You are on page 1of 16

Sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với kích thích từ môi trường

nhờ

A. sự sinh trưởng.

B. sự trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

C. sự sinh sản.

D. sự cảm ứng.

Sinh vật thu nhận kích thích nhờ

A. bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin.

B. neuron hướng tâm.

C. các thụ thể, các giác quan, các tế bào thụ cảm.

D. neuron li tâm.

Trật tự nào sau đây thể hiện đúng cơ chế cảm ứng ở sinh vật?

A. Thu nhận kích thích → Phân tích và tổng hợp thông tin →Dẫn
truyềnkích thích → Trả lời kích thích.

B. Thu nhận kích thích →Dẫn truyền kích thích → Phân tích và tổng hợp
thông tin → Trả lời kích thích.

C. Dẫn truyền kích thích→Thu nhận kích thích→ Phân tích và tổng hợp
thông tin → Trả lời kích thích.

D. Phân tích và tổng hợp thông tin → Trả lời kích thích→ Dẫn truyền kích
thích → Thu nhận kích thích.

Nối tên bộ phận thực hiện chức năng cảm ứng với giai đoạn thích hợp
của cơ chế cảm ứng.

Bộ phận thực hiện cảm Tên giai đoạn của cơ chế cảm
ứng ứng

(a) neuron hướng tâm (1) Phân tích và tổng hợp thông tin
(b) các giác quan

(c) trung ươngthần kinh (2) Trả lời kích thích

(d) cơ (3) Thu nhận kích thích

(e) tế bào thụ cảm (4) Dẫn truyền kích thích

(g) tuyến

Cơ quan có vai trò chủ yếu trả lời kích thích ở người là

A. cơ quan thụ cảm.

B. cơ hoặc tuyến.

C. hệ thần kinh.

D. dây thần kinh.

Những bộ phận của một neuron điển hình gồm:

(1) Màng tế bào

(2) Chất dẫn truyền thần kinh

(3) Khe synap

(4) Nhân tế bào

(5) Sợi trục, sợi nhánh

(6) Tơ cơ

A. (1), (2), (3) và (4).

B. (2), (3), (5) và (6).

C. (1), (2), (4) và (5).

D. (2), (3), (4) và (5).

hứ tự các bước nào sau đây là đúng về quá trình truyền tin qua synapse
hoá học?
(1) Xuất hiện và lan truyền tiếp xung thần kinh ở màng sau synapse.

(2) Ca2+ kích thích xuất bào chất truyền tin hoá học vào khe synapse.

(3) Tiểu phần được vận chuyển trở lại màng trước, đi vào chùy synapse,
là nguyên liệu tổng hợp chất truyền tin hoá học chứa trong các bóng.

(4) Xung thần kinh lan truyền đến kích thích Ca 2+ đi từ ngoài vào trong
chuỳ synapse.

(5) Chất truyền tin hoá học gắn vào thụ thể tương ứng ở màng sau
synapse.

(6) Enzyme phân giải chất truyền tin hoá học thành các tiểu phần.

A. (1)→ (2) → (3) → (4) → (5) → (6).

B. (2)→ (3) → (1)→ (6) → (5)→ (4).

C. (4)→ (1)→ (5)→ (3) → (6) → (2).

D. (4) → (2)→ (5)→ (1)→ (6) → (3).

Ghép các tên loài động vật tương ứng với dạng hệ thần kinh của chúng.

Loài động
Hệ thần kinh
vật

(a) Mèo (1) Dạng lưới


(b) Muỗi (2) Dạng chuỗi
(c) San hô hạch

(d) Cá chép (3) Dạng ống

Khẳng định nào dưới đây về vai trò của các bộ phận trong một cung phản
xạ là không đúng?

A. Bộ phận tiếp nhận kích thích là các thụ thể cảm giác.

B. Bộ phận dẫn truyền là dây thần kinh hướng tâm và li tâm.


C. Bộ phận trung ương thần kinh làm nhiệm vụ xử lí thông tin, đưa ra
quyết địnhtrả lời kích thích và lưu giữ thông tin.

D. Bộ phận trả lời là các cơ xương trong cơ thể.

Thụ thể ở giác quan nào tiếp nhận kích thích cơ học?

A. Mắt, tai.

B. Tai, da.

C. Mũi, lưỡi.

D. Mắt, da.

Những phản xạ nào trong các phản xạ dưới đây là phản xạ có điều kiện?

(1) Toát mồ hôi khi trời nóng.

(2) Mặc áo ấm khi trời lạnh.

(3) Tăng nhịp tim khi chạy bộ.

(4) Tăng nhịp tim khi nghe một thông tin xúc động.

(5) Rụt tay khi thấy nước bốc hơi từ bình đun nước.

A. (1), (3) và (5).

B. (2), (4) và (5).

C. (2), (3) và (4).

D. (3), (4) và (5).

Khẳng định nào dưới đây về chất kích thích là không đúng?

A. Chất kích thích thường là những chất gây nghiện do tác động gây hưng
phấn thần kinh.

B. Chất kích thích có thể làm thay đổi chức năng bình thường của cơ thể
theo hướng làm cơ thể phụ thuộc vào chất đó hoặc cảm giác thèm, muốn
sử dụng chất đó đến mức có thể mất kiểm soát hành vi.
C. Thường xuyên sử dụng chất kích thích sẽ dẫn đến nghiện, rối loạn trí
nhớ, rốiloạn giấc ngủ, trầm cảm, hoang tưởng, huỷ hoại tế bào thần kinh.

D. Việc cai nghiện rất khó khăn vì cơ thể đã hình thành phản xạ không
điều kiện với những tác nhân gây nghiện.

Những chức năng nào sau đây là tập tính?

(1) Tìm kiếm, bảo vệ thức ăn

(2) Sinh nhiều giao tử

(3) Tìm kiếm bạn tình

(4) Ngăn ngừa dịch bệnh

(5) Bảo vệ lãnh thổ

(6) Tiến hoá

A. (1), (2) và (5).

B. (2), (4) và (6).

C. (1), (3) và (5).

D. (3), (5) và (7).

Chất mà động vật tiết ra ngoài môi trường và ảnh hưởng đến hành vi của
những cá thể khác cùng loài là

A. hormone.

B. pheromone.

C. chất dẫn truyền thần kinh.

D. enzyme.

Khẳng định nào dưới đây về tập tính bẩm sinh là không đúng?

A. Bẩm sinh, di truyền.

B. Không ổn định.
C. Bao gồm các phản xạ không điều kiện.

D. Không mang tính cá thể.

Những tập tính nào trong những ví dụ dưới đây là tập tính bẩm sinh?

(1) Nhện giăng tơ.

(2) Ong bắp cày đẻ trứng vào rệp.

(3) Em bé bú mẹ.

(4) Đứa trẻ bơi.

(5) Sư tử tranh giành vị trí đầu đàn.

(6) Chim di cư về phương nam tránh rét.

A. (1), (2) và (3).

B. (1), (5) và (6).

C. (2), (3) và (4).

D. (3), (4) và (6).

Một bầy chó sói cùng nhau săn mồi. Việc học tập của cá thể chó sói trong
bầy là hình thức học tập nào?

A. Học in vết.

B. Học thử và sai.

C. Học nhận biết không gian.

D. Học xã hội.

Khẳng định nào dưới đây về hình thức học tập ở động vật
là không đúng?

A. Quen nhờn là hình thức con vật phớt lờ, không trả lời những kích thích
lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm
nào.
B. Học liên hệ là hình thức phức tạp của học tập, đó là sự phối hợp các
kinh nghiệm để tìm cách giải quyết những tình huống mới.

C. Học xã hội là hình thức học cách giải quyết vấn đề bằng cách quan sát
hành vi của các cá thể khác.

D. Học in vết được hình thành ở một giai đoạn nhất định trong cuộc đời cá
thểđộng vật.

Dựa vào chức năng của neuron, hãy cho biết neuron có số lượng sợi
nhánh nhiều sẽ có ưu thế gì.

A. Sợi nhánh càng nhiều giúp neuron xử lí các thông tin càng chính xác →
quá trình truyền thông tin càng nhanh chóng.

B. Sợi nhánh càng nhiều giúp neuron truyền thông tin đến các tế bào khác
càng nhanh → quá trình xử lí thông tin càng chính xác.

C. Sợi nhánh càng nhiều giúp neuron tiếp nhận nhiều thông tin từ thân
neuron gửi tới → quá trình xử lí thông tin càng chính xác.

D. Sợi nhánh càng nhiều giúp neuron tiếp nhận thông tin từ nhiều tế bào
khác gửi tới → quá trình xử lí thông tin càng chính xác.

Loại thụ thể cảm giác nào sau đây chỉ đóng vai trò cảm nhận kích thích từ
môi trường bên ngoài?

A. Thụ thể đau.

B. Thụ thể nhiệt.

C. Thụ thể điện từ.

D. Thụ thể hoá học.

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các dạng hệ thần kinh?

A. Hệ thần kinh dạng ống gồm các tế bào thần kinh tập trung lại tạo thành
các hạch thần kinh, nối với nhau bằng các sợi thần kinh.
B. Hệ thần kinh dạng ống gồm phần đầu của ống phát triển mạnh thành
não bộ, phần sau hình thành tuỷ sống.

C. Hệ thần kinh dạng lưới gồm các tế bào thần kinh tập trung thành từng
cụm ở các bộ phận nhất định trên cơ thể.

D. Hệ thần kinh dạng ống có sự phân hoá thành hạch não, hạch ngực và
hạch bụng.

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cấu tạo của synapse hoá
học?

A. Trên màng trước synapse có các kênh Ca2+.

B. Khe synapse là khoảng hở giữa màng trước synapse và màng sau


synapse.

C. Trên màng sau synapse có các thụ thể tiếp nhận các chất trung gian
hoá học.

D. Các chất trung gian hoá học trong các bóng synapse được chứa ở khe
synapse.

Ý nào sau đây là đúng khi mô tả về đường dẫn truyền xung thần kinh
trong cung phản xạ?

A. Cơ quan thụ cảm → neuron cảm giác → trung ương thần kinh có các
neuron trung gian → neuron vận động → cơ quan đáp ứng.

B. Cơ quan thụ cảm → neuron trung gian → trung ương thần kinh có các
neuron cảm giác → neuron vận động → cơ quan đáp ứng.

C. Cơ quan thụ cảm → neuron vận động → trung ương thần kinh có các
neuron trung gian → neuron cảm giác → cơ quan đáp ứng.

D. Cơ quan thụ cảm → neuron cảm giác → trung ương thần kinh có các
neuron vận động → neuron trung gian → cơ quan đáp ứng

Trong các nguyên nhân sau, có bao nhiêu nguyên nhân làm cho xung
thần kinh truyền qua synapse chỉ theo một chiều từ màng trước ra màng
sau?
(1) Chỉ có trên màng sau synapse có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá
học.

(2) Chỉ có chùy synapse có bóng chứa chất trung gian hoá học.

(3) Trên màng sau synapse có chứa các enzyme phân giải chất trung gian
hoá học.

(4) Chỉ có trên màng trước synapse có các kênh ion tiếp nhận ion Ca2+.

(5) Chỉ có trên màng trước synapse có các kênh ion.

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Trong các bệnh sau đây, có bao nhiêu bệnh liên quan đến hệ thần kinh?

(1) Alzheimer.

(2) Parkinson.

(3) Trầm cảm.

(4) Rối loạn cảm giác.

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Có bao nhiêu loại thuốc sau đây có tác dụng giảm đau?

(1) Morphine.

(2) Paracetamol.

(3) Oxycodone.
(4) Piperazin.

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về ảnh hưởng của các
chất ma tuý đối với con người?

(1) Sau nhiều lần sử dụng sẽ gây nghiện và lệ thuộc vào chúng.

(2) Tạo cho con người cảm giác sảng khoái, hưng phấn, giảm căng thẳng
và mệt mỏi.

(3) Sử dụng ma tuý quá liều có thể gây tử vong đột ngột.

(4) Khi sử dụng lâu dài có tác dụng giảm đau, giảm căng thẳng.

(5) Người sử dụng có thể có những hành vi gây nguy hại cho bản thân,
gia đình và xã hội.

A. 3.

B. 4.

C. 1.

D. 2.
QUẢNG CÁO

Có bao nhiêu biện pháp sau đây nhằm đảm bảo hệ thần kinh được khoẻ
mạnh?

(1) Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày hợp lí.

(2) Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

(3) Sử dụng các chất để kích thích hoạt động của hệ thần kinh.

(4) Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.


A. 3.

B. 4.

C. 1.

D. 2.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về cơ chế thu nhận và
truyền tín hiệu âm thanh ở người?

(1) Vành tai và ống tai ngoài có vai trò dẫn truyền sóng âm vào màng nhĩ.

(2) Chuỗi xương tai ở tai giữa có vai trò khuếch đại âm thanh.

(3) Các thụ thể cảm nhận thính giác nằm ở ốc tai, có vai trò truyền tín hiệu
về vùng cảm nhận thính giác ở hành não.

(4) Sự rung động của màng nhĩ được truyền qua chuỗi xương tai ở tai
giữa đến cửa sổ bầu dục ở tai trong.

A. 3.

B. 4.

C. 1.

D. 2.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về cơ chế thu nhận và
truyền tín hiệu ánh sáng ở người?

(1) Khi truyền đến mắt, giác mạc là bộ phận đầu tiên tiếp nhận ánh sáng.

(2) Thụ thể tiếp nhận ánh sáng ở mắt là các tế bào que và tế bào nón.

(3) Sau khi tiếp nhận ánh sáng, các tế bào que và tế bào nón truyền xung
thần kinh đến các tế bào ngang và tế bào amacrine.

(4) Xung thần kinh được truyền đến vùng cảm nhận thị giác ở vỏ não qua
các sợi thần kinh thị giác.

A. 4.

B. 3.
C. 1.

D. 2.

Khi nói về các loại phản xạ, có bao nhiêu nhận định dưới đây
là không đúng?

(1) Các phản xạ không điều kiện thường đơn giản, ít tế bào thần kinh
tham gia.

(2) Phản xạ tiết dịch tiêu hoá, phản xạ định hướng là các phản xạ có điều
kiện.

(3) Cơ sở hình thành phản xạ không điều kiện là sự hình thành cầu nối
giữa các tế bào ở thần kinh trung ương.

(4) Các phản xạ có điều kiện không bền vững, phải được củng cố thường
xuyên.

(5) Phản xạ có điều kiện không đặc trưng cho từng cá thể nhưng đặc
trưng cho loài.

(6) Phản xạ không điều kiện có tính chất bẩm sinh, không di truyền.

A. 2.

B. 3.

C. 1.

D. 4.

Tập tính là gì?

A. Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường
(bên trong hoặc bên ngoài cơ thể).

B. Tập tính là chuỗi phản xạ của động vật trả lời kích thích từ môi trường
(bên trong hoặc bên ngoài cơ thể).

C. Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật tiếp nhận kích thích từ môi
trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể).
D. Tập tính là chuỗi cảm ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường
(bên trong hoặc bên ngoài cơ thể).

Nhận định nào sau đây là đúng với tập tính bẩm sinh?

A. Là loại tập tính được hình thành sau khi sinh ra.

B. Có thể truyền từ cá thể này sang cá thể khác.

C. Mang tính đặc trưng cho loài.

D. Không giới hạn về mặt số lượng.

Khi nói về tập tính học được, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Là loại tập tính từ khi sinh ra đã có.

B. Phụ thuộc vào sự phát triển của hệ thần kinh và tuổi thọ của động vật.

C. Vừa có tính đặc trưng cho loài, vừa đặc trưng cho từng cá thể.

D. Có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

Khi nói về tập tính hỗn hợp, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Là loại tập tính bẩm sinh và được hoàn thiện ngay từ lần đầu tiên.

B. Là loại tập tính học được nhưng phải trải qua nhiều lần học tập.

C. Là loại tập tính không đặc trưng cho loài cũng như cho từng cá thể.

D. Là loại tập tính trung gian giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Ví dụ nào sau đây không thuộc dạng tập tính xã hội?

A. Trong đàn sư tử, sư tử đực đầu đàn là con đực to khoẻ và hung dữ
nhất; khi săn được mồi, con đực đầu đàn sẽ được ăn trước tiên.

B. Hầu hết các công việc trong xã hội loài ong đều do ong thợ đảm nhận
như xây tổ, kiếm ăn, chăm sóc con non, chiến đấu để bảo vệ tổ khi bị xâm
phạm.

C. Vào mùa đông, đàn ngỗng trời di cư từ phương bắc về phương nam để
tránh rét.
D. Sư tử đực chiến đấu để đánh đuổi các con đực lạ ra khỏi lãnh thổ của
nó.

Có bao nhiêu tập tính sau đây thuộc dạng tập tính xã hội?

(1) Tập tính sinh sản.

(2) Tập tính vị tha.

(3) Tập tính thứ bậc.

(4) Tập tính hợp tác.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về các hình thức học tập
ở động vật?

(1) Quen nhờn cho phép hệ thần kinh của động vật tập trung trả lời các
kích thích làm tăng giá trị thích nghi và tồn tại hơn là các kích thích không
có giá trị.

(2) In vết là dạng tập tính dễ quan sát thấy ở các động vật non có kích
thước nhỏ như ấu trùng, giun đất, san hô,...

(3) Kết quả của việc học nhận biết không gian là hình thành được năng
lực trí nhớ về cấu trúc không gian.

(4) Học liên hệ là hình thức học tập dựa trên cơ sở của sự hình thành
đường liên hệ thần kinh tạm thời.

(5) Điều kiện hoá hành động là hình thức học tập của động vật có sự liên
kết với một phần thưởng hoặc hình phạt

A. 1.

B. 2.
C. 3.

D. 4.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về quá trình học
tập ở người?

(1) Quá trình học tập ở người dựa trên cơ sở là sự hình thành và củng cố
các phản xạ có điều kiện.

(2) Quá trình học tập ở người được chia thành các giai đoạn: tiếp nhận xử
lí, ghi nhớ và củng cố thông tin.

(3) Kết quả của giai đoạn tiếp nhận là sự hình thành nhận thức, kĩ năng,
thái độ, hành vi,…

(4) Nhờ có tư duy, con người có thể sử dụng thông tin đã ghi nhớ trong
những trường hợp cụ thể, đồng thời loại bỏ đi những thông tin đã cũ.

(5) Nhờ có quá trình học tập mà con người có thể hình thành được các
tập tính xã hội như các loài động vật khác.

A. 3.

B. 4.

C. 1.

D. 2.

Có bao nhiêu ví dụ sau đây là ứng dụng của tập tính trong an ninh, quốc
phòng?

(1) Dùng pheromone để dẫn dụ côn trùng.

(2) Huấn luyện chó nghiệp vụ để phát hiện ma tuý.

(3) Dùng bù nhìn để xua đuổi các loài chim, thú phá hoại mùa màng.

(4) Huấn luyện chuột để dò tìm mìn.

A. 3.

B. 4.
C. 1.

D. 2.

You might also like