You are on page 1of 12

BÀI 17: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

MỨC NHẬN BIẾT


Câu 1: Các loài động vật chưa có tổ chức thần kinh, cảm ứng có đặc điểm
A. rất chậm, tiêu tốn năng lượng. B. rất nhanh, tiêu tốn nhiều năng lượng.
C. rất nhanh, không tiêu tốn năng lượng. D. rất chậm, không tiêu tốn năng lượng.
Câu 2: Ngành động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới?
A. Ruột khoang. B. Giun tròn. C. Giun dẹp. D. Chân khớp.
Câu 3: Những ngành động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A. Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn. B. Ruột khoang, Giun dẹp, Chân khớp.
C. Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp. D. Giun dẹp, Giun tròn, Dây sống.
Câu 4: Cấu tạo hệ thần kinh ống bao gồm
A. thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. B. não bộ và tuỷ sống.
C. hạch thần kinh và dây thần kinh. D. não bộ và dây thần kinh.
Câu 5: Khi bị kích thích, động vật có hệ thần kinh lưới phản ứng
A. toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng. B. định khu, tiêu tốn nhiều năng lượng.
C. toàn thân, không tiêu tốn năng lượng. D. định khu, không tiêu tốn năng lượng.
Câu 6: Đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh là
A. neuron. B. synapse. C. myelin. D. Ranvier.
Câu 7: Diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào khác được gọi là
A. neuron. B. synapse. C. myelin. D. Ranvier.
Câu 8: Điện thế nghỉ là
A. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào, khi tế bào bị kích thích.
B. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích điện âm,
phía ngoài màng tích điện dương.
C. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích điện
dương, phía ngoài màng tích điện âm.
D. Sự cân bằng điện thế giữa hai bên màng tế bào, khi tế bào không bị kích thích.
Câu 9: Khi bị kích thích, điện thế nghỉ biến thành điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn theo thứ tự là
A. Mất phân cực → Đảo cực → Tái phân cực. B. Đảo cực → Tái phân cực → Mất phân cực.
C. Mất phân cực → Tái phân cực → Đảo cực. D. Đảo cực → Mất phân cực → Tái phân cực.
Câu 10: Đặc điểm của phản xạ có điều kiện là
A. bẩm sinh, di truyền. B. được hình thành trong đời sống cá thể, không di truyền.
C. rất bền vững. D. số lượng có giới hạn.
Câu 11. Hệ thần kinh dạng lưới thường gặp ở
A. Động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn. B. Động vật có xương sống.
C. Các ngành giun như Giun dẹp, Giun tròn. D. Động vật chân khớp, côn trùng.
Câu 12. Ở động vật chưa có hệ thần kinh, cảm ứng là sự …………. đến kích thích có lợi hoặc tránh xa kích
thích có hại.
A. chuyển động của từng cơ quan B. chuyển động của một phần cơ thể
C. chuyển động cục bộ D. chuyển động của cả cơ thể
Câu 13. Ở động vật có hệ thần kinh, dựa vào đặc điểm cấu trúc hệ thần kinh chia thành các nhóm:
A. hệ thần kinh dạng đốt và hệ thần kinh dạng ống.
B. hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng ống.
C. hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, hệ thần kinh dạng ống.
D. hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng đốt, hệ thần kinh dạng ống.
Câu 14. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch thường gặp ở
A. Động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn. B. Động vật có xương sống.
C. Các ngành giun như Giun dẹp, Giun tròn. D. ruột khoang, chân khớp.
Câu 15. Ở chân khớp, đâu là hạch phát triển hơn so với các hạch khác và chi phối các hoạt động phức tạp của
cơ thể?
A. Hạch ở lưng. B. Hạch ở bụng.
C. Hạch đầu. D. Hạch ở các chi.
Câu 16. Hệ thần kinh ống gặp ở
A. Động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn. B. Động vật có xương sống.
C. Các ngành giun như Giun dẹp, Giun tròn. D. Động vật chân khớp, côn trùng.
Câu 17. Hệ thần kinh ống hoạt động theo nguyên tắc
1
A. phản xạ. B. cảm ứng.
C. dẫn truyền D. đáp ứng xung thần kinh.
Câu 18. Tế bào thần kinh còn được gọi là
A. synapse. B. neuron. C. myelin. D. ranvier.
Câu 19. Hầu hết các neuron đều được cấu tạo từ ba thành phần là
A. thân, sợi trục, chùy synapse. B. thân, sợi nhánh, eo Ranvier.
C. thân, eo Ranvier, chùy synapse. D. thân, sợi nhánh, sợi trục.
Câu 20. Sợi trục của neuron có chức năng
A. truyền kích thích ra khắp cơ thể. B. truyền kích thích đến tế bào khác.
C. truyền xung thần kinh đến tế bào khác. D. truyền xung thần kinh ra khắp cơ thể.
Câu 21. Các đoạn nhỏ trên sợi trục không được bao myelin bao bọc gọi là các
A. synapse. B. chùy synapse. C. sợi nhánh. D. eo Ranvier.
Câu 22. Xung thần kinh từ sợi trục của neuron này đi qua …………. sang tế bào khác.
A. synapse B. eo Ranvier C. bao myelin D. hạch thần kinh.
Câu 23. Synapse là
A. đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh. B. một loại chất chuyển giao thần kinh.
C. đơn vị liên kết giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với tế bào khác
D. diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với tế bào khác.
Câu 24. Synapse có hai loại là
A. synapse hóa học và synapse xung thần kinh. B. synapse hóa học và synapse điện.
C. synapse sinh học và synapse xung thần kinh. D. synapse hóa học và synapse điện.
Câu 25. Loại synapse phổ biến ở động vật là
A. synapse xung thần kinh. B. synapse sinh học.
C. synapse hóa học D. synapse điện.
Câu 26. Thông tin dưới dạng xung thần kinh đi đến synapse được truyền qua synapse nhờ
A. các bao myelin trên sợi trục. B. các eo Ranvier.
C. chất chuyển hóa thần kinh. D. chất chuyển giao thần kinh.
Câu 27. Lượng thông tin của thụ thể cảm giác nào lớn nhất so với các thụ thể cảm giác khác mà cơ thể tiếp
nhận được?
A. Thụ thể quang học. B. Thụ thể đau.
C. Thụ thể cơ học. D. Thụ thể nhiệt.
Câu 28. Bộ phận tiếp nhận âm thanh gồm
A. tai ngoài, tai giữa và tai trong. B. tai ngoài, tai giữa và ốc tai.
C. tai ngoài, màng nhĩ và ốc tai. D. tai ngoài, màng nhĩ và tai trong.
Câu 29. Chức năng giữ thăng bằng của cơ thể là nhờ cơ quan tiền đình nằm trong
A. trung khu thần kinh. B. hành não. C. tai trong. D. tiểu não.
Câu 30. Cơ quan tiền đình gồm
A. cửa sổ tròn, nang bầu dục và ba ống bán khuyên. B. cửa sổ tròn, cửa sổ bầu dục và ba ống bán khuyên.
C. nang cầu, cửa sổ bầu dục và ba ống bán khuyên. D. nang cầu, nang bầu dục và ba ống bán khuyên.
Câu 31. Động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì
A. di chuyển đi chỗ khác. B. co ở phần cơ thể bị kích thích.
C. duỗi thẳng cơ thể. D. co toàn bộ cơ thể.
Câu 32. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành bởi các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần
kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch
A. nằm dọc theo chiều dài cơ thể. B. nằm dọc theo lưng và bụng.
C. nằm dọc theo lưng. D. phân bố ở một số phần cơ thể.
Câu 33. Bộ phận của não phát triển nhất là
A. não trung gian. B. bán cầu đại não.
C. não giữa. D. tiểu não và hành não.
Câu 34. Bộ phận quan trọng nhất đóng vai trò điều khiển các hoạt động cơ thể là
A. não giữa. B. bán cầu đại não.
C. tiểu não và hành não. D. não trung gian.
Câu 35. Thủy tức phản ứng như thế nào khi ta dùng kim nhọn châm vào thân nó?
A. Co những chiếc vòi lại B. Co toàn thân lại.
C. Co phần thân lại. D. Chỉ co phần bị kim châm.
Câu 36. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ở những động vật nào dưới đây?
2
A. nghành ruột khoang. B. giun dẹp, đỉa, côn trùng.
C. cá, lưỡng cư, bò sát. D. Chim, thú.
Câu 37. Động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì
A. duỗi thẳng cơ thể. B. co toàn bộ cơ thể.
C. trả lời cục bộ lại kích thích. D. co ở bộ phận bị kích thích.
Câu 38. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành bởi các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần
kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch
A. nằm dọc theo chiều dài cơ thể B. nằm dọc theo lưng và bụng.
C. nằm dọc theo lưng. D. phân bố ở một số phần cơ thể.
Câu 39. Hệ thần kinh của côn trùng gồm hạch đầu,
A. hạch ngực, hạch lưng B. hạch thân, hạch lưng
C. hạch bụng, hạch lưng D. hạch ngực, hạch bụng
Câu 40. Ở côn trùng, hạch thần kinh có kích thước lớn hơn hẳn so với các hạch thần kinh khác là hạch thần
kinh
A. đầu B. lưng C. bụng D. ngực
Câu 41. Phản xạ là gì?
A. Phản ứng của các bộ phận cơ thể trả lời kích thích.
B. Phản ứng của cơ thể trả lời kích thích.
C. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh, trả lời lại các kích thích của môi trường.
D. Phản ứng trả lời kích thích bên ngoài của cơ thể sinh vật dưới sự tham gia của các tuyến nội tiết.
Câu 42. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được tạo thành do các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần
kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch
A. nằm dọc theo chiều dài cơ thể. B. nằm dọc theo lưng và bụng.
C. nằm dọc theo lưng. D. được phân bố ở một số phần cơ thể.
Câu 43. Bộ phận của não ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong điều khiển hoạt động của cơ
thể?
A. não trung gian B. bán cầu đại não C. tiểu não và hành não D. não giữa
Câu 44. Các kiểu hệ thần kinh (HTK) xếp theo thứ tự tiến hoá từ thấp đến cao là
A. HTK lưới  HTK ống  HTK chuỗi hạch. B. HTK chuỗi hạch  HTK ống  HTK lưới.
C. HTK ống  HTK chuỗi hạch  HTK lưới. D. HTK lưới  HTK chuỗi hạch  HTK ống.
Câu 45. Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào?
A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt.
C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm. D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn.
Câu 46. Hệ thần kinh ống được tạo thành từ hai phần rõ rệt là
A. Não và thần kinh ngoại biên. B. Não và tuỷ sống.
C. Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. D. Tuỷ sống và thần kinh ngoại biên.
Câu 47. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin “nhảy cóc” vì
A. sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie.
B. đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng. C. tạo cho tốc độ truyền xung quanh.
D. giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện.
Câu 48. Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có
bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”,
A. chậm và tốn ít năng lượng. B. chậm và tốn nhiều năng lượng.
C. nhanh và tốn ít năng lượng. D. nhanh và tốn nhiều năng lượng.
Câu 49. Trên sợi trục không có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do
A. mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo cực B. đảo cực đến mất phân cực rồi tái phân cực
C. mất phân cực đến đảo cực rồi tái phân cực D. đảo cực đến tái phân cực rồi mất cực.
Câu 50. Bao mielin có màu trắng và có tính chất cách điện, nó có bản chất là
A. protein. B. photpholipit. C. cacbohidrat. D. axit nucleic.
Câu 51. Trong cơ chế lan truyền điện thế hoạt động qua xinap có sự tham gia của ion
A. Ca2+. B. Na+. C. K+. D. Mg2+.
Câu 52. Trong xinap hóa học, thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở
A. màng trước xinap. B. màng sau xinap. C. khe xinap. D. chùy xinap.
Câu 53. Trong xinap, túi chứa chất trung gian hóa học nằm ở
A. chuỳ xinap. B. trên màng trước xinap. C. trên màng sau xinap. D. khe xinap.
Câu 54. Sau khi điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp ở màng sau xinap, axêtilcôlin phân hủy thành
3
A. axit axêtic và côlin. B. mêtyl và côlin. C. axêtat và côlin. D. etyl và côlin.
Câu 55. Qua trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào dưới đây?
A. Khe xináp → màng trước xináp → chùy xináp → màng sau xináp
B. Chùy xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp.
C. Màng sau xináp → khe xináp → chùy xináp → màng trước xináp
D. Màng trước xináp → chùy xináp → khe xináp → màng sau xináp
Câu 56. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là axêtincôlin và
A. đôpamin B. serôtônin C. ađrênalin D. norađrênalin
Câu 57. Xináp là diện tiếp xúc giữa
A. các tế bào ở cạnh nhau B. tế bào thần kinh với tế bào thần kinh.
C. tế bào tuyến với tế bào cơ. D. các tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc tế bào khác.
Câu 58. Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào khi
A. không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía ngoài màng mang điện dương.
B. bị kích thích, phía trong mang mang điện dương và phía ngoài màng mang điện âm.
C. không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương và phía ngoài màng mang điện âm.
D. bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía ngoài màng mang điện dương.
MỨC THÔNG HIỂU
Câu 1: Quá trình cảm nhận ánh sáng có thể tóm tắt theo sơ đồ nào sau đây?
A. Mắt → Dây thần kinh thị giác →Vùng thị giác trên vỏ não.
B. Dây thần kinh thị giác →Vùng thị giác trên vỏ não→ Mắt.
C. Vùng thị giác trên vỏ não→ Mắt→ Dây thần kinh thị giác.
D. Mắt→ Vùng thị giác trên vỏ não→ Dây thần kinh thị giác.
Câu 2: Đặc điểm không đúng của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là
A. số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới.
B. khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên.
C. phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
D. phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
Câu 3: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao myelin so với sợi thần kinh
không có bao myelin là tốc độ lan truyền
A. chậm và tốn ít năng lượng. B. chậm và tốn nhiều năng lượng.
C. nhanh và tốn ít năng lượng. D. nhanh và tốn nhiều năng lượng.
Câu 4: Khi nói về tổ chức thần kinh ở các nhóm động vật, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các loài thân lỗ, bọt biển chưa có tổ chức thần kinh.
B. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gặp ở ngành Giun dẹp, Giun tròn và Chân khớp.
C. Các loài thuộc lớp Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú có hệ thần kinh dạng ống.
D. Các loài thuộc ngành Ruột khoang có hệ thần kinh dạng lưới hoặc dạng chuỗi hạch.
Câu 5: Cho các thành phần cấu trúc của synapse hoá học như sau:
(1) Chùy synapse. (2) Khe synapse. (3) Màng trước synapse. (4) Màng sau synapse.
Qua trình truyền tin qua xynapse diễn ra theo trật tự là
A. 1 → 2 → 3 → 4. B. 1 → 3 → 2 → 4.
C. 1 → 4 → 3 → 2. D. 1 → 3 → 4 → 2.
Câu 6. Các động vật có đặc điểm hệ thần kinh khác nhau có sự khác nhau về
A. tốc độ, độ nhạy cảm và chính xác của cảm ứng. B. tốc độ, độ chính xác và phức tạp của cảm ứng.
C. số lượng, độ chính xác và phức tạp của cảm ứng. D. tốc độ, độ nhạy cảm và chính xác của cảm ứng.
Câu 7. Ở hệ thần kinh lưới, các tế bào thần kinh phân bố ……..(1)…….. và ……..(2)…….. với nhau tạo
thành mạng lưới thần kinh.
A. (1) cục bộ từng cơ quan, (2) tương tác B. (1) rải rác khắp cơ thể, (2) liên kết
C. (1) cục bộ từng cơ quan, (2) liên kết D. (1) rải rác khắp cơ thể, (2) tương tác
Câu 8. Mỗi hạch thần kinh trong hệ thần kinh chuỗi hạch là một ...(1)… điều khiển hoạt động của ……..(2)
……..
A. (1) cơ quan, (2) cả cơ thể. B. (1) cơ quan, (2) một vùng xác định trên cơ thể.
C. (1) trung tâm, (2) cả cơ thể. D. (1) trung tâm, (2) một vùng xác định trên cơ thể.
Câu 9. Các tế bào thần kinh của hệ thần kinh dạng ống được phân chia thành
A. thần kinh trung ương (gồm não bộ và các dây thần kinh não) và thần kinh ngoại biên (gồm các hạch thần
kinh và tủy sống).

4
B. thần kinh trung ương (gồm não bộ và tủy sống) và thần kinh ngoại biên (gồm các hạch thần kinh và các dây
thần kinh não, tủy).
C. thần kinh trung ương (gồm các hạch thần kinh và các dây thần kinh não, tủy) và thần kinh ngoại biên (gồm
não bộ và tủy sống).
D. thần kinh trung ương (gồm các hạch thần kinh và tủy sống) và thần kinh ngoại biên (gồm não bộ và các
dây thần kinh não).
Câu 10. Trong hệ thần kinh ống, các thụ thể cảm giác tiếp nhận kích thích từ môi trường và gửi thông tin theo
các ……..(1)…….. về tủy sống và não bộ, từ đây xung thần kinh theo ……..(2)…….. đến các cơ quan đáp
ứng và gây đáp ứng.
A. (1) dây thần kinh cảm giác, (2) dây thần kinh cảm giác
B. (1) dây thần kinh vận động, (2) dây thần kinh vận động
C. (1) dây thần kinh cảm giác, (2) dây thần kinh vận động
D. (1) dây thần kinh vận động, (2) dây thần kinh cảm giác
Câu 11. Chức năng của neuron là tiếp nhận
A. kích thích, tạo ra xung thần kinh và truyền xung thần kinh ra toàn cơ thể.
B. kích thích, tạo ra xung thần kinh và truyền xung thần kinh đến neuron khác hoặc tế bào khác.
C. xung thần kinh, tạo các kích thích và dẫn truyền đến neuron khác hoặc tế bào khác.
D. xung thần kinh, tạo các kích thích và dẫn truyền ra toàn cơ thể.
Câu 12. Điện thế nghỉ là sự ……..(1)…….. điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích,
bên trong màng mang điện tích ……..(2)…….. so với bên ngoài màng mang điện tích ……..(3)……..
A. (1) tương tác, (2) âm, (3) dương. B. (1) tương tác, (2) dương, (3) âm.
C. (1) chênh lệch, (2) âm, (3) dương. D. (1) chênh lệch, (2) dương, (3) âm.
Câu 13. Trên sợi thần kinh không có bao myelin, điện thế hoạt động là truyền là do:
A. khử cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ vùng này sang vùng khác kế tiếp.
B. khử cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvier này sang eo Ranvier kế tiếp.
C. khử cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ một vùng này sang eo Ranvier kế tiếp.
D. khử cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ một eo Ranvier này sang vùng kế tiếp.
Câu 14. Đường dẫn truyền hướng tâm trong một cung phản xạ là dây thần kinh
A. vận động do các neuron vận động tạo thành. B. cảm giác do các neuron cảm giác tạo thành.
C. cảm giác do các neuron vận động tạo thành. D. vận động do các neuron cảm giác tạo thành.
Câu 15. Đường dẫn truyền li tâm trong một cung phản xạ là dây thần kinh
A. vận động do các neuron vận động tạo thành. B. cảm giác do các neuron cảm giác tạo thành.
C. cảm giác do các neuron vận động tạo thành. D. vận động do các neuron cảm giác tạo thành.
Câu 16. Thụ thể cảm giác có chức năng tiếp nhận và chuyển đổi
A. điện thế thụ thể của kích thích thành các dạng năng lượng, khởi phát điện thế hoạt động lan truyền tới
neuron.
B. các kích thích thành các dạng năng lượng, khởi phát điện thế hoạt động lan truyền tới neuron.
C. các dạng năng lượng của kích thích thành điện thế thụ thể, khởi phát điện thế hoạt động lan truyền tới
xung thần kinh.
D. điện thế thụ thể của kích thích thành các dạng năng lượng, khởi phát điện thế hoạt động lan truyền tới
xung thần kinh.
Câu 17. Khứu giác có vai trò
A. giúp động vật giữ thăng bằng khi di chuyển.
B. gây ra nhiều phản ứng như đánh giá trượt ngã, giữ vật chính xác không để tuột, rơi, nuốt khi thức ăn trong
miệng đã nhỏ và tạo thành viên.
C. giúp động vật chọn lựa loại thức ăn ăn được và không ăn được, đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể tồn tại
và phát triển.
D. gây nhiều phản ứng khác nhau như tìm kiếm thức ăn, chọn thức ăn phù hợp, tránh kẻ thù, tìm đến bạn tình,
định hướng đường đi, nhận ra con mới sinh.
Câu 18. Đâu là đường đi của ánh sáng khi khúc xạ từ vật vào mắt?
A. Ánh sáng đi vào mắt, qua tế bào hạch, tế bào lưỡng cực, hệ thống khúc xạ ánh sáng cuối cùng đến tế bào
que và nón.
B. Ánh sáng đi vào mắt, qua hệ thống khúc xạ ánh sáng, tế bào hạch, tế bào lưỡng cực, cuối cùng đến tế bào
que và nón.
C. Ánh sáng đi vào mắt, qua hệ thống khúc xạ ánh sáng, tế bào que, tế bào nón, cuối cùng đến tế bào hạch và
lưỡng cực.
5
D. Ánh sáng đi vào mắt, qua tế bào que, tế bào nón, hệ thống khúc xạ ánh sáng cuối cùng đến tế bào hạch và
lưỡng cực.
Câu 19. Động vật không xương sống có hệ thần kinh ……..(1)…….., ……..(2)…….. phản xạ có điều kiện.
A. (1) kém phát triển, (2) khó thành lập B. (1) phát triển, (2) khó thành lập
C. (1) kém phát triển, (2) dễ thành lập D. (1) phát triển, (2) dễ thành lập
Câu 20. Đâu không phải là đặc điểm của phản xạ có điều kiện?
A. Hình thành trong đời sống cá thể, không di truyền. B. Dễ mất nếu không được củng cố.
C. Số lượng có giới hạn. D. Có sự tham gia của vỏ não.
Câu 21. Điều không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là
A. số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới.
B. khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên.
C. phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
D. phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
Câu 22. Khi chạm tay phải gai nhọn , trật tự nào sau đây mô tả đúng cung phản xạ co ngón tay?
A. Thụ quan đau ở da → sợi vận động của dây thần kinh tủy → tủy sống→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy
→ các cơ ngón tay.
B. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → các cơ ngón tay.
C. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy
→ các cơ ngón tay.
D. Thụ quan đau ở da → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay.
Câu 23. Phản xạ đơn giản thường là phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ do
A. một số tế bào thần kinh nhất định tham gia và thường do tủy sống điều khiển.
B. một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do tủy sống điều khiển.
C. một số ít tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển .
D. một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển.
Câu 24. Điều không đúng đối với sự tiến hóa của hệ thần kinh là tiến hóa theo hướng
A. từ dạng lưới → chuỗi hạch → dạng ống. B. tiết kiệm năng lượng trong phản xạ.
C. phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường.
D. tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng.
Câu 25. Trường hợp nào sau đây là phản xạ không có điều kiện?
A. nghe tiếng gọi “chít chít”, gà chạy tới. B. nhìn thấy quả chanh ta tiết nước bọt.
C. nhìn thấy con quạ bay trên trời, gà con núp vào cánh gà mẹ. D. hít phải bụi ta “hắc xì hơi”.
Câu 26: Khi nói về thụ thể cảm giác, phát biểu nào sau đây sai?
A. Thụ thể cảm giác là các neuron hoặc tế bào biểu mô chuyên hoá.
B. Một số thụ thể cảm giác tập trung với các loại tế bào khác tạo nên cơ quan cảm giác.
C. Thụ thể cảm giác bao gồm: thụ thể cơ học, thụ thể hoá học, thụ thể đau, thụ thể nhiệt, thụ thể điện từ.
D. Ở động vật, các cơ quan như mắt, tai, mũi, lưỡi là các thụ thể cảm giác.
Câu 27. Đặc điểm nào không đúng với cảm ứng ở động vật đơn bào?
A. Co rút chất nguyên sinh. B. Chuyển động cả cơ thể.
C. Tiêu tốn năng lượng. D. Thông qua phản xạ.
Câu 28. Đặc điểm nào không đúng với hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A. Số lượng tế bào thần kinh tăng so với hệ thần kinh dạng lưới.
B. Khả năng phối hợp của các tế bào thần kinh tăng lên.
C. Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
D. Phản ứng toàn thân tiêu tốn nhiều năng lượng so với hệ thần kinh dạng lưới.
Câu 29. Điều nào không đúng với phản xạ?
A. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh. B. Phản xạ thực hiện được nhờ cung phản xạ.
C. Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng. D. Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng.
Câu 30. Điều nào sau đây không đúng với chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh?
A. Tiến hoá từ hệ thần kinh dạng lưới  HTK dạng chuỗi hạch  HTK dạng ống.
B. Tiến hoá theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ.
C. Tiến hoá theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường.
D. Tiến hoá theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng.
Câu 31. Tính cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh phát triển có đặc điểm chủ yếu là
A. Không có cơ quan chuyên trách, chậm và khó nhận biết.
B. Có cơ quan chuyên trách cảm ứng, thực hiện bằng phản xạ.
6
C. Chỉ phản ứng với ánh sáng, trọng lực, nhiệt độ, hoá chất.
D. Luôn phản ứng với mọi kích thích qua thần kinh vận động.
Câu 32. Một bạn học sinh lỡ tay chạm vào chiếc gai nhọn và có phản ứng rụt tay lại. Em hãy chỉ ra theo thứ
tự sơ đồ cung phản xạ tự tự vệ thực hiện phản ứng của hiện tượng trên?
A. Gai  Thụ quan đau ở tay  Tủy sống  Cơ tay. B. Gai  tủy sống  Cơ tay  Thụ quan đau ở tay.
C. Gai  Cơ tay  Thụ quan đau ở tau  Tủy sống. D. Gai  Thụ quan đau ở tay  Cơ tay  Tủy sống.
Câu 33. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì
A. số lượng tế bào thần kinh tăng lên. B. các hạch thần kinh liên hệ với nhau.
C. mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể.
D. các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau.
Câu 34. Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới diễn ra theo trật tự là
A. tế bào cảm giác → mạng lưới thần kinh → tế bào biểu mô cơ.
B. tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh
C. mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ
D. tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác
Câu 35. Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành bởi các tế bào thần kinh
A. tập trung dọc theo cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh
B. rãi rác trên đầu cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
C. rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
D. phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế
bào thần kinh.
Câu 36. Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?
A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm  Hệ thần kinh  Cơ, tuyến.
B. Hệ thần kinh  Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm  Cơ, tuyến.
C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm  Cơ, tuyến  Hệ thần kinh.
D. Cơ, tuyến  Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm  Hệ thần kinh.
Câu 37. Ý nào không đúng với đặc điểm phản xạ không điều kiện?
A. Hình thành thói quen. B. Thường do tủy sống điều khiển.
C. Di truyền được và đặc trưng cho loài. D. Mang tính bẩm sinh và bền vững.
Câu 38. Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay khi vô tình bị gai nhọn đâm phải?
A. Là phản xạ có tính di truyền. B. Là phản xạ bẩm sinh.
C. Là phản xạ không điều kiện. D. Là phản xạ có điều kiện.
Câu 39. Điều không đúng với đặc điểm phản xạ có điều kiện là
A. được hình thành trong quá trình sống và không bền vững. B. không di truyền được, mang tính cá thể.
C. có số lượng hạn chế. D. thường do vỏ não điều khiển.
Câu 40. Phản xạ phức tạp ở người thường là phản xạ
A. không điều kiện, do một số ít tế bào thần kinh tham gia, trong đó có các tế bào vỏ não.
B. không điều kiện, do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, trong đó có các tế bào vỏ não.
C. có điều kiện, do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, trong đó có các tế bào tủy sống.
D. có điều kiện, do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, trong đó có các tế bào vỏ não.
Câu 41. Khi chạm tay phải gai nhọn , trật tự nào sau đây mô tả đúng cung phản xạ co ngón tay?
A. Thụ quan đau ở da → sợi vận động của dây thần kinh tủy → tủy sống→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy
→ các cơ ngón tay.
B. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → các cơ ngón tay.
C. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy
→ các cơ ngón tay.
D. Thụ quan đau ở da → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay.
Câu 42. Trong hệ thần kinh dạng ống, não gồm những phần nào?
A. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và trụ não
B. Bán cầu đại não, não trung gian, tiểu não, hành não, cầu não.
C. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành - cầu não
D. Bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và hành - cầu não.
Câu 43. Phản xạ đơn giản thường là phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ do
A. một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do tủy sống điều khiển.
B. một số ít tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển.
7
C. một số tế bào thần kinh nhất định tham gia và thường do tủy sống điều khiển.
D. một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển.
Câu 44. Căn cứ vào chức năng hệ thần kinh có thể phân thành
A. Hệ thần kinh vận điều khiển vận động hoạt động theo ý muốn và hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển các
hoạt động của các cơ vân trong hệ vận động.
B. Hệ thần kinh vận động điều khiển những hoạt động của các nội quan và hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển
những hoạt động không theo ý muốn.
C. Hệ thần kinh vận động điều khiển những hoạt động không theo ý muốn và thần kinh kinh sinh dưỡng điều
khiển những hoạt động theo ý muốn.
D. Hệ thần kinh vận động điều khiển những hoạt động theo ý muốn và hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển
những hoạt động không theo ý muốn.
Câu 45: Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về xinap?
A. Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến.
B. Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh.
C. Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ.
D. Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào xương.
Câu 46. Đặc điểm không có trong quá trình tuyền tin qua xináp là
A. các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp
B. các chất trung gian hóa học trong các bóng gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xináp đến màng sau
C. xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước
D. xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp.
Câu 47. Điều không đúng với axêtincôlin sau khi xuất hiện xung thần kinh là
A. axêtincôlin được tái chế phân bố tự do trong chùy xináp
B. axêtincôlin bị axêtincôlinesteraza phân giải thành axêtat và côlin
C. axêtat và côlin trở lại màng trước, đi vào chùy xináp và được tái tổng hợp thành axêtincôlin
D. axêtincôlin tái chế được chứa trong các bóng xináp.
Câu 48. Trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan
đáp ứng vì
A. sự chuyển giao xung thần kinh qua xináp nhờ chất trung gian hóa học chỉ theo một chiều.
B. các thụ thể ở màng trước xináp chỉ tiếp nhận các chất trung gian hóa học theo một chiều.
C. khe xináp ngăn cản sự truyền tin ngược chiều
D. chất trung gian hóa học bị phân giải sau khi đến màng sau xináp
Câu 49. Cho các thông tin về quá trình truyền tin qua xinap dưới đây:
I. Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp và làm Ca2+ vào trong chùy xináp.
II. Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hóa học
đi qua khe xináp đến màng sau.
III. Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau gây xuất hiện điện thế họat động ở màng sau. Điện
thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành lan truyền đi tiếp.
Trình tự đúng là
A. I→II→III. B. II→III→I. C. III→II→I. D. II→I→III.

MỨC VẬN DỤNG


Câu 1: Khi nói về đặc điểm cảm ứng ở động vật so với cảm ứng của thực vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Phản ứng thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy. II. Phản ứng đa dạng với kích thích.
III. Không dựa trên nguyên tắc phản xạ. IV. Có thể có hệ thần kinh tham gia.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
8
Câu 2: Cho các bộ phận tham gia cung phản xạ:
(1) Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể cảm giác). (2) Bộ phận trung ương (não bộ và tuỷ sống).
(3) Đường dẫn truyền li tâm (dây thần kinh vận động). (4) Bộ phận đáp ứng (cơ hay tuyến).
(5) Đường dẫn truyền hướng tâm (dây thần kinh cảm giác).
Cung phản xạ diễn ra theo trật tự là
A. 1 → 2 → 3 → 4 → 5. B. 1 → 3 → 2 → 4 → 5.
C. 1 → 5 → 2 → 3 → 4. D. 1 → 4 → 3 → 5 → 2.
Câu 3: Khi nói về các cơ quan cảm giác ở động vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thị giác khởi đầu bằng cơ quan cảm giác là mắt tiếp nhận ánh sáng và truyền tín hiệu đến vùng thị giác ở
vỏ não.
II. Tai có chức năng là tiếp nhận âm thanh và tham gia giữ thăng bằng cho cơ thể.
III. Vị giác giúp động vật lựa chọn thức ăn cũng như làm tăng hoạt động tiêu hoá.
IV. Hoạt động của các cơ quan cảm giác được điều khiển bởi các vùng riêng biệt trên vỏ não.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4: Khi nói về phản xạ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh.
II. Phản xạ thực hiện qua cung phản xạ, bất kì một bộ phận nào của cung phản xạ bị tổn thương, phản xạ sẽ
không thực hiện được.
III. Phản xạ ở động vật không xương sống hầu hết là các phản xạ không điều kiện.
IV. Phản xạ có điều kiện được hình thành nhờ sự thay đổi liên hệ giữa các neuron khi chúng tăng cường
hoạt động do bị kích thích nhiều lần.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5: Khi nói về phản xạ có điều kiện. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Dừng xe trước vạch kẻ khi thấy đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ.
II. Người run lập cập khi mặc không đủ ấm trong thời tiết lạnh giá.
III. Thở nhanh khi không khí trong phòng không đủ O2.
IV. Tìm cách tránh xa khi gặp chó dại trên đường.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Khi nói về cơ chế cảm giác ở người. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai bị tổn thương thì thính lực sẽ giảm.
II. Ánh sáng từ vật truyền tới mắt, đi qua giác mạc, thuỷ tinh thể và được hội tụ ở võng mạc.
III. Tai biến mạch máu não có thể dẫn đến liệt một phần cơ thể hoặc toàn thân.
IV. Các chất như heroin, cocaine,… kích thích mạnh lên hệ thần kinh gây cảm giác dễ chịu, sảng khoái,…
nên được sử dụng làm thuốc giảm đau phổ biến.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7: Bảng sau mô tả nguyên nhân một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh:
Tên bệnh Nguyên nhân
1. Alzheimer a. Do sự thoái hoá các neuron gây mất kiểm soát khả năng vận động.
b. Các neuron của vỏ não suy yếu và chết do tích luỹ các protein gây cản trở quá
2. Parkinson
trình truyền thông tin trong não.
c. Bị tổn thương các đường truyền cảm giác, hư hỏng các thụ thể ở cơ quan thụ
3. Trầm cảm
cảm.
d. Hoạt động của hệ thần kinh bị rối loạn, khi não bộ bị chấn thương, căng thẳng
4. Rối loạn cảm giác
quá mức, sốc tâm lí,…
Kết nối phù hợp giữa bệnh và nguyên nhân gây bệnh là
A. 1 – b, 2 – a, 3 – d, 4 – c. B. 1 – b, 2 – a, 3 – c, 4 – d.
C. 1 – a, 2 – b, 3 – d, 4 – c. D. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d.
Câu 8: Khi nói về các biện pháp góp phần bảo vệ sức khoẻ hệ thần kinh. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày hợp lí (ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc).
II. Có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lí, tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
III. Cần có chế độ ăn uống hợp lí, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao,…
IV. Thường xuyên sử dụng chất kích thích, chất ức chế hoạt động thần kinh, chất giảm đau,.. khi bị căng
thẳng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về hệ thần kinh dạng ống?
9
(1) Hệ thần kinh ống cấu tạo từ rất lớn tế bào thần kinh.
(2) Hệ thần kinh ống gặp ở động vật thuộc các lớp Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú.
(3) Các tế bào thần kinh tập trung thành một ống nằm ở phần lưng cơ thể.
(4) Các tế bào thần kinh được phân chia thành thần kinh trung ương (gồm các hạch thần kinh và các dây thần
kinh não, tủy) và thần kinh ngoại biên (gồm não bộ và tủy sống).
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 10. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Điện thế hoạt động xuất hiện không dừng tại điểm phát sinh mà lan truyền dọc theo sợi thần kinh.
(2) Cách lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao myelin và không có bao myelin là giống
nhau.
(3) Tốc độ lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao myelin và không có bao myelin là
giống nhau.
(4) Trên sợi thần kinh không có bao myelin, điện thế hoạt động lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvier
này sang eo Ranvier khác.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 11. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh.
(2) Phản xạ thực hiện qua cung phản xạ.
(3) Một cung phản xạ điển hình bao gồm năm bộ phận.
(4) Bất kỳ bộ phận nào của cung phản xạ bị tổn thương, phản xạ sẽ không thực hiện được.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
Câu 12. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về phản xạ không điều kiện?
(1) Do di truyền, sinh ra đã có. (2) Rất bền vững.
(3) Có sự tham gia của vỏ não. (4) Tác nhân kích thích bất kỳ đối với thụ thể cảm giác.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 13. Nối các loại thụ thể sao cho đúng với vai trò của chúng.

Loại thụ thể Vai trò

1. Thụ thể cơ học a. Phát hiện các phân tử hóa học đặc hiệu và nồng độ của chúng trong máu.

2. Thụ thể hóa học b. Phát hiện nóng lạnh, gửi thông tin đến trung khu điều hòa thân nhiệt nằm ở
phần sau vùng dưới đồi, qua đó điều hòa nhiệt độ.

3. Thụ thể điện tử c. phát hiện các biến dạng vật lý gây ra do các dạng năng lượng cơ học.

10
4. Thụ thể nhiệt d. Phát hiện tổn thương mô do các tác nhân cơ học, hóa học, điện, nhiệt, áp lực
mạnh gây ra.

5. Thụ thể đau e. Phát hiện các dạng khác nhau của năng lượng điện từ như ánh sáng nhìn thấy,
dòng điện và từ trường.

A. 1d, 2a, 3e, 4b, 5c. B. 1c, 2a, 3e, 4b, 5d.
C. 1d, 2e, 3a, 4b, 5c. D. 1c, 2e, 3a, 4b, 5d.
Câu 14. Ở động vật có tổ chức thần kinh, cho các bộ phận của cung phản xạ sau đây:
I. Đường cảm giác. II. Đường vận động. III. Bộ phận tiếp nhận kích thích.
IV. Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin. V. Bộ phận thực hiện phản ứng.
Cung phản xạ diễn ra theo trật tự đúng là
A. III→ I→ IV→II→V. B. III→ II→ IV→I→V. C. III→ IV→ I→II→V. D. I→ II→ III→IV→V.
Câu 15. Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới, cho các bộ phận sau đây:
I. Tế bào biểu mô cơ. II. Tế bào cảm giác. III. Mạng lưới thần kinh.
Phản xạ của hệ thần kinh dạng lưới diễn ra theo trình tự là
A. I→II→III. B. II→III→I. C. III→I→II. D. I→III→II.
Câu 16. Trong các động vật sau:
(1) giun dẹp (2) thủy tức (3) đỉa
(4) trùng roi (5) giun tròn (6) gián (7) tôm
Có bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A. 2. B. 3 C. 4 D. 5
Câu 17. Trong các phát biểu sau:
(1) phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh (2) phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ
(3) phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng (4) phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng
Các phát biểu đúng về phản xạ là
A. (1), (2) và (4) B. (1), (2), (3) và (4) C. (2), (3) và (4) D. 1), (2) và (3)
Câu 18. Trong các nội dung sau:
(1) cơ rút chất nguyên sinh (2) chuyển động cả cơ thể
(3) tiêu tốn nhiều năng lượng (4) hình thành cung phản xạ
Những nội dung đúng với cảm ứng ở động vật đơn bào là
A. (1), (2) và (4) B. (1), (2) và (3) C. (2), (3) và (4) D. (1), (3) và (4)
Câu 19. Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có ở cảm ứng của động vật?
(1) phản ứng chậm (2) phản ứng khó nhận thấy
(3) phản ứng nhanh (4) hình thức phản ứng kém đa dạng
(5) hình thức phản ứng đa dạng (6) phản ứng dễ nhận thấy
Phương án trả lời đúng là :
A. (1), (4) và (5) B. (3), (4) và (5) C. (2), (4) và (5) D. (3), (5) và (6)
Câu 20. Cho các nội dung sau:
(1) các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh.
(2) gặp ở động vật đối xứng hai bên: giun dẹp, giun tròn, chân khớp.
(3) phản ứng mang tích chất định khu, chính xác hơn.
(4) phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể. (5) gặp ở ngành Ruột khoang.
(6) các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
(7) tiết kiệm năng lượng hơn hệ thần kinh dạng lưới.
Có bao nhiêu thông tin đúng với động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
11
Câu 21. Trong các đặc điểm sau:
(1) Thường do tủy sống điều khiển. (2) Di truyền được, đặc trưng cho loài.
(3) Có số lượng không hạn chế . (4) Mang tính bẩm sinh và bền vững.
Có bao nhiêu đặc điểm trên đúng với phản xạ không điều kiện?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 22. Trong các phát biểu dưới sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về phản xạ đơn giản ở động
vật có hệ thần kinh dạng ống?
(1) Ít tế bào thần kinh tham gia (2) Thường là phản xạ có điều kiện
(3) Thường do não điều khiển (4) Thường là phản xạ không điều kiện
(5) Thường do tủy sống điều khiển (6) Nhiều tế bào thần kinh tham gia.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 23. Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Điện thế hoạt động còn được gọi là xung động hay xung thần kinh.
II. Xung thần kinh xuất hiện ở nơi bị kích thích sẽ lan truyền dọc theo sợi thần kinh theo cả hai chiều kể từ
điểm xuất phát.
III. Cách lan truyền và tốc độ lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh có và không có bao mielin là
khác nhau.
IV. Khi không bị kích thích, điện thế hoạt động sẽ xuất hiện và lan truyền trên sợi thần kinh.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24. Cho các trường hợp sau:
(1) Diễn truyền theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
(2) Sự thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eo.
(3) Dẫn truyền nhanh và tốn ít năng lượng
(4) Xung thần kinh lan truyền do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.
Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin có những đặc điểm nào?
A. (1) và (4) B. (2), (3) và (4) C. (2) và (4) D. (1), (2) (3) và (4).

12

You might also like