You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC CUỐI HỌC KII LỚP 11

I. PHẦN TỰ LUẬN: Bài: 29, 35, 38.


II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới?
A. Thuỷ tức. B. Giun đốt. C. Cua. D. Cá.
Câu 2. Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng ống?
A. Trùng đế giày. B. Giun đất. C. Thuỷ tức. D. Bò sát.
Câu 3. Động vật nào sau đây không có hệ thần kinh dạng ống?
A. Cá cóc. B. Gà. C. Ếch. D. Châu chấu.
Câu 4. Ở người, phản xạ co ngón tay khi bị kim châm thuộc loại phản xạ nào sau đây?
A. Không điều kiện. B. Có điều kiện.
C. Phản xạ phức tạp. D. Phản xạ không điều kiện hoặc phối hợp với phản xạ có điều kiện.
Câu 5. Trong các nguyên nhân dưới đây, nguyên nhân nào làm cho động vật bậc thấp có số lượng phản xạ có điều
kiện ít hơn phản xạ không điều kiện?
A. Môi trường sống của động vật bậc thấp rất ít thay đổi. B. Động vật bậc thấp ít được con người luyện tập và hướng dẫn.
C. Động vật bậc thấp có số lượng tế bào thần kinh ít và phân tán.
D. Động vật bậc thấp ít chịu tác động của các kích thích đồng thời.
Câu 6. Điện thế nghỉ là gì?
A. Sự chênh lệch điện thế giữa các điểm ở hai bên màng tế bào, khi tế bào bị kích thích.
B. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích điện âm, phía ngoài
màng tích điện dương.
C. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích điện dương, phía
ngoài màng tích điện âm.
D. Sự chênh lệch điện thế giữa các điểm trên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích.
Câu 7. Điện thế hoạt động xuất hiện trải qua các giai đoạn theo thứ tự là:
A. Phân cực, đảo cực, tái phân cực. B. Phân cực, mất phân cực, tái phân cực.
C. Mất phân cực, đảo cực, tái phân cực. D. Phân cực, mất phân cực, đảo cực, tái phân cực.
Câu 8. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục thần kinh có đặc điểm nào sau đây?
A. Theo một chiều xác định. B. Trên sợi trục có miêlin nhanh hơn trên sợi trục không có miêlin.
C. Theo cơ chế hoá học. D. Nhờ sự lan truyền của ion K+.
Câu 9. Điện thế hoạt động lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin theo cách nhảy cóc là vì
A. điện thế hoạt động không dừng lại ở điểm phát sinh mà lan truyền theo dọc sợi thần kinh.
B. mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvier này đến eo Ranvier khác.
C. có một số chất ngăn không cho cổng Na+ mở ra.
D. giữa các eo Ranvier sợi trục được bao miêlin có bản chất photpholipit, có tính chất cách điện ở vùng có bao
miêlin.
Câu 10. Trong cấu tạo của xinap hóa học, bộ phận có các thụ quan tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm trên
A. màng sau xinap. B. chùy xinap. C. màng trước xinap. D. khe xinap.
Câu 11: Cấu trúc cơ bản của một xinap gồm có:
A. Khe xinap; các thụ thể trên màng sau xinap B. Các ti thể, bóng xinap, các chất trung gian hóa học
C. Màng trước xinap, khe xinap, màng sau xinap D. Màng trước xinap, bóng xinap, màng sau xinap
Câu 12. Ở xinap hóa học, xung thần kinh chi lan truyền theo 1 chiều từ màng trước sang màng sau xinap. Nguyên nhân là
do
A. phía màng sau không có bóng chứa chất trang gian hoá học; màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trang gỉan hóa
học.
B. khe xinap có kích thước rộng nhưng điện thế hoạt động ở màng trước quá nhỏ nên chỉ truyền được theo một chiều.
C. xung thần kinh chỉ có ở phía màng trước xinap sau đó mới truyền đến màng sau xinap chứ xung không bao giờ xuất
hiện ở màng sau xinap.
D. do chiều dẫn truyền của xung thần kinh cần được phép lan truyền theo một chiều từ màng trước đến màng sau xinap.
Câu 13. Enzim acetylcholinesteraza ở màng sau xinap có tác dụng nào sau đây?
A. Tổng hợp acetylcholin từ axetat và cholin để chuyển cho chùy xinap.
B. Phân huỷ acetylcholin thành axetat và cholin.
C. Thay đổi tính thấm màng trước xinap. D. Tổng hợp thêm các thụ thể tiếp nhận acetylcholin.
Câu 14. Tại sao khi sử dụng thuốc có chất atropin thì sẽ có khả năng làm giảm đau cho người bệnh?
A. Vì atropin làm bóng chứa chất trang gian hóa học không bị vỡ nên xung thần kinh không truyền qua xinap.
B. Vì atropin ngăn cản việc mở các kênh Ca2+ ở chùy xinap.
C. Vì atropin không cho các chất hóa học tràn qua khe xinap.
D. Vì atropin có khả năng phong bế màng sau của xinap làm mất khả năng tác động của acetylcholin.
15. Tại sao xung thần kinh trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều?
A. Các nơron trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xinap mà xinap chỉ cho xung thần kinh đi theo một chiều
B. Xung thần kinh lan truyền nhờ quá trình khuếch tán chất trung gian hoá học qua một dịch lỏng.
C. Xuất hiện điện thế hoạt động hoạt động lan truyền đi tiếp.
D. Xinap là cầu nối giữa các dây thần kinh.
Câu 16. Khi bị thương, đắp đá lạnh lên vết thương sẽ có tác dụng giảm đau. Dựa theo cơ chế truyền xung thần kinh,
giải thích nào sau đây đúng?
A. Đá lạnh sẽ làm đông cứng các bóng chứa chất trung gian hóa học tại vết thương nên xung thần kinh không được truyền
đi.
B. Đá lạnh sẽ làm đóng tất cả các kênh ion trên sợi thần kinh nên xung thần kinh không được truyền đi.
C. Đá lạnh sẽ biến tính các thụ thể ở màng sau nên không tiếp nhận được các chất trung gian hóa học làm xung thần kinh
không được truyền đi.
D. Đắp đá lạnh làm giảm nhiệt ở vị trí bị thương, nơron tại chỗ giảm chuyến hóa, giảm khả năng truyền xung thần kinh.
17. Tập tính động vật là gì?
A. Là thói quen của động vật sống trong một môi trường nhất định.
B. Là chuỗi phản ứng của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường để thích nghi với môi trường và tồn tại
C. Là những hoạt động sống thích nghi với những môi trường nhất định để tồn tại.
D. Là bản năng của động vật được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 18. Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình
A. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền
D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài
Câu 19. Tập tính bẩm sinh là những tập tính
A. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể
B. được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể hoặc đặc trưng cho loài
C. học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể
D. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài
Câu 20. Loài nhện có bản năng chăng tơ. Nhện thực hiện rất nhiều động tác nối tiếp nhau để kết nối các sợi tơ thành
một tấm lưới. Hiện tượng đó thuộc tập tính nào sau đây?
A. Bẩm. sinh. B. Học được. C. Quen nhờn. D. In vết.
Câu 21. Tập tính bắt chuột ở mèo là thuộc dạng
A. Bẩm sinh. B. Học được. C. Rút ra kinh nghiệm. D. Hỗn hợp.
Câu 22. Hổ, báo thường bò sát mặt đất và tiến đến gần con mồi, sau đó nhảy lên vồ mồi hoặc rượt, cắn vào con mồi.
Đây là loại tập tính nào sau đây?
A. Tập tính xã hội. B. Tập tính săn mồi. C. Tập tính lãnh thổ. D. Tập tính di cư.
Câu 23. Ong thợ sẵn sàng chiến đấu hy sinh thân mình để bảo vệ tổ và ong chúa. Đó là biểu hiện của tập tính nào sau
đây?
A. thứ bậc. B. vị tha. C. bảo vệ lãnh thổ. D. kiếm ăn.
Câu 24. Ví dụ nào sau đây là kết quả của hình thức học khôn?
A. Ngỗng con con mới nở biết đi theo ngỗng mẹ.
B. Bật đèn và cho chó ăn (tiến hành lặp lại nhiều lần) thì khi thấy bật đèn chó sẽ tiết nước bọt.
C. Ngỗng con mới nở ra thấy đồ chơi thì đi theo đồ chơi.
D. Vượn biết kê các đồ vật để đứng lấy thức ăn.
Câu 25: Người ta làm thí nghiệm nuôi các chim non trong một vùng rộng lớn mà không có chim bố mẹ. Đến khi trưởng
thành, các chim con cũng tha rác và có về một chỗ nhưng chúng không làm được tổ. Điều này chứng tỏ
A. sự chăm sóc của con người đã làm mất bản năng làm tổ ở chim.
B. tập tính làm tổ được hình thành qua quá trình học tập.
C. tập tính làm tổ vừa mang tính bẩm sinh, vừa phải học tập.
D. chỉ những cá thể đã qua sinh sản mới biết làm tổ.
Câu 26. In vết là hình thức học tập mà con vật mới sinh ra
A. bám theo vật thể tĩnh mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết giảm dần trong những ngày sau
B. bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết giảm dần trong những ngày sau
C. bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy, hiệu quả in vết tăng dần trong những ngày sau
D. bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết tăng dần trong những ngày sau
Câu 27. Điều kiện hóa đáp ứng là hình thành mối quan hệ mới trong TK trung ương dưới tác động của các kích
thích
A. đồng thời B. liên tiếp nhau C. trước và sau D. rời rạc
Câu 28. Điều kiện hóa hành động là kiểu liên kết giữa
A. các hành vi của động vật và các kích thích, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này
B. một hành vi của động vật với một phần thưởng, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này
C. một hành vi của động vật và một kích thích, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này
D. hai hành vi của động vật với nhau, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này
Câu 29. Học ngầm là kiểu học không có ý thức, sau đó những điều đã học
A. không được dùng đến nên động vật sẽ quên đi
B. lại được củng cố bằng các hoạt động có ý thức
C. được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự
D. được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống khác lạ
Câu 30. Học khôn là
A. kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống tương tự
B. phối hợp các kinh nghiệm cũ và những hiểu biết mới để tìm cách giải quyết những tình huống mới
C. từ các kinh nghiệm cũ sẽ tìm cách giải quyết những tình huống tương tự
D. kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tim cách giải quyết những tình huống mới
Câu 31. Khi di cư, động vật trên cạn định hướng bằng cách dựa vào yếu tố nào sau đây?
A. Dòng nước. B. Vị trí mặt trời C. Thành phần hóa học của đất. D. Sự thay đổi của mùa.
Câu 32. Một số loài chó sói thường sống thành từng đàn, chiếm cứ một vùng lãnh thổ nhất định. Chúng cùng nhau
săn mồi và bảo vệ lãnh thổ. Mỗi đàn đều có một con chó sói đầu đàn. Con đầu đàn có đầy quyền lực như được ăn
con mồi trước, thức ăn còn thừa mới đến con có thứ bậc kế tiếp. Ngoài ra, chỉ con đầu đàn mới được quyền sinh sản.
Khi con đầu đàn chết hoặc quá già yếu, con khỏe mạnh thứ hai sẽ lên thay thế.
Điều nào sau đây nói lên vai trò của tập tính xã hội và tập tính bảo vệ lãnh thổ của loài sói?
A. Các tập tính này đều làm tăng tỷ lệ sinh bằng cách gia tăng dỗ con đực được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn
gen tốt tập trung ở con đầu đàn
B. Các tập tính này đều làm giảm tỷ lệ sinh bằng cách hạn chế số con đực được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn
gen tốt tập trung ở con đầu đàn
C. Các tập tính này đều làm tăng tỷ lệ sinh bằng cách gia tăng số con đực được phép sinh sản, đảm bảo tính đa dạng
phong phú của loài
D. Các tập tính này đều làm giảm tỷ lệ sinh bằng cách hạn chế số con cái được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn
gen tốt tập trung ở con đầu đàn
Câu 33: Một con ngỗng khi nhìn thấy bất cứ quá trứng nào nằm ngoài tổ sẽ tìm cách lăn nó vào tổ. còn tu hú khi đẻ
nhờ vào tổ của các loài chim khác lại cố gắng đẩy trứng của chim chủ nhà ra khỏi tổ. Cả hai hoạt động này đều
giống nhau ở chỗ
A. Là những tập tính học được từ đồng loại B. Chỉ là những hành động rập khuôn mang tính chất bản năng
C. Chúng không phân biệt được trứng của mình D. Chúng không biết ấp trứng
Câu 33: Trứng của loài chim “đẻ nhờ” thường nở sớm hơn trứng loài chim chủ, sau khi nở ra chim non đẩy trứng
của chim chủ ra khỏi tổ để không bị cạnh tranh. Nguyên nhân của hành động này là:
A. Bố mẹ chúng dạy B. Do trứng chim chủ làm chật  tổ
C. Do bản năng sinh tồn của chúng D. Chỉ có 1 số con chim non như vậy vì chúng hung hăng, ác độc
Câu 34: Khi một con gấu mon men đến tổ ong lấy mật, rất nhiều ong lính xông ra đốt nó, sau đó ong chết la liệt.
Giải thích đúng về sự hi sinh của các con ong lính trong trường hợp này là
A.Ong có tính hung hăng B. Chúng không biết hậu quả của việc mình làm
C. Hành động này được khởi xướng từ con đầu đàn, còn những con khác bắt chước D. Do tập tính vị tha
Câu 35. Một người đi trên đường, bất ngờ gặp chó dại, người đó bỏ chạy. Đây là phản xạ có điều kiện hay phản xạ
không điều kiện? Tại sao?
A. Đây là phản xạ có điều kiện vì phải nhìn thấy chó dại người đó mới bỏ chạy
B. Đây là phản xạ có điều kiện vì có đủ thành phần của cung phản xạ: Bộ phận tiếp nhận kích thích là mắt, bộ phận xử lý
thông tin và quyết định hành động là não và bộ phận thực hiện là cơ chân, tay
C. Đây là phản xạ không điều kiện vì mọi người gặp chó dại và bỏ chạy là phản ứng tự nhiên.
D. Đây là phản xạ có điều kiện vì phải qua học tập, rút kinh nghiệm, mới biết được có có dấu hiệu như thế nào là chó dại.
Câu 36. Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là một ví dụ về hình thức học tập
A. học khôn. B. học ngầm. C. điều kiện hoá hành động. D. điều kiện hoá đáp ứng.
Câu 37. Tập tính xã hội gồm:
A. Tập tính bảo vệ lãnh thổ - tập tính kiếm ăn. B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ - tập tính di cư.
C. Tập tính thứ bậc - tập tính vị tha. D. Tập tính sinh sản - tập tính di cư.
Câu 38. Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều?
A. Vì sống trong môi trường phức tạp. B. Vì có nhiều thời gian để học tập.
C. Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao. D. Vì dễ hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron.
Câu 39. Tại sao chim và cá di cư?
A. Muốn lấy thức ăn khác cho phong phú.
B. Chu kì sống trong năm của các loài chim - cá di cư có những giai đoạn khác nhau.
C. Do thời tiết thay đổi (trời lạnh giá) khan hiếm thức ăn.
D. Do chế độ ánh sáng thay đổi (trời âm u thiếu ánh sáng).
Câu 40. Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bày bát đĩa lách cách nó đã vội vàng chạy xuống bếp. Đây là một
ví dụ vê hình thức học tập:
A. Học khôn. B. Quen nhờn. C. Điều kiện hoá hành động. D. Điều kiện hoá đáp ứng.
Câu 41. Điều kiện hoá hành động là
A. kiểu liên kết giữa một hành vi với một kích thích mà sau đó động vật chủ động lặp lại những hành vi này.
B. kiểu liên kết giữa hai hành vi với nhau mà sau đó động vật chủ động lặp lại những hành vi này.
C. kiểu liên kết giữa các hành vi với các kích thích mà sau đó động vật chủ động lặp lại những hành vi này.
D. kiểu liên kết giữa một hành vi với một hệ quả mà sau đó động vật chủ động lặp lại những hành vi này.
Câu 42. Khi di cư, cá định hướng bằng cách nào?
A. Định hướng nhờ nhiệt độ, độ dài ngày... B. Định hướng nhờ vị trí mặt trời, mặt trăng, sao, địa hình.
C. Định hướng nhờ hướng gió, khí hậu.
D. Định hướng dựa vào thành phần hoá học của nước và hướng dòng nước chảy.
Câu 43. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm giúp xung thần kinh truyền qua xinap hóa học được điều
chỉnh và xinap hóa học giúp hệ thần, kinh xử lí rất linh hoạt?
(1) Xinap có thể giải phóng chất trung gian hóa học khác nhau tùy theo cường độ xung không có ngưỡng kích thích
giống trên sợi thần kinh.
(2) Ở chùy xinap có 2 nhóm chất trang gian hóa học: ức chế và hưng phấn.
(3) Cấu trúc xinap hóa học giúp xung thần kinh chỉ lan truyền 1 chiều qua xinap.
(4) Ở chùy xinap tùy vào cường độ kích thích mà kênh Na+ có thể mở nhiều hay ít để tạo điện thế hoạt động (xung
thần kinh) mạnh hay yếu.
(5) Bản chất của chất trung gian hóa học là hoocmon.
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 44. Những phản xạ nào sau đây thuộc loại phản xạ có điều kiện?
(1) Khi thấy rắn độc thì mọi người đều bỏ chạy. (2) Cá bơi lên mặt nước khi nghe tiếng kẻng của người nuôi cá.
(3) Khiêng vật nặng thì cơ thể thoát nhiều mồ hôi.
(4) Khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp, nếu mặc không đủ ấm thì cơ thể run rẫy.
(5) Tinh tinh dùng que để bắt mối trong tổ ra ăn.
A. 1,2,5. B. 1,2, 3,4. C. 2, 3,4,5. D. 1,2, 3, 4, 5.
Câu 45. Cho các bộ phận sau đây:
(1) Cơ ngón tay; (2) Tủy sống; (3) Dây thần kinh vận động; (4) Dây thần kinh cảm giác;
(5) Thụ quan ở tay; (6) Hành não.
Trật tự các bộ phận tham gia vào cung phản xạ co ngón tay khi bị kim đâm là:
A. 536 2—41. B. 5 3241. C. 546 231. D. 54231.
Câu 46. Trong các tập tính sau đây, có bao nhiêu tập tính bẩm sinh?
(1) Tò vò đào hố trên mặt đất để làm tổ sinh sản. (2) Khi tham gia giao thông, thấy tín hiệu đèn đỏ thì dừng lại.
(3) Mèo săn đuổi chuột để bắt mồi. (4) Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa trời râm.
(5) Ve kêu vào mùa hè. (6) Chuột nghe tiếng mèo thì bỏ chạy. (7) Ếch kêu vào mùa sinh sản.
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 47. Cho các ví dụ và các hình thức học tập như sau:
(1) Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bày bát đũa lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp.
(2) Thầy giáo yêu cầu bạn giải một bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có bạn đã giải được bài tập đó.
(3) Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con Rùa, con Rùa sẽ rụt đầu vào chân và mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần
mà không kèm theo sự nguy hiểm nào thì Rùa sẽ không rụt đầu vào mai nữa.
(4) Một con mèo đang đói nó chủ động lục nồi đế kiếm ăn.
Các hình thức học tập: I. Quen nhờn. II. Học khôn. III. Điều kiện hoá đáp ứng IV. Điều kiện hoá hành động.
Khi xếp các ví dụ với hình thức học tập, cách sắp xếp nào sau đây là đúng?
A. 1-I, 2-II, 3-IV, 4-III. B. 1 -III, 2-II, 3-I, 4-IV. C. 1 -IV, 2-II, 3-I, 4-III. D. 1-II, 2-III, 3-I, 4-IV.
Câu 48. Một số hình thức học tập ở động vật là:
1- Quen nhờn 2- Học khôn 3- In vết 4- Học vẹt 5- Điều kiện hoá 6- Học gạo 7- Học ngầm
A. 2 - 4 - 5 - 6 - 7 B. 1 - 2 - 3 - 5 - 7 C. 1 - 3 - 5 - 6 - 7 D. 1 - 2 - 3 - 4 - 5
Câu 49. Một số tập tính phổ biến ở động vật:
1- Tập tính kiếm ăn 5- Tập tính di cư. 2- Tập tính lãnh thổ. 6- Tập tính đe doạ
3- Tập tính cạnh tranh 7- Tập tính xã hội 4- Tập tính sinh sản. Đáp án đúng là
A. 1 - 2- 3 - 4 - 5 B. 3 - 4 - 5 - 6 - 7 C. 1 - 3 - 4 - 5 - 6 D. 1 - 2 - 4 - 5 - 7
Câu 50. Trong y tế, người ta dùng morphin làm thuốc giảm đau, thuốc này đồng thời gây nghiện.Trong các phát biểu
sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về morphin?
(1) Morphin có cấu hình không gian tương tự endorphin (endorphin là một loại hoocmon do não tiết ra có tác dụng
giảm đau và bảo vệ não).
(2) Khi vào cơ thể, morphin kết hợp với thụ thể của endorphin nên có tác dụng giảm đau tương tự endorphin.
(3) Morphin tác dụng lên não theo cơ chế ức chế ngược.
(4) Khi sử dụng morphin trong một thời gian dài thì sẽ ỉàm cho cơ thể không có khả năng tự giảm đau nên khi bị đau
lại cần morphin do đó có tác dụng gây nghiện.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT


Câu 1. Quá trình nào sau đây là sinh trưởng của thực vật?
A. Cơ thể thực vật ra hoa. B. Cơ thể thực vật tạo hạt.
C. Cơ thể thực vật tăng kích thước, khối lượng. D. Cơ thể thực vật rụng lá, rụng hoa.
Câu 2. Những hoocmon nào sau đây kích thích sinh trưởng của cơ thể thực vật?
A. Auxin, axit abxixic, xitôkinin. B. Auxin, gibêrelin, xitôkinin.
C. Auxin, gibêrelin, etylen. D. Auxin, etylen, axit abxixic.
Câu 3. Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây 1 lá mầm?
A. Mô phân sinh bên. B. Mô phân sinh đỉnh thân C. Mô phân sinh lóng. D. Mô phân sinh đỉnh rễ.
Câu 4. Loại hoocmon nào sau đây thúc đẩy quá trình chín của quả?
A. Axit abxixic. B. Xitôkinin. C. Etylen. D. Auxin.
Câu 5. Quang chu kì là gì?
A. thời gian chiếu sáng trong cả chu kỳ sống của cây.
B. thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối, liên quan đến sự ra hoa của cây.
C. thời gian chiếu sáng của môi trường vào cây trong giai đoạn sinh trưởng.
D. năng lượng môi trường cung cấp cho một cơ thể thực vật trong suốt một chu kỳ sống của nó.
Câu 6. Cây trung tính có đặc điểm nào sau đây?
A. Ra hoa trong điều kiện ngày dài. B. Ra hoa trong điều kiện ngày ngắn.
C. Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12h/ ngày. D. Ra hoa trong cả điều kiện ngày ngắn và ngày dài.
Câu 7. Chất nào sau đây là sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kỳ của thực vật?
A. Diệp lục b. B. Carôtenoit C. Phitocrom. D. Diệp lục a.
Câu 8. Xuân hoá là hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?
A. Nhiệt độ thấp. B. Nhiệt độ cao. C. Ánh sáng mạnh. D. Ánh sáng yếu.
Câu 9. Hoocmon đóng vai trò gây đóng khí khổng là:
A. Auxin. B. Gibêrelin. C. Axit abxixic. D. Etylen
Câu 10. Hoocmon kích thích ra rễ phụ ở cành chiết là
A. auxin. B. xitôkinin. C. etylen. Gibêrelin
Câu 11. Người ta xác định tuổi cây cà chua theo số lá. Theo lí thuyết, khi đến lá thứ mấy thì cây sẽ bắt đầu ra hoa?
A. Lá thứ 14. B. Lá thứ 15. C. Lá thứ 12. D. Lá thứ 13.
Câu 12. Khi nói về hoocmon thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây. B. Nồng độ thấp nhưng gây ra biến đổi lớn.
C. Tính chuyên hoá rất cao. D. Không có tính đặc hiệu đối với loài thực vật.
Câu 13. Hoocmon auxin không có đặc điểm nào sau đây?
A. Kích thích quá trình nguyên phân và quá trình dãn dài của tế bào. B. Kích thích sự nảy mầm của hạt, của chồi
C. Kích thích quá trình ra rễ phụ. D. Thúc đẩy sự ra hoa, kết quả của cây trưởng thành.
Câu 14. Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng độ dài thời gian che tối liên tục vào ban đêm của một cây bằng một
loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa. Cây đó thuộc nhóm thực vật nào sau đây?
A. Cây ngày ngắn. B. Cây ngày dài. C. Cây trung tính. D. Cây ngày ngắn hoặc cây trung tính.
Câu 15. Một cây ngày dài có độ dài ngày tới hạn là 15 giờ sẽ ra hoa. Chu kỳ chiếu sáng nào dưới đây sẽ làm cho cây
không ra hoa?
A. 16 giờ chiếu sáng/ 8 giờ che tối. B. 14 giờ chiếu sáng/10 giờ che tối.
C. 15,5 giờ chiếu sáng/ 8,5 giờ che tối. D. 4 giờ chiếu sáng/ 8 giờ che tối/4 giờ chiếu sáng/ 8 giờ che tối.
Câu 16. Auxin được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu sử dụng auxin nhân tạo để phun lên
rau, cũ thì sẽ gây độc cho cơ thể con người. Nguyên nhân là vì:
A. Auxin nhân tạo làm gia tăng vi sinh vật gây bệnh. B. Auxin nhân tạo không có enzim phân giải.
C. Auxin nhân tạo giảm ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của cơ thể.
D. Auxin nhân tạo làm rối loạn chuyển hóa trong tế bào.
Câu 17. Khi cây mướp có độ cao nhất định thì người ta tiến hành bấm ngọn cây. Có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng về hiện tượng này?
(1) Bấm ngọn cây mướp để hạn chế sự vươn dàỉ của ngọn, giúp bố trí mướp leo dàn một cách hợp lí.
(2) Bấm ngọn cây mướp để kích thích sự phát triển của chồi bên.
(3) Bấm ngọn cây mướp để giảm bớt hàm lượng auxin trong ngọn cây.
(4) Bấm ngọn cây mướp nhằm mục đích tăng năng suất cho cây mướp.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 18. Trong sản xuất nông nghiệp, người ta nhổ mạ lên rồi cấy nhằm mục đích:
A. Giúp cây lúa đẻ nhánh tốt. B. Làm đứt đỉnh rễ giúp bộ rễ phát triển mạnh
C. Làm đất thoáng khí. D. Kìm hãm sự phát triển của lúa chống lốp đổ.
Câu 19. Củ khoai tây sau khi thu hoạch thì trải qua một giai đoạn ngủ rồi mới nảy mầm. Muốn trồng khoai tây trái
vụ, người ta xử lý củ giống bằng loại hoocmon nào sau đây?
A. Xitokinin. B. Auxin. C. Giberilin. D. Axit Abxịxic.
Cân 20. Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng độ dài thời gian cần tối liên tục vào ban đêm của một cây bằng một
loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa. Loại ánh sáng được sử dụng trong thí nghiệm này là loại ánh sáng nào sau
đây?
A. Ánh sáng đỏ. B. Ánh sáng đỏ xa. C. Ánh sáng trắng. D. Ánh sáng đỏ hoặc ánh sáng trắng.
Câu 21. Vào mùa đông, người ta thường thắp đèn cho các ruộng thanh long vào buổi tối nhằm mục đích:
A. Bổ sung ánh sáng cho thanh long quang hợp để tăng năng suất. B. Bổ sung nhiệt để sưởi ấm cho cây thanh long
C. Đuổi các sinh vật gây hại như sâu bọ, chuột. D. Kích thích thanh long ra hoa làm tăng năng suất.
Câu 22. Khi nói về 2 biện pháp: Thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu và bắn pháo hoa ban đêm
ở các đồng mía vào mùa đông, phát biếu nào sau đây đúng?
A. Hai biện pháp này đều có tác dụng kìm hãm sự ra hoa. B. Hai biện pháp này đều có tác dụng kích thích sự ra hoa.
C. Biện pháp thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu có tác dụng kìm hãm sự ra hoa và bắn pháo
hoa ban đêm ở các đồng mía (ở Cu ba) vào mùa đông có tác dụng kích thích sự ra hoa.
D. Biện pháp thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu có tác dụng kích thích sự ra hoa và bắn pháo
hoa ban đêm ở các đồng mía (ở Cu ba) vào mùa đông có tác dụng kim hãm sự ra hoa.
Câu 23. Ý nào không đúng khi nêu ứng dụng quang chu kỳ để thúc đẩy sự ra hoa của cây trồng trong nông nghiệp?
A. Dùng 1 màn đen tạo các đêm nhân tạo giúp hoa cúc là cây ngắn ngày vẫn nở hoa vào mùa hè.
B. Trong điều kiện ngày ngắn muốn tránh sự ra hoa chiếu thêm ánh sáng ''giả vờ" ngày dài. VD: bắn pháo hoa cho
cây mía không ra hoa, lượng đường không bị giảm...
C. Dùng ánh sáng nhân tạo (tia lazer) hoặc các loại đèn huỳnh quang, cao áp là nguồn sáng bổ sung để tạo ngày dài.
D. Dùng lửa hun khói giúp dưa chuột ra nhiều hoa cái

SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT


Câu 24. Nhóm động vật nào sau đây có quá trình sinh trưởng và phát triển không qua biến thái?
A. Côn trùng. B. Ếch nhái. C. Cá chép. D. Tôm.
Câu 25. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật chịu sự tác động của nhân tố bên trong và nhân tố bên
ngoài. Nhân tố nào sau đây là nhân tố bên trong?
A. Dinh dưỡng. B. Nhiệt độ. C. Ánh sáng. D. Hoocmon.
Câu 26. Loại hoocmon nào sau đây có liên quan đến bệnh bướu cổ?
A. Testosterone. B. Tiroxin. C. ơstrôgen. D. Insulin.
Câu 27. Hoocmon nào sau đây là nhóm hoocmon chủ yếu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của côn trùng?
A. Tiroxin và glucagon. B. Juvenin và tiroxin. C. Eđixơn và juvenin D. Eđixơn và glucagon.
Câu 28. Trong chăn nuôi, năng suất tối đa của vật nuôi phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây?
A. Khẩu phần thức ăn. B. Khí hậu. C. Đặc điểm di truyền của giống. D. Chế độ phòng dịch.
Câu 29. Ở trẻ em, nếu trong cơ thể dư thừa loại hoocmon nào sau đây thì sẽ gây bệnh khổng lồ?
A. Hoocmon sinh trưởng. B. Hoocmon insulin. C. Hoocmon giucagon. D. Hoocmon tiroxin.
Câu 30. Ở côn trùng, hoocmon eđixơn có tác dụng
A. gây lột xác ở sâu bướm. B. kích thích quá trình rụng trứng và sinh sản.
C. ức chế quá trình rụng trứng và ức chế phát triển phôi.
D. gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
Câu 31. Hoocmon nào sau đây gây ra những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thi đối với nữ?
A. Testosterôn. B. ơstrôgen. C. Tiroxin. D.Glucagon.
Câu 32. Những hoocmon nào sau đây điều hòa sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống?
A. Hoocmon sinh trưởng, ơtrôgen, testostêron, ecđisơn, juvenin.
B. Hoocmon sinh trưởng, tiroxin, ơtrôgen, testostêron. .
C. Hoocmon tiroxin, ơtrôgen, testostêron, ecđisơn, juvenin.
D. Hoocmon sinh trưởng, tiroxin, ơtrôgen, testostêron, juvenin.
Câu 33. Tác dụng của hoocmon sinh trưởng (GH) là tăng cường:
A. tất cả các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. B. khả năng hấp thụ các chất prôtêin, lipit, gluxit.
C. quá trình tổng hợp prôtêin. D. quá trình chuyển hóa Ca vào xương.
Câu 34. Ở giai đoạn dậy thì của nữ, hoocmon estrogen và progesteron kích thích cơ thể sinh trưởng và phát triển
mạnh. Nguyên nhân là vì hoocmon này có tác dụng
A. kích thích quá trinh hình thành trứng và gây rụng trứng để sinh sản.
B. kích thích phát triển xương và kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
C. ức chế các hoocmon có hại, nhờ đó mà kích thích quá trình phát triển của cơ thể.
D. kích thích chuyển hoá ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
Câu 35. Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái xảy ra chủ yếu ở đối tượng động vật nào sau đây?
A. Hầu hết động vật không xương sống. B. Hầu hết động vật có xương sống.
C. Tất cả các loài thuộc giới động vật không xương sống và động vật có xương sống.
D. Chân khớp, một khoang và giáp xác.
Câu 36. Khi nói về sự phát triển của động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình phân chia tế bào sinh dưỡng làm tăng trưởng các bộ phận cơ quan của cơ thể.
B. Quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hoá (biệt hoá) tế bào và phát sinh các cơ quan và cơ thể.
C. Quá trình sinh sản, làm tăng số lượng cá thể trong quá trình ngày càng nhiều.
D. Giai đoạn cơ thể phát dục, có khả năng sinh sản.
Câu 37. Khi nói về sự sinh trưởng của động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sự phân hoá về chức năng của các bộ phận, cơ quan trong cơ thể động vật.
B. Quá trình phát triển cơ thể, từ giai đoạn trứng đến khi nở ra con.
C. Sự lớn lên về kích thước, khối lượng của cơ thể nhờ sự phân bào và tích luỹ chất dinh dưỡng.
D. Giai đoạn cơ thể bắt đầu tạo tinh trùng và trứng có thể tham gia vào sinh sản.
Câu 38. Phương thức sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật có đặc điểm con non:
A. giống với con trưởng thành về hình thái, cấu tạo, sinh lí.
B. phải trải qua nhiều lần lột xác, qua nhiều dạng trung gian để trở thành con trưởng thành.
C. rất khác với con trưởng thành về hình thái, cấu tạo, sinh lí.
D. giống với con trưởng thành về hình thái, cấu tạo; hoàn thiện dần về sinh lí để trở thành con trường thành.
Câu 39. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của kiểu sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn?
A. Âu trùng rất khác với con trưởng thành.
B. Ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác để trở thành con trưởng thành.
C. Con non phải trải qua nhiều lần lột xác, qua nhiều dạng trung gian để trở thành con trưởng thành.
D. Con non giống với con trưởng thành về hình thái, cấu tạo; hoàn thiện dần về sinh lí để trở thành con trường
Câu 40. Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào là tác nhân ảnh hưởng mạnh nhất lên quá trình sinh trưởng và phát triển
của động vật và người?
A. Thức ăn. B. Nhiệt độ môi trường. C. Độ ẩm. D. Ánh sáng.
Câu 41. Khi trời rét thì động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm là vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong:
A. cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng. B. cơ thể mạnh tạo nhiều năng lượng để chống rét.
C. cơ thể giảm, sinh sản tăng. D. cơ thể tăng, sinh sản giảm.
Câu 42. Khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển trong đời sống sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
(1) Là hai quá trình độc lập nhau. (2) Là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau.
(3) Sinh trưởng là điều kiện của phát triển. (4) Phát triển làm thay đổi sinh trưởng.
(5) Sinh trưởng là một phần của phát triển. (6) Sinh trưởng thường diễn ra trước sau đó phát triển mới diễn ra.
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 43. Các biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người là:
A. Cải tạo giống, chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, cải thiện chất lượng dân số.
B. Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, cải thiện chất lượng dân số.
C. Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, kế hoạch hóa gia đình.
D. Chống ô nhiễm môi trường, thay đổi thức ăn, cải thiện chất lượng dân số.
Câu 44. Đối với gia súc, ở mùa có khí hậu lạnh thì sự sinh trưởng và phát triển chậm hơn mùa có khí hậu thích hợp.
Nguyên nhân chủ yếu là vì:
A. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá, sinh sản giảm.
B. Cơ thể mất nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt.
C. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm ỉàm hạn chế tiêu thụ năng lượng.
D. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.
Câu 45. Ở giai đoạn trẻ em, nếu cơ thể thiếu hoocmon tiroxin thì sẽ gây ra hậu quả nào sau đây?
A. Các đặc điểm sinh dục phụ kém phát triển. B. Các đặc điểm sinh dục phụ phát triển nhanh hơn bình thường.
C. Người nhỏ bé hoặc khổng lồ. D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém phát triển.
Câu 46. Tại sao việc tắm nắng vào lúc có ánh sáng yếu lại có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?
A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá natri để hình thành xương.
B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá canxi để hình thành xương.
C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá kali để hình thành xương.
D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò làm cho sụn hóa thành xương.
Câu 47. Khi nói về vai trò của iot đối với cơ thể con người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Thiếu iôt sẽ gây ra bệnh bướu cổ. (2) Thiếu iôt thì khả năng chịu lạnh của cơ thể giảm.
(3) Thiếu iôt làm số lượng nang tuyến giáp tăng lên. (4) Iot là chất hoạt hóa enzim tổng hợp hoocmon tiroxin.
(5) Thiếu iôt làm trẻ có trí tuệ kém phát triển.
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 48. Khi nói về hiện tượng thừa hay thiếu GH ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu thiếu GH ở giai đoạn trẻ em thì gây ra bệnh lùn.
(2) Nếu thiếu GH ở người trưởng thành thì cũng không gây ra hậu quả gì.
(3) Nếu thừa GH ở người trưởng thành thì cũng không gây ra hậu quả gì.
(4) Để chữa bệnh lùn do thiếu GH thì có thể tiêm GH vào giai đoạn sau tuổi dậy thì.
(5) Một số người “khổng lồ” có thể là do thừa GH ở giai đoạn trẻ em.
A. 4. B. 1 C. 2. D. 3.

You might also like