You are on page 1of 7

Dương Phương Thảo – 8A3

ĐỀ CƯƠNG CUỐI KÌ II MÔN SINH HỌC 8


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hệ thống môi trường trong suốt của mắt cho phép ánh sáng đi qua gồm
A. màng giác, thể thủy tinh, màng lưới.
B. màng giác, thể thủy tinh, thủy dịch, màng mạch.
C. màng giác, thể thủy tinh, thủy dịch.
D. màng giác, thể thủy tinh, thủy dịch, dịch thủy tinh.
Câu 2. Cho các thông tin sau:
1. kích thích tế bào thụ cảm.
2. dây thần kinh thị giác.
3. hình ảnh của vật.
4. tế bào thần kinh thị giác.
5. ánh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong tới màng lưới.
6. vùng thị giác (thùy chẩm).
Sự tạo ảnh ở màng lưới diễn ra theo trình tự nào sau đây?
A. 1  2  3  4  5  6. B. 6  5  4  2  1  3.
C. 5  1  4  2  6  3. D. 5  1  2  4  3  6.
Câu 3. Phản xạ nào dưới đây là phản xạ không điều kiện?
A. Dừng lại khi gặp đèn đỏ.
B. Môi tím tái khi trời rét.
C. Né sang đường khác khi thấy đường đang đi tới bị tắc.
D. xếp hàng chờ mua bánh Trung thu.
Câu 4. Phản xạ nào dưới đây là phản xạ có điều kiện?
A. Co chân lại khi bị kim châm. B. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức.
C. Đỏ bừng mặt khi uống rượu. D. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc.
Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của phản xạ có điều
kiện?
A. Mang tính chất cá thể, không di truyền.
B. Trung ương nằm ở trụ não và tủy sống.
C. Dễ mất đi khi không được củng cố.
D. Số lượng không hạn định.
Câu 6. Phản xạ nào dưới đây sẽ mất đi khi không được củng cố thường xuyên?
A. Đọc sách trước khi ngủ. B. Ngáp khi buồn ngủ.
C. Toát mồ hôi khi nóng. D. Rụt tay lại khi chạm vật nóng.
Câu 7. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau: tiếng nói và chữ
viết là ... để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
A. phương tiện. B. cơ sở. C. nền tảng. D. mục đích.
Câu 8. Ở người, loại xương nào dưới đây được gắn trực tiếp với màng nhĩ?
A. Xương bàn đạp. B. Xương đe. C. Xương búa. D. Xương đòn.

Câu 9. Trong các đối tượng dưới đây, đối tượng nào có thời gian ngủ mỗi ngày
nhiều nhất ?

A. Người cao tuổi. B. Thanh niên. C. Trẻ sơ sinh. D. Trẻ vị thành niên.

Câu 10. Muốn có một giấc ngủ tốt thì cần phải

A. Tạo một phản xạ chuẩn bị cho giấc ngủ.

B. Uống cà phê trước khi đi ngủ 1 tiếng.

C. Lo lắng áp lực phía công việc.

D. Làm việc cật lực để hoàn thành đúng tiến độ

Câu 11. Trong cơ thể người, tuyến nội tiết nào đóng vai trò chỉ đạo hoạt động
của hầu hết các tuyến nội tiết khác ?

A. Tuyến sinh dục B. Tuyến yên

C. Tuyến giáp D. Tuyến tuỵ

Câu 12. Tuyến nội tiết nào có khối lượng lớn nhất trong cơ thể người ?
A. Tuyến giáp B. Tuyến tùng

C. Tuyến yên D. Tuyến trên thận

Câu 13. Hiện tượng “người khổng lồ” có liên quan mật thiết đến việc dư thừa
hoocmôn nào ?

A. GH B. FSH C. LH D. TSH

Câu 14. Ở người bị cận thị khi nhìn một vật thì ảnh của vật sẽ xuất hiện ở:
A. Phía trước màng lưới. B. Trên màng lưới.
C. Phía sau màng lưới. D. Ở điểm mù.
Câu 15. Đâu là nguyên nhân gây ra cận thị ?
1. Do cầu mắt quá dài
2. Do cầu mắt ngắn
3. Do thể thủy tinh bị lão hóa
4. Do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách quá gần
A. 1, 4 B. 2, 4 C. 1, 3 D. 2, 3
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
a. Quá trình thu nhận kích thích sóng âm diễn ra như thế nào giúp ta nghe được
âm thanh?
b. Bản thân em có những biện pháp nào để giữ vệ sinh tai?
Đáp án:
a. Quá trình thu nhận song âm:
Sóng âm  màng nhĩ  chuỗi xương tai  chuyển động ngoại dịch và nội
dịch ở ốc màng tai  kích thích các tế bào thụ cảm thính giác ở cơ quan
Coocti xuất hiện xung thần kinh  vùng thính giác ở thùy thái dương cho
ta nhận biết âm thanh.

b. Biện pháp giữ vệ sinh tai:


- Thường xuyên vệ sinh tai, giữ gìn tai sạch sẽ

+ Không dùng vật nhọn để ngoáy tai

+ Giữ vệ sinh mũi, họng đề phòng bệnh cho tai.

+ Tránh làm việc ở những nơi quá ồn hoặc tiếng động mạnh

+ Hạn chế dùng thuốc kháng sinh dễ gây ù tai, điếc tai

Câu 2: So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều
kiện.
Đáp án:

Câu 3: Nêu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ. Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần
những điều kiện gì?
Đáp án:

- Ý nghĩa sinh học của giấc ngủ:


Bản chất của giấc ngủ là quá trình ức chế tự nhiên. Khi ngủ các cơ quan giảm
hoạt động, có tác dụng phục hồi hoạt động của hệ thần kinh và các hệ cơ quan
khác.
- Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần những điều kiện:
- Tạo một phản xạ (một động hình) chuẩn bị cho giấc ngủ.

- Tránh những yếu tố làm ảnh hưởng tới giấc ngủ (ăn no quá, dùng chất kích
thích : cà phê, chè, thuốc lá ...) trước khi ngủ.

- Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu.

- Có một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.

- Điều chỉnh ánh sáng phù hợp


Câu 4:
a. Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết?
b. Tuyến tụy thuộc loại tuyến nào? Vì sao?
d. Nêu vai trò của hoocmôn?
Đáp án:
a. Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết:
Đặc điểm Tuyến ngoại tuyến Tuyến nội tiết
Cấu tạo Gồm các tế bào tuyến và ống dẫn Gồm các tế bào tuyến và
mạch máu, không có ống
dẫn
Sản phẩm tiết Sản phẩm tiết là các chất dịch Sản phẩm tiết là các
hoocmon

Đường đi của Chất tiết theo ống dẫn tới các cơ Chất tiết ngấm thẳng vào
sản phẩm tiết quan tác động máu tới cơ quan đích

Cho ví dụ Tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt, Tuyến yên, tuyến giáp,…
tuyến lị,…

b.
c. Vai trò của hoocmon:
- Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
- Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.

Câu 5: Trình bày bằng sơ đồ quá trình điều hoà lượng đường trong máu, đảm
bảo giữ Glucozo ở mức ổn định nhờ các hoocmon của tuyến tuỵ
Đáp án:

You might also like