You are on page 1of 6

ÔN TẬP SINH HỌC 11 CUỐI HỌC KÌ II

Phần I. TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Côn trùng hô hấp
A. bằng hệ thống ống khí B. bằng mang C. bằng phổi D. qua bề mặt cơ thể
Câu 2: Khi nói về sự di chuyển của khí O 2 và khí CO2 diễn ra ở các mô của các cơ quan, phát biểu nào sau đây là
đúng?
A. O2 từ tế bào vào máu B. O2 từ máu ra phế nang
C. CO2 từ tế bào vào máu D. Sau khi trao đổi khí, nồng độ O2 trong máu tăng cao
Câu 3: Bộ phận thực hiện cơ chế cân bằng nội môi là:
A. hệ thần kinh và tuyến nội tuyến
B. các cơ quan dinh dưỡng như thận, gan, mạch máu,...
C. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
D. cơ và tuyến
Câu 4: Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự
A. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
B. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
C. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm
D. tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
Câu 5: Trật tự đúng về cơ chế duy trì huyết áp là :
A. huyết áp bình thường → thụ thể áp lực mạch máu → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → tim giảm nhịp
và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp tăng cao → thụ thể áp lực ở mạch máu
B. huyết áp tăng cao → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → thụ thể áp lực mạch máu → tim giảm nhịp và
giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp bình thường → thụ thể áp lực ở mạch máu
C. huyết áp tăng cao → thụ thể áp lực mạch máu → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → tim giảm nhịp và
giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp bình thường→ thụ thể áp lực ở mạch máu
D. huyết áp tăng cao → thụ thể áp lực mạch máu → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → thụ thể áp lực ở
mạch máu→ tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp bình thường
Câu 6: Đỉnh sinh trưởng của rễ cây hướng vào lòng đất, đỉnh của thân cây hướng theo chiều ngược lại. Đây là kiểu
hướng động nào?
A. Hướng hóa B. Hướng tiếp xúc C. Hướng trọng lực D. Hướng sáng
Thông hiểu:
- Phân tích được các kiểu hướng động qua các ví dụ cụ thể.
- Phân tích được nguyên nhân của các kiểu hướng động
Câu 7: Những phản ứng nào sau đây là biểu hiện tính hướng động ở thực vật
1. Hiện tượng thân cây quấn vào cọc để leo lên của cây đậu cô ve
2. Hiện tượng cuốn ngọn của cây sắn dây
3. Hiện tượng đóng mở khí khổng
4. Hiện tượng cụp lá của cây bắt mồi
5. Hiện tượng vươn ra ánh sáng khi chiếu sáng một phía của ngọn cây
A. 1,2,3 B. 1, 3, 4 C. 1 và 5 D. 1 và 4
Câu 8: Sự uốn cong ở cây là do sự sinh trưởng
A. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho
cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc
B. đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ
quan uốn cong về phía tiếp xúc
C. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ
quan uốn cong về phía tiếp xúc
Trang 1
D. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho
cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc
Câu 9: Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước
A. nhiều tác nhân kích thích
B. tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng
C. tác nhân kích thích không định hướng
D. tác nhân kích thích không ổn định
Câu 10: Cho các nội dung sau :
1. ứng động liên quan đến sinh trưởng tế bào
2. thường là các vận động liên quan đến đồng hồ sinh học. Là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh
trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, canh hoa)
3. sự đóng mở khí khổng
4. sự nở ở hoa mười giờ, tulip, bồ công anh
5. các vận động cảm ứng có liên quan đến sức trương nước của các miền chuyên hóa
6. cây nắp ấm bắt mồi
7. là ứng động không liên quan đến sinh trưởng của tế bào
Hãy sắp xếp các nội dung trên với các kiểu ứng động cho phù hợp
A. sinh trưởng: (1), (2) và (4) ; không sinh trưởng: (3), (5), (6) và (7)
B. sinh trưởng: (2), (4) và (7) ; không sinh trưởng: (1), (3), (5) và (6)
C. sinh trưởng: (1), (4) và (5) ; không sinh trưởng: (2), (3), (6) và (7)
D. sinh trưởng: (1), (2), (4) và (6) ; không sinh trưởng: (3), (5) và (7)
Câu 11: Trong các động vật sau:
(1) giun dẹp (2) thủy tức (3) đỉa
(4) trùng roi (5) giun tròn (6) gián (7) tôm
Bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A. 1 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 12: Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành bởi các tế bào thần kinh
A. rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh
B. phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh
C. rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh
D. phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào
thần kinh
Câu 13: Khi bị kích thích, thủy tức phản ứng bằng cách:
A. trả lời kích thích cục bộ B. co toàn bộ cơ thể
C. co rút chất nguyên sinh D. chuyển động cả cơ thể
Câu 14: Những phản xạ nào sau đây thuộc loại phản xạ có điều kiện?
1. Khi thấy rắn thì mọi người đều bỏ chạy
2. Cá bơi lên mặt nước khi nghe tiếng kẻng của người nuôi cá
3. Khiêng vật nặng cơ thể bị ra mồ hôi
4. Khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp, nếu mặc không đủ ấm thì cơ thể sẽ bị run rẩy
5. Tinh tinh dùng que để bắt mối trong tổ ra ăn
A. 1, 2, 5 B. 1, 2, 3, 4 C. 2, 3, 4, 5 D. 1, 2, 3, 4, 5

Câu 15: Điện thế nghỉ là gì?


A. Sự chênh lệch điện thế giữa các điểm ở hai bên màng tế bào, khi tế bào bị kích thích
Trang 2
B. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích điện âm, phía
ngoài màng tích điện dương
C. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích điện dương, phía
ngoài màng tích điện âm
D. Sự chênh lệch điện thế giữa các điểm ở hai bên màng tế bào, khi tế bào không bị kích thích
Cơ chế duy trì điện thế nghỉ
Câu 16: Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K chuyển
A. Na+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào B. Na+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào
C. K+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào D. K+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào
Câu 17: Khi bị kích thích, điện thế nghỉ biến thành điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn theo thứ tự là:
A. Mất phân cực (khử cực) → Đảo cực → Tái phân cực
B. Đảo cực → Tái phân cực → Mất phân cực
C. Mất phân cực → Tái phân cực → Đảo cực
D. Đảo cực →Mất phân cực → Tái phân cực
Câu 18: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao
miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”:
A. chậm và tốn ít năng lượng B. chậm và tốn nhiều năng lượng
C. nhanh và tốn ít năng lượng D. nhanh và tốn nhiều năng lượng
Câu 19: Trong xináp, chất trung gian hóa học nằm ở
A. màng trước xináp B. chùy xináp C. màng sau xináp D. khe xináp
Câu 20: Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là
A. axêtincôlin và đôpamin B. axêtin cô lin và serôtônin
C. serôtônin và norađrênalin D. axêtincôlin và norađrênalin
Câu 21: Qua trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự :
A. Khe xináp → màng trước xináp → chùy xináp → màng sau xináp
B. Chùy xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp
C. Màng sau xináp → khe xináp → chùy xináp → màng trước xináp
D. Màng trước xináp → chùy xináp → khe xináp → màng sau xináp
Câu 22: Tập tính bẩm sinh là những tập tính
A. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể
B. được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể hoặc đặc trưng cho loài
C. học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể
D. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài
Câu 23: Tập tính động vật là
A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật
thích nghi với môi trường sống và tồn tại
B. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với
môi trường sống và tồn tại
C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật
thích nghi với môi trường sống và tồn tại
D. chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích
nghi với môi trường sống và tồn tại
Câu 24: Sơ đồ mô tả đúng cơ sở thần kinh của tập tính là
Trang 3
A. kích thích → hệ thần kinh → cơ quan thụ cảm → cơ quan thực hiện → hành động
B. kích thích → cơ quan thụ cảm → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → hành động
C. kích thích → cơ quan thực hiện→ hệ thần kinh → cơ quan thụ cảm → hành động
D. kích thích → cơ quan thụ cảm → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động
Câu 25: Nhận thức về môi trường xung quanh giúp động vật hoang dã nhanh chóng tìm được thức ăn và tránh thú
săn mồi là kiểu học tập:
A. in vết B. quen nhờn C. học ngầm D. điều kiện hóa
Câu 26: Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần
thì rùa sẽ không rụt đầu và chân vào mai nữa. Đây là ví dụ về hình thức học tập
A. in vết B. quen nhờn C. học ngầm D. học khôn
Câu 27: Xác định câu đúng (Đ)/sai (S) sau đây
1. kiến lính sẵn sàng chiến đấu và hi sinh bản thân để bảo vệ kiến chúa và cả đàn là tập tính vị tha
2. hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá là tập tính bảo vệ lãnh thổ
3. tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó là tập tính bảo vệ lãnh thổ
cò quăm thay đổi nơi sống theo mùa là tập tính kiếm ăn
4. chim én tránh rét vào mùa đông là tập tính di cư
5. chó sói, sư tử sống theo bầy đàn là tập tính xã hội
6. vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với con cái là tập tính thứ bậc
Phương án trả lời đúng là
A. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ, 6Đ, 7S B. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ, 6Đ, 7Đ
C. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ, 6S, 7S D. 1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ, 5Đ, 6Đ, 7S
Câu 28: Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để thông báo cho các con
đực khác là tập tính
A. kiếm ăn B. sinh sản C. di cư D. bảo vệ lãnh thổ
Câu 29: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính
A. học được B. bẩm sinh C. hỗn hợp D.vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp
Câu 30: Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm?
A. Mô phân sinh bên B. Mô phân sinh đỉnh cây
C. Mô phân sinh lóng D. Mô phân sinh đỉnh rễ
Câu 31: Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây
A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra
C. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra D. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra
Câu 32: Xét các đặc điểm sau:
1. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây
2. Diễn ra chủ yếu ở cây Một lá mầm và hạn chế ở cây Hai lá mầm
3. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch
4. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ)
5. Chỉ làm tăng chiều dài của dây
Những đặc điểm trên không có ở sinh trưởng thứ cấp là
A. (1) và (4) B. (2) và (5) C. (1), (3) và (5) D. (2), (3) và (5)
Câu 33: Khi nói về hoocmon thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây

Trang 4
B. Nồng độ thấp nhưng gây ra tác động sinh lí lớn
C. Thường có tính chuyên hóa thấp hơn so với động vật
D. Được tạo ra ở đâu thì gây tác động sinh lí ở đấy
Câu 34: Chất nào sau đây có tác dụng đến quá trình phân chia tế bào, hình thành cơ quan mới, ngăn chặn sự hóa
già?
A. Auxin B. Xitokinin C. Axit abxixic D. Giberelin
Câu 35: Tuổi của cây một năm được tính theo:
A. Chiều cao của cây B. Đường kính thân C. Số lá D. Đường kính tán lá
Câu 36: Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng độ dài thời gian che tối liên tục vào ban đêm của một cây bằng
một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa. Cây đó thuộc nhóm thực vật nào sau đây?
A. Cây ngày ngắn B. Cây ngày dài
C. Cây trung tính D. Cây ngày ngắn hoặc cây trung tính
Câu 37: Một cây ngày dài có độ dài ngày tới hạn là 15 giờ sẽ ra hoa. Chu kì chiếu sáng nào dưới đây sẽ làm cây
không ra hoa?
A. 16h chiếu sáng/ 8h che tối B. 14h chiếu sáng/ 10h che tối
C. 15,5h chiếu sáng/ 8,5h che tối D. 4h chiếu sáng/ 8h che tối
Câu 38: Khi nói về hai biện pháp: thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu và bắn pháo hoa ban
đêm ở các đồng mía vào mùa đông, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hai biện pháp này đều có tác dụng kìm hãm sự ra hoa
B. Hai biện pháp này đều có tác dụng kích thích sự ra hoa
C. Biện pháp thắp đèn vào ban đêm ở các vườn trồng cúc vào mùa thu có tác dụng kìm hãm sự ra hoa và bắn pháo
hoa ban đêm ở các đồng trồng mía vào mùa đông có tác dụng kích thích sự ra hoa
D. Biện pháp thắp đèn vào ban đêm ở các vườn trồng cúc vào mùa thu có tác dụng kích thích sự ra hoa và bắn pháo
hoa ban đêm ở các đồng trồng mía vào mùa đông có tác dụng kìm hãm sự ra hoa
Câu 39: Một cây dài ngày ra hoa trong quang chu kì tiêu chuẩn 14 giờ sáng - 10 giờ tối. Cây đó sẽ ra hoa trong
quang chu kì nào sau đây?
1. 14 giờ sáng - 14 giờ tối
2. 15 giờ sáng - 9 giờ tối
3. 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ 7 giờ tối
4. 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ xa 7 giờ tối
5. 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ - đỏ xa 7 giờ tối
6. 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ xa - đỏ 7 giờ tối
7. 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ xa - đỏ - đỏ xa 7 giờ tối
8. 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ - đỏ xa - đỏ 7 giờ tối
Phương án trả lời đúng là:
A. (2), (3), (6) và (8) B. (2), (3), (6) và (7)
C. (2), (3), (5) và (8) D. (2), (3), (4) và (7)

Câu 40: Cho các loài sau:


1. Cá chép 2. Gà 3. Ruồi 4. Tôm
5. Khi 6. Bọ ngựa 7. Cào Cào 8. Ếch 9. Cua 10. Muỗi
Trang 5
Những loài sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là
A. (1), (4), (6), (9) và (10) B. (1), (4), (7), (9) và (10)
C. (1), (3), (6), (9) và (10) D. (4), (6), (7), (9) và (10)
Câu 41: Các loại hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống là
A. hoocmôn sinh trưởng và tirôxin
B. hoocmôn sinh trưởng và testosterone
C. testosterone và ơstrogen
D. hoocmôn sinh trưởng, tirôxin, testosterone và ơstrogen
Câu 42: Tắm nắng vào lúc sáng sớm hay chiều tối (ánh sáng yếu) có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ
vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò
A. chuyển hóa Na để hình thành xương B. chuyển hóa Ca để hình thành xương
C. chuyển hóa K để hình thành xương D. oxi hóa để hình thành xương
Câu 43:Ở trẻ em, nếu cơ thể dư thừa loại hoocmon nào sau đây thì sẽ gây bệnh khổng lồ?
A. Hoocmon sinh trưởng (GH) B. Hoocmon insulin
C. Hoocmon glucagon D. Hoocmon tiroxin
Câu 44: Testosterone được sinh sản ra ở
A. tuyến giáp B. tuyến yên C. tinh hoàn D. buồng trứng
Câu 45: Trong các yếu tố sau, yếu tố nào là tác nhân ảnh hưởng mạnh mẽ nhất lên quá trình sinh trưởng và phát
triển của động vật và người?
A. Thức ăn B. Nhiệt độ môi trường C. Độ ẩm D. Ánh sáng

Trang 6

You might also like