You are on page 1of 33

ÔN TẬP SINH LÝ

I. NÃO BỘ - HỆ THẦN KINH


1. Những mô tả sau đây về lớp vỏ tiểu não là đúng, trừ:
a. Được tạo thành bởi chất xám.
b. Dày từ 1 đến 1,5 cm.
c. Được câu tạo bởi 3 lớp tế bào: tế bào hình sao, tế bào hình hạch lớn, tế bào hình hạt
d. Là nơi tập trung nhiều sợi có bao myelin.

2. Hành não có vai trò sinh mạng vì:


a. Có chức năng dẫn truyền cảm giác, vận động
b. Có nhân của nhiều dây thần kinh sọ não
c. Có những trung tâm điều hòa hô hấp và tim mạch
d. Có trung tâm điều hòa vận động và bài tiết của ống tiêu hóa

3. Khi chất môi giới thần kinh được nhận biết và gắn với receptor màng sau synap sẽ gây ra
hiện tượng.
a. Làm mở kênh ion
b. Kích thích tế bào sau synap
c. Ức chế độ bảo sau synap
d. Làm mất tác dụng receptor

4. Nói về vùng dưới đồi, câu nào sau đây sai:


a. Là một phần của gian não.
b. Tập hợp khoảng 32 đội nhân xám
c. Vừa có chức năng thần kinh, vừa có chức năng nội tiết
d. Không có mối liên hệ với tuyến yên

5. Những mô tả sau đây về hành cầu não đều đúng trừ:


a. To dần từ dưới lên trên
b. Có các khe và rãnh giống như tủy sống.
c. Là nơi xuất phát của các dây thần kinh sọ não từ V đến XII
d. Chất trắng bên ngoài và chất xám bên trong

6. Tủy sống có các đặc điểm sau, trừ:


a. Chất trắng bên ngoài tạo thành bó thần kinh
b. Chất xám bên trong có dạng hình chữ H (hoặc hình con bướm)
c. Được chia làm 30 tiết đoạn
d. Được bao bọc bởi 3 lớp màng.

7. Một synap hóa học gồm 3 phần:


a. Tế bào trước synap, khe synap, neuron sau synap.
b. Túi chứa chất môi giới thần kinh, khu synap và receptor
c. Tế bào trước synap, khe synap, tế bào sau synap
d. Màng trước synap, khe synap, màng sau synap

8. Nói về sợi trục neuron, câu nào sau đây sai


a. Mỗi neuron có một sợi trục
b. Phần cuối sợi trục tiết ra chất môi giới thần kinh
c. Phần cuối sợi trục có receptor tiếp nhận chất môi giới thần kinh
d. Phần cuối sợi trục tham gia vào thành phần cấu trúc synap

9. Đơn vị cấu tạo cơ bản của hệ thần kinh


a. Synap
b. Neuron
c. Thân của neuron
d. Sợi trục của neuron

10. Synap là chỗ nối giữa:


a. Hai neuron trung ương
b. Neuron với tế bào cơ quan
c. Neuron vận động với neuron cảm giác
d. Neuron với neuron hay neuron với tế bào cơ quan

11. Nói về chất trung gian hóa học, câu nào sau đây sai?
a. Chứa ở cúc tận cùng
b. Đóng vai trò quan trọng trong quá trình dẫn truyền xung động thần kinh
c. Khi giải phóng ra sẽ làm thay đổi tính thấm màng trước synap đối với ion
d. Kết hợp với receptor ở màng sau synap

12. Sắp xếp các hiện tượng sau đây theo đúng thứ tự
1. Túi synap vỡ
2. Ca+ đi vào màng trước synap
3. Chất mỗi giới thần kinh kết hợp với receptor
4. Xung động thần kinh đi đếnmàng trước synap
5. Chất môi giới thần kinh giải phóng vào khe synap
6. Màng sau synap thay đổi tính thấm với ion
Trình tự đúng là :
a. 4, 2, 3, 1, 5, 6
b. 4, 2, 1, 5, 3, 6
c. 4, 6, 1, 3, 5, 2
d. 4, 1, 5, 3, 6, 2

13. Hành não có chức năng điều hòa trương lực cơ vì:
a. Chứa nhân đó làm tăng trương lực cơ
b. Chứa nhân tiên đình làm giảm trương lực cơ
c. Chứa nhân đỏ làm giảm trương lực cơ
d. Chứa nhân tiền đình làm tăng trương lực cơ

14. Nói về receptor câu nào sau đây không đúng?


a. Nằm ở màng trước synap
b. Là một loại protein xuyên màng
c. Tiếp nhận chất môi giới thần kinh
d. Khi kết hợp với chất mới giới thần kinh, tham gia mở kênh ion

15. Bộ phận của neuron tiếp nhận xung động thần kinh truyền đến
a. Sợi trục
b. Đuôi gai.
c. Thân
d. Chủ yếu ở đuối gai, một phần ở thân.

16. Những mô tả sau đây về não bộ là đúng, trừ:


a. Là bộ phận phát triển nhất của hệ thần kinh ở người
b. Khối lượng não chiếm khoảng 1/40 khối lượng cơ thể
c. Giữa khối lượng não tuyệt đối với trí tuệ có mối tương quan thuận
d. Được bao bọc bởi 3 lớp màng.

17. Chất xám của tủy sống có các đặc điểm sau, trừ:
a. Có dạng hình chữ H hoặc hình con bướm
b. Mỗi bên chia thành 2 sừng: trước và sau trừ phần ngực và phần trên thắt lưng có thêm sừng
bên.
c. Sừng sau và sừng bên chứa neuron vận động, sừng trước chứa neuron cảm giác
d. Ống tủy ở giữa, chứa dịch não tủy và tham gia thực hiện quá trình trao đổi chất

18. Thân của neuron không có chức năng nào sau đây:
a. Dinh dưỡng cho neuron
b. Tiếp nhận xung động thần kinh truyền đến neuron
c. Phát sinh xung động thần kinh
d. Dẫn truyền xung động ra khỏi neuron

19. Nói về hành cầu não câu nào sau đây sai?
a. Nằm ở vị trí thấp nhất của hệ thần kinh trung ương
b. Là nơi xuất phát của dây thần kinh sọ số X
c. Là trung tâm của nhiều phản xạ sinh mạng
d. Có 3 chức năng: phản xạ, điều hòa, trương lực cơ

20. Tủy sống không có các đặc điểm sau đây?


a. Nằm trong cột sống.
b. Hình trụ, dẹp trước sau.
c. Nặng khoảng 40g.
d. Dài khoảng 40-43cm

21. Vùng dưới đồi không có chức năng nào sau đây
a. Điều hòa tuần hoàn
b. Điều hòa thân nhiệt
c. Điều hòa hoạt động trao đổi chất
d. Điều hỏa phản xạ thăng bằng

22. Hình thức hoạt động cơ bản của hệ thần kinh


a. Cảm giác
b. Vận động
c. Hoạt động thần kinh cấp cao.
d. Phản xạ

23. Những mô tả sau đây về tiểu não đều đúng trừ:


a. Nằm sau hành tủy
b. Chất trắng tạo thành 3 đôi cuống tiểu não.
c. Gồm thùy nhộng tiểu não ở trước và các bán cầu tiểu não ở sau.
d. Chất xám tạo thành vỏ tiểu não.

24. Nói về đuôi gai của neuron, câu nào sau đây đúng?
a. Mỗi neuron chỉ có một đuôi gái
b. Phần cuối đuôi gai có cúc tận cùng tạo thành màng trước synap
c. Đuôi gai là bộ phận duy nhất tiếp nhận xung động thần kinh
d. Đuôi gai có thể tạo ra một phần của synap

25. Chức năng các rễ thần kinh của tủy sống là:
a. Rễ trước dẫn truyền cảm giác, rễ sau dẫn truyền vận động
b. Rễ phải dẫn truyền vận động, rễ trái dẫn truyền cảm giác
c. Rễ trước dẫn truyền vận động, rễ sau dẫn truyền cảm giác
d. Rễ phải dẫn truyền cảm giác, rễ trái dẫn truyền vận động

26. Những mô tả sau đây về chất xám tủy sống là đúng, trừ:
a. Được chất trắng bao quanh
b. Là nơi tập trung nhiều sợi có bao myelin
c. Sừng sau chứa các neuron cảm giác, sừng bên chứa các neuron dinh dưỡng và sừng trước
chứa các neuron vận động
d. Phần trung gian chất xám chứa các neuron trung gian
27. Người bị tổn thương vỏ não bên trái sẽ có những biểu hiện nào sau đây?
a. Tay và chân bên trái đều co
b. Tay và chân bên phải đều co
c. Tay phải co và chân trái duỗi
d. Tay trái co và chân phải duỗi

28. Điện thế màng thần kinh khi nghỉ chủ yếu do
a. Na+ bên trong cao hơn bên ngoài màng
b. K+ bên ngoài cao hơn bên trong mảng
c. K+ dịch chuyển từ ngoài vào trong
d. Câu a, b và c đều sai

29. Nhiệm vụ nào sau đây không phải là chức năng của tủy sống?
a. Phản xạ
b. Dẫn truyền
c. Phân tích và tổng hợp
d. Phối hợp các động tác vận động

30. Xung động thần kinh được dẫn truyền


a. 1 chiều ở sợi thần kinh, một chiều ở synap
b. 2 chiều ở sợi thần kinh, 2 chiêu ở synap
c. 2 chiều ở sợi thần kinh, 1 chiều ở synap
d. Cả 3 đáp án đều dùng tùy theo từng trường hợp

31. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không đặc trưng cho tủy sống?
a. Gồm 31 tiết đoạn xếp chồng lên nhau
b. Được bao bọc bởi ba lớp màng
c. Chất xám bên ngoài, chất trắng bên trong
d. Chất xám do thần tế bào thần kinh tạo thành, chất trắng tạo thành đường dẫn truyền.

II. PHẢN XẠ:


1. Ý nào sau đây sai
Hoạt động thần kinh cấp cao là:
a. Hoạt động của hệ thần kinh trung ương điều hòa chức năng của các cơ quan trong cơ thể
b. Hoạt động của hệ thần kinh trung ương nhằm giúp cơ thể thích ứng được những điều kiện
của môi trường sống luôn biến đổi
c. Đảm bảo mối liên hệ phức tạp giữa cơ thể với thế giới bên ngoài
d. Chỉ được thực hiện trên cơ sở các phản xạ không điều kiện

2. Phản xạ KHÔNG ĐIỀU KIỆN có tính chất:


a. Bẩm sinh, di truyền, bền vững, cung phản xạ có sẵn
b. Tập nhiễm, có tính chất loài, không bền vững
c. Bẩm sinh, mang tính cá thể, bền vững, di truyền
d. Bẩm sinh, mang tính loài, bền vững, di truyền, cung phản xạ có sẵn

3. Phản xạ KĐK không có tính chất nào sau đây:


a. Bền vững
b. Tập nhiễm
c. Mang tính chất loài
d. Di truyền

4. Phản xạ CĐK có tính chất


a. Bẩm sinh, di truyền, không bền vững
b. Tập nhiễm, di truyền, bền vững, cung PX không có sẵn
c. Tập nhiễm, mang tính cá thể, không bền vững, cung PX không có sẵn
d. Bẩm sinh có thể biến đổi, mang tính cá thể

5. Phản xạ CĐK không có tính chất nào sau đây?


a. cung phản xạ có sẵn
b. mang tính chất cá thể
c. không bền vững, có thể biến đổi
d. tập nhiễm

6. Cơ chế hình thành PXCĐK là thành lập đường liên hệ tạm thời:
a. Ở tủy sống
b. Ở tủy sống và các cấu trúc dưới vỏ
c. Giữa các trung khu không điều kiện ở dưới vỏ não
d. Giữa trung khu không điều kiện và có điều kiện ở vỏ não theo cơ chế mở đường.

7. Tạo PXCĐK tiết nước bọt ở chó thuận lợi khi:


a. Chó ăn rất no
b. Chó nhịn đói kéo dài
c. Gây ồn ào khi tập
d. Chó khỏe mạnh

8. Muốn thành lập PXCĐK tiết nước bọt ở chó phải kết hợp nhiều lần:
a. Cho ăn, ngay sau đó bật đèn
b. Cho ăn, sau 3-5 giây mới bật đèn
c. Đồng thời bật đèn và cho ăn
d. Bật đèn 3-5 giây rồi cho ăn

9. Ý nào sau đây sai:


Quá trình thành lập PXCĐK theo phương pháp thao tác hay sử dụng công cụ:
a. Con vật phải nhận được phần thưởng hoặc tránh bị phạt khi thực hiện thao tác theo yêu cầu
b. Cần phải có sự kết hợp giữa tín hiệu có điều kiện và không điều kiện.
c. Đòi hỏi về mặt thời gian hình thành phản xạ
d. Con vật thực nghiệm phải khỏe mạnh, hệ thần kinh bình thường

10. Sự khác nhau giữa phương pháp sử dụng công cụ và phương pháp kinh điển của Pavlov
trong quá trình thành lập PXCĐK
a. Thời gian cần thiết để thành lập PXCĐK là khác nhau.
b. Hiệu quả thành lập PXCĐK bằng phương pháp sử dụng công cụ nhanh hơn so với phương
pháp kinh điển của Pavlov
c. Phương pháp kinh điển của Pavlov, cần phải có sự lập đi lập lại nhiều lần tiến trình thí
nghiệm theo một trình tự nhất định, còn phương pháp sử dụng công cụ thì không cần lặp đi
lặp lại thí nghiệm
d. Phương pháp sử dụng công cụ khi con vật phải thể hiện được một động tác nào đó để được
nhận “phần thưởng" hay tránh bị phạt, còn phương pháp kinh điển của Pavlov, phản xạ có
điều kiện khi phối hợp các tín hiệu có điều kiện và không điều kiện

11. Trong quá trình thành lập phản xạ, phản ứng đầu tiên khi tín hiệu có điều kiện xuất hiện
là:
a. Phản xạ dinh dưỡng
b. Phản xạ tự vệ.
c. Phản xạ định hướng
d. Phản xạ hô hấp

12. Ý nào sau đây sai:


Những biểu hiện của quá trình thành lập PXCĐK
a. Xuất hiện sự biến đổi của điện não đồ.
b. Khi tín hiệu có điều kiện xuất hiện, phản xạ định hướng là phản ứng đầu tiên xuất hiện
c. Hưng tính của neuron ngày càng giảm dần khi kết hợp giữa kích thích có điều kiện và không
điều kiện.
d. Khi PXCĐK được thành lập các biến đổi và điện não đồ và tính hưng phấn bị mất hẳn.

13. Để giải thích cơ chế thành lập PXCĐK, Pavlov dựa vào 2 quy luật:
a. Quy luật lan tỏa và tập trung của quá trình thần kinh, quy luật ưu thế.
b. Quy luật lan tỏa và tập trung của quá trình thần kinh, quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức
chế.
c. Quy luật về mối tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ có điều kiện, quy
luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế.
d. Quy luật về mối tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ có điều kiện, quy
luật ưu thế.

14. Để thành lập phản xạ có điều kiện cần có các điều kiện sau, trừ:
a. Có sự kết hợp nhiều lần kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện
b. Trong quá trình kết hợp các kích thích, không có kích thích lạ xuất hiện
c. Kích thích không điều kiện xuất hiện trước kích thích có điều kiện
d. Kích thích có điều kiện phải là một kích thích vô quan.

15. Quá trình hình thành phản xạ có điều kiện được chia làm mấy giai đoạn
a. 2 giai đoạn: giai đoạn lan tỏa và giai đoạn tập trung
b. 2 giai đoạn: giai đoạn hình thành và giai đoạn bền vững
c. 3 giai đoạn: giai đoạn trước lan tỏa, giai đoạn lan tỏa và giai đoạn tập trung
d. 3 giai đoạn: giai đoạn trước hình thành, giai đoạn hình thành và giai đoạn bền vững.

16. Ý nào sau đây sai?


Những điều kiện để thành lập PXCĐK:
a. Phải lấy một phản xạ không điều kiện hoặc một phản xạ có điều kiện đã được củng cố vững
chắc làm cơ sở
b. Lực tác dụng của kích thích có điều kiện phái mạnh hơn kích thích không điều kiện về mặt
sinh học
c. Phải có sự kết hợp nhiều lần giữa tác nhân kích thích có điều kiện với tác nhân kích thích
không điều kiện.
d. Sự phối hợp đúng thời gian và trình tự của các tác nhân kích thích

17.Để thành lập PXCĐK, không có điều kiện nào sau đây.
a Sự phối hợp đúng thời gian và trình tự các tác nhân kích thích.
b. Hệ thần kinh trung ương phải ở trạng thái bình thường
c. Tác nhân kích thích cơ điều kiện phải vô quan
d. Ngoài kích thích có và không có điều kiện, phải có thêm một kích thích lạ khác

18. Ức chế KĐK trong hoạt động thần kinh cấp cao là:
a. Ức chế bẩm sinh do củng cố chậm.
b. Ức chế bẩm sinh, đó kích thích lạ xuất hiện
c. Ức chế tập thành, do không củng cố.
d. Ức chế tập thành do kích thích lạ.

19. Ức chế có điều kiện trong hoạt động TK cấp cao là:
a. Ức chế tập thành trong đời sống, do không củng cố hay củng cố chậm.
b. Ức chế tập thành do kích thích quá mạnh và kéo dài.
c. Ức chế bẩm sinh, do không củng cố hay củng cố chậm.
d. Ức chế bẩm sinh, do có kích thích lạ.

20. Ức chế ngoại lai:


a. là ức chế chỉ xuất hiện khi có tác nhân mới lạ tác động cùng lúc với tác nhân gây ra phản xạ
có điều kiện, làm cho phản xạ có điều kiện giảm dần hoặc mất hẳn
b. là ức chế chỉ xuất hiện khi tác nhân kích thích vượt quá giới hạn về cường độ hoặc về thời
gian tác động hoặc tần số tác động của tác nhân kích thích
c. là do phản xạ có điều kiện không được củng cố
d. là do tăng khoảng thời gian giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện

21. Ức chế vượt giới hạn là ức chế xuất hiện khi:


a. Có tác nhân mới lạ xuất hiện
b. PXCĐK không được củng cố
c. Tác nhân kích thích vượt quá giới hạn về cường độ hoặc tần số tác động
d. Tăng khoảng thời gian giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện

22. Nguyên nhân làm xuất hiện ức chế phân biệt là:
a. PXCĐK không được củng cố
b. Tăng khoảng thời gian giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện
c. Tác nhân kích thích vượt quá giới hạn về mặt cường độ hoặc tần số
d. Kích thích có điều kiện tác dụng xen kẽ với tin hiệu gần giống với nó với điều kiện kích thích
có điều kiện được củng cố còn tín hiệu gần giống với nó không được củng cố.

23. Tốc độ dập tắt ức chế dập tắt phụ thuộc vào các yếu tố sau, trừ:
a. Kiểu thần kinh
b. Mức độ bền vững của phản xạ có điều kiện
c. Tần số lặp lại của các tác nhân có điều kiện không được củng cố
d. Sự xuất hiện của kích thích mới lạ

24. Ức chế phân biệt phụ thuộc vào các yếu tố sau, trừ:
a. Tần số lặp lại của tác nhân kích thích có điều kiện không được củng cố
b. Sự khác nhau giữa kích thích có điều kiện và tác nhân phân biệt
c. Cường độ của tác nhân phân biệt
d. Quá trình phát triển cá thể

25. Sau khi thành lập được phản xạ tiết nước bọt ở chó với ánh sáng đèn, nếu không củng
cố tiếp phản xạ sẽ yếu dần rồi mất hẳn, được gọi là ức chế:
a. ức chế phân biệt
b. ức chế có điều kiện
c. ức chế dập tắt
d. ức chế trì hoãn

26. Trường hợp các kích thích mới lạ chỉ có tác dụng kìm hãm phản xạ có điều kiện trong
một vài lần xuất hiện của nó, sau đó không còn ảnh hưởng đến phản xạ đang diễn ra nữa,
được gọi là
a. ức chế tạm thời
b. ức thường xuyên
c. ức chế phân biệt
d. ức chế có điều kiện

27. Trong quá trình thành lập PXCĐK, mỗi lần kích thích thích có điều kiện xuất hiện, ta dùng
nguồn điện kích thích vào vật thực nghiệm, phản xạ có điều kiện sẽ bị ngừng lại, được gọi là:
a. ức chế tạm thời
b. ức chế có điều kiện
c. ức chế phân biệt
d. ức chế thường xuyên.

28. Sau khi thành lập PXCĐK tiết nước bọt với máy gõ nhịp 120 lần/phút đã được bền vững,
ta cho máy gõ nhịp 120 lần/phút tác dụng xen kẽ với máy gõ nhịp 100 lần/phút, trong đó
máy gõ nhịp 120 lần/phút kèm theo thức ăn, còn máy gõ nhịp 100 lần/phút thì không cho
ăn. Ta sẽ thành lập được ức chế:
a. ức chế phân biệt
b. ức chế trì hoãn
c. ức chế ngoại lai
d. ức chế dập tắt

29. Các ức chế sau là ức chế ngoài, trừ:


a. ức chế tạm thời
b. ức chế thường xuyên
c. ức chế vượt giới hạn.
d. ức chế dập tắt

30. Ức chế dập tắt phụ thuộc vào các yếu tố sau trừ:
a. cường độ của kích thích "lạ"
b. kiểu thần kinh cá thể
c. mức độ bền vững của phản xạ có điều kiện
d. tần số lặp lại của các tác nhân có điều kiện mà không được củng cố

31. Trong đời sống cá thể, ức chế chậm có vai trò


a. Tiết kiệm năng lượng cho cơ thể
b. Giúp cơ thể thích nghĩ với điều kiện sống
c. Là cơ sở sinh lý của tỉnh kiên trì, bình tĩnh và của sự kiềm chế
d. Cả 3 ý đều đúng

32. Đường liên hệ thần kinh tạm thời được hình thành ở
a. Vỏ não
b. Tủy sống.
c. Các cấu trúc dưới vỏ
d. Các phần khác nhau của não bộ.
33. Các hoạt động thần kinh cấp cao của não bộ (tính sáng tạo, các kỹ năng phân tích) tập
trung ở phần nào của não bộ?
a. Não
b. Tủy sống
c. Tiểu não
d. Vùng dưới đồi

III. GIẤC NGỦ - MƠ


1. Hiện tượng bóng đè là:
a. một giấc mơ, nhưng trong giấc mơ này chỉ có một vài điểm của vùng cảm giác hưng phấn còn
trung khu vận động ở trạng thái ức chế
b. là một giấc mơ, nhưng trong giấc mơ này chỉ có một vài điểm của vùng vận động hưng phấn
còn trung khu cảm giác ở trạng thái ức chế
c. một giấc mơ, nhưng trong giấc mơ này chỉ có một vài điểm của vùng cảm giác và vùng vận
động hưng phấn còn các trung khu khác bị ức chế.
d. một giấc mơ, nhưng trong giấc mơ này toàn bộ hệ thần kinh trung ương bị ức chế, riêng
trung khu vận động hưng phấn.

2. Quá trình hình thành giấc mơ:


a. Khi ngủ, hưng phấn còn tồn tại ở một điểm nào đó lan tỏa ra một số điểm khác không theo
hệ thống logic như khi thức
b. Các kích thích từ môi trường bên ngoài tác động vào làm hưng phấn một điểm trên não bộ
khi ngủ.
c. Não bộ hưng phấn mạnh trong giấc ngủ
d. Các luồng xung động từ các nơi trong cơ thể truyền về não bộ.

3. Nói về giấc mơ, câu nào sau đây sai?


a. Nguyên nhân xuất hiện là do bệnh tật, đói khát, tư thế nằm, lo âu...
b. Giấc mơ là sự kết hợp chưa từng xảy ra giữa các hiện tượng đã xảy ra
c. Là trạng thái hoạt động đặc biệt của não bộ khi ngủ say.
d. là một hình thức phản ánh thế giới quan.

4. Ngủ do thôi miên có các đặc điểm sau, trừ:


a. là giấc ngủ sinh lý
b. thường do người khác gây ra
c. nguyên nhân gây ra giấc ngủ là các kích thích đơn điệu
d. là một dạng ngủ đặc biệt.

5. Ngủ do thôi miên là:


a. trạng thái ức chế được gây ra bởi tình trạng bệnh lý
b. trạng thái ức chế được gây ra do não bộ hoạt động mạnh trước đó
c. trạng thái ức chế được gây ra bởi người khác với các kích thích yếu, đơn điệu
d. trạng thái ức chế được gây ra do thuốc mê hay rượu

6. Theo Devis và công sự, chu kỳ ngủ được chia làm:


a. 4 giai đoạn: I,II, III và IV
b. 5 giai đoạn: I, II, III, IV và V
c. 5 giai đoạn: I, II, III, IV và P
d. 6 giai đoạn: I, II, III, IV, V và P

7. Giấc ngủ mà nguyên nhân của nó là do thở không khí có lẫn ether hay chloroform hay
bằng các chất được đưa vào cơ thể như: rượu, morphin và nhiều chất độc khác hay bằng
kích thích dòng điện và bằng nhiều các tác động khác được gọi là:
a. ngủ sinh lý
b. ngủ bệnh lý
c. ngủ do thôi miên
d. ngủ do gây mê

8. Giai đoạn III trong pha ngủ chậm ở người không có đặc điểm nào sau đây?
a. kéo dài khoảng 10% chu kỳ ngủ
b. xuất hiện thoi ngủ, tần số 14-16Hz
c. xuất hiện sóng chậm
d. người đang ngủ nhưng ngủ chưa
sâu.

9. Pha ngủ nhanh có các chức năng sau, trừ:


a. bảo đảm cho quá trình hình thành trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ trung hạn, dài hạn
b. tiếp nhận và xử lý các thông tintrong giấc ngủ
c. đảm bảo cơ chế của giấc mơ
d. đảm bảo cho giai đoạn phục hồiđể chuyển dần sang trạng thái thức tỉnhtỉnh

10. Theo Pavlov, giấc ngủ được gây ra do:


a. các kích thích tác động đến các trung khu hệ thần kinh
b. sự tích tụ của các chất độc
c. sự lan tỏa ức chế
d. cấu trúc não bị tổn thương

11. Những đặc điểm ở người trong pha ngủ nhanh là đúng, trừ:
a. kéo dài khoảng 22% chu kỳ ngủ
b. là trạng thái ngủ ở mức sâu nhất
c. quan sát được hiện tượng vậnđộng mắt nhanh
d. điện não xuất hiện sóng alpha
12. Khi ngủ, huyết áp thay đổi như thế nào?
a. Huyết áp ngoại vi trong lúc ngủ tăng lên khoảng 6-10mmHg, ở pha ngủ nhanh, huyết áp
ngoại vi giảm xuống
b. Huyết áp không thay đổi
c. Huyết áp ngoại vi trong lúc ngủ giảm xuống khoảng 6-10 mmHg, nhưng ở pha ngủ nhanh,
huyết áp ngoại vi đạt đến mức như lúc tỉnh.
d. Huyết áp ngoại vi giảm dần từ pha ngủ chậm đến pha ngủ nhanh

13. Câu nào sâu đây sai?


Ngủ là:
a. là trạng thái chung kéo dài của cơ thể
b. là biểu hiện của dạng hưng phấn của não bộ
c. là nhu cầu bắt buộc của cơ thể con người
d. là trạng thái được gây ra do sự tổ chức lại hoạt động của phức hợp các yếu tố nội sinh và
ngoại sinh đặc trưng cho những giao động ngày – đêm và bảo đảm sự phục hồi chức năng
hoạt động của não bộ trong trạng thái thức tỉnh

14. Trong pha ngủ chậm, ở người có những đặc điểm sau, trừ:
a. Trạng thái thay đổi: từ trạng thái yên nghỉ chuyển sang trạng thái ngủ sâu
b. Ở giai đoạn I sóng beta chiếm ưu thế trên điện não đồ
c. Ở giai đoạn II xuất hiện các sóng alpha, beta, têta và denta trên điện não đồ
d. Thoi ngủ xuất hiện ở giai đoạn III và IV trên điện não đồ

15. Nói mớ là:


a. Trạng thái mộng du, nhưng trong trạng thái này chỉ có một vài điểm vùng Broca hưng phấn,
còn các trung khu khác bị ức chế hoàn toàn.
b. Trạng thái mộng du, nhưng trong trạng thái này có một vài điểm vùng Wernicke hưng phấn
còn các trung khu khác bị ức chế
c. Trạng thái mộng du, nhưng trong trạng thái này có một vài điểm vùng Broca và vùng
Wernicke hưng phấn, còn các trung khu khác bị ức chế
d. Là trạng thái mà không có trung khu nào hưng phấn

16. Khi ngủ, cơ thể có những biến đổi sau, trừ:


a. Giảm quá trình chuyển hóa năng lượng cơ thể
b. Máu cung cấp cho não giảm
c. Nhiệt độ cơ thể giảm
d. Huyết áp ngoại vi giảm, ở pha ngủ nhanh, huyết áp ngoại vi đạt giá trị như lúc thức tỉnh.

17. Theo thuyết trung khu ngủ, giấc ngủ được gây ra bởi:
a. Kích thích các trung khu của hệ thần kinh phó giao cảm.
b. Quá trình trao đổi chất mà cơ thể tích tụ các chất có tác dụng gây ngủ
c. Do hệ thần kinh trung ương làm việc căng thẳng
d. Do vỏ não bị ức chế và ức chế này có xu hướng lan tỏa ra xung quanh toàn bộ cấu trúc não.

IV. CÁC QUY LUẬT CỦA HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO
1. Hiện tượng mà một quá trình thần kinh gây ra một quá trình thần kinh đối lập ở xung
quanh mình hay nối tiếp mình được gọi là:
a. Hiện tượng cảm ứng
b. Hiện tượng hưng phấn
c. Hiện tượng cộng gộp
d. Hiện tượng ức chế

2. Cảm ứng dương tính là:


a. hiện tượng tăng cường độ hoạt động của các neuron sau tác động của các kích thích âm
tính
b. hiện tượng giảm cường độ hoạt động của các neuron sau tác động của các kích thích âm
tính
c. hiện tượng ức chế xuất hiện trong các tế bào thần kinh bao quanh điểm hưng phấn
d. Cả a, b, c đều sai

3. Giai đoạn san bằng trong quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế có các đặc điểm sau
trừ:
a. giữa các điểm hưng phấn khác nhau trên vỏ não xảy ra sự cạnh tranh
b. các neuron vỏ não gần như không có phản ứng rõ rệt với môi trường xung quanh
c. các kích thích có cường độ khác nhau tạo ra các điểm hưng phấn khác nhau trên vỏ não
d. các kích thích dương tính sẽ tạo ra ức chế

4. Cảm ứng dương tính có những tính chất sau, trừ:


a. tăng cường độ hoạt động của các neuron sau tác động của kích thích
b. hưng phấn không thể lan tỏa
c. hay gặp trong trường hợp hình thành ức chế phân biệt
d. được chia thành cảm ứng dương tính nối tiếp, cảm ứng dương tính đồng thời

5. Để đánh giá các pha chuyển tiếp từ hưng phấn sang ức chế cần dựa vào đặc điểm:
a. Sự xuất hiện các điểm ức chế trên vỏ não.
b. Mối tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ của phản ứng trả lời.
c. Mối tương quan giữa quá trình hưng phấn và quá trình ức chế.
d. Mối tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ ức chế.

6. Phạm vi và tốc độ quá trình lan tỏa và tập trung hưng phấn không phụ thuộc vào yếu tố
nào?
a. cường độ quá trình hưng phấn và ức chế
b. trạng thái của neuron
c. kiểu hình thần kinh
d. kiểu tác dụng của kích thích

7. Hiện tượng lan tỏa và tập trung hưng phấn biểu hiện rõ nhất ở phần nào hệ thần kinh
trung ương?
a. vỏ não
b. tủy sống
c. não giữa
d. các phần như nhau

8. Hiện tượng khi có một tiêu điểm hưng phấn mạnh gây ra phản xạ có cường độ mạnh thì
các trung khu khác ở xung quanh thường ức chế. Hoặc khi có một quá trình ức chế khá
mạnh lại gây ra hưng phấn ở các điểm xung quanh gọi là:
a. Hiện tượng hưng phấn.
b. Hiện tượng ức chế.
c. Hiện tượng cảm ứng không gian.
d. Hiện tượng cảm ứng thời gian.

9. Cảm ứng âm tính không có tính chất sau:


a. xuất hiện không cần bất cứ sự luyện tập nào.
b. xuất hiện trong các tế bào thần kinh bao quanh điểm hưng phấn.
c. có vai trò trong việc ngăn cản quá trình lan tỏa hưng phấn ra các phần khác nhau trên vỏ
não.
d. thể hiện rất rõ qua việc tăng cường độ của phản xạ vận động ở các con vật thí nghiệm

10. Ý nào sau đây sai:


Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế là
a. quy luật có tính chất của não bộ
→có tính chất chung cho hệ thần kinh
b. cho thấy mối liên quan giữa quá trình hưng phấn và quá trình ức chế
c. gồm 4 giai đoạn: sang bằng, trái ngược, cực kỳ trái ngược, ức chế hoàn toàn
d. có vai trò bảo vệ các tổ chức thần kinh.

11. Hiện tượng cảm ứng thời gian là hiện tượng:


a. khi có một tiêu điểm hưng phấn mạnh gây ra phản xạ có cường độ mạnh thì các trung khu
khác ở xung quanh bị ức chế.
b. khi có một tiêu điểm hưng phấn mạnh gây ra phản xạ có cường độ mạnh thì các trung khu
khác sẽ hưng phấn mạnh
c. ở một trung khu, tiếp sau quá trình hưng phấn là quá trình ức chế hoặc ngược lại
d. tiếp sau quá trình hưng phấn ở trung khu này là quá trình ức chế một trung khu khác

12. Định hình động lực là:


a. Một hệ thống phản xạ có điều kiện được lặp lại theo một trình tự nhất định và theo một
khoảng thời gian nhất định trong một khoảng thời gian dài. Sau đó chỉ cần một kích thích ban
đầu là toàn bộ chuỗi phản xạ xảy ra kế tiếp nhau.
b. Một hệ thống phản xạ không điều kiện được lặp lại theo một trình tự nhất định và theo một
khoảng thời gian nhất định trong một khoảng thời gian dài. Sau đó chỉ cần một kích thích ban
đầu là toàn bộ chuỗi phản xạ xảy ra kế tiếp nhau.
c. Một hệ thống phản xạ có và không có điều kiện được lặp lại theo một trình tự nhất định và
theo một khoảng thời gian nhất định trong một khoảng thời gian dài. Sau đó chỉ cần một kích
thích ban đầu là toàn bộ chuỗi phản xạ xảy ra kế tiếp nhau.
d. cả a, b, c đều sai

13. Hiện tượng lan tỏa và tập trung của hưng phấn và ức chế diễn ra ở đâu?
a. Bán cầu đại não
b. Thể lưới
c. các cấu trúc dưới vỏ
d. Các cấu trúc dưới vỏ và vỏ não

14. Hoạt động tổng hợp của vỏ não để tập hợp các loại kích thích hay những phản ứng riêng
rẽ thành nhóm, bộ hoàn chỉnh gọi là...
a. tổng hợp kích thích của vỏ não
b. hoạt động phản xạ của vỏ não
c. hoạt động theo hệ thống của vỏ não
d. hoạt động theo chương trình của vỏ não

15. Quá trình chuyển từ trạng thái hưng phấn sang trạng thái ức chế được chia làm:
a. 3 giai đoạn: san bằng, trái ngược, ức chế hoàn toàn
b. 3 giai đoạn: san bằng, cực kỳ trái ngược. ức chế hoàn toàn
c. 4 giai đoạn: san bằng, trái ngược, cực kỳ trái ngược, ức chế hoàn toàn
d. 4 giai đoạn: trái ngược, cực kỳ trái ngược, sang bằng, ức chế hoàn toàn.

16. Trong hoạt động của hệ thần kinh trung ương tốc độ tập trung, lan tỏa của quá trình
hưng hưng phấn và ức chế diễn ra như thế nào?
a. Tốc độ lan tỏa và ức chế của quá trình hưng phấn diễn ra nhanh hơn quá trình ức chế
b. Tốc độ lan tỏa và tập trung của quá trình ức chế diễn ra nhanh hơn quá trình hưng phấn
c. Quá trình lan tỏa hưng phấn và ức chế diễn ra nhanh hơn quá trình tập trung
d. Quá trình tập trung hưng phấn và ức chế diễn ra nhanh hơn quá trình hưng phấn

17. Sắp xếp các ý sau theo đúng trình tự quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế
1. Mọi tác nhân kích thích đều không gây ra phản ứng trên não
2. Neuron vỏ não không có khả năng phân biệt được cường độ các kích thích
3.Trên vỏ não xuất hiện hiện tượng các kích thích dương tính tạo ra ức chế, các kích
thích âm tính cho phản ứng dương tính.
4. Não gần như không có phản ứng rõ rệt với môi trường xung quanh
a. 2, 4, 3, 1
b. 1, 2, 3, 4
c. 2, 3, 1, 4
d. 3, 2, 4, 1

18. Hiện tượng ức chế xuất hiện trong các tế bào thần kinh bao quanh điểm hưng phấn
được gọi là....
a. cảm ứng dương tính
b. cảm ứng âm tính
c. quá trình hưng phấn
d. quá trình ức chế

19. Khi hình thành ức chế phân biệt, động vật chỉ phản ứng với tác nhân dương tính đây
chính là...
a. quá trình lan tỏa hưng phấn
b. quá trình tập trung hưng phấn
c. quá trình tập cộng hưng phấn
d. cả a, b, c đều sai

20. Khi phản xạ có điều kiện mới được thành lập, động vật có thể trả lời tất cả các tác nhân
kích thích cùng loại với tác nhân dương tính, đây chính là...
a. quá trình lan tỏa hưng phấn
b. quá trình tập trung hưng phấn
c. quá trình tập cộng hưng phấn
d. a, b, c đều sai

V. HỆ THỐNG TÍN HIỆU THỨ HAI


1. Các tín hiệu sau thuộc hệ thống tín hiệu thứ nhất, trừ:
a. Đèn giao thông
b. Nhiệt độ cơ thể tăng cao
c. Chữ viết
d. Mùi thức ăn

2. Ý nào sau đây sai


Hệ thống tín hiệu thứ nhất là:
a. là hoạt động của vỏ não biến các kích thích thành các tín hiệu đặc trưng
b. là các đường liên hệ tạm thời được hình thành với các kích thích cụ thể
c. là hoạt động đặc trưng cho hệ thần kinh ở người
d. là các phản xạ có điều kiện thuộc các cấp độ khác nhau

3. Hệ thống tín hiệu thứ nhất không có tính chất nào sau đây:
a. là một tác nhân kích thích
b. là kích thích đặc trưng ở người
c. báo hiệu trực tiếp sự vật
d. biểu hiện rõ ở trẻ em sau tháng đầu tiên của thời kỳ phát triển phôi thai

4. Ý nào sau đây sai


Hệ thống tín hiệu thứ hai là
a. là hoạt động của vỏ não đặc trưng cho con người
b. là ngôn ngữ chữ viết lời nói
c. hình thành và phát triển trong quá trình phát triển cá thể
d. là hệ thống đường thông tin duy nhất của con người về môi trường xung quanh

5. Hệ thống tín hiệu thứ hai không có tính chất nào sau đây?
a. là một tác nhân kích thích
b. là kích thích đặc trưng ở người
c. báo hiệu trực tiếp sự vật
d. phản ánh sự vật hiện tượng một cách khái quát.

6. Sắp xếp các ý sau đây theo đúng trình tự quá trình hình thành tiếng nói.
1. sự vật – sự vật 2. ngôn ngữ - sự vật
3. ngôn ngữ - ngôn ngữ 4. sự vật – ngôn ngữ.
a. 1,2,3,4 c. 1,4,2,3
b. 1,3,2,4 d. 1,2,4,3

7. Vùng Wernicke là vùng


a. Hiểu nghĩa chữ viết
b. Bổ túc vận động
c. Nhận thức lời nói
d. Vận động ngôn ngữ

8. Tiếng nói được hình thành do:


a. Chỉ cần nghe được người khác nói.
b. Hình thành một cách tự nhiên trong đời sống.
c. Phải nghe được và nhìn thấy miệng người khác nói.
d. Phải lặp đi lặp lại nhiều lần giữa nghe tiếng nói và nhìn thấy sự vật muốn nói tới.

9. Câu nào sau đây sai?


Hệ thống tín hiệu thứ hai:
a. là một loại tác nhân kích thích
b. xuất hiện ở các loại động vật
c. là tín hiệu của tín hiệu
d. báo hiệu trực tiếp tác nhân kích thích
10. Hệ thống tín hiệu thứ hai có các đặc điểm sau, trừ:
a. có khả năng khái quát hóa sự vật
b. có khả năng trừu tượng hóa
c. khi vỏ não bị ức chế, hệ thống tín hiệu thứ hai mất sau hệ thống tín hiệu thứ nhất
d. tác động mạnh hơn hệ thống tín hiệu thứ nhất.

11. Tốc độ của quá trình hình thành tiếng nói thành kích thích độc lập và có tính chủ đạo phụ
thuộc chủ yếu vào yếu tố nào?
a. điều kiện giáo dục và thời gian tiếp xúc với người lớn
b. hệ thống tín hiệu thứ nhất
c. quá trình hình thành con đường liên hệ tạm thời
d. không phụ thuộc vào yếu tố nào

12. Quá trình hình thành tiếng nói liên quan đến sự hoàn thiện chức năng của các vùng vỏ
não:
a. vùng nói
b. vùng nghe hiểu tiếng nói
c. vùng đọc hiểu chữ
d. cả a, b và c

13. Người bị tổn thương vùng nói (Broca) sẽ có biểu hiện:


a. đọc được nhưng không hiểu đang đọc gì
b. nói được nhưng không hiểu đang nói gì
c. không nhận thức được ý nghĩa của lời nói
d. không nói được

14. Tiếng nói có đặc điểm tác dụng nào sau đây:
a. có thể tăng cường, ức chế, thay đổi tác dụng của kích thích cụ thể
b. tác dụng bằng ý nghĩa
c. có khả năng thay thế các kích thích cụ thể
d. a,b,c đều đúng

15. Ý nào sau đây sai.


Trong hệ thống tín hiệu
a. hệ thống tín hiệu thứ hai xây dựng trên hệ thống tín hiệu thứ nhất
b. hệ thống tín hiệu thứ hai tác động yếu hơn hệ thống tín hiệu thứ nhất
c. hệ thống tín hiệu thứ hai có thể ảnh hưởng lên hệ thống tín hiệu thứ nhất
d. hệ thống tín hiệu thứ hai hình thành sau trên hệ thống tín hiệu thứ nhất

16. Các vùng lời nói của vỏ não


a. Phân bố đều ở hai bên vỏ não
b. Người bị tổn thương vùng Broca sẽ bị câm điếc
c. Người bị tổn thương vùng Wernicke vẫn học được chữ
d. Người bị tổn thương vùng Broca vẫn học được chữ

VI. CÁC KIỂU HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO


1. Các tiêu chí cơ bản được sử dụng để phân loại hình thần kinh:
a. cường độ các quá trình hưng phấn và ức chế, tính linh hoạt của tế bào thần kinh, mối
tương quan giữa cường độ kích thích và phản ứng trả lời
b. cường độ các quá trình hưng phấn và ức chế, mối tương quan giữa quá trình hưng phấn
và ức chế, mối tương quan giữa cường độ kích thích và phản ứng trả lời
c. cường độ các quá trình thần kinh, tính linh hoạt của tế bào thần kinh, mối tương quan
giữa quá trình hưng phấn và quá trình ức chế
d. không có tiêu chí cơ bản nào

3. Ở người và động vật có bao nhiêu loại hình thần kinh


a. 4 loại gồm: mạnh, cân bằng, linh hoạt; mạnh, cân bằng, không linh hoạt; mạnh, không
cân bằng; yếu.
b. 4 loại gồm: mạnh, cân bằng, linh hoạt; mạnh, không linh hoạt; mạnh, không cân bằng,
yếu
c. 2 loại: mạnh, cân bằng, linh hoạt; yếu, cân bằng, linh hoạt
d. 2 loại: linh hoạt, cân bằng; không linh hoạt, không cân bằng

3. Đặc điểm của loại hình thần kinh mạnh, cân bằng, linh hoạt:
a. cường độ hưng phấn mạnh
b. cường độ ức chế mạnh
c. quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế nhanh và ngược lại
d. cả a, b, c đều đúng.

4. Loại hình thần kinh mạnh, cân bằng, linh hoạt không có đặc điểm nào:
a. cường độ hưng phấn và ức chế mạnh
b. các quá trình thần kinh có sức ỳ lớn
c. ức chế trong tốt, bền vững
d. dễ thành lập phản xạ có điều kiện và định hình.

5. Các cá thể dễ thích nghi với điều kiện sống mới, ngủ nhanh và ngủ ngon, thức dậy cũng
nhanh và tỉnh táo ngay thuộc loại hình thần kinh nào?
a. Mạnh, cân bằng, linh hoạt
b. Mạnh, cân bằng, không linh hoạt
c. Mạnh, không cân bằng
d. Yếu
6. Loại hình thần kinh mạnh, cân bằng, không linh hoạt không có đặc điểm nào sau đây?
a. các quá trình hưng phấn ức chế đều mạnh
b. các quá trình thần kinh có sức ỳ lớn
c. quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế
d. quá trình chuyển hóa từ hưng phấn sang ức chế kém

7. Ở các cá thể biểu hiện thông minh nhưng chậm phản ứng, hành động chậm, khó thích
nghi với điều kiện sống mới thuộc loại hình thần kinh nào?
a. Yếu
b. Mạnh, cân bằng, linh hoạt
c. Mạnh, không cân bằng
d. Mạnh, cân bằng, không linh hoạt

8. Loại hình thần kinh mạnh, không cân bằng có những đặc điểm sau, trừ?
a. quá trình hưng phấn và ức chế đều mạnh
b. quá trình hưng phấn và ức chế không cân bằng nhau
c. ức chế trong kém
d. dễ thành lập phản xạ có điều kiện

9. Các các thể thường có phản ứng nhanh, mạnh nhưng xốc nổi, thiếu kiên trì và chóng chán
thuộc nhóm hình thần kinh nào?
a. Mạnh, cân bằng, linh hoạt
b. Mạnh, không cân bằng
c. Mạnh, cân bằng, không linh hoạt
d. Yếu
10. Loại hình thần kinh yếu có những đặc điểm nào sau đây?
a. quá trình ức chế luôn chiếm ưu thế
b. quá trình hưng phấn yếu
c. ức chế trong mạnh
d. tế bào thần kinh thường nhanh kiệt sức

11. Loại hình thần kinh nào lý tưởng nhất trong 4 loại hình thần kinh?
a. Yếu
b. Mạnh, không cân bằng
c. Mạnh, cân bằng, không linh hoạt
d. Mạnh, cân bằng, linh hoạt

12. Loại hình thần kinh nào dễ thành lập phản xạ có điều kiện?
a. Mạnh, cân bằng, linh hoạt và mạnh, không cân bằng
b. Mạnh, cân bằng, linh hoạt và mạnh cân bằng, không linh hoạt
c. Mạnh, cân bằng, linh hoạt và mạnh không cân bằng
d. Tất cả các loại hình thần kinh

13. Ở loại hình thần kinh nào quá trình ức chế chiếm ưu thế?
a. Yếu
b. Mạnh, không cân bằng
c. Mạnh, cân bằng, không linh hoạt
d. Mạnh, cân bằng, linh hoạt

14. Ở loại hình thần kinh nào hoạt động định hình dễ thay đổi?
a. Mạnh, cân bằng, không linh hoạt và mạnh, không cân bằng
b. Mạnh, cân bằng, linh hoạt và mạnh, cân bằng, không linh hoạt
c. Mạnh, cân bằng, linh hoạt và mạnh, không cân bằng
d. Yếu và mạnh, không cân bằng

15. Người không có khả năng tự lập, thường phụ thuộc người khác, khi gặp hoàn cảnh khó
khăn thường buông tay, cuộc sống đối với họ đây trở ngại, gian truân, không khắc phục
được, họ thuộc loại thần kinh gì?
a. Yếu
b. Mạnh, không cân bằng
c. Mạnh, cân bằng, không linh hoạt
d. Mạnh, cân bằng, linh hoạt

16. Trẻ em có loại hình thần kinh mạnh, không cân bằng có biểu hiện như thế nào?
a. có khả năng trong hoạt động
b. xóc nổi, dễ tự ái
c. hăng hái, dũng cảm
d. cả a, b, c đều đúng

17. Người thuộc loại hình thần kinh mạnh, cân bằng, không linh hoạt không có biểu hiện
nào?
a. yêu lao động, cần cù
b. các động tác nhanh nhẹn
c. Ít kết bạn, nhưng khi kết bạn thì trung thành với bạn
d. nói năng bình tĩnh, chậm rãi

18. Người thuộc loại hình thần kinh mạnh, cân bằng, linh hoạt có những biểu hiện sau, trừ:
a. có tính chịu đựng, tự chủ được bản thân
b. nhiệt tình và có khả năng trong công tác
c. khó tạo ra những thói quen mới
d. có thể bền bỉ vượt qua các khó khăn trong cuộc sống

19. Nhóm loại hình thần kinh tư tưởng không có đặc điểm nào:
a. khả năng tư duy trừu tượng phát triển mạnh
b. hệ thống tín hiệu thứ nhất phát triển kém
c. hệ thống tín hiệu thứ hai chiếm ưu thế
d. có khả năng lập luận giỏi, khái quát hóa cao

20. Nhóm loại hình thần kinh nghệ sĩ có các đặc điểm sau, trừ:
a. khả năng cảm thụ sự vật hiện tượng bên ngoài một cách sắc nét, rõ ràng, trọn vẹn
b. có khả năng tái hiện các sự vật hiện tượng bằng hình ảnh, bằng biểu tượng
c. hệ thống tín hiệu thứ hai chiếm ưu thế
d. dạng cực đoan của loại này là những người sống mơ mộng hoặc quá thực dụng.

21. Đặc điểm nào sau đây thuộc nhóm loại hình thần kinh trung gian?
a. có khả năng phân tích tổng hợp, trừu tượng
b. có khả năng cảm thụ màu sắc, hình tượng một cách tương đối cụ thể và trung thực
c. thuộc loại hình thần kinh phổ biến
d. a, b, c đều đúng

22. Theo Crasnogorski hoạt động thần kinh ở trẻ em phân làm mấy loại?
a. 2 loại: mạnh, cân bằng, hưng phấn tối ưu, nhanh; yếu với quá trình hưng phấn giảm
b. 3 loại: mạnh, cân bằng, hưng phấn tối ưu, nhanh; mạnh, cân bằng, chậm và yếu với quá
trình hưng phấn giảm
c. 3 loại: mạnh, cân bằng, hưng phấn tối ưu, nhanh; mạnh, không cân bằng, hưng phấn tăng
kém kiềm chế và yếu với quá trình hưng phấn giảm
d. 4 loại: mạnh, cân bằng, hưng phấn tối ưu, nhanh; mạnh, không cân bằng, hưng phấn
tăng kém kiềm chế; mạnh, cân bằng, chậm và yếu với quá trình hưng phấn giảm.

23. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình hình loại hình thần kinh?
a. môi trường sống
b. tính di truyền
c. cả a và b
d. a và b đều sai

VII. CẢM XÚC


1. Cảm xúc là:
a. thái độ chủ quan của con người (hay động vật) đối với các sự vật và hiện tượng của thế
giới xung quanh
b. sự phản ánh trong não bộ những rung động hiện thực (thái độ của con người đối với
những kích thích có ý nghĩa nhất định đối với cơ thể
c. cảm xúc phản ánh hiện thực khách quan qua các rung động chứ không phản ánh qua các
dạng cảm giác, hình thượng, biểu tượng và khái niệm…
d. a, b, c đều đúng

2. Cảm xúc cường


a. là cảm xúc làm cho con người chán nản, yếu đuối, bi quan
b. là cảm xúc có tác dụng làm tăng cường hoạt động cơ thể
c. là cảm xúc có tác dụng làm kìm hãm hoạt động cơ thể
d. a, b, c đều sai.

3. Cảm xúc có cường độ yếu kéo dài không rõ nguyên nhân được gọi là
a. xúc động
b. say mê
c. tâm trạng
d. Stress

4. Xúc động:
a. là cảm xúc có cường độ yếu diễn ra trong thời gian ngắn
b. là cảm xúc có cường độ yếu diễn ra trong thời gian dài
c. là cảm xúc có cường độ mạnh diễn ra trong thời gian ngắn
d. là cảm xúc có cường độ mạnh diễn ra trong thời gian dài

5. Ý nào sau đây sai


Stress:
a. nảy sinh trong các tình huống khó khăn
b. gồm 3 giai đoạn: báo động, cầm cự, kiệt quệ
b. là một hình thức của cảm xúc
d. cơ thể không có khả năng chống trả lại stress và trở về trạng thái phục hồi

6. Cảm xúc thấp có những đặc điểm sau, trừ:


a. có tính chất sinh học
b. phát sinh dựa trên phản xạ không điều kiện
c. bị ảnh hưởng bởi sự tích lũy kinh nghiệm
d. liên quan đến hoạt động tín hiệu thứ nhất

7. Các biểu hiện cảm xúc ở con vật khi phá hủy phức hợp hạnh nhân
a. giảm phản ứng sợ hãi
b. mất khả năng tự vệ
c. tăng cường phản xạ sinh dục
d. cả a, b, c đều đúng

8. Các biểu hiện cảm xúc ở con vật khi kích thích vào hồi hải mã
a. gây phản ứng sợ hãi
b. con vật trở nên hung hăng
c. bàng quan với các kích thích môi trường
d. cả a, b, c đều đúng

9. Các cấu trúc sau tham gia vào quá trình hình cảm xúc, trừ
a. các đám rối thần kinh
b. hệ limbic
c. thể lưới
d. vùng trán vỏ não

10. Cấu trúc nào sau đây không tham gia vào quá trình hình thành cảm xúc.
a. vỏ não vùng trán
b. vỏ não vùng thái dương
c. tủy sống
d. một số nhân của vùng dưới đồi

11. Vai trò Noradrenalin trong hoạt động cảm xúc


a. hoạt hóa hệ thống thưởng ở hypoyhalamus
b. gây phản ứng thức tỉnh
c. điều tiết tâm trạng
d. cả a, ba, c đều đúng

12. Vai trò của seretonin trong hoạt động cảm xúc
a. hoạt hóa trung khu thưởng
b. gây trạng thái giân dữ
c. bảo đảm cho trạng thái cảm xúc diễn ra bình thường trong trường hợp bị tác động gây
đau
d. cả a, ba, c đầu đúng

13. Chất nào sau đây không ảnh hưởng đến hoạt động của cảm xúc?
a. Acetylcholin
b. Insulin
c. Enkephalin
d. Noradrenalin
14. Vì sao người bị ưu năng tuyến giáp, dễ bị xúc động?
a. tăng tiết thyroxin ảnh hưởng đến hoạt động cảm xúc
b. tăng tiết acetylcholin ảnh hưởng đến hoạt động cảm xúc
b. giảm tiết thyroxin làm ảnh hưởng đến hoạt động cảm xúc
d. giảm tiết acetylcholon làm ảnh hưởng đến hoạt động cảm xúc

15. Khi tiêm ACTH vào cơ thể, hoạt động cảm xúc thay đổi như thế nào?
a. giảm trạng thái gian dữ
b. gây trạng thái giận dữ
c. tăng sự sợ hãi
d. giảm sự sợ hãi

16. Biểu hiện hoạt động của cảm xúc khi Substance P tăng trong thể vân?
a. tăng cường cảm xúc, vui vẻ, hoạt bát
b. gây trạng thái giân dữ
c. tăng sự sợ hãi
d. rối loạn cảm xúc, gây buồn chán, lo âu, đau khổ

17. Vai trò của enkephalin trong hoạt động cảm xúc
a. gây trạng thái giận dữ
b. gây rối loạn cảm xúc
c. tạo cảm giác khoan khoái
d. tạo cảm giác buồn chán, lo âu

VIII. TRÍ NHỚ


1. Chọn đáp án hoàn thành câu sau:
Trí nhớ là ……………… lâu dài thông tin về các sự kiện của thế giới bên ngoài về các phản ứng
xảy ra trong cơ thể, là …………… các kinh nghiệm cũ, sử dụng chúng trong lĩnh vực ý thức và
tập tính.
a. khả năng tư duy/ khả năng tái hiện
b. khả năng lưu trữ / khả năng tái hiện
c. khả năng tư duy/ khả năng nhớ
d. khả năng lưu trữ / khả năng nhớ

2. Trí nhớ được hình thành trên cơ sở những biểu tượng về sự vật và các đối tượng cụ thể
được gọi là:
a. trí nhớ cảm xúc
b. trí nhớ hình tượng
c. trí nhớ vận động
d. trí nhớ phản xạ có điều kiện
3. Trí nhớ cảm xúc
a. Trí nhớ hình thành trên cơ sở những biểu tượng về sự vật
b. Trí nhớ được hình thành trên cơ sở thực hiện những động tác cụ thể
c. Trí nhớ được hình thành trên cơ sở tiếp nhận ngôn ngữ
d. Trí nhớ được hình thành trên cơ sở các kích thích có khả năng gây các phản ứng cảm xúc.

4. Kỹ năng, kỹ xảo trong công việc được hình thành từ trí nhớ
a. Trí nhớ logic
b. Trí nhớ cảm xúc
c. Trí nhớ vận động
d. Trí nhớ phản xạ có điều kiện

5. Dạng trí nhớ nào không thuộc nhóm trí nhớ hình tượng?
a. Trí nhớ khứu giác
b. Trí nhớ thị giác
c. Trí nhớ thính giác
d. Trí nhớ vận động

6. Học tiếng anh được hình thành từ dạng trí nhớ nào?
a. Trí nhớ logic
b. Trí nhớ hình tượng
c. Trí nhớ phản xạ có điều kiện
d. Trí nhớ thính giác

7. Trí nhớ logic có các đặc điểm sau, trừ:


a. tín hiệu tiếp nhận được là những từ, những câu có nội dung ý nghĩa nhất định
b. là loại trí nhớ chủ đạo ở con người
c. tín hiệu tiếp nhận là một sự kiện, sự vật, hiện tượng
d. đóng vai trò chủ yếu trong việc lĩnh hội mọi tri thức và tích lũy mọi kinh nghiệm

8. Trong trường hợp chưa nhìn thấy đối tượng, nhưng người ta có thể biết được một con
vật nào đó sắp xuất hiện, nếu ta nhận được âm thanh hay mùi của nó, đây là dạng trí nhớ:
a. Trí nhớ logic
b. Trí nhớ hình tượng
c. Trí nhớ logic
d. Trí nhớ cảm xúc

9. Trí nhớ được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:
a. Trí nhớ phản xạ có điều kiện
b. Trí nhớ chủng loại phát sinh
c. Trí nhớ cá thể
d. Trí nhớ dài hạn

10. Theo thời gian tồn tại trong não, trí nhớ được chia thành
a. 2 loại: trí nhớ chủng loại phát sinh; trí nhớ cá thể
b. 2 loại: trí nhớ phản xạ không điều kiện; trí nhớ phản xạ có điều kiện
c. 3 loại trí nhớ: trí nhớ ngắn hạn; trí nhớ trung hạn; trí nhớ dài hạn
d. 3 loại trí nhớ: trí nhớ ngắn hạn; trí nhớ phản xạ có điều kiện; trí nhớ trung hạn

11. Em bé mới sinh biết tìm vú mẹ để bú, là dạng trí nhớ:


a. Trí nhớ dài hạn
b. Trí nhớ trung hạn
c. Trí nhớ chủng loại phát sinh
d. Trí nhớ cá thể

12. Trí nhớ ngắn hạn được hình thành trên cơ sở


a. sự thay đổi tạm thời các quá trình lý hóa ở tận cùng thần kinh trước synap
b. sự tuần hoàn các luồng xung động thần kinh trong các vòng hay các chuỗi neuron
c. quá trình tạo protein mới - chất giữ nhớ
d. không dựa trên cơ sở nào

13. Nguyên nhân dẫn đến sự biến mất của trí nhớ ngắn hạn?
a. Do não bị tổn thương
b. Do tác dụng của thuốc mê
c. Do não bị làm lạnh
d. Cả a, b, và c

14. Cơ sở hình thành trí nhớ dài hạn


a. sự tuần hoàn các luồng xung động thần kinh trong các vòng hay các chuỗi neuron
b. là quá trình biến đổi lý – hóa ở màng trước synap và màng sau synap
c. quá trình tạo ra protein mới – chất giữ nhớ
d. là quá trình biến đổi lý – hóa ở màng trước synap và màng sau synap và quá trình tạo ra
protein mới – chất giữ nhớ

15. Cơ sở hình thành trí nhớ trung hạn


a. Quá trình tạo ra protein mới – chất giữ nhớ
b. Sự thay đổi tạm thời các quá trình lý hóa ở tận cùng thần kinh trước synap
c. sự tuần hoàn các luồng xung động thần kinh trong các vòng hay các chuỗi neuron
d. Không dựa trên cơ sở nào.
16. Hiện tượng nào sau đây giúp não học tập và ghi nhớ
a. kích thích yếu lặp đi lặp lại của các neuron nhận
b. các chất môi giới thần kinh hưng phấn được gởi từ neuron vào synap
c. giảm nồng độ ion canxi đi vào neuron nhận qua kênh canxi
d. biến đổi enzym làm hỏng sự phản ứng đối với điện thế hoạt động trong các neuron nhận

IX. HỆ THỐNG CHỨC NĂNG


1. Các thành phần chính trong hệ thống chức năng
a. Khâu tổng hợp hướng tâm và ra quyết định
b. Bộ phận nhận chương trình hành động và ra quyết định hành động
c. Bộ phận thực hiện hành động, các đường ly tâm và hướng tâm ngược
d. Cả a, b, c

2. Vai trò của luồng xung động hướng tâm đối với với hệ thống chức năng
a. Nhờ thông tin của luồng hướng tâm mà cơ thể mới cho phản xạ
b. Nhờ thông tin từ các luồng hướng tâm mà trung ương thần kinh có thể thay đổi chức
năng hệ thống cho phù hợp với hoạt động của cơ thể
c. Nhờ thông tin của luồng hướng tâm mà cơ thể mới phân tích được môi trường xung
quanh
d. Nhờ thông tin của luồng hướng tâm mà trung ương thần kinh mới ở trạng thái thức tỉnh.

3. Hệ thống chức năng được hợp thành từ các thành phần


a. Các cơ quan cảm giác, các cơ quan thực hiện
b. Các cấu trúc dưới vỏ, vỏ não, các đường hướng tâm và ly tâm
c. Các cấu trúc thần kinh, các thụ cảm thể cơ quan cảm giác, các cơ quan thực hiện, các
đường hướng tâm và ly tâm
d. Các cấu trúc thần kinh và các cơ quan thực hiện

4. Tính chất quan trọng của hệ thống chức năng:


a. Khả năng phản xạ đáp ứng các kích thích
b. Khả năng tự điều kiển
c. Tính hưng phấn
d. Tính tự động

5. Đặc điểm khác biệt giữa hệ thống chức năng và cung phản xạ
a. Các cơ quan thực hiện là thành phần cấu thành hệ thống chức năng còn cung phản xạ
không có thành phần này
b. Do hệ thống chức năng có vai trò nhận thông tin ngược chiều nên số lượng dây hướng
tâm trong hệ thống chức năng nhiều hơn trong cung phản xạ
c. Do hệ thống chức năng có khả năng tự điều kiển nên đòi hỏi số lượng dây ly tâm tham gia
vào hoạt động của hệ thống nhiều hơn so với cung phản xạ
d. Phần thần kinh trung ương trong hệ thống chức năng có thể nhận được thông tin ngược
chiều về hiệu quả thực hiện do đó có thể điều hòa được hoạt động của hệ thống còn cung
phản xạ thì thiếu chức năng này

6. Theo thuyết hệ thống chức năng, quá trình hành vi gồm các giai đoạn sau:
a. Tổng hợp hướng tâm, đưa ra cách giải quyết và thông tin ngược chiều
b. Dẫn truyền hưng phấn trên sợi hướng tâm, đưa ra cách giải quyết, lưu trữ thông tin và
truyền thông tin về cơ quan đáp ứng trả lời
c. Tiếp nhận kích thích từ môi trường bên ngoài, dẫn truyền xung hướng tâm, đưa ra cách
giải quyết và dẫn truyền xung ly tâm
d. Tiếp nhận kích thích từ môi trường ngoài, đưa ra cách giải quyết, đáp ứng trả lời thông
tin kích thích

7. Giai đoạn thu lượm, tổng hợp các xung hướng tâm để đưa ra mốc khởi đầu và tình huống
ban đầu, được gọi là giai đoạn:
a. Giai đoạn tiếp nhận kích thích
b. Giai đoạn dẫn truyền hướng tâm
c. Giai đoạn tổng hợp hướng tâm
d. Tất cả đều sai.

8. Giai đoạn tổng hợp hướng tâm có các đặc điểm sau, trừ:
a. Có sự tham gia của các phân tích quan
b. Tổng hợp các luồng xung động hướng tâm
c. Tri giác luôn mang tính vật chất và toàn diện
d. Đưa ra cách giải quyết

9. Giai đoạn hình thành mục đích và chương trình hành động xảy ra trong não bộ để đưa ra
cách giải quyết ban đầu được gọi là giai đoạn:
a. Giai đoạn đáp ứng trả lời kích thích
b. Giai đoạn đưa ra cách giải quyết
c. Giai đoạn thần kinh trung ương
d. Giai đoạn tạo ra thông tin ngược chiều

10. Giai đoạn thông báo lại mức độ thích hợp của cách giải quyết ban đầu do các cơ quan
thụ cảm bản thể trong cơ thực hiện là giai đoạn
a. Giai đoạn tổng hợp luồng hướng tâm
b. Giai đoạn tạo ra thông tin ngược chiều
c. Giai đoạn tạo ra đáp ứng trả lời kích thích
d. Giai đoạn thông báo kết quả thực hiện

11. Các điều kiện cần thiết để có được hệ thống các chức năng:
a. Các yếu tố tham gia vào hệ thống chức năng phải loại bỏ bớt độ tự do của mình
b. Mỗi hệ thống chức năng khi tham gia vào phản ứng đều là một tập hợp các yếu tố, đồng
thời chính nó lại là một yếu tố của hệ thống chức năng cao hơn
c. Tính hữu ích trong mối tương quan giữa các phần tham gia vào hệ thống chức năng
d. Cả a, b, c đều đúng

12. Hoạt động tâm lý cần sự tham gia của hệ thống cấu trúc chức năng nào sau đây:
a. Hệ thống tiếp nhận , xử lý và lưu trữ thông tin.
b. Hệ thống đảm bảo trạng thái thức tỉnh và trương lực cho não.
c. Hệ thống tham gia vào việc chương trình hóa, điều tiết và kiểm tra hoạt động tâm lý.
d. Cả ba hệ thống trên

13. Để hình thành hệ thống cấu trúc chức năng cần sự tham gia cấu trúc nào của hệ thần
kinh trung ương
a. Vỏ nguyên phát
b. Vùng liên hợp
c. Vỏ thứ phát
d. Cả 3 cấu trúc trên

14. Vai trò của vỏ nguyên phát trình quá trình hình thành hệ thống cấu trúc chức năng?
a. tạo ra các xung ly tâm
b. tiếp nhận xung hướng tâm
d. đưa ra phương án giải quyết
d. thực hiện các hoạt động tâm lý phức tạp

15.Vai trò của vùng liên hợp trong quá trình hình thành hệ thống cấu trúc chức năng?
a. đưa ra chương trình hành động
b. tiếp nhận xung hướng tâm
c. thực hiện các hoạt động tâm lý phức tạp
d. cả 3 ý trên

16. Vai trò của vùng vỏ thứ cấp trong quá trình hình thành hệ thống cấu trúc chức năng?
a. Xử lý thông tin, đưa ra chương trình hành động
b. tiếp nhận và tổng hợp các luồng xung động hướng tâm
c. Thực hiện các hoạt động tâm lý phức tạp
d. Cả 3 ý trên

17. Chọn đáp án hoàn thành câu sau:


Mỗi hệ thống chức năng là một vòng kín, nó hoạt động được là nhờ mối liên hệ thường
xuyên giữa .......... với các cơ quan ngoại vi và đặc biệt là sự có mặt của ......... phát sinh liên
tục từ cơ quan đó
a. trung ương thần kinh / các kích thích
b. trung ương thần kinh / các luồng hướng tâm
c. não bộ/ các kích thích
d. não bộ / các luồng hướng tâm

X. CÁC CƠ QUAN CẢM GIÁC


1. Cơ quan cảm giác là:
a. là bộ phận tiếp nhận các kích thích tác động lên cơ thể
b. là những cơ quan đặc biệt nằm trên các các cơ quan bản thể và ngoại vi cơ thể có chức
năng thu nhận và trả lời các kích thích từ môi trường bên ngoài và bên trong tác động vào cơ
thể
c. là các cấu tạo như: tai, mắt, mũi, da
d. là các tế bào thụ cảm ánh sáng, âm thanh, vị giác, khứu giác và các tế bào thụ cảm gia.

2. Mỗi cơ quan phân tích gồm mấy bộ phận?


a. 3 bộ phận: ngoại biên, dẫn truyền, trung ương thần kinh
b. 2 bộ phận: các cơ quan thụ cảm và các trung khu trên vỏ não
c. là các tế bào thụ cảm và các đường dẫn truyền
d. là các tế bào thụ cảm

3. Ngưỡng cảm giác tuyệt đối là


a. là khả năng tiếp nhận kích thích của cơ quan thụ cảm
b. là khả năng phân biệt kích thích của cơ quan thụ cảm
c. là khả năng hưng phấn của cơ quan thụ cảm
d. là mức năng lượng tối thiểu của kích thích để tạo ra hưng phấn các tế bào thụ cảm

4. Điều kiện để một kích thích biến đổi thành xung động thần kinh truyền tới não cho ta
nhận biết được cảm giác ?
a. kích thích có cường độ ngưỡng, quá trình biến đổi kích thích thành xung động ở receptor,
xung động được dẫn truyền về trung ương thần kinh và quá trình giải mã các cảm giác nhận
được ở não bộ
b. kích thích có cường độ ngưỡng, quá trình biến đổi các kích thích thành xung động ở
receptor và quá trình dẫn truyền xung động về trung ương thần kinh.
c. xung động được biến đổi thành các xung động thần kinh và được dẫn truyền về não bộ
để phân tích cho ra cảm giác
d. quá trình biến đổi kích thích thành xung động và được dẫn truyền về não bộ

5. Muốn mã hóa thông tin cảm giác phải dựa vào các tham số nào?
a. tính chất, cường độ của kích thích
b. biên độ, tần số phát xung động
c. cách sắp xếp của các xung và khả năng thích nghi
d. phân bố hưng phấn trong tập hợp neuron, thời gian tiềm tàng của phản ứng

6. Cận thị là do nguyên nhân nào gây ra


a. do nhìn vật quá gần
b. do nhìn vật quá xa
c. do cầu mắt dài hoặc thủy tinh thể quá phồng
d. do hình ảnh không rơi đúng điểm vàng

7. Quá trình quang hóa


a. là quá trình xảy ra các phản ứng biến đổi sắc tố cảm quang ở tế bào que và tế bào nón
b. là quá trình nhìn và phân tích các sự vật hiện tượng
c. là quá trình phân tích về ánh sáng và màu sắc của mắt
d. là quá trình chuyển hóa các xung động thần kinh thị giác về trung ương thần kinh

8. Theo thuyết 3 màu: có 3 loại tế bào nón có các chất cảm quan có khả năng thu nhận các tia
sáng của 3 màu:
a. màu tím, màu lục, màu đỏ
b. màu tím, màu lam, màu đỏ
c. màu lam, màu lục, màu đỏ
d. màu tím, màu lam, màu lục

9. Sự thích nghi của võng mạc được thực hiện theo cơ chế:
a. thích nghi do tăng giảm nồng độ của các chất nhạy cảm ánh sáng
b. thích nghi nhờ thay đổi đường kích đồng tử mắt
c. thích nghi của tế bào dẫn truyền
d. cả a, b và c

10. Trong các xương sau đây xương nào không tham gia vào dẫn truyền âm thanh
a. xương búa
b. xương đe
c. xương bướm
d. xương bàn đạp

You might also like