You are on page 1of 5

CÂU HỎI THAM KHẢO GIỮA KÌ II

MÔN SINH HỌC 11.


Câu 1. Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo hình thức nào sau đây?
A.Chuyển động cả cơ thể. B.Co rút toàn thân.
C.Phản xạ. D. Co rút chất nguyên sinh.
Câu 5. Phản xạ là phản ứng của cơ thể
A.thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể.
B. thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể.
C.thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
D.trả lời lại các kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
Câu 6. Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nàosau đây?
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích Bộ phận thực hiện phản ứng.  Bộ phận phân tích và tổng
hợp thông tin
B. Bộ phận tiếp nhận kích thích  Bộ phận thực hiện phản ứng  Bộ phận phân tích và tổng
hợp thông tin.
C.Bộ phận tiếp nhận kích thích  Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin Bộ phận thực hiện
phản ứng.
D. Bộ phận trả lời kích thích  Bộ phận tiếp nhận kích thích  Bộ phận thực hiện phản ứng.
Câu 7. Hệ thần kinh dạng ống gặp ở những động vật nào sau đây?
A.Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
B.Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt.
C.Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm.
D.Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn.
Câu 9.Ý nào sau đâykhông đúng với ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A. Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh của động vật tăng lên.
B. Do các tế bào thần kinh tong hạch nằm gần nhau và hình thành nhiều mối liên hệ với nhau nên
khả năng phối hợp hoạt động giữa chúng được tăng cường.
C. Nhờ các hạch thần kinh liên hệ với nhau nên khi bị kích thích nhẹ tại 1 điểm thì gây ra phản
ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng.
D. Do mỗi hạch thần kinh điều khiển 1 vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính
xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.
Câu 10.Trật tự nào sau đây mô tả đúng cung phản xạ khi ngón tay chạm phải gai nhọn?
A. Thụ quan đau ở da → sợi vận động của dây thần kinh tủy → tủy sống→ sợi cảm giác của dây
thần kinh tủy → các cơ ngón tay.
B. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → các cơ ngón tay.
C. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → sợi vận động của dây
thần kinh tủy → các cơ ngón tay.
D. Thụ quan đau ở da → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay.
Câu 11. Các đặc điểm nào sau đây đúng với phản xạ không điều kiện ở động vật có hệ thần kinh
dạng ống?
(I) Do tủy sống điều khiển.
(II) Di truyền được, đặc trưng cho loài.
(III) Có số lượng không hạn chế.
(IV) Mang tính bẩm sinh và bền vững.
A. I, II, III. B. I,II,IV. C.II,III,IV. D. I,III,IV.
Câu 12. Có bao nhiêu nội dung sau đây đúng khi nói về cảm ứng ở động vật?
(I) Phản xạ là hình thức cảm ứng chỉ có ở động vật có tổ chức thần kinh.
(II)Cảm ứng ở động vật chỉ được thực hiện nhờ các tế bào thần kinh.
(III)Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh, đa dạng và dễ nhận biết.
(IV)Mức độ chính xác của cảm ứng phụ thuộc vào mức độ của tổ chức thần kinh.
(V)Tất cả các phản ứng của cơ thể đều là phản xạ.
A. 3. B. 4. C. 2 D. 5
Câu 13.Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về tính cảm ứng ở động vật ?
A.Phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.
B. Phản ứng nhanh, phản ứng dễ nhận thấy, hình thức phản ứng đa dạng.
C.Phản ứng nhanh nên khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.
D.Phản ứng chậm nên dễ nhận thấy và hình thức phản ứng rất đa dạng.
Câu 14.Hệ thần kinh ở bồ câu có cấu tạo gồm những phần nào sau đây?
A. Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.
B.Thần kinh hướng tâm và thần kinh ly tâm
C.Não bộ và dây thần kinh.
D.Nãobộ, tủy sống và hạch thần kinh.
Câu 15.Trong các phản xạ có điều kiện của cơ thể.Bộ phậnnào sau đây của não bộ có vai trò
quan trọng nhất?
A.Bán cầu đại não.
B.Não trung gian.
C.Não giữA.
D.Tiểu não và hành não.
Câu 16. Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng ống?
A. Cá heo, cá mập, dơi.
B. Bọ ngựa, cá rô phi, dơi.
C. Châu chấu, cá heo, cá mập.
D. Cá sấu, giun đốt, nhện.
Câu 17. Những ví dụ nào sau đây thuộc phản xạ có điều kiện?
(1)Bạn A nhìn thấy rắn độc thì bỏ chạy.
(2) Cá ngoi lên mặt nước khi nghe tiếng kẻng của người nuôi cá.
(3)Nâng vật nặng thì cơ thể thoát nhiều mồ hôi.
(4)Khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp, nếu mặc không đủ ấm thì cơ thể run rẩy.
(5) Tinh tinh dùng que để lấy mật trong tổ ong ra ăn.
A. (1),(2),(5)
B.(1),(2),(3),(4).
C.(2),(3),(4).
D.(1),(2),(3),(4),(5).
Câu 18.Nguyên nhân nào sau đây giúp động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời
cục bộ khi bị kích thích ?
A. Số lượng tế bào thần kinh tăng.
B. Mỗi hạch là 1 trung tâm điều khiển một vùng xác định.
C. Các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau.
D. Các hạch thần kinh liên hệ với nhau.
Câu 19.Một bạn dùng 1 cây kim nhọn lần lượt kích thích vào 3 điểm khác nhau trên cơ thể 1
động vật và quan sát. Kết quả cả 3 lần động vật đó đều phản xạ lại kích thích bằng cách co toàn
bộ cơ thể. Động vật được tiến hành thí nghiệm trên thuộc ngành nào sau đây?
A.Nguyên sinh.
B. Ruột khoang.
C. Chân khớp.
D. Có dây sống.
Câu 20.Bạn A rất thích ăn khế nên khi nhìn thấy bạn B ăn khế là có phản ứng tiết nước bọt ở
miệng. Phản ứng đó được thực hiện nhờ vào cung phản xạ nào sau đây?
A.Thụ thể ở niêm mạc lưỡi miệng → trung khu điều hòa nước bọt ở hành não và tủy sống →
tuyến nước bọt.
B.Tuyến nước bọt → trung khu điều hòa nước bọt ở hành não và tủy sống → thụ thể ở niêm mạc
lưỡi miệng.
C.Thụ thể ở mắt→ tuyến nước bọt → trung khu điều hòa nước bọt ở hành não và tủy sống.
D.Thụ thể ở mắt →trung khu điều hòa nước bọt ở hành não và tủy sống → tuyến nước bọt.
Câu 21. Ý nào sau đây đúng khi nói về trình tự các giai đoạn khi xuất hiện điện thế hoạt động ?
A. Đảo cực – mất phân cực – tái phân cực.
B. Đảo cực – tái phân cực – mất phân cực.
C. Mất phân cực – đảo cực – tái phân cực.
D. Mất phân cực – tái phân cực – đảo cực.
Câu 24. Tốc độ lan truyền điện thế hoạt động trên sợi thần kinh không có bao miêlin so với sợi
thần kinh có bao miêlin là
A. nhanh hơn. B.chậm hơn. C. gấp đôi. D. bằng một nữa.
Câu 27. Điện sinh học là
A. khả năng tích điện của tế bào.
B. khả năng truyền điện của tế bào.
C. khả năng phát điện của tế bào.
D. khả năng dẫn điện của tế bào.
Câu 28. Xung thần kinh xuất hiện khi nào?
A. Khi xuất hiện điện thế hoạt động.
B. Tại thời điểm chuẩn bị xuất hiện điện thế hoạt động.
C. Khi xuất hiện điện thế nghỉ.
D. Tại thời điểm chuẩn bị xuất hiện điện thế nghỉ.
Câu 29. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nguyên nhân làm tốc độ lan truyền điện thế hoạt
động trên sợi thần kinh có bao miêlin nhanh hơn so với không có bao miêlin?
A. Xung thần kinh lan truyền theo kiểu nhảy cóc.
B. Xung thần kinh lan truyền liên tiếp từ vùng này sang vùng khác.
C. Xung thần kinh chỉ lan truyền theo một chiều.
D. Xung thần kinh lan truyền liên tục dọc theo sợi trục tế bào thần kinh.
Câu 30. Xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin theo lối “nhảy cóc” là do bao
miêlin có đặc điểm nào sau đây?
A. Cách điện nên dể dàng xảy ra khử và đảo cực ở vùng có bao miêlin.
B. Cách điện nên không thể xảy ra khử và đảo cực ở vùng có bao miêlin.
C. Dẫn điện nên không thể xảy ra khử và đảo cực ở vùng không có bao miêlin.
D. Dẫn điện nên dể dàng xảy ra khử và đảo cực ở vùng không có bao miêlin.
Câu 31. Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh
trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin?
A. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng.
B. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và tiêu tốn nhiều năng lượng.
C. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.
D. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng.
Câu 32. Xung thần kinh lan truyền theo các bó sợi thần kinh từ vỏ não xuống đến cơ ngón chân
làm ngón chân co lại. Cho rằng chiều cao của một người là 1,5m, tốc độ lan truyền là 100m/giây.
Thời gian xung thần kinh lan truyền từ vỏ não xuống ngón chân là
A. 0,015 giây. B. 0,15 giây. C. 0,625 giây. D. 0,0625 giây
Câu 33. Có bao nhiêu đặc điểm đúng khi nói về sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh
có bao miêlin?
(1) Diễn truyền theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
(2) Sự thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eoRanvie.
(3) Dẫn truyền nhanh và tốn ít năng lượng.
(4) Nếu kích thích tại điểm giữa sợi trục thì lan truyền chỉ theo một hướng.
A. (1) và (4) B. (2),(3),(4) C. (2) và (4) D.(1),(2) và (3)
Câu 34. Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định không đúng về sự lan truyền xung thần
kinh trên sợi thần kinh?
(I) Ở người, tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh giao cảm lớn hơn nhiều lần tốc
độ lan truyền trên sợi thần kinh vận động.(S)
(II) Tốc độ lan truyền trên sợi thần kinh không có bao myelin chậm hơn so với sợi thần kinh có
bao myêlin.
(III) Lan truyền nhảy cóc làm cho nhiều vùng trên sợi trục chưa kịp nhận thông tin về kích thích.
(IV) Lan truyền liên tục làm đẩy nhanh tốc độ lan truyền thông tin trên sợi trục.(S)
A. 5 B.4 C.3 D.2
Câu 35. Tên gọi nào sau đây thể hiện diện tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với
các tế bào khác?
A. Cầu sinh chất B. Eo ranvie C. Xinap D. Mielin.
Câu 36. Trong cấu tạo của xinap, thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở vị trí nào sau
đây?
A. Màng trước xináp B. Khe xináp C. Chùy xináp D. Màng sau xináp
Câu 37. Cấu tạo nào của xinap có các bóng chứa chất trung gian hóa học?
A. Ty thể B. Khe xináp C. Chùy xináp D. Màng sau xináp
Câu38. Loại ion nào sau đây đã làm cho các túi chứa chất trung gian hóa học của xinap bị vỡ
ra?
A. Ca2+ B. Na+ C. K+ D. H+
Câu 39. Cấu trúc nào sau đây không thuộc thành phần cấu tạo của xinap?
A. Ty thể B. Khe xináp C. Chùy xináp D. Các ion Ca2+
Câu 40. Qúa trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào sau đây?
A. Khe xinap → màng trước xinap → chùy xinap → màng sau xinap
B. Chùy xinap → màng trước xinap → khe xinap → màng sau xinap
C. Màng sau xinap → khe xinap → chùy xinap → màng trước xinap
D. Màng trước xinap → chùy xinap → khe xinap → màng sau xinap
Câu 41. Đặc điểm nào sau đây sai khi nói về quá trình truyền tin qua xinap?
A. Các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan
truyền đi tiếp
B. Các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng
sau
C. Xung thần kinh xuất hiện ở màng sau lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước
D. Xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap làm Ca2+ đi vào trong chùy xinap
Câu 42. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về axêtincôlin sau khi xuất hiện xung thần kinh?
1. Axêtincôlin được tái chế phân bố tự do trong chùy xinap
2. Axêtincôlin bị axêtincôlinesteraza phân giải thành axêtat và côlin
3. Axêtat và côlin trở lại màng trước, đi vào chùy xinap được tái tổng hợp thành axêtincôlin
4. Axêtincôlin tái chế được chứa trong các bóng xinap
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 43. Trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm
đến cơ quan đáp ứng vì nguyên nhân nào sau đây?
A. Sự chuyển giao xung thần kinh qua xinap nhờ chất trung gian hóa học chỉ theo một chiều
B. Các thụ thể ở màng sau xinap chỉ tiếp nhận các chất trung gian hóa học theo một chiều
C. Khe xinap ngăn cản sự truyền tin ngược chiều
D. Chất trung gian hóa học bị phân giải sau khi đến màng sau xinap
Câu 44. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về xinap?
1. Tốc độ lan truyền tin qua xinap hóa học chậm hơn tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi
thần kinh.
2. Tất cả xinap đều có chứa chất trung gian hóa học là axêtincôlin.
3. Truyền tin qua xinap hóa học có thể không cần chất trung gian.
4. Xinap là diện tiếp xúc giữa các tế bào cạnh nhau.
A. 1 B. 2 C. 3 D.4.

You might also like