dân, tỉ
lệ xảy thai cao hơn
6.67 Xảy thai nên để mặc hay nên can thiệp
Nếu trước 2,5 tháng, bạn nên để yên cho thai ra. Nếu sau thời điểm 2,5 tháng bạn có
thể dùng thuốc có estrogene và progestérone để giữ thai lại
6.68. Cổ tử cung mở rộng
Là một trong những nguyên nhân gây xảy thai. Cổ tử cung mở rộng quá không giữ
được thai và gây xảy thai liên tiếp. Nguyên nhân thường do một lần nạo thai trước đó,
kỹ thuật làm kém, khiến cổ tử cung bị thương tổn và mất tính đàn hồi.
Cần X-Quang tử cung và giải quyết trước khi cái phôi bị đe doạ bằng cách dùng chỉ ni
lông khâu, thắt miệng cổ tử cung lại. Phẫu thuật này chỉ kéo dài vài phút và dùng gây
tê là đủ. Trước khi đẻ, người ta cắt sợi dây ni lông này đi. Nếu không cắt sớm, cổ tử
cung có thể bị rách khi người mẹ trở dạ đẻ.
6.69 ''''Nhìn'''' thấy phôi bằng sóng xiêu âm
Phương pháp là dùng sóng siêu âm tạo nên một hình trên tấm phim, có thể giúp thấy
được hình ảnh phôi, rau, day rốn, tử cung vào bất kỳ lúc nào, từ sau tháng thứ hai cho
đến khi đẻ.
Thường tiến hành 2 lần: Giữa tháng 3 và 4, giữa tháng 5 và 7, ta có thể đo được:
Đường kính sọ khoảng giữa hai xương thái dương của thai. Đo được đường kính
bụng, khoảng ngang rốn giữa bụng và cột sống. Đo được chiều dài của xương ống
chân. 3 kích thước đó cho biết thai phát triển cân đối không. Dùng sóng siêu âm có
thể kiểm tra được hoạt động của tim, tình hình não, cột sống, dạ dày, thận, bọng đái.
Có thể biết tình trạng của rau và tất cả những gì khiếm khuyết trong tử cung và thai để
xử lý. Đây là phương pháp thuận lợi và hiện đại nhất để theo dõi thai
6.70 Chụp X quang
Người ta cố hết sức tránh và nếu cần, chỉ áp dụng thời gian cuối (tháng 7 hoặc tháng
thứ 8), chủ yếu để xem có phải trường hợp sinh đôi, tình trạng xương và tư thế của
thai, ngược xuôi, hay nằm ngang để xử trí đối phó
6.71 Điện tâm đồ cho thai
Nhằm để biết tình trạng tim thai để xem có chịu đựng nổi sinh nở hay không. Người
ta đặt thiết bị lên bụng mẹ và ghi điện tâm đồ . Nếu phát hiện tình trạng tim thai
không chịu đựng được cách đẻ thông thường thì đành phải dùng phương pháp mổ lấy
thai
6.72. Soi màng ối là thế nào
Là phương pháp quan sát túi đựng nước bao quanh thai. Cách làm khá đơn giản: Cho
một ống nhỏ vào lỗ cửa tử cung rồi soi bằng đèn qua ống, nhắm vào phần có thể nhìn
thấy, để biết nước ối mầu thế nào, trong hay đục. Nếu xanh lục, hang vàng lờ lờ mầu
cá là không bình thường. Biện pháp soi màng ối được tiến hành vào những ngày sắp
đẻ vì rất dễ làm rách màng ối và thai
6.73 Sự cân bằng hooc môn trong thai nghén
Bạn có thể hỏi tại sao buồng trứng nghỉ hoạt động trong thời gian thai nghén, mà vẫn
có hooc môn sinh dục nữ. Đơn giản là vì hai hooc môn này được tiết ra bởi một bộ
phận của buồng trứng gọi là thể vàng có chức năng như một rơ le tự ngắt và bởi đã có
''xưởng thay thế'' là rau thai. Vào thang thứ 2 hoặc tháng thứ 4, rau thai bắt đầu sản
xuất hoóc môn thay cho buồng trứng, bởi vì càng phát triển thai càng cần hooc môn
này
Đến khi đẻ, rau ra và việc tiết hooc môn đột ngột ngưng. Buồng trứng chưa kịp tiếp
tục thay thế. Tình trạng này truyền tín hiệu lên vùng dưới đồi và cơ quan chỉ huy này
ra lênh tiết sữa
6.74 Thế nào là đẻ non và diễn biến ra sao
Đẻ non, theo định nghĩa là xảy ra từ tháng thứ 6 cho đến tháng thư 8 rưỡi, hoặc tất cả
trẻ nào đẻ ra nặng 2,5 ký đều được coi là đẻ non (híc - có lẽ sách này cổ quá)
Nguyên nhân đẻ non thường giống nguyên nhân xảy thai. Duy có điều lạ là mặc dù kỹ
thuật sản khoa có tiến xa, việc đối phó với đẻ non vẫn phức tạp, tỉ lệ đẻ non vẫn cao
(8-10%)
Dấu hiệu đẻ non là gì ?. Co thắt tử cung mạnh: đau bụng dưới, không đau lăm, nhưng
lặp đi lặp lại, lúc đâug 5 phút một cơn, sau đến 3 phút, đôi khi kèm theo khí hư mầu
nâu hoặc hồng, lẫn ít máu. Dù hiện tượng này xảy ra vào thời điểm nào, ngày cũng
như đêm, ta phải đối phó ngay. Báo cho thày thuốc phụ khoa hay hộ sinh để kịp chặn
việc đẻ lại. Nếu cổ tử cung vẫn đóng và còn dài, chưa đáng lo lắm. Nếu cổ tử cung đã
hé mở và ngắn, có thể lọt ngón tay thì nguy cơ đẻ non là lớn, phải có biện pháp cấp
bách may ra mới kịp chặn lại
Cách theo dõi bằng điện từ lúc này là thích hợp vì ghi được nhịp tim thai và những co
thắt của tử cung. Căn cứ vào kết quả, thầy thuốc sẽ có cách xử lý thích hợp và có lợi
nhất cho cả mẹ lẫn con
6.75 Xử lý cách nào
Trẻ đẻ non thường khó sống, mà nếu sống thường để lại những di chứng não, cho nên
phải bằng mọi cách chặn ngay lại.
Trước hết, thày thuốc đặt bệnh nhân nằm nghỉ tuyệt đối, và dùng hai loại thuốc:
Thuốc chống co thắt để cắt đứt ngay sự co thắt của tử cung và thuốc progestérone
tiêm vào mông. Bệnh nhân phải nằm nghỉ tuyệt đối một tuần lễ trong bệnh viện
6.76 Đẻ non ngày nay đã có biện tránh khá kết quả
Tuy nhiên vẫn là tai hoạ quan trọng trong khoa sản. Nhưng dần dàn khoa học đã và
đang tìm dần ra giải pháp ngăn chặn có kết quả
6.77 Nguyên nhân đẻ non không chỉ mang tính y học
Các nguyên nhân đẻ non như đã nói, rất gần với các nguyên nhân gây xảy thai. Còn
thêm một nguyên nhân cơ học nữa là đẻ sinh đôi, thường ít khi đủ 9 tháng 10 ngày.
Ngoài những nguyên nhân y học, cần nhấn mạnh những nguyên nhân xã hội. Trước
hết phụ nữ ngày nay là do bị báo chí kích động, có tham vọng: "không chịu là nô lệ
cho cơ thể mình" nữa. Nếu như ngày xưa, phụ nữ được coi là liễu yếu đào tơ thì phụ
nữ ngày nay tỏ ra mạnh mẽ và họ xông xáo quá đáng. Con số xảy thai và đẻ non tăng
lên trong những dịp nghỉ hè, nghỉ hè. Phụ nữ chơi hết mình, nhất định không chịu
công nhận sự khác biệt cơ thể của họ so với nam giới. Phóng ô to một mạch 800 km,
dưới ánh nắng tháng 8, trong xe ngột ngạt bức bối. Rồi tham ra các hoạt động phung
phí sức lực quá đáng khác. Họ coi chức năng chửa đẻ như không phải của mình. Họ
ganh đua mọi thứ với nam giới. Một thái cực khác cũng nguy hiểm cho việc sinh đẻ là
cuộc sống quá khó khăn của rất đông phụ nữ: nghèo, lao động nặng nhọc, cuộc sống
cô đơn, bi kịch trong gia đình...Loại phụ nữ này, có muốn nghỉ trong thời gian thai
nghén và sinh nở cũng không được. Nếu không thanh toán được những nguyên nhân
xã hội này thì mọi tiến bộ của khoa học cũng chỉ có tác dụng hạn chế
6.68 Nguyên nhân về tầm vóc
Phụ nữ quá thấp dưới 1,5 m hoặc quá gầy yếu, khi có thai không lên cân được mấy
hoặc ngược lại, phụ nữ lên cân quá nhiều (trên 12 ký) rất dễ bị đẻ non
6.79 Biện pháp chống đẻ non
Đẻ non không nguy hiểm cho mẹ những hết sưc nguy hiểm cho thai nhi. có những trẻ
sinh ra dưới 2 kg thậm chí 1,5 kg, phải nuôi trong điều kiện hết sức đặc biệt và khó
khăn, tốn kém. Vậy mà khi thoát chết, chúng lớn lên phải chịu bao nhiêu bệnh tật. Bởi
vậy cần phải có những biện pháp xã hội để giảm tỉ lệ đẻ non, trong đó có chế độ đặc
biệt với phụ nữ có thai. Đồng thời cũng cần phổ biến những kiến thức cần thiết cho
phụ nữ về chức năng sinh sản

6.80 Đẻ sinh đôi, sinh ba


Do 2 hoặc 3 phôi cùng phát triển trong một tử cung, tỉ lệ chiếm khoảng 1%
Sinh đôi, sinh 3 đúng là không bình thường nhưng không phải bệnh mà do ngẫu nhiên
của tạo hoá: Hai chứng cùng thụ thai trong một lần giao hợp. Nhưng cũng có thể ở hai
lần giao hợp khác nhau, thậm chí hai vòng kinh khác nhau. Dú sao cách nhận định ấy
mới chỉ trên lý thuyết, chưa có chứng minh cụ thể. Trong số trẻ sinh đôi 2 trẻ cùng
giới tính chiếp tỉ lệ 4/10. Người ta thấy ở các phương Bắc, tỉ lệ sinh đôi khác giới tính
cao hơn, chưa rõ tại sao.
Gần đây việc dùng thuốc kích thích dụng trứng được áp dụng thì những trường hợp
vô sinh được chữa khỏi khá nhiều, đồng thời số trẻ sinh đôi, sinh 3, sinh 4 tăng lên
ngoài ý muốn của bố mẹ và cũng gây khó khăn cho thầy thuốc
6.81 Làm cách nào biết trước được sẽ đẻ sinh đôi hoặc sinh 3
Trong việc này, yếu tố di truyền cũng tác động mạnh. Có những dòng họ chuyên đẻ
sinh đôi. Do đẻ sinh đôi, sinh 3 hiếm xảy ra nên thày thuốc ít nghĩ đến việc đó. Tuy
vậy, dấu hiệu đầu tiên và dễ thấy ngay là bụng to nhanh. Vào thời điểm 9 tháng, bụng
có thai bình thường chỉ 32 - 33 cm thì bụng phụ nữ sinh đôi là 40-41 cm. Đến những
tháng cuối thấy thuốc có thể sờ thấy hai đầu thai nhi. Điện tâm đồ thai nhi hoặc dùng
sóng diêu âm có thể cho biết chính xác. Ngay sau khi chậm kinh nửa tháng, thày
thuốc có thể đoán được tình trạng có thai đôi hay 3. Hình ảnh sóng siêu âm cho thấy
có túi trứng riêng rẽ vì theo nguyên tắc, mỗi túi có 1 em bé. Có trường hợp ở tháng
thứ nhất, khám thấy 3 phôi, nhưng sang tháng thứ 3 chỉ thấy còn 2. Một phôi tự biến
đi. Tại sao vậy ?. Chắc hẳn một phôi đã bị chết, khi trôi ra chỉ kèm theo một ít máu -
ít ai để ý.
6.82. Đừng sợ đẻ nhiều con một lúc
Nếu có nhiều thai, bạn ít khi giữ được đủ 9 tháng 10 ngày. Phần lớn phụ nữ sinh đôi
sinh 3 đẻ non. Do đó thày thuốc thường tìm cách chặn trước, cho sản phụ dùng thuốc
chống co bóp và khuyên nghỉ ngơi. Thông thường, đứa thứ nhất ra, sản phụ nghỉ ngơi
độ 15 - 30 phút, đứa thứ 2 mới ra. lại nghỉ ngơi rồi sau mới ra, ra rất lớn và thường
kèm theo xuất huyết cho nên phải thận trọng
HẾT CHƯƠNG 6

CHƯƠNG 7
SINH NỞ
7.1 Tiêm phòng kháng Rh là gì
Yếu tố Rh có thể gây nguy hiểm cho thai. Tuy hiếm xảy ra nhưng bạn cũng nên biết.
Nếu mạch máu ngưới bố Rh+ và mẹ là Rh- thì thai đứa con mang Rh+. Lúc sinh Rh+
của con hoà với Rh- của mẹ khiến máu mẹ tạo ra kháng thể Rh+. Bé thì không sao vì
đã thoát ra ngoài trước khi những kháng thể của máu mẹ có thể gây tác hại cho bé.
Tuy vậy những lần sau, thai sẽ gặp nguy hiểm vì phải chung sống 9 tháng trời với
máu của mẹ đã có sẵn kháng thể.
Trường hợp không đẻ mà xảy thai vẫn tạo ra kháng thể trong máu mẹ. Lần sau có
thai, thai sẽ dị dạng hoặc chết. Ngày trước đây là vấn đề nan giải, nhưng ngày nay đã
tìm ra vacxin kháng Rh. Sau khi đẻ hoặc xảy thai 3 ngày, thầy thuốc tiêm cho mẹ
những kháng thể để huỷ những huyết cầu mang Rh+ của cái thai đã hoà sang máu mẹ
nó. Khi đó máu mẹ không còn phải sản sinh ra kháng thể nữa và sẽ không nguy hiểm
gì cho cái thai lần sau
7.2 Những ngày cuỗi cùng
Chín tháng trời trôi nhanh hơn bạn tưởng, đúng thế. Nhưng bạn cũng phải thừa nhận
những ngày cuối cùng của thai nghén khiến bạn hồi hộp. Phần vì nóng muốn biết đứa
con mình ra sao, phần cũng muốn thoát cho nhanh cái bụng nặng nề, gần đây làm bạn
quá vướng víu và cản trở trong mọi cử động. Một thứ gì đó dơi xuống đất, bạn định
cúi xuống nhặt, nhưng không được, thậm chí cài cái dây dầy cũng không nổi. Bên
cạnh đó bạn lại thầm có cảm giác kiêu hãnh. Bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn và điều chiếm
tâm tư bạn hơn cả là đứa con sẽ ra sao, có lành lặn kháu khỉnh không ?
Càng gần ngày sinh nở, bạn càng sốt ruột hơn. Và cái ngày nào bao mong đợi ấy, cuối
cùng cũng đến.
7.3 Kỹ thuật chuẩn bị để giảm bớt đau
Cái được gọi là đẻ không đau thực ra chỉ là phương pháp dùng tư tưởng, một cách
chuẩn bị về mặt tinh thần, dựa trên cơ thể của hoạt động thần kinh, dựa trên những
nhận xét sau đây:
1. Bạn ngồi trong phòng tối, một băng vải bịt mắt. Người ta lấy một panh xơ nhỏ một
sợi tóc của bạn. Trường hợp thứ nhất, nếu người ta báo trước sẽ nhổ một sợi tóc, bạn
sẽ không thấy cảm giác đau gì mấy. Trường hợp thứ 2, người ta nói với bạn rằng sẽ
đứt luôn cả miếng da đầu lẫn với tóc, dù thật sự họ chỉ nhổ một sợi tóc, nhưng cảm
giác đau của bạn cũng tăng lên vài chục lần
2. Bạn trượt tuyết và ngã, bạn thấy đau quặn. Trong khi chờ chụp phim, bạn chưa biết
gẫy xương, bạn cảm thấy nỗi đau không lớn lắm, bạn chịu được. Nhưng sau khi biết
kết quả là có gẫy xương thì bạn bỗng thấy cơn đau tăng lên gấp bội. (còn tiếp...)

3.- Sáng thức dạy, bạn thấy hơi rát họng, xổ mũi và cặp nhiệt độ thấy 38,5 độ. Khi
biết rõ bạn bị viêm họng, bạn cảm thấy đau đớn khó chịu.
3 nhận xét trên đây chứng tỏ con người ta không tách rời phần tinh thần và thể xác mà
trái lại, ta chỉ là một khối hoá học mà mọi thứ đều gắn bó, hoà quyện với nhau. Một
phụ nữ rất sợ đau đẻ và hồi hộp chờ cái đau ấy, tới khi đẻ, chị ta sẽ rất đau. Nhưng
nếu người ta giảng cho chị ta hiểu từ trước là sẽ đau như thế nào và xoá đi nỗi khắc
khoải chờ đợi, thì cơn đau đến chị sẽ chịu đựng được không khó khăn là mấy.
Kỹ thuật chuẩn bị tư tưởng, tinh thần và tâm lý ở đây là nhằm hướng dẫn cho chị em
biết rõ về thân thể mình ý thức được việc xảy ra, khiến chị em cùng hợp tác trong việc
sinh nở và giám sát được nó.
Người ta còn hướng dẫn cách thở: Thở bụng, thở ngực, thở chậm, thở nhanh, thở
gấp...giúp bạn chủ động điều khiển được cảm giác trong lúc đẻ. Phương pháp này rất
hiệu nghiệm, tuy nhiên việc ứng dụng trên thực tế có nhiều hạn chế, trước hết là điều
kiện vật chất. Phòng đẻ phải thế nào kia, các nhân viên phải sao, rồi ngay việc huấn
luyện cũng mất thời gian và công sức.
Dù sao khoa học tâm lý cũng mở ra một hướng đáng quý. Trong tương lai, mức sống
cao lên, điều kiện áp dụng sẽ dễ thực hiện và khi đó sẽ giảm đáng kể sự đau đẻ.
7.4 Những phương pháp đỡ đẻ mới: Lợi và hại
Người ta nghĩ ra dù phương pháp để đỡ đau cho sản phụ, nhưng điều quan trọng nhất
là ngày hôm nay xa hội đã coi việc sinh nở là quan trọng và đứa trẻ ra đời được tôn
trọng. Do đó, sản phụ cũng được coi là mang tính chức năng cao quý. Cho nên, dù
phương pháp gì: Đẻ không đau, đỡ đẻ không thô bạo, yoga, cách thở..., bạn cũng có
thể yên tâm rằng vào nhà hộ sinh, bạn sẽ được chăm sóc ân cần, chu đáo bới những
nhân viên có tránh nhiệm. Bạn có quyền đòi hỏi những điều kiện giúp bạn sinh nở nhẹ
nhàng và đạt kết quả cao nhất
7.5 Phương pháp đỡ đẻ êm đềm
Do bác sỹ Pháp leboyer đưa ra và mới được công bố năm 1974, chủ trương đón đứa
bé ra đời trong một không khí yên tĩnh, thanh thản và lặng lẽ. Giảm bớt ánh sáng,
tiếng động trong phòng đẻ, vỗ về đứa bé và đưa vào bồn tắm với nhiệt độ 37 độ giống
như môi trương quen thuộc của nó trong bụng mẹ. Phương pháp này giúp cho cả hai
mẹ con có cảm giác êm đềm trong lúc sinh nở. Việc cắt dây rốn được dành cho người
bố. ưu điểm của phương pháp này là xoá sự ngăn cách giữa bố mẹ và đứa con, giữa
sản phụ và nhân viên đỡ đẻ, tạo một bước khởi đầu dễ chịu cho đứa trẻ sơ sinh bắt
đầu bước vào đời
7.6 Châm cứu
Có lẽ các bạn đã thấy trên màn hình vô tuyến truyền hình một sản phụ tươi cười trong
lúc thầy thuốc mổ bụng chị để lấy đứa con ra. Chị đang được gây tê bằng châm cứu.
Phương pháp này giảm đau mà vẫn không mất đi hoàn toàn cảm giác đau

7.7 Ức chế
Một kiểu thôi miên, điều khiển cảm giác sản phụ bằng ám thị và giải toả thần kinh.
Phương pháp này được dùng nhiều ở tây ban nha và đem lại kết quả giống như
phương pháp tâm lý
7.8 Tại sao không ung Yoga
Phương pháp Yoga có tác dụng chủ động hướng tinh thần và cơ thể theo ý muốn, nếu
áp dụng vào việc đỡ đẻ chắc chắn chỉ có lợi
7.9 Gây mê vòng ngoài
Khác với gây mê toàn bộ, gây mê vòng ngoài là một phát minh đồng thời là một kỹ
thuật ứng dụng rất tốt cho sản phụ. Cắt mọi cơn đau đớn nhưng sản phụ vẫn tỉnh táo
và nhìn việc đỡ đẻ cho mình như trong một giấc mơ. Cách làm là tiêm một liều gây tê
vào cột sống và làm tê toàn nửa dưới của cơ thể. Người sản phụ chỉ cảm thấy như
mình còn một nửa trên còn nửa dưới đã mất hết cảm giác. Bắt đầu thêm vào lúc cổ tử
cung mở rộng tới 5cm, tức là khi đã bắt đầu đau nhiều. Tuy nhiên kỹ thuật gây tê kiểu
này phải do bàn tay của một kỹ thuật viên rất thành thạo. Hiện được áp dụng và ngày
càng áp dụng nhiều với điều kiện là sản phụ phải yêu cầu.
7.10 Sự có mặt của người bố trong lúc sinh nở của đứa con
Rất có tác dụng tốt với trạng thái tinh thần của sản phụ. Càng ngày càng có nhiều ông
bố được phép có mặt trong phòng đỡ đẻ.
7.11 Và có mặt các anh, chị của ''''bé''''
Phải chăng có mặt cũng rất tốt, bởi vì đẻ đâu phải chuyện bẩn thỉu hay xấu xa gì ? Tại
sao không để các anh, chị đón em bé của họ ra đời. Tất nhiên là nếu làm như vậy, nơi
đỡ đẻ phải rộng rãi và thoáng đãng
7.12 Có thể chụp ảnh hoặc quay phim lúc sinh nở được không
Tất nhiên là được nếu như bạn có máy quay video và không gây trở ngại cho các nhận
viên đỡ đẻ
7.13 Làm thế nào để biết được thai đã quá hạn
Căn cứ vào ngày tháng đã tính từ trước và có thể kiểm tra lại bằng soi nước ối để biết
tình trạng thai có gì không bình thường chăng ?
7.14 Khi nào thì đến nhà hộ sinh
Khi bạn thấy những co thắt gây đau diễn ra được một tiếng đồng hồ: Đầu tiên các cơn
đau cách nhau khoảng 20 phút, rồi 10 phút. Xin nhắc lại rằng đau sắp đẻ phải kéo dài,
đau nhiều từng đợt cách nhau đều đặn
7.15 Đau đẻ giống như thế nào
Cảm giác đầu tiên là bụng bạn như cứng lại. Bắt đầu đau từ một điểm, chẳng hạn từ
chỗ lõm của dạ dầy, rồi lan toả ra khắp bụng như sóng. Lúc đầu đau nhẹ, hơi mồ hôi
và bạn chịu được dễ dàng. Đau lan toả xuống háng, xuống phía thận và chưa đau
nhiều. Dần đàn đau tăng và cuối cụng bạn thấy từng cơn dài và cách nhau đều dường
như cơ thể bạn đang lấy đà để tống cái thai ra ngoài.
Bạn nên nhìn vào đồng hồ để biết cơn đau bụng đang trong giai đoạn nào và bao giờ
cần đến nhà hộ sinh. Ở giai đoạn đầu, mỗi cơn đau còn nhẹ và cách xa nhau từ 20 đến
25 phút, mỗi đợt đau nhanh chỉ dài từ 10 đến 30 giây
7.16 Co thắt để đi tới mục đích gì
Không phải cơ bắp nào ở bụng co thắt mà là toàn bộ tử cung bóp và nhả ra. Như
chúng ta đã biết, tử cung có sức đàn hồi ghê gớm. Lúc này nó đã phình to, chiều cao
lên tới 33 cm. Thành tử cung rất khoẻ, dai và chắc.
Đang chứa đựng cả thai, rau, nước ối, lúc này tử cung muốn đẩy toàn bộ những thứ ấy
ra ngoài bằng sức của bản thân nó. Muốn vậy nó phải mở cửa, tức là cổ tử cung thông
với âm đạo. Cổ tử cung trước đây vẫn khép kín, bây giờ cơn co thắt làm nó mở ra. Cơ
tử cung co thắt với sức mạnh ghê gớm và mỗi cơn co thắt, cổ tử cung lại nới rộng
thêm một chút, đồng thời rút ngắn chiều dài lại, đang từ 4 cm - đến 3 cm rồi hai rồi 1
cm và cuối cùng mở ra thông hoàn toàn với đáy âm đạo. Đường kính của cổ tử cung
lúc này lên tới 11 cm, nghĩa là nó đã mở hoàn toàn.
Tử cung phải co thắt bao nhiêu lần mới đạt sự mở hoàn toàn ?. Cũng lại tuỳ sản phụ
sinh con so hay con dạ, thường giữa 4 và 9 tiếng. Còn thời gian đảy thai nhi ra, tối đa
là nửa giờ với sản phụ sinh con so, 10 phút với ai sinh con dạ.
Nên nhớ rằng giữa hai cơn co thắt, không hề đau vì đấy là thời gian nghỉ lấy sức. Bạn
nên tận dụng những quãng nghỉ đó để lấy lại sức với mức tối đa.
7.17 Dấu hiệu báo thai sắp ra
Quan trong nhất là theo dõi nhịp điệu các cơn co thắt và khoảng cách giữa chúng
trong mặt đồng hồ. Tới khi khoảng cách giữa hai cơn co thắt chỉ còn 2 phút là lúc thai
sắp ra.
7.18 Rặn đẻ
Những cơn co thắt mỗi lúc một đau hơn. Tuy vậy ta chia ra hai giai đoạn. Mở rộng cổ
tử cung - kéo khá dài và giai đoạn đảy thai ra ngoài. Đây là công việc cao quý của phụ
nữ mà ngày nay được moi người tiếp sức, hỗ trợ, giúp đỡ chu đáo tận tình
7.19 Đau đẻ thật và đau đẻ giả
Sắp đến ngày, bạn có thể thấy co thắt ở bụng và bạn mừng rỡ vội vã nhờ thân nhân
đưa đến nhà hộ sinh. Ngờ đâu sau mấy tiếng đồng hồ theo dõi, bạn đành trở về nhà
với nhận xét, chưa phải lúc trở dạ.
Đúng là bạn thấy co thắt, nhưng chúng không cách đều nhau và không có sức mạnh
của sự trở dạ, lộn xộn và không đều đặn. Hãy nhớ rằng bạn không cần vội vã, cứ bình
tĩnh đợi trong một tiếng đồng hồ đã, xem những cơn có thắt ấy có đều đặn không
7.20 Một dấu hiệu mất nút nhầy
Một trong những dấu hiệu trở dạ thường xuất hiện là, bạn thấy mất nút nhày. Đó là
một khối khí hư mầu nâu nhạt, rất dày, có lẫn ít máu, bịt kín âm đạo. Tuy nhiên dấu
hiệu này nhiều khi không chắc chắn

/7.21 – Trong phòng đẻ: Một cảm giác cô đơn


Phải thừa nhận, thường là cảm giác buồn. Bạn cảm thấy như bị bỏ rơi nằm một mình
thui thủi trong phòng, trên chiếc bàn đẻ, tự lực đối phó với những cơn co thắt của
mình. Thỉnh thoảng mới có người nào đó bước vào, nhắc: “Chị thở đi, thở như cách
chúng tôi đã hướng dẫn ấy!”. Đó là phương pháp đẻ không đau (xem câu 366). Lát
sau, nữ hộ sinh viên vào kiểm tra xem cổ tử cung có mở đều không. Và khi bà ta đi ra,
khép cửa lại, bạn bỗng thấy một cảm giác cô đơn và không phải không kém chút lo
sợ, nếu có chuyện gì xảy ra mà trong này không có ai thì làm thế nào? Cho nên chúng
tôi nghĩ, nên để cho người nhà sản phụ được vào và ngồi bên cạnh những lũe như vậy.

7.22 – Đau đẻ
Tất nhiên đau đẻ, tử cung co thắt là gây đau rồi. Duy chỉ có điều không phải đau liên
tục mà đau thành cơn. Giữa những cơn đó có khoảng cách không đau. Cơn đau lên
cao nhất là lúc tử cung đẩy cái thai ra ngoài (xem câu 390). Lúc đẩy cái thai ra, tử
cung co thắt rất mạnh, tạo một cảm giác đau đặc biệt, khiến người sản phụ nào không
được chuẩn bị tinh thần trước dễ thấy hốt hoảng. Nhiều sản phụ hét lên cho át nỗi đau.
Chúng ta rất mừng là ngày nay sự đau đẻ được lý giải một cách khoa học và người
sản phụ đã hiểu, không còn hoảng hốt mà biết cách chế ngự nó một cách bình tĩnh và
dũng cảm.

7.23 – “Bé” có đau không?


Ta thử hình dung việc sinh nở theo “con mắt” của đứa trẻ. Đang nằm êm ái trong làn
nước ấm trong bụng mẹ, đột nhiên một cơn bão táp ập tới, cứ năm phút rồi hai phút
một lần rung chuyển. Bọc nước vỡ và nước thoát ra hết. Một sức mạnh bí hiểm lay
chuyển “bé” và đẩy “bé” ra ngoài. “Bé” bị kẹp chặt trong xương hông của mẹ khá lâu
và cuối cùng “bé” thoát ra được. Trước tiên, “bé” thấy lạnh (chỉ còn khoảng 22 độ) và
những tiếng động vang chói tai “bé”. Người ta cắt dây rốn. Khí trời ùa vào phổi.
Trước đây, “bé” toàn nhận ô-xy của hệ thống tuần hoàn của mẹ, có biết gì đến thứ khí
trời lạnh buốt này! “Bé” như trải qua một cơn choáng váng và sau đấy người ta chăm
“bé”: xoa người “bé” cho ấm, nhỏ thuốc vào mắt “bé” (xem câu 592) làm “bé” hơi
sốt, rồi mặc cho “bé” quần áo bằng vải ram ráp. “Bé” không còn nghe thấy tiếng tim
đập của mẹ nữa. “Bé” cảm thấy bị tách khỏi mẹ, khắp đất trời chao đảo!
Từ thủa xa xưa, cách “ra đời” của con người diễn ra vẫn như thế. Rất có thể sau này,
khoa học sẽ nghĩ ra cách nào nhẹ nhàng hơn, đỡ gây “choáng thần kinh” cho đứa trẻ
hơn...

7.24 - Đứa trẻ “thoát ra” cách nào?


Khi cổ tử cung đã biến hình, độ dài đã mất đi và chiều rộng mở to thì bắt đầu giai
đoạn đẩy thai ra.
Lúc này toàn bộ âm đạo và âm hộ gồng lên như lồi hẳn ra. Những đợt co thắt cuối
cùng. Đầu “bé” ló ra giữa âm hộ (xem câu 409) và sắp nhô ra ngoài.

7.25 – Khi nào túi nước ối vỡ?


Nay thời gian đầu của quá trình đẻ (xem câu 383), nhưng nói chung, bọc nước ối vỡ
vào giai đoạn cổ tử cung mở ra (xem câu 382) do sức ép của những cơn co thắt từ bên
trong tử cung. Một số sản phụ không hiểu, họ than phiền, bọc nước ối của họ vỡ quá
sớm khiến họ rất đau, hoặc ngược lại, họ trách nữ hộ sinh viên mở bọc nước ối quá
chậm... Sự thật là sao? Thông thường khi bọc nước ối vỡ, việc đẩy thai ra bước sang
giai đoạn thứ hai và được tiến hành với tốc độ nhanh. Nhưng cũng có khi bọc nước ối
chậm vỡ, nữ hộ sinh phải dùng panh-xơ chọc cho vỡ. Khi cổ tử cung mở rộng đến 4 –
5 cm, bọc nước ối vỡ là thuận lợi nhất (xem câu 382).

7.26 - Phần kết thúc


Đứa trẻ ra được khoảng 15 phút thì các màng và rau thai ra nốt và thế là xong (xem
câu 284). Nghe thì đơn giản, nhưng sản phụ thấy một cơn đau khác, cũng dữ dội,
nhưng ngắn và dễ chịu hơn. Thông thường muốn cho rau thai, dây rốn, màng bọc và
một ít huyết ra nhanh, nữ hộ sinh một tay đặt lên bụng sản phụ, một tay luồn và kéo
nhẹ các thứ đó ra. Thầy thuốc có thể tiêm vào mạch máu sản phụ một liều kích thích
tử cung co bóp để đẩy ra dễ dàng hơn.
Nữ hộ sinh viên kiểm tra lần cuối cùng xem rau đã ra hết chưa. Hiện tượng sót rau sẽ
làm tử cung chậm hồi phục và gây nhiễm trùng phụ sau này khá phiền phức. Nếu qủa
là sót thì người ta thường phải lấy nốt ra bằng cách gây mê toàn thân cho sản phụ.

7.27 - Đẻ có mất nhiều máu không?


Khoảng 200 đến 300 phân khối nghĩa là khoảng 1/3 lít máu. Người ta tính, nếu dưới
nửa lít thì không có gì đáng phải sợ hãi.
Tại sao mất ít máu như vậy? Vì khi tử cung co bóp, nó bít các mạch máu lại và bản
thân nó biến thành như một cái bọc rắn như gỗ. Trường hợp máu ra quá nhiều, do tử
cung co bóp kém, người ta tiêm vào mạch máu thuốc để kích thích co bóp tử cung.
Về nguyên tắc, sau khi các thứ đã ra hêt, sản phụ thấy máu vẫn tiếp tục ra, ít thôi,
không nhiều hơn so với một lần kinh nguyệt bình thường.

7.28 - Đội đỡ đẻ làm những gì cho sản phụ?


Vào đến phòng đẻ, người ta “làm vệ sinh cho bạn”, rửa bằng xà-phòng đùi, khắp vùng
chung quanh hậu môn, âm hộ và bảo bạn tiểu tiện rồi rửa nhẹ bên trong (xem câu
390). Ngày nay. người ta không cắt lông mu mà chỉ dùng kéo cắt những sợi lông hai
bên mép lớn và mép nhỏ. Sau khi “làm vệ sinh” xong, người ta đặt gạc vô trùng lên
để bảo vệ đến mức tối đa.
Trong giai đoạn đầu (xem câu 382), người ta kiểm tra nhịp tim thai bằng máy điện tử
(xem câu 406), kiểm tra tư thế thai bằng cách sờ bụng và xem âm đạo (xem câu 409).
Khi thấy cổ tử cung đã mở hết, người ta chuẩn bị các dụng cụ trong đó có dụng cụ để
có thể rạch âm hộ (xem câu 396) và những dụng cụ để đón và chăm sóc đứa trẻ sơ
sinh. Lúc này, nếu bọc nước ối không tự vỡ thì người ta chọc cho vỡ (xem câu 391).
Bắt đầu vào giai đoạn 2: đẩy thai ra, người ta bảo bạn nằm theo tư thế khám phụ khoa,
ngửa, hai chân hơi co lại và giang ra. Theo cách đó, sản phụ cảm thấy thoải mái và dễ
“rặn” hơn. Mỗi lần co thắt, sản phụ nắm chặt hai đầu gối. Người ta vẫn tiếp tục theo
dõi nhịp tim thai đồng thời giữ cho âm hộ không bị rách.
Khi rau và màng đã ra hết (xem câu 392), người ta rửa âm hộ, đặt gạc vô trùng và mặc
xi-lip, tiếp tục theo dõi mạch, huyết áp, số huyết chảy ra và “khối tử cung” đã co lại,
trong một – hai giờ và thế là xong. Bạn cảm thấy hơi mệt, đau âm ỉ, nhưng thế là công
việc đã hoàn tất.

7.29 - Tại sao phải đưa “bé” ra xa mẹ?


Đây là một cách làm quen thuộc xưa nay, nhưng đã trở thành vô lý mà các hộ sinh
viên vẫn cố giữ. Tại sao bắt mẹ phải xa con trong giờ phút đầu tiên này? Với kỹ thuật
đỡ đẻ hiện đại, thông thường các sản phụ vẫn tỉnh táo và lại sức rất nhanh, đủ khả
năng chăm sóc ngay đứa con thân yêu của mình [i](xem câu 419). Cho nên hoàn toàn
không nên tách đứa trẻ ra khỏi mẹ nó lúc này.

7.30 - Thủ thuật rạch âm hộ là gì?[/b]


Đôi khi cần thiết, người ta phải mở rộng âm hộ để thai có thể chui ra, bằng cách
dùng kéo, rạch từ đằng trước ra phía sau và thông thường nhích sang bên phải
nhằm tránh cho âm hộ tự rách. Sau này được khâu lại. Cách này nghe cỏ vẻ “thô
bạo” nhưng thật ra rất cần thiết và tránh được nhứng “bất thường” nguy hiểm.
Vả lại thủ thuật được tiến hành hầu như không đau và thông thường sản phụ
cũng không biết. Khi khâu lại thì cần gây tê tại chỗ và chỉ trong 20 phút là công
việc xong.

7.31 - Tại sao phải “truyền ocytocyne” trong lúc đẻ?


“Đến phải truyền ocytocyne cho chị thôi” - hộ sinh viên nói. Vậy “truyền” là gì và tại
sao phải “truyền”? Đó là khi tử cung co thắt yếu và việc đẻ kéo dài, gây đau và mệt
nhiều cho sản phụ. Người ta truyền vào tĩnh mạch bạn chất thuốc ocytocyne kích
thích co thắt tử cung. Một số thầy thuốc chủ trương, với sản phụ nào cũng nên truyền
thuốc như vậy để sinh nở thuận lợi. Nhưng chúng tôi nghĩ, nếu sản phụ đẻ bình
thường thì không nên truyền. Cách truyền là người ta treo ống thuốc lên và chọc kim
tiêm vào tĩnh mạch ở cánh tay cho thuốc nhỏ dần từng giọt vào mạch.

7.32 – Dùng kẹp lôi thai ra


Đây là thủ thuật bất đắc dĩ mới phải tiến hành, khi tim thai đậm chậm và thai nhi có
dấu hiệu rất mệt, cần phải “lôi” ra nhanh để xử trí. Hoặc cổ tử cung của sản phụ mở ra
chậm và quá khó khăn. Khi ấy, người ta dùng “phoóc-xép” kẹp vào đầu đữa trẻ, lôi
kéo ra. Trường hợp này phải gây tê nửa người dưới cho sản phụ. Nhắc lại, đây là biện
pháp bất đắc dĩ.

7.33 – Có nên sợ thủ thuật “phoóc-xép” không?


Không. Vì sau khi “lôi” thai ra, có thể để lại vết kẹtp trên đầu và mặt đứa trẻ, nhưng
những vết đó chỉ ít ngày sau sẽ biến mất. Vài tổn thương nhẹ ở âm hộ và âm đạo cũng
lành lại và không để di chứng gì. Vấn đề không phải ở “phoóc-xép” mà ở tài khéo léo
của người sử dụng dụng cụ ấy.

7.34 – Giác là gì?


Người ta có thể thay thế “phoóc-xép” bằng giác, làm bằng kim loại úp lên đỉnh đầu
đứa trẻ, thông với một hệ thống hút để hỗ trợ thêm cho việc đẩy đứa trẻ ra ngoài
nhanh. Việc dùng giác được tranh luận khá nhiều. Riêng ở Pháp, đa số thầy thuốc cho
rằng dùng “phoóc-xép” hơn.

7.35 – Phương pháp mổ lấy thai ra


Nghe thì có vẻ gớm, thật ra chỉ là một phẫu thuật bình thường. Sản phụ được gây mê
toàn thân. Người ta mổ, rạch một đường ngang bên trên mu để khi dâu chỉ rất nhỏ khó
nhìn thấy, cắt lớp da cơ bụng, cơ tử cung và lấy đứa trẻ ra theo đường bên trên, chứ
không phải bên dưới. Sản phụ chỉ cần nằm viện 8 đến 10 ngày là về nhà được.

7.36 – Khi nào cần mổ lấy đứa trẻ ra?


Tất cả những trường hợp khi sản phụ không “đẻ” bên dưới được, khung xương chậu
quá hẹp, không lọt đứa trẻ, tử cung yếu không đủ sức đẩy đứa trẻ ra, rau không bình
thường và đã gây xuất huyết, ngôi tay không thuần, ra ngôi vai, ngôi trán, mặt hoặc
mông, ..v.v.. (xem câu 409). Người ta còn dùng cách mổ khi đã quá ngày sinh mà tử
cung chưa thấy động đậy gì (xem câu 405).

7.37 – Mổ lấy thai không gây mê toàn thân


Chỉ cần gây tê nửa người bên dưới. Kết quả gần đây tỏ ra rất tốt vì để sản phụ thấy
được con ra khỏi bụng mình.

7.38 – Quá nhiều vụ mổ lấy đứa trẻ ra chăng?


Hiện nay, ở Pháp, tỷ lệ là 4%, nhưng nhiều người cho là hơi nhiều và kêu giới sản
khoa nhiều khi lạm dụng phương pháp này, nhất là khi tiến hành chỉ để chiều ý sản
phụ, không phải do nguyên nhân y tế.

7.39 – Chủ động gây đẻ.


Đôi khi người ta truyền vào tĩnh mạch thuốc kích thích tử cung co thắt để gây đẻ. Đó
là trường hợp tính mệnh người mẹ đang nguy kịch, cái thai đã gần đủ ngày tháng và
nhiều nguyên do chính đáng khác. Có điều bất trắc là khi cho ra đời một em bé chưa
đủ ngày tháng cho nên thầy thuóc và sản phụ cần cân nhắc kỹ.

7.40 – Theo dõi bằng máy điện tử là sao?


Đó là dùng máy điện tử theo dõi quá trình sinh nở (xem câu 394). Người ta đặt những
ống giác lên bụng sản phụ (hơi giống như làm điện tâm đồ thai) theo dõi nhịp đập của
tim thai và chất lượng co bóp của tử cung. Gần đây, người ta còn đặt cả một bộ phận
máy thu vào bên trong tử cung, sau khi bọt nước đã vỡ. Những kỹ thuật này rất cầu kỳ
và hiện chưa được phổ biến.

7.41 – Xét nghiệm máu trong thai, rất hiếm dùng nhưng có thể dùng
Người ta đưa ống soi nước ối (xem câu 346) vào sau khi màng ối đã vỡ và cổ tử cung
đã mở khá rộng, để ló đầu đứa trẻ. Đầu ống soi có một mũi dao nhỏ. Đặt đúng vào
đỉnh đầu đứa trẻ, chích một giọt máu, đưa ra ngoài xét nghiệm để biết tình trạng máu
của thai nhi.

7.42 – Có nên dùng tất cả các ký thuật không? Khi nào?


Chúng tôi đã kể ra tất cả các kỹ thuật hiện đại từng được áp dụng trong việc đỡ đẻ.
Tuy nhiên, phải nói ngay rằng: 90% trường hợp không phải dùng đến kỹ thuật “hiện
đại” nào hết. Chỉ 10% trường hợp có những trục trặc buộc phải dùng đến các kỹ thuật
nói trên. Đó là vai trò tích cực của các kỹ thuật đôi khi đã bị người ta lạm dụng, thật
ra cũng là do một số sản phụ lo sợ quá đáng, yêu cầu thầy thuốc. Bên cạnh đó là một
số thầy thuốc cũng quá chủ quan, tin vào tài kỹ thuật của mình nên nhiều khi không
cần thiết lắm cũng cứ áp dụng.

7.43 – Các “ngôi” thai.


96% trường hợp là đỉnh đầu ló ra trước và như thế là bình thường và thuận lợi. Đó là
ngôi thuận.
Trường hợp mặt ra trước rất hiếm (1-2 phần nghìn) và thường phải mổ lấy thai ra.
Trường hợp mông ra trước chiếm khoảng 4% có khi đỡ theo lối bình thường được
nhưng thường phải mổ lấy ra.
Trường hợp vai ra trước cũng rất hiếm (3 phần nghìn) và cũng phải mổ lấy ra.

7.44 – Những rắc rối do dây rốn gây ra.


Đây là những biến chứng xảy ra trong lúc đỡ đẻ. Dây rốn (xem câu 294) có thể quấn
chung quanh thai nhi. Hay xảy ra nhât là quắn quanh cổ, có thê lỏng (18%) hoặc chặt
(6%) dễ tắc máu và làm thai nhi ngạt (tràng hoa quấn cổ). Máy điện tử có thể phát
hiện sự thay đổi nhịp tim thai để xử trí kịp thời (xem câu 406). Lại có trường hợp rau
ló ra trước thai nhi (2 phần nghìn trường hợp). Khi chưa có máy đo điện tim thai, tỷ lệ
tử vong của thai nhi do nguyên nhân này lên tới 80%. Cho nên hộ sinh viên phải khéo
léo và bình tĩnh vô cùng. Và khi cần, đừng ngại ngùng phương pháp mổ để lấy thai
nhi ra.

7.45 – Đứa trẻ ra đời rồi sau đó?


Trẻ ra khỏi bụng mẹ, thường cân nặng 3 đến 3,5kg, dài không quá 50cm và được phủ
toàn bộ bằng một lớp mỡ. Thông thường người ta trao cho sản phụ và người mẹ đặt
con lên bụng hoặc bế trên tay và hưởng niềm sung sướng ngay. Sau đó hộ sinh viên
kiểm tra xem dây rốn đã cắt chưa, chân tay và các bộ phận của đứa trẻ lành lặn đủ cả
không. Lúc mới sinh, “bé” thở 50 nhịp/ phút, tim đập 140 lần/ phút, mắt còn nhắm,
nước da hơi tím. Lát sau, bé mở mắt nhưng cái nhìn còn mơ hồ. Người ta kiểm tra cả
miệng xem có gì khác thường không. Sọ có thể hơi bị biến dạng, dài ra một chút,
nhưng không sao, rồi sẽ tự điều chỉnh. Cuối cùng, người ta làm một cuộc thử nghiệm
hệ thần kinh cho bé và thế là xong.

7.46 – Chỉ số Apgar là gì?


Chỉ số này để tính “khả năng sống tốt” của trẻ sơ sinh. Sau khi ra đời một chút, người
ta ghi lại 5 tình trạng và cho điểm từ 0 đến 2:
- Nhịp tim
- Hô hấp
- Phản xạ
- Màu da
- Lực cơ
Công lại, nếu từ 8 đến 10 là tốt, từ 4-7 là trung bình, từ 0-3 là rất kém. Năm phút sau
người ta đánh điểm lại rồi đem so với điểm lúc trước. Thông thường, lần đầu trẻ được
6 điểm Apgar, sau tăng lên 9. Nếu điểm xấu mà lại không thay đổi thì chứng tỏ đó là
dấu hiệu nguy hiểm cần phải có ngay biện pháp xử trí, trái lại điểm tốt thì hoàn toàn
yên tâm.

7.47 – Lúc đẻ cần để bụng đói không?


Về nguyên tắc thì không, nhưng tốt nhất là khi bắt đầu có dấu hiệu trở dạ, nên ngừng
ăn, đề phòng trường hợp phải gây mê sau này.

7.48 – Sau khi sinh nở, bạn lại thấy đau?


Những ngày sau đó, bạn lại thấy đau. Đây là hiện tượng bình thường vì tử cung cần
trở lại trạng thái ban đầu. Nó còn có tác dụng cầm máu. Cơn đau có khi khá dữ dội và
làm những phụ nữ đẻ lần đầu sửng sốt, họ tưởng đẻ thế là xong và có thể yên ổn nghỉ
ngơi? Nếu bạn đau quá, chỉ cần dùng thuốc giảm đau là đủ.

7.49 – Sản dịch là gì?


Là những chất còn tiếp tục ra sau khi đẻ. Trong 3-4 ngày đầu tiên là huyết rồi dần dần
là chất nhầy ngày càng đặc, cho đến nửa tháng. Thứ nước đó là những vón cục của
huyết và những chất thải ra do màng nhầy tử cung tống ra. Phải vài ba tuần lễ sau bạn
mới thấy thật sự bình thường.
.50 – Giữ gìn sau khi đẻ.
Sau khi đẻ, bạn không phải là bệnh nhân, nhưng vẫn phải theo dõi đều mạch, thân
nhiệt và huyết áp. Thầy thuốc thường xuyên khám xem cổ tử cung có co lại bình
thường không, huyết ra có gì đáng ngại. Hai chân có bị phù không? Hàng ngày phải
rửa âm hộ và hậu môn rồi đặt gạc vô trùng. Kiểm tra vú có bị nứt hay viêm sưng
không (xem câu 554). theo dõi ruột, nếu sau hai, ba ngày vẫn tiếp tục táo bón thì phải
thụt hoặc dùng thuốc đạn glycérine. Về ăn uống, bạn nên ăn uống bình thưồng, đừng
tăng quá đáng và tránh gia vị cũng như những thức ăn khiến cho sữa có mùi lạ (măng
tây, bắp cải), nhớ uống nhiều nước, nếu bạn cho con bú.

7.51 - Thời gian nằm nhà hộ sinh thông thường là một tuần lễ
Bạn có thể về sớm hơn nếu có điều kiện được chăm sóc ở nhà.

7.52 – Thuốc lá.


Đối với bạn thì không sao nhưng đối với đứa trẻ, đừng bắt con phải hít khói thuốc của
bạn.

7.53 – Khi nào bạn có thể dậy và đi lại?


Cáng sớm càng tốt, 10 đến 12 giờ sau khi đẻ. Những bước chân đàu tiên còn chập
choạng nhưng rồi bạn hồi phục dần và bước đi vững chãi hơn. Dù sao bạn cũng nên
cố gắng đôi chút. Và ngày hôm sau, nên cố vận động bằng cách đi lại, nằm ngồi một
mình. Nên đi vòng quanh giường để máu lưu thông, tránh sưng chân do máu tụ ở đó.

7.54 – Tắm.
Bạn có thể tắm hương sen ngay từ hôm sau. Còn ngâm mình trong bồn thì chưa nên,
nhất là nếu huyết vẫn còn ra vì dễ bị nhiễm trùng tử cung.

7.55 – Thể dục.


Rất tốt, nhưng cần lựa chọn động tác. Trước tiên chú ý động tác bụng để cơ bụng
chóng trở lại rắn chắc. Tốt nhât là dùng liệu pháp vận động.

7.56 – Thăm hỏi.


Không thể tránh được thân nhân đến thăm và chúc mừng, nhưng đừng để sản phụ mệt
vì tiếp khách, tốt nhất là khi giao tiếp, bạn đừng hoạt động mạnh, nói to và bất cứ lúc
nào cũng đem con ra cho mọi người sờ nắn. Nên để hai mẹ con yên tĩnh đến mức tối
đa.
7.57 – Trở lại sinh hoạt tình dục bình thường vào khi nào?
Về mặt Y học thì ngay sau khi hết ra huyết và chắt nhờn (xem câu 415), ta có thể giao
hợp với nam giới được rồi, nghĩa là sau hai tuần. Nhưng trong thực tế, vấn đề không
đơn giản như thế. Phụ nữ trong thời kỳ mới sinh xong, chưa thấy hứng thú trong sinh
hoạt tình dục. Nguyên nhân có nhiều: âm dạo còn khô vì mẹ đang cho con bú; nếu
phải khâu thì âm hộ hãy còn đau; các buồng trứng chưa hoạt động bình thường trở lại;
con khóc đòi bú và nhiều chuyện kích thích khác khiến người mẹ lúc nào cũng mệt
mỏi. Điều này, về phía nam giới cần hiểu và châp nhận một cách rộng lượng.
Dù sao thì cũng cân nhắc: khi tiếp tục sinh hoạt tình dục, bạn cần thực hiện ngay biện
pháp tránh thai. Dùng vòng thì chưa nên, hãy dùng viên ngừa thai (xem câu 157, 158)
hoặc bao cao su. Bởi vì ngay trường hợp bạn muốn có con tiếp thì lúc này cũng chưa
phải đã thích hợp cho việc có thai.

7.58 – Bao giờ thì hành kinh trở lại?


Thường là sau khoảng từ tháng rưỡi đến 3 tháng. Nếu bạn dùng viên ngừa thai thì
kinh nguyệt trở lại sớm hơn. Về mặt sinh lý học, ngay từ khi kết thúc giai đoạn chửa
đẻ, hệ thống vùng dưới đồi (xem câu 9, 23) bắt đầu tiếp tục hoạt động.
Kinh nguyệt sẽ trở lại rất chậm nếu như bạn cho con bú. Sau khi cai sữa, phải khoảng
1-2 tháng, bạn mới lại thấy kinh. Tuy vậy đứng đinh ninh rằng thời gian cho con bú
bạn không thể có thai, bởi vì trứng rất có thể rụng bất chợt (xem câu 159).

7.59 – Tâm trạng suy sụp sau khi sinh nở.


Tưởng sau khi sinh con, bạn sẽ thấy phấn khởi và vui tươi hơn, ai ngờ tính nết bạn
bỗng thay đổi thưo chiều hướng xấu: tính khí thất thường, hay bẳn gắt, hay tủi thân,
khóc lóc... Nguyên nhân do đâu? Trước hết do các hooc-môn. Lúc mang thai, các
hooc-môn hoạt động rất mạnh, nay đột nhiên bạn bỗng như hẫng. Còn thêm một nhân
tố nữa là nỗi mệt mỏi khi nuôi con. Mà khi đã mệt, người ta luôn luôn bực bội. Trong
khi đó, chồng lại thường không thông cảm và chăm sóc giúp đỡ đúng với vợ mong
muốn. Làm mẹ đâu phải công việc dễ dàng! Bao nhiêu giờ phút lo lắng, sợ hãi, bao
nhiêu công việc tỷ mẩn và cả nặng nhọc, bao nhiêu đêm mất ngủ, v.v... và .v.v...
Thêm nữa là bạn thấy thân hình, dung nhan bạn không còn như cách đây 9, 10 tháng.
Và còn bao nỗi phiền muộn khác nữa.
Cách chữa: Bạn hãy thực hiện một cách sống điều độ ở mức tối đa có thể, nên ngủ
buổi trưa, mỗi ngày có những lúc nầm nghỉ hoàn toàn thanh thản không suy nghĩ gì
hết. Và chung quanh cũng hỗ trợ thêm bằng thái đọ thương yêu, chiều chuộng và nhất
là lòng tôn trong nỗi mỏi mệt của bạn. Trong tình trạng này, thuốc men không quan
trọng bằng tư tưởng.
8.1 – Khi nào có thể đánh giá bạn vô sinh
Nếu hai vợ chồng đều muốn có con mà sau 2 năm chung sống vẫn không thấy vợ có
thai, người ta nhận xét thấy:
- 20% đôi có thai ngay tháng đầu tiên sau khi cưới.
- 70% trong 6 tháng đầu.
- 10% không thấy gì.
Ngày nay, nếu đôi vợ chồng nào sinh hoạt tình dục đều đặn và bình thường (hai lần
mỗi tuần) thì sau một năm không có thai, người ta bắt đầu tìm nguyên nhân vô sinh.

8.2 – Từ lúc nào bạn có thể đi khám


Nếu mới 6 tháng, bạn đã vội xin thăm khám thì hơi gấp gáp quá vả lại khám thứ này
khá phức tạp và tốn kém (xem câu 440 và những câu tiếp theo). Tuy nhiên sau 6
tháng, bạn có thể thăm dò theo cách đơn giản (xem câu 438, 439). Nếu kiếm được một
thầy thuốc tin cậy thì không nên chuyển sang người khác. Hãy thổ lộ hết với ông ta/
bà ta. Nên nhớ rằng việc tìm nguyên nhân vô sinh đòi hỏi hàng tháng, hàng năm,
đừng vội nản lòng khi “đã lâu” mà thầy thuốc không tìm ra được gì.

8.3 – Vô sinh từ đầu và vô sinh về sau


Vô sinh được gọi là từ đầu nếu bạn chưa có con lần nào. Còn vô sinh về sau là khi bạn
đã có một (hoặc vài) con nhưng rồi không thấy có thai được nữa.

8.4 – Khám lần đầu thế nào?


Thầy thuốc sẽ hỏi bạn về tình hình “phụ khoa”: tuổi thấy kinh lần đầu, vòng kinh bao
nhiêu ngày, tính chất kinh nguyệt, sinh hoạt tình dục ra sao? Đà dùng biện pháp tránh
thai lần nào chưa? Đã có thai lần nào chưa? Có những nhận xét riêng thế nào về kinh
nguyệt, về cơ quan sinh dục của bạn? Thầy thuốc còn hỏi bạn cả về gia đình, tổ tiên.
Tất cả đều được đưa vào hồ sơ. Và sau đó, thầy thuốc khám bộ phận sinh dục của bạn.
Hãy tạm thế đã.

8.5 – Đàn ông cũng bị hỏi


Tất nhiên chồng bạn cũng bị hỏi tỉ mỉ về hoạt động tình dục và được khám tỉ mỉ bộ
phận sinh dục.

8.6 – Hãy tin tưởng là bạn sẽ thắng


Đúng thế bởi vì vô sinh đâu phải là điều tiền định. Tất nhiên bạn sẽ phải kiên trì
nhưng rồi sẽ đến lúc tìm ra nguyên nhân. Khi đó việc điều trị, sẽ có định hướng và
chắc chắn đem lại kết quả.

8.7 - Tại sao bạn lại còn theo dõi thân nhiệt nữa?
Bảng theo dõi đường lên xuống của thân nhiệt (xem câu 57) là việc thường xuyên
phải tiến hành trong phụ khoa. Xem xét đường lên xuống của thân nhiệt qua suốt
vòng kinh, có thể phát hiện ra hoạt động tình dục của bạn, thí dụ vào khoảng ngày thứ
14 trứng rụng, kéo theo sự tiết hoc-môn progestérone khiến thân nhiệt bạn nhích thêm
3/10 hoặc 4/10 độ. Điều này nhìn thấy rất rõ trên bảng. Thường nhiệt độ cơ sở là 36,5
độC, nếu lên đến 36,8 là đã nhìn thấy rất rõ. Qua bảng có thể đoán được:
- Nếu bình thường, vào ngày hành kinh, nhiệt độ tụt xuống, có nghĩa là bạn đã có rụng
trứng và có tiết progestérone, Nhưng coi chừng, nếu thời gian nhiệt độ tăng chỉ dài 4-
5 ngày thì có nghĩa là túi đựng trứng đã làm việc tồi và đẩy trứng ra quá sớm.
- Nếu không thấy hiện tượng thân nhiệt tăng, tức là đã không xảy ra sự rụng trứng.
- Nếu thân nhiệt tăng rồi không xuống nữa, quá 14 ngày vẫn tiếp tục cao và không
thấy hành kinh có nghĩa là bạn đã có thai.
Qua đấy, bạn đã thấy ý nghĩa của bảng theo dõi thân nhiệt.

8.8 - Một trong những khám nghiệm quan trọng nhất: thử nghiệm Huhner.
Làm thử nghiệm Huhner đưa lại kết quả có giá trị quan trọng, nên được tiến hành
trước khi làm những xét nghiệm phức tạp hơn, tỷ như X-quang tử cung, soi ổ bụng
(xem câu 443). Cách làm đơn giản chỉ là xem xét chất nhầy ở cổ tử cung (xem câu
504) thời gian ngay trước lúc rụng trứng, nghĩa là ngay trước hôm có chênh lệch về
thân nhiêt. Và phải tiến hành ít nhất là 6 giờ sau lúc giao hợp và chậm nhất là 20 giờ.
Qua đó có thể biết được:
- Chất nhầy tiết ra (xem câu 452) có tốt không. Vì chất lượng của nó ảnh hưởng quan
trọng đến việc sống còn của tinh trùng và dẫn tinh trùng vào trong tử cung.
- Tinh trùng lẫn trong đó có nhiều không và có “di động” không.

8.9 - Chụp tử cung


Cách làm này (xem câu 56) giúp thấy rất rõ đường cong của mặt trong tử cung, phát
hiện xem có pô-líp (xem câu 64. 68, 71) u xơ hoặc dính mô (xem câu 82) không và
giúp kiểm tra hai vòi, để xem nguyên nhân trứng không thụ tinh được có nằm tại đây
không. Chụp tốt nhất vào lúc vừa sạch kinh, tức ngày thứ 6 đến thứ 11 của vòng kinh,
là khi bạn không còn ra huyết nữa.

8.10 – Soi tử cung


Người ta đưa qua cổ vào hốc tử cung một ống soi, đầu có một bóng đèn lạnh (không
tỏa nhiệt) để xem có pô-líp (xem câu 71), u xơ (xem câu 455) hay dính mô (xem câu
82) không. Cách này làm đơn giản, không đau và không phải gây tê, nhưng rất tiếc là
đến nay cũng chưa được ứng dụng rộng rãi.

8.11 – Tìm lượng hoc-môn


Thường tìm trong máu, xét nghiệm này đòi hỏi kỹ thuật cao và đắt tiền, người ta có
thể thấy:
- Hai loại hoc-môn sinh dục nữ chính: estrogène (dưới dạng estradiol) và
progestérone.
- Những hoc-môn nam chủ yếu (nói chung không quan trọng lắm) là testostérone. Cơ
thể nữ có buồng trứng và tuyến thượng thận sản xuất hoc-mon này.
- Mệnh lệnh của tuyến yên đưa xuống buồng trứng ra sao, căn cứ vào lượng FSH-LH.
- Lượng hoc-mon prolactine là hoc-mon tạo sữa trong thời gian sinh nở.
Những số liệu này rất cần cho thầy thuốc để tìm nguyên nhân vô sinh của bạn. Máu
lấy để xét nghiệm vào ngày thứ 8 sau ngày nhiệt độ bạn tăng tức là ngày thứ 22 của
vòng kinh, bởi vì hoc-mon progestérone chỉ có vào nửa sau của vòng kinh.

8.12 – Soi ổ bụng


Đây là thủ thuật khó khăn nhất cần gây mê toàn thân và bạn phải nằm viện trong 2
ngày. Thủ thuật được tiến hành vào nửa thứ hai của vòng kinh sau khi trứng rụng. Sau
khi bạn đã mê, thầy thuốc bơm khí cacbonic vào bụng làm bụng bạn phình lên rồi
chọc một lỗ sát rốn, đưa ống soi vào xem kỹ tình trạng bên trong của ổ bụng: tử cung,
buồng trứng, vòi. Có thể làm sinh thiết buồng trứng.

8.13 – ... thủ thuật soi vòi


Nhân soi ổ bụng, thầy thuốc tiến hành soi luôn vòi bằng một dụng cụ đặc biêt gọi là
tuboscopie là phương pháp hết sức mới mẻ và cầu kỳ, hiện chưa phổ biến rộng.

8.14 – Làm sinh thiết màng trong tử cung


Nhằm xem tình trạng các hoc-mon.

8.15 – Thổi khí vào các vòi


Để xem vòi tử cung có bị tắc không.

8.16 – Nguyên nhân có khi do bên nam giới


Người ta nghiệm thấy một nửa trường hợp vô sinh nguyên nhân là ở phía nam giới.
Thử nghiệm quan trọng nhất đối với nam giới là làm xét nghiệm tinh dịch.

8.17 – Xét nghiệm tinh dịch


Lấy tinh dịch ra bằng cách thủ dâm, kích thích cho tinh dịch phóng tra vào một ống
thử nghiệm. Trước đó, phải nhịn quan hệ tình dục với nữ trong ba ngày. Xét nghiệm
tinh dịch có thể biết:
- Khối lượng tinh dịch (từ 2 đến 5 cm {3])??? <<~~ không hiểu chỗ này

- Tinh di động của tinh trùng


- Sức khỏe của chúng.
- Số lượng
- .. cùng các tính chất khác.
8.18 – Các “khám nghiệm” khác đối với nam giới.
Ngoài xét nghiệm tinh dịch, còn tiến hành:
- Lập “bản đồ nhiễm sắc thể” để xem có gì không bình thường?
- Sinh thiết tinh hoàn là nơi sản xuất tinh trùng.
- X-quang bộ phận sinh dục.
- Cấy tinh dịch để phát hiện mầm gây bệnh.
- Tìm lượng hoc-mon.
- Dùng siêu âm tìm bệnh giãn tĩnh mạch trong tinh hoàn.
Trong tất cả những xét nghiệm này, việc tìm trọng lượng hoc-mon prolatine tạo sữa là
thứ nếu có trong máu sẽ làm nam giới giảm đi đáng kể hào hứng tình dục và giảm cả
số lượng cũng như chất lượng hoạt động của tinh trùng.

8.19 – Nguyên nhân cơ học: Chứng co đau âm đạo.


Có khi phụ nữ không có thai chỉ vì âm đạo không chịu để cho dương vật vào một cách
bình thường khiến giao hợp diễn ra không trọn vẹn. Trường hợp như thế, sẽ phải làm
thụ tinh nhân tạo: nam phóng tin vào một cái cốc vô trùng rồi hút tinh dịch vào một
ống tiêm bằng chất dẻo (chỉ dùng một lần rồi bỏ), bơm mạnh vào tận bên trong âm
đạo, càng vào sâu càng tốt.
8.20 – Có khi thủ phạm là cổ tử cung
Do viêm mặt trong của cổ tử cung khiến chất nhờn bị nhiễm trùng, cản trở tinh trùng
lao vào bên trong, cũng có trường hợp cổ tử cung quá hẹp.

8.21 – Hoặc chất nhờn cổ từ cung chất lượng kém


Nếu chất nhờn cổ tử cung (xem câu 504) ít về số lượng và kém về chất, cũng gây khó
khăn cho tinh trùng trên đường và gặp trứng. Nguyên nhân thường là do lượng hoc-
mon estrogène không đủ. Có 2 cách điều trị: cho uống viên thuốc có estrogène vào
những ngày đầu của vòng kinh hoặc kích thích buồng trứng tạo thêm estrogène và qua
đấy tuyến tiết chất nhờn sẽ hoạt động mạnh hơn.

8.22 – Và tử cung nữa


Có khi tử cung không bình thường (dị dạng) bị ngả ra phía sau hoặc bị tách đôi hoặc
chỉ có một vòi và quá nhỏ. Khi đó phải làm phẫu thuật sửa lại tử cung.

8.23 – Màng nhầy tử cung


Màng nhầy tử cung bên trong tử cung làm nhiệm vụ tiếp đón tinh trùng. Rất có thể
màng nhầy này bị tổn thương do:
- Nhiễm trùng, dùng cách soi ổ bụng hoặc chụp tử cung có thể phát hiện.
- Thiếu hoc-mon làm giàu cho nó hoặc có po-lip bên trong cần phải nạo bỏ (xem câu
71)
- Bị dính mô (xem câu 82) biểu hiện qua kinh nguyệt không đều

8.24 – U xơ
U xơ (xem câu 68) cũng có thể là nguyên nhân vô sinh bởi nó làm biến dạng tử cung
hoặc bít kín vòi trứng hoặc làm môi trường bên trong tử cung luôn bị nhiễm độc. Có
thể khử bằng ống soi tử cung (xem câu 441)

8.25 – Vòi tử cung


Vòi là đường thông giữa buồng trứng và tử cung đóng vai trò rất quan trọng và có thể
gây vô sinh, 50% trường hợp vô sinh có nguyên nhân ở vòi. Phụ nữ nào không có vòi
tử cung thì không thể có con. Để khám vòi có mấy cách: chụp tử cung (xem câu 440),
thổi khí vào vòi (xem câu 446), soi ổ bụng (xem câu 443) và soi vòi (xem câu 444)

8.26 – Viêm vòi trứng


Triệu chứng: Đau bụng dưới, sốt cao (39 độ C), ra một ít huyết.
Cách điều trị: Dùng kháng sinh, thuốc chống viêm, đắp nước đá lên bụng và nằm nghỉ
8 ngày. Vòi, xin nhắc lại, dài vài cm, rộng vài milimet, khi nhiễm trùng thì chứa đầy
mủ. Khỏi viêm, có thể trở lại bình thường, mủ tự tiêu, hình thành sẹo. Có trường hợp
sẹo không tốt, bít kín vòi, gây vô sinh hay có thai ngoài tử cung (xem câu 460). Cũng
có khi để lại ổ viêm và lâu lâu bệnh tái phát, phải chạy chữa hàng năm trời (hiện
tượng này ngày nay hiếm xảy ra, nhờ thuốc kháng sinh).
8.27 – Một bệnh bí hiểm: U màng trong tử cung
Bí hiểm và phức tạp, làm cho những mẩu mảng nhầy tử cung lan trên buồng trứng,
vòi, vào bên trong cơ tử cung và màng ruột. Bệnh này khó nhận ra vì không có biểu
hiện rõ rệt, có chăng chỉ hơi thấy đau lúc hành kinh hoặc giao hợp. Muốn phát hiện
phải dùng cách chụp tử cung và nhiều khi phải soi ổ bụng mới thấy được. Điều trị
phải lâu, từ 6 đến 9 tháng, bằng hoc-mon Progestérone hoặc một thứ thuốc tên là
Danazol.

8.28 – Lao cơ quan sinh dục: Rât ít hi vọng


Nếu mắc bệnh này rất ít hy vọng có con. Bệnh dễ mắc vào tuổi dậy thì và triệu chứng
khó xác định: đau bụng dưới, mỏi mệt, sốt nhẹ. Ngay cả khi hết vi khuẩn Koch, cũng
vẫn khó có thể thụ thai. Gần đây, người ta dùng phương pháp cấy trứng đã thụ tinh
vào tử cung mới làm những phụ nữ này có thai và đẻ con được.

8.29 – Coi chừng có thai ngoài tử cung


Thai ngoài tử cung (xem câu 74) do trứng ngao du. Sau khi gặp tinh trùng và thụ tinh,
trứng dừng lại ở vòi. Thai lớn lên rất nhanh, chỉ nửa tháng sau đến 2 tháng, vòi sẽ bị
vỡ và gây nên một xuất huyết rất nguy hiểm. Thai ngoài tử cung là do vòi bị nhiễm
trùng, bị lao, bị viên, nhiều khi là do phẫu thuật vòi lâm bệnh.

8.30 – Vòi lâm bệnh, trường hợp nào thì phải làm phẫu thuật.
Có 3 trường hợp mà người phụ nữ bị khước từ điều trị:
- Những người phụ nữ bị tổn thương do lao (may mắn thì có thai ngoài tử cung).
- Những phụ nữ mà vòi bị tổn thương nặng.
- Những phụ nữ mà thùy tử cung bị tổn thương quá nặng không lưu giữ được trứng.
Cho nên, trước khi tiến hành một phẫu thuật nào đó, thầy thuốc ngoại khoa phải bàn
bạc kỹ, thẳng thắn với thầy thuốc phụ khoa. Nếu chỉ là dính mô bên cạnh vòi thì kết
quả còn tạm khả quan (hy vọng có thai tới 70%), nhưng nếu vòi trứng đã bị tổn
thương, khả năng thụ thai hết sức ít.

8.31 - Một lợi thế hôm nay: Vi phẫu thuật


Vi phẫu thuật là phẫu thuật với kính hiển vi, phẫu thuật viên tiến hành qua ống kính
phóng đại lên rất nhiều lần. Các dụng cụ, kể cả kim khâu, chỉ, đều nhỏ đến mức mắt
thường không nhìn thấy. Hiện chưa được áp dụng nhiều nhưng kỹ thuật này bước đầu
đã đem lại những kết quả hết sức khả quan.
Bên cạnh đó, sự tiến bộ rất nhanh của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (xem
câu 493) giúp tạo nên nhiều cái thai mà không cần phẫu thuật. Hiền nhiều phụ nữ đã
bỏ vi phẫu thuật để cầu cứu ở phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm nói trên.

8.32 – Không thấy kinh nguyệt; thật khó chịu!


Trường hợp bạn không thấy kinh nguyệt? Đừng nên tìm ở đâu. Chỉ đơn giản là trứng
không rụng. Nguyên do ở việc tiết hoc-mon và thủ phạm chính là vùng duới đồi trục
trặc trong việc ra lệnh cho tuyến yên rồi cho buồng trứng. Mà vùng dưới đồi chịu ảnh
hưởng rất lớn của tình trạng tư tưởng, tinh thần, cảm xúc của bạn. Vấn đề là phải giải
quyết khâu ấy (xem câu40, 41, 42).

8.33 – Tuyến yên: Cũng những nguyên nhân và tác động ấy


Cũng có khi thủ phạm là tuyến yên vì vùng dưới đồi thông qua tuyến yên mới chỉ huy
xuống được. Tuyến yên tổn thương cũng làm bạn mất kinh nguyệt.

8.34 – Khi buồng trứng không thi hành lệnh.


Có thể có trường hợp này. “Vùng dưới đồi” và tuyến yên vẫn ra lệnh đúng nhưng
buồng trứng không thi hành. Nguyên nhân là có dị tật bẩm sinh trong cơ quan sinh
dục (xem câu 109) hoặc tình trạng mãn kinh quá sớm (xem câu 96) hoặc cũng có thể
bạn đã chịu phẫu thuật và buồng trứng đã bị phá hủy..

8.35 – Bệnh buồng trứng “đàn xếp” (Ovaires Accordéous)


Bạn thấy kinh nguyệt thất thườg và rất thưa (3 – 4 lần trong cả năm) rất có thể là do
bệnh buồng trứng “đàn xếp”. Triệu chứng: là bạn rất đau đớn vào thời điểm 14 ngày
trước kỳ kinh nguyệt và đau liên tục cho tới khi nào thấy kinh mới hết. Khám buồng
trứng sẽ thấy buồng trứng cứng như gỗ, gồ ghề và đụng vào rất đau. Sau khi hành
kinh, buồng trứng lại trở về bình thường, coi như không có gì đặc biệt. Do đấy mà có
tên “đàn xếp” hay “đàn acccoc”.
Nguyên do là mệnh lệnh của vùng dưới đồi, tuyến yên loạc choạc khiến buồng trứng
cũng thi hành đểnh đoảng, lớn lên quá mức, việc rụng trứng bị đảo lộn.
Bệnh này có thể giải quyết bằng dùng viên ngừa thai để ổn định việc tiết hoc-mon và
giúp kinh nguyệt trở lại đều đặn, tất nhiên với điều kiện là bạn chưa muốn có thai.
Tuy nhiên, sau một thời gian 3 – 4 tháng, rất có thể vùng dưới đồi và tuyến yên trở lại
hoạt động bình thường và bạn lại có thể có thai. Còn nếu không được như thế đành
phải dùng biện pháp kích thích buồng trứng. Nhưng cách này khá nguy hiểm và xin
nhắc là đừng nên nghĩ đến phẫu thuật buồng trứng “đàn xếp” vì nó là bộ phận hết sức
tinh vi.

8.36 – Bệnh Stein - Leventhai.


Cũng có thể gây nên vô sinh. Bệnh này là thế nào? Vòng kinh của bạn kéo dài tới 3 –
4 tháng. Đôi khi mất kinh hoàn toàn. Cứ 2 người mắc bệnh thì một thấy mọc râu ria,
người to béo lên (tới 10kg) và trứng cá mọc đầy mặt.
Về mặt phụ khoa, trứng của bạn không thấy rụng nữa (bảng ghi thân nhiệt chứng tỏ
rõ). Buồng trứng to lên. Xét nghiệm lượng hoc-mon (xem câu 442), khám lâm sàng
và sóng siêu âm (xem câu 343) sẽ thấy rõ căn bệnh. Nguyên nhân là rối loạn enzym
vùng buồng trứng và rối loạn mệnh lệnh vùng dưới đồi.
Chẩn đoán sẽ được khẳng định sau khi tiến hành soi ổ bụng (xem câu 443) và thấy
thuốc sẽ quyết định hướng điều trị. Kết quả tới 70 – 80%.

8.37 – Nếu có nhiều hoc-mon nam?


Cũng gây vô sinh, do tuyến thượng thận tiết quá nhiều làm rối loạn các mệnh lệnh của
vùng dưới đồi, tuyến yên. Cách điều trị là hạn chế hoạt động của tuyến thượng thận.
Cũng có thể là tiết nhiều hoc-mon nam quá chính là buồng trứng. Đấy lại là bệnh
Stein-Leventahi (xem câu 467). Mà cũng có thể do các khối u vùng tuyến thượng thận
và buồng trứng. Nếu thế, phải dùng phẫu thuật loại bỏ.

8.38 – Các thuốc kích thích trứng rụng


Là thành tựu đng chú ý của Y học hiện đại, khiến bạn có thể cho trứng rụng theo ý
muốn. Có 5 laọi thuóc kích thích trứng rụng hiện đang dùng và rất công hiêu:
- Vô hại nhất là cyclofenyl, tác động vào vùng dưới đồi (thuốc uống).
- Clomifene công hiệu mạnh (1/3 trường hợp dùng đã ó thai nhưng hơi phiền phức vì
gây một vài phản ứng ở thị giác, nhức đầu, chóng mặt).
Cả hai thứ thuốc này đều đánh giá vào vùng dưới đồi và tuyến yên cho nên trạng thái
các cơ quan này phải lành lặn.
- Gonadotrophine, trực tiếp tác động vào buồng trứng (thuốc tiêm)
- Gonadotrophine chorionique, lấy trong nước tiểu phụ nữ có thai, kích thích rụng
trứng.
- FSH tinh khiết, lấy từ nước tiểu phụ nữ đã mãn kinh.
8.39 – Nhưng khoan đã...
Triệu chứng có thai (xem câu 91, 92, 93) xuất hiện 3 tuần lễ sau mũi tiêm cuối cùng
của thuóc gonadotrophine chiorinique, bạn nên coi chừng! Có thể là không chính xác.

8.40 – Kết quả của những cách điều trị kể trên


Là tốt vì người ta thống kê được 50% đã có thai. Có điều tỷ lệ sinh đôi, sinh ba khá
cao (30% trường hợp có thai) do trứng rụng nhiều, thậmchsi có vài trường hợp sinh
tư.

8.41 – Chất LHRH và các thuốc tương tự.


LHRH là hoc-mon số 1 tạo thành mệnh lệnh của vùng dưới đồi do giáo sư Schally
tổng hợp được lần đầu năm 1971 và nhận giải Nobel về công trình này. Từ ngày đó
xuất hiện khoảng 3.000 chế phẩm có tác dụng tương tự và thuốc này trở thành thứ
thuốc LHRH mà Y học tác động được có hiệu quả vào hoạt động của vùng dưới đồi
và giải quyết những bệnh tật trước đây phải chịu bó tay. Đặc biệt những chất này có
thể làm buồng trứng ngừng tiết estrogène. Đấy là việc cần thiết để giải quyết những
trường hợp:
- Mắc bệnh viên màng trong tử cung (xem câu 458)
- Trong lúc điều trị các u xơ tử cung (xem câu 455). Các u xơ này rất cần estrogène để
phát triển.
- Dậy thì quá sớm, đối với các em trai cũng như các em gái. Thuốc này chận quá trình
tai hại này (có em dậy thì lúc 7 – 8 tuổi) và tạo lập sự thăng bằng về tâm sinh lý cho
các em.
- Ung thư vú, tử cung và buồng trứng.
Hiện nay, người ta dặt nhiều hy vọng vào triển vọng ứng dụng phát minh này.
8.42 – Vô sinh do nam giới: còn rất nhiều khâu chưa biết
Khoa học đã đạt nhiều tiến bộ lớn lao trong lĩnh vực giải quyết bệnh vô sinh ở nứ
giới, nhưng ở nam giới mới chỉ có một cách là xét nghiệm tinh dịch để phát hiện
nguyên nhân.

8.43 – Không có tinh trùng: xét nghiệm tinh dịch sẽ phát hiện ra
Hiện chưa có cách gì chữa được chứng bệnh này. Vô tinh trung có thể do nguyên
nhân:
- Tinh hoàn sản xuất ra tinh trùng nhưng tinh trùng không tới được dương vật do có
cản trở trong hệ thống dẫn tinh: nhiễm trùng hoặc dị dạng. Nguyên nhân này có thể
khắc phục được, đạt kết quả khoảng 1/3 trường hợp.
- Tinh hoàn không sản xuất ra tinh trùng, có thể do mật mã di truyền, mắc bệnh quai
bị hoặc tác hịa của tia X-quang. Vô hy vọng hoàn toàn.
- Thiếu hoc-mon trầm trọng. Tinh hoàn không bị sao nhưng vùng dưới đồi không ra
lệnh. Chữa bằng gonadotrophine (xem câu 469).

8.44 – Trường hợp hay thấy hơn là tinh trùng ít và mệt mỏi
Do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu là tổn thương do giãn tĩnh mạch ở tinh hoàn
(thường bên bìu trái) thì tương đối dễ chữa. Bằng phẫu thuật, người ta có thể cứu vãn
được 30% trường hợp. Nếu là nhiễm trùng bộ phận sinh dục hay dị dạng thân thể
(chẳng hạn một bên tinh hoàn không xuống được bìu) thì rất kho khôi phục lại. Nếu là
nguyên nhân do hoc-mon thì chữa bằng gonadotrophine.
Qua xét nghiệm tinh dịch, có thể thấy tình trạng suy yếu của tinh trung. Nhưng riêng
trong đợt phóng tinh đầu tiên (mỗi lần phóng tinh có nhiều đợt) thì tinh trùng rất tốt.
Do đấy, nếu làm thụ tinh nhân tạo, người ta dùng những giọt tinh dịch trong đợt
phóng tinh đầu.

8.45 – Một cách trợ giúp thêm: làm test rụng trứng
Ngày nay, người ta tìm ra nhiều cách để do thể guíp những nam giới có tinh trùng yếu
và mỏi mệt. Ngày tước, người ta rất khó đưa những tinh trùng này vào tử cung vì phải
qua lớp màng nhầy ở cổ tử cung. Nhưng với kỹ thuật ngày nay, người ta có thể đưa
tinh trùng vào đến tận bên trong tử cung sau lúc rụng trứng, được nhằm đúng lúc thời
điểm nhờ sóng siêu âm (xem câu 343) hoặc bằng cách xem luowngj LH plasme trong
máu. Tuy nhiên LH vào máu rồi sang nước tiểu. Nếu kết quả là (+) có nghĩa là chỉ sau
đó 20 đến 30 tiếng đồng hồ, trứng sẽ rụng.
Cách thử này thuận tiện và hiện rất nhiều phụ nữ áp dụng để dự tính trước kế hoạch
tình dục cảu bản thân. Mục đích hoàn toàn không liên quan gì đến tác dụng ban đầu
của nó là để chữa chứng vô sinh. Hiện nay, xuất hiện nhiều kiểu test trứng rụng trên
thị trường của nhiều tác giả khác nhau.

8.46 – Những lời đề bạt với nam giới của những phụ nữ muốn có con
Xin ghi lộn xộn như sau:
- Tránh làm tăng nhiệt độ vùng tinh hoàn (tắm nước nóng hoặc mặc xi-lip quá chật).
- Tránh làm việc quá sức, tránh lo lắng buồn phiền nhiều.
- Ngừng hút thuốc lá, uống ít rượu và café thôi, bắt ăn đi và gầy đi thì tốt.
- Đừng tăng số lượng lần giao hợp trong một ngày vì tưởng thế sẽ tăng xác suất!
Không ích gì đâu.
- Nếu thầy thuốc khuyên thì nên tuân theo và uống các thuốc: vitamin, gorginine,
testostérone liều thấp, estrogène liều thấp, cyclofénil và clomiphène, thuốc an thần
nhẹ.
- Và đừng đặt quá nhiều hy vọng vào Y học mà cùng với nó dò tìm cách nào có hiệu
quả nhất.

8.7 – Phía nam bất lực: làm thế nào?


Chúng ta đừng nên nhầm “bất lực” với “vô sinh”. Nhiều khi chỉ do nguyên nhân “cơ
học” khiến việc phóng tinh ra không đem lại hiệu quả, mặc dù tính tốt, chẳng hạn:
- Dương vật cương nhưng không kéodài được lâu, tinh dịch phóng ra không vào tới
âm đạo, thậm chí không đưa được dương vật vào âm đạo. Trường hợp này phải dùng
cách thụ thai bằng ống phun (xem câu 450).
- Dương vật cương cứng,đưa vào tốt nhưng không có phóng tính. Trường hợp này
không có cách chữa.
- Phóng tinh sớm quá, chưa kịp đưa và cũng không đưa được dương vật vào âm đạo.
Cũng lại phải dùng thụ thai bằng ống phụ bơm vào.
Đương nhiên hầu hết trường hợp là bắt nguồn từ những xung đột tâm lý sâu xa. Bệnh
đái tháo, bệnh liệt hai chi dưới có thể là nguyên nhân dẫn đến “bất lực”. Tuy nhiên,
trong rất nhiều trường hợp, nguyên nhân không phải do cơ thể mà do tinh thần, tư
tưởng. Phải cầu cứu ở thầy thuốc tâm thần và các chuyên gia phân tâm học.

8.48 – Tôi ngừng uống thuốc viên ngừa thai, vậy mà kinh nguyệt không thấy ra
đều: làm thế nào?
Đấy là trường hợp hiếm xảy ra. Bạn ngừng uống viên ngừa thai, kinh nguyệt mất hay
trở nên không đều… Đừng vội lo! Đấy là do vùng dưới đồi chưa hoạt động bình
thường trở lại. Bạn dùng thuóc có cyclofénit (hay nếu cần clomiphène) là sẽ đâu vào
đấy ngay. Trong những trường hợp vẫn không thấy kết quả, thầy thuốc có thể khuyên
bạn dùng gonadotrophine (xem câu 469), HMG và HCG, chắc chắn sẽ hiệu nghiệm.
8.49 – Sau khi thôi dùng viên ngừa thai, bạn vẫn sẽ sinh nở bình thường
Bạn sẽ không lo sinh đôi hay sinh ba như trường hợp dùng thuóc kích thích rụng
trứng đâu (xem câu 469). Sau khi ngừng dùng viên ngừa thai, bạn sẽ sinh nở bình
thường không hơn không kém.

8.50 – Vòng tránh thai thì sao?


Nhiều phụ nữ băn khoăn dùng vòng tránh thai có gây vô sinh không? Xin đáp rằng,
trừ trường hợp vòng gây nhiễm trùng, thường không nhiều. Theo thống kê, tỷ lệ
nhiễm trùng do dùng vòng chỉ là 3% và nghiêm trọng chỉ chiếm 1%. Tuy nhiên
thường là trước đây đã có bệnh và vòng kích động bệnh nhiếm trùng kia tái phát, hoặc
lúc đặt vòng không cẩn thận, vòng đưa vi khuẩn vào theo.

8.51 – Nếu đã có nạo thai?


Sau khi nạo thai (hoặc hút) có thể khó có thai lại nhưng trường hợp này tỷ lệ rất thấp,
chỉ từ 1 đến 2 %.

8.52 – Sảy thai liên tiếp


Cũng là một thứ vô sinh. Nguyên nhân có nhiều dạng (xem câu 340 và những câu sau
đấy). Bạn cần tìm ra đúng nguyên nhân nào để điều trị bằng cách chụp tử cung, xét
nghiệm lượng hoc-mon… cũng rất có thể do bạn mắc bệnh đái tháo đường hoặc bị tổn
thương tuyến giáp.

8.53 – Nếu do nguyên nhân tinh thần?


Hiện nay, khuynh hướng tìm nguyên nhân tâm lý đang phát triển. Chúng tôi cũng đã
thấy rất nhiều trường hợp hoàn toàn do nguyên nhân tâm lý, nhất là trong bệnh buồng
trứng “đàn xếp” (xem câu 466) hoặc rối loạn kinh nguyệt (xem câu 34 và sau đấy).
Tâm lý ảnh hưởng tới việc có thai như thế nào? Tất nhiên rất có thể từ ý nghĩ của
người đàn bà, trong khi giao hợp, thành những cơn co bóp tử cung và có thể “đẩy”
những tinh trùng ra. Chủ yếu là thứ tâm lý sợ có con (trong tiềm thức) tác động mạnh
nhất. Tuy nhiên, trước khi dùng tâm lý liệu pháp, cần tìm hiểu kỹ xem có các nguyên
nhân cơ thể không đã.
Khoa phân tâm học đã từng đem lại nhiều kết quả kỳ diệu và đáng khâm phục.

8.54 – Vô sinh do miễn dịch?


Đúng thế. Hiện tượng xảy ra dường như bạn đã tiêm vac-cin chống tinh trùng. Vì các
kháng thể đựoc sản xuất và tích lũy sẵn trong máu bạn. (Có khi người đàn ông cũng
sản xuất ra kháng thể trống lại tinh trùng của chính bản thân mình). Chính nguyên
nhân này dẫn đến sảy lặp đi lặp ali (xem cau 483). Gặp trường hợp này, người ta có
thể dùng vài biện pháp nhưng rất ít khi kết quả. Chẳng hạn đàn ông dùng bao dương
vật trong thời gian dàn để cơ thể đàn bà thôi không sản xuất kháng thể nữa, sau đó đột
nhiên ngừng dùng bao.. Cơ thể bên nữ chưa kịp sản xuất tiếp kháng thể. Cũng có thể
bên nữ dùng thuốc có corticoide để giảm việc sản xuất kháng thể…

8.55 – Nang thũng trong buồng trưnghs


Cũng là một khả năng gây vô sinh. Phải loại trừ ngay, trừ phi chỉ là nang “giả” (xem
câu 76, 77, 78)

8.56 – Đặt gối dưới mông có lợi gì không?


Một số bạn nghĩ, làm thế để tinh dịch khỏi trôi ra. Thật ra, sau khi giao hợp, tinh dịch
có thoát ra một chút nhưng không ảnh hưởng gì đến tình trạng vô sinh của bạn. Điều
đáng ngại chỉ là tinh trùng yếu và chất nhờn trong âm đạo của bạn (xem câu 452) chất
lượng thấp. Riêng trường hợp này, sau lúc giao hợp, bạn có thể đặt gối xuống mông
và nằm yền mươi phút để đợi cho tinh trùng vọt vào được bên trong tử cung.

8.57 – Giao hợp thật nhiều


Có người tưởng cứ giao hợp nhiều lần liên tiếp sẽ tăng xác suất có thai. Thật ra làm
thế còn có hại thêm. Chất lượng tinh dịch và tinh trùng càng giảm sút. Tốt nhất là bạn
nên giao hợp lúc nào cả hai bên đều theấy hào hứng cũng tức là phù hợp với nhịp độ
bình thường về nhu cầu tình dục của bạn.

8.58 – Thuốc lá
Câu trả lời sẽ làm những bạn nghiện thuốc là buồn nhưng sự thật là thuốc lá ảnh
hưởng rất xấu đến khả năng sinh đẻ. Phụ nữ nghiện thuốc lá:
- Chậm có thai hơn.
- Dễ có thai ngoài tử cung (xem câu 460) gấp 2 – 3 lần người không nghiện.
- Hay bị viêm vòi trứng vì thuốc lá làm giảm khả năng miễn dịch.
- Nhiều khả năng bị ung thư cổ tử cung hơn.
- Sớm mãn kinh hơn và nhauh bị loãng xương (xem câu 652).
Một điều nữa là thuốc lá còn có tính chất kháng estrog ène ảnh hưởng xấu đến sinh
nở.
Còn đối với nam giới thì, cho đến nay, người ta biết rất ít về các nguyên nhân gây nên
vô sinh ở nam giối. Dù sao chắc chắn thuốc lá cũng có phần ảnh hưởng xấu, mặc dù
hiện nay ta chưa biết cụ thể.
8.59 – Vô sinh lỗi do bên nào? Nam hay nữ?
Có trường hợp do một bên, nhưng cũng có trường hợp do cả hai bên.
- Tinh dịch chất lượng đã kém lại gặp chất nhờn ở cổ tử cung cũng chất lượng kém
(điều trị nhằm nâng chất lượng chất nhờn)
- Giao hợp thất thường cộng với rụng trứng thất thường (điều trị bằng cách dùng
thuốc kích thích rụng trứng).
- Những trường hợp nguyên nhân do cả đôi bên chiếm rất nhiều.

8.60 – Thụ thai nhân tạo


Về nguyên tắc, đó là đưa vào cổ tử cung, trong thời gian rụng trứng, tinh dịch chất
lượng tốt của người đàn ông vô danh. Đấy là trường hợp cơ quan sinh dục bên nữ vẫn
tốt. Ngày này, có những ngân hàng tinh dịch và người đàn ông có tinh dịch ấy đã
được chọn lọc ký về sức khỏe. Việc đưa tinh dịch vào được tiến hành 2 – 3 ngày trước
hôm rụng trứng. Kết quả rất mỹ mãn: 70% trường hợp với tinh dịch tươi và 50% với
tinh dịch giữ trong tủ lạnh.

8.61 – Đưa trứng từ ngoài vào


Câu chuyện mới cách đây 15 năm còn là chuyện hoang đường trong sách khoa học
viễn tưởng thì ngày nay đã là chuyện thực tế. Mỗi năm, hàng ngàn đứa trẻ ra đới theo
phương pháp này. Công là do hai nhà y học Anh: Edwards và Steptoe. Hai ông đã tiến
hành thử nghiệm phương pháp này vào năm 1978. Nguyên tắc: đưa trứng vào gặp tinh
trùng (chùm trứng và tinh dịch) trong một “lò ấp”. Những trứng đã thụ tinh được đưa
vào tử cung phụ nữ để phát triển trong đó. Việc này tiến hành phức tạp, đòi hỏi kỹ
thuật cao, phải do những đơn vị y tế đặc biệt.
Trước tiên, người ta kích thích buồng trứng (xem câu 469 và 471). Vào ngày thứ nhất
của vòng kinh, tạo rụng trứng bằng một mũi tiêm gonadotrophine (xem câu 469). Họ
lấy trứng ra bằng dụng cụ sóng siêu âm hoặc bằng thủ pháp soi ổ bụng (xem câu 443).
Sau đó, họ tiến hành lấy tinh dịch nam bằng phương pháp thủ dâm, kích thích bằng
tay cho dương vật phóng tinh ra. Họ đặt trứng vào tinh dịch và đưa vào “lò ấp” đặc
biệt. Sau 40 tiếng đồng hồ, trứng đã thụ tinh, được lấy ra và họ cho 3 trứng ấy vào tử
cung, đồng thời dành lại 3 trứng giữ trong tủ lạnh đề phòng 3 trứng kia hỏng phải thay
thế. Tất cả những việc trên đều được tiến hành không gây đau đớn gì cho cả nam và
nữ.
Hiện nay, nhiều phòng thí nghiệm y học đã tìm cách cải tiến phương pháp này và
đang đem lại nhiều kết quả rất đáng làm chúng ta vui mừng.

8.62 – Những người mẹ “mang hộ thai”


Người ta nói nhiều về những người này, thậm chí Ủy ban đạo đức nhà nước Pháp đã
từng lên án họ, tất nhiên lên án về mặt đạo đức.
Đó là những phụ nữ mang thai “hộ” người khác, phần lớn “người khác” đây là những
phụ nữ vô sinh (có khi còn không có cả tử cung). Những người mang thai “hộ” nhận
tinh dịch (theo con đường nhân tạo) của chồng người phụ nữ kia vảo tử cung mình
cho trứng thụ thai rồi mang thai đó trong bụng cho đến khi sinh nở xong thì trả lại cho
đôi vợ chồng kia.
Ở Australia, đã có trường hợp mẹ mang thai “hộ” cho con gái. Ở Mỹ, nhiều vụ án đã
phải đưa ra tòa xét xử, khi người mang thai “hộ” không muốn trả đứa con cho cặp vợ
chồng kia. Nhưng lại có trường hợp rắc rối là ở cả người mang thai “hộ” lẫn cặp vợ
chồng kia đều từ chối không chịu nhận nuôi đứa bé sinh ra bị yếu ớt, ở đây có cả tác
động của yếu tố tình cảm, dòng máu… Vô sinh đúng là nỗi đau khổ nhưng không
phải mọi vấn đề chỉ dùng khoa học mà giải quyết nổi. Nhà triết học Pháp thế kỷ XIX
nói “liệu có xuất hiện thứ khoa học mới, không ép buộc về tình cảm không?”
CHƯƠNG 9 - GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CƠ QUAN SINH DỤC

9.1 – Nằm trên bàn khám phụ khoa với chiếc gương trong tay.
Nhiều phụ nữ không hiểu biết gì về thân thể của bản thân họ. Họ có thể nhìn được
thấy gì của mình? Mu (còn gọi là “Đồi Vệ nữ”), hai mép lớn, hai mép nhỏ và thế là
hết. Bạn cần biết rõ bộ phận sinh dục của bạn. Hãy đề nghị với thầy thuốc phụ khoa
để bạn nửa nằm nửa ngồi trên bàn khám, tay cầm gương, giang chân và soi để quan
sát bên trong. Bạn sẽ thấy gì? Một ống nhăn nhéo, hồng, mềm, ẩm ướt, đó là âm đạo.
Bên trong một hình tròn nhô lên, đó là cổ tử cung. Bạn có thể dùng đầu ngón tay ấn
nhẹ, cảm giác giống như bạn đụng vào mũi mình. Nếu ngồi xổm và gác một chân lên
ghế, bạn sẽ dễ nhìn rõ hơn. Cổ tử cung là bộ phận có một lỗ nhỏ đề huyết kinh nguyệt
chảy ra đồng thời cũng là con đường cho trinh trùng chui qua để lên vòi trứng. Lỗ chỉ
hẹp vừa đủ lọt que diêm (lúc đẻ thì phình ra rất to tới 11 cem). phụ nữ chưa đẻ lần
nào thì lỗ chỉ là một chấm nhỏ, nếu đã đẻ vài lần thì giống như một cái khe được khép
lại. Nhìn cổ tử cung bạn, người ta có thể biết đã đẻ máy lần. Tất nhiên, nếu đẻ theo
kiểu mổ lấy thai ra thì không ảnh hưởng gì đến hình dạng cổ tử cung.

9.2 – Lông mu có tác dụng gì?


Sự kín đáo của phụ nữ bắt đầu từ hình tam giác đầy lông ấy gọi là mu. Lông ở đây
giống màu tóc và lông mày nhưng chất lượng khác: dày hơn, cứng hơn và vững chãi
hơn. Bố trí lông mu mỗi người mỗi khác do ảnh hưởng của nòi giống. Có người lông
mọc lan xuống bẹn và lên tới bụng, có người lông chỉ mọc trên mu. Lông mọc có tác
động của tuyến thượng thận sản xuất ra các hoc-mon nam gọi là androgène.
Tác dụng của lông mu để làm gì? Có người bảo đấy là vết tích thời con người còn là
loài vật hoang dại để che bộ phận được coi là quý nhất của chủng loại. Thật ra lông
không phải để che mà là đề lưu giữ mùi, cái mùi rất cần thiết cho động vật trong công
việc mang tính “nghi lễ” này. Nơi đây, lớp da chứa rất nhiều tuyến mồ hôi mang cái
mùi đặc biệt ấy. Lông làm nhiềm vụ ngăn cản sự bốc hơi và lưu giữ cái mùi ấy, cái
mùi gợi thèm khát tình dục, do đó ta có thể đặt câu hỏi: “Có nên dùng thứ thuốc “khử
mùi” hiện đang bán đầy thị trường để phá đi cái mùi ấy không?”. Nếu là vì lý do vệ
sinh thì được nhưng lý do “khử mùi” có nên không?
9.3 – Các biện pháp loại bỏ lông trên thân thể.
Tất nhiên bạn có thể dùng dao cạo hoặc bôi thứ kem (không có chất chống chỉ định gì
cho thứ kem này về mặt y học), nhưng nên biết rằng khi thôi dùng kem này, lông mọc
lại sẽ dầy và rậm hơn!
Bạn có thể nhổ bằng nhíp, đau nhưng kết quả tốt hơn, vì lông chậm mọc hơn. Đó là
cách phụ nữ vùng ven biển Địa Trung Hải và nhiều nước phương Đông thường làm,
bạn cũng có thể dùng dụng cụ nhỏ bằng điện sẽ làm mất cả chân lông, kết quả tốt
nhưng đắt tiền và hơi phiền phức, vì đây là công việc của nhà chuyên môn về da (bì
khoa).

9.4 – Có thể nhuộm hoặc tấy màu cho lông không?


Màu sắc lông mu có thể trở thành một đối tựong của khoa thẩm mỹ. Tuy cứng hơn và
ít rụng hơn tóc nhưng về màu thì lông mu cũng đi theo quá trình của tóc, cũng bạc lúc
tuổi già.
Có thể nhuộm hoặc tẩy màu được không? Được. Bạn dùng nước ôxy-già pha vào
nước thường theo tỷ lện 1/10 hay 1/20 hoặc dùng những chế phẩm nhuộm và tẩy màu
tóc và lông đang bán trên thị trường. Chú ý làm cẩn thận đừng để da bị kích thích gây
dị ứng hoặc thuốc lọt vào bên trong âm đạo.

9.5 – Tại sao gọi là “mép lớn”?


Lông mu che âm hộ. Âm hộ gồm 2 phần, một phần bên ngoài nhìn thấy đựoc gọi là
hai mép và phần không nhìn thấy nằm bên trong gồm có mép nhỏ, âm vật, lỗ dái và
đường vào âm đạo, hai hạch (tuyến) Baftholin và Skène.
Chính hai mép lớn tạo cho phụ nữ dấu hiệu đặc biệt, chúng bao gồm da và chất mỡ,
phủ lông kín. Tại sao gọi là mép (có nơi gọi là môi). vì chúng giống như cặp môi: hai
mảng khép nhẹ lại. Cho nên hôn vào “cặp môi” này là một tác động thông thường của
nam giới trong quá trình giao hợp. Mép lớn vừa bảo vệ âm đạo tránh nhiễm bẩn, vừa
giữ cho âm đạo luôn có độ ẩm. Chúng cũng biến dạng theo tuổi. Phụ nữ chưa đẻ lần
nào thì hai mép khép kín. Mỗi lần đẻ làm mép bớt khép kín đi một chút.

9.6 – Hai mép nhỏ màu sậm hoặc nhạt hơn


Muốn nhìn thấy mép nhỏ. phải kéo mép lớn sang hai bên. Tuy nhiên, có người mép
nhỏ nhô ra giữa hai mép lớn. Mép nhỏ màu hồng, có khi gần như nâu, không có lông,
không có lớp mỡ, cũng không có tuyến mồ hôi và đúng là cánh cổng kín đão đề dẫn
vào âm đạo. Mép nhỏ hơi dài, kéo theo từ âm vật xuống phía hậu môn. Phía trước hai
mép nhỏ ôm lấy âm vật, trông giống như một mũ nấm nhỏ xíu. Nhiều phụ nữ lấy làm
lạ, sao đứa trẻ lại có thể chui qua được cánh cửa nhỏ đến thế, nhưng mép là cơ đàn
hồi có thể giãn ra và mở rất rộng.
9.7 – Âm vật (còn gọi là âm hành), một bộ phận cứng dài 2 đến 3 cm.
Người ta so sánh âm vật với dương vật, mà đúng thế.
Âm vật (hoặc âm hành) cũng chứa một hạch gồm những mô với rất nhiều mạch máu
và cũng có thể cương lên, tạo khoái cảm cho nữ giới. Phần lớn âm vật nắm lấp, chi
nhô lên có phần hạch. Khi bình thường, bạn hơi khó thấy. Chỉ khi cương lên, ta mới
thấy đó là bộ phận cứng, dài chừng 2 –3 cm, sờ vào thấy di động. Đấy là nơi dễ bị
kích thích dục tình nhất.

9.8 - Hạch và âm hộ.


Bất cứ phụ nứ nào cũng nhận thấy những biến đổi tinh vi của âm hộ lúc bình thường
và lúc đang giao hợp. Những biến đổi này do rất nhiều tuyến nội tiết nằm trong đó, kề
cả tuyến mồ hôi tiết ra cái mùi đặc biệt và những tuyến tiết ra chất nhờn làm trơn và
bôi bóng âm đạo trong lúc giao hợp.

9.9 - Để lọt gạc thấm vào âm đạo không có gì đáng phải sợ hãi.
Âm đạo là một ống rỗng như cổ tử cung, bằng cơ dàn hồi, màu hồng, lúc nào nó cũng
giữ nhiệt độ hơi cao (39 độ C) và ẩm. Đầu ngoài nó được cặp mép nhỏ màng trinh
che, đáy trong là cổ tử cung khép kín hoàn toàn với những hốc rất nhỏ. Âm đạo thẳng
đuỗn và nhỡ bạn có để lọt gạc thấm vào, lấy ra cũng rất dễ dàng. Tính chất đặc biệt
của âm đạo là hết sức đàn hồi. Bình thường chỉ dài 10 cm, nhưng khi hứng tình có thể
nở ra tới 15cm. Chiều rộng lúc đó đủ chứa dương vật cương to. Thậm chí sau này bạn
đẻ, ầm đạo còn phình rộng đến mức đầu đứa trẻ chui lọt. Yếu tố tâm lý tác động rất
mạnh đến sừ giãn nở này cho nên nếu bạn chưa hứng tình, âm đạo vẫn hẹp và dương
vật rất khó chui vào lọt (xem câu 687, 688).

9.10 – Độ ẩm ướt trong âm đạo tạo thuận lợi cho việc giao hợp
Độ ẩm ướt do những tế bào của bản thân âm đạo nhưng đồng thời cũng do chất nhờn
từ cổ tử cung tiết ra. Chất này giống như lòng trắng trứng, không màu, không mùi,
mang tính kiềm, gồm nước và các muối khoáng. Chất nhờn này tiết ra rất nhiều từ
ngày thứ 10 đến ngày thứ 14 của vòng kinh, tức là ngày rụng trứng tạo nên môi
trường thuận lợi để đón tinh trung. Nhờ chất nhờn này mà tinh trúng trượt vào đến
bên trong tử cung để gặp trứng. Thiếu chất nhờn, việc giao hợp không thể thực hiện
được bình thường và phụ nữ không thể có thai. Quá trình bôi trơn này cùng với quá
trình rụng trứng sẽ chấm dứt hoàn toàn vào tuổi mãn kinh.

9.11 – Âm đạo: Dấu hiệu của chất lượng việc tiết hoc-mon
Cũng như vú, âm đạo chịu tác động của việc tiết các hoc-mon sinh dục. Chẳng hạn:
chất nhờn bôi trơn được tiết ra do tác dụng của estrogène. Căn cứ vào độ ẩm của âm
hộ và âm đạo, ta có thể biết được bộ máy tiết hoc-mon làm việc tốt hay xấu và qua đó
biết cả quy trình rụng trứng. Chẳng hạn đến ngày thứ 14 của vòng kinh vẫn không
thấy chất nhờn tiết ra thì có nghĩa đang thiết estrogène và ta phải tìm cách bổ sung.

9.12 – Vi khuẩn bảo vệ!


Âm đạo dễ bị vi khuẩn bên ngoài xâm nhập cho nên cần được bảo vệ vững chãi. Và
khi nghịch lý ở chỗ nó được bảo vệ bởi một loại vi khuẩn “thiện” gọi là vi khuẩn
Doderlein. Vi khuẩn quý giá này thường xuyên cư trú trong âm đạo, giữ độ ẩm, tạo
môi trường a-xít, tiêu diệt mọi vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập.

9.13 – Vệ sinh âm đạo


Âm đạo đã được bảo vệ vững chãi như thế cho nên bạn không cần làm “vệ sinh” cho
nó như đối với các bộ phận ngoài khác, thậm chí rửa ráy nó còn nguy hiểm vì sẽ làm
chết các vi khuẩn Dlderlein. Cho dù bạn dùng nước ấm có pha thuốc kháng khuẩn
cũng vậy. Tóm lại, không rửa ráy, làm vệ sinh gì bên trong âm đạo hết mặc dù thời
đại hiện nay là thời đại vệ sinh.

9.14 – Có nên rửa bên trong âm đạo sau khi giao hợp không?
Không, bởi vì tinh dịch hoàn toàn không mang mầm bệnh. Còn nếu bạn quá áy náy, vì
cảm thấy chưa rửa chưa yên tâm thì chỉ dùng nước đun sôi để nguội, không dùng xà
phòng và tránh đụng mạnh.

9.15 – Rửa âm hộ dùng nước và xà phòng.


Trái với trong âm đạo, hoàn toàn bảo đảm và không nên rửa, ngoài âm hộ loại là nơi
rất dễ chứa vi khuẩn và mầm bệnh vì có nhiều nếp gấp. Cần rửa âm hộ thường xuyên
bằng nước và xà phòng. Ngón tay xát xà phòng hoặc khăn sạch thấm nước xà phòng
lách vào các khe giữa các nếp gấp của âm hộ là cách rửa tốt nhất.
9.16 – Những chất khử mùi có hại không?
Phải thừa nhận rằng ngày nay “mùi” ở âm hộ không còn vai trò quan trọng để gợi tình
như xưa kia nữa. Bên cạnh đó, quảng cáo đang hô hào “Khử hết các mùi” và đưa bán
đủ loại thuốc khử mùi. Tất nhiên ta cũng không thể để toát ra cái mùi ấy trong khi
chúng ta cần luôn luôn thơm tho, sạch sẽ và tinh khiết. Mà bộ phận sinh dục nữ có
những khu vực mùi phát triển rất nhanh, trước hết là âm hộ với những tuyến sebum và
tuyến mồ hôi. Còn phải kể đến cả mùi nước tiểu ở lỗ đái ngay bên cạnh âm đạo và
mùi do những vi khuẩn núp trong các nếp nhăn của âm hộ tạo nên. Nhưng không nên
loại bỏ những mùi ấy bằng chất khử mùi, không có tác dụng vệ sinh gì mà nên bằng
cách thường xuyên rửa ráy.

9.17 – Muốn giao hợp đạt hiệu quả tốt, phải có sự khao khát.
Nói đến âm hộ và âm đạo là nói đến trung tâm cảu khoái lạc tình dục. Chúng không
hề thụ động như nhiều bạn lầm tưởng. Chúng có 3 nơi cương lên trong lúc giao hợp:
âm vật cương lên, 2 “củ tròn” nằm trong âm hộ cũng phồng lên khi hứng tình, rồi đến
tất cả các hạch tiết chất nhờn đều tăng cường hoạt động bôi trơn âm đạo và làm ướt
khu vực âm hộ. Âm đạo nở to ra, 2 hạch và 2 mép nhỏ cũng hé mở đón đợi dương vật
đưa vào.
Cái mùi đặc biệt kèm với hình ảnh, lòng khao khát tình dục, tất cả các nhân tố đó đều
góp phần tạo nên khoái cảm trong lúc giao hợp. Những ve vuốt chuẩn bị khởi động tất
cả những phản xạ cần thiết “cương âm vật, bôi trơn âm đạo, mép hé mở, âm đạo
phình ra, để chờ”. Khi khoái cảm lên đến tột độ, bắt đầu ự phóng tinh. Dương vật
ngưng lại trong một tư thế bất động và từng đợt phóng tinh dịch được phóng thẳng và
mạnh vào sâu trong âm đạo, dến tận cổ tử cung. Đừng nghĩ lầm rằng phụ nữ chỉ để
yên một cách thụ động và không cản trở nam giới là đủ. Phụ nữ cũng cần có sự hứng
khởi. Và cuộc giao hợp chỉ đạt kết quả tốt khi bạn, bên nữ, thật sự khao khát.

9.18 – Màng trinh.


Trước con mắt của xã hội, màng trinh là biểu hiện của sự trinh tiết. Nó là một tấm
màng đàn hồi, nằm ngay cửa âm đạo, giữ nguyên vẹn nếu chưa bị thứ gì làm rách.
Trong lần giao hợp đầu tiên, nó bị chọc rách và các mảnh bị đẩy vào, áp vào mặt
trong của âm đạo. Người ta thường khuyên con gái trinh không nên tham gia các môn
thể thao đòi hỏi vận động quá mạnh như cưỡi ngựa, bơi, thể dục thẩm mỹ, có thể làm
căng và rách cái màng mỏng đó. Và có thể bạn cũng lại đã nghe nói đén những cô gái
có màng trinh quá dai, dương vật không sao chọc thủng được mà phải làm phẫu thuật
để cắt. Chuyện ấy có thật nhưng hiếm. Và bạn cũng đừng lầm lẫn trường hợp này với
trường hợp nam giới khó đưa dương vật vào chỉ vì cô gái đang tâm trạng lo lắng, chưa
thấy khao khát và khi đó các cơ âm đạo không chịu mở ra đón “khách quý”. Còn
trường hợp bên nữ bị cưỡng bức thì nhiều khi dương vật không thể đưa vào được.
Rách màng trinh không nhất thiết phải ra máu nhiều. Có nhiều phụ nữ hệ thống mạch
máu ở đó rất ít nên tuy có ra máu nhưng không đáng kể. Còn bạn hỏi rách có đau
không thì mỗi người trả lời mỗi khác. Có người bảo rất đau, có người hầu như không
nhận thấy gì vì đang say mê trong khoái cảm tình dục cao độ, cho nên không thể trả
lời dứt khoát được.

9.19 – Không có vách ngăn tuyệt đối.


Dù màng trinh còn nguyên, ở giữa vẫn có một lỗ nhỏ để huyết ra lúc kinh nguyệt,
chưa kể việc đặt gạc vệ sinh vào âm hộ lúc kinh nguyệt cũng dễ làm căng màng trinh
mà mở rộng đôi chút cửa vào âm đạo. Chính như thế là tốt. Cô gái trinh tiết, lần đầu
giao hợp cũng dễ thoải mái hơn. Cho nên, xin nhắc lại, không hề có vách ngăn tuyệt
đối bảo vệ sự trinh tiết của phụ nữ.
--------
CHƯƠNG 13 - TUỔI GIÀ
13.1 – Làm chậm quá trình lão hóa bằng estrogène.
Tại sao về già, da mặt bạn mất đi vẻ mịn màng và tính đàn hôi? Vì tuổi mãn kinh kéo
theo sụ suy giảm hoc-mon trong máu là thứ nuôi da và tạo cho da vẻ đẹp. Tuy nhiên,
không phải chỉ do thiếu hoc-mon mà do cả tuổi già bởi vì người ta thấy nam giới cũng
chịu những hiện tượng tưong tự mặc dù họ không phải chịu sự thiếu hụt estrogène.
Nhưng có điều người ta nhận thấy, với phụ nữ mãn kinh và hậu mãn kinh dùng
estrogène. Nhưng có điều người ta nhận thấy, với phụ nữ mãn kinh và hậu mãn kinh
dùng estrogène da dẻ rất chậm khô đi hầu như còn giữ thêm được một thời gian khá
dài vẻ mịn màng và mềm mại của nó. Những vết nhăn trên mặt cũng như đầy lên.
Phải chăng, đó là điều bí mật của nữ giới, như thế đã có một bản giao kèo nào đó giữa
những tuổi giả và các hoc-mon?

13.2 – Những chăm sóc cho tuổi già


Để giữ da dẻ tươi mịn trên mặt và cổ, hiện nay có những thứ thuốc mỡ (thuốc chứ
không phải mỹ phẩm) trong có estrogène. Chúng chỉ có tác dụng tại chỗ mà không
vào máu. Những thuốc mỡ này được phụ nữ ưa chuộng mà lại không đắt tiền và
không có hại. Bạn có thể dùng vitamin A a-xít, cũng là thuốc và mua phải có đơn.
Loại này dùng phải cẩn thận vì dễ gây phản ứng da. Cho nên phải dùng thử để xem da
của bạn có thích hợp không đã. Nhưng kết qủa thì rất rõ ràng. Nhiều công trình khoa
học của Mỹ gần dây chứng minh loại thuốc mỡ này làm trẻ lại và ngăn chựn những
biểu hiện của tuổi già (đặc biệt những nếp nhăn nhỏ).
Ngoài ra còn thuốc collagène tiêm cũng rất lý thú, nó làm đầy lại những vết nhăn sâu.
Thuốc phải do các nhà chuyên gia về da tiêm trong phòng bệnh. Đáng tiếc là nó khá
đắt tiền và mỗi năm phải tiêm lại một lần.
Một kỹ thuật khác: điện châm. Dùng kim nhỏ cắm vào dưới vế nhăn rồi cho một
luồng điện thật yếu chạy qua, kích thích và làm đầy chỗ lõm để xóa vết nhăn. Tuy
nhiên, theo ý chúng tôi, các thuốc dùng hoc-mon estrogène và progestérone vẫn tốt
hơn cả. Nhưng bạn phải bỏ thuóc lá. Thuốc lấ tạo cho màu da bạn vàng và xanh, thúc
đẩy nhanh thêm quá trình lão hóa của da.

13.3 – Mu trọc
Hiện chưa có cách gì chữa được chứng bệnh này. Vô Rất nhiều phụ nữ đến tuổi mãn
kinh thấy lông mu rụng hết, có người chỉ bị thưa. Nói thật là khoa học hiện chưa giải
quyết được nạn “hói mu” ấy. Các thứ thuốc quảng cáo ở thị trường xem ra không đem
lại kết quả gì. Cách chữa bằng hoc-mon estro-progestérone tỏ ra có thể ngăn chặn
được nạn rụng lông ở mu, nhưng chỉ ngăn chặn chứ không phục hồi được.

13.4 – Nếu bạn không muốn mọc ria mép?


Nhiều phụ nữ bước sang tuổi 60 rất lo chuyện này. Những sợi lông dày bắt đầu mọc
trên mép và nhiều khi lan xuống cả má. Để hiểu được hiện tượng này, chúng ta cần
biết: cơ thể phụ nữ suốt cả cuộc đời liên tục tiết ra hoc-mon sinh dục nam. Nhưng
estrogène được tiết ra đã ngăn hoc-mon sinh dục nam kia phát huy tác dụng và làm
chức năng kháng hoc-mon nam. Nhưng đến tuổi mãn kinh estrogène biến đi, tác dụng
của androgène (hoc-mon nam) không bị ngăn cản nữa, sinh ra lông, làm giọng nói
trầm xuống và hơi khàn. Cho nên cách chữa cũng lại dùng estrogène để chặn lại.
13.5 – Móng tay dễ gẫy
Tình trạng này xảy ra vào thời khì chuyển tiếp. Sau khi rối loạn hoc-mon được giải
quyết, móng tay lại phát triển bình thường như cũ.

13.6 – Giữ cho tóc vẫn tốt


Tóc bạc là do tuổi già, hoc-mon không dính líu gì tới đây. Tóc mất màu là do sự yếu
của tuyến tiết bã nhờn là thứ làm cho tóc mượt và óng và có màu nâu sẫm. Dùng
estrogène cũng có thể điều chỉnh được hoạt động của tuyến này. Đây cũng lại là một
ưu thế của nữ so với nam. Nam giới chưa có cách gì khắc phục. hí hí, trong lúc các
bác nam đợi tìm thuốc thì mời các bác ra tiệm làm đầu… để nhuộm ạ

13.7 – Răng ngày càng kém chất lượng


Dorothy những thay đổi trong sự chuyển hóa canxi là thứ cũng chịu tác động của sự
thiếu hụt estrogène. Cho nên vào tuổi này, càng phải chăm sóc răng, miệng đều đặn
hơn.

13.8 – Phụ nữ có được bảo vệ khỏi bệnh nhồi máu cơ tim không?
Gần đây, phụ nữ đang sắp đuổi kịp nam giới về tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch. Tuy
nhiên, đáng chú ý là trước tuổi 50, rất ít phụ nữ mắc nhồi máu cơ tìm. Bệnh này là do
tai biến động mạch vành, chúng bị tắc do xơ vữa động mạch. Mà vai trò của chất
cholestrérone và thuốc lá trong hiện tượng này đã rõ ràng.

13.9 – Một kẻ thù thầm kín: chất cholestérone.


Lượng cholestérone trong máu nhiều, dễ gây các bệnh tim mạch và cũng nên phân
biệt 2 loại cholestérone: cholestérone thiện (HDL) cholestérone ác (LDL). Loại trên
bảo vệ và loại dưới gây bệnh. Cho nên khi xem lượng cholestérone trong máu cần tìm
cả lượng HDL, nếu tỷ số cholestérone nói chung so với HDL dưới 4,4 là tốt.

13.10 – Phái “yếu” hay phái được ưu đãi?


Mặc dù chúng tôi có nói (xem câu 664) rằng phụ nữ đang sắp đuổi kịp nam giới về
các bệnh tim mạch, nhưng vẫn phải thừa nhận tỷ lệ mắc nhồi máu cơ tim ở nữ giới chỉ
bằng 1/10 đến 1/20 so với nam giới (ở tuổi dưới 40). Rõ ràng estrogène có vai trò tích
cực trong việc phân bố mỡ trong máu và trong khi các hoc-mon còn có trong máu thì
số phụ nữ mắc xơ vữa động mạch ít hơn nhiều so với nam giới. Cho nên sau tuổi mãn
kinh, dùng hoc-mon estrongène còn giúp bạn tránh được những bệnh về tim mạch.
Đây cũng là một ưu thế của nữ giới chúng ta, đừng dại dột bỏ qua.

13.11 – Cao huyết áp và ảnh hưởng của estrogène.


Đúng là dùng estrogène theo đường uống có làm tăng huyết áp lên đôi chút nhưng
gần đây xuất hiện loại estrogène “tự nhiên” có bán trên thị truờng (xem câu 657)
khiến tình hình đã thay đổi. Còn extrogène dùng ngoài da thì không vào máu và
không ảnh hưởng gì đén huyết áp. Phụ nữ bị cao huyết áp, cần dùng những loại thuốc
chống cao huyết áp.

13.12 – Thấp khớp và loãng xương: 2 bệnh khác nhau


Một phần tư phụ nữ ngoài 60 tuổi bị thấp khớp, một nửa phụ nữ ngoài 70 mắc chứng
này. Nam giứoi ít mắc hơn. Bệnh thấp khớp có thể xuất hiện từ tuổi 50, không liên
quan gì đến mãn kinh và thiếu hoc-mon ả. Còn bệnh loãng xương thì chỉ xuất hiện sau
mãn kinh và liên quan trực tiếp với sự thiếu hụt hoc-mon. Tuy nhiên người ta cũng
nhận thấy tuổi mãn kinh và kèm theo nó là sự suy giảm hoc-mon khiến cho bệnh thấp
khớp nặng thêm. Bệnh loãng xương nam giới cũng mắc nhưng tỷ lệ thấp hơn nữ giới
nhiều.

13.13 – Mãn kinh sớm trước tuổi


Xảy ra hết sức hiếm và nguyên nhân do một tổn thương đường sinh dục, một biến
dạng nào đó của buồng trứng khiến trứng ngừng rụng từ trước tuổi 40, thậm chí có
khi trước tuổi 20. Đây là trường hợp bệnh lý cần phải khám nghiệm cẩn thận để điều
trị.

13.14 – Sau tuổi mãn kinh: 2, 3 cách nhìn nhận tương lai.
Bước vào tuổi mãn kinh, nhiều phụ nữ cảm thấy mất thăng bằng và bi quan. Nhung
bất cứ hoàn cảnh nào, bạn cũng có thể tìm ra một cách nhìn nhận tỉnh táo. Trước hết,
bạn cần làm bảng so sánh: sang tuổi mãn kinh, bạn được gì, mất cái gì? Và cần thay
đổi cách suy nghĩ như thế nào để thích ứng được với hoàn cảnh mới.
Trước hết, phải thấy bạn vẫn là bạn, hoàn toàn là con người ấy, không có gì thay đôi.
Còn chuyện cơ thể thì mỗi tuổi mỗi khác, tránh sao được những sự đổi thay. Có người
nghĩ: đến tuổi 50, kinh nguyệt hết không còn khả năng sinh sản nữa, mình đâu còn là
phụ nữ? Nhưng thời đại ngày nay, việc sinh đẻ đâu phải là đặc trưng chủ yếu của phụ
nữ? Còn về những mệt mỏi, bệnh tật của tuổi già thì ngày nay khoa học đã có nhiều
biện pháp giúp bạn giảm được rất nhiều những nỗi khó chịu đó. Và nếu bạn chịu giữ
gìn, săn sóc thân thể, ăn mặc cẩn thận, bạn sẽ giữ được duyên dáng. Bên cạnh đó, bạn
có thêm bao nhiêu thuận lợi mới. Tuổi này bạn được thảnh thơi hon, tự tin hơn và nếu
bạn muốn, sẽ có bao nhiêu hoạt động xã hội hữu ích và lý thú chờ đón bạn.

CHƯƠNG 15 - SẮC ĐẸP


15.1 – Viêm tế bào dưới da nghĩa là gì?.
Là sự thẩm lậu vào mô dưới da không phải chất béo mà là nước. Tối đại đa số là ở
phụ nữ. Rất hiếm xảy ra với nam giới. Những nơi dễ bị là mặt sau của đùi, mặt trong
của đầu gối, mông, bụng, mặt trong của cánh tay hoặc vài nơi khác như gáy (phình
lên giống như cổ con bò rừng). Về mặt thẩm mỹ, không đẹp. Da sần như vỏ cam và
khi chạy nhảy hoặc đi hơi nha, chỗ ấy đung đưa như thể bên dưới da có đựng thứ
nước gì đó. Bệnh này không nhất thiết liên quan tới tình trạng béo. Có bạn mảnh mai
nhưng ở đùi lại có một màng núng nính. Các bạn xem tranh của các họa sỹ thế kỷ
XVIII sẽ thấy rất nhiều nhân vật trong tác phẩm hội họa bị mắc chứng bệnh này. Thời
kỳ đó, người ta chưa ưa dáng gầy và mảnh như thời nay.
Chứng này không hẳn là bệnh không cần chữa chạy gì hết. Vô hại và hoàn toàn không
nguy hiểm. Bạn đừng nên tin vào những loại thuốc đang được quảng cáo và bày bán ở
thị trường. Vì đây không phải mỡ hay thịt mà chỉ là nước lưu giữ, do đặc điểm của
sinh lý phụ nữ, có vậy thôi.

15.2 – Tuy nhiên, nếu bạn muốn chữa?.


Chỉ có chữa tại chỗ và bằng nhiều cách. Tốt nhất là:
- Đưa nước thoát đi bằng con đường dẫn đến bạch huyết, do bác sỹ Vodder phát hiện
ra trước đây 15 năm, khi ông tìm cách giải tỏa những hạch bạch huyết. Phương pháp
đơn giản: Ấn mạnh vào những đường dẫn bạch huyết để nước trong những vùng bị
đọng thoát đi theo các đường ấy, tác dụng rất tốt và đạt hiệu quả mạnh.
- Hút nước: Đây là một cách phẫu thuật rút nước ra bằng những ống rất nhỏ lồng
xuống dưới da. Tuy vậy, người ta vẫn phải gây tê tại chỗ cho bạn.

15.3 – Những cách làm gầy.


Nếu ở trên, vấn đề là nước thì ở đây là mỡ. Hàng 5 –10 có khi 15 kg mỡ đọng trên
khắp cơ thể bạn. Phải làm chúng “tan ra”. Có những thứ thuốc rất mạnh có thể chỉ
trong vài ngày làm tan toàn bộ số mỡ thừa làm giảm vẻ đẹp của bạn. Đó là những chất
lấy trong tuyến giáp. Chúng có thể tiêu nhanh mỡ của bạn nhưng rất độc và khi dùng,
trong người bạn hết sức bứt rứt khó chịu, đến nỗi bạn phải uống thuốc an thần mới
chịu nổi.
Loại thuốc thứ hai là thuốc lợi “niệu”. Đây là thuốc làm tiêu lượng nước dự trữ trong
cơ thể theo con đường tiểu tiện, nhưng dùng cách này… rất hại … thận…
Loại thuốc thứ ba là thuốc xổ, đẩy nhanh những cặn bã trong ruột, nhưng thuốc này,
mặc dù nhiều người vi tưởng lầm đã dùng, không làm bạn gầy đi chút nào đâu.
Ba thứ thuốc này bạn đều không nên dùng và hiện này cúng không ai dùng, trừ những
người … không hiểu. Ngoài ra, trên thị trường có bán rất nhiều thuốc chế từ thực vật,
chẳng có tác dụng gì nhưng được cái ít độc.

15.4 – Chỉ có một cách duy nhất: chế độ ăn thích hợp.


Không phải bằng cách nhịn. Vấn đề ở đây không phải số lượng mà là chất lượng. Bạn
có thể ăn một đĩa đầy rau (bạn vốn quen ăn nhiều) nhưng là đĩa rau tươi chứ không
phải đĩa khoai rán.
Các thức ăn gây béo là chất bột (bột mì, các thứ củ), đường (các thứ bánh ngọt), mỡ.
Bạn nên tránh và thay bằng rau hoặc quả và đạm (thịt nạc, cá không mỡ, trứng, pho-
mát loại ít mỡ…). Cụ thể là:
1. – Kiêng tuyệt đối: Tất cả những thứ có đường (bánh, kẹo, kem, hoa quả ngọt), bánh
mì (có thể thay bằng một loại bis-cot: bánh mì nướng khô trong lò), các loại có bột
(gạo, khoai tây, các loại đỗ…), mỡ.
2. – Ăn ít: Sữa và các chế phẩm từ sữa (bơ, pho-mat có độ béo nhẹ), bánh mì khô.
3. – Các thức ăn bạn hoàn toàn thoải mái sử dụng: thịt nạc (tốt nhất là nướng), cá,
trứng, rau tươi, hoa quả (trừ những thứ ngọt nhiều).
Không cần kiêng muối và nước. Uống bao nhiêu nước cũng được, tốt nhất là xa bữa
ăn. Không nên nhịn bữa nào mà mỗi ngày vẫn dùng đủ ba bữa như thường lệ. Nếu lỡ
đói mà xa bữa ăn có thể uống một chút cà phê hoặc nước chanh không đường hoặc ăn
một quả táo thế thôi là đủ cơn đói rồi. Làm theo cách này trong vòng 3 tháng, bạn có
thể tụt được từ 2 đến 5 kg.

15.5 – Bao giờ cũng có ích: thể dục, xe đạp và tất cả những hoạt động cơ bắp
Mỡ trong cơ thể là do số ca-lo dư thừa được lưu trữ lại làm dự trữ. Cho nên tiêu bớt
ca-lo bằng những hoạt động cơ bắp là rất tốt. Chưa kể thể thao, đạp xe đạp, bơi lội, đi
bộ… khiến cho các cơ bắp của bạn thon thả, san chắc. Chế độ ăn hợp cộng với hoạt
động cơ bắp sẽ nhanh chóng giúp bạn tiêu đi những lớp mỡ thừa đang làm thân hình
bạn quá phì nộn.

15.6 – Để giữ gìn thân hình trẻ trung: du lịch, nghỉ mát ngoài bãi biển.
Tại các nơi du lịch và các bãi biển, trước đây chỉ thấy những phụ nữ từ 40 đến 60
tuổi. Gần đây, ngày càng nhiều phụ nữ trẻ đến nghỉ ngơi, và tại các bãi biển bỗng mọc
lên đủ các loại trại thể dục thể thao lành mạnh với những cô gái khỏe khoắn tươi vui,
thân hình cân đối.
15.7 – Chuyên gia làm gầy?.
Đang xuất hiện rất nhiều văn phòng, phòng khám của những người tự xưng là “bác sĩ
làm gầy”. Tuy nhiên bạn cần phân biệt chuyên gia thật và chuyên gia giả mà số giả
nhiều hơn. Họ vẫn dùng những thứ thuốc độc mà chúng tôi đã kể (xem câu 709)
nhưng họ đặt cho chúng những cái tên bóng bẩy và bí ẩn nghe cứ như thuốc tận Ả
Rập hay Mã Lai và bạn tuy có gầy đôi chút nhưng phải đổi lại bằng giá quá đắt: bạn
mắc bệnh rối loạn tâm thần (do dùng thuốc chiết từ tuyến giáp). Chúng còn có gây
nhiều loại bệnh khác, bệnh suy thận (do dùng thuốc lợi tiểu nhiều quá và không đúng
chỉ định)
Theo chúng tôi, nếu là chuyên gia làm gầy chân chính thì trước hết phải là chuyên gia
về chế độ ăn uống. Tùy theo tạng người của bạn, ông ta sẽ kể cho bạn một chế độ ăn
uống thích hợp và đạt kết quả gần với bạn mong ước nhất. Ngoài ra chuyên gia làm
gầy còn phải am hiểu về tâm bệnh, biết được những uẩn khúc trong tâm trạng bạn và
khuyên bạn một chế độ ăn uống hợp với túi tiền bạn.

15.8 - Những mỹ phẩm.


Chăm sóc đến thân thể, vẻ đẹp dù cho có hơi nhiều cũng vẫn là biểu lộ thái độ tôn
trọng bản thân và tôn trọng người chung quanh. Lòng mong muốn “làm hai lòng”
người khác là một phẩm chất tốt đẹp của xã hội có văn hóa. Cô gái trẻ tìm cách loại
trừ những mụn trứng cá trên mặt để củng cố cho bản thân lòng tự tin là tính cách mà
các chàng trai rất thèm tìm thấy ở bạn gái của họ. Người phụ nữ có thai cố giữ thân
hình dễ coi, chính là tự tăng thêm niềm yêu đời. Không “hy sinh tất cả” kể cả nhan
sắc vì đứa con, tức là chuẩn bị cho tình mẫu tử sau này luôn đằm thắm. Người phụ nữ
kia cao tuổi nhưng vẫn giữ cho mình một dáng nét lịch sự, cao quý chính là thấy được
giá trị bản thân do hiểu biết sâu sắc bản thân. Chăm sóc làn da, thân hình, mái tóc vào
tuổi già tức là không chịu đầu hàng trước tuổi tác và giữ cho mình một chỗ đứng
trong một xã hội luôn luôn chuyển hóa.
Để giúp các bạn trong tất cả những công việc ấy, có các mỹ phẩm. Họ chọn cái tên
gọi ấy là đúng và chân thật, vì chúng không hề có tham vọng chữa bệnh mà chỉ giúp
làm đẹp thêm về hình thức mà thôi. Tất nhiên có rất nhiều phụ nữ không cần gì đến
mỹ phẩm mà vẫn giữ được nhan sắc, nhờ một cách sống lành mạnh, một chế độ ăn
uống hợp lý, một hoạt động xã hội, nghề nghiệp vừa sức, một lối rèn luyện thể lục bổ
ích và tăng thêm sức khỏe nhưng chắc chắn nhất vẫn là sự hài hòa về nội tâm. Tuy
nhiên, những mỹ phẩm cũng cần thiết để giúp họ khắc phục một vài chi tiết chưa vừa
ý trên thân thể: làn da, mái tóc, cặp môi, thân hình.
Chỉ có một điều đáng tiếc, phần lớn các mỹ phẩm không có hiệu quả thật sự. Trong
khi các dược phẩm có hiệu quả thì lại trình bày kém và khi sử dụng thiếu hấp dẫn,
không êm dịu, không có mùi thơm, bao bì không đẹp mắt… Thiết nghĩ, giá như dược
học kết hợp với mỹ phẩm học thì hay biết bao.

CHƯƠNG 12 - TUỔI MÃN KINH


12.1 – Tuổi 50: Tuổi bản lề
Nghe “mãn kinh” có người phụ nữ nào lại không âu lo? Hai tiếng ấy sao mà nghiệt
ngã đến thế. Người ta lại còn “dấm ớt” thêm bằng những lời kém hấp dẫn: “tuổi tắt
dục”, “tuổi hồi xuân”, thậm chí nhiều cuốn sách y học soạn theo kiểu cũ còn kể lể về
cái giai đoạn này trong cuộc đời người phụ nữ như là một giai đoạn già nua, suy thoái.
Cho nên chúng tôi phải nói ngay đề đánh tan mọi quan niệm cổ lỗ và phiến diện kia.
Tuổi 50 hoàn toàn không phải tuổi “vô tích sự”, tuổi “xấu xí” và hoàn toàn không
phải tuổi già yếu. Có thể ngày xưa là như thế, bởi vì cuộc sống khó khăn, trình độ
khoa học thấp kém, tuổi 50 đã bị coi là tuổi “bà lão”, chấm dứt mọi nhoạt động sôi
nổi, tuổi bắt đầu đi dần vào cõi chết. Nhưng ngày nay, tuổi 50 mới chỉ là 2/3 cuộc đời,
sức lực người phụ nữ vẫn còn đang cường tráng.
Tuy nhiên, chúng tôi không nhận thấy đây là giai đoạn quan trọng. Trước hết, tuổi 50
là tuổi bản lề, tuổi có những biến đổi lớn lao về mặt cơ thể, tâm lý cũng như xã hội.
Đấy là bước ngoặt từ một thế cân bằng này chuyển sang một thế cân bằng khác.
Trước hết, những thay đổi bắt nguồn từ hoạt động hoc-mon là nhân tố đã từng lần đầu
tiên đừa người phụ nữ bước vào thời kỳ sinh nở (tuổi dậy thì) và bây giờ đột ngột
chấm dứt thời kỳ ấy. Bắt đầu có kinh nguyệt là bước ngoặt đầu tiên và không còn
kinh nguyệt là bước ngoặt thứ hia của cuộc đời người phụ nữ. Dưới đây, mong các
bạn sẽ thấy vào tuổi này, nữ tính vẫn giữ được “đầy đủ” các quyền hạn của nó (xem
câu 640).

12.2 – Mãn kinh vào tuổi nào?


Về mặt y học, kinh nguyệt chấm dứt vào thời gian từ 48 đến 55 tuổi. Đa số vào tuổi
52, hoàn toàn không có liên quan gì giữa độ tuổi dậy thì và tuổi mãn kinh. Hiện nay,
người ta cho rằng tuổi mãn kinh phụ thuộc vào di truyền. Tuy nhiên, tuổi mãn kinh có
thể đến muộn hơn:
- Với những phụ nữ có trình độ học vấn cao.
- Với những phụ nữ sống trong môi trường văn hóa phong phú (chủ yếu là ở thành
thị).
- Với những phụ nữ có công việc ngoài xã hội.
Dùng viên ngừa thai cũng làm chậm đôi chút tuổi mãn kinh. Còn tình trạng gia đinh
(có chồng hay độc thân) hoàn toàn không ảnh hưởng.
Mãn kinh đến trước tuổi 40 là không bình thường. Tình trạng bệnh hoạn này có ở
khoảng 6% phụ nữ.

12.3 – Mãn kinh: buồng trứng ngừng hoạt động


Không còn kinh nguyệt nữa có nghĩa là hoạt động của hệ thống vùng dưới đồi - tuyến
yên - buồng trứng chấm dứt (xem câu 7). Vùng dưới đồi thôi không chỉ huy, tuyến
yên im lặng thế là buồng trứng ngủ không làm việc nữa. Nghĩ thế là không đúng. Thật
ra buồng trứng mới là nguyên nhân chủ chốt. Đến một ngày nào đó, chúng quyết định
thôi không tuân lệnh vùng dưới đồi nữa. Sự vô kỷ luật đó của buồng trứng lúc đầu
kéo theo những kinh nguyệt thất thường, hỗn loạn cho đến cái ngày buồng trứng chấm
dứt hoàn toàn việc rụng trứng và kinh nguyệt cũng biến mất.
12.4 – … Và khả năng thực hiện một “nghệ thuật” sống mới.
Buồng trứng ngừng hoạt động nhưng vùng dưới đồi vẫn cứ tiếp tục ra lệnh, chứng tỏ
là trong máu luợng FSH và LH tăng lên gấp đôi, gấp ba, gấp tư. Chính nước tiểu của
phụ nữ mãn kinh chứa rất nhiều hai chất ấy cho nên được dùng làm thuốc kích thích
rụng trứng cho những phụ nữ vô sinh (xem câu 469).
Buồng trứng ngừng hoạt động chấm dứt thời kỳ sinh đẻ. Mọi khả năng sinh đẻ đều
không còn, đúng thế. Nhưng trong thời kỳ mới này, cơ thể bạn còn chịu ảnh hưởng
quan trọng của tình trạng cạn kiệt các hoc-mon sinh dục trong cơ thể: estrogène và
progestérone. Bí quyết bảo tồn sự sống trẻ trung là làm sao tái tạo được sự cân bằng
hoc-mon, nguồn gốc của “thanh xuân”. Ngày nay, việc đó đã có thể thực hiện được,
khoa hoạc đã tìm ra được cách khắc phục tình trạng thiếu hoc-mon sinh dục cùng
những hậu quả kèm theo (xem câu 617), nghĩa là đã có “bí quyết” giúp bạn tiếp tục
sống trẻ.

12.5 – Vai trò quan trọng của người thầy thuốc và của khung cảnh gia đình cũng
như xã hội.
Tại sao còn phải cần đến thầy thuốc? Rât nhiều phụ nữ đinh ninh tằng đến tuổi mãn
kinh thì còn càn thầy thuốc làm gì? Chúng tôi hoàn toàn phản đối thái độ “đầu hàng”
ấy vì chỉ gây thêm nhiều tai họa cho bản thân người phụ nữ. Người thầy thuốc có thể
giải thích bạn nghe: tuổi mãn kinh không phải là bắt đầu đi vào tuổi già! Một phần
thay đổi trong sức khởe và tâm tính bạn chỉ là do thiếu hoc-mon sinh dục trong máu
và thầy thuốc sẽ khuyên bạn tìm nguyên nhân gây ra đa số những phiền muộn cho bạn
trong môi trường gia đình và xã hội chung quanh bạn.
Bạn nên biết rằng những rối loạn sinh lý và tâm lý có thể chữa được, không nhất thiét
phải dùng đến thuốc an thần, cụ thể là các loại:
- Thuốc có chứa hoc-mon sinh dục estrogène kèm theo một lượng progestérone đem
lại những hiệu quả trông thấy (xem câu 645).
- Thuốc nhằm tác động vào vùng dưới đồi và tuyến yên có thể rất hữu ích cho bạn
(chẳng hạn sulpiride và cyclofénil)
- Tâm lý liệu pháp có thể đem lại vài kết quả nhưng không cơ bản và không giải quyết
được mặt sinh lý của vấn đề.

12.6 – Dùng các hoc-mon: tại sao lại không nhỉ?


Estrogène và progestérone quyết định một phần trạng thái tinh thần, tình cảm của phụ
nữ chúng ta. Kho học đã chứng minh điều này. Người ta thử tiêm hoc-mon sinh dục
nữ (estrogène) cho một con vật đực và nhận thấy do lượng hoc-mon sinh dục nam hay
nữ tràn đầy trong bào thai mà vùng dưới đồi của đứa trẻ được hình thành và phát triển
theo hướng nam hay nữ (xem câu 9) và chúng ta cũng dã thấy tính tình phụ nữ thay
đổi như thế nào trong chu kỳ của vòng kinh, cũng tức là do tác động của lượng
estrogène khi nhiều, khi ít và khi hoàn toàn không có. Cho nên dùng thuốc có chứa
estrogène sẽ ảnh hưởng tới tính tình con người, tăng thêm tính “trẻ trung”, lòng yêu
đời cho phụ nữ mãn kinh.
Người ta mệnh danh estrogène là hoc-mon “tạo lạc quan” chính là vì thế, tất nhiên
cũng lại tùy người. Nhiều phụ nữ vào tuổi mãn kinh không hề thấy giảm đi lòng hăng
say, niềm yêu đời. Đó là những phụ nữ “may mắn”, nhưng nhiều phụ nữ khác bị
khủng hoảng tâm lý do định kiến đối với tuổi mãn kinh một phần nhưng cũng còn do
những nguồn gốc khác. Với những phụ nữ này, chúng tôi nghĩ, dùng thuốc có hoc-
mon estrogène sẽ đem lại hiệu quả tốt. Xin nói thêm rằng tác động của nó rất nhanh.

12.7 – Thời kỳ mãn kinh: ba giai đoạn


Một buổi sáng, bạn quyết định đi khám ở thầy thuốc phụ khoa. Xưa nay kinh nguyệt
của bạn bao giờ cũng đều, vậy mà gần đây lộn xộn quá, mới sạch kinh chưa được nửa
tháng, đã lại “thấy” có rồi. Và hành kinh kéo dài tới nửa tháng trời (có người bỗng
mất bặt kinh trong liền 3 đến 6 tháng). Tại sao vậy? Chỉ đơn giản là bạn bước vào
tuổi mãn kinh. Bạn đang ở độ tuổi 45 – 50 chứ gì? Hay hỏi mẹ bạn xem tuổi mãn kinh
của các cụ ngày trước là bao nhiêu? Di truyền mà!
Các buồng trứng đâm nhiễm thói vô kỷ luật. Lệnh của vùng dưới đồi và tuyến yên
đưa xuống, chúng thực hiện rất chểnh mảng, kể ra thì cũng dễ giải thích: chúng đã ít
nhiều bị kiệt lực. Việc tiết hoc-mon estrogène cũng bị lơ đãng. Trứng thôi không rụng
nữa thì progestérone cũng không được tiết ra và như chúng ta đã biết (xem câu 34),
thiếu progestérone, vú bạn cương lên và đau, đôi khi có vài cơn bốc hỏa (xem câu
530. 531). Tất cả những hiện tượng trên là dấu hiệu báo bạn bước vào gia đoạn tiền
mãn kinh.

12.8 – Mất kinh đã đựoc một năm rồi.


Khi đó chính thức là bạn đã mãn kinh.

12.9 – Kinh nguyệt đột nhiên trở lại.


Có trường hợp mãn kinh đã một năm hay hơn, đột nhiên kinh nguyệt trở lại. Bạn
đừng vội hoảng hốt mà hãy đi khám phụ kho xem nguyên nhân tại đâu. Thầy thuốc sẽ
cho tiến hành những kiểm tra cần thiết: chụp tử cung (xem câu 56), lấy niêm dịch
(xem câu 65) đem xét nghiệm sẽ thấy câu trả lời khiến bạn yên tâm.
Những cơn bừng bừng như vậy trước nay vẫn được coi là dấu hiệu chủ yếu của tuổi
mãn kinh. Còn những thất thường về kinh nguyệt chưa phải đã là dấu hiệu chắc chắn
nhất. Có phần đúng, bởi vì 75% phụ nữ thấy hiện tượng này. Nhưng 25% hầu như
không biết nó thế nào!
12.10 – Những cơn bốc hỏa bừng bừng lặp đi lặp lại do đâu?
Những cơn bừng bừng này thường xuất hiện khi bước vào giai đoạn hai, tức là thật sự
mãn kinh. Càng gần ngày mãn kinh, chúng càng xảy ra liên tiếp hơn và có khi kéo dài
đến hàng năm. Bạn đột nhiên thấy mặt, cổ, vai đỏ bừng, mắt đỏ và đẫm nước mắt. Mồ
hôi ra ướt đẫm quần áo, tóc tai. Có khi một ngày tới 20 – 30 lần hoặc hơn nữa, cả ban
đêm. Nhiều phụ nữ không hiểu đã hoảng hốt thực sự. Nhưng rất may là chứng này có
thể chữa được. Nguyên nhân của nó có hai giả định: Một là buồng trứng không tuân
lệnh vùng dưới đồi nữa. Giả định thứ hai là vùng dưới đồi có những bộ phận tiếp nhận
estrogène. Bây giờ chúng không được cung cấp estrogène nữa nên phản ứng. Cả hai
giả thiết đều chưa được thỏa đáng.
12.11 – Chữa cách nào?
Có 3 cách:
- Dùng estrogène dưới bất kể hình thức nào: thuốc uống, đắp lên da hoặc thuốc tiêm
bắp, sẽ chấm dứt ngay những cơn bừng bừng kia.
- Viên cyclofénil, mỗi ngày 2 viên, uống 20 ngày mỗi tháng. Thuốc không độc nhưng
kết quả không chắc chắn, chỉ đạt 1/3 trường hợp.
- Viên sulpiride, 6 viên mỗi ngày rồi giảm xuống 2. Tác dụng cũng không tốt hơn
cyclofénil, chỉ đạt hiệu quả khoảng 1/3 trường hợp.
Cách tốt nhất là thử dùng cả 3 thứ. Thứ nào hợp với cơ thể bạn thì bạn dùng tiếp.

12.12 – Cách kiểm tra tuổi mãn kinh


Khi thấy mất kinh, người ta kiểm tra xem có phải đã mãn kinh không bằng mấy cách:
- Xem bảng theo dõi thân nhiệt (xem câu 57), nêu liên tục dưới 37 độ C tức là không
có trứng rụng.
- Tìm lượng hoc-mon trong máu, nếu thấy lượng estrogène giảm dần còn
progestérone hoàn toàn không có nghĩa là việc tiết estrogène đã giảm và do không
rụng trứng nên không có progestérone.
- Tìm lượng gonadotrophine trong máu (FSH và LH) thấy tăng lên rõ rệt càng chứng
tỏ bạn đã mãn kinh (xem câu 442).
- Khám bộ phận sinh dục (được tiến hành ngay từ lúc đầu), thấy âm hộ bình thường,
âm đạo vẫn ẩm ứot nhưng màu sắc có nhạt đi. Cổ tử cung khô ráo (xem câu 504) có
nghĩa chất nhờn cổ tử cung không còn, do thiết estrogène. Lúc này việc lấy niêm dịch
ra xét nghiệm là vô cùng cần thiết.
- Lấy chút niêm mạc ở tử cung để biết tình trạng bên trong tử cung (xem câu 445).
Chỉ cần dùng một cái “chổi” bằng chất dẻo đưa vào, xoay một vòng là hớt được màng
nhầy đem ra xem ở kính hiển vi tại phòng xét nghiệm.
12.13 – Đừng bao giờ để huyết ra mà không tìm nguyên nhân.
Kinh nguyệt không còn nữa rồi vậy sao còn ra huyết? Có thể do:
- Chỉ đơn giản là bạn bị nước ở màng âm đạo trong lúc giao hợp. Do không có hoc-
mon nên niêm mạc khó và dễ bị tổn thương nhẹ, chỉ cần điều trị bằng cách cho viên
trứng có estrogène vào âm đạo để âm đạo ướt trở lại là khỏi.
- Buồng trứng đột nhiên làm việc trở lại và lại tiết estrogène khiến kinh nguyệt lại ra
thêm một, hai lần nữa. Không có gì quan trọng.
- Nếu bạn dùng thuốc chống khớp nên báo cho thầy thuốc phụ khoa biết, bởi vì thuốc
kháng viêm khớp thường chế bằng các hoc-mon sinh dục và có thể kích thích huyết ra
(kinh nguyệt giả), nhất là ngoài tuổi 50, bạn thường dễ mắc bệnh thấp khớp.
- Cuối cùng, nếu thấy thầy thuóc đề nghị bạn làm những ông việc khám nghiệm quan
trọng, bạn đừng vội lo trước vì ông ta nghĩ có thể huyết ra do khối u buồng trứng hoặc
ung thư tử cung. Nếu không có gì thì chỉ tốt thôi và ít nhất cũng làm bạn yên tâm hẳn
một bề (xem câu 56, 65, 67 và câu 440 cùng những câu tiếp theo đó).
12.14 – Bạn có thai? Cũng có thể!
Do buồng trứng không hoạt động, bạn không thể có thai, nhưng trong thời gian rối
loạn của bộ máy sinh dục vào tuổi mãn kinh, trứng vẫn có thể còn sót và có thể rụng
bất ngờ. Những thai trong thời kỳ này dễ không bình thường, tỷ lệ biến trứng nhiễm
sắc tăng gấp đôi so với thời kỳ bạn còn trẻ và 5% trẻ sinh ra bị dị dạng. Cho nên,
chúng tôi vẫn nghĩ bạn nên dùng biện pháp tránh thai và đừng vội quả quyết là không
thể có thai.

12.15 – Tuổi mãn kinh, nên trành thai theo biện pháp nào?
Tất cả các biện pháp đều dùng được:
- Pi-luyn nhỏ, không có estrogène (xem câu 111, 112) hiệu quả tốt nhưng dễ gây rối
loạn hoc-mon.
- Viên estrogène – progestérone nhỏ (xem câu 11. 12).
- Đặt vòng hiệu quả tốt nhưng cũng dễ gây những rối loạn nhỏ.
- Thắt vòi trứng, tốt nhưng lại phải tiến hành bằng phẫu thuật và cũng có những phiền
toái kèm theo.
- Thuốc diệt tinh trùng, dưới dạng nút, kem, thuốc đắp, viên trứng. Rất tốt, hiệu quả
bảo đảm 95%.

12.16 – Viên ngừa thai: đó là thứ thích hợp nhất


Dùng viên ngừa thai vào tuổi từ 45 đến 50 sẽ ngăn cho bạn những rối loạn thời tiền
mãn kinh. Viên này điều hòa kinh nguyệt, ngăn những cơn bừng bừng (xem câu 622)
và những rối loạn tâm lý không tốt vào tuổi này của bạn. Chúng còn bổ sung
estrogène mà bạn đang thiếu.

12.17 – Vậy tại sao thầy thuốc phản đối nó?


Một số thầy thuốc khuyên bạn đừng dùng thuốc có estrogène vì ngại có thể gây ung
thư. Tất nhiên loại thuốc này có một số chất chống chỉ định: nếu bạn đang có một u
xơ lớn, nếu bạn đã từng bị ung thư và đã mổ, nếu bạn cao huyết áp, nghiện thuốc là,
trong máu có cholestérone cao, v.v… Nếu vậy thì bạn hãy dùng pi-luyn liều nhỏ, chỉ
có progestérone là hoàn toàn bảo đảm, không phải lo ngại gì.

12.18 – Đặt vòng? Có sao không?


Chỉ có một điều không thuận lợi là kinh nguyệt thất thường trong giai đoạn này dễ
khiến bạn lầm lẫn với những sự ra huyết do vòng. Cho nên, cái chính vẫn là do bạn.
Nếu đặt vòng thấy dễ chịu thì đặt vì hiệu quả của vòng rất cao: 90%.

12.19 – Nếu thấy triệu chứng có thai, cần khám ngay


Đang trong thời kỳ tiền mãn kinh, bạn thấy chậm kinh nguyệt, bạn lo lắng. Rất dúng
và bạn cần kiểm ra ngay. Trước hết xem bảng theo dõi thân nhiệt: nếu vẫn dưới 37 độ
C thì nghĩa là không phải bạn đang có thai (xem câu 57). Dù sao cẩn thận hơn, bạn
cũng thử đi khám phụ khoa và làm xét nghiệm xem (xem câu 91) và nếu đúng là có
thai, bạn có thể hút hoặc nào. Bạn đừng ngập ngừng gì bởi thai vào tuổi này rất dễ
không bình thường.

12.20 – Phòng ngừa mãn kinh. Không được.


Lúc nào cũng nghe thấy người ta nói đến phòng ngừa và phòng ngừa. Phòng ngừa
một bệnh thì còn có thể nhưng phòng ngừa mãn kinh thì không được. Cũng có thể bắt
nó đến sớm hay đẩy lùi nó xa hơn. Nếu bạn đặtc âu hỏi đó ra, thầy thuốc chắc chắn sẽ
đáp:
“Bà cứ đợi đến lúc có những dấu hiệu của tiền mãn kinh, ta sẽ nói đến chuyện ấy”.
Mà đúng như thế, y học ngày nay có khả năng giảm nhẹ cho bạn những nỗi khó chịu
của tuổi mãn kinh.
Vào khoảng tuổi 45, bạn thấy vú cương lên, bụng ứ hơi, kinh nguyệt thất thường, sức
khỏe có vẻ giảm sút. Thầy thuốc sẽ kê đơn cho bạn progestérone. Rồi bạn thấy những
cơn bừng bừng (xem câu 622), kinh nguyệt càng rối loạn, thầy thuốc tiếp tục cho bạn
dùng thêm thuốc này hay thuốc khác, estrogène được bổ sung thêm vào cho
progestérone bạn đang dùng…

12.21 – Kinh nguyệt không đều thời mãn kinh: nên xử trí thế nào?
Có nhiều cách chữa:
- Dùng riêng progestérone dưới hình thức viên uống từ ngày thứ 16 đến ngày thứ 25
của vòng kinh, có khi dùng sớm hơn (từ ngày 10 thậm chí từ ngày thứ 5).
- Tùy yêu cầu của bệnh nhân, thầy thuốc có thể cho dùng thêm estrogène tùy theo
bệnh tình của bạn.
- Viên estro – progestérone liều nhỏ.

12.22 – Đặt vòng rồi còn dùng progestérone được nữa không?
Đặt vòng là cách tránh thai rất thuận tiện và thích hợp vào độ tuổi của bạn. Nhưng
không đủ làm bạn dễ chịu (xem câu 630). Vừa đặt vòng, bạn vừa có thể dùng thuốc có
progestérone, chỉ càng tốt mà thôi.

12.23 – Thiếu progestérone có khó chịu lắm không?


Chính vú cương và đau, bụng ứ hơi, sụt cân… là do thiếu progestérone. Sự thiếu hụt
này cũng là dấu hiệu đầu tiên cảu thời kỳ tiền mãn kinh, do việc rụng trứng bị chểnh
mảng. Chính vì thế estrogène được tiết ra những triệu progestérone làm cân bằng lại
đã gây ra những triệu chứng kể trên, giống triệu chứng thời gian sắp thấy kinh (xem
câu 34).

12.24 – Tại sao cách điều trị bằng progestérone lại đáng quý đến thế?
Progestérone tránh cho bạn những nỗi khó chịu (vú cuơng và đau bụng, ứ hơi… ),
đồng thời nó còn là thứ bảo vệ tuyệt vời để tránh ung thư. Ung thư vú hay tử cung
trong giai đoạn này thường một phần do tích tụ quá nhiều estrogène và chúng duy
nhất tác dộng vào cơ thể bạn. Progestérone vào sẽ làm cân bằng estrogène, tránh được
trạng thái hỗn loạn đáng lo ngại.

12.25 – Bạn không muốn béo? Nên ăn theo chế độ kiêng một chút.
BẠn thấy béo ra. Do hai nguyên nhân: thiếu hẳn progestérone trong khi estrogène có
khuynh hướng lưu trữ nước và muối trong cơ thể. Bên cạnh đó, do tâm trạng thất
thường, bạn dễ tìm đến những món ăn hơi quá nhiều chất.
Làm thế nào để chống béo? Trước tiên là dùng thuốc có progestérone để cân bằng
estrogène. Hai là có chế độ ăn kiêng một chút, đơn giản thôi, bớt chất mỡ, đường,
tăng đạm (thịt nạc, sữa, trứng, cá) và rau xanh. Nhưng coi chừng: chế độ ăn cần đựoc
cân bằng và tùy thuộc từng tạng người và bạn nên tìm đến một chuyên gia về ăn
kiêng. Bạn đừng nên chạy theo mốt và cũng dừng tin vào thuốc chống béo. Ăn hợp lý,
thế là đủ. Kết hợp với hoạt động cơ bắp (thể thao, đi bộ, xe đạp, bơi) và bạn sẽ sống
dễ chịu.

12.26 – Quan hệ tình dục có còn đầy ddur khoái cảm nữa không?
Từ tiền mãn kinh, mãn kinh đến hậu mãn kinh, thời gian kéo dài tới 1 năm mới chấm
dứt. Ngay từ tuổi 38 – 40, buồng trứng đã bắt đầu hoạt động chuệch choạc và tiết ra ít
progestérone rồi. Đến tuổi 49 – 50, sang thời kỳ mãn kinh kéo dài 3 – 4 năm cho đến
khi kinh nguyệt hoàn toàn chấm dứt. Sau đấy đến hậu mãn kinh…

12.27 – Quan hệ tình dục có còn đầy đủ khoái cảm không?


Cuộc điều tra trên phạm vi toàn nước Pháp vào năm 1986 được tổng kết như sau:
- 97% thấy tuổi mãn kinh diễn ra bình thường, thoải mái.
- 82% thấy đó là một “khủng hoảng” nhất thời.
- 56% cho biết “thế là được yên ổn”.
- Chỉ 5% than phiền đấy là một “bệnh”.
Trong 100 người được hỏi, 70% cho biết âm đạo khô không làm họ khó chịu. Còn
30% người kêu ca là rất khó chịu, có nghĩa đa số thích ứng được với tình trạng chất
nhờn ra ít. Tuy nhiên, nếu bạn sinh hoạt tình dục vẫn nhiều thì cơ quan sinh dục ít
thay đổi. Nếu bạn sinh hoạt tình dục thưa thớt quá thì âm đạo sớm teo và cứng lại. Có
lẽ những người kêu ca đều là những phụ nứ sinh hoạt tình dục qua ít hoặc ngừng hẳng
việc giao hợp. Trong việc giữ được lâu hứng thú tình dục, có vai trò của hoc-mon sinh
dục, nhưng phần quan trọng còn là tác động tâm lý. Cho nên, ngoài chuyên gia phụ
khoa, bạn nên tìm đến chuyên gia tâm bệnh học và chuyên gia về tình dục học.
Tuy nhiên, cũng có vài biện pháp nhỏ: dùng kem tử cung có chứa estrogène hay
testostérone [i}(hoc-mon sinh dục nam có tác dụng kích thích hào hứng tình dục của
phụ nữ)[/i] hoặc những mỡ bôi trơn trung tính bán tại các hiệu thuốc. Nhưng cái chính
vẫn là phương pháp điều trị bằng hoc-mon estrogène và progestérone.

12.28 – Phải chăng đây mới là tuổi khoái lạc lên cao nhất?
Trong suốt thời gian đang tuổi sinh nở, người phụ nữ nào cũng lo ngay ngáy chỉ lo
“tắt kinh”. Đến nay không còn khả năng sinh nở nữa, người phụ nữ được hoàn toàn
yên tâm trong lcú giao hợp. Phải chăng đấy là nguyên nhân khiến họ lúc này mới phát
hiện đầy đủ khoái lạc trong giao hợp? Kết quả một cuộc điều tra cho thấy:
- 12% cho biết họ giao hợp nhiều hơn và khoái cảm đạt cao hơn.
- 48% cho biết cũng không hơn không kém so với thời chưa mãn kinh.
- 30% cho biết hứng thú giao hợp ngày càng giảm và chất lượng giao hợp cũng sút
kém.
- 10% hình như chỉ mong sớm đến tuổi mãn kinh để chấm dứt quan hệ tình dục với
nam giới.
Tuy nhiên, cuộc điều tra cũng cho biết: nhiều phụ nữ vẫn còn bị định kiến và dư luận
xã hội chế ngự. Dư luận này cho rằng phụ nữ tuổi 50 mà vẫn còn sinh hoạt tình dục
bình thường là “dâm đãng”! Đó là quan niệm cổ hủ và độc ác, mong bạn đừng bị nó
chi phối.

12.29 – Thế nào là sinh hoạt tình dục bình thường?


Với trình độ văn hóa xã hội hiện nay, không còn lý do gì tồn tại bất cứ một sự cấm
đoán nào đối với sinh hoạt tình dục. Tuy nhiên, sinh hoạt tình dục bình thường của
tuổi mãn kinh không giống như tuổi đang trẻ trung do những thay đổi trong hoạt động
của bộ máy sinh dục.
Bên cạnh đó, đối phương nam giới cũng không còn thanh xuân nữa. Sinh hoạt tình
dục thưa hơn và cũng không mãnh liệt lắm nữa. Đó chính là bình thường. Nhiều cặp
đã đồng ý với nhau là nên “khôn ngoan” hơn nghĩa là họ đã thích ứng được với tiết
tấu mới của cơ thể họ.

12.30 – Những biến đổi “tại chỗ” do tuổi mãn kinh.


Bạn muốn sinh hoạt tình dục bình thường vào tuổi mãn kinh ư? Hoàn toàn có thể
được. Nhưng các hoc-mon lại không đáp ứng được những yêu cầu thầm kín của bạn.
Estrogène giảm đi, progestérone thì không có, chất nhờn để bôi trơn âm đạo tiết ra
chậm chạp, thành âm đạo giảm đi tính đàn hôi. Thời gian cương cứng ở nữ cũng như
ở nam đều không kéo dài được như xưa (xem câu 677 và tiếp theo).
12.31 - Nếu không xử trí, làm sao có được những giao hợp thỏa mãn.
Sang tuổi mãn kinh, biết bao phụ nữ giao hợp thấy đau và dần dần mất hẳn hứng thú
tình dục. Âm đạo khô và dễ bị thương tổn, biến giao hợp thành một cực hình. Vậy mà
họ lại ngại ngùng không dám thổ lộ điều ấy với thầy thuốc.
Muốn khôi phục lại hứng thú tình dục, bạn cần bổ sung lượng hoc-mon, làm cho âm
đạo vẫn giữ được mềm mại và tính đàn hôi, giúp âm hộ vẫn mềm mại như lúc còn trẻ.
Những viên trứng hoặc thuốc mỡ có chứa lượng estrogène nhỏ rất hữu ích. Viên trứng
đôi khi còn được mang cả những vi khuẩn Doderline (xem câu 506) vào cư trú trong
âm đạo. (Nên nhớ rằng đến tuổi mãn kinh, loại vi khuẩn quý giá này cũng mất dần,
làm môi trường nội âm đạo mất tính a-xit để diệt vi khuẩn gây bệnh). Cách đưa thuốc
vào tại chỗ như thế sẽ tránh không để estrogène vào máu, nguy hiểm đối với những
phụ nữ có chỉ định không được dùng estrogène. Bạn dùng loại thuốc tác động tại chỗ
này rất tốt để chống tình trạng đau trong lúc giao hợp (xem câu 688) nhưng cũng vẫn
là không đủ so với cách điều trị toàn thân.

12.32 – “Còn ai thèm đến tôi nữa?”


Không ai nghĩ tuổi xuân của mình là vĩnh cửu. Và chuyện giảm khả năng tình dục là
điều tất yếu phải xẩy ra. Cho nên bạn đừng lấy đó là điều để mặc cảm. Tuy nhiên, bạn
phải thấy rằng, phụ nữ đã có được những biện pháp để bổ sung, thay thế trong khi
nam giới cho đến nay vẫn chưa có được và ta phải hiểu rằng những tiến bộ khoa học
và văn hóa trong phép vệ sinh và gìn giữ cơ thể chẳng bao lâu nữa sẽ xóa hết những
định kiến về tuổi “khủng hoảng” này.

12.33 – Hai bài thuốc căn bản để chống phiền muộn.


75% phụ nữ cho biết họ rất hiểu về những rối loạn trong tuổi mãn kinh. Vậy tại sao họ
không áp dụng những thành tự về y học trong lĩnh vực này? Còn 25% cho biết họ
không hề thấy khủng hoảng gì hết. Với số người này, việc tìm đến sự hỗ trợ của thuốc
men tùy thuộc vào bản thân họ. Theo con số điều tra được thì hiện nay vẫn có tới 96%
phụ nữ cố gắng chịu đựng một mình, không hề nhờ cậy đến khoa học. Phải chăng đó
là tâm trạng quá thụ động của phụ nữ tuổi mãn kinh?
Trong khi đó, ở các độ tuổi khác, họ khai thác đến cùng mọi thành tựu của y học;
tronb việc tránh thai, chủ động tạo khoái cảm trong giao hợp, nâng cao chất lượng
sinh con và nuôi con. Vậy mà những người phụ nữ mãn kinh coi chuyện của họ là tất
yếu, là trời sinh ra và chỉ có cách chịu đựng mà thôi.
Cách suy nghĩ đó chúng ta cần đánh cho tan. Đây là bài thuốc căn bản thứ nhất. Bài
thứ hai là tìm đến các loại thuốc có hoc-mon sinh dục mà chúng tôi đã chứng minh tác
dụng quyết định của chúng đến sinh hoạt tình dục của nữ giới.
12.34 – Những tác dụng quý báu của estrogène.
Trước hết làm biến mất những cơn bừng bừng (xem câu 622), giải tỏa ngay lập tức
nạn teo âm đạo và âm hộ. Estrogène còn giữ cho bạn mềm mại, giúp hoạt động của bộ
máy tuần hoàn, cản quá trình mọc lông, giữ vóc dáng bề ngoài của bạn cân đối và
duyên dáng, đẩy lùi quá trình gài nua. Estrogène còn làm giảm tâm trạng ưu tư, phiền
não, giúp bạn ngủ ngon và chống được cảm giác mệt mỏi. Nó còn bảo vệ hệ thống
xưong cốt, chống chứng loãng xương là bệnh phụ nữ tuổi mãn kinh rất hay mắc (tới
30% và đều do không dùng các biện pháp bổ sung hoc-mon).
Estrogène còn chống được tật béo vì nó khôi phục sự thăng bằng trong việc chuyển
hóa chất li-pid mà không pahỉ dùng đến các thứ hóa chất có hại trong cơ thể.

12.35 – Tại sao cần đến progestérone?


Để chế ngự tác động kích thích của estrogène khi hoc-mon này làm vú cương đau,
làm chất nhầy tử cung ra quá nhiều cũng như chất nhờn cổ tử cung bám đặc. Tóm lại,
progestérone làm công việc điều chỉnh, đồng thời, nó còn một tác dụng qúy báu nữa
là ngăn chặn ung thư (xem câu 636).

12.36 – Có cách điều trị không cần hoc-mon không?


Nhiều phụ nữ dại dột và khờ khạo đi dùng các thứ an thần (hoặc thuóc ngủ) bởi vì
không hiểu những phiền muộn của tuổi mãn kinh bắt đầu từ đâu, do cơ chế nào sinh
ra. Còn trường hợp estrogène bị chống chỉ đinh, bạn có thể dùng những thuốc đánh
trựuc tiếp vào hệ thống vùng dưới đồi, tuyến yên, như cyclofénil và sulpiride.
12.37 – Bệnh loãng xương.
Đây là bệnh hay mắc phải vào tuổi mãn kinh và sau mãn kinh. Bệnh này không có
triệu chứng gì rõ khi mới mắc cho nên được gọi là “dịch thầm lặng”. Dấu hiệu đầu
tiên là gãy xương, không đỡ nổi thân mình, người lùn đi, lưng còng.
Ngày nay, khoa học tình ra được là do thiếu estrogène. Cho nên khi phát hiện loãng
xương là bạn phải lập tức dùng estrogène ngay để chặn đứng quá trình ấy lại. Ngoài
estrogène, khoa học còn tìm ra một hoc-mon khác lấy từ tuyến giáp goi là calcitonie
cũng có tác dụng phòng và chống bệnh loãng xương. Còn một cách phòng bệnh nữa
là chế độ ăn uống. Bạn nên chú ý ăn những thức ăn có calci (cần 1 gam/ ngày) như
sữa và các chế phẩm của sữa (pho-mat, sữa chua) và các loại nước khoáng (còn gọi là
nước suối).
Nạn loãng xương khá phổ biến. Ở Pháp có 3 đến 4 triệu bệnh nhân. Ở Mỹ, ngành y tế
hàng năm phải chi cho bệnh này một tỷ đô la!

12.38 – Một cuộc sống khỏe mạnh, năng động


Đúng thế, Tất cả mọi biện pháp vệ sinh đều ảnh hưởng rất tốt đến việc chống bệnh
loãng xương. Họat động thể thao rất tốt cho việc gìn giữ chất xưong tron cơ thê. Với
một điều kiện: kiêng thuốc là. Thuốc là làm giảm hoc-mon estrogène. Phụ nữ hút
thuốc lá rất dễ bị loãng xương, các thống kê đã chứng minh.

12.39 – Buồng trứng ra sao?


Sau mãn kinh, buồng trứng bị teo lạo là trở nên nhăn nheo, nhỏ xíu. Vậy mà có 20%
phụ nữ vẫn thấy cơ thể tiết ra một lượng estrogène tuy rất ít, khiến thầy thuốc lúng
túng không biết có nên cho họ progestérone để cân bằng lại không? Theo chúng tôi
thì rất nên cho, ít nhất cũng vì progestérone ngăn chặn ung thư vú và ung thư tử cung.

12.40 – Việc ghép buồng trứng.


Để duy trì hoạt động sinh dục cho phụ nữ từ tuổi mãn kinh trở đi, người ta dã nghĩ
đến chuyện ghép buồng trứng thay thế cho buồng trứng bị teo. Tuy nhiên, cho đến
ngày hôm nay, chưa được tiến hành trương hopự nào, mặc dù người ta đã thí nghiệm
trên súc vật và thấy sau khi ghép những buồng trứng mãn kinh vào các con vật còn
non tuổi, nhẽ ra những buồng trứng đó tiếp tục suy thoái, già đi thì chúng trẻ hẳn lai.
Nhưng đối với con người chắc gì một vùng dưới đồi 50 tuổi đủ sức chỉ huy được
buồng trứng đang ở độ tuổi 20? Vấn đề này còn phải đợi những tiến bộ thần kỳ về
khoa học trong thế kỷ XXI.

12.41 – Phụ nữ mãn kinh, vậy nam giới có gặp hiện tượng gì tương tự như thế
không?
Có chứ và người ta gọi tên hiện tượng đó là andropause, biểu hiện cũng gần với thời
kỳ mãn kinh của nữ giới: rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, tâm trạng trầm uất, tính hay bẳn
gắt. Còn về phương diện hoc-mon sinh dục nam? Người ta nhận thấy testostérone vẫn
được sản xuất bình thường, chỉ riêng hoạt động của hoc-mon chậm lại, nhưng không
có tình trạng ngừng hẳn như ở phụ nữ.

You might also like