You are on page 1of 29

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÀI BÁO CÁO

SỰ TRUYỀN TÍN HIỆU Ở NAM GIỚI SUY GIẢM


KHẢ NĂNG TÌNH DỤC

Ngành: Hoá Sinh học

Môn học: Sinh hoá của sự điều hoà và truyền tín hiệu tế bào

GVHD: PGS.TS Ngô Đại Nghiệp

TP Hồ Chí Minh, năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Thang
MSHV Họ và tên Phần đóng góp
điểm
Tìm kiếm tài liệu. Trình bày phần
giải phẫu và sinh lý (file word và
21C61001 Hồ Thảo Quỳnh Anh ppt). Đóng góp ý kiến, nhận xét các 10/10
phần khác của thành viên còn lại
trong nhóm.
Tìm kiếm tài liệu. Trình bày phần
chức năng và sự suy giảm (file word
21C61007 Nguyễn Phong Lưu và ppt). Đóng góp ý kiến, nhận xét 10/10
các phần khác của thành viên còn
lại trong nhóm.
MỤC LỤC

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ SINH LÝ SINH DỤC NAM


1.1. Đặc điểm giải phẫu ...............................................................................................5
1.2. Cấu tạo tinh hoàn ..................................................................................................6
1.3. Quá trình tạo tinh trùng ........................................................................................7
1.4. Hiện tượng cương .................................................................................................9
1.5. Hiện tượng phóng tinh ..........................................................................................9
1.6. Tinh dịch .............................................................................................................10
1.7. Chức năng nội tiết sinh lý sinh dục nam ............................................................10
II. SINH LÝ TÌNH DỤC VÀ CÁC GIAI ĐOẠN QUAN HỆ TÌNH DỤC ............14
III. TỔNG QUAN VỀ CHỨC NĂNG TÌNH DỤC NAM GIỚI VÀ SỰ SUY GIẢM
TÌNH DỤC DO RỐI LOẠN DẪN TRUYỀN TÍN HIỆU TẾ BÀO .............................16
3.1. Ham muốn ..........................................................................................................17
3.1.1. Sự suy giảm ham muốn ......................................................................................17
3.1.2. Sự suy sinh dục nam vàm giảm tín hiệu tế bào trong quá trình ham muốn .......17
3.1.3. Nguyên nhân liên quan đến dẫn truyền tín hiệu tế bào ......................................18
3.1.4. Triệu chứng và dấu hiệu .....................................................................................18
3.1.5. Liệu pháp Liệu pháp thay thế testosterone (TRT) ..............................................19
3.2. Sự cương cứng và rối loạn cương dương ...........................................................19
3.2.1. Sự cương cứng ....................................................................................................19
3.2.2. Rối loạn cương dương ........................................................................................20
3.2.3. Nguyên nhân suy thoái tín hiệu tế bào ...............................................................20
3.2.4. Điều trị ................................................................................................................22
3.3. Rối loạn chức năng xuất tinh ..............................................................................23
3.4. Xuất tinh sớm .....................................................................................................23
3.4.1. Các phương pháp điều trị xuất tinh sớm – giảm sự nhạy cảm tín hiệu tế bào ...24
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Kí hiệu
Diễn giải
viết tắt
FSH Follicle Stimulating Hormone
LH Nội tiết tố tạo hoàng thể
ABP Androgen Binding Protein - chất chuyên chở Androgen
TRT Liệu pháp thay thế testosterone
RLCD Rối loạn cương dương
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ SINH LÝ SINH DỤC NAM

Hệ sinh dục ở nam thực hiện hai chức năng chính là: ngoại tiết và nội tiết. Sinh lý
sinh dục nam là hiểu về hoạt động của hệ sinh dục gắn liền với hoạt động của trục
vùng hạ đồi-tuyến yên-tuyến sinh dục và đời sống sinh sản được đánh dấu bằng các
hiện tượng dậy thì và mãn dục. [1].

1.1. Đặc điểm giải phẫu

Bộ phận sinh dục nam gồm 3 phần chính:

- Dương vật: niệu đạo nằm trong thể xốp, mô cương gồm hai thể hang, thần kinh
và mạch máu. [2].
- Bìu: nằm ngoài khoang cơ thể. Trong bìu có tinh hoàn và mào tinh.

+ Tinh hoàn: nhiều thùy, mỗi thùy nhiều ống sinh tinh, giữa các ống sinh tinh
có tế bào kẽ (tế bào Leydig).

+ Mào tinh hoàn: Dài 6 cm tiếp nối các ống sinh tinh.

- Ống dẫn tinh và các tuyến phụ thuộc: ống dẫn tinh tiếp nối mào tinh hoàn, đổ
vào niệu đạo. Các tuyến ngoại tiết đổ dịch vào đường sinh dục nam là túi tinh, tiền liệt
tuyến, tuyến hành niệu đạo.
Hình 1: Giải phẫu dương vật

1.2. Cấu tạo tinh hoàn

Tinh hoàn người bình thường nằm trong bìu. Nơi đây có nhiệt độ thấp hơn nhiệt
độ trung tâm của cơ thể từ 1-2°C. Mỗi tinh hoàn nặng khoảng 40gram, dài 4 – 5cm.
80% tinh hoàn của người lớn là ống sinh tinh, 20% còn lại là mô liên kết.

Thành của ống sinh tinh tinh là nơi tinh trùng được tạo ra. Mỗi ống sinh tinh có 2
đầu đổ vào các ống nối kết như mạng lưới gọi là lưới tinh (retetestis). Lưới tinh nối
tiếp với đầu của mào tinh (epididymis). Từ đây tinh trùng được đưa đến đuôi của mào
tinh để vào ống dẫn tinh (vas deferens). Ống dẫn tinh đi vào ổ bụng ra sau bàng quang
thì cùng với túi tinh (seminal vesicle) đổ vào ống phóng tinh (ejaculatory duct). Ống
phóng tinh lại đổ vào niệu đạo bên trong tuyến tiền liệt.
Phần mô liên kết nằm ngoài các ống sinh tinh có các cụm tế bào Leydig tiết
testosterone.

Hình 2: Giải phẫu tinh hoàn và mào tinh hoàn

1.3. Quá trình tạo tinh trùng

Việc sản xuất tinh trùng bắt đầu từ lúc dậy thì và kéo dài đến suốt đời. Mỗi ngày
có khoảng 100 đến 200 triệu tinh trùng được tạo ra. Để có thể tạo số lượng lớn như
vậy các tinh nguyên bào phải được tạo thêm bằng hiện tượng phân chia tế bào; đây là
điểm khác biệt với phái nữ, vốn chỉ có một lượng trứng nhất định từ lúc sinh ra và số
lượng giảm dần theo thời gian.

Tiến trình này mất 74 ngày từ tế bào mầm nguyên thủy (2n nhiễm sắc thể) mới
cho ra được tinh trùng trưởng thành.

Khi trưởng thành: Các tinh nguyên bào sẽ biến thành tinh bào bậc I (2n) Mỗi tinh
bào bậc I sẽ gián phân giảm nhiễm qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: tạo ra 2 tinh bào bậc II (n)


Giai đoạn 2: cho ra 4 tinh tử (tiền tinh trùng (n)). Mỗi tinh tử có 22 nhiễm sắc
thể cơ thể và một nhiễm sắc thể giới tính.

Tinh tử: khi trưởng thành sẽ thành tinh trùng (n).

Hình 3: Quá trình sinh tinh

Khi được đưa vào lòng ống sinh tinh, tinh trùng có cấu trúc thẳng và gồm 3 phần:
- Phần đầu: có chứa nhân và thể cực đầu (acrosome), trong thể cực đầu có các
men thủy phân và men phân hủy protein. Các men này giúp tinh trùng xuyên vào trứng
và cũng có thể giúp tinh trùng xuyên qua nút nhày ở cổ tử cung.
- Phần giữa hay thân của tinh trùng: có nhiều ty thể tạo năng lượng cần cho sự di
chuyển của tinh trùng.
- Phần cuối (đuôi) tinh trùng: cấu tạo bởi các vi ống và dynein, một loại ATP-
ase lệ thuộc Magnesium. Men này sẽ biến năng lượng ATP thành chuyển động trượt
của các vi ống, từ đó tạo chuyển động cho tinh trùng.
Đường đi của tinh trùng:
- Tinh trùng được đưa vào đường sinh sản của người phụ nữ là do bơm ra từ ống
dẫn tinh. Ngoài thành phần trong ống dẫn tinh, dịch đưa vào đường sinh sản nữ còn
có một số dịch tiết từ cơ quan khác:
- Tuyến tiền liệt: dịch tiết của nó chứa citrate, calcium, kẽm và acid phosphatase;
tính kiềm của dịch tiền liệt tuyến giúp trung hòa pH acid của tinh dịch, của chất tiết ở
âm đạo và cổ tử cung.
- Túi tinh: Phần cuối cùng của tinh dịch được tiết ra từ túi tinh; dịch tiết này có
chứa fructose, cần cho tinh trùng sử dụng tạo năng lượng. Dịch túi tinh còn có
prostagladine kích thích tử cung và vòi tử cung co thắt đẩy tinh trùng về phía trứng.
1.4. Hiện tượng cương
Trung khu phối hợp gây phản ứng cương nằm ở đoạn tủy lưng. Trung khu này
nhận xung động hướng tâm từ bộ phận nhận cảm ở cơ quan sinh sản và từ hệ thần kinh
trung ương khi có kích thích tình dục về mặt tâm lý (nhìn hình ảnh khêu gợi, nghe
kể…). Trung khu này phát xung động ly tâm đi theo dây thần kinh tạng vùng chậu dẫn
đến dương vật.
Trong các chất dẫn truyền của hệ thần kinh phó giao cảm gây hiện tượng cương,
chất nitric oxit (NO) hình như là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng.
Hiện tượng cương bắt đầu bằng sự dãn nở tiểu động mạch, làm máu đổ vào mô
xốp; khi các mô xốp của dương vật chứa đầy máu, các tĩnh mạch sẽ bị ép, làm cản
máu khó thoát ra, vì vậy dương vật căng cứng. Bình thường hiện tượng cương chấm
dứt khi có luồng xung động giao cảm làm co tiểu động mạch.

1.5. Hiện tượng phóng tinh


Hiện tượng phóng tinh là một phản xạ tủy sống gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn tiết tinh: tinh dịch được tiết ra và di chuyển vào niệu đạo do sự co
thắt của cơ trơn ở ống dẫn tinh và túi tinh.

Giai đọan phóng tinh thật sự: Tinh dịch vào niệu đạo được các cơ bầu hang co
thắt làm bắn ra khỏi niệu đạo lúc cực khoái. Phản xạ phóng tinh có luồng hướng tâm
xuất phát từ các bộ phận nhận cảm giác đụng chạm ở đầu dương vật, đi đến tủy sống
qua thần kinh thẹn trong. Trung khu phản xạ phóng tinh nằm ở đoạn tủy lưng dưới
cung và đoạn tủy hiêng trên cùng.
1.6. Tinh dịch

Tinh dịch: là dịch được phóng ra vào lúc cực khoái. Đây là một hỗn hợp dịch:
10% dịch ống dẫn tinh (có tinh trùng), 60% dịch túi tinh, 30% dịch tiền liệt tuyến, một
lượng nhỏ từ các tuyến khác.

Thể tích bình thường 2.5 – 3.5ml trong một lần phóng tinh sau vài ngày kiêng
giao hợp, thể tích và lượng tinh trùng giảm nhanh nếu giao hợp gần nhau.

+ Tính chất:

Màu: trắng đục. Mùi: tanh nồng.

Trọng lượng riêng: 1.028. pH ³ 7.2

Thể tích ³ 1.5ml/lần phóng tinh. Thời gian ly giải: 15-60 phút.

+ Tinh trùng:

Tổng số tinh trùng ³ 39 triệu Mật độ tinh trùng ³ 15triệu/ml

Di động tiến tới (PR) ≥ 32% hoặc PR+NP (không tiến tới) ≥ 40% Hình dạng bình
thường ≥ 4%

Tỉ lệ tinh trùng sống ≥ 58%

+ Khác:

Tế bào lạ ≤ 1 triệu/ml

Thành phần khác: fructose, prostaglandin …

1.7. Chức năng nội tiết sinh lý sinh dục nam

Hormone điều hòa họat động sinh tinh

Ở người lớn, trục GnRH- LH /FSH - Tinh hoàn: có vai trò quan trọng trong
điều hòa hoạt động sinh tinh.

Chưa dậy thì: tinh hoàn chỉ có tinh nguyên bào ở trạng thái yên lặng, không có tế
bào Leydig lẫn tế bào quanh ống, tế bào Sertoli cũng yên lặng.
Dậy thì: bài tiết FSH tăng  hoạt hóa tinh nguyên bào.

 Hoạt hóa tế bào Sertoli: Tế bào này rất cần cho sự phân bào của tế bào mầm.

LH: kích thích tế bào Leydig bài tiết Testosterone; hormone này khuếch tán qua
màng đáy để vào tế bào Sertoli. Để hoàn tất giai đoạn cuối của quá trình sinh tinh cần
có một lượng testosteron tại chỗ cao hơn nồng độ huyết tương 100 lần. Vì thế ở người
đàn ông bị thiếu LH, lượng testosterone ngoại sinh với liều thay thế không đủ duy trì
hoạt động sinh tinh.

Sau dậy thì: hoạt động tạo tinh rất thường xuyên. Nếu FSH và LH bài tiết quá ít
thì sự tạo tinh vẫn diễn ra nếu có testosterone nồng độ cao. Trong trường hợp như vậy
số lượng tinh trùng giảm đáng kể, nhưng hình dạng tinh trùng bình thường; chỉ cần
LH và FSH về bình thường là có thể tăng lượng tinh trùng.

Mặc dù sự tạo tinh diễn ra có tính chu kỳ tại các ống sinh tinh, nhưng xét toàn
thể thì tinh hoàn liên tục giải phóng tinh trùng. Ngoài ra dù sự bài tiết gonadotropin
có dạng xung, nhưng lượng FSH và LH trung bình ở nam hầu như hằng định.

Dưới tác dụng của FSH, tế bào Sertoli sản xuất và bài tiết ra nhiều chất; một số
chất này đổ trực tiếp vào lòng ống sinh tinh.

Dưới tác động cộng hưởng của cả FSH và testosterone, tế bào Sertoli sản xuất
chất chuyên chở androgen, chất này gắn chặt với testosterone, dihydrotestosteron và
estradiol do đó điều hòa, làm cho các hormone này luôn có sẵn cho các tế bào mầm ở
ống sinh tinh và mào tinh.

Chức năng nội tiết của tinh hoàn: Hormon sinh dục nam Androgen gồm
có: testosteron, dihydrotestosteron và androstenedion trong đó chủ yếu là testosteron.

Ngoài ra testosterone cũng được tạo ra ở vỏ thượng thận.

Testosteron

Nguồn gốc: tế bào Leydig

Bản chất: steroid có 19 Carbon

Tác dụng:
+ Thời kỳ bào thai: từ tuần thứ bảy tinh hoàn bào thai tiết testosteron làm biệt
hóa đường sinh dục nam, ngăn cản sự hình thành đường sinh dục nữ. Trong 2- 3 tháng
cuối thai kỳ, testosteron còn có tác dụng đưa tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu.

+ Tuổi dậy thì: làm xuất hiện và bảo tồn các đặc tính sinh dục nam thứ phát như
tóc cứng và thô, mọc nhiều lông, râu; giọng nói trầm do dây thanh âm phì đại; da dày,
thô, mụn trứng cá; phát triển cơ xương, phát triển cơ quan sinh dục; tâm lý mạnh mẽ,
hướng ngoại, thích người khác giới.

+ Kích thích sản sinh tinh trùng: kích thích sự hình thành tinh nguyên bào, sự
phân chia giảm nhiễm từ tinh bào II thành tiền tinh trùng. Testosteron cũng kích thích
tế bào Sertoli tổng hợp và bài tiết protein nuôi dưỡng tinh trùng.

+ Đồng hóa prorein, phát triển hệ thống cơ xương: hệ thống cơ bắp phát triển
mạnh, lắng đọng protein ở da làm da dày, ở thanh quản làm phì đại niêm mạc thanh
quản, tăng tổng hợp protein của khung xương. Gây cốt hóa sụn liên hợp đầu xương,
tăng hoạt động tạo xương, làm khung chậu phát triển theo hình ống.

Điều hòa hoạt động tinh hoàn:

Hoạt động tinh hoàn chịu ảnh hưởng của FSH và LH.

FSH: có tác dụng nuôi dưỡng tế bào Sertoli, và cùng với các androgen duy trì
chức năng tạo tinh của tinh hoàn; ngoài ra còn kích thích bài tiết ABP(Androgen
Binding Protein: chất chuyên chở Androgen) và Inhibin.

Inhibin có tác dụng ức chế sự bài tiết FSH. LH có tác động nuôi dưỡng tế bào
Leydig. Các tổn thương vùng dưới đồi sẽ làm teo tinh hoàn, và tinh hoàn không còn
hoạt động.

Inhibin

Nguồn gốc: tế bào Sertoli.

Bản chất: glycoprotein, trọng lượng phân tử 10.000-30.000.

Tác dụng: ức chế bài tiết FSH dẫn đến giảm sản sinh tinh trùng.

Điều hòa: khi sản sinh tinh trùng quá nhiều sẽ kích thích bài tiết inhibin.

Điều hòa ngược bởi steroid: theo giả thuyết đã chứng minh (sơ đồ)
Khi cắt bỏ tinh hoàn: FSH, LH tăng nhiều.

Testosteron: ức chế bài tiết LH, do tác động trực tiếp lên tuyến yên và vùng dưới
đồi làm giảm GnRH.

Inhibin: tác động trực tiếp lên thùy trước tuyến yên làm ức chế bài tiết FSH

Dưới tác động của LH, một số lớn testosterone được bài tiết bởi tế bào Leydig
tiếp xúc với mô bì của ống sinh tinh. Như thế tế bào Sertoli có nồng độ androgen tại
chỗ đủ cao mới duy trì hoạt động tạo tinh được.

Nếu chích testosterone ngoại sinh vào, sẽ ức chế tế bào Leydig, nên không tạo
được một nồng độ testosterone tại chỗ đủ lớn cho sự tạo tinh, kết quả là giảm lượng
tinh trùng; vì lý do này người ta nghiên cứu dùng testosterone ngừa thai cho nam, tuy
nhiên với liều testosteron đủ gây ức chế sự tạo tinh lại gây tác dụng phụ là giữ nước và
muối; vai trò của inhibin cũng đang được tìm hiểu.

Hình 4: Chức năng sinh lý nội tiết sinh dục nam


II. SINH LÝ TÌNH DỤC VÀ CÁC GIAI ĐOẠN QUAN HỆ TÌNH DỤC

Tình dục là một vấn đề rất quan trọng trong đời sống của con người. Bởi thành
công hay thất bại trong tình dục có liên quan đến hạnh phúc hay đau khổ của mỗi cá
nhân cũng như gia đình của họ. Sự ham muốn tình dục là một trong những nhu cầu
thiết yếu của con người chỉ sau ăn, uống và ngủ. Bản năng này đóng vai trò quan trọng
trong việc duy trì nòi giống và là động lực thúc đẩy sự phát triển cũng như một phần
thước đo chất lượng cuộc sống của con người. Sinh hoạt tình dục là sự hòa hợp giữa
hai yếu tố sinh lý- tâm lý giữa hai cá thể với nhau. Trong đó yếu tố tâm lý đóng vai trò
quan trọng để có một cuộc tình dục viên mãn cho cả hai. [2]

Tình dục có hai mục tiêu là mục tiêu sinh sản và mục tiêu không sinh sản. Mục
tiêu không sinh sản chiếm phần lớn trong các cuộc giao hợp. Do có sự chỉ huy của
thần kinh cao cấp nên ở loài người ngoài ham muốn tình dục do hormone còn do nhiều
yếu tố khác tác động đến. Mọi ham muốn tình dục đều bắt nguồn từ xúc cảm tình dục
mà xúc cảm đó không chỉ là tình cảm giữa con người với con người mà còn là sự tinh
tế, khéo léo của mỗi người trong cách thể hiện ở cuộc yêu của mình. Đáp ứng tình dục
cũng do nhiều yếu tố chi phối như tâm lý, hoàn cảnh môi trường và sinh lý bao gồm
nội tiết, mạch máu, cơ và thần kinh. Có 4 giai đoạn đáp ứng tình dục bao gồm ham
muốn, kích thích, cực khoái và thỏa mãn. Mỗi giai đoạn của đáp ứng tình dục đều bị
ảnh hưởng bởi tuổi tác, bệnh tật, thuốc men, các chất kích thích cũng như thói quen
sinh hoạt và những mối liên hệ cá nhân.

Giai đoạn ham muốn: Giai đoạn này bắt đầu từ sự xuất hiện các kích thích như
nhìn hình ảnh, nghe âm thanh, ngửi mùi vị, tưởng tượng hay nhớ lại kỷ niệm. Cảm
giác ham muốn làm khởi động các yếu tố bên ngoài như cử chỉ vuốt ve, lời nói âu
yếm,… Chính những động tác này làm hưng phấn thần kinh nhạy cảm với Dopamin
nằm ở hệ thống Limbic trên não khiến tăng tiết Testosteron, hormone này ảnh hưởng
đến ham muốn của cả nam và nữ. Ham muốn tình dục sẽ kích thích và hướng đến việc
tìm cách thỏa mãn tình dục. Thời gian của giai đoạn này có thể chỉ diễn ra trong thời
gian ngắn vài giây hoặc có thể duy trì nhiều giờ và xuất hiện bất cứ nơi đâu khi có
những kích thích ban đầu.
Giai đoạn kích thích: Dưới tác dụng của hệ thần kinh phó giao cảm nhịp tim,
huyết áp, trương lực cơ bắt đầu tăng để đáp ứng với những kích thích tình dục ở giai
đoạn này. Bất kỳ yếu tố nào tác động đến giai đoạn này đều làm gián đoạn kích thích
và phải làm lại từ đầu. Nếu gián đoạn kéo dài thì giai đoạn này có thể mất đi.

Những kích thích tình dục làm tăng lượng máu đến cơ quan sinh dục. Ở nam giới
thể hiện bằng lượng máu được dồn đến vật hang, vật xốp làm dương vật cương cứng,
tuyến sken ở niệu đạo tiết ra dịch nhầy bôi trơn dương vật tạo thuận lợi cho cuộc giao
hợp nếu có. Cơ thể ở trạng thái căng cứng các cơ vì thế một số người sau cuộc giao
hợp sẽ có cảm giác căng mỏi cơ toàn thân. Trong khi dương vật căng cứng thì các cơ
thắt ở cổ bàng quang co chặt lại không cho nước tiểu chảy vào niệu đạo, chất dịch
được tiết ra từ hai tuyến hành- niệu đạo đẩy vào niệu đạo để làm sạch niệu đạo trước
khi diễn ra động tác phóng tinh. Tuyến Cowper cũng tiết ra một ít dịch và trong lượng
dịch được tiết ra này có chứa một lượng nhỏ tinh trùng có thể gây thụ thai. Nhịp tim và
huyết áp lúc này đều tăng, nó thực sự nguy hiểm đối với những người có bệnh tim
mạch hoặc tăng huyết áp. Những trường hợp “Thượng mã phong” được nói đến
thường xảy ra với những đối tượng này. Tuy nhiên bạn không nên lo lắng quá, nếu bạn
có sức khỏe tốt thì từ giai đoạn này bạn bắt đầu nhận được khoái cảm nhất của một
cuộc quan hệ tình dục.

Ở phụ nữ, dấu hiệu quan trọng nhất ở giai đoạn này là âm đạo bắt đầu tiết dịch,
kích thước âm đạo dài và rộng hơn để chuẩn bị cho cuộc giao hợp sắp xảy ra. Âm vật
phồng to, da vùng sinh dục thẫm hơn do căng máu hoặc một số phụ nữ có hiện tượng
đỏ da ở mặt cổ do tăng ham muốn tình dục.

Động tác giao hợp trong giai đoạn này có thể kéo dài trong vài phút đến hàng
giờ.

Giai đoạn cực khoái: Khi kích thích cao độ sẽ gây ra hiện tượng cực khoái, đó
là giai đoạn giải phóng sự co cơ được hình thành từ giai đoạn kích thích. Thời gian
giai đoạn này thường kéo dài dưới 1 phút,huyết áp và nhịp tim tiếp tục tăng hơn. Giai
đoạn này có thể diễn ra đồng thời ở nam và nữ nhưng nam giới phần lớn xảy ra sớm
hơn. Giai đoạn cực khoái ở nam giới thường kèm theo hiện tượng xuất tinh, lượng tinh
dịch mỗi lần phóng ra khoảng 2-4 ml và có chứa rất nhiều tinh trùng. Các cơ vùng tầng
sinh môn, cơ thắt hậu môn cũng co thắt lại góp phần tăng khoái cảm. Trong một lần
sinh hoạt tình dục giai đoạn cực khoái ở nam giới chỉ xảy ra một lần duy nhất.

Ở phụ nữ thường có cảm giác ấm và lan tỏa vùng sinh dục kèm theo hiện tượng
co thắt ở 1/3 ngoài âm đạo từ 3-15 lần.“vùng cấm” được bơm đầy lượng máu nhờ sự
co bóp nhiệt tình của tim, sự lưu thông mạnh mẽ đó để lại cảm giác đê mê, run rẩy lên
toàn bộ các bó cơ trong cơ thể. Khi lên “đỉnh”, thành bên trong “cô bé” co bóp theo
từng đợt. Mỗi đợt khoảng 0.8 giây, dịch nhờn ở giai đoạn này cũng được tiết ra nhiều
để động tác giao hợp diễn ra thuận lợi. Khác với nam giới, giai đoạn này phụ nữ
thường diễn ra muộn hơn và có thể đạt nhiều lần cực khoái trong một cuộc giao hợp.

Giai đoạn thư giãn: Sau phóng tinh, tình trạng căng cơ được giải phóng làm cơ
thể được thư giãn, các cơ ở các xoang máu tại thể hang và vật xốp mở, máu thoát khỏi
các xoang này làm dương vật xìu xuống, mềm ra, mất cương cứng. Ở phụ nữ cũng
được diễn ra tương tự, lượng máu dồn về vùng cấm ở giai đoạn trước cũng đã được
lưu thông. Những thay đổi sinh lý ở cả nam và nữ dần trở về bình thường. Cơ thể bắt
đầu mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi. Giai đoạn này thường kéo dài từ 5-15 phút.

Thời gian trung bình của một lần sinh hoạt tình dục cũng khác nhau, nhưng quan
trọng nhất là đáp ứng được nhu cầu của cả hai người, nghĩa là cả hai đều đạt được cực
khoái và thỏa mãn. Tùy thuộc vào ham muốn và khả năng đáp ứng của mỗi người mà
có thể tiến hành một lần giao hợp tiếp theo sau giai đoạn này được hay không.

III. TỔNG QUAN VỀ CHỨC NĂNG TÌNH DỤC NAM GIỚI VÀ SỰ SUY
GIẢM TÌNH DỤC DO RỐI LOẠN DẪN TRUYỀN TÍN HIỆU TẾ BÀO

Chức năng tình dục ở nam giới gồm 4 thành phần chính:

- Ham muốn
- Sự cương cứng
- Xuất tinh
- Cực khoái

Rối loạn tình dục là một vấn đề xảy ra với một trong những thành phần kể trên
gây cản trở sự thích thú hoặc khả năng giao hợp. Nhiều loại thuốc, nhiều rối loạn thể
chất và tâm thần ảnh hưởng đến chức năng tình dục.[3]
3.1. Ham muốn

Sự ham muốn tình dục là thành phần ý thức của chức năng tình dục. Giảm ham
muốn biểu hiện như là một sự thiếu thích thú tình dục hoặc giảm tần suất và cường độ
của ý nghĩ về tình dục, tự phát hoặc đáp ứng với kích thích tình dục.

Sự ham muốn nhạy cảm với nồng độ testosterone, dinh dưỡng, sức khoẻ và
thuốc.

3.1.1. Sự suy giảm ham muốn

Các tình trạng bệnh đặc biệt có thể làm giảm ham muốn tình dục bao gồm suy
sinh dục, bệnh thận mạn tính và trầm cảm; có đến hơn 25% đàn ông bị đái tháo
đường có thể gặp tình trạng suy sinh dục.

Các thuốc có khả năng làm giảm ham muốn tình dục bao gồm các thuốc đối
kháng thụ thể androgen yếu (ví dụ spironolactone, cimetidine), các chất chủ vận
hormone phóng thích luteinizing (như leuprolide, goserelin, buserelin) và các thuốc
đối kháng (như degarelix) dùng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt, kháng androgen
dùng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt (ví dụ, flutamide, bicalutamide), thuốc ức chế
5-alpha-reductase (ví dụ, finasteride, dutasteride) dùng để điều trị phì đại lành tính
tuyến tiền liệt, một số thuốc hạ huyết áp, và hầu như tất cả các thuốc hoạt hóa hệ thần
kinh trung ương (như chất ức chế serotonin chọn lọc (SSRIs), thuốc chống trầm cảm
ba vòng, thuốc chống loạn thần). Mất ham muốn tình dục do SSRIs hoặc thuốc chống
trầm cảm ba vòng đôi khi có thể đảo ngược với việc bổ sung bupropion hoặc
trazodone.

3.1.2. Sự suy sinh dục nam vàm giảm tín hiệu tế bào trong quá trình ham muốn

“Suy sinh dục nam được định nghĩa là sự thiếu hụt testosterone kết hợp với các
triệu chứng hoặc giảm sinh tinh trùng, hoặc cả hai. Suy sinh dục có thể là kết quả của
một tinh hoàn bất thường (suy sinh dục tiên phát) hoặc do trục dưới đồi - tuyến yên
(suy sinh dục thứ phát). Cả hai đều có thể là do bẩm sinh hoặc mắc phải: do lão hóa,
bệnh tật, thuốc hoặc các yếu tố khác. Ngoài ra, một số khiếm khuyết bẩm sinh về
enzyme gây ra kháng androgen ở mô đích với mức độ khác nhau. Chẩn đoán dựa vào
nồng độ hormone. Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân nhưng thường bao gồm điều trị
bằng hormone giải phóng gonadotropin (GnRH), gonadotropin hoặc liệu pháp thay
thế testosterone.” [4].

3.1.3. Nguyên nhân liên quan đến dẫn truyền tín hiệu tế bào

Suy sinh dục tiên phát liên quan đến sự kém đáp ứng của tinh hoàn với hormone
kích thích nang trứng (FSH) và hormone kích thích hoàng thể (LH). Suy sinh dục tiên
phát ảnh hưởng đến sản xuất testosterone và nồng độ testosterone thấp không đủ để ức
chế sản xuất FSH và LH; do đó, nồng độ FSH và LH tăng lên.

Suy sinh dục thứ phát là tình trạng vùng dưới đồi suy giảm sản xuất hormone giải
phóng gonadotropin (GnRH) (ví dụ như suy sinh dục do suy vùng dưới đồi vô căn)
hoặc suy tuyến yên nên không sản sinh đủ FSH và LH. Trong suy sinh dục thứ phát,
nồng độ testosterone ở mức thấp và nồng độ FSH và LH ở mức thấp hoặc mức bình
thường - thấp. Bất kỳ bệnh lý cấp tính nào cũng có thể gây ra suy sinh dục tam thời.
Một số hội chứng suy sinh dục có cả nguyên nhân tiên phát và thứ phát (suy sinh dục
hỗn hợp).

Một số hội chứng của suy sinh dục (ví dụ như tinh hoàn ẩn, một số bệnh hệ
thống) ảnh hưởng đến sinh tinh nhiều hơn nồng độ testosterone.

Có thể là do bẩm sinh hoặc mắc phải:


do lão hóa, bệnh tật, thuốc hoặc các yếu tố khác. Ngoài ra, một số khiếm khuyết bẩm s
inh về enzyme gây ra kháng androgen ở mô đích với mức độ khác nhau.

3.1.4. Triệu chứng và dấu hiệu

Tuổi khởi phát của tình trạng thiếu hụt testosterone chi phối các biểu hiện lâm
sàng: bẩm sinh, trẻ nhỏ, hoặc người lớn suy sinh dục.

Suy sinh dục bẩm sinh có thể khởi phát từ trong ba tháng đầu, ba tháng giữa hoặc
ba tháng cuối của thời kỳ mang thai. Suy sinh dục bẩm sinh khởi phát trong ba tháng
đầu của thời kỳ mang thai dẫn tới kết quả là sự biệt hóa giới tính nam không đầy đủ.
Khi không có mặt của testosterone, kết quả bình thường đó là sự hình thành bộ phận
sinh dục nữ giới. Thiếu hụt một phần testosterone dẫn đến những bất thường, từ bộ
phận sinh dục ngoài không rõ ràng đến tật lỗ tiểu lệch thấp. Trong ba tháng giữa và
cuối của thời kỳ mang thai, sự thiếu hụt testosterone có thể dẫn đến dương vật nhỏ
hoặc tinh hoàn không xuống.

Sự thiếu hụt testosteronexem suy sinh dục ở trẻ em khởi phát ở trẻ em có ít hậu
quả và thường không được để ý cho đến khi phát hiện trẻ dậy thì muộn. Suy sinh dục ở
những đứa trẻ không được điều trị làm giảm sự phát triển của các đặc điểm giới tính
thứ phát. Khi trưởng thành, những đứa trẻ bị ảnh hưởng này có sự phát triển cơ bắp
kém, giọng nói cao (the thé), bìu nhỏ, giảm sự phát triển của dương vật và tinh hoàn,
lông mu và lông nách thưa, và không có lông trên cơ thể (lông chân, tay..). Bệnh nhân
có thể biểu hiện chứng vú to nam giới và tỉ lệ cơ thể kiểu eunuchoid (chiều dài đo từ
tay phải sang tay trái chiều cao > 5 cm và chiều dài từ xương mu đến chân > chiểu dài
từ đỉnh đầu đến xương mu một khoảng > 5 cm) nguyên nhân do sự chậm cốt hóa của
đầu xương và xương tiếp tục phát triển dài ra.

Sự thiết hụt testosterone ở người lớn có những biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào
mức độ và thời gian của sự thiếu hụt. Giảm ham muốn; rối loạn cương dương; suy
giảm khả năng nhận thức, chẳng hạn như nhận thức về hình ảnh - không gian; rối loạn
giấc ngủ; sự rối loạn vận mạch (trong rối loạn cương nặng, cấp tính); và thay đổi tâm
thần, như trầm cảm và tức giận là rất hay gặp. Giảm khối lượng cơ, tăng lượng chất
béo tạng, teo tinh hoàn, loãng xương, vú to nam giới, và lông trên cơ thể thưa thớt,
những điều này thường mất từ vài tháng đến vài năm để xuất hiện. Sự thiếu
hụt testosterone làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành và ung thư tiền liệt tuyến.

3.1.5. Liệu pháp Liệu pháp thay thế testosterone (TRT)


Bởi vì testosterone ngoại sinh làm giảm khả năng sinh tinh trùng, TRT nên tránh,
có thể sử dụng ở những trường hợp suy sinh dục thứ phát hoặc khi người bệnh vẫn
muốn có con (trừ trường hợp teo tinh hoàn tiên phát không thể đảo ngược được). Điều
trị bệnh suy sinh dục thứ phát ở trẻ trai với liệu pháp thay thế gonadotropin thường
kích thích sản xuất androgen cũng như sự sản sinh tinh trùng rất tốt.

3.2. Sự cương cứng và rối loạn cương dương


3.2.1. Sự cương cứng

Sự cương cứng dương vật là một đáp ứng mạch máu - thần kinh với một số yếu
tố kích thích tâm lý và/hoặc xúc giác nhất định. Kích thích từ vỏ não và cung phản xạ
đối giao cảm vùng cùng cụt tạo ra phản ứng cương dương. Chất dẫn truyền thần kinh
đi qua dây thần kinh vật hang, đây là dây thần kinh đi phía sau bên của tiền liệt tuyến.
Chất dẫn truyền thần kinh này đi vào trong các mạch máu dương vật, những dây thần
kinh không adrenergic, không cholinergic giải phóng oxit nitric (NO) - một chất khí.
Nitric oxide khuếch tán vào các tế bào cơ trơn động mạch dương vật, làm tăng sản
xuất cGMP, cGMP làm giãn các động mạch và cho phép nhiều máu chảy qua chúng
và vào trong vật hang. Khi vật hang đầy máu, áp suất trong vật hang tăng lên, sẽ ép
vào các tĩnh mạch xung quanh, gây tắc nghẽn tĩnh mạch và giảm dòng máu chảy ra
khỏi vật hang. Dòng máu chảy vào tăng lên và dòng máu chảy ra giảm làm tăng áp lực
nội hang, tạo nên sự cương cứng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cương
cứng.[4]

3.2.2. Rối loạn cương dương


Rối loạn rối loạn cương dương là không có khả năng đạt được hoặc duy trì sự
cương cứng của dương vật để tiến hành cuộc giao hợp trọn vẹn. Hầu hết các rối loạn
cương dương đều liên quan đến chứng rối loạn về mạch máu, thần kinh, tâm lý và
hoóc môn; việc sử dụng thuốc cũng có thể là một nguyên nhân. Đánh giá bệnh gồm
sàng lọc các bệnh lý nền và đo nồng độ testosterone. Các lựa chọn điều trị bao gồm
các thuốc ức chế phosphodiesterase đường uống, prostaglandin đặt trong niệu đạo
hoặc tiêm trực tiếp vào dương vật, các thiết bị hút chân không và phẫu thuật thay vật
hang nhân tạo.
3.2.3. Nguyên nhân suy thoái tín hiệu tế bào

Có 2 loại rối loạn cương dương:

Rối loạn cương dương nguyên phát, người đàn ông chưa bao giờ có thể đạt được
hoặc duy trì sự cương cứng dương vật.

Rối loạn cương dương thứ phát, xuất hiện trong cuộc đời của một người đàn ông
mà trước đây họ cương cứng bình thường.

Rối loạn cương dương nguyên phát là rất hiếm và gần như luôn luôn do các yếu
tố tâm lý hoặc bất thường rõ ràng giải phẫu.
Rối loạn cương dương thứ phát phổ biến hơn và > 90% trường hợp có nguyên
nhân thực thể. Nhiều người đàn ông bị rối loạn cương dương thứ phát hình thành
những vấn đề tâm lý tiêu cực, điều này làm tồi tệ hơn tình trạng rối loạn cương dương.

Các yếu tố tâm lý, đều phải được xem xét trong mọi trường hợp của rối loạn
cương dương, dù là tâm lý phản ứng hay tâm lý nguyên phát. Các nguyên nhân tâm lý
của RLCD nguyên phát bao gồm cảm giác tội lỗi, nỗi sợ hãi quan hệ tình dục, trầm
cảm, hoặc lo âu. Các nguyên nhân này đa phần do sự quá nhạy trong dẫn truyền tín
hiệu tế bào thần kinh. Trong rối loạn cương dương thứ phát, các nguyên nhân có thể
liên quan đến tình trạng lo lắng, căng thẳng, hoặc trầm cảm. RLCD do tâm lý có thể là
xuất hiện ở một tình huống, liên quan đến một nơi, một khoảng thời gian hoặc đối tác
cụ thể.

Các nguyên nhân chính của RLCD là:

Rối loạn mạch máu

Rối loạn thần kinh

Những rối loạn này thường xuất phát từ xơ vữa động mạch hoặc đái tháo đường.

Phổ biến nhất nguyên nhân mạch máu là chứng xơ vữa động mạch hang dương
vật, thường do hút thuốc và đái tháo đường. Xơ vữa động mạch và sự lão hóa làm
giảm khả năng giãn của động mạch và giãn của cơ trơn thành mạch, làm giảm lượng
máu đi vào dương vật xem Tổng quan về chức năng sinh dục nam: cương cứng Rối
loạn cơ chế gây tắc nghẽn tĩnh mạch làm cho máu thoát ra từ tĩnh mạch, dẫn đến
không có khả năng duy trì sự cương cứng. Rối loạn cơ chế gây tắc nghẽn tĩnh mạch
làm cho máu thoát ra từ tĩnh mạch, dẫn đến không có khả năng duy trì sự cương cứng.

Cương đau dương vật, thường liên quan đến việc sử dụng trazodone, lạm dụng
cocaine và bệnh hồng cầu hình liềm có thể gây xơ hóa dương vật và dẫn đến ED bằng
cách gây xơ hóa vật hang và do đó làm giảm lưu lượng máu đến dương vật cần thiết
cho việc cương cứng.

Nguyên nhân thần kinh bao gồm đột quỵ, động kinh cục bộ phức tạp, bệnh đa xơ
cứng, các bệnh lý thần kinh ngoại biên, tự chủ và các tổn thương tủy sống. Bệnh thần
kinh đái tháo đường và tổn thương do phẫu thuật là những nguyên nhân phổ biến.
Bất cứ bệnh lý nội tiết hoặc sự lão hóa nào liên quan đến thiếu
hụt testosterone(suy sinh dục) có thể làm giảm ham muốn tình dục và gây RLCD. Tuy
nhiên, chức năng cương cứng hiếm khi được cải thiện với sự bình thường hóa nồng
độ testosterone huyết thanh bởi vì hầu hết những người bị ảnh hưởng cũng có các
nguyên nhân thần kinh-mạch máu gây RLCD.

3.2.4. Điều trị


Điều trị các nguyên nhân cơ bản:

- Thuốc ức chế PDE-5 đường uống điều trị rối loạn cương dương
- Thiết bị cương cứng hút chân không hoặc prostaglandin E1 tiêm nội hang hoặc
đặt niệu đạo (Điều trị bậc 2)

Nếu các phương pháp điều trị khác thất bại, có thể xem xét chỉ định phẫu thuật
thay vật hang nhân tạo.

Cần điều trị các bệnh lý nền (ví dụ bệnh đái tháo đường, u tuyến yên tiết
prolactin, suy sinh dục, bệnh peyronie - bệnh xơ hóa vật hang). Các loại thuốc có liên
quan tạm thời đến sự khởi phát của RLCD cần được ngưng hoặc thay thế. Cần điều trị
trầm cảm. Đối với tất cả bệnh nhân, các biện pháp tâm lý giúp bệnh nhân yên tâm và
giáo dục bệnh nhân (bao gồm cả bạn tình của bệnh nhân) rất quan trọng.

Thêm vào đó, lựa chọn đầu tay là một thuốc ức chế phosphodiesterase đường
uống. Nếu cần thiết, một phương pháp không xâm lấn khác có thể được chỉ định chẳng
hạn như thiết bị cương dương hút chân không hoặc prostagandin E1 đặt niệu đạo hoặc
tiêm nội hang. Các phương pháp điều trị xâm lấn chỉ được sử dụng khi các phương
pháp không xâm lấn thất bại. Tất cả các loại thuốc và thiết bị cần được thử ≥ 5 lần
trước khi được coi là không có hiệu quả.

Thuốc điều trị rối loạn cương dương

Điều trị đầu tay trong RLCD thường là một thuốc ức chế phosphodiesterase
đường uống. Các thuốc khác được sử dụng bao gồm prostaglandin E1 tiêm nội hang
hoặc đặt niệu đạo. Tuy nhiên, vì hầu hết các bệnh nhân đều muốn dùng thuốc uống,
thuốc uống được chỉ định trừ khi có chống chỉ định hoặc không dung nạp.
Thuốc ức chế phosphodiesterase đường uống ức chế có chọn lọc guanosine
monophosphate vòng (cGMP)-đặc biệt là phosphodiesterase type 5 (PDE5), chất đồng
phân phosphodiesterase chủ yếu trong dương vật. Những loại thuốc này bao gồm
sildenafil, vardenafil, avanafil và tadalafil. Thuốc có tác dụng làm cho cương cứng
bình thường thông qua cơ chế ngăn ngừa sự thủy phân của cGMP, các thuốc này điều
khiển sự giãn cơ trơn phụ thuộc cGMP. Mặc dù vardenafil và tadalafil có tính chọn lọc
hơn đối với hệ mạch dương vật so với sildenafil, nhưng đáp ứng lâm sàng và tác dụng
phụ của các thuốc này cũng tương tự nhau. Trong các thử nghiệm lâm sàng so sánh,
các thuốc này cho thấy hiệu quả tương đương (60 đến 75%).

Tất cả các thuốc ức chế PDE5 gây giãn mạch vành trực tiếp làm tăng tác dụng hạ
huyết áp của nitrat khác, kể cả những thuốc dùng để điều trị bệnh mạch vành cũng như
amyl nitrat dạng hít ("poppers"). Do đó, việc sử dụng đồng thời nitrat và chất ức chế
PDE5 có thể gây nguy hiểm và nên tránh. Cần thảo luận về những nguy cơ, sự lựa
chọn và thời gian thích hợp để sử dụng thuốc ức chế PDE5 với bác sĩ tim mạch ở
những bệnh nhân chỉ thỉnh thoảng sử dụng nitrat (ví dụ như cơn đau thắt ngực không
thường xuyên).

3.3. Rối loạn chức năng xuất tinh

Rối loạn chức năng xuất tinh là sự giảm thể tích hoặc không có tinh dịch khi xuất
tinh. Nó có thể là hậu quả của xuất tinh ngược dòng, có thể xảy ra ở nam giới bị đái
tháo đường hoặc là một biến chứng của phẫu thuật cổ bàng quang hoặc phẫu thuật cắt
bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo. Nó cũng có thể là kết quả của sự gián đoạn thần kinh
giao cảm - hậu quả của phẫu thuật (ví dụ, phẫu thuật hạch bạch huyết sau phúc mạc)
hoặc do các loại thuốc (ví dụ guanethidine, phentolamine, phenoxybenzamine,
thioridazine). Cắt bỏ tuyến tiền liệt tuyến toàn bộ (gồm cắt bỏ tuyến tiền liệt và các túi
tinh cùng với các hạch bạch huyết) làm mất sự xuất tinh do việc loại bỏ các túi tinh và
tuyến tiền liệt làm mất đi quá trình sản sinh ra tinh dịch. [4]

3.4. Xuất tinh sớm

Xuất tinh sớm được định nghĩa là xuất tinh sớm hơn kỳ vọng của người đàn ông
hoặc bạn tình của họ và gây ra đau khổ, chán nản cho cả hai. Nó thường do tình trạng
thiếu kinh nghiệm, lo lắng và các yếu tố tâm lý khác thay vì bệnh tật. Nó có thể được
điều trị thành công với thuốc gây mê tại chỗ, liệu pháp tình dục, thuốc chống trầm cảm
ba vòng và các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc. [4]

3.4.1. Các phương pháp điều trị xuất tinh sớm – giảm sự nhạy cảm tín hiệu tế
bào

Các phương pháp không dùng thuốc

Điều trị hành vi - tâm lý

Liệu pháp hành vi

Phương pháp “dừng–bắt đầu”:

Bạn tình kích thích dương vật cho đến khi người nam cảm thấy sự thôi thúc xuất
tinh.

Lúc đó người nam sẽ ra hiệu cho đối tác của mình dừng lại, đợi cho cảm giác
muốn xuất tinh vượt qua và sau đó bắt đầu trở lại .

Kỹ thuật “bấm qui đầu”:

Tương tự, nhưng bạn tình sẽ bấm mạnh vào qui đầu (để vừa có cảm giác đau)
ngay trước khi xuất tinh cho đến khi người nam mất cảm giác muốn xuất tinh.

Cả hai thủ thuật này thường được áp dụng trong một chu kỳ ba lần dừng trước
khi tiến tới xuất tinh .

Thủ dâm trước khi quan hệ tình dục

Phương pháp này có thể áp dụng đối những người trẻ tuổi. Sau thủ dâm, dương
vật sẽ giảm sự nhạy cảm dẫn đến chậm xuất tinh hơn trong lần quan hệ thực sự tiếp
theo.

Liệu pháp tâm lý

Các yếu tố tâm lý liên quan đến xuất tinh sớm cần được giải quyết trong điều trị.

Liệu pháp hành vi - tâm lý có thể có hiệu quả nhất khi được sử dụng hỗ trợ cho
điều trị thuốc.

Các thuốc điều trị xuất tinh sớm

Dapoxetine
Dapoxetin là một thuốc thuộc nhóm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc với
tác dụng nhanh. Dapoxetin được hấp thu nhanh, đạt nồng độ đỉnh 72 phút sau khi uống
và được bài tiết nhanh chóng. Nồng độ của dapoxetin trong huyết tương sau 24 giờ là
<5% so với nồng độ đỉnh. Không có dữ liệu cụ thể về thời gian hiệu lực của dapoxetin
nhưng dữ liệu lâm sàng cho thấy dapoxetin có hiệu quả khi giao hợp xảy ra 1-3 giờ sau
khi dùng thuốc .

Liều khuyến cáo là 30mg, sừ dụng trước khi quan hệ 1-3 giờ. Có thế tăng liều
đến 60mg. Nên uống với 1 ly nước đầy. Một số tác dụng phụ thường gặp gồm buồn
nôn, chóng mặt, tiêu chảy và nhức đầu. Tuy nhiên chỉ một số ít bệnh nhân phải ngừng
thuốc do các tác dụng phụ này. Hạ huyết áp tư thế là tác dụng phụ nặng nhất của
thuốc, tuy nhiên tỉ lệ hiếm gặp.

Dapoxetin khi sử dụng chung với một thuốc nhóm ức chế PDE5 có thể được
dung nạp tốt, an toàn [15,16].

Nhóm thuốc chống trầm cảm ngoài danh mục phê duyệt: các thuốc ức chế tái
hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và clomipramine

Một số thuốc chống trầm cảm hiện nay được sử dụng trong điều trị xuất tinh sớm
nhưng không được phê duyệt chính thức bao gồm:

Thuốc ức chế tái hấp thu không chọn lọc: clomipramin 25-50mg, ngày hoặc 4-24
giờ trước khi giao hợp.

Thuốc ức chế hấp thu chọn lọc serotonin

Fluoxetin 5-20mg/ ngày.

Paroxetin 10, 20, 40 mg/ ngày hoặc 20mg 3-4 giờ trước giao hợp.

Sertralin 25-200 mg/ngày hoặc 50mg 4-8 giờ trước khi giao hợp.

Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) được sử dụng để điều
trị các rối loạn tâm thể, nhưng lại có tác dụng làm chậm xuất tinh và do đó được sử
dụng rộng rãi như là các thuốc ngoài danh mục cho điều trị xuất tinh sớm. Các thuốc
SSRI phải được dùng trong 1-2 tuần để có hiệu quả trong điều trị xuất tinh sớm .Nhiều
nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng clomipramin, paroxetin, sertralin, and fluoxetin 3-6
giờ trước khi quan hệ được cho là có hiệu quả nhất, tuy nhiên lại không hiệu quả bằng
uống hằng ngày. Các tác dụng phụ có thể gặp của nhóm thuốc này là mệt mỏi, gây
ngáp, buồn nôn, nôn, khô miệng, tiêu chảy, đổ mồ hôi. Ngoài ra người ta cũng ghi
nhận thuốc có thể gây giảm ham muốn tình dục, không đạt cực khoái và rối loạn
cương. Khi điều trị với thuốc chống trầm cảm, cần lưu ý nhiều khả năng tái phát sau
khi ngừng thuốc .

Quyết định sử dụng thuốc dapoxetin uống trước khi quan hệ tình dục hoặc các
thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin liều uống hằng ngày nên dựa vào sự
đánh giá của thầy thuốc .

Clomipramin, một thuốc chống trầm cảm 3 vòng, lần đầu tiên được báo cáo là có
hiệu quả trong điều trị xuất tinh sớm vào năm 1973. SSRIs đã tạo nên một cuộc cách
mạng trong điều trị xuất tinh sớm. Trước khi có dapoxetin, điều trị hàng ngày với các
SSRIs là sự lựa chọn đầu tiên của điều trị trong xuất tinh sớm. Các thuốc citalopram,
fluoxetin, fluvoxamin, paroxetin và sertralin đều có cơ chế dược lý tương tự.

Trong một phân tích dữ liệu gộp, người ta thấy có một số nghiên cứu có phương
pháp tốt chứng minh hiệu quả của việc điều trị hằng ngày bằng các thuốc ức chế tái
hấp thu serotonin có chọn lọc điều trị xuất tinh sớm. Tuy nhiên, mặc dù có kéo dài thời
gian giao hợp, thì vẫn chưa có số liệu đủ để khẳng định những ưu điểm ở những bệnh
nhân được điều trị bằng các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc hàng ngày
để điều trị xuất tinh sớm. Qua phân tích này cũng cho thấy các thuốc ức chế tái hấp thu
serotonin có chọn lọc cho thấy kéo dài thời gian giao hợp lên từ 2,6 đến 13,2 lần.
Paroxetin có hiệu quả tốt hơn fluoxetin, clomipramin và sertralin. Sertralin trội hơn
fluoxetin, trong khi hiệu quả của clomipramin không khác biệt đáng kể so với
fluoxetin và sertralin.

Thuốc gây tê tại chỗ

Một số loại thuốc gây tê tại chỗ làm giảm cảm giác của vùng qui đầu dẫn đến
chậm xuất tinh bao gồm:

Kem lidocain 2,5%, kem Emla hoặc prilocain 2,5% dùng 20-30 phút trước khi
giao hợp. Chú ý sử dụng kem bôi lâu dài có thể gây mất khả năng cương do mất cảm
giác dương vật. Nên sử dụng bao cao su để tránh khuếch tán thuốc vào âm đạo.
Sử dụng thuốc tê tại chỗ để làm chậm xuất tinh là hình thức lâu đời nhất của điều
trị thuốc đối với xuất tinh sớm. Một vài thử nghiệm giả thuyết rằng các thuốc bôi làm
giảm sự nhạy cảm của qui đầu dương vật do đó có thể làm chậm xuất tinh, nhưng
không ảnh hưởng xấu đến cảm giác xuất tinh.

Tramadol

Người ta nhận thấy tramadol có tác dụng làm chậm sự xuất tinh.

Tramadol là thuốc giảm đau tác động trung ương, thuốc kết hợp kích hoạt opioid
thụ thể và ức chế tái hấp thu của serotonin và noradrenalin. Tác dụng làm chậm xuất
tinh của thuốc có thể được giải thích bằng khả năng kích hoạt thụ thể CNS μ-opioid và
não tăng 5-HT ở não bộ. Tuy nhiên, hiệu quả và khả năng dung nạp của tramadol cần
phải được chứng minh qua số lượng lớn bệnh nhân hơn và thời gian dài hơn .

Tramadol được hấp thu dễ dàng sau khi uống và có thời gian nồng độ giảm ½
trong 5-7 giờ. Đối với mục đích giảm đau, tramadol có thể được dùng từ 3 đến 4 lần
mỗi ngày viên 50-100 mg. Các tác dụng phụ được báo cáo ở liều sử dụng cho giảm
đau (lên đến 400 mg mỗi ngày) bao gồm táo bón, buồn ngủ và khô miệng. Cơ quan
Quản lý

Dược và Thực phẩm Mỹ cảnh báo về nguy cơ gây nghiện và gây khó thở của
tramadol

Thuốc khác: thuốc nhóm ức chế phospho-diesterase type 5

Một số nghiên cứu cho thấy chỉ có sildenafil có hiệu quả trong điều trị. Mặc dù
có thể thời gian giao hợp chưa được cải thiện đáng kể, tuy nhiên sildenafil tăng sự tự
tin, tăng khả năng kiểm soát xuất tinh và thỏa mãn tình dục, giảm lo lắng và giảm thời
gian phục hồi để dương vật có thể cương cứng tiếp sau khi xuất tinh.

Một số nghiên cứu cho thấy sildenafil kết hợp với một SSRI tốt hơn SSRI đơn trị
liệu :

Sildenafil kết hợp với paroxetin cải thiện đáng kể thời gian giao hợp và sự hài
lòng so với chỉ paroxetin.

Sildenafil kết hợp với sertralin cải thiện thời gian giao hợp và sự hài lòng đáng
kể so với một mình sertralin.
Sildenafil kết hợp với paroxetin và tư vấn tâm lý và hành vi cải thiện đáng kể
thời gian giao hợp và sự hài lòng trong những bệnh nhân mà phương pháp điều trị
khác không thành công.

Cuối cùng, sildenafil kết hợp với liệu pháp hành vi cải thiện đáng kể thời gian
giao hợp và sự hài lòng so với liệu pháp hành vi một mình.

Có rất ít dữ liệu về hiệu quả của các thuốc nhóm ức chế PDE5 khác (tadalafil và
vardenafil). Vai trò của thuốc ức chế PDE5 ở bệnh nhân xuất tinh sớm không kèm rối
loạn cương dương chưa rõ.

Phẫu thuật

Phẫu thuật (cắt da qui đầu, cắt dây thần kinh lưng dương vật…) không được
khuyến cáo trong điều trị xuất tinh sớm. [3]
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Physiology, Male Reproductive System,Purnima Gurung; Ekrem


Yetiskul; Ishwarlal Jialal.

[2] The Concept of Male Reproductive Anatomy _Oyovwi Mega Obukohwo,


Nwangwa Eze Kingsley, Rotu Arientare Rume and Emojevwe Victor.

[3] ThS.BS Mai Bá Tiến Dũng, 2014. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân xuất tinh sớm
nguyên phát. Hội thảo chuyên đề Vô sinh Nam và Nam Học lần III. Thành phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam ngày 06 tháng 9 năm 2014. Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TP
HCM (HOSREM).
[4] Irvin H. Hirsch , MD, Sidney Kimmel Medical College of Thomas Jefferson
University.

You might also like