You are on page 1of 5

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 8

KÌ II NĂM HỌC 2020 -2021

Định hướng của PGD Hạ Long.


1. Bài tiết nước tiểu.( mục 1 tạo thành nước tiểu không dạy chi tiết chỉ dạy sự tạo
thành nước tiểu phần đóng khung cuối bài , mục II lệnh tam giác trang 127 “sự tạo
thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng thận diễn ra liên tục nhưng thải nước tiểu
chỉ vào lúc nhất định có sự khác nhau đó do đâu” không thực hiện )
2. Đại não.
3.Phản xạ không điều kiện và có điều kiện.
4.Hoạt động thần kinh cao cấp ở người.
5.Tuyến nội tiết.

Câu hỏi
Câu 1. Quá trình tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Chúng diễn ra ở
đâu? Sản phẩm là gì?
Câu 2.
a. Mô tả cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của đại não? Tại sao khi bị tổn thương ở đại
não phía trái thì các cơ quan bên phải cơ thể bị ảnh hưởng và ngược lại?
b. Nêu rõ đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến hóa của
người so với các động vật khác trong lớp Thú.
Câu 3.
a. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Lấy ví dụ.
b. Phản xạ có điều kiện được hình thành như thế nào? Ý nghĩa của sự hình thành và ức
chế phản xạ có điều kiện trong đời sống con người?
c. Phân biệt tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện?
Câu 4. Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người?
Câu 5.
a. So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? VD.
b. Nêu tính chất, vai trò của Hoocmôn.
c. Kể tên: một số tuyến ngoại tiết; Tuyến pha; Các tuyến nội tiết chính của cơ thể.
Tuyến nội tiết nào là quan trọng nhất? Vì sao?
d. Phân biệt bệnh bazơđô và bướu cổ đơn thuần. Hãy nêu ý nghĩa của cuộc vận động
“Toàn dân dùng muối iôt”.

......Hết.....

1
Đề cương Sinh 8

Câu 1. Quá trình tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Chúng diễn ra ở
đâu? Sản phẩm là gì?
Quá trình tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình:
- Quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu.
- Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết xảy ra ở ống thận.
- Quá trình bài tiết tiếp các chất độc hại và các chất không cần thiết ở ống thận để tạo
thành nước tiểu chính thức.
Câu 2.
a. Mô tả cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của đại não? Tại sao khi bị tổn thương ở đại
não phía trái thì các cơ quan bên phải cơ thể bị ảnh hưởng và ngược lại?
a) Đại não là phẩn não phát triển nhất ở người.
- Cấu tạo ngoài:
+ Rãnh liên bán cầu chia đại não làm 2 nửa:
+ Rãnh sâu chia mỗi bán cầu làm 4 thuỳ (trán, đỉnh, chẩm, thái dương).
+ Khe và rãnh tạo thành khúc cuộn não → tăng diện tích bề mặt vỏ não lên tới 2300
– 2500 cm2.
- Cấu tạo trong:
+ Chất xám (ngoài) làm thành vỏ não, dày 2 - 3 mm gồm 6 lớp, chủ yếu là các tế bào
hình tháp.
+ Chất trắng (trong): là các đường thần kinh. Hầu hết các đường này thường bắt chéo
nhau ở hành tủy hoặc tủy sống.
- Khi bị tổn thương ở đại não phía trái thì các cơ quan bên phải cơ thể bị ảnh hưởng
và ngược lại vì: Hầu hết các đường thần kinh bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống.
b. Nêu rõ đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến hóa của
người so với các động vật khác trong lớp Thú.
- Tỉ lệ giữa khối lượng não với khối lượng cơ thể ở người lớn hơn ở động vật thuộc
lớp thú.
- Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt não chứa các nơ rơn lượng
chất xám lớn.
- Ở người có vùng vận động ngôn ngữ (nói và viết), có vùng hiểu tiếng nói và vùng
hiểu chữ viết.
Câu 3.
a. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Mỗi loại PX lấy 3 ví
dụ.
+ Phản xạ không điều kiện: Là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải luyện tập.
VD: Sinh ra biết khóc, ăn tiết nước bọt,…
+ Phản xạ có điều kiện: Là phản xạ được hình thành trong đời sống các cá thể, là
kết quả của quá trình học tập rèn luyện.
VD: Thấy đèn đỏ dừng xe lại, đeo khăn quàng và thẻ học sinh khi đến trường, ..
b. Phản xạ có điều kiện được hình thành như thế nào? Ý nghĩa của sự hình thành và ức
chế phản xạ có điều kiện trong đời sống con người?
- ĐK để thành lập phản xạ có điều kiện:

2
+ Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện.
Kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian
ngắn.
+ Quá trình kết hợp đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Ý nghĩa thành lập và ức chế PXCĐK :
- Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi.
- Hình thành các thói quen tập quán tốt với con người.

c. Phân biệt tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện?

Tính chất của PXKĐK Tính chất của PXCĐK


1. Trả lời các kích thích tương ứng hay - Trả lời kích thích bất kì hay kích thích
KT không điều kiện. có điều kiện(đã được kết hợp với kích
thích không điều kiện một số lần
2. Bẩm sinh. - Được hình thành qua đời sống (qua học
tập, rèn luyện).
3. Bền vững. - Dễ mất khi không được củng cố.
4. Có tính chất di truyền mang tính chất - Có tính chất cá thể, không di truyền.
chủng loại.
5. Số lượng hạn chế. - Số lượng không hạn định.
6. Cung phản xạ đơn giản - Hình thành đường liên hệ tạm thời.
7. Trung ương thần kinh nằm ở trụ não, - Trung ương thần kinh chủ yếu có sự
tuỷ sống. tham gia của vỏ não.

Câu 4. Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người?
- Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các PXCĐK cấp cao ở người.
- Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm
với nhau.
Câu 5.
a. So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? VD.
- Giống nhau: Đều có các tế bào tuyến,đều tạo ra các sản phẩm tiết
- Khác nhau:
Tuyến ngoại tiết Tuyến nội tiết
Cấu tạo Có ống dẫn chất tiết Không có ống dẫn chất tiết
Sản phẩm tiết Chất tiết: dịch tiêu hóa (nước Hooc mon.
bọt, dịch tụy..), mồ hôi,..

Đường đi của Chất tiết theo ống dẫn đến cơ Chất tiết ngấm thẳng vào máu
chất tiết quan hoặc đổ ra ngoài. đến cơ quan đích.

VD VD: tuyến nước bọt, tuyến VD: tuyến yên, tuyến trên
gan, tuyến mồ hôi,... thận...

b. Nêu tính chất, vai trò của Hoocmôn.

3
* Tính chất của hooc môn
a) Mỗi HM chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định (gọi là cơ quan
đích) -> tính đặc hiệu của hooc môn.
VD: Insulin do tuyến tuỵ tiết ra chỉ có tác dụng  làm hạ đường huyết.
b) HM có hoạt tính sinh học rất cao, chỉ cần một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt
VD: Chỉ vài phần nghìn miligam Ađrênalin  tăng nhịp tim, tăng đường huyết.
c) HM không mang tính đặc trưng cho cho loài.
VD: Insulin chiết từ tuỵ bò hoặc ngựa, thay insulin của người, chữa bệnh tiểu đường
ở người.
* Vai trò của hoocmôn:
-Nhờ sự điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết (thực chất
là của hooc môn):
+ Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
+ Điều hoà các quá trình sinh lý diễn ra bình thường.
- Nếu rối loạn hoạt động nội tiết  tình trạng bệnh lý.
c. Một số tuyến ngoại tiết: Tuyến nước bọt, tuyến lệ, ...
- Tuyến pha: Tuyến tụy, tuyến sinh dục
- Các tuyến nội tiết chính: Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến trên thận,
tuyến ức,...
- Tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất, vì nó tiết các hooc môn kích thích hoạt
động của nhiều tuyến nội tiết khác trong cơ thể.
d. Phân biệt bệnh bazơđô và bướu cổ đơn thuần. Hãy nêu ý nghĩa của cuộc vận động
“Toàn dân dùng muối iôt”.

Bệnh bướu cổ Bệnh Bazơđô


Nguyên Thiếu iốt, tirôxin không tiết ra Do tuyến giáp hoạt động mạnh,
nhân -> tuyến giáp tăng cường hoạt tiết nhiều hoocmoon tirôxin
động gây phì đại tuyến
Hậu quả Trẻ chậm lớn trí não kém phát làm tăng cường trao đổi chất,
triển, người lớn hoạt động thần tăng tiêu dùng Oxi, nhịp tim
kinh giảm sút, trí nhớ kém. tăng, người bệnh căng thẳng,
hồi hộp, mất ngủ, sút cân
nhanh , mắt lồi

* Hãy nêu ý nghĩa của cuộc vận động “Toàn dân dùng muối iôt”.
- Iốt là thành phần có trong hoocmon tirôxin (TH) của tuyến giáp. Hoocmon này có
vai trò quan trọng trong trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong tế bào.

- Nếu thiếu iốt thì tirôxin không được tiết ra → tuyến yên sẽ tiết hoocmon thúc đẩy
tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến giáp → bướu cổ. Trẻ bị bệnh này
sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển. Người lớn bị bệnh sẽ giảm sút thần kinh, trí nhớ
kém.

4
→ Vậy dùng Iốt sẽ giảm nguy cơ bị bệnh.

You might also like