You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 8 KIỂM TRA GIỮA HKII

Câu 1: Vitamin có vai trò gì ?

A. Không cung cấp năng lượng cho cơ thể

B. Cung cấp năng lượng cho cơ thể

C. Là thành phần cấu trúc của nhiều enzim tham gia các phản ứng chuyển hoá
trong cơ thể

D. Đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu, tham gia vào cấu tạo của nhiểu enzim

Câu 2: Loại vitamin nào dưới đây không tan trong dầu, mỡ ?

A. Vitamin A B. Vitamin C C. Vitamin K


D. Vitamin D

Câu 3: Loại vitamin duy nhất được tổng hợp ở da dưới ánh nắng mặt trời là

A. vitamin D. B. vitamin A. C. vitamin C.


D. vitamin E.

Câu 4:  Vitamin giúp tránh bệnh quáng gà và khô giác mạc là:

A. Vitamin D B. Vitamin C C. Vitamin B D.


Vitamin A

Câu 5: Chất khoáng nào là thành phần cấu tạo nên hêmôglôbin trong hồng cầu
người ?

A. Asen B. Kẽm C. Đồng


D. Sắt

Câu 6: Bữa ăn hợp lý dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể nhằm đáp ứng được
yêu cầu?

   A. Cung cấp cho cơ thể đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu, lứa tuổi, khả năng lao
động, môi trường, khí hậu.

   B. Đảm bảo bữa ăn hàng ngày cân đối, đủ dinh dưỡng để phát triển tốt thể lực và trí
lực, có sức khỏe để lao động

   C. Thức ăn phải đảm bảo an toàn vệ sinh, không được là nguồn lây bệnh

   D. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào yếu tố nào?

   A. Giới tính, lứa tuổi   B. Khả năng lao động

   C. Môi trường, khí hậu    D. Tất cả các đáp án trên

Câu 8: Điều gì sẽ xảy ra khi cơ thể không đủ chất dinh dưỡng?


   A. Suy dinh dưỡng  B. Đau dạ dày

   C. Giảm thị lực  D. Tiêu hóa kém

Câu 9: Những nguyên tắc khi lập khẩu phần ăn?

   A. Đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

   B. Đảm bào cân đôi các thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

   C. Đảm bào cung cấp dủ năng lượng, vitamin, muối khoáng và cân đối về thành
phần các chất hữu cơ.

   D. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Người béo phì nên ăn loại thực phẩm nào dưới đây?

   A. Đồ ăn nhanh

   B. Nước uống có ga

   C. Ăn ít thức ăn nhưng nên ăn đầy đủ tinh bột

   D. Hạn chế tinh bột, đồ chiên rán, ăn nhiều rau xanh.

Câu 11: Quá trình bài tiết không thải chất nào dưới đây?

   A. Chất cặn bã

   B. Chất độc

   C. Chất dinh dưỡng

   D. Nước tiểu

Câu 12: Vai trò chính của quá trình bài tiết?

   A. Làm cho môi trường trong cơ thể ổn định

   B. Thanh lọc cơ thê, loại bỏ chất dinh dưỡng dư thừa

   C. Đảm bảo các chất dinh dưỡng trong cơ thể luôn được đổi mới

   D. Giúp giảm cân.

Câu 13: Các sản phẩm thải được lấy từ?

   A. Các hoạt động trao đổi chất của tế bào

   B. Các hoạt động trao đổi chất của cơ thể

   C. Từ các hoạt động tiêu hóa đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng

   D. Tất cả các đáp án trên

Câu 14: Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu bao gồm
   A. Thận và ống đái

   B. Thận, ống dẫn nước tiểu, bong đái

   C. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

   D. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái, phổi, da

Câu 15: Đơn vị chức năng của thận bao gồm

   A. Cầu thận, nang cầu thận, bể thận

   B. Cầu thận, ống góp, bể thận

   C. Cầu thận, ống góp, nang cầu thận, bể thận

   D. Cầu thận, nang cầu thận, ống thận

Câu 16: Quá trình tạo thành nước tiểu bao gồm mấy quá trình?

   A. 1       B. 2   C. 3       D. 4

Câu 17: Nước tiểu đầu được tạo ra ở quá trình nào?

   A. Quá trình lọc máu ở cầu thận

   B. Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết ở ống thận

   C. Quá trình bài tiết tiếp chất thừa, chất thải ở ống thận

   D. Phối hợp tất cả các quá trình trên

Câu 18: Nước tiểu chính thức sau khi được tạo thành được chuyển đến đâu đầu tiên?

   A. Bể thận   B. ống thận

   C. ống dẫn nước tiểu    D. thải ra ngoài môi trường

Câu 19: Lớp nào nằm ngoài cùng, tiếp xúc với môi trường trong cấu trúc của da?

   A. Lớp biểu bì  B. Lớp bì

   C. Lớp mỡ dưới ra   D. Lớp mạch máu

Câu 20: Vai trò của lớp mỡ dưới da là gì?

   A. Lớp cách nhiệt

   B. Một sản phẩm của các tế bào da

   C. Nơi chứa chất thải từ các tế bào da tầng trên

   D. Nuôi dưỡng các dây thần kinh

Câu 21: Chức năng nào không được thực hiện bởi da người?

   A. Hô hấp   B. Điều hòa thân nhiệt


   C. Bảo vệ   D. Tạo vẻ đẹp cho cơ thể

Câu 22: Chức năng của hệ thần kinh là gì?

   A. Điều khiển, điều hòa, phối hợp hoạt động các cơ quan trong cơ thể

   B. Giám sát các hoạt động, thông báo cho não bộ hoạt động của các cơ quan trong
cơ thể

   C. Điều hòa nhiệt độ, tuần hoàn, tiêu hóa

   D. Sản xuất tế bào thần kinh

Câu 23: Đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh là gì?

   A. Dây thần kinh   B. Mạch máu   C. Nơron   D. Mô thần


kinh

Câu 24: Não thuộc bộ phận nào của hệ thần kinh?

   A. Bộ phận ngoại biên   B. Bộ phận trung ương

   C. Một bộ phận độc lập  D. Một bộ phận của tủy sống

Câu 25: Bộ phận nào không thuộc hệ thần kinh ngoại biên?

   A. Bó sợi vận động  B. Bó sợi cảm giác

   C. Tủy sống  D. Hạch thần kinh

Câu 26: Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được chia thành mấy loại?

A. 4       B. 3  C. 2       D. 1

Câu 27: Có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy?

   A. 30       B. 31 C. 24       D. 12

Câu 28: Sợi thần kinh cảm giác nổi với tủy bằng bộ phận nào?

   A. Rễ trước   B. Rễ sau

   C. Hạch thần kinh   D. Bộ phận đặc trưng

Câu 29: Dây thần kinh tủy thực hiện chức năng nào?

   A. Dẫn truyền xung thần kinh  B. Cảm giác

   C. Vận động   D. Xử lí thông tin

Câu 30: Cơ quan nào sau đây không phải cơ quan trả lời kích thích:

A..Da    B. Chân    C. Tay    D. Dây thần kinh

Câu 31: Phần nào không phải là cấu trúc của trụ não?
   A. Vùng dưới đồI    B. Não giữa  C. Hành não
D. Cầu não

Câu 32: Não trung gian có chức năng gì ?

   A. Điều hòa trao đổi chất và thân nhiệt.

   B. Giữ thăng bằng, định vị cơ thể trong không gian.

   C. Điều hòa trao đổi chất và bảo vệ cơ thể.

   D. Ngăn cách rõ các cấu trúc khác của não bộ.

Câu 33: Vì sao luật giao thông quy định người uống rượu bia không được điều khiển
phương tiện giao thông?

   A. Rượu có chứa chất gây ức chế đại não.

   B. Rượu có chất ảnh hưởng trực tiếp đến tiểu não.

   C. Rượu có chứa chất ảnh hưởng đến tủy sống.

   D. Rượu có chứa chất kích thích não trung gian.

Câu 34 : Đại não bên trái điều khiển phần cơ thể nào?

   A. Toàn bộ cơ thể   B. Chi trên  C. Chi dưới  D. Chi bên phải

Câu 35: Các đôi dây thần kinh lên não thường bắt chéo ở vị trí nào?

A. Đốt sống cổ  B. Não trung gian  C. Trụ não D. Vùng dưới đồi

Câu 36: Bộ phận não chia đại não thành hai nửa?

   A. Rãnh thái dương     B. Não trung gian

   C. Rãnh liên bán cầu   D. Rãnh đỉnh

Câu 37: Các nếp nhăn trên vỏ đại não có chức năng gì?

   A. Giảm thể tích não bộ  B. Tăng diện tích bề mặt

   C. Giảm trọng lượng của não D. Sản xuất nơron thần kinh

Câu 38: Chức năng của chất trắng trong vỏ não là gì?

   A. Kết nối các vùng của vỏ não và nối hai nửa đại não với nhau

   B. Kết nối các vùng của vỏ não với tủy sống

   C. Kết nối hai nửa đại não và tiểu não

   D. Kết nối hai nửa đại não và não trung gian

Câu 39: Thùy chẩm của não bộ nằm ở đâu?

   A. Trước trán    B. Thái dương


   C. Trung tâm của não bộ   D. Phía sau não

Câu 40: Vì sao con người có thể sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp?

   A. Não bộ người có vùng vận động ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói, chữ viết.

   B. Cơ mặt người tiến hóa hoạt động linh hoạt

   C. Do đặc tính của bộ linh trưởng

   D. Não bộ người có đủ vùng vận động và vùng cảm giác

Câu 41: Hệ thần kinh sinh dưỡng bao gồm mấy phân hệ?

   A. 1       B. 2   C. 3       D. 4

Câu 42: Hiện tượng giảm nhu động ruột do phân hệ thần kinh nào phụ trách?

   A. Phân hệ giao cảm  B. Phân hệ đối giao cảm

   C. Phân hệ trung ương D. Phân hệ ngoại biên

Câu 43: Chức năng nào được thực hiện bởi hệ thần kinh sinh dưỡng?

   A. Hiểu tiếng nói và chữ viết  B. Hình thành trí nhớ

   C. Tiêu hóa  D. Tạo giấc mơ

Câu 44: Cơ quan phân tích thị giác bao gồm:

   A. Cơ quan thụ cảm B. Dây thần kinh

   C. Bộ phận kích thích ở trung ương  D. Tất cả các đáp án trên

Câu 45: Cơ quan thị giác bao gồm:

   A. Tế bào thụ cảm thị giác   B. Dây thần kinh thị giác

   C. Vùng thị giác   D. Tất cả các đáp án trên

Câu 46: Vùng thị giác nằm ở đâu?

   A. Trong màng lưới của cầu mắt   B. Dây thần kinh số II

   C. Ở thùy chẩm   D. Vỏ não

Câu 47: Tế bào thụ cảm thị giác nằm ở đâu?

   A. Trong màng lưới của cầu mắt  B. Dây thần kinh số II

   C. Ở thùy chẩm  D. Vỏ não

Câu 48: Các tế bào nón có nhiệm vụ?

   A. Chỉ tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh  B. Chỉ tiếp nhận màu sắc
   C. Chỉ tiếp nhận ánh sáng yếu  D. Tiếp nhận ánh sáng
mạnh và màu sắc

Câu 49: Các tế bào que có nhiệm vụ?

   A. Tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh  B. Tiếp nhận màu sắc

   C. Tiếp nhận ánh sáng yếu  D. Tiếp nhận ánh sáng yếu và
màu sắc

Câu 50: Điều nào dưới đây KHÔNG đúng khi nói về tật cận thị?

   A. Nguyên nhân bẩm sinh do cầu mắt dài   B. Thể thủy tinh quá
phồng

   C. Nguyên nhân bẩm sinh do cầu mắt ngắn D. Do thể thủy tinh
phồng

Câu 51: Đâu là tật của mắt?

   A. Đau mắt hột  B. Loạn thị C. Đau mắt đỏ  D. Viêm


kết mạc

Câu 52: Nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt?

   A. Do cầu mắt dài   B. Do cầu mắt ngăn

   C. Do thể thủy tinh quá phồng  D. Do virut

Câu 53: Hậu quả nghiêm trọng nhất của bênh đau mắt hột?

   A. Gây sẹo  B. Đục màng giác

   C. Lông mi quặm lại gây ngứa ngáy  D. Mù lòa

Câu 54: Bạn A bình thường nhìn gần thì rõ, càng xa càng mờ. Hỏi bạn A bị tật hay
bệnh liên quan đến mắt nào?

A. Cận thị  B. Viễn thị  C. Loạn thị  D. Viêm kết mạc

Câu 55: Tai được chia ra làm 3 phần, đó là những phần nào?

   A. Vành tai, tai giữa, tai trong   B. Tai ngoài, tai giữa, tai
trong.

   C. Vành tai, ống tai, màng nhĩ.  D. Tai ngoài, màng nhĩ, tai
trong.

Câu 56: Thành phần nào dưới đây không thuộc tai trong?

   A. Ống bán khuyên.  B. Dây thần kinh số VIII.

   C. Ốc tai.  D. Màng nhĩ.


Câu 57: Tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi bộ phận nào?

   A. Ống bán khuyên.  B. Màng nhĩ.

   C. Chuỗi tai xương.  D. Vòi nhĩ.

Câu 58: Phản xạ có điều kiện là

   A. phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học
tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

   B. phản xạ có sẵn, sinh ra đã có, không cần phải học tập.

   C. phản xạ được hình thành trong đời sống.

   D. phản xạ đã được hình thành trong quá trình tích lũy.

Câu 59: Ví dụ nào dưới đây thuộc phản xạ không điều kiện?

   A. Trời rét tự giác mặc áo cho ấm.   B. Chạm tay vào vật nóng vội rụt tay lại.

   C. Chạy bộ thì người đổ mồ hôi.  D. Sáng ngủ dậy đánh răng rửa mặt.

Câu 60: Buổi sáng nghe thấy chuông báo thức sẽ bật dậy. Đây là ví dụ của loại phản
xạ nào?

A. Phản xạ không điều kiện.  

 B. Phản xạ có điều kiện.

 C. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

 D. Phản xạ có điều kiện hoặc phản xạ không điều kiện.

HẾT

You might also like