You are on page 1of 60

YK19A1

Câu 1: Trình bày quá trình hình thành tinh trùng ở tinh hoàn? Tinh dịch là
gì? Số lượng tinh trùng trung bình trong tinh dịch là bao nhiêu? Hãy nêu các
yêu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng? Tại sao quá trình tạo
phôi chỉ cần 1 tinh trùng mà 1 lần phóng tinh lại cần 1 số lượng tinh trùng lớn
như vậy?

1. Quá trình hình thành tinh trùng ở tinh hoàn gồm 3 giai đoạn liên tiếp nhau :
(1) Giai đoạn tạo ra các tinh bào sơ cấp
(2) Giai đoạn phân bào giảm nhiễm tạo ra các tiền tinh trùng (hay tinh tử)
(3) Giai đoạn biệt hóa tiền tinh trùng thành tinh trùng trưởng thành.
❖ Giai đoạn tạo ra các tinh bào sơ cấp:

Vào tuổi dậy thì, các tế bào mầm sinh dục nam bắt đầu tiến hành phân chia và biệt
hóa tạo ra các tinh bào sơ cấp. Trong mỗi lần nguyên phân, mỗi tế bào mầm sinh
dục sẽ tạo ra 2 típ tế bào khác nhau: típ có màu tối Ad và típ có màu nhạt Ap. Các tế
bào Ad chính là bản sao của tế bào mẹ ban đầu được giữ lại tiếp tục duy trì hoạt
động của dòng tế bào mầm, đảm bảo cho quá trình sinh tinh diễn ra liên tục suốt đời
người nam. Ngược lại tế bào típ Ap được đẩy qua hàng rào máu-tinh hoàn, đi vào
khoang quanh lòng ống sinh tinh và chuyển thành tế bào típ B. Sau đó các tế bào
mầm típ B trải qua quá tình biệt hóa tại ống sinh tinh, tạo ra các tinh bào sơ cấp.

❖ Giai đoạn phân bào giảm nhiễm tạo ra các tiền tinh trùng:

Mỗi tinh bào sơ cấp trải qua 2 giai đoạn trong phân bào giảm nhiễm: Giai đoạn thứ
nhất tạo ra 2 tinh bào thứ cấp và giai đoạn thứ 2 tạo ra 4 tiền tinh trùng. Trong nhân
của mỗi tiền tinh trùng có 22 NST thường và 1 NST giới tính có thể là X hoặc Y.
Khi một tinh bào sơ cấp thực hiện sự phân chia, thì toàn bộ các tế bào con cháu của
nó sẽ nối kết với nhau qua những cầu bào tương bên trong tế bào Sertoli, đảm bảo
sự phát triển đồng bộ của các tế bào cùng một clon → các tiền tinh trùng tạo ra từ
một tinh bào sơ cấp sẽ xuất hiện vào cùng một thời điểm.

❖ Giai đoạn biệt hóa tiền tinh trùng thành tinh trùng trưởng thành:

Tiền tinh trùng chưa có hình dạng và chức năng của một giao tử đực trưởng thành,
phải trải qua quá trình biệt hóa để trở thành tinh trùng. Trong quá trình này, dưới tác
động của hormone testosterone từ các tế bào leydig , nhân của tiền tinh trùng trở

1
YK19A1

nên cô đặc và kéo dài, làm cho hoạt động phiên mã tạm thời bị ức chế. Bộ máy
Golgi bao quanh hạt nhân và biến đổi thành thể cực đầu. Đồng thời lượng bào
tương dư thừa cũng bị co rút lại và mất đi, phần đuôi bắt đầu phát triền từ cấu trúc
trung thể.

2.Tinh dịch là gì? Số lượng tinh trùng trung bình trong tinh dịch là bao nhiêu?

- Tinh dịch là chất dịch được phóng ra khi hoạt động tình dục. Bao gồm: tinh
trùng, dịch tiết từ ống dẫn tinh, túi tinh,dịch tuyến tiền liệt, dịch tiết của tuyến
niệu đạo.
- Bình thường trong 1 mL tinh dịch có 100 triệu tinh trùng, 50% nam giới có
số lượng tinh trùng từ 20-40 triệu/mL, 1 người có số lượng dưới 20 triệu/ml
dễ bị mắc vô sinh.

3.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng:

- Hormone:
+ GnRH: tham gia điều hòa quá trình sản xuất tinh trùng thông qua tác dụng
điều hòa bài tiết FSH, LH.
+ LH: kích thích tb Leydig bài tiết testosterone do đó ảnh hưởng đến quá
trình sản sinh tinh trùng.
+ FSH:
Kích thích phát triển ống sinh tinh.
Kích thích tb Sertoli:
(1) Bài tiết dịch chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tinh trùng thành thục.
(2) Sản xuất protein ABP là chất cần thiết để tập trung một nồng độ cao
testosterone trong tinh hoàn, giúp khởi đầu và duy trì hoạt động sinh tinh
diễn ra liên tục.
+ GH: kiểm soát các chức năng chuyển hóa của tinh hoàn, thúc đẩy sự phân
chia các tinh nguyên bào.Ở người lùn tuyến yên sự sản sinh tinh trùng giảm
hoặc không xảy ra.
- Vai trò của các yếu tố khác:
+ Nhiệt độ : Nhiệt độ thuận lợi để sản xuất tinh trùng là thấp hơn nhiệt độ cơ
thể từ 1-2 độ. Trường hợp tinh hoàn nằm trong ổ bụng (37°c) thì mất khả
năng sản xuất tinh trùng.

2
YK19A1

+ pH: pH tối ưu là 7.35-7.45, pH cao hơn hoặc thấp hơn đều không thuận lợi
cho sản xuất tinh trùng.
+ Rượu, ma túy, căng thẳng thần kinh kéo dài làm giảm sản xuất tinh trùng.
+ Tia phóng xạ, tia X, 1 số virus ( virus quai bị): làm tổn thương tế bào dòng
tinh. Có thể làm mất khả năng sản xuất tinh trùng.
+ Kháng thể: tinh trùng có thể bị tiêu diệt bởi kháng thể có trong máu và dịch
thể. Nhờ có hàng rào của máu – tinh hoàn mà kháng thể không thể xâm nhập
được vào dịch của ống sinh tinh. Khi hàng rào bị hư tổn kháng thể có thể tiếp
xúc với tinh trùng và tiêu diệt tinh trùng nên dễ dẫn tới vô sinh.

4.Tại sao quá trình tạo phôi chỉ cần 1 tinh trùng mà 1 lần phóng tinh lại cần 1
số lượng tinh trùng lớn như vậy?

- Tinh trùng không có cơ quan định hướng nên di chuyển vào cơ quan sinh dục
nữ dễ bị lạc đường
- Khi đã phóng ra khỏi ống sinh tinh, tinh trùng có thời gian tồn tại ngắn (24-
48h) đồng thời có tốc độ di chuyển chậm(2-4 mm/phút) nên dễ bị chết dọc
đường.
 Do đó chỉ có khoảng 1-2 tinh trùng may mắn đi đến đích và thụ thai được.

CÂU 2: Chu kì kinh nguyệt là gì? Trình bày biểu đồ biến động Hormone trong
chu kỳ kinh nguyệt. Đỉnh một số hormone đạt được trước khi rụng trứng liên
quan đến cơ chế nào? Trình bày những biến đổi ở cơ quan sinh dục nữ trong
giai đoạn trước và sau rụng trứng(ở buồng trứng và tử cung)? Tại sao máu
kinh nguyệt lại không đông?

1, Định nghĩa CKKN: CKKN là sự biến đổi về cấu trúc, chức năng dẫn tới sự chảy
máu có chu kỳ ở niêm mạc tử cung dưới tác dụng của hormone tuyến yên và buồng
trứng.
2, Biểu đồ biến động Hormone trong chu kỳ kinh nguyệt

− Cuối chu kì trước, nồng độ 2 hormone progesterone và estradiol giảm đột ngột
do hoàng thể bị thoái hóa => feedback (-) lên tuyến yên làm tuyến yên tăng bài
tiết FSH và LH dưới sự chỉ huy của GnRH
− Pha nang trứng: các tế bào hạt của nang trứng bài tiết estradiol ngày càng nhiều
=> feedback (-) lên sự bài tiết FSH và LH của tuyến yên=> giảm nồng độ FSH
và LH trong máu

3
YK19A1

− Pha rụng trứng: vào ngày 12 của chu kì, nồng độ estradiol đạt ngưỡng cao nhất
=> feedback (+) lên sự bài tiết LH tại tuyến yên => gây phóng thích một lượng
lớn LH vào máu tuần hoàn (đỉnh LH). Đỉnh tiết LH kéo dài trong khoảng 48h =>
làm vỡ nang trứng, giải phóng noãn vào ổ bụng
− Pha hoàng thể: sau khi phóng noãn, phần còn lại của nang trứng hình thành nên
hoàng thể, nó chế tiết một lượng lớn hormone progesterone và một lượng ít hơn
estradiol => feedback (-) lên sự bài tiết FSH và LH tại tuyến yên => giảm nồng
độ FSH và LH trong máu. Khi không có sự thụ tinh xảy ra, vào ngày 24 của chu
kì, hoàng thể bị thoái hóa => nồng độ progesterone giảm

3, Đỉnh một số hormone đạt được trước khi rụng trứng liên quan đến cơ chế
điều hòa ngược dương tính. Vào ngày thứ 12 của chu kì, nống độ estradiol đạt
ngưỡng cao nhất dẫn đến điều hòa ngược dương tính lên sự bài tiết LH tại tuyến
yên, gây phóng thích một lượng lớn LH vào máu tuần hoàn. Đỉnh tiết LH kéo dài
trong khoảng 48h có vai trò làm vỡ nang trưởng thành và giải phóng tế bào trứng
vào ổ bụng
4, Trình bày những biến đổi ở cơ quan sinh dục nữ trong giai đoạn trước và
sau rụng trứng

- Giai đoạn trước rụng trứng: Từ ngày 1-14 của chu kì kinh nguyệt, trừ FSH, mọi
hormone đều có nồng độ rất thấp, cuối giai đoạn này có 1 số hormon đạt đỉnh:
estrogen, LH, FSH.

+ Biến đổi trong buồng trứng: nhờ FSH cao => kích thích 8-12 nang trứng
nguyên thủy phát triển, sau 1 tuần chỉ còn lại 1 nang duy nhất tiếp tục phát
triển (các nang còn lại bị thoái hóa). Các tb hạt của các nang trứng còn lại
tăng sinh, tăng tiết estrogen -> Feedback(+) => làm gia tăng FSH và LH.

4
YK19A1

+ Biến đổi ở nội mạc tử cung: dưới tác dụng của estrogen, các tế bào mô
đệm và tế bào biểu mô tăng sinh nhanh chóng. Niêm mạc dày dần, các tuyến
dài, mạch máu phát triển.

+ Hiện tượng rụng trứng: giai đoạn cuối thời kì này, nhờ cơ chế feedback (+)
làm cho estrogen, LH, FSH tăng cao, khi LH đạt đỉnh thì xảy ra hiện tượng
phóng noãn, trong 1 chu kì kinh nguyệt chỉ có 1 nang trứng được phóng thích

- Giai đoạn sau rụng trứng:

+ Giai đoạn này bắt đầu từ ngày 14-28 của chu kì kinh nguyệt.

+ FSH và LH giảm, estrogen và progesteron tăng.

+ Biến đổi trong buồng trứng: Sau khi nang trứng được phóng thích, phần còn lại
tạo thành hoàng thể, các tb ở hoàng thể bài tiết estrogen và progesteron tạo đỉnh 2
hormon này ở phần sau chu kì kinh nguyệt, bình thường hoàng thể tồn tại trung
bình 12 ngày, trong trường hợp tạo phôi có thể tồn tại 3 tháng.

+ Biến đổi ở nội mạc tử cung: Sau khi rụng trứng, nội mạc tử cung phát triển,
rất nhiều mạch máu và hơi phù dưới tác dụng của estrogen và progesterone
từ thể vàng. Các tuyến cuộn lại và tiết nhiều dịch. Khi thể vàng thoái hóa,
nguồn cung cấp hormone cho nội mạc tử cung bị mất. Lúc này nội mạc tử
cung bị mỏng đi khiến các mạch xoắn càng thêm xoắn. Các điểm hoại tử
xuất hiện ở nội mạc tử cung rồi phát triển. Ngoài ra còn có hiện tượng co
thắt và hoại tử thành động mạch xoắn làm xuất huyết tạo thành máu kinh.

5, Máu kinh nguyệt không đông vì: Trong máu kinh có chứa rất nhiều
Fibrinolysin tiết từ mô nội mạc tử cung, đây là chất làm tan cục máu nên máu kinh
không đông, trừ khi quá nhiều.

Câu 3: Biểu đồ biến động hormone trong chu kì kinh nguyệt liên quan đến cơ
chế điều khiển ngược âm hay dương? Thời gian mang thai trung bình là bao
nhiêu ngày? Những nguyên nhân nào tham gia vào quá trình sổ thai. Trong
quá trình sổ thai, khi nào động tác rặn có tác dụng hỗ trợ nhất?

1, Biểu đồ biến động hormone trong chu kì kinh nguyệt liên quan đến cơ chế
điều khiển ngược âm hay dương

5
YK19A1

Biểu đồ biến động hormone trong chu kì kinh nguyệt liên quan đến cả 2 cơ
chế điều hòa ngược âm và ngược dương. Vì ở thời điểm trước rụng trứng thì đỉnh
tiết của estrogen dẫn đến sự điều hòa ngược dương tính làm tăng tiết LH và FSH.
Còn ở các thời điểm khác của CKKN thì sự biến động của các hormone liên quan
đến cơ chế điều hòa ngược âm tính.

2, Thời gian mang thai trung bình là bao nhiêu ngày?

270 ngày tính từ lúc thụ tinh ( tức là 284 ngày tính từ lần bắt đầu có kinh cuối cùng)

3, Những nguyên nhân tham gia vào quá trình sổ thai:

- Tỉ lệ giữa estrogen và progesterone:

+ Ở giai đoạn đầu, ưu thế thuộc về progesterone giúp cho thai yên ổn phát
triển trong tử cung .

+ Giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, nồng độ của estrogen sẽ chiếm ưu
thế, tăng co bóp cơ tử cung và khởi phát quá trình sổ thai.

+ Người ta cho rằng sự thay đổi tỷ lệ giữa hai hormone này đã làm tăng co
cơ tử cung.

- Tác dụng của oxytocin:

+ Oxytocin có tác dụng làm co cơ tử cung khi đang có thai đặc biệt vào
những tháng cuối, do đó khởi phát và thúc đẩy quá trình sổ thai.

+ Trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, số lượng các receptor tiếp
nhận oxytocin tăng lên và cao nhất vào lúc bắt đầu chuyển dạ do vậy tác
dụng của oxytocin đối với cơ tử cung sẽ tăng rất cao . Tác nhân làm tăng
tính nhạy cảm của oxytocin với cơ tử cung là estrogen và sự căng giãn của
tử cung

- Sự tăng co bóp cơ tử cung:

+ Vào lúc bắt đầu chuyển dạ, cứ 30 phút một cơn co xuất hiện một lần. Sau
đó dần dần cơn co dày và mạnh hơn. Trong lúc sổ thai, cơn co tử cung bắt
đầu từ đáy tử cung rồi chuyển xuống thân tử cung.

6
YK19A1

+ Cơ chế điều hòa ngược dương tính từ cổ tử cung lên đáy và thân tử cung
đóng vai trò quan trọng, nhờ cơ chế này mà cơn co tử cung ngày càng dày và
mạnh theo hướng từ đáy lên thân tử cung, tạo động lực đưa thai ra ngoài.

- Ngoài ra động tác rặn trong lúc đẻ cũng có tác dụng tạo lực đẩy đứa trẻ ra ngoài.

* Động tác rặn có tác dụng hỗ trợ nhất cho quá trình sổ thai là khi đang có cơn co
tử cung vì lực tạo ra khi rặn lúc đang có cơn co tử cung là lớn nhất, giúp đẩy thai
nhi ra ngoài.

Câu 4: Trình bày cấu tạo của TB thần kinh? Căn cứ vào đâu để phân biệt
đuôi gai và sợi trục trong TB thần kinh? Trình bày những nguyên nhân gây ra
điện thế nghỉ và điện thế hoạt động ở TB TK. Tại sao các synap có hóa chất
trung gian dẫn truyền là GABA lại không thể chuyển tiếp điện thế hoạt động
sang tế bào kế tiếp ? Muốn dẫn truyền điện thế hoạt động qua synap thì cần
phải có những điều kiện gì?

1. Cấu tạo của tế bào thần kinh: tế bào thần kinh gồm bốn vùng chức năng:
- Thân tế bào: là trung tâm chuyển hoá của tế bào, có chứa các thành phần cần
thiết cho việc sản xuất, đóng gói protein, được sử dụng trong nhiều phần khác
nhau của tế bào.
- Đuôi gai: có cấu trúc sợi phân nhánh, đuôi gai và thân tế bào tạo thành bề mặt
của neuron, nhận tín hiệu từ các tế bào thần kinh khác. Đuôi gai khác với các
sợi trục là không có các cúc tận cùng.
- Sợi trục: hình sợi dài, đoạn đầu là vùng nhạy cảm, phát xung động thần kinh
còn gọi là gò sợi trục. Thân sợi trục có hai loại:
+ Loại có myelin: bọc quanh sợi trục là vỏ Schwann, khe hở giữa các tế
bào Schwann là eo Ranvier, tế bào Schwann cuộn thành nhiều lớp
quanh sợi trục. Ở loại có myelin giữa các lớp này có chất myelin. Sợi
trục có myelin tập trung lại tạo thành chất trắng của hệ thần kinh.
+ Loại không có myelin: sợi trục được bao quanh bởi tế bào Schwann mà
không có bao myelin (sợi xám)
- Synap: là nơi tiếp giáp giữa tận cùng của sợi trục tế bào thần kinh này với tế
bào thần kinh khác hay với tế bào đáp ứng.
2. Căn cứ vào đâu để phân biệt đuôi gai với sợi trục: dựa vào cúc tận cùng, đuôi
gai không có cúc tận cùng.

7
YK19A1

3. Nguyên nhân gây ra điện thế nghỉ:


- Sự khác biệt về số ion dương và âm ở hai bên màng, tạo ra sự sai biệt điện
thế. Trong nhiều tế bào thần kinh, độ sai biệt điện thế vào khoảng -60 mV. Sự
sai biệt điện thế này làm các ion di chuyển qua màng qua các kênh ion. Đối
với các dây thần kinh lớn điện thế nghỉ có thể là -90mV.
- Sự phân phối ion trong và ngoài tế bào thần kinh giống như hầu hết tế bào
trong cơ thế: K + bên trong tế bào nhiều hơn, Na+ trong tế bào thấp hơn làm
cho K+ có xu hướng đi ra ngoài tế bào còn Na+ đi vào tế bào theo độ sai biệt
nồng độ, sự khuếch tán này vẫn tiếp tục cho đến khi có sự cân bằng nồng độ.
Bơm Na/K ATPase tại màng có tác dụng bơm Na+ ra khoảng ngoại bào và
K+ vào trong tế bào, duy trì sự sai biệt nồng độ hai bên màng mặc dù sự
khuếch tán theo độ sai biệt nồng độ vẫn xảy ra.
- Màng tế bào thần kinh khi nghỉ ngơi có tính thấm nhiều hơn với K+ .
4. Nguyên nhân gây ra điện thế hoạt động :
- Là do có sự thay đổi hoạt động của các kênh và bơm, trong đó có vai trò kênh
Na, kênh Kali và vai trò của các ion khác như: các ion âm bên trong sợi trục,
ion Calci, ion Clorua.
5. Synap có hóa chất trung gian dẫn truyền thần kinh là GABA ko thể chuyển
tiếp điện thế hoạt động sang tế bào kê tiếp vì:

- GABA : là chất dẫn truyền thần kinh ức chế rất mạnh, làm tăng phân cực
màng sau synap do mở các kênh K+ ở màng sau synap.

6. Điều kiện dẫn truyền điện thế hoạt động qua synap:
- Phải có một lượng nhất định chất dẫn truyền thần kinh giải phóng vào khe
synap khi xung động thần kinh truyền đến cúc tận cùng.
- Sau khi giải phóng ra, chất dẫn truyền thần kinh phải gắn được vào các
receptor ở phần sau synap.

CÂU 5: Trình bày bộ phận nhận cảm và đường dẫn truyền cảm giác đau ? Đặc
tính ko thích nghi của bộ phận nhận cảm cảm giác đau có tác dụng gì? Khi tổn
thương mô, thiếu máu mô, tăng cường độ co cơ đều gây nên cảm giác đau, hãy
xác định các tác nhân cụ thể tác động vào bộ phận nhận cảm nào để tạo ra cảm

8
YK19A1

giác đau trong từng trường hợp trên? Trung tâm nhận cảm cảm giác đau nằm
ở đâu, vỏ não có tác dụng gì trong nhận cảm cảm giác đau?

1. Bộ phận nhận cảm:


- Phân bố rộng trên lớp nông của da và các mô, chính là đầu tự do của các dây
thần kinh ví dụ như màng xương, thành động mạch, bề mặt khớp, màng não…
- Các cơ quan nội tạng có ít bộ phận nhận cảm cảm giác đau nhưng khi tổn
thương lan rộng thì các kích thích được tập hợp lại gây cảm giác đau nội tạng.
- Các kích thích lên bộ phận nhận cảm cảm giác đau là những kích thích cơ
học, nhiệt và hóa học.
- Hầu hết các bộ phận nhận cảm tiếp nhận được với mọi loại kích thích, nhưng
cũng có bộ phận nhận cảm chỉ nhạy cảm với một loại tác nhân kích thích
+ Bộ phận nhận cảm với các kích thích cơ học chỉ chịu tác dụng của các kích
thích cơ học.
+ Bộ phận nhận cảm với các kích thích nhiệt nhạy cảm với các kích thích nhiệt.
+ Bộ phận nhận cảm với các kích thích hóa học nhạy cảm với các kích thích
hóa học ( bradykinin, serotonin, histamine, prostaglandin, acetycholin, K+…).
2. Đường dẫn truyền cảm giác đau:
- Dẫn truyền từ ngoại vi về tủy sống
+ Sợi thần kinh cảm giác đau A dẫn truyền với tốc độ 6-10 m/s, dẫn truyền cảm
giác đau nhói.
+ Sợi thần kinh cảm giác đau C dẫn truyền với tốc độ 0,5-2 m/s, dẫn truyền
cảm giác bỏng rát và đau sâu.
+ Những kích thích có cường độ mạnh, làm xuất hiện xung động ở cả hai loại
sợi nên gây ra cảm giác đau đúp.
- Dẫn truyền từ tủy sống lên đồi thị:
+ Sợi cảm giác đau A khi đến tủy sống dừng lại ở lớp 1 và lớp 5 của chất keo
tủy sống, còn sợi cảm giác đau C dừng ở lớp 2 và lớp 3 của tủy sống. Ở tủy sống
các tín hiệu được truyền qua một hoặc nhiều nơron có sợi trục ngắn rồi sau đó bắt
chéo sang tủy sống phía đối diện ở mép trước rồi đi lên não theo đường đồi thị
trước bên.
- Dẫn truyền cảm giác đau vào não
+ Cảm giác đau nhói được sợi A dẫn đến phức hợp bụng nền và có liên quan
các tận cùng của các sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác xúc giác, sau đó tín hiệu
được truyền đến các vùng khác của đồi thị và vùng cảm giác của vỏ não.

9
YK19A1

+ Cảm giác đau rát được dẫn truyền bởi các sợi đau C tận cùng ở cấu tạo lưới
của thân não và nhân lá trong của đồi thị, cảm giác đau rát tỏa rộng khắp cấu tạo
lưới vì vậy có nhiệm vụ chuyển tín hiệu đến các bộ phận chủ yếu của não nhằm tạo
ra trạng thái hưng phấn gây cảm giác khẩn cấp và phát động các phản ứng bảo vệ.
3. Đặc tính không thích nghi của bộ phận nhân cảm cảm giác đau: Nhằm
kiên trì thông báo cho trung tâm biết những kích thích gây nên cảm giác đau vẫn tồn
tại để cơ thể phải có hành động để loại trừ các kích thích trên.
4. Nguyên nhân gây cảm giác đau:
- Tổn thương mô: Các tác nhân kích thích cơ học và nhiệt độ tác động trực tiếp
lên các bộ phận nhận cảm cơ học và bộ phận nhận cảm nhiệt gây ra cảm giác đau.
Ngoài ra khi các tác nhân kích thích này gây tổn thương mô sẽ giải phóng ra một số
hóa chất trung gian tác động vào các bộ phận nhận cảm hóa học làm giảm ngưỡng
kích thích của chúng.
- Thiếu máu mô: Do nồng độ oxy trong máu thấp, các tế bào chuyển hóa theo
đường yếm khí, tạo ra acid lactic. Ngoài ra khi thiếu máu các tế bào bị tổn thương
giải phóng ra bradykinin và các men phân giải protein, các chất này tác động lên
các thụ cảm thể hóa học gây ra cảm giác đau.
- Co cơ: Khi co cơ, các bộ phận nhận cảm cơ học bị kích thích gây ra cảm giác
đau. Đồng thời làm tăng chuyển hóa dẫn đến tình trạng thiếu máu tương đối gây
thiếu máu cục bộ làm sản sinh ra các hóa chất trung gian tác động lên các thụ cảm
thể hóa học gây ra cảm giác đau.
5. Trung tâm nhận cảm cảm giác đau và chức năng vỏ não:
Trung tâm nhận cảm cảm giác đau nằm ở đồi thị và các nhân xám dưới vỏ, vỏ não
đóng vai trò nhận biết mức độ cảm giác đau .

Câu 6: Tại sao người ta gọi thần kinh chi phối tạng là hệ thần kinh thực vật,
chức năng của hệ thần kinh thực vật? Trình bày cấu tạo của hệ thần kinh giao
cảm và đối giao cảm. Hãy nêu vai trò và cơ chế tác dụng của một số hóa chất
trung gian dẫn truyền thần kinh trong hệ thần kinh thực vật bài tiết ở tận cùng
các sợi tiền hạch và hậu hạch hệ giao cảm và đối giao cảm. Phản xạ thực vật
không chính thức có mấy thành phần? Loại phản xạ thực vật không chính
thức nào được ứng dụng trong ngành châm cứu? Phản xạ thực vật chính thức
và phản xạ thực vật không chính thức khác nhau như nào?

I. Chức năng của hệ thần kinh thực vật: bảo đảm sự phân phối thần kinh tới các
cơ quan nội tạng, mạch máu và tuyến mồ hôi, phản ứng cơ thể không theo ý muốn.

10
YK19A1

II. Đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh thực vật:

1. Thần kinh giao cảm (sympathic system):

− Trung khu giao cảm: trực tiếp chi phối các tạng nằm ở sừng bên chất xám tủy sống
liên tục từ L1-L3.
− Các hạch giao cảm: nằm gần trung tâm nhưng xa các tạng chi phối, có 2 nhóm:
+ Các hạch cạnh sống: hạch cổ trên, hạch cổ giữa, hạch sao, hạch lưng và bụng
+ Các hạch trước cột sống: hạch đám rối thái dương (gồm hạch tạng và hạch mạc treo
tràng trên), hạch mạc treo tràng dưới
− Sợi thần kinh giao cảm:
+ Sợi trước hạch: sợi trục ngắn, tận cùng chứa hóa chất dẫn truyền là acetylcholin N.
+ Sợi sau hạch: sợi trục dài, tận cùng chứa hóa chất dẫn truyền là adrenalin và
noradrenalin.
2. Thần kinh đối giao cảm (parasympathic system):
− Trung khu đối giao cảm: phân bố ở 3 nơi
+ Não giữa: ngang hai củ não sinh tư trước phát ra các sợi đi theo thành phần của dây
thần kinh III tới chi phối hoạt động của đồng tử.
+ Hành não: phát ra các sợi đi trong thành phần các dây thần kinh II, VII, IX, X.
+ Tủy cùng: S2-S4, phát ra các sợi đi trong dây thần kinh chậu.
− Các hạch đối giao cảm: nằm xa trung tâm, gần các tạng chi phối thậm chí nhiều hạch
nằm ngay trên thành các tạng chi phối.
+ Các hạch nằm gần các tạng: hạch mi, hạch tai, hạch dưới hàm dưới lưỡi, hạch vòm
khẩu cái.
+ Các hạch nằm trong thành các cơ quan: hạch nằm trong cơ tim, thành ống tiêu hóa
(đám rối Meissner và Auerbach) và một số cơ quan khác.
− Sợi thần kinh đối giao cảm:
+ Sợi trước hạch: sợi trục dài, tận cùng chứa hóa chất dẫn truyền là acetylcholin N.
+ Sợi sau hạch: sợi trục rất ngắn, tận cùng chứa hóa chất dẫn truyền là acetylcholin
M.
III. Vai trò và cơ chế tác dụng của một số hóa chất trung gian dẫn truyền thần
kinh trong hệ thần kinh thực vật:

1. Acetylcholin: chất dẫn truyền thần kinh ở

11
YK19A1

− Hạch giao cảm và đối giao cảm.


− Neuron sau hạch đối giao cảm.
− Neuron sau hạch đến tuyến mồ hôi, cơ dựng lông và một số mạch máu.
− Sợi trước hạch của cả hai hệ giao cảm và đối giao cảm.
− Thụ thể acetylcholine: Mặc dù cùng là dây cholinergic, dẫn truyền bằng
acetylcholine nhưng chỗ tận cùng của neuron sau hạch cholinergic đáp ứng với
muscarin, không đáp ứng với nicotin. Ngược lại tại hạch giao cảm hay chỗ tận cùng
của neuron vận động thần kinh trung ương đáp ứng với nicotin, không đáp ứng với
muscarin. Do đó, chia làm 2 loại thụ thể muscarinic (ức chế bởi atropine) và nicotinic
(ức chế bởi curare).

2. Epinephrine và Norepinephrine: chất dẫn truyền thần kinh ở sợi sau hạch giao cảm,
trừ tuyến mồ hôi, cơ dựng lông và một số mạch máu.

- Thụ thể của hệ adrenergic (hệ hậu hạch giao cảm):

+ Trên màng các tế bào đích có 2 loại thụ thể tiếp nhận là alpha và beta. Epinephrine
được tiếp nhận với cả 2 loại thụ thể, norepinephrine chỉ được tiếp nhận bởi thụ thể
alpha.

• Thụ thể alpha có trên màng tế bào cơ trơn của mạch máu ngoại biên và mạch máu
các cơ quan nội tạng, khi chịu tác dụng của epinephrine và norepinephrine nó gây co
mạch.
• Thụ thể beta chia làm 2 loại là β1 và β2.
✓ Thụ thể β1 phân phối ở cơ tim, nút xoang, nút nhĩ thất. Khi hưng phấn sẽ gây tăng
co bóp cơ tim, tăng tốc độ dẫn truyền, tăng nhịp tim và tăng trương lực cơ tim.
✓ Thụ thể β2 phân bố ở cơ trơn thành mạch vành và mạch cơ xương, cơ Reissessens
tiểu phế quản và cơ trơn ở thành ống tiêu hoá, cơ trơn tử cung và vách bàng quang.
Khi hưng phấn gây giãn các cơ trơn, mạch máu, phế quản, tử cung. Ngoài những tác
dụng trên, epinephrine còn có tác dụng trong chuyển hoá: tăng đường huyết, tăng Kali
máu, tăng acid béo máu, tăng tiêu thụ oxy.
• Hiện tượng điện tại thụ thể: các dây adrenergic ảnh hưởng lên cơ trơn theo hai cách:
(1) tăng tính thấm của màng với Na+ tạo điện thế kích thích tại chỗ nối; (2) tăng tích
thấm của màng với K+ tạo điện thế ức chế tại chỗ nối

12
YK19A1

IV. Phản xạ thực vật tại chỗ (phản xạ thực vật không chính thức): Cung phản
xạ chỉ có 4 thành phần. Trong y học cổ truyền sử dụng phương pháp châm cứu các
huyệt ở da để điều trị tổn thương ở các tạng (phản xạ da - tạng).
V. Sự khác nhau giữa phản xạ thực vật chính thức và phản xạ thực vật không
chính thức

Phản xạ thực vật chính thức Phản xạ thực vật không chính thức
- Là những phản xạ thực hiện thông qua - Là những phản xạ không có sự tham
hệ thần kinh trung ương. Ví dụ: các gia của hệ thần kinh trung ương. Ví dụ:
phản xạ thực vật có sự tham gia của dây phản xạ tạng – tạng, tạng – cơ, tạng –
thần kinh X. da, da – tạng.
- Cung phản xạ có đủ 5 thành phần - Cung phản xạ chỉ có 4 thành phần
+ Bộ phận nhận cảm
+ Đường dẫn truyền hướng tâm
+ Trung tâm phản xạ
+ Đường dẫn truyền ly tâm
+ Cơ quan đáp ứng

Câu 7: Phản xạ là gì? Hãy nêu các thành phần trong cung phản xạ. Khi cung
phản xạ thiếu 1 thành phần nào đó thì phản xạ có xuất hiện ko? Trình bày một
số phản xạ gân - xương và phản xạ da tiêu biểu do tủy sống chi phối. Trong
lâm sàng người ta xác định phản xạ gân – xương và phản xạ da để làm gì?

1. Phản xạ là gì? Các thành phần cấu thành cung phản xạ, khi cung phản xạ thiếu 1
thành phần nào đó thì phản xạ có xuất hiện không ?

− Phản xạ là phản ứng của cơ thể đáp ứng với kích thích của môi trường bên trong
cũng như bên ngoài cơ thể thông qua hệ thần kinh TW.
− Cung phản xạ là đường đi của xung động thần kinh từ chỗ kích thích tới cơ quan
đáp ứng, 1 cung phản xạ dù đơn giản nhất cũng phải có 5 thành phần:
+ Bộ phận nhận cảm: receptor tiếp nhận kích thích và mã hóa thành các xung
động điện.
+ Đường dẫn truyền hướng tâm: dẫn truyền xung động từ ngoại vi về trung
tâm, thường là dây thần kinh cảm giác.
+ Trung tâm phản xạ: nằm ở hệ thần kinh TW, đối với phản xạ tủy thì trung
tâm là tủy sống.

13
YK19A1

+ Đường dẫn truyền ly tâm: dẫn truyền xung động từ trung tâm ra ngoại vi,
thường là dây thần kinh vận động.
+ Cơ quan đáp ứng: tb cơ, tb chế tiết…

- 1 phản xạ muốn thực hiện được thì các thành phần trong cung phản xạ phải
nguyên vẹn, nếu thiếu 1 trong 5 thành phần của cung phản xạ thì phản xạ sẽ ko xuất
hiện.

- Trong những cung phản xạ phức tạp, ngoài 5 thành phần trên còn có thêm các
yếu tố:

+ Sự tham gia của nhiều tầng trong hệ thần kinh TW (kể cả vỏ não).
+ Có đường thông báo ngược: từ cơ quan đáp ứng tới thần kinh TW.

2. Một số phản xạ gân xương và phản xạ da tiêu biểu do tủy sống chi phối:

− Phản xạ gân xương: Phản xạ gân xương là những phản xạ xuất hiện khi kích
thích vào đầu các gân cơ bám vào xương và nó sẽ làm cho các cơ đó co lại.
+ Phản xạ gân cơ nhị đầu cánh tay: khi kích thích vào đầu gân cơ nhị đầu cánh
tay thì cơ này co và cánh tay gấp lại, trung tâm phản xạ nằm ở đoạn tủy C5-
C6.
+ Phản xạ gân cơ tam đầu cánh tay: khi kích thích vào đầu gân cơ tam đầu
cánh tay thì cơ này co và cánh tay duỗi ra, trung tâm phản xạ nằm ở đoạn tủy
C6-C8.
+ Phản xạ gân cơ tứ đầu đùi: khi đối tượng ở tư thế ngồi, kích thích vào đầu
gân cơ tứ đầu đùi nằm phía dưới xương bánh chè thì cơ này co và cẳng chân
đá ra phía trước, trung tâm phản xạ nằm ở đoạn tủy TL3 và TL4.
− Phản xạ da: Phản xạ da là những phản xạ xuất hiện khi kích thích vào mặt da thì
sẽ làm co các cơ tương ứng.
+ Phản xạ da bụng trên: dùng dùi nhọn, gạch trên mặt da bụng phía trên rốn sẽ
làm cho các cơ thành bụng co lại. Trung tâm của phản xạ này nằm ở đoạn
tủy lưng 8 đến lưng 9.
+ Phản xạ da bụng giữa: dùng dùi nhọn, gạch trên mặt da bụng phần ngang rốn
sẽ làm cho các cơ thành bụng co lại. Trung tâm của phản xạ này nằm ở đoạn
tủy lưng 10.

14
YK19A1

+ Phản xạ da bụng dưới: dùng dùi nhọn, gạch trên mặt da bụng phía dưới rốn sẽ
làm cho các cơ thành bụng co lại. Trung tâm của phản xạ này nằm ở đoạn
tuỷ lưng 12.
+ Phản xạ da bìu: dùng dùi nhọn gạch vào mặt trong đùi sẽ làm cho cơ nâng
tinh hoàn co lại, tinh hoàn được kéo lên trên, trung tâm của phản xạ nằm ở
đoạn tủy TL1 và TL2.

3. Trong lâm sàng, người ta xác định phản xạ gân xương, phản xạ da để làm gì?

Để xác định tổn thương của tủy sống.

Câu 8 Phân biệt sự khác nhau giữa PXCĐK và PXKĐK? Hãy nêu các điều kiện
và cơ chế thành lập PXCĐK ở vỏ não theo quan điểm Povlov?

1 SỰ KHÁC NHAU GIỮA PXCĐK VÀ PXKĐK

Phản xạ có điều kiện Phản xạ không điều kiện


− Hình thành trong quá trình phát − Là các phản xạ bẩm sinh, được di
triển của cá thể, mang tính cá thể, truyền từ thế hệ này sang thế hệ
dễ bị thay đổi và phụ thuộc vào điều khác, mang tính chất chủng loài
kiện sống (tồn tại ở tất cả các cá thể trong
cùng 1 loài)
− Trả lời các kích thích bất kì hay − Trả lời các kích thích tương ứng hay
kích thích có điều kiện kích thích không điều kiện

− Sẽ tồn tại nếu điều kiện xây dựng


phản xạ thường xuyên được củng − Rất ổn định, tồn tại trong suốt đời
cố, có thể mất đi nếu ko được củng sống của cá thể
cố
− Có thể hình thành với bất kì loại − Chỉ xảy ra khi có tác nhân kích
kích thích nào vào các bộ phận cảm thích phù hợp, tác động vào bộ phận
thụ mà cơ thể mà cơ thể có thể tiếp nhận cảm thích hợp
nhận được
− Hình thành đường liên hệ tạm thời − Cung phản xạ đơn giản
− Không có tính chất di truyền − Có tính chất di truyền
− Trung ương nằm ở não − Trung ương nằm ở trụ não,tủy sống

− Giúp cơ thể thích ứng 1 cách hoàn − Có ý nghĩa sinh tồn


thiện với môi trường bên ngoài

15
YK19A1

2/ ĐIỀU KIỆN

− Phải được xây dựng trên cơ sở của 1 phản xạ ko điều kiện (đk tiên quyết)
− Kích thích gây phản xạ có đk bao giờ cũng phải xảy ra trước kích thích ko đk
− Kích thích ko điều kiện phải mạnh hơn kích thích có điều kiện về mặt sinh học
(kích thích liên quan đến ăn uống, tự vệ, sinh sản…)
− Trong khi xây dựng phản xạ có đk , từ tín hiệu có điều kiện và tác nhân củng cố,
không được có mặt kích thích lạ khác.
− Trạng thái thần kinh hoàn toàn bình thường (ko hưng phấn, ko ức chế)
− bộ phận nhận cảm phải lành mạnh
− Nếu không tuân thủ các điều kiện nói trên thì không thể thành lập pxcdk or thành
lập rất khó khăn.

3/ CƠ CHẾ THÀNH LẬP PXCDK

− Các điểm đại diện trên vỏ não:


+ Mỗi bộ phận cảm thụ đều có điểm đại diện trên vỏ não
+ Mỗi trung tâm thần kinh cấp thấp ở dưới vỏ đều có điểm đại diện trên vỏ não
− Sự liên hệ giữa 2 điểm hưng phấn: khi 2 điểm hưng phấn cùng xuất hiện trên vỏ
não thì giữa hai điểm hưng phấn này có xu hướng liên hệ với nhau. Hưng phấn
nào mạnh hơn sẽ thu hút các hưng phấn về phía nó
− Đường liên lạc tạm thời:
+ Khi 2 điểm hưng phấn cùng xuất hiện trên vỏ não lặp đi lặp lại nhiều lần,
giữa 2 điểm hưng phấn xuất hiện đường liên lạc tạm thời
+ Trên đường liên lạc tạm thời, nhiều synap trước đây ko hoạt động giờ trở nên
hoạt động có tác dụng nối 2 điểm hưng phấn với nhau
+ Trên đường liên lạc tạm thời, xung động được dẫn truyền theo cả 2 chiều
+ Khi đường liên lạc tạm thời hình thành thì phản xạ có đk đã được thành lập

Câu 9: Trình bày các biến đổi điện não trong giấc ngủ, tại sao lại có những
biến đổi đó? Một chu kì ngủ có thời gian bao lâu, có mấy pha trong 1 chu kì
ngủ? Tại sao giai đoạn P trên điện não lại gọi là pha ngủ nhanh hay pha ngủ
nghịch thường? Trình bày các học thuyết về giấc ngủ? học thuyết nào giải
thích được hiện tượng mộng mị và thôi miên?

I. Các giai đoạn biến đổi điện não trong giấc ngủ:

16
YK19A1

− Giai đoạn A: người chưa ngủ, não bộ ở trạng thái nghỉ ngơi. Trên điện não các
sóng α chiếm ưu thế.
− Giai đoạn B: người trong trạng thái thiu thiu ngủ. Trên điện não xuất hiện đầy
đủ các loại sóng chủ yếu là sóng α, β, θ và δ.
− Giai đoạn C: lúc này con người đã ngủ nhưng chưa say. Trên điện não chủ yếu
là các thoi ngủ có tần số 14-16 Hz, xen lẫn với các thoi ngủ là sóng chậm.
− Giai đoạn D: lúc này con người đã ngủ say. Trên điện não xuất hiện các sóng
chậm chiếm ưu thế xen kẽ với các thoi ngủ.
− Giai đoạn E: lúc này con người đang ngủ rất say. Trên điện não có các sóng δ có
tần số 1-3 Hz chiếm ưu thế.
− Giai đoạn P : Trong giai đoạn này chỉ có các sóng beta là sóng đặc trưng cho
não đang hoạt động. Lúc này người đang ngủ rất say. Có hiện tượng cử động
nhãn cầu.
II. Chu kỳ ngủ:
− Một chu kỳ ngủ bao gồm:
+ Pha ngủ chậm: tương đương giai đoạn A -> E trong pha ngủ chậm, trên điện
não chủ yếu là các sóng chậm, không có hiện tượng cử động nhãn cầu.
+ Pha ngủ nhanh: tương đương với giai đoạn P, trên điện não chủ yếu là các
sóng nhanh, có hiện tượng cử động nhãn cầu.
− Pha ngủ chậm kéo dài khoảng 1 giờ 30 phút đến 2 giờ. Pha ngủ nhanh kéo dài
15 đến 20 phút. Như vậy, một chu kỳ ngủ vào khoảng 1 giờ 30 đến 2 giờ.
III. Giai đoạn P trên điện não gọi là pha ngủ nhanh hay pha ngủ nghịch thường

− Dù đối tượng đang ngủ rất say nhưng trên điện não tất cả các sóng nhanh như khi
đang thức tỉnh.
IV. Các học thuyết về giấc ngủ:

17
YK19A1

1. Thuyết độc tố:


− Thí nghiệm: lấy máu hay dịch não tủy của con vật bị mất ngủ tiêm vào con vật
vừa mới ngủ dậy thì con vật này tiếp tục ngủ.
− Các tác giả cho rằng: do quá trình trao đổi chất mà cơ thể đã tích tụ các chất có
tác dụng gây ngủ. Trong thời gian ngủ các chất được thải ra ngoài, não bộ sẽ trở
lại trạng thái thức tỉnh.
− Tuy nhiên, học thuyết này không giải thích được tại sao trường hợp sinh đôi có
hai đầu, 1 đầu thức và 1 đầu ngủ.
2. Thuyết ức chế của Pavlov
− Pavlov cho rằng: ngủ là một quá trình lan tỏa khắp vỏ não và các trung tâm ở
dưới vỏ.
− Điểm canh gác: khi ức chế không lan tỏa đến các điểm hưng phấn mạnh thì phần
lớn các vùng của não bị ức chế nhưng có một phần còn hoạt động gây ra hiện
tượng ức chế không hoàn toàn. Các điểm không ức chế được gọi là những điểm
canh gác.
− Điểm canh gác là cơ sở để giải thích hiện tượng mơ mộng và thôi miên.
3. Thuyết trung khu gây ngủ của Economo:
− Dùng dòng điện cảm ứng kích thích vào thành não thất III và thành ống Sylvius
thì con vật ngủ li bì.
− Dùng hóa chất kích thích vào các khu vực trên thì con vật cũng ngủ li bì.
Trung khu gây ngủ nằm ở thành não thất III và thành ống Sylvius

Câu 10: Cơ thể muốn tồn tại, hoạt động, phát triển và sinh sản cần phải được
cung cấp năng lượng cho những mục đích nào? (Muốn duy trì được cơ thể (
không tăng trưởng, không sinh sản) cần phải cung cấp cho cơ thể những nhu cầu
năng lượng nào ?) Để duy trì cơ thể với đối tượng công chức và học sinh sinh
viên thì tổng năng lượng trong 24h là bao nhiêu và tỉ lệ các chất sinh năng
lượng trong khẩu phần ăn như thế nào là hợp lý?

18
YK19A1

Lưu ý nha chị em: tùy vào câu hỏi để trả lời, tại có 2 đề, nếu đề trong ngoặc thì
ghi phần I thôi, nếu đề ngoài ngoặc thì ghi hết.
I. Tiêu hao NL cho sự duy trì cơ thể:
1. Chuyển hóa cơ sở : là mức chuyển hóa NL đo được trong những điều kiện cơ thể
có những hoạt động sinh lý tối thiểu để duy trì sự sống.
– Điều kiện cơ sở: không vận cơ, không tiêu hóa, không điều nhiệt
– Đơn vị đo CHCS : Kcal/m2/h
– Đơn vị này hằng định ở người cùng tuổi, cùng giới, CHCS không thay đổi theo
trọng lượng.
– Các yếu tố ảnh hưởng đến CHCS:

+ Tuổi : < 20 ↑, 20-40 hầu như ko đổi, > 40 ↓


+ Giới: nam > nữ cùng tuổi ( do tỉ lệ mỡ và hormon trong cơ thể)
+ Nhịp ngày đêm : chiều > sáng
+ Phụ nữ có thai, phụ nữ nửa sau CKKN có CHCS tăng hơn (do progesterol
tăng)
+ Ngủ: ( do giãn cơ và giảm trương lực TK giao cảm)
+ Bệnh của tuyến giáp: CHCS giảm trong nhược năng tuyến giáp, tăng trong
ưu năng tuyến giáp
+ Sốt: ↑ (TB nhiệt độ tăng 10C thì CHCS tăng 10 – 14%)
+ Suy dinh dưỡng: ↓
2. Vận cơ:
Trong vận cơ, hóa năng tích lũy trong cơ bị tiêu hao ( muốn đi lại, hoạt động phải
vận cơ, muốn co cơ phải có NL , NL cung cấp cho sợi actin và myosin trượt lên
nhau, Nl chủ yếu là ATP).
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu hao NL trong vận cơ:

− Cường độ vận cơ: cường độ vận cơ càng lớn thì tiêu hao NL càng cao.
− Tư thế vận cơ: vận cơ trong tư thế càng thoải mái thì tiêu hao NL càng ít.
− Mức độ thông thạo: càng thông thạo công việc thì tiêu hao NL càng ít.
3. Điều nhiệt: là chức năng khiến cho thân nhiệt không thay đổi như nhiệt độ môi
trường ngoài.

− Trong môi trường lạnh: tiêu hao NL tăng để bù cho nhiệt năng khuếch tán ra môi
trường
− Trong môi trường nóng: tiêu hao NL giảm do giảm chuyển hóa

19
YK19A1

4. Tiêu hóa

− NL tiêu hao để chuyển hóa các sản phẩm tiêu hóa đã hấp thu, gọi là tác dụng
động lực đặc hiệu của thức ăn, được tính = tỉ lệ % của mức tiêu hao NL so với
tiêu hao trước khi ăn
− Tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn thay đổi theo từng chất dinh dưỡng:

+ Protid tiêu hao NL thêm 30%


+ Lipid tiêu hao thêm 14%
+ Glucid tiêu hao thêm 6%
+ Chế độ ăn hỗn hợp tiêu hao thêm 10%

Tổng NL trong 24h và tỉ lệ các chất sinh NL trong khẩu phần ăn của
công chức và học sinh sinh viên
− Tổng NL mỗi ngày: 2000-2400 kcal (nam 46 kcal/kg/ngày, nữ 40 kcal/kg/ngày)
− Tỉ lệ các chất sinh NL trong khẩu phần ăn:
+ Protein: 12%
+ Lipid: 12%
+ Glucid: 76%
II. Tiêu hao năng lượng cho sự phát triển cơ thể:
− Muốn phát triển cơ thể phải tăng chiều cao và tăng trọng lượng cơ thể , tăng kích
thước và số lượng tế bào -> tăng tổng hợp các chất tạo hình và dự trữ.
− Phát triển cơ thể là đặc điểm của tuổi chưa trưởng thành nhưng ở tuổi trưởng
thành vẫn có trường hợp:
+ Phát triển trọng lượng: hồi phục sau bị bệnh, thời kì rèn luyện thân thể
+ Không tăng trọng lượng vẫn tiêu hao một số năng lượng: tái tạo các mô (
TB máu, niêm mạc ruột non) .
− Năng lượng tiêu hao để tăng thêm 1 gam thể trọng = 3 Kcal.
III. Tiêu hao năng lượng cho sự sinh sản:
− Trong thời kì mang thai: cơ thể mẹ phải tiêu hao năng lượng để tạo thai, làm cho
thai phát triển, tạo các phần phụ nuôi thai, ngoài ra còn phải tiêu hao năng lượng
để:
+ Tăng khối lượng máu tuần hoàn
+ Tăng khối lượng các cơ quan của mẹ
+ Dự trữ bài tiết sữa sau khi sinh
− Tiêu hao năng lượng cho 1 chu kì mang thai = 60.000 Kcal

20
YK19A1

− Trong thời kì nuôi con: người mẹ cần bài tiết 500-600ml sữa/ngày dể nuôi con
cần năng lượng để tổng hợp và bài tiết sữa
Câu 11: Trong mt nóng cơ thể phải làm gì để ổn định thân nhiệt? Trong mt lạnh,
cơ thể phải làm gì để ổn định thân nhiệt? Trình bày các thành phần trong cung
phản xạ điều nhiệt? Đối với loài người đã sử dụng thêm những phương pháp gì
để điều hòa thân nhiệt?

1. Cơ chế chống nóng để ổn định thân nhiệt


- Giảm quá trình sinh nhiệt
+ Do giảm cường độ chuyển hóa các chất trong cơ thể ( Giảm ít vì phản ứng
chuyển hoá là cơ sở của hoạt động sống)
+ Không quan trọng bằng tăng thải nhiệt trong cơ chế chống nóng.
- Tăng quá trình thải nhiệt: bằng các phản xạ giãn mạch dưới da => máu đến da tăng
lên do đó:
+ Làm nhiệt độ da tăng dẫn đến dễ dàng làm tăng thải nhiệt bằng phương thức
truyền nhiệt.
+ Tăng tính thấm nước qua da, tăng bài tiết mồ hôi dẫn đến tăng phương thức thải
nhiệt do bay hơi nước
( chú ý tình trạng tăng tiết mồ hôi làm thiếu muối, thiếu nước trong cơ thể do đó
cần săn sóc nguời lao động trong môi trường nóng)
+ Tăng thông khí: nhiệt độ máu tăng cao tác động lên trung tâm tăng thông khí ở
hành não làm tăng lưu lượng thở, tăng dòng khí đi qua các đường dẫn khí để làm tăng
sự đối lưu và bay hơi nước ở đường hô hấp trên.
2. Cơ chế chống lạnh để ổn định thân nhiệt
- Giảm quá trình thải nhiệt : bằng cách
+ Phản xạ co mạch máu dưới da làm lượng máu đến da giảm ( da tái đi), dẫn đến
nhiệt độ của da giảm do vậy nhiệt thải ra khỏi cơ thể giảm
( chú ý: khi máu tới da sẽ ít ảnh hưởng xấu đến vệc nuôi dưỡng da, ở môi trường
lạnh quá da có thể dày lên, mẩn ngứa…)
+ Đồng thời cơ chân lông cũng co lại gây nổi da gà ( phản xạ dựng lông), là di
tích của phản xạ chống lạnh ở loài thú, ở người nó không có tác dụng vì lông quá thưa
và quá ngắn.
- Tăng sinh nhiệt : là cách quan trọng để chống lạnh
+ Tăng chuyển hóa của các tb dưới tác dụng của hormon uyến giáp và tuyến
thượng thận ( khi giảm chức năng của các tuyến này khả năng chống lạnh sẽ kém hơn)
+ Sau đó trương lực cơ tăng lên gây ra hiện tượng “cóng”
+ Sau cùng là phản ứng run.
3. Trình bày các thành phần trong cung phản xạ điều nhiệt?
*Các thành phần trong cung phản xạ điều nhiệt: gồm 5 thành phần

21
YK19A1

1. Bộ phận nhận cảm:


- Tiểu thể Krauss ( cho cảm giác lạnh) và Ruffini ( cho cảm giác nóng) nằm
trong da
- Cơ quan cảm thụ nhiệt trong nội tạng và trong thành các mạch máu.
2. Đường dẫn truyền vào: Mang các xung động thần kinh xuất phát từ bộ phận
nhận cảm về cảm giác nhiệt đến sừng sau tủy sống, xung động chuyển sang neuron
thứ 2, neuron này bắt chéo sang bên đối diện, đi theo các bó gai- đồi thị, gai- lưới (
dẫn truyền cảm giác nóng lạnh- đau) và tận cùng ở chất lưới của thân não, ở đồi thị.
Neuron thứ ba từ đồi thị đi lên vùng nhận cảm cảm giác ở vỏ não.

3. Trung tâm: Vùng dưới đồi là trung tâm phản xạ điều nhiệt. Ở đây các xung
động được phân tích tổng hợp, từ đó xuất hiện tín hiệu điều hòa gây những biến đổi
đáp ứng.

- Nửa trước vùng dưới đồi là trung tâm chống nóng

- Nửa sau vùng dưới đồi là trung tâm chống lạnh

+ (Vùng dưới đồi còn chịu tác động điều hòa của vỏ não. Do đó tổn thương
vỏ não cũng gây sốt cao)

4. Đường dẫn truyền ra: dẫn tín hiệu điều hòa từ trung tâm ra cơ quan đáp ứng,
gồm 2 đường:

- Đường thần kinh:


+ Từ vùng dưới đồi, tín hiệu đi tới các trung tâm giao cảm sừng bên tủy
sống gây: Co cơ, giãn mạch, tăng chuyển hóa tế bào
+ Từ vùng dưới đồi đi tới các neuron vận động ở sừng trước tủy sống gây:
biến đổi trương lực cơ, run, thay đồi thông khí phổi.
+ Thuốc liệt hạch có tác dụng làm giảm phản xạ điều nhiệt nên được dùng
trong hạ thân nhiệt cao.
- Đường thể dịch:
+ Vùng dưới đồi liên hệ với thùy trước tuyến yên qua hệ mạch cửa Popa và
Fielding.
+ Các hormone giải phòng vùng dưới đồi TRH, CRH làm thay đổi mức bài
tiết hormone TSH, ACTH, rồi các hormone này làm thay đổi hoạt động của tuyến
thượng thận, tuyến giáp, dẫn đến thay đổi mức chuyển hóa ở các tế bào.

22
YK19A1

5. Cơ quan đáp ứng: bao gồm tất cả các tế bào của cơ thể (nhất là tế bào cơ, mạch
máu và tuyến mồ hôi). Các cơ quan đáp ứng khác nhau dưới sự chỉ huy của vùng dưới
đồi, tùy theo yêu cầu là chống nóng hay chống lạnh.

4. Đối với loài người đã sử dụng thêm những phương pháp gì để điều hòa thân
nhiệt?
* Loài người có những biện pháp khác giữ cho thân nhiệt hằng định, đảm bảo cho
lao động và sinh hoạt thoải mái hơn như:
- Cải tạo vi khí hậu:
+ Xây dựng nhà ở, dùng mũ nón che nguồn bức xạ.
+ Trồng cấy lấy bóng mát.
+ Dùng quạt thông gió.
+ Dùng lò sưởi, máy điều hòa nhiệt độ.
- Chọn quần áo thích hợp theo mùa:
+ Mùa hè, mặc quần áo màu sáng, quần áo rộng mỏng, chất vải dễ thấm mồ hôi.
+Mùa đông, mặc quần áo màu thẫm, chất vải dày và xốp để có lớp không khí cách
nhiệt bao quanh.
- Chế độ ăn thích hợp:
+ Mùa hè chọn thức ăn ít năng lượng, nhiều nước, thức ăn mát, giải nhiệt.
+ Mùa đông chọn thức ăn giàu lipid, thức ăn nóng, tiêu, gừng.
- Rèn luyện: Để tăng khả năng chịu đựng, là biện pháp tốt chủ động.

CÂU 12 Hormon là gì ? Phân loại hormon theo bản chất hóa học ? Cách phân
loại này có tác dụng gì? Nhóm HM nào có tác dụng thông qua chất truyền tin
thứ hai? Vẽ sơ đồ và giải thích cơ chế tác dụng của HM thông qua AMP vòng?
Nêu vai trò của proteinkinaz như thế nào? Trong hệ nội tiết, các hormon nào
có tác dụng thông qua truyền tin thứ hai, cho ví dụ?

1. Định nghĩa: Hormon là những chất hóa học do một nhóm tế bào hoặc một tuyến
nội tiết bài tiết vào máu rồi được máu đưa đến các tế bào hoặc mô khác trong cơ
thể và gây ra các tác dụng sinh lý ở đó.
2. Phân loại theo BCHH chia làm 3 loại:
− Hormon có bản chất là protein, peptid

23
YK19A1

+ Vùng dưới đồi


+ Tuyến yên: GH, TSH, ACTH, FSH, LH, MSH,ADH, Oxytocin
+ Tuyến cận giáp: PTH
+ Tuyến tụy: insulin ,glucagon
+ Hormon tại chỗ
− Hormon có bản chất là dẫn xuất của tyrosin
+ Tuyến giáp: T3, T4
+ Tủy thượng thận: adrenalin, noradrenalin
− Hormon có bản chất là sterid
+ Vỏ thượng thận : glucocorticoid, mineralocorticoid, HM sinh dục
+ Tuyến sinh dục :
Nam ( tinh hoàn) : testosterol
Nữ ( buồng trứng) : estrogen, progesterol
→ Sự phân loại HM về mặt hóa học rất có giá trị trong vấn đề tìm hiểu cách
thức sinh tổng hợp và bài tiết của HM tại các tuyến nội tiết cũng như tác động
của HM tại mô đích.
3. Nhóm hormone có tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai:
− Tác dụng thông qua AMP vòng( AMPc ) : HM có bản chất protein, peptid và
aa
− Tác dụng thông qua Ca++ và calmodulin: HM tan trong nước
− Tác dụng thông qua “ mảnh” phospholipid: HM địa phương, đặc biệt là các
hormon được giải phóng do phản ứng miễn dịch và dị ứng.
4. Sơ đồ và giải thích cơ chế tác dụng của HM thông qua AMP vòng:
− HM có bản chất protein, peptid và aa tác dụng theo cơ chế này
− Một trong những cách chủ yếu để gây ra tác dụng của hormon là tạo ra chất
truyền tin thứ hai AMPc tại TB đích. Sau khi được hình thành, chính AMPc sẽ
gây ra tất cả hoặc hầu như tất cả tác dụng của hormon trong TB. → HM chỉ có
1 tác dụng trực tiếp là hoạt hóa receptor ở màng TB. Những tác dụng còn lại là
tác dụng của AMPc
− Cơ chế: HM đến tế bào đích, gắn với receptor đặc hiệu nằm trên màng tb. Phức
hợp hormon-receptor sẽ hoạt hóa men adenylcyclase nằm trên màng TB và
men này ( cùng với Mg++ có trong bào tương) lập tức xúc tác phản ứng chuyển
ATP thành 3’-5’AMPc ở trong bào tương. Ngay khi được hình thành, AMPc
hoạt hóa một chuỗi men khác theo kiểu dây chuyền, với kiểu tác dụng như vậy

24
YK19A1

chỉ cần 1 vài phân tử adenylcyclase trên màng TB được hoạt hóa sẽ có tác
dụng hoạt hóa nhiều phân tử men khác. → Ngay cả khi chỉ có một lượng nhỏ
HM tác dụng trên bề mặt màng TB đích cũng có thể gây được một động lực
hoạt hóa mạnh cho toàn TB.
− Đáp ứng do AMPc gây ra tại TB đích phụ thuộc vào bản chất cấu trúc trong
TB hay nói cách khác phụ thuộc vào hệ thống men có trong TB đích ( gọi
chung là proteinkinase).

5. Vai trò của proteinkinase:


− Đáp ứng do AMPc gây ra tại TB đích phụ thuộc vào bản chất cấu trúc trong
TB hay nói cách khác phụ thuộc vào hệ thống men có trong TB đích ( gọi chung
là proteinkinase).
→ Vì vậy gây ra một số tác dụng tại tb đích như:
+ Sinh tổng hợp các chất hóa học đặc hiệu trong TB
+ Làm co hoặc giãn cơ
+ Làm thay đổi tính thấm của màng TB
+ Gây bài tiết dịch...
+ Sau khi tác dụng AMPc bị phân giải bởi men phosphodiesterase có trong bào
tương thì trở thành 5’AMP
6. Các hormon tác dụng qua chất truyền tin thứ hai:

25
YK19A1

Các HM tác dụng tại tế bào đích thông qua AMP vòng bao gồm: ACTH, TSH,
LH, FSH, vasopressin, parathormon, glucagon, catecholamin, secretin, hầu hết
các HM giải phóng vùng dưới đồi.

CÂU 13: Hãy nêu cấu tạo hóa học, tác dụng sinh học và điều hòa bài tiết các
HM T3, T4, calcitonin của tuyến giáp.

A/ T3, T4: do tb nang giáp tổng hợp

* Cấu tạo hóa học của T3,T4:

- MIT: Monoiodotyrosin

- DIT: Diiodotyrosin

- T3: Triiodothyronin

- T4: Tetraiodothyronin

MIT + DIT → T3

DIT + DIT → T4

* Tác dụng sinh học: (11 tác dụng)

1. Phát triển cơ thể:

- Phối hợp với GH làm phát triển cơ thể, tăng biệt hóa tế bào, điều hòa sự phát
triển cơ thể, tăng tốc độ phát triển cơ thể (chủ yếu là thời kì đang lớn của trẻ).

• Trẻ bị ưu năng tuyến giáp làm sự phát triển của xương nhanh hơn đồng
thời xương trưởng thành nhanh và cốt hóa sớm hơn do đó thời kì trưởng
thành của trẻ ngắn lại và đứa trẻ có chiều cao của người trưởng thành
sớm hơn
• Trẻ bị nhược năng tuyến giáp, mức phát triển chậm lại, nếu điều trị
muộn trẻ sẽ bị lùn

- Thúc đẩy sự trưởng thành và phát triển của não trong thời kì bào thai và vài
năm đầu sau sinh.

2. Tác dụng trên chuyển hóa tế bào:

26
YK19A1

- Tăng hoạt động chuyển hóa của hầu hết mô.

- Tăng tốc độ phản ứng hóa học, tăng tiêu thụ và thoái hóa thức ăn để cung cấp
năng lượng.

- Tăng số lượng, kích thước của ty thể => tăng tổng hợp ATP để cung cấp năng
lượng cho các hoạt động chức năng của cơ thể. Khi nồng độ T3, T4 tăng quá cao
(bệnh Basedow), ty thể nở quá to nên quá trình oxi hóa không đi đôi với quá trình
phosphoryl hóa do đó năng lượng không được tích lũy hết dưới dạng ATP mà
thải ra dưới dạng nhiệt => người bệnh rất nóng, gầy đét.

- Tăng vận chuyển ion qua màng tế bào: T3, T4 giúp hoạt hóa ATPase của bơm
Na+ -K+-ATPase làm tăng vận chuyển Na+-K+ qua màng tế bào => do qt này cần
sử dụng năng lượng nên nó là cơ chế làm tăng chuyển hóa cơ sở của hormon
tuyến giáp.

3. Tác dụng trên chuyển hóa protid:

- T3, T4 vừa làm tăng tổng hợp, vừa tăng thoái hóa protein.

- Trong thời kì đang phát triển: T3, T4 có tác dụng tổng hợp mARN và tăng tổng
hợp protein ở hầu hết các mô => làm phát triển cơ thể và tăng biệt hóa tế bào.

- Basedow: Thừa T3, T4 làm tăng huy động các kho protein dự trữ và giải phóng a.a
vào máu nên người bị bệnh basedow thường rất gầy.

4. Tác dụng trên chuyển hóa lipid:

- Tăng thoái hóa lipid ở các mô dự trữ và tăng nồng độ acid tự do trong máu đồng
thời tăng quá trình oxh acid béo ở mô tạo năng lượng.

- Giảm nồng độ cholesterol, phospholipid, triglycerid trong máu, giảm nồng độ


lipoprotein có tỉ trọng thấp (người bị nhược năng tuyến giáp kéo dài có thể có tình
trạng xơ vữa mạch)

- Cơ chế giảm cholesterol trong máu của hormon tuyến giáp:


+ Tăng tốc độ bài xuất cholesterol qua mật rồi thải ra ngoài theo phân.
+ Tăng số lượng các receptor gắn đặc hiệu với lipoprotein tỉ trọng thấp trên
tế bào gan => tăng lấy cholesterol ra khỏi máu.

27
YK19A1

5. Tác dụng trên chuyển hóa glucid:

- Tăng thoái hóa glucose ở mô

- Tăng phân giải glycogen thành glucose ở gan

- Tăng tạo đường mới

- Tăng hấp thu glucose ở ruột

- Tăng bài tiết insulin

=> Tăng vừa phải (hoặc dùng từ: tăng nhẹ) glucose trong máu.

6. Tác dụng trên chuyển hóa vitamin:

- T3, T4 làm tăng nồng độ và hoạt động của nhiều enzyme. Mà vitamin cấu thành
nên enzym hoặc coenzym. Vì vậy: tăng nồng độ T3,T4 => làm tăng tiêu thụ
Vitamin.

- Thiếu T3, T4 gây thiếu vitamin: T3, T4 cần cho sự hấp thu vitamin B12, chuyển
hóa caroten thành vitamin A. Thiếu T3, T4 làm caroten ứ đọng trong máu.

7. Tác dụng trên chuyển hóa nước và điện giải:

- Điều hòa sự phân bố nước.

Thiếu T3, T4 gây đái ít, phù.

8. Tác dụng trên hệ thống tim mạch:

- Nhịp tim: Tăng nhịp tim rõ hơn tăng lưu lượng tim.

- Mạch máu: Giãn mạch do tăng giải phóng các sản phẩm của quá trình chuyển
hóa tế bào => tăng lưu lượng máu ( đặc biệt là đến da) dẫn đến thải nhiệt.

- Huyết áp: Huyết áp trung bình không đổi dưới tác dụng của T3, T4 nhưng do tim
đập nhanh, mạnh làm HA tâm thu tăng 10-15mmHg, ngược lại HA tâm trương
giảm do giãn mạch ở những người bị ưu năng tuyến giáp.

9. Tác dụng trên hệ thống thần kinh cơ:

- Hệ TK TW: Kích thích não phát triển về kích thước và chức năng

28
YK19A1

+ T3, T4 giảm: chậm phát triển trí tuệ dẫn đến đần độn bẩm sinh.

+ T3, T4 tăng (Basedow): dễ stress, cáu gắt, rối loạn tâm thần.

-Giấc ngủ: T3,T4 có tác dụng hoạt hóa synap

+ Basedow: khó ngủ do luôn hưng phấn.

+ Nhược năng tuyến giáp: ngủ nhiều.

-Cơ:

+ T3, T4 tăng nhẹ: tăng phản ứng cơ.

+ T3, T4 tăng mạnh: cơ yếu vì tăng thoái hóa protein của cơ

+ T3,T4 giảm: cơ giãn ra chậm sau khi co nên chậm chạp.

+ Basedow: Run cơ (do synap của trung tâm điều hòa trương lực cơ tủy sống
được hoạt hóa quá mức)

10. Tác dụng trên chức năng sinh dục:

- T3, T4 cần cho sự phát triển bình thường khi trẻ và hoạt động bình thường khi
trưởng thành.

- Nam:

+ Thiếu T3, T4 mất dục tính hoàn toàn (libido).

+ Tăng T3, T4 kéo dài: bất lực về hoạt động sinh dục.

- Nữ:

+ Thiếu T3, T4 : băng kinh, đa kinh.

+ Tăng T3, T4 kéo dài: kinh nguyệt ít hoặc vô kinh và giảm dục tính.

11. Tác dụng trên các tuyến nội tiết khác:

- Tăng bài tiết hầu hết hormon nội tiết khác làm, tăng nhu cầu sử dụng hormon tại
chỗ.

- Tăng chuyển hóa glucose => tăng bài tiết insulin ở tuyến tụy.

29
YK19A1

- Tăng chuyển hóa hormon vỏ thượng thận ở gan => Tăng cơ chế điều hòa ngược
để tăng sản xuất ở ACTH ở tuyến yên => tăng bài tiết hormon vỏ thượng thận.

* Điều hòa bài tiết T3, T4:

- Do nồng độ TSH của tuyến yên điều hòa. Nếu TSH tăng làm tăng bài
tiết T3, T4 và ngược lại.

- Khi bị lạnh hoặc stress T3, T4 sẽ được bài tiết nhiều

- Cơ chế tự điều hòa:

+ Nồng độ iod vô cơ trong tuyến giáp tăng cao sẽ ức chế bài tiết T3, T4

+ Nồng độ iod hữu cơ cao dẫn tới giảm thu nhận iod và do đó làm giảm tổng hợp
T3, T4.

B/ CALCITONIN: Do tế bào cạnh nang bài tiết

* Cấu tạo hóa học: là polypeptide có 32aa, TLPT 3500đvc

* Tác dụng sinh học:

- Giảm hoạt động của tế bào hủy xương, làm lắng đọng canxi tại xương (đặc biệt
quan trọng ở trẻ em và động vật còn non vì ở lứa tuổi này qt thay đổi trong
xương thường xảy ra nhanh chóng)

- Giảm hình thành tế bào hủy xương mới từ tế bào tạo xương

- Điều hòa sự hấp thu Ca2+ ở ống thận nhưng yếu và ngược lại với tác dụng của
PTH.

30
YK19A1

 Giảm nồng độ Ca2+ trong huyết tương nhưng tác dụng này rất yếu ở người lớn
vì:

+ Sự giảm nồng độ Ca2+ huyết tương của calcitonin kích thích mạnh tuyến
cận giáp bài tiết PTH.

+ Ở người trưởng thành tốc độ đổi mới xương hàng ngày thường rất chậm
(xương đã bị cốt hóa)

* Điều hòa bài tiết:

- Do nồng độ Ca2+ trong máu quyết định: Nồng độ ion Ca2+ máu tăng 10% thì ngay
tức khắc calcitonin được bài tiết tăng gấp lên 2-6 lần.

- Hạn chế: cơ chế này yếu và xảy ra trong thời gian ngắn.

Câu 14: Hãy nêu cấu tạo hóa học, tác dụng sinh học và điều hòa bài tiết các
HM của vỏ thượng thận. Tuyến yên có hormone nào chi phối bài tiết hormone
sinh dục của vỏ thượng thận?
❖ Cấu tạo hóa học Hình trang 35
Các HM VTT đều là hợp chất steroid, chúng đều có 1 nhân chung là nhân steral hay
cyclopentanoperhydrophenanthren. Nhân này gồm 3 vòng 6 cạnh và 1 vòng 5 cạnh.

Dựa vào cấu tạo và tác dụng chính, các HM VTT được chia làm 3 nhóm:
1. Nhóm hormon chuyển hóa đường (nhóm oxycorticoid): Có nhóm =O hay -
OH ở vị trí C11. Đại diện là cortisol

31
YK19A1

2. Nhóm hormon chuyển hóa muối (nhóm deoxycorticoid): Không có =O Hay


-OH ở C11. Đại diện là Deoxycorticosteron, HM có tác dụng mạnh nhất của nhóm
này là aldosterone, tuy nhiên aldosterone có nhóm –OH ở C11.

3. Nhóm hormon sinh dục: Androgen và estrogen (lượng rất ít). Có nhóm –OH
ở C17, đại diện là Testosteron (nam) và Estrogen (nữ)

❖ Tác dụng sinh học và điều hòa bài tiết của các loại hormon:
A. NHÓM HORMON CHUYỂN HÓA ĐƯỜNG
a. Tác dụng (11 tác dụng)
1. Lên chuyển hóa glucid:
− Tăng tạo đường mới ở gan: Cortison làm tăng các enzym tham gia chuyển hóa aa
thành glucose; tăng vận chuyển aa từ cơ -> huyết tương -> gan.
− Giảm tiêu thụ glucose ở tế bào

32
YK19A1

=> cortisol làm tăng đường huyết và có thể gây đái đường.

2. Lên chuyển hóa protein


− Giảm dự trữ protein ở tất cả các tế bào trong cơ thể trừ tế bào gan. Do:
+ Tăng thoái hóa và giảm tổng hợp protein ở tế bào
+ Tăng vận chuyển aa vào gan và tăng số lượng ez tham gia tổng hợp protein =>
tăng tổng hợp protein và đường mới ở gan
− Tăng nồng độ aa huyết tương và giảm vận chuyển aa vào TB trừ gan.

3. Lên chuyển hóa lipid

− Tăng thoái hóa lipid (ở các mô mỡ) nên làm tăng nồng độ acid béo tự do trong
huyết tương.
− Tăng OXH acid béo tự do ở tế bào để tạo năng lượng.
− Trường hợp bài tiết cortisol quá nhiều làm tăng lắng đọng mỡ, rối loạn phân bố
mỡ trong cơ thể (mỡ thường ứ đọng ở mặt, ngực, bụng).

4. Chống viêm: giảm các giai đoạn của QT viêm => chống viêm mạnh.
Cơ chế:
− Ổn định màng lysosome, hạn chế giải phóng men phân giải protein và các chất
tham gia phản ứng viêm: histamin, bradykinin...
− Ức chế men phospholipase A2 : là men tham gia tổng hợp các chất gây giãn
mạch, tăng nhiệt độ, tăng tính thấm mao mạch => giảm phản ứng viêm.
− Ức chế sự phóng thích interleukin-1 từ bạch cầu hạt là chất gây sốt

5. Chống dị ứng: Ức chế giải phóng Histamin (chất gây dấu hiệu của hiện tượng dị
ứng) => giảm hiện tượng dị ứng (được dùng trong dị ứng hay sốc phản vệ)

6. Chống stress: LÀ TÁC DỤNG CÓ TÍNH SINH MẠNG, vì khi stress, nồng độ
ACTH tăng -> nồng độ cortisol tăng => cơ thể chống lại được stress.
Cơ chế: chưa rõ, có 2 giả thuyết:

33
YK19A1

− Do cortisol làm tăng thoái hóa protid và lipid giải phóng aa để cung cấp nguyên
liệu và năng lượng cho tổng hợp glucose, purin, pyrimidin, creatin phosphat –
những chất tế bào cần để tồn tại, sản sinh tế bào mới.
− Do cortisol làm tăng vận chuyển dịch vào mạch, giúp cơ thể chống shock.

7. Lên các tế bào máu

− Giảm số lượng bạch cầu ưa acid và bạch cầu lympho.


− Giảm kích thước hạch và tuyến ức
− Giảm sản xuất tế bào lympho T và kháng thể nên gây hại, dễ nhiễm khuẩn. Tuy
nhiên, ứng dụng trong ghép tim, thận và các mô khác: giảm loại bỏ mảnh ghép.
− Tăng số lượng bạch cầu trung tính, hồng cầu, tiểu cầu.

8. Lên hệ thần kinh: Thay đổi nhân cách, nóng tính, hay lo, mất khả năng tập trung.

9. Lên hệ tiêu hóa

− Tăng bài tiết HCl của dịch vị


− Tăng bài tiết pepsin
− Tăng hấp thu mỡ không hòa tan vào hệ thống bạch huyết
 Sử dụng glucocorticoid lâu ngày có thể gây viêm loét dạ dày.

10. Lên hệ xương cơ: nồng độ Cortisol tăng -> ức chế tạo xương. Do: giảm sinh tế
bào, giảm tổng hợp ARN, collagen của xương.

11. Lên các tuyến nội tiết khác:


− Nồng độ Cortisol tăng -> tăng áp lực nhãn cầu
− Nồng độ Cortisol tăng -> giảm sự chuyển T4 thành T3 và tăng sự chuyển ngược
lại T3 thành T4
− Giảm nồng độ hormon sinh dục ở cả 2 giới (do tác dụng lên sự đáp ứng của tế bào
sản xuất HM hướng sinh dục của tuyến yên với HM GnRH của vùng dưới đồi)
a. Điều hòa bài tiết:

34
YK19A1

− Cortisol được bài tiết phụ thuộc ACTH tuyến yên.


− Nhịp bài tiết Cortisol tương ứng nhịp bài tiết ACTH.

B. NHÓM HORMON CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC


a.Tác dụng:
− Tăng tái hấp thu Na+ và tăng bài xuất K+ ở ống thận nên gián tiếp tăng tái hấp
thu nước.
− Tăng tái hấp thu Na+ và tăng bài xuất K+ ở tuyến mồ hôi và ống tuyến nước bọt
(quan trọng trong môi trường nóng, đỡ mất muối).
b.Điều hòa bài tiết: Nồng độ Na+ trong máu giảm làm tăng bài tiết Aldosteron theo 2
cách:
− Trực tiếp: Khi nồng độ Na+ trong máu giảm hoặc nồng độ K+ trong máu tăng ->
kích thích tuyến VTT tăng bài tiết Aldosteron
− Gián tiếp thông qua hệ thống Renin- angiotensin. Nồng độ Na+ trong máu giảm -
> thể tích máu giảm -> máu đến nuôi thận giảm -> thận thiếu máu -> tổ chức cạnh
cầu thận tăng tiết Renin -> thành lập angiotensin I, angiotensin I theo máu đến
ĐM phổi dưới tác dụng của men chuyển (coverting enzym) sẽ chuyển thành
Angiotensin II => tăng huyết áp, kích thích tuyến VTT bài tiết Aldosteron.

35
YK19A1

C. NHÓM HORMON SINH DỤC: ANDROGEN


a) Tác dụng:
− Bình thường: không có vai trò gì (do quá ít).
− Ưu năng tuyến VTT: được bài tiết quá nhiều gây nam hóa ở nữ, dậy thì sớm ở
nam.
b) Điều hòa bài tiết: Chịu ảnh hưởng của ACTH tuyến yên.

❖ Tuyến yên có hormone chi phối bài tiết hormon sinh dục của vỏ thượng thận
là ACTH : ACTH có mô đích là tuyến vỏ thượng thận. ACTH có tác dụng kích
thích tổng hợp và bài tiết hormon tuyến vỏ thượng thận.

Câu 15: Hãy nêu cấu tạo hóa học, tác dụng sinh học, điều hòa bài tiết của
hormon tuyến tụy nội tiết? Ngoài ra insuline của tuyến tụy có tác dụng hạ
đường máu, trong cơ thể còn có hormon nào hạ đường huyết? Tại sao suy
giảm chức năng tuyến tụy lại gây ra bệnh tiểu đường?

I. Tuyến tụy nội tiết bài tiết ra các hormon chính: insuline, glucagon,
somatostatine, polypeptid tụy

1. Insuline:
a. Cấu tạo hóa học:
Gồm 2 chuỗi polypeptid có 51 acid amin, TLPT 5808, do TB  tổng hợp
b. Tác dụng:
− Trên chuyển hóa glucid:
+ Tăng thoái hóa glucose ở cơ
+ Tăng dự trữ glycogen ở cơ
+ Tăng thu nhập, dự trữ, sử dụng glucose ở gan:
⚫ Hầu hết glucose hấp thu từ ruột vào máu sau bữa ăn →glycogen dự trữ tại
gan. Khi đói, nồng độ glucose máu giảm, tụy giảm bài tiết insuline, glycogen được
phân giải thành glucose
⚫ Cơ chế: insuline làm
✓ Bất hoạt phosphorylase của gan (men phân giải glycogen thành glucose)

36
YK19A1

✓ Tăng hoạt tính glucokinase (men phát động sự phosphoryl hóa glucose ở TB
gan)
✓ Tăng hoạt tính men glycogensyntherase (men xúc tác các phản ứng trùng hợp
các monosaccarid thành glycogen)
⚫ Kết quả: tăng glycogen ở gan → tăng khối lượng gan lên 5 – 6%
⚫ Khi glucose vào TB gan quá nhiều thì sẽ chuyển thành acid béo, được vận
chuyển đến mô mỡ dưới dạng lipoprotein tỉ trọng thấp và lắng đọng tại mô mỡ dự
trữ
+ Ức chế quá trình tạo đường mới: do insuline làm
⚫ Giảm số lượng, hoạt tính các men tham gia vào quá trình tạo đường mới
⚫ Giảm giải phóng acid amin từ các cơ và mô khác vào gan → làm giảm
nguyên liệu của quá trình tạo đường mới

→ Insuline có tác dụng làm giảm đường máu

− Trên chuyển hóa lipid:


+ Tăng tổng hợp acid béo từ glucose ở gan
+ Tăng tổng hợp lipid ở các mô mỡ dự trữ từ nguồn acid béo
+ Giảm thoái hóa lipid ở mô mỡ
+ Cơ chế:
• Làm tăng vận chuyển glucose vào TB và làm tăng tổng hợp glycogen trong gan.
Khi nồng độ glycogen trong gan tăng →gây điều hòa ngược âm tính làm ngừng tổng
hợp glycogen và glucose → pyruvat và acetylCoA rồi chuyển thành acid béo
• Ức chế tác dụng của lipaza
• Tăng chuyển acid béo từ gan đến các mô mỡ
− Trên chuyển hóa protid:
+ Tăng tổng hợp protein, tăng tổng hợp ARN thông tin
+ Giảm thoái hóa protein, giảm giải phóng acid amin ra khỏi TB (đặc biệt TB cơ)
+ Giảm tạo đường mới
+ Tác dụng lên sự phát triển cơ thể: làm tăng tổng hợp protein
+ Cơ chế:
• Tăng vận chuyển tích cực acid amin vào TB
• Giảm hoạt tính các men tham gia quá trình rạo glucose từ nguồn acid amin
c. Điều hòa bài tiết:

37
YK19A1

− Dây TK X kích thích các tiểu đảo Langerhans bài tiết insuline → những tác
nhân tác động vào dây TK X ảnh hưởng đến bài tiết insuline. Tuy nhiên, hệ TK thực
vật ít có vai trò trong điều hòa bài tiết insuline
− Cơ chế thể dịch:
+ Do nồng độ glucose trong máu quyết định. Khi glucose máu tăng → bài tiết
insuline tăng và ngược lại
+ Nồng độ acid amin máu: alanin, arginin tăng → kích thích tăng bài tiết insuline,
nếu chỉ đơn thuần acid amin thì tác dụng kích thích bài tiết insuline yếu hơn nhiều
so với glucose hoặc phối hợp với glucose
+ Một số hormon do thành ống tiêu hóa bài tiết: gastrin, secretin, CCK kích thích
bài tiết insuline → làm cho glucose và acid amin được hấp thu dễ dàng hơn
2. Glucagon:
a. Cấu tạo hóa học:
Là 1 polypeptid gồm 29 acid amin, TLPT 3485
b. Tác dụng:
− Tăng phân giải glycogen thành glucose ở gan → tăng nồng độ glucose máu sau
vài phút
− Tăng tạo đường mới ở gan: do tăng mức vận chuyển acid amin vào TB gan, sau
đó lại tăng chyển acid amin thành glucose
− Tác dụng khác: chỉ xuất hiện khi glucose được bài tiết quá mức:
+ Tăng phân giải lipid ở mô mỡ dự trữ thành acid béo, để tạo năng lượng
+ Ức chế tổng hợp triglycerid ở gan và ức chế vận chuyển acid béo từ máu vào
gan, làm tăng lượng acid béo cung cấp cho các mô khác để tạo năng lượng
+ Tăng cường độ tim, tăng bài tiết mật, ức chế bài tiết HCl của dịch vị (không
quan trọng)
c. Điều hòa bài tiết:
− Do nồng độ glucose/máu quyết định. Khi nồng độ glucose/máu < 70mg% sẽ
kích thích TB  bài tiết glucagon
− Nồng độ acid amin máu: alanin, arginin tăng → kích thích tăng bài tiết
glucagon, glucagon sẽ tăng chuyển acid amin thành glucose
− Vận động: luyện tập và lao động nặng sẽ tăng bài tiết glucagon, có lẽ do trong
khi vận động nồng độ acid amin tăng trong máu tuần hoàn, đồng thời kích thích tiểu
đảo Langerhans của hệ thống TK thực vật
3. Somatostatine:

38
YK19A1

a. Cấu tạo hóa học:


Là 1 peptid có 14 acid amin
b. Tác dụng:
− Ức chế hoạt động của TB tiểu đảo Langerhans → giảm bài tiết insuline và
glucagon → thường dùng chữa bệnh đái tháo đường
− Ức chế bài tiết gastrin, secretin, CCK
− Giảm nhu động của dạ dày, tá tràng, co bóp túi mật
− Giảm bài tiết dịch vị và hấp thu ở đường tiêu hóa
Người ta cho rằng somatostatine có vai trò chủ yếu trong việc kéo dài thời gian đưa
chất dinh dưỡng từ đường tiêu hóa vào máu
c. Điều hòa bài tiết:
Tất cả các yếu tố liên quan đến tiêu hóa thức ăn đều kích thích bài tiết somatostatine:
nồng độ glucose máu tăng, nồng độ acid amin máu tăng, nồng độ acid béo tăng,
nồng độ các hormon đường tiêu hóa tăng (gastrin, secretin, CCK)
4. Polypeptid tụy:
a. Cấu tạo hóa học:
Là 1 polypeptid mạch thẳng có 36 acid amin
b. Tác dụng:
− Làm giảm glycogen nhưng không làm thay đổi đường máu
− Làm giảm glycerol và acid béo của máu
c. Điều hòa bài tiết:
− Khi đói, vận động nhiều sẽ làm tăng bài tiết polypeptid tụy
− Khi đường máu tăng, tăng nồng độ somatostatine sẽ ức chế polypeeptid tụy

II. Insuline của tuyến tụy là hormon duy nhất trong cơ thể có tác dụng hạ đường
máu. Ngoài insuline của tuyến tụy, không hormon nào khác trong cơ thể có tác
dụng hạ đường máu

III. Suy giảm chức năng tuyến tụy gây ra bệnh tiểu đường vì:

− Thiếu insuline và tăng bài tiết các hormon đối kháng với insulin vì có sự mất
thăng bằng giữa bài tiết insuline và các hormon làm tăng đường huyết

Câu 16: Mô tả cấu trúc sợi trục có bao myelin. Dựa vào đâu để phân biệt sợi
trục có và không có bao myelin ở tế bào thần kinh? Những nguyên nhân gây ra
điện thế nghỉ và điện thế hoạt động ở tế bào thần kinh? Trình bày hiện tượng

39
YK19A1

dẫn truyền điện thế hoạt động qua synap hóa học, muốn dẫn truyền điện thế
hoạt động qua synap hóa học cần điều kiện gì?

I, Cấu trúc sợi trục có bao myelin

Sợi trục: hình sợi dài, đoạn đầu là vùng nhạy cảm, phát xung động thần kinh, bọc
quanh sợi trục là vỏ Schwann, khe hở giữa các tế bào Schwann là eo Ranvier, tế bào
Schwann cuộn thành nhiều lớp quanh sợi trục, giữa các lớp này có chất myelin. Sợi
trục có myelin tập trung lại tạo thành chất trắng của hệ thần kinh

II, Dựa vào bao myelin để phân biệt sợi trục có và không có bao myelin ở tế
bào thần kinh.

III, Những nguyên nhân gây ra điện thế nghỉ và điện thế hoạt động ở tế bào
thần kinh.
1, Điện thế nghỉ có được là do
− Sự khác biệt về số ion dương và âm ở hai bên màng, tạo ra sự sai biệt điện thế.
− Sự phân phối ion trong và ngoài tế bào thần kinh: K+ bên trong tế bào nhiều
hơn, Na+ bên trong tế bào thấp hơn ➔ K+ có khuynh hướng đi ra ngoài tế bào,
Na+ đi vào trong TB, sự khuếch tán này tiếp tục cho đến khi cân bằng nồng độ.
Bơm Na/K ATPase tại màng có tác dụng bơm Na+ ra ngoài tế bào và K+ vào
trong tế bào, duy trì sự sai biệt nồng độ hai bên màng mặc dù sự khuếch tán theo
độ sai biệt nồng độ vẫn xảy ra.
− Màng tế bào thần kinh khi nghỉ ngơi có tính thấm nhiều hơn với K+.
2, Điện thế hoạt động :
− Là quá trình biến đổi rất nhanh của điện thế màng lúc nghỉ.
− Có được là do có sự hay đổi hoạt động của các kênh và bơm, trong đó có vai trò
kênh Na, kênh Kali và vai trò của các ion khác như: các ion âm bên trong sợi
trục, ion Calci,…
IV, Hiện tượng dẫn truyền hoạt động thần kinh qua synap hóa học
1,Cơ chế trước synap:
− Các chất dẫn truyền thần kinh được tổng hợp, đóng gói và dự trữ trong các nang
ở cúc tận cùng.

40
YK19A1

− Khi có tín hiệu do điện thế hoạt động lan truyền đến cúc tận cùng, sự thay đổi
điện thế màng kích hoạt kênh Ca++ làm mở kênh ,Ca++ đi vào đầu tận cùng.
− Ion Ca++ làm các nang chứa chất dẫn truyền tk phóng thích vào khe synap theo
kiểu xuất bào. Mỗi nang phóng thích một số phân tử chất truyền đạt thần kinh
nhất định.
− Số nang hoà với màng trước synap tuỳ thuộc vào nồng độCa++ trong đầu tận
cùng, nồng độ Ca++ càng cao, càng nhiều nang phóng thích chất dẫn truyền thần
kinh vào khe synap.
2, Cơ chế sau synap :
- Khi chất dẫn truyền thần kinh được phóng vào khe synap, chúng sẽ gắn vào các
receptor ở màng sau synap làm mở các kênh ion, cho phép các ion vận chuyển qua
màng.
- Các receptor có thể kích hoạt trực tiếp hoặc gián tiếp các kênh ion thông qua
AMP vòng, GMP vòng hay IP3. Sự di chuyển các ion ảnh hưởng đến điện thế màng
sau synap.
- Nếu điện thế sau synap làm mở các kênh Na+ sẽ gây khử cực màng kích thích
neuron sau synap tạo điện thế hoạt động. Một kích thích duy nhất từ cúc tận cùng sẽ
gây khử cực một phần màng nueron sau synap tạo EPSP – chúng xảy ra sau khoảng
0,5 ms, mạnh nhất 1-1,5 ms rồi giảm dần theo thời gian. EPSP chưa đủ mức để gây
điện thế động ở neuron sau synap.
Trong trường hợp neuron sau synap nhận nhiều xung từ nhiều cúc tận cùng sẽ có
hiện tượng cộng điện thế :
+ Cộng điện thế theo thời gian : khi các kích thích xuất hiện liên tiếp, các
EPSP sẽ kết hợp với nhau tạo ra một điện thế mạnh hơn, nếu đạt đến cường
độ ngưỡng sẽ tạo ra điện thế hoạt động neuron sau synap.
+ Cộng điện thế theo không gian: khi hai xung ở hai vùng khác nhau cùng tạo
ra EPSP trong cùng một thời điểm, thì các EPSP này sẽ kết hợp với nhau tạo
ra một điện thế mạnh hơn, nếu đạt đến cường độ ngưỡng sẽ gây ra điện thế
hoạt động ở neuron sau synap.
Ngược lại,nếu điện thế synap làm mở các kênh K+ hay Cl- sẽ tăng phân cực ở màng
sau synap, gây ức chế neuron sau synap được gọi là điện thế ức chế sau synap IPSP
Xung động từ neuron trước synap gây ra sự tăng phân cực ở màng sau synap làm
cho màng sau synap khó bị kích thích hơn gây ra IPSP. IPSP cũng có hiện tượng
cộng điện thế theo thời gian và không gian.

41
YK19A1

− Chấm dứt dẫn truyền qua synap: Khi chất truyền đạt thần kinh được hấp thu trở
lại vào cúc tận cùng ở neuron trước synap, hoặc các chất truyền đạt thần kinh bị
phá huỷ bởi các men ở khe synap thì sự truyền xung động qua synap ngừng lại.
− 3, Một xung động thần kinh muốn truyền qua được synap phải có đủ cả 2 điều
kiện sau đây:
- Phải có một lượng nhất định chất dẫn truyền thần kinh giải phóng vào khe
synap khi xung động thần kinh truyền đến cúc tận cùng.
- Sau khi giải phóng ra, chất dẫn truyền thần kinh phải gắn được vào các
receptor ở màng sau synap.
Câu 17: Nêu đặc điểm của các tế bào bài tiết hormon vùng dưới đồi?
I.Đặc điểm cấu tạo:
− Vùng dưới đồi là một cấu trúc thuộc não giữa, nằm quanh não thất 3 và nằm
chính giữa hệ viền. Có đường liên hệ trực tiếp theo hai hướng:
+ Hướng đi xuống qua thân não đi đến các cấu trúc lưới của não giữa, cầu
não và hành não (chủ yếu).
+ Hướng đi lên qua nhiều vùng của não đặc biệt vùng đồi thị trước và
vùng vỏ hệ.
− VDĐ có nhiều neuron tập trung thành nhiều nhóm nhân và thường chia thành 3
vùng:
+ Vùng trước: có nhiều nhóm nhân như nhân trên thị, nhân cạnh não thất,
nhân trước thị.
+ Vùng giữa: lồi giữa, bụng giữa, lưng giữa,..
+ Vùng sau: trước vú, trên vú, củ vú,..
− Các neuron VDĐ ngoài chức năng dẫn truyền xung động còn có khả năng tổng
hợp và bài tiết hormon.
− VDĐ có liên quan mật thiết với tuyến yên qua đường mạch máu và đường thần
kinh tạo thành trục VDĐ – yên – tuyến đích ngoại biên ➔ điều hòa chức năng
của hệ thống nội tiết nói riêng và hoạt động chức năng của cơ thể nói chung.

II.Các hormon giải phóng và ức chế:

Các neuron của VDĐ bài tiết các hormon giải phóng và ức chế để kích
thích hoặc ức chế hoạt động thùy trước tuyến yên. Ngoài các hormon này, VDĐ
còn bài tiết ADH và oxytocin 2 hormon này theo bó thần kinh dưới đồi yên đến
dự trữ ở thùy sau tuyến yên.

42
YK19A1

1.Các hormon hướng thùy trước tuyến yên :


a. Tác dụng:
− CRH( corticotropin releasing hormon) là một polypeptid gồm 41 aa, có tác
dụng kích thích tuyến yên tổng hợp và bài tiết ACTH.
− TRH( Thyrotropin releasing hormon) Là 1 peptid gồm 3 aa, có tác dụng kích
thích tuyến yên tổng hợp và bài tiết TSH. Ngoài ra TRH còn có tác dụng kích
thích tuyến yên bài tiết prolactin.
− GnRH (Gonadotropin releasing hormon) Là 1 peptid gồm 10 aa, có tác dụng
kích thích tuyến yên tổng hợp và bài tiết FSH và LH.
− FRH (Prolacto releasing hormon) chưa rõ cấu trúc, có tác dụng kích thích
tuyến yên bài tiết PRL
− PIH (prolacto inhibiting hormon) Chưa rõ cấu trúc, có tác dụng ức chế tuyến
yên bài tiết PRL
− MRH( melano releasing hormon) Là 1 peptid gồm 5 aa, có tác dụng kích thích
tuyến yên bài tiết MSH
− MIH ( melano inhibiting hormon) Là 1 peptid có 3 aa, có tác dụng ức chế
tuyến yên bài tiết MSH
− GRH( growth releasing hormon) Là 1 peptid gồm 10 aa, có tác dụng kích thích
tuyến yên bài tiết GH
− GIH( growth inhibiting hormon) Là 1 peptid gồm 14 aa, có tác dụng ức chế
tuyến yên bài tiết GH
b. Điều hòa bài tiết:
Do nồng độ hormon tuyến đích ngoại biên và tuyến yên điều hòa theo cơ chế điều
hòa ngược vòng dài, vòng ngắn và vòng cực ngắn.
− Điều hòa ngược vòng dài: hormon VDĐ được bài tiết dưới tác dụng của nồng
độ hormon tuyến đích ngoại biên( như hormon tuyến giáp, tuyến thượng thận,
tuyến sinh dục)
− Điều hòa ngược vòng ngắn: hormon VDĐ được bài tiết dưới tác dụng của
nồng độ hormon tuyến yên.
− Điều hòa ngược vòng cực ngắn: do chính hormon VDĐ điều hòa.( mới chỉ tìm
thấy hai hormon GnRH và TRH)

43
YK19A1

2.Các hormon hướng thùy sau tuyến yên


a. Oxytocin:
Do nhân cạnh não thất VDĐ bài tiết, là 1 peptid có 9 aa, TLPT 1025 đvc.
➢ Tác dụng:
− Làm co rút các tế bào biểu mô cơ ( tế bào xếp thành hàng rào bao quanh
tuyến sữa) ➔ gây bài xuất sữa từ nang tuyến vào ống tuyến sữa.
− Co cơ tử cung khi đang có thai đặc biệt vào những tháng cuối, ➔ khởi phát
thúc đẩy quá trình sổ thai.
− Ở những người đẻ khó do cơn co tử cung yếu người ta truyền oxytocin để
làm tăng cơn co tử cung (để chỉ huy)
➢ Điều hòa bài tiết:
− Khi có kích thích vào tuyến vú (động tác mút núm vú của đứa trẻ…) sẽ tạo
xung động thần kinh kích thích VDĐ và tuyến yên bài tiết oxytocin.
− Kích thích tâm lý hoặc hệ giao cảm đều có ảnh hưởng đến VDĐ tăng bài
tiết Oxytocin ➔ tăng tiết sữa. nhưng nếu kích thích quá mạnh, kéo dài ➔ có thể
giảm bài tiết Oxytocin và làm mất sữa bà mẹ đang nuôi con.
b. ADH ( Anti diuretic hormon) hay vasopressin do nhân trên thị bài tiết
➢ Bản chất hóa học: là 1 peptid có 9aa TLPT 1102 đvc
➢ Tác dụng:
− ADH có tác dụng tăng tính thấm với nước của tế bào OLX và OG vì thế
làm tăng tái hấp thu nước tại ống thận và làm giảm lượng nước tiểu. tổn thương
tuyến yên hoặc vùng dưới đồi gây bệnh đái tháo nhạt.( nồng độ bt)
− Có tác dụng co cơ trơn mạch máu, do đó làm tăng huyết áp (nồng độ cao)
➢ Điều hòa bài tiết:
− Điều hòa bằng áp suất thẩm thấu: khi ASTT trong máu tăng( nồng độ ion
Na+ tăng) nhóm nhân trên thị hưng phấn, xung động được truyền đến thùy sau
tuyến yên gây bài tiết ADH và ngược lại nếu ASTT giảm ADH sẽ được bài tiết ít.

44
YK19A1

− Điều hòa bằng thể tích máu: khi thể tích máu giảm, ADH sẽ được bài tiết
nhiều. tác dụng này đặc biệt mạnh khi thể tích máu giảm 15-20% ( ADH có thể
tăng gấp 50 lần cao hơn bình thường)

CÂU 18 : Trình bày cấu tạo hóa học, tác dụng sinh học và điều hòa bài tiết của
các hormon thùy trước tuyến yên ?

I.GH (Growth hormen)


1. Bản chất hoa học là I protein gồm 191 1, TLPT22005
2. Tác dụng
*Trên sự phát triển cơ thể:
-Tăng số lượng và kích thước tế bào
=> làm tăng trọng lượng cơ thể và tăng kích thước các phủ tạng
+Kích thích phát triển các mô sụn ở đầu xương dài.
+Làm dày màng xương
ở những xương đã cốt hóa (đặc biệt là các xương dẹt và xương nhỏ)
Cơ chế làm dài xương:
- GH làm phát triển sụn ở đầu xương dài (bắt đầu bằng tăng phát triển mô sụn,
sau đó mô sụn chuyển thành mô xương, làm cho thân
xương dài ra rồi mô sụn mới lại được tạo thành,
đồng thời mô sụn lại dần dần được cốt hóa), đến tuổi vị thành niên
mô sụn ở đầu xương không còn nữa, lúc này đầu xương và thân xương đã hợp nhất
với nhau và xương không dài ra được nữa.
Cơ chế làm dày xương:
- Trong
xương có 2 loại tế báo có tác dụng ngược nhau: tế bào tạo xương và tế bào hủy xươ
ng.
+Tế bào tạo xương thường nằm trên bề mặt xương và trong1 số hốc xương, có tác
dụng tăng lắng đọng các hợp chất canxi và phosphat mới trên bề một của xương cũ.
+Các tế bào hủy xương
tiết ra những chất nhằm hòa tan các hợp chất canxi và phosphat và làm phá hủy mô
xương.
=> Khi mức lắng đọng > mức phá hủy thì chiều dày xương tăng lên.
GH kích thích mạnh tế bào tạo xương làm cho xương tiếp tục dày lên
* GH tác dụng thông qua chất trung
gian là somatomedin (yếu tố phát triển giống insulin (insulin like growth)):
- GH kích thích gan tạo ra nhiều phân tử protein gọi là somatomedin, gây
ra tác dụng trên xương.
- Có 4 loại somatomedin, chất quan trọng nhất là somatomedin C
(trọng lượng phân từ 7500 nồng độ của nó tỷ lệ với mức bài tiết GH).

45
YK19A1

*Trên chuyển hóa


- Chuyển hoá protid:
+ Tăng vận chuyển acid amin qua màng tế bào, tăng quá trình dịch mã RNA
làm tăng tổng hợp protein từ ribosom, tăng quá trình tạo RNA
+ Giảm thoái hoá protein và acid amin ở tế bào
- Chuyển hóa lipid
+ Làm tăng thoái hóa lipid ở mô mỡ dự trữ và giải phóng acid béo =>
làm tăng nồng độ acid béo trong máu.
+
Tăng chuyển hoá acid béo thành acetylCoA rồi sử dụng cho việc tạo năng l
ượng. =>
lipid được sử dụng để tạo năng lượng nhiều hơn là glucid và protid (Chính tác dụng
này mà người ta
coi tác dụng huy động lipid của GH là một trong những tác dụng quan trọng
nhất nhằm tiết kiệm protein để dùng nó cho sự phát triển cơ thể)
- Chuyển hóa glucid:
+ Làm tăng nồng độ glucose trong máu do:
°Giảm vận chuyển glucose qua màng tế bảo
°Ức chế men hexokinaza
GH
(-)
hexokinaza
Glucose G6P
ATP ADP

- GH ức chế men hexokinaza làm cho phản ứng ngưng lại, do đó glucose tăng lên
trong máu, (Khi glucose trong máu > 1,8 g/1
tăng đảo thải đường qua nước tiểu gây bệnh tiểu đường)
°Tăng bài tiết insulin (đường máu tăng dưới tác dụng của GH đã kích thích tuyến tụ
y bài tiết insulin, và chính GH kích thích trực tiếp lên tế bào beta của tuyến tụy, cả h
ai tác dụng này gây kích thích quá mạnh đến tế bào beta làm chúng tổn thương và g
ây đái tháo đường tụy.
+Giảm sử dụng glucose cho mục đích sinh năng lượng
+Tăng dự trữ glycogen ở tế bào.
3.Điều hòa bài tiết
- GRH làm tăng bài tiết GH
- GIH làm giảm bài tiết GH
-
Một số trường hợp như đường máu giảm, acid béo trong máu giảm, thiếu

46
YK19A1

protein nặng
và kéo dài, stress, chấn thương, luyện tập gắng sức..., làm tăng bài tiết GH.
- Somatostatin ức chế bài tiết GH
II.TSH (Thyroides stimulating hormon)
1.Bản chất hóa học: là 1 glucoprotein có TLPT 28.000
2. Tác dụng: mô đích của TSH là tuyến giáp
- Tác dụng lên cấu trúc:
+Tăng số lượng và kích thước tế bào tuyến giáp,
+Tăng biến đổi tế bào tuyến giáp từ dạng khối sang dụng trụ (dạng bài tiết).
+Tăng phát triển hệ thống mao mạch của tuyến giáp.
- Tác dụng lên chức năng:
+ Tăng khả năng thu nhận iod của tuyến giáp
+ Kích thích tổng hợp và bài tiết hormon tuyến giáp
3.Điều hoà bài tiết
- Do nồng độ TRH của vùng dưới đổi điều hoà.
- Do nồng độ T3,T4 điều hoà theo cơ chế feedback (-)

Vùng dưới đồi TRH

Tuyến yên TSH Feedback(-)

Tuyến giáp T3 , T4

III. ACTH (Adreno cortico tropin hormon)


1. Bản chất hoá học: là 1 polypeptid có 39 a, TLPT 5000
2. Tác dụng: mô địch của ACTH là tuyến vô thượng thận
-
Tác dụng lên cấu trúc: làm tăng tổng hợp protein và RNA của tế bào => làm tăng tr
ọng lượng tuyến. Thiếu ACTH tuyến vỏ thượng thận sẽ bị teo lại
-
Tác dụng lên chức năng: kích thích tổng hợp và bài tiết hormon tuyến vỏ thượng th
ận
- Tác dụng lên tế bào sắc tố: ACTH có tác dụng giống tác dụng của MSH
(kích thích tb chứa melanin tạo sắc tố đen và làm phân tán sắc tố này trên bề mặt tb
biểu bì da, thiếu ACTH sẽ làm cho da
không có sắc tố (người bạch tạng), ngược lại thừa ACTH làm cho da có những mản
g sắc tố)
- Tác dụng trực tiếp lên não: làm tăng quá trình học tập trí nhớ,
tăng cảm xúc sợ hãi.
3.Điều hoà bài tiết:

47
YK19A1

- CRH của vùng dưới đồi làm tăng bài tiết ACTH
- Do nồng độ cortisol điều hoà theo cơ chế Feedback(-)

- Điều hòa theo nhịp sinh học: trong ngày nồng độ ACTH cao nhất khoảng từ 6 -
8giờ sáng sau đó giảm dẫn và thấp nhất vào khoảng 23 giờ rồi lại tăng dần về sáng.

IV.PRL (Prolactin)
1.Bản chất hoá học: là 1 protein có 198 aa, TLPT 22 500
2. Tác dụng:
-Kích thích và duy trì sự bài tiết sữa (PRL chỉ có tác
dụng khi tuyến vú đã chịu sự tác dụng của estrogen và progesteron)
- Prolactin bình thường được bài tiết với nồng độ rất thấp.
- Khi phụ nữ có thai nồng độ prolactin được bài tiết tăng dần từ tuần thứ 5 của thai
nhi cho tới lúc sinh (tăng gấp 10 – 20 lần bình thường).
- Tuy nhiên do estrogen và progesteron có tác dụng ức chế bài tiết sữa nên
khi có thai dù nồng độ prolactin rất cao nhưng lượng sữa bài tiết chỉ khoảng vài ml
/ngày. Sau
khi đứa trẻ ra đời 2 hormon estrogen và progesteron giảm đột ngột tạo điều kiện ch
o prolactin bài tiết sữa.
3. Điều hoà bài tiết
- Do PRH và PIH của vùng dưới đổi điều hòa.
- Dopamin được bài tiết từ nhân
cung của vùng dưới đồi có tác dụng ức chế bài tiết prolactin để duy trì một nồng đ
ộ thấp trong tình trạng bình thường. Khi đang cho
con bú dopamin lại kích thích bài tiết prolactin.
-
TRH ngoài tác dụng giải phóng TSH còn là hormon có tác dụng mạnh trong việc kí
ch thích tuyến yên bài tiết prolactin
-
Prolactin được bài tiết khi có các kích thích trực tiếp vào núm vú (động tác mút nú
m vú của trẻ.)
V.Nhóm hormon hướng sinh dục: FSH (follicle stimulating hormon)
LH ( Luteninizing hormon )
1.Bản chất hoá học: glycoprotein

48
YK19A1

-FSH: gồm 236 aa, TLPT 32.000


-LH: gồm 215 aa, TLPT 30.000
2. Tác dụng:
* Trên cơ thể nam:
FSH:
- Phát triển ống sinh tinh do đó làm tăng kích thước tinh hoàn
- Kích thích tế bào sertoli (nằm ở thành ống sinh tinh) phát triển và sản sinh
tinh trùng
LH:
- Làm tăng số lượng các tế bào kẽ Leydig (nằm giữa các ống sinh tinh).
- Kích thích các tế bào kẽ tổng hợp và bài tiết testosteron
* Trên cơ thể nữ:
FSH:
- Kích thích các noãn nang phát triển.
LH:
- Phối hợp với FSH làm nang trứng phát triển, chín, và gây hiện tượng phóng noãn.
- Tạo hoàng thể và dinh dưỡng hoàng thể.
-
Kích thích nang trứng và hoàng thể tổng hợp và tiết hormon sinh dục nữ là estroge
n và progesteron.
3. Điều hoà bài tiết
- Do GnRH của VDD điều hoà.
- Do nồng độ hormon sinh dục điều hòa theo cơ chế Feedback(-)

VI.MSH (Melanocyte stimulating hormon)


1.Bản chất hoá học: Là peptid có 2 chuỗi α và β
+ α MSH có 13 aa với TLPT 1823 đvc.
+ β MSH có 22 aa với TLPT 2734 đvc.
2.Tác dụng:

49
YK19A1

- Ở động vật bậc thấp (cá, ếch, nhái) làm phân tán các hạt sắc tố đen
trên bề mặt tế bào biểu bì da =>
da sẫm màu. Mất tác dụng của MSH các hạt sắc tố đen tập trung ở
thân tế bào làm cho da nhạt màu.
-
Ở người: kích thích các tế bào chứa melanin tạo sắc tố đen và làm phân tán sắc tố n
ày trên bề mặt biểu bì da. Tuy
nhiên vì ở người lượng MSH được bài tiết ít (do thùy giữa teo nhỏ)
nên tác dụng này chủ yếu do ACTH đảm nhận.
3. Điều hoà bài tiết:
- Trên động vật do nồng độ MRH và MIH của vùng dưới đổi điều hoà.
- Trên người vì tác dụng chủ yếu do ACTH nên yếu tố điều hoà bài tiết chính là yếu
tố điều hòa bài tiết ACTH.
VII.β Lipotropin
1.Bản chất hoá học: polypeptid
2.Tác dụng:
- Là tiền chất của nhiều hormon như MSH, ACTH, endorphin, encephalin.
- Lipotropin có tác dụng trong quá trình chuyển hoá mỡ.
-
Endorphin, encephalin có tác dụng giảm đau giống morphin,nên người ta gọi nó là
morphin nội sinh.
3. Điều hoà bài tiết:
- Chịu sự chi phối của VDD
- CRH kích thích bài tiết Endorphin và lipotropin, ngoài ra
trong trường hợp stress thì Endorphin được bài tiết cùng với ACTH.
CÂU 19: Trình bày cấu tạo hóa học, tác dụng và điều hòa bài tiết các hormon
dự trữ ở thùy sau tuyến yên.

Hai hormone ADH và Oxitocin là do vùng dưới đồi bài tiết sau đó theo sợi trục
thần kinh đến thùy sau tuyến yên và dự trữ ở đó. Khi nào cơ thể có nhu cầu thì nó
mới bài xuất.

I. ADH ( anti diuretic hormon) hay vasopressin: Do nhân trên thị vùng dưới đồi
bài tiết

1. Bản chất hóa học: Là 1 peptid có 9 aa, TLPT 1102 đvC

2. Tác dụng:

50
YK19A1

− Nồng độ bình thường trong máu: ADH làm tăng tái hấp thu nước tại ống lượn xa
và ống góp -> giảm lượng nước tiếu. Tổn thương tuyến yên hoặc vùng dưới đồi gây
bệnh đái tháo nhạt.

− Nồng độ cao: làm co cơ trơn mạch máu => tăng huyết áp. (Lý do gọi ADH là
vasopressin).

3. Điều hòa bài tiết:

− Bằng áp suất thẩm thấu:

+ ASTT trong máu tăng (nồng độ ion Na+ tăng) -> nhóm nhân trên thị truyền xung
động đến thùy sau tuyến yên -> bài tiết ADH.

+ ASTT giảm thì ADH sẽ được bài tiết ít

− Bằng thể tích máu: Khi thể tích máu giảm, ADH được bài tiết nhiều. Đặc biệt
mạnh khi thể tích máu giảm 15-25% (ADH có thể tăng gấp 50 lần so với bình
thường).

− Ở tâm nhĩ phải có receptor về sức căng:

+ Máu đổ về tâm nhĩ phải nhiều -> các receptor này hưng phấn truyền tín hiệu về
não -> ức chế bài tiết ADH.

+ Máu về tâm nhĩ ít -> các receptor này không hưng phấn -> kích thích bài tiết
ADH.

Ngoài ra ở động mạch cảnh, động mạch chủ và các vùng của phổi cũng có các
receptor về sức căng và chúng cũng tham gia điều hòa bài tiết ADH.

II.Oxytocin: Do nhân cạnh não thất vùng dưới đồi bài tiết.

1. Bản chất hóa học: Là 1 peptid có 9 aa, TLPT 1025 đvC

2. Tác dụng:

− Co các tế bào biểu mô cơ bao quanh tuyến sữa do đó gây bài xuất sữa từ nang
tuyến sữa và ống tuyến sữa

51
YK19A1

− Co cơ tử cung khi đang có thai đặc biệt vào những tháng cuối, do đó khởi phát và
thúc đẩy quá trình sổ thai.

− Ở những người đẻ khó do cơn co tử cung yếu người ta truyền oxytocin để làm
tăng cơn co tử cung ( để chỉ huy)

3. Điều hòa bài tiết:

− Kích thích vào tuyến vú ( động tác mút núm vú của đứa trẻ..) sẽ tạo xung động
thần kinh kích thích vùng dưới đồi và tuyến yên bài tiết oxytocin.

− Kích thích tâm lý hoặc hệ thần kinh giao cảm có liên quan đến hoạt động cảm xúc
đều ảnh hưởng đến vùng đưới đồi làm tăng bài tiết oxytocin do vậy làm tăng bài tiết
sữa. Tuy nhiên nếu kích thích quá mạnh hoặc kéo dài thì có thể gây ức chế bài tiết
oxytocin và làm mất sữa ở bà mẹ đang nuôi con.

Câu 20: Hãy nêu cấu tạo hóa học, tác dụng sinh học và điều hòa bài tiết các
HM của tủy thượng thận.
a. Cấu tạo hóa học:
− Các hormone tủy thượng thận bao gồm Adrenalin và Noradrenalin
− Hai hormon tủy thượng thận có bản chất hóa học là các dẫn chất của Tyrosin,
được sinh tổng hợp từ L-Tyrosin là 1 aa có trong thức ăn.
Sơ đồ:

TH: Tyrosin hydroxylase


DDC: Dopa decacboxylase

52
YK19A1

DBH: Dopamin β hydroxylase


PNMT: Phenylethanolamin – N – Methyl – Transferase
Tập hợp dopamine, adrenalin và noradrenalin được gọi là chất Catecholamin. Bình
thường trong máu khoảng 80% là adrenalin và 20% là noradrenalin.
b.Tác dụng:
Adrenalin và Noradrenalin trong máu được đưa đến cơ quan đích, chúng gây ra các
tác dụng của hệ giao cảm. Điểm khác duy nhất đó là thời gian tác dụng: 5-10 phút
vì các hormon này thải trừ chậm hơn so với hoạt động của hệ giao cảm.
- Trên cơ tim:
+ Adrenalin là tim đập nhanh, tăng lực co bóp của tim.
+ Noradrenalin: làm tim đập chậm, cung lượng tim giảm. Tuy nhiên ở người thì xu
hướng thuộc về adrenalin.
- Trên mạch máu:
+ Adrenalin: co mạch dưới da, giãn mạch vành, mạch não, mạch thận và mạch cơ
vân do đó làm tăng huyết áp tối đa (thông qua bộ phận nhận cảm là α, β Receptor)
+ Noradrenalin: làm co mạch toàn thân (thông qua α Receptor) do đó làm tăng cả
HA tôi đa và tối thiểu.
- Trên cơ trơn khác: Giãn cơ trơn ruột non, tử cung, bang quan, vi phế quản. làm co
cơ tia mống mắt gây giãn đồng tử.
- Trên chuyển hóa:
+ Làm tăng phân giải Glycogen thành Glucose ở gan và cơ do đó làm tăng giải
phóng Glucose vào máu
+ Làm tăng mức chuyển hóa của toàn bộ cơ thể: làm tăng tiêu thụ oxy và tăng sinh
nhiệt. Chính vì tác dụng này mà adrenalin làm tăng hoạt động và sự hưng phấn của
cơ thể.
- Trên hệ TKTW: kích thích VDĐ do đó gây tăng bài tiết ACTH đặc biệt là trong
trường hợp stress.
c.Điều hòa bài tiết:
Trong điều kiện cơ sở hai hormone Andre và Norandre được bài tiết ít nhưng cơ thể
trong tình trạng stress, lạnh, đường huyết giảm hoặc kích thích hệ giao cảm thì tủy
thượng thận tăng tiết cả hai hormon này.

Câu 21: Tại sao tác dụng của Adrenalin và Noradrenalin lại khác nhau? Phân
tích tác dụng của hai hormon trên.

53
YK19A1

Adrenalin và Noradrenalin khi đến tế bào mô đích, trước tiên sẽ gắn với
Receptor trên màng tế bào đích. Phức hợp Hormon-Receptor hoạt hóa một chuỗi
các phản ứng hóa học tiếp theo xảy ra tại bào tương của tế bào đích. Tại mô đích có
các loại Rec tiếp nhận Adre và Noradre đó là α và β (α1, α2, β1, β2). Tác dụng của
hai hormone lên receptor không giống nhau nên việc tác dụng của hai hormon lên
mô đích cũng không giống nhau. Cơ chế này là do:

-Noradrenalin kích thích chủ yếu lên α receptor, tác dụng rất yếu trên β
receptor

-Adrenalin lại kích thích với cả hai loại thụ thể với hiệu quả tương đương
nhau

Như vậy có thể thấy, mặc dù nhiều trường hợp tác dụng của Noradrenalin
mạnh hơn Adrenalin vd như tác dụng co mạch toàn thân của Noradre (thay vì chỉ co
các mạch nhỏ dưới da của Adre), nhưng trường hợp cơ tim thì xu hướng tác dụng
thuộc về Adre nhiều hơn vì: cơ tim chỉ có thụ thể β1. ) ( đoạn này không ghi cũng
được nha tụi m, không có trong tài liệu của cô đâu)

=> Do đó, việc tác dụng của hai hormone này tại cơ quan đích phụ thuộc vào
loại Receptor có trên màng tế bào của mô đích.

-Bảng đáp ứng chọn lọc của Catecholamin tại các mô đích

Cơ quan hoặc mô Receptor Tác dụng


Cơ tim β1 Tăng lực co bóp và nhịp
Mạch máu α Co mạch
β2 Giãn mạch
Thận β Tăng giải phóng renin
Ruột α, β Giảm vận động và tăng trương lực cơ thắt
Tụy α Giảm bài tiết Insulin và Glucagon
β Tăng bài tiết In và Glu
Gan β Tăng phân giải Glycogen
Mô mỡ β Tăng phân giải Lipid
Hầu hết các mô β Tăng tạo năng lượng
Da α Tăng bài tiết mồ hôi
Phế quản, vi phế quản β2 Giãn phế quản
Tử cung α Co cơ
β2 Giãn cơ

54
YK19A1

CÂU 22: Cơ chế tác dụng của hormon thông qua “mảnh” phospholipid ? Cơ
chế tác động của proteinkinaz ?

1. Cơ chế tác dụng của HM thông qua mảnh phospholipid

- Hormon địa phương có tác dụng theo cơ chế này, đặc biệt là các hormon được giải
phóng do miễn dịch và dị ứng

- Cơ chế: Một số hormon khi đến tb đích sẽ gắn và hoạt hóa men phospholipase C
(nằm ở phần thò vào bên trong tb của phân tử receptor) - làm cho một số
phospholipid trên màng tự nó tạo thành những phân tử nhỏ hơn và có tác dụng như
những chất truyền tin thứ hai.
“Mảnh” phospholipid màng quan trọng nhất: phosphatidyl inositol
biphosphate; các sản phẩm quan trọng nhất có tác dụng như chất truyền tin thứ hai
là inositoltriphosphate và diacylglycerol

+ Inositoltriphosphate: huy động Ca++ từ ty lạp thể, màng nội bào tương ra bào
tương, sau đó Ca++ phát huy tác dụng của một chất truyền tin thứ hai như làm co cơ
trơn, thay đổi sự bài tiết từ các tb chế tiết, thay đổi hoạt động của nhung mao…

+ Diacylglycerol: hoạt hóa men proteinkinase C (hoạt hóa mạnh hơn dưới tác dụng
của ion Ca++) do inositoltriphosphate huy động từ ty lạp thể, màng nội bào tương.
Men này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phân chia và tăng sinh tb.

+ Thành phần lipid của diacylglycerol là acid arachidonic - tiền chất của
phostaglandin và nhiều hormon tại chỗ khác – chúng gây ra nhiều tác dụng tại chỗ ở
hầu hết các mô trong cơ thể

2, Cơ chế tác động của proteinkinaz

Sau khi được hoạt hóa bởi AMP vòng, proteinkinase sẽ trở thành proteinkinase hoạt
động, chúng có chức năng phosphoryl hóa phân tử protein (hoặc là: gắn nhóm
phosphate vào protein đặc hiệu), gây các tác dụng tại tế bào đích này. Các tác dụng
như: tăng tổng hợp protein tại TB, co hoặc giãn cơ, thay đổi tính thấm của màng tế
bào,..

55
YK19A1

CÂU 23: Chuyển hóa năng lượng là gì ? Cơ thể có các dạng năng lượng nào ?
Chuyển hóa năng lượng ( CHNL) là sự biến đổi các dạng NL trong cơ thể từ dạng
nọ sang dạng kia, NL là nguyên nhân sinh ra công, người ta chỉ nhận thức được năng
lượng dưới các dạng cụ thể như: hóa năng, động năng, nhiệt năng, điện năng.
Các dạng năng lượng trong cơ thể:
1. Hóa năng: là NL giữ cho các nguyên tử, các nhóm hóa chức có vị trí không gian
nhất định đối với nhau trong một phân tử. NL được giải phóng ra khi phân tử bị phá
vỡ.
a) Hóa năng của cơ thể tồn tại dưới nhiều hình thức:
b) Hóa năng của các chất tạo hình
c) Hóa năng của các chất dự trữ: glycogen, lipid, protid
d) Hóa năng của các chất đảm bảo các chức năng của cơ thể
e) Hóa năng của các hợp chất giàu NL: ATP, GTP, Creatinphosphate, enol-
phosphat, CoA..
f) Hóa năng của các chất bài tiết
2. Động năng: là NL của sự chuyển động, động năng gặp ở những nơi nào đang có
sự chuyển động:
a) Chuyển động của cả cơ thể
b) Sự vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn
c) Sự vận chuyển khí trong đường hô hấp
d) Sự vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa
e) Sự vận chuyển của các chất trong bào tương tế bào
=> Không có động năng cơ thể không tồn tại được
3. Năng lượng sinh công thẩm thấu: sự vận chuyển của vật chất qua màng TB
4. Điện năng: sinh ra do sự chuyển động thành dòng của các ion qua màng TB.
Điện năng làm cho hưng phấn được dẫn truyền ra cả TB, đảm bảo cho sự hoạt động
của cả TB.
=> Không có điện năng cơ thể không thể tồn tại được
5. Nhiệt năng: sinh ra do sự chuyển động hỗn loạn của các phân tử cấu tạo vật chất.
Nhiệt năng tồn tại trong toàn bộ cơ thể, đảm bảo cho thân nhiệt cố định nhờ đó các
chuyển hóa xảy ra cố định.
Nhiệt năng luôn luôn được tạo ra khiến cho thân nhiệt luôn luôn có xu hướng tăng
lên, đây là dạng năng lượng thường xuyên được loại trừ ra khỏi cơ thể ( vì > 42 oC
cơ thể không tồn tại được).

56
YK19A1

CÂU 24: Hãy nêu các hình thức điều hòa chuyển hóa năng lượng ở mức độ tế bào
và mức độ cơ thể ?
1. Điều hòa CHNL ở mức độ tế bào
- CHNL được điều hòa bằng FEEDBACK (+), yếu tố điều hòa là ADP. Khi hàm
lượng ADP trong tế bào càng tăng thì phản ứng sinh NL càng tăng và ngược lại.
- Trong điều kiện bình thường, hàm lượng ATP trong mỗi tế bào được duy trì ở
mức độ nhất định đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường và đáp ứng nhu cầu
NL của cơ thể.
- Nhờ cơ chế trên bình thường năng lượng ăn vào luôn bằng NL tiêu hao cho tất
cả các nguyên nhân: duy trì, phát triển và sinh sản. Sự điều hòa có hiệu quả lớn đến
nỗi trong một năm một người trưởng thành ăn khoảng 1 tấn thức ăn nhưng cơ thể có
thể không thay đổi trọng lượng quá 1kg.
2. Điều hòa CHNL ở mức độ cơ thể
CHNL của các tb được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thể dịch
a. Cơ chế thần kinh
Điều hòa CHNL :
- Do dây tk giao cảm: kích thích dây giao cảm thì CHNL tăng
- Do vùng dưới đồi (là trung tâm cao cấp của tk thực vật) cũng ảnh hưởng đến điều
hoà CHNL
b. Cơ chế thể dịch: các hormon sau có tác dụng điều hòa chuyển hóa NL
- Hormon tuyến giáp (thyroxin): thúc đẩy sự oxy hóa ở các ty lạp thể làm tăng
CHNL
- Hormon tủy thượng thận (adrenaline): thúc đẩy sự phân giải glycogen dự trữ
thành glucose và thiêu đốt glucose. Do đó thúc đẩy sự sử dụng năng lượng dự trữ
trong glycogen ở gan.
- Hormon vỏ thượng thận( glucocorticoid): thúc đẩy biến đổi aa thành glucid.
- Hormon tuyến tụy:
+ Glucagon: thúc đẩy phân giải glycogen của gan cho glucose

+ Insuline : thúc đẩy thiêu đốt glucose ở các tế bào


- Hormon tuyến yên (GH): giảm quá trình thiêu đốt glucid và huy động năng
lượng dự trữ dưới dạng lipid ở mô mỡ
- Hormon sinh dục ( cả nam và nữ) làm tăng CHCS (chuyển hoá cơ sở) dẫn đến
tăng CHNL
Khi các yếu tố điều hòa CHNL bị rối loạn sẽ xuất hiện những bệnh chuyển hóa
VD: + Ưu năng tuyến giáp làm tăng CHNL, nhược năng làm giảm CHNL
+ Nhược năng tuyến yên làm giảm thèm ăn, gây hội chứng simnond hoặc gây
hội chứng phì sinh dục

57
YK19A1

+ Nhược năng tuyến tụy gây đái tháo đường, là, tăng tiêu hao NL dưới dạng
hóa năng của glucose bài tiết
+ Thiếu vitamin B1,B2,PP gây rối loạn chuyển hóa cho các chất, kèm theo là
rối loạn chuyển hóa NL, người bệnh thường gầy do giảm NL tích lũy
CÂU 25: Thân nhiệt là gì ? Để đo thân nhiệt trung tâm người ta có thể đo ở
những vị trí nào ? Hãy nêu các quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt ?
1. Thân nhiệt
Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể
Thân nhiệt khác nhau tùy từng vùng của cơ thể, người ta chia thân nhiệt thành 2 loại
- Thân nhiệt trung tâm : Đo ở những vùng nằm sâu trong cơ thể, luôn được giữ
hằng định 36-37,50C để đảm bảo điều kiện tối ưu cho các phản ứng hóa sinh ít thay
đổi theo nhiệt độ môi trường.
- Thân nhiệt ngoại vi : đo ở da, chịu ảnh hưởng cuả nhiệt độ môi trường nhiều hơn,
thay đổi ở vị trí đo
2. Để đo thân nhiệ.t trung tâm người ta có thể đo ở những vị trí nào
Thường đo ở:
+ Trực tràng ( hằng định nhất) dao động trong khoảng 36,3-37,10C
+ Miệng thấp hơn ở trực tràng 0,2-0,50C dao động nhiều hơn nhưng tiện lợi (dễ
đo)
+ Nách thấp hơn ở trực tràng 0,5-10C dao động nhiều hơn nhưng tiện lợi (dễ đo),
thường dùng để theo dõi nhiệt độ ở người
3. Quá trình sinh hiệt và tỏa nhiệt
a. Quá trình sinh nhiệt
* Nhiệt của cơ thể sinh ra từ các phản ứng hóa học. Mọi nguyên nhân làm tăng tiêu
hao năng lượng đều làm tăng sinh nhiệt, có thể tăng mức sinh nhiệt lên 150% so với
bình thường.
- Chuyển hóa cơ sở: là mức tiêu hao NL tối thiểu trong điều kiện không tiêu hóa,
không vận cơ, không làm việc trí óc, không điều nhiệt.
- Vận cơ: Mức độ nhiệt sinh ra trong vận cơ có thể tới 90% lượng nhiệt sinh ra.
Hiệu suất co cơ:25, 75% NL sinh ra trong co cơ bị biến thành nhiêt năng..Lao động
thể lực nặng làm thân nhiệt tăng.
- Run: là trạng thái co cơ nhanh với biên độ nhỏ, 80% NL bị chuyển thành nhiệt.
Run vì lạnh có thể làm mức sinh nhiệt tăng từ 2-4 lần. Tăng trương lực cơ như cơ co
cứng làm tăng sinh nhiệt 10%.
- Tiêu hóa: khi tiêu hóa thức ăn cơ thể cũng phải tiêu hao NL cho các động tác tiêu
hóa (nhai, nuốt, nhu động..) cho việc sản xuất và bài tiết dịch tiêu hóa, cho hấp thu
các chất.
- Phát triển thể chất ở người trẻ, phát triển bào thai ở phụ nữ có thai.

58
YK19A1

- Nhiệt năng truyền từ những vật có nhiệt độ cao hơn thân nhiệt ( k/ khí nóng, vật
nóng..), mặt trời, lò lửa..
- Một số nội tiết tố làm tăng sinh nhiệt : thyroxin tuyến giáp, adrenaline
b. Quá trình thải nhiệt
Nhiệt năng thải ra khỏi cơ thể bằng 2 cách:
- Truyền nhiệt: là phương thức nhiệt năng được truyền từ vật nóng sang vật lạnh
hơn, có 3 hình thức truyền nhiệt
+ Truyền nhiệt trực tiếp :
• Vật nóng và vật lạnh khi tiếp xúc trực tiếp với nhau
• Khối lượng nhiệt được truyền tỉ lệ với diện tích tiếp xúc , chênh lệch nhiệt độ
và thời gian tiếp xúc.
VD : cơ thể truyền nhiệt cho quần áo, vật cầm…
+ Truyền nhiệt đối lưu
• Vật nóng và lạnh vẫn tiếp xúc trực tiếp với nhau nhưng vật lạnh luôn luôn
chuyển động khiến cho ở điểm tiếp xúc chênh lệch nhiệt độ được duy trì.
• Khối lượng nhiệt được truyền tỉ lệ với căn bậc hai của tốc độ chuyển động của
vật lạnh
VD: Vào mùa nóng người ta cảm thấy dễ chịu hơn khi có gió thổi, vào mùa rét, người
ta cảm thấy lạnh hơn khi có gió
+ Truyền nhiệt bằng bức xạ
• Vật nóng và vật lạnh không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Nhiệt được truyền từ vật
nóng sang vật lạnh dưới hình thức tia bức xạ điện từ.
• Khối lượng nhiệt được truyền tỉ lệ thuận với chênh lệch nhiệt độ giữa hai vật.
VD: Nhiệt từ các bức xạ mặt trời đến được trái đất mặc dù có khoảng không vũ trụ.
• Khối lượng nhiệt mà vật lạnh nhân được phụ thuộc vào màu sắc của vật
lạnh:
✓ Vật màu đen hấp thu 100% nhiệt lượng bức xạ tới
✓ Vật màu trắng phản chiếu toàn bộ nhiệt lượng bức xạ tới
→ Đây là cơ sở thay đổi màu sắc quần áo tùy nhiệt độ môi trường
* Một điều kiện chung để cơ thể truyền nhiệt là: nhiệt độ của da > nhiệt độ của môi
trường xung quanh
- Bay hơi nước: Dựa trên cơ sở là nước trong lúc chuyển từ thể lỏng sang thể khí
phải hút nhiệt vào.1 lít nước bay hơi từ cơ thể hút của cơ thể một nhiệt lượng
là 580kcal. Khi nhiệt độ môi trường tăng lên thì có hiệu quả hơn nhiều. Theo
Volpert trong môi trường có nhiệt độ từ :
+ 15-20 oC nhiệt tỏa theo pp này chiếm 16,7% tổng số nhiệt tỏa ra khỏi cơ thể
+ 25-30 oC nhiệt tỏa theo pp này chiếm 39,6% tổng số nhiệt tỏa ra khỏi cơ thể
+ 35-40 oC nhiệt tỏa theo pp này chiếm 100% tổng số nhiệt tỏa ra khỏi cơ thể
- Trong cơ thể nước bay hơi từ 2 nơi:

59
YK19A1

+ Ở đường hô hấp: là nước của các tuyến niêm mạc đường hô hấp bài tiết ra để
làm ẩm không khí trước khi tới phế nang, phụ thuộc vào thể tích thông khí phổi nhưng
không có ý nghĩa quan trọng trong phản ứng chống nóng ở người.
+ Ở da: nước bay hơi ở 2 hình thức
✓ Thấm qua da: nước thấm qua da trung bình trong một ngày đêm là 0,5 lít,
không có ý nghĩa quan trọng trong phản ứng chống nóng.
✓ Bài tiết qua mồ hôi: quan trọng .
• Lượng mồ hôi bài tiết trong 1 giờ thay đổi từ 0l đến tối đa 1,5-2 lít, cùng
lúc nhiệt lượng tiêu hao.
• Mồ hôi chỉ giúp thải nhiệt khi bay hơi trên da, mà lượng mồ hôi có thể
bay hơi được lại phụ thuộc vào độ ẩm không khí và tốc độ của gió.
• Bay hơi qua da thực hiện tốt khi không khí có độ ẩm thấp, khi độ ẩm
không khí cao mồ hôi không bay hơi mà nó ngưng đọng thành giọt do đó
mất tác dụng thải nhiệt. Trong khi lao động mồ hôi thoát ra nhiều kéo
theo các chất điện giải gây rối loạn thăng bằng điện giải trong cơ thể.
→Thân nhiệt được điều hòa dựa trên nguyên tắc: lượng nhiệt sinh ra trong cơ thể bằng
lượng nhiệt thải ra khỏi cơ thể trong cùng một khoảng thời gian.

60

You might also like