You are on page 1of 41

BÀI 30: TRUYỀN TIN QUA XINAP

Câu 1. Xinap là diện tiếp xúc giữa


A. tế bào thần kinh với tế bào khác. B. tế bào thần kinh với tế bào thần kinh.
C. tế bào thần kinh với tế bào cơ. D. hai loại tế bào bất kì.
Câu 2. Mô tả nào dưới đây thể hiện là một xinap?
A. Nơi tiếp xúc giữa tế bào thần kinh và tế bào cơ. B. Nơi tiếp xúc giữa tế bào tuyến và tế bào cơ.
C. Nơi tế bào biểu bì tiếp xúc tế bào tuyến. D. Nơi tế bào gan tiếp xúc với mao mạch.
Câu 3: Diện tiếp xúc giữa các nơron với cơ quan trả lời được gọi là: 
A. diện tiếp diện B. điểm nối C. Xinap D. Xiphong
Câu 4. Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở bộ phận nào của xinap?
A. Màng sau xinap. B. Màng trước xinap. C. Khe xinap. D. Chùy xinap.
Câu 5. Chất trung gian hóa học nằm ở bộ phận nào của xinap?
A. Chùy xinap. B. Màng trước xinap. C. Khe xinap. D. Màng sau xinap.
Câu 6. Chất trung gian hóa học phổ biến ở động vật có vú là:
A. Axetincolin và noradrenalin. B. Axetincolin và serotonin.
C. Axetincolin và dopamine. D. Serotonin và dopamine.
Câu 7. Yếu tố không thuộc thành phân xináp là :
A. khe xináp B. cúc xináp C. các ion Ca2+ D. màng sau xináp
Câu 8. Ion tham gia vào cơ chế dẫn truyền xung thần kinh qua xinap là
A. Ca2+ . B. K+. C. SO42-. D. Na+.
Câu 9: Ion nào có tác dụng làm cho 1 số bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra:
A. Ca2+.   B. Na+. C. K+. D. H+.
Câu 10. Khi bóng chứa chất trung gian hóa học vỡ, các chất trung gian hóa học sẽ được giải phóng vào
A. khe xinap. B. chùy xinap. C. dịch bào. D. ti thể.
Câu 11: Xinap cấu tạo gồm các bộ phận
A. Xináp hóa học và xinap điện B. khe xináp, cúc xinap, màng xinap
C. chùy xináp, khe xinap, màng sau xinap D. màng sau, màng giữa và màng trước xinap
Câu 12: Cấu trúc cơ bản của một xinap gồm có:
A. Khe xinap; các thụ thể trên màng sau xinap B. Các ti thể, bóng xinap, các chất trung gian hóa học
C. Màng trước xinap, khe xinap, màng sau xinap D. Màng trước xinap, bóng xinap, màng sau xinap
Câu 13: Các chất trung gian hóa học trong xinap được chứa trong:
A. Ti thể trong chùy xinap B. Các thụ thể ở màng sau xinap
C. Các vi ống của chùy xinap và sợi thần kinh D. Các bóng xinap trong chùy xinap
Câu 14. Trong cấu trúc xinap, chức năng của ti thể là gì?
A. Cung cấp năng lượng. B. Chứa chất dinh dưỡng.
C. Chứa chất axetincolin. D. Chứa chất noradrenalin.
Câu 15. Khi xung thần kinh lan đến chùy xinap, ion Ca2+ di chuyển như thế nào?
A. Từ ngoài vào trong chùy xinap. B. Từ màng trước ra màng sau xinap.
C. Từ ngoài vào trong bóng chứa axetincolin. D. Từ ngoài vào sơi trục noron.
Câu 16: Khi nào xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau xináp?
A. Chất trung gian gian hóa học đi vào khe xináp
B. Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp
C. Chất trung gian hóa học tiếp xúc màng trước xináp
D. Xung thần kinh ở màng trước lan truyền đến màng sau xináp
Câu 17. Quá trình truyền tin qua xinap diễn ra theo trật tự nào?
A. Chùy xinap  Màng trước xinap Khe xinap Màng sau xinap.
B. Chùy xinap  Khe xinap Màng trước xinap  Màng sau xinap.
C. Màng trước xinap  Chùy xinap  Khe xinap  Màng sau xinap.
D. Màng trước xinap  Khe xinap  Màng sau xinap  Chùy xinap.
Câu 18. Điện thế hoạt động xuất hiện ở màng sau xinap khi chất trung gian hóa học
A. gắn với thụ thể ở màng sau xinap. B. gắn với thụ thể ở màng trước xinap.
C. được giải phóng qua khe xinap. D. được enzim axetincolinesteraza phân giải.
Câu 19. Quá trình truyền tin qua xinap bắt đầu khi xung thần kinh đi đến
A. chùy xinap. B. màng trước xinap. C. màng sau xinap. D. khe xinap.
Câu 20. Trong cơ chế truyền tin qua xináp, chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau làm cho màng
sau
A. đảo cực. B. tái phân cực. C. mất phân cực. D. đảo cực và tái phân cực
Câu 21. Xét mối quan hệ giữa tế bào thần kinh và tế bào tuyến nước bọt ở người, xinap là
A. điểm tận cùng của sợi trục noron tiếp xúc với tế bào tuyến nước bọt.
B. điểm tận cùng của sợi nhánh noron tiếp xúc với tế bào tuyến nước bọt.
C. nơi thân của tế bào thần kinh tiếp xúc với tế bào tuyến nước bọt.
D. nơi bao mielin của tế bào thân kinh tiếp xúc với tế bào tuyến nước bọt.
Câu 22: Do đâu các bóng chứa chất trung gian hóa học bị vỡ?
A. K+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp
B. Na+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp
C. Ca2+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp
D. SO42- từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp
Câu 23: Ý nào không có trong quá trình truyền tin qua xináp.
A. các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp
B. các chất trung gian hóa học trong các bóng Ca2+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xináp đến màng sau
C. xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước
D. xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp
Câu 24. Chọn ý đúng.
A. Tốc độ lan truyền tin qua xinap hóa học chậm hơn so với tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh
không có bao mielin.
B. Xinap là diện tiếp xúc của các tế bào ở cạnh nhau.
C. Tất cả các xinap hóa học đều chứa chất trung gian hóa học là axetincolin.
D. Truyền tin qua xinap hóa học có thể không cần chất trung gian hóa học.
Câu 25. Điều nào sau đây không đúng về sự lan truyền xung thần kinh qua xinap?
A. Điện thế hoạt động trực tiếp lan truyền qua xinap khi màng trước bị kích thích.
B. Kích thích lan truyền từ màng trước ra màng sau mang bản chất hóa học.
C. Các chất trung gian hóa học sẽ được tái sử dụng sau khi khuếch tán qua khe xinap.
D. Màng trước và màng sau xinap không tiếp xúc trực tiếp với nhau.
Câu 26. Ý nào không đúng với axetincolin sau khi xuất hiện xung thần kinh?
A. Axetincolin bị phân hủy bởi các enzim trong bào quan lizoxom của tế bào.
B. Axetincolin được tái chế và chứa trong các bóng xinap.
C. Bị phân giải thành axetat và colin bởi enzim axetincolinesteraza.
D. Axetat và colin trở lại màng trước vào trong chùy xinap.
Câu 27. Điều không đúng với axêtincôlin sau khi xuất hiện xung thần kinh là
A. axêtincôlin được tái chế phân bố tự do trong chùy xináp
B. axêtincôlin bị axêtincôlinesteraza phân giải thành axêtat và côlin
C. axêtat và côlin trở lại màng trước, đi vào chùy xináp và được tái tổng hợp thành axêtincôlin
D. axêtincôlin tái chế được chứa trong các bóng xináp
Câu 28. Điện hoạt động xuất hiện ở màng sau xinap là do
A. chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xinap.
B. chất trung gian hóa học được giải phóng qua khe xinap.
C. ion canxi vào chùy xinap làm vỡ bóng chứa chất trung gian hóa học.
D. chất trung gian hóa học gắn vào màng trước xinap.
Câu 29. Trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan
đáp ứng vì
A. sự chuyển giao xung thần kinh qua xináp nhờ chất trung gian hóa học chỉ theo một chiều
B. các thụ thể ở màng sau xináp chỉ tiếp nhận các chất trung gian hóa học theo một chiều
C. khe xináp ngăn cản sự truyền tin ngược chiều
D. chất trung gian hóa học bị phân giải sau khi đến màng sau xináp
Câu 30: Ở xinap hóa học, xung thần kinh chỉ lan truyền theo 1 chiều từ màng trước ra màng sau xinap. Nguyên
nhân là do: 
A. Phía màng sau không có bọng chứa chất trung gian hóa học, màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất
trung gian hóa học
B. Khe xinap có kích thước rộng nhưng điện thế hoạt động ở màng trước quá nhỏ nên chỉ truyền theo được một
chiều
C. Xung thần kinh chỉ có ở phía trước màng xinap sau đó mới truyền đến màng sau xinap chứ không bao giờ
xuất hiện ở màng sau xinap
D. Do chiều dẫn truyền của xung thần kinh chỉ được phép lan truyền theo một chiều từ màng trước đến màng
sau xinap
Câu 31. Vì sao trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ
quan đáp ứng?
A. Vì màng sau xinap có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học còn màng trước thì không.
B. Vì chất trung gian hóa học bị phân giải sau khi đến màng sau xinap.
C. Vì khe xinap ngăn cản sự truyền thông tin đi ngược chiều.
D. Vì chất trung gian hóa học chỉ đi theo một chiều từ màng trước ra màng sau xinap.
Câu 32. Thay các từ ngữ sau đây cho các số trong đoạn thông tin sau:
Chùy xináp, Ca2+ , màng trước, axêtincôlin, điện thế hoạt động
Xung thần kinh đến làm …(1) đi vào …(2)… → …(3) vào làm bóng chứa …(4)… gắn vào …(5)… và vỡ ra,
giải phóng …(6)… vào khe xináp→ …(7)… gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện …(8)… lan
truyền đi tiếp
1 - Ca2+     2 - chùy xináp    3 - Ca2+
4 - axêtincôlin     5 - màng trước     6 - axêtincôlin
7 - axêtincôlin     8 - điện thế hoạt động
Câu 33. Chú thích nào cho hình bên là đúng?

A. 1 – chùy xináp, 2 – khe xináp, 3 – màng trước xináp , 4 – màng sau, 5 – ti thể, 6 – túi chứa chất trung gian
hóa học
B. 1 – chùy xináp, 2 – màng trước xináp, 3 – màng sau , 4 – khe xináp, 5 – ti thể, 6 – túi chứa chất trung gian
hóa học
C. 1 – chùy xináp, 2 – màng trước xináp, 3 – khe xináp, 4 – màng sau, 5 – ti thể, 6 – túi chứa chất trung gian
hóa học
D. 1 – màng trước xináp, 2 – chùy xináp, 3 – khe xináp , 4 – màng sau, 5 – ti thể, 6 – túi chứa chất trung gian
hóa học
Câu 34: Vai trò của ion Ca2+ trong sự chuyển xung điện qua xináp:
A. Tạo môi trường thích hợp để các chất trung gian hoá học hoạt động.  
B. Xúc tác sự tổng hợp chất trung gian hoá học.
C. Tăng cường tái phân cực ở màng trước xináp .
D. Kích thích gắn túi chứa chất trung gian hoá học vào màng trước xináp và vỡ ra.
Câu 35: Trong quá trình truyền tin qua xinap, chất trung gian có vai trò nào sau đây?
A. Làm thay đổi tính thấm ở màng trước xinap
B. Làm thay đổi tính thấm ở màng sau xinap
C. Làm ngăn cản xung thần kinh lan truyền đi tiếp
D. Giúp xung thần kinh lan truyền từ màng sau ra màng trước xinap
Câu 36: Trong quá trình dẫn truyền xung thần kinh qua xinap hóa học, ion Ca2+ có vai trò?
A. Làm thay đổi tính thấm của dung dịch ở tận cùng sợi trục, từ đó làm xuất bào các bóng chứa chất trung gian
hóa học
B. Tác động lên thụ thể ở màng sau xinap, làm thay đổi tính thấm của màng sau dẫn đến xung thần kinh được
dẫn truyền
C. Làm tăng nồng độ ion của dung dịch ngoại bào, từ đó làm tăng độ lớn của điện thế nghỉ
D. Làm thay đổi hướng truyền của xung thần kinh khi đi qua xinap
Câu 37: Nguyên nhân làm cho tốc độ truyền tin qua xinap hóa học bị chậm hơn so với xinap điện là: 
A. Diện tiếp xúc giữa các nơron khá lớn nên dòng điện bị phân tán
B. Cần có thời gian để phá vỡ túi chứa và để chất môi giới khuếch tán qua khe xinap
C. Cần đủ thời gian cho sự tổng hợp chất môi giới hóa học
D. Phải có đủ thời gian để phân hủy chất môi giới hóa học
Câu 38: Quá trình truyền tin qua xinap gồm các giai đoạn theo thứ tự: 
A. Ca2+ vào làm bóng chứa axetincolin gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng axetincolin vào khe
xinap → Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xinap → axetincolin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm
xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp
B. Ca2+ vào làm bóng chứa axetincolin gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng axetincolin vào khe
xinap → axetincolin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động  lan truyền đi
tiếp → Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xinap
C. axetincolin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động  lan truyền đi tiếp → Xung
thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xinap →Ca2+ vào làm bóng chứa axetincolin gắn vào màng trước và vỡ ra,
giải phóng axetincolin vào khe xinap
D. Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xinap → Ca2+ vào làm bóng chứa axetincolin gắn vào màng trước
và vỡ ra, giải phóng axetincolin vào khe xinap → axetincolin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện
điện thế hoạt động  lan truyền đi tiếp
Câu 39: Khi bị thương, đắp đá lạnh lên vết thương sẽ có tác dụng giảm đau. Dựa theo cơ chế truyền xung thần
kinh, giải thích nào sau đây là đúng?
A. Đá lạnh sẽ làm đông cứng các bóng chứa chất trung gian hóa học tại vết thương nên xung thần kinh không
được truyền đi
B. Đá lạnh sẽ làm đóng tất cả các kênh ion trên sợi thần kinh nên xung thần kinh không được truyền đi
C. Đá lạnh sẽ biến tính các thụ thể ở màng sau nên không tiếp nhận được các chất trung gian hóa học làm xung
thần kinh không được truyền đi
D. Đắp đá lạnh làm giảm nhiệt ở vị trí bị thương, noron tại chỗ giảm chuyển hóa, giảm khả năng truyền xung
thần kinh

BÀI 31 + 32: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT


Câu 1: Tập tính ở động vật là
A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể ) nhờ đó mà động vật
thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.
B. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể nhờ đó mà động vật thích nghi
với môi trường sống, tồn tại và phát triển.
C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật
thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.
D. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà
động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.
Câu 2: Tập tính bẩm sinh là những tập tính
A. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể.
B. được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể hoặc đặc trưng cho loài.
C. học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể.
D. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
Câu 3: Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình
A. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền.
D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài.
Câu 4: Sơ đồ mô tả đúng cơ sở thần kinh của tập tính là
A. kích thích → hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hành động.
B. kích thích → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → hành động.
C. kích thích → cơ quan thực hiện→ hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → hành động.
D. kích thích → cơ quản thụ cảm → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động.
Câu 5: Tập tính quen nhờn là tập tính động vật không trả lời khi kích thích
A. không liên tục và không gây nguy hiểm gì.
B. ngắn gọn và không gây nguy hiểm gì.
C. lặp đi lặp lại nhiều lần và không gây nguy hiểm gì.
D. giảm dần cường độ và không gây nguy hiểm gì.
Câu 6: Điều kiện hóa đáp ứng là hình thành mối quan hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các
kích thích A. đồng thời. B. liên tiếp nhau. C. trước và sau. D. rời rạc.
Câu 7: Học khôn là
A. phối hợp những kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống gặp lại.
B. biết phân tích các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới.
C. biết rút các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới.
D. phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới.
Câu 8: Tập tính xã hội gồm:
A. tập tính bảo vệ lãnh thổ - tập tính kiếm ăn. B. tập tính thứ bậc - tập tính vị tha.
C. tập tính bảo vệ lãnh thổ - tập tính di cư. D. tập tính sinh sản - tập tính di cư.
Câu 9: Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là tập tính
A. sinh sản. B. di cư. C. xã hội . D. bảo vệ lãnh thổ.
Câu 10: Điều kiện hoá đáp ứng là:
A. hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích đồng thời.
B. hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích liên tiếp nhau.
C. hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích trước và sau.
D. hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích rời rạc.
Câu 11: Học ngầm là:
A. những điều học được một cách không có ý thức mà sau đó động vật rút kinh nghiệm để giải quyết vấn đề
tương tự.
B. những điều học được một cách có ý thức mà sau đó giúp động vật giải quyết được vấn đề tương tự dễ dàng.
C. những điều học được không có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết được vấn đề tương tự
một cách dễ dàng.
D. những điều học được một cách có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự
dễ dàng.
Câu 12: In vết là:
A. hình thức học tập mà con vật sau khi được sinh ra một thời gian bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn
thấy đầu tiên và tăng dần qua những ngày sau.
B. hình thức học tập mà con vật mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên và giảm dần
qua những ngày sau.
C. hình thức học tập mà con mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy nhiều lần và giảm dần qua
những ngày sau.
D. hình thức học tập mà con vật mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên và tăng dần
qua những ngày sau.
Câu 13: Hình thức học tập nào chỉ có ở động vật thuộc bộ Linh Trưởng?
A. In vết. B. Học khôn. C. Học ngầm. D. Quen nhờn.
Câu 14: Điều kiện hoá hành động là:
A. kiểu liên kết giữa các hành vi và các kích thích sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
B. kiểu liên kết giữa một hành vi với một hệ quả mà sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
C. kiểu liên kết giữa một hành vi và một kích thích sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
D. kiểu liên kết giữa hai hành vi với nhau mà sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
Câu 15: Tập tính sinh sản của động vật thuộc loại tập tính nào?
A. Toàn là tập tính bẩm sinh. B. Toàn là tập tính tự học.
C. Phần lớn tập tính tự học. D. Phần lớn là tập tính bẩm sinh.
Câu 16. Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính
A. học được         B. bẩm sinh C. hỗn hợp         D.vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp
Câu 17. Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi
A. số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên B. kích thích của môi trường kéo dài
C. kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần D. kích thích của môi trường mạnh mẽ
Câu 18: Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn là tập tính
A. bảo vệ lãnh thổ. B. sinh sản. C. di cư. D. Xã hội
Câu 19: Học khôn là
A. kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống tương tự
B. phối hợp các kinh nghiệm cũ và những hiểu biết mới để tìm cách giải quyết những tình huống mới
C. từ các kinh nghiệm cũ sẽ tìm cách giải quyết những tình huống tương tự
D. kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tim cách giải quyết những tình huống mới
Câu 20: Học ngầm là kiểu học không có ý thức, sau đó những điều đã học
A. không được dùng đến nên động vật sẽ quên đi
B. lại được củng cố bằng các hoạt động có ý thức
C. được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự
D. được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống khác lạ
Câu 21: In vết là hiện tượng học tập ở động vật trong đó:
A. Động vật bám theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy lần đầu tiên
B. Động vật thực hiện di trú hằng năm về một nơi mà những năm trước đó chúng đã đến
C. Động vật đánh dấu lãnh thổ của mình bằng các chất bài tiết của cơ thể
D. Động vật ghi nhớ Phương pháp săn mồi
Câu 22: Điều kiện hóa hành động là hiện tượng học tập của động vật trong đó:
A. Sự hình thành các phản xạ có điều kiện trước một kích thích lặp đi lặp lại
B. Sự hình thành mối liên kết mới trong hệ thần kinh trung ương dưới tác động của một kích thích mới
C. Sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích đồng thời
D. Sự hình thành mối liên kết giữa  một hành vi của động vật với một phần thưởng sau đó động vật sẽ chủ
động lặp lại các hành vi đó.
Câu 23: Điều kiện hóa đáp ứng (điều kiện hóa kiểu Paplop) là hiện tượng học tập của động vật trong đó xảy
ra:
A. Hình thành các phản xạ có điều kiện trước một kích thích lặp đi lặp lại
B. Sự hình thành mối liên kết thần kinh mới trong hệ thần kinh trung ương dưới tác động của một kích thích
mới
C. Sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng
thời
D. Sự hình thành mối liên hệ giữa một hành vi của động vật với một phần thưởng hoặc hình phạt sau đó động
vật sẽ chủ động lặp lại các hành vi đó
Câu 24: Bóng đen ập xuống nhiều lần, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập: 
A. in vết B. quen nhờn C. điều kiện hóa D. học ngầm
Câu 25: Thầy dạy toán yêu cầu bạn giải một bài tập đại số mới, dựa vào kiến thức đã có bạn đã giải được bài
tập đó. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:
A. Học ngầm B. Học khôn C. Quen nhờn D. Điều kiện hóa hành động
Câu 26: Thầy yêu cầu bạn giải một bài tập di truyền mới, bạn giải được. Đây là một ví dụ về hình thức học
tập:
A. Điều kiện hoá đáp ứng. B. Học ngầm. C. Điều kiện hoá hành động. D. Học khôn.
Câu 27: Hành động nào sau đây là kết quả của học khôn ?
A. Cóc đớp phải ong lập tức nhả ra
B. Thỏ ăn trúng lá cây bị say, về sau chúng không bao giờ ăn loại lá đó nữa
C. Chim sâu không ăn các con sâu có màu sắc sặc sỡ
D. Tinh tinh tuốt lá ở một cành cây tạo que chọc vào tổ mối để bắt mối
Câu 28: Hành động nào sau đây không phải là kết quả của học khôn ?
A. Các bạn học sinh trong lớp ngồi giải bài toán do thầy giao.
B. Con người vót nhọn cây lao để bắt cá dưới suối
C. Chim sâu không ăn các con sâu có màu sắc sặc sỡ
D. Tinh tinh tuốt lá ở một cành cây tạo que chọc vào tổ mối để bắt mối
Câu 29: Tập tính ở loài người, khác hẳn tập tính của động vật biểu hiện ở: 
1. Con vật hành động chủ yếu theo bản năng còn con người hành động theo trí tuệ. 
2. Sự biến hóa về tập tính ở loài người nhanh hơn nhiều so với động vật. 
3. Tập tính của loài người thay đổi theo sự phát triển của xã hội. 
4. Tập tính bẩm sinh của loài người có thể bị thay đổi do sự phát triển của nền văn minh và khoa học.
A. 1,2,3,4 B. 1,2. C. 2,3,4 D. 1,3.4.
Câu 30: Về tập tính con người khác hẳn với động vật ở điểm nào?
A. Tập tính xã hội cao. B. Điều chỉnh được tập tính bẩm sinh.
C. Có nhiều tập tính hỗn hợp D. Phát triển tập tính học tập.
Câu 31: Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về
hình thức học tập:
A. Học khôn. B. Học ngầm. C. Điều kiện hoá hành động. D. Quen nhờn
Câu 32: Vừa cho chó ăn vừa đánh chuông, sau khi thực hiện nhiều lần như thế, chỉ nghe tiếng chuông thì chó
đã tiết nước bọt. Hiện tượng trên là hiện tượng:
A. Quen nhờn B. Học ngầm C. Học khôn D. Điều kiện hóa đáp ứng
Câu 33: Nhận thức về môi trường xung quanh giúp động vật hoang dã nhanh chóng tìm được thức ăn và tránh
thú săn mồi là kiểu học tập:
A. in vết B. quen nhờn C. học ngầm D. điều kiện hóa
Câu 34: Thả chó xuống hồ bơi lần đầu thấy chó rất hoảng sợ cố bơi vào bờ, sau một số lần như vậy chó không
hoảng sợ nữa đây là hiện tượng:
A. Quen nhờn B. Điều kiện hóa đáp ứng C. Điều kiện hóa hành động D. Học khôn
Câu 35: Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là một ví dụ về hình thức học tập
A. Điều kiện hóa hành động B. Điều kiện hóa đáp ứng C. Học khôn D. Học ngầm
Câu 36: Tập tính ở động vật được chia thành các loại sau: 
A. bẩm sinh, học được, hỗn hợp B. bẩm sinh, học được
C. bẩm sinh, hỗn hợp D. học được, hỗn hợp
Câu 37: Tập tính phản ánh mối quan hệ khác loài là
A. Tập tính sinh sản B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ C. Tập tính di cư D. Tập tính kiếm ăn
Câu 38: Vì sao ở động vật không xương sống có rất ít tập tính học được?
1. Chúng sống trong môi trường sống đơn giản
2. Chúng có tuổi thọ ngắn
3. Chúng không thể hình thành mối liên kết giữa các nơron
4. Chúng có hệ thần kinh kém phát triền
Tổ hợp ý đúng là:  A. 1, 2, 4 B. 2, 4 C. 1, 2, 3, 4 D. 2, 3, 4
Câu 39: Xét các đặc điểm sau:
(1) có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể.
(2) rất bền vững và không thay đổi.
(3) là tập hợp các phản xạ không điều kiện.
(4) do kiểu gen quy định.
Trong các đặc điểm trên, những đặc điểm của tập tính bẩm sinh gồm:
A. (1), (2), (3).         B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4) .       D. (1), (2), (4).
Câu 40. Vì sao tập tính học tập ở động vật không xương sống rất ít được hình thành?
A. Vì số tế bào thần kinh không nhiều và tuổi thọ thường ngắn.
B. Vì không có thời gian để học tập.
C. Vì khó hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron.
D. Vì sống trong môi trường đơn giản.
Câu 41: Xét các trường hợp sau:
(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính.
(2) Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính.
(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính.
(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính.
Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính ?
A. 1.         B. 2 .        C. 3 .      D. 4.
Câu 42: Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính bẩm sinh?
A. Thú non mới được sinh ra có thể tìm vú mẹ để bú.
B. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu thì chạy xa.
C. Ve sầu kêu vào ngày hè.
D. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
Câu 43: Tập tính học được ở động vật có chung các đặc điểm:
A. Suốt đời không đổi. B. Sinh ra đã có.
C. Được truyền từ đời trước sang đời sau. D. Phải học trong đời sống mới có được.
Câu 44: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tập tính học được là chuỗi các phản xạ không điều kiện
B. Quá trình hình thành tập tính học được là quá trình hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron
C. Tập tính học được thường bền vững không thay đổi         
D. Tập tính học được được di truyền từ bố mẹ
Câu 45: Khi nói về tập tính bẩm sinh của động vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sinh ra đã có B. Mang tính bản năng C. Dễ thay đổi D. Được quy định trong kiểu gen
Câu : Khi nói về tập tính học được, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tập tính học được hình thành nhờ quá trình học tập và rút kinh nghiệm
B. Tập tính học được có thể thay đổi và rất đa dạng
C. Tập tính học được là chuỗi phản xạ không điều kiện
D. Số lượng tập tính học được không hạn chế
Câu 46: Đâu là tập tính học được (thứ sinh) ở động vật?
A. Nhện chăng tơ.
B. Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.
C. Thú con bú sữa mẹ.
D. Hổ săn mồi.
Câu 47: Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính học được?
A. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu phải chạy xa.
B. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
C. Con mèo ngửi thấy mùi cá là chạy tới gần.
D. Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn.
Câu 48: Tập tính hỗn hợp ở động vật là:
A. Là trường hợp cơ thể phản ứng trước những hoạt động phức tạp.
B. Là sự phối hợp giữa tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh, được hình thành khi điều kiện sống thay đổi
C. Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính thứ sinh.
D. Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính bẩm sinh.
Câu 49: Người ta làm thí nghiệm nuôi các chim non trong một vùng rộng lớn mà không có chim bố mẹ. Đến
khi trưởng thành, các chim con cũng tha rác và có về một chỗ nhưng chúng không làm được to. Điều này
chứng tỏ
A. sự chăm sóc của con người đã làm mất bản năng làm tổ ở chim.
B. tập tính làm tổ được hình thành qua quá trình học tập.
C. tập tính làm tổ vừa mang tính bẩm sinh, vừa phải học tập.
D. chỉ những cá thể đã qua sinh sản mới biết làm tổ.
Câu 50: Khi một con gấu mon men đến tổ ong lấy mật, rất nhiều ong lính xông ra đốt nó, sau đó ong chết la
liệt. Giải thích đúng về sự hi sinh của các con ong lính trong trường hợp này là
A.Ong có tính hung hăng
B. Chúng không biết hậu quả của việc mình làm
C. Hành động này được khởi xướng từ con đầu đàn, còn những con khác bắt chước
D. Do tập tính vị tha
Câu 51: Kiến lính sắn sàng chiến đấu và hi sinh bản thân để bảo vệ kiến chúa và cả đàn là tập tính
A. thứ bậc. B. bảo vệ lãnh thổ. C. vị tha. D. di cư.
Câu 52: Sử dụng thiên địch trong nông nghiệp, là ứng dụng của loại tập tính:
 A. Hỗn hợp B. Thứ sinh. C. Bắt mồi D. Bẩm sinh.
Câu 53: Ngửi thấy mùi hôi của hổ, các con hươu chạy trốn. Những con thỏ kiếm ăn gần đó thấy thế cũng lập
tức bỏ chạy. Kích thích dấu hiệu làm xuất hiện tập tính tự vệ ở thỏ là
A. Mùi hôi của hổ B. Tiếng gầm của hổ
C. Hình ảnh bỏ chạy của đàn hươu D. Mùi đặc trưng của hươu
Câu 54: Cảm nhận thấy nguy hiểm, con khỉ canh gác kêu lên báo hiệu cho các con khác trong bầy. Những con
chim đậu quanh đó cũng vội vàng bay đi. Kích thích dấu hiệu làm xuất hiện tập tính tự vệ ở chim là
A. Chim cũng nhìn thấy nguy hiểm như con khỉ B. Tiếng hú của khỉ
C. Hình ảnh bỏ chạy của đàn khỉ D. Mùi đặc trưng của khỉ
Câu 55: Cá mập con nở trước thường ăn luôn các trứng chưa nở trong bụng mẹ. Đây là loại tập tính
A. Ích kỷ B. Thứ bậc C. Vị tha D. Kiếm ăn
Câu 56: Trái ngược với tập tính vị tha là tập tính
A. Thứ bậc B. Ích kỷ C. Xã hội D. Kiếm ăn
Câu 57: Các nhóm động vật sau đều có sự phân chia thứ bậc ngoại trừ:
A. Đàn gà B. Đàn ngựa C. Đàn hổ D. Đàn kiến
Câu 58: Trong 1 đàn gà có 1 con có thể mổ bất kì con nào trong đàn là tập tính
A. thứ bậc. B. bảo vệ lãnh thổ. C. vị tha. D. di cư.
Câu 59: Chim di cư để tránh rét, cá di cư để đẻ trứng là:
A. Tập tính thứ sinh B. Tập tính bẩm sinh. C. Bản năng D. Cả B và C.
Câu 60: Tập tính nào sau đây mang tính bản năng, sinh ra đã có?
A. Chim xây tổ B. Mèo bắt chuột C. Tò vò đào hố đẻ trứng D. Cả A, B và C
Câu 61: Đâu là tập tính hỗn hợp ở động vật?
A. Nhện chăng tơ.
B. Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.
C. Thú con bú sữa mẹ.
D. Hổ săn mồi.
Câu 62: Tập tính nào sau đây là tập tính hỗn hợp ở động vật?
A. Hổ săn mồi. B. Mèo bắt chuột. C. Tập tính xây tổ của chim . D. Cả A, B và C
Câu 63: Cơ sở của tập tính là?
A. Phản xạ. B. Cơ quan cảm thụ. C. Thần kinh cảm giác. D. Thần kinh vận động.
Câu 64: Cho các loại tập tính sau đây của động vật: 
1. Tập tính săn đuổi mồi của hổ. 
2. Tập tính làm tổ của ong. 
3. Tập tính sinh sản của chim. 
4. Tập tính lẩn trốn, tự vệ của hươu nai. 
Loại tập tính nào mang tính bẩm sinh
A. 2,3 B. 1,2,3 C. 1,2 D. 2,3,4
Câu 65: Cho các loại tập tính sau đây của động vật: 
1. Tập tính săn đuổi mồi của hổ. 
2. Tập tính làm tổ của ong. 
3. Tập tính sinh sản của chim. 
4. Tập tính lẩn trốn, tự vệ của hươu nai. 
Có bao nhiêu tập tính là thứ sinh A. 1 B. 2 C.3 D. 4
Câu 66: Xét các phát biểu sau đây :
(1) Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên.
(2) Tập tính bẩm sinh thường rất bền vững.
(3) Hầu hết tập tính học được đều bền vững.
(4) Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh.
(5) Một số tập tính của động vật như tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần
kinh và hệ nội tiết.
(6) Một số tập tính bẩm sinh do kiểu gen quy định.
Có bao nhiêu phát biểu trên đúng về tập tính?
A. 2.         B. 3 .       C. 4.         D. 5.
Câu 67: Trong các nguyên nhân sau đây, có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư của động vật?
1. thức ăn
2. hoạt động sinh sản
3. hướng nước chảy
4. thời tiết không thuận lợi
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 68. Xét các tập tính sau :
(1) người thấy đèn đỏ thì dừng lại
(2) Chuột chạy khi nghe tiếng mèo kêu
(3) Ve kêu vào mùa hè
(4) Học sinh nghe kể chuyển cảm động thì khóc
(5) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản
Trong các trường hợp trên, những tập tính bẩm sinh là
A. (2) và (5)        B. (3) và (5) C. (3) và (4)        D. (4) và (5)
Câu 69: Cho các câu ca dao, tục ngữ sau:
(1) Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
(2) Gần mực thì đen gần đèn thì sáng.
(3) Giấu như mèo giấu phân.
(4) Trăm hay không bằng tay quen.
(5) Dã tràng xe cát biển đông, xe đi xe lại cũng hoài mất công.
(6) Tò vò mà nuôi con nhện, đến khi nó lớn nó quện nhau đi. Tò vò ngồi khóc tỉ ti, nhện ơi nhện hỡi nhện đi
đằng nào.
(7) Tôm chạm vạng, cá rạng đông.
Có bao nhiêu câu nói về tập tính học được.
A. 2. B. 3. C. 4 . D. 5.
Câu 70: Cho các phát biểu sau đây.
(1) Kiến lính sẵn sàng chiến đấu và hi sinh bản thân để bảo vệ kiến chúa và cả đàn là tập tính vị tha.
(2) Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá là tập tính bảo vệ lãnh thổ.
(3) Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó là tập tính bảo vệ lãnh
thổ.
(4) Cò quăm thay đổi nơi sống theo mùa là tập tính kiếm ăn.
(5) Chim én tránh rét vào mùa đông là tập tính di cư.
(6) Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn là tập tính xã hội.
(7) Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với con cái là tập tính thứ bậc.
Có bao nhiêu phát biểu sai:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 71. Về các hình thức học tập ở động vật, cho các phát biểu dưới đây:
I. Tập tính quen nhờn giúp cho động vật tiết kiệm năng lượng, tránh lãng phí năng lượng vào các hành động vô
ích.
II. Hiện tượng in vết ở một số loài động vật giúp tăng khả năng sống sót của con non trong giai đoạn mới sinh.
III. Học ngầm là kiểu phối hợp các kinh nghiệm cũ, vốn có trong tiềm thức để giải quyết những tình huống mới
trong thực tế.
IV. Dạy thú làm xiếc hoặc thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của con người bằng cách thưởng hoặc phạt có
cơ sở từ hiện tượng điều kiện hóa đáp ứng.
Số phát biểu chính xác là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 72. Khi nói về tập tính ở động vật, cho các phát biểu sau đây:
(1). Các tập tính của động vật trong tự nhiên giúp chúng tăng khả năng sống sót trước các điều kiện môi trường.
(2). Các tập tính bẩm sinh của động vật không được con người sử dụng trong các hoạt động huấn luyện động
vật.
(3). Việc huấn luyện các động vật làm công tác nghiệp vụ dựa trên quá trình xây dựng và hình thành các phản
xạ có điều kiện.
(4). Các tập tính học được có thể bị dập tắt nếu các kích thích duy trì tập tính không còn nữa.
Số phát biểu chính xác là:
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 73. Cho các tập tính sau ở động vật:
(1) Sự di cư của cá hồi
(2) Báo săn mồi
(3) Nhện giăng tơ
(4) Vẹt nói được tiếng người
(5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn
(6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản
(7) Xiếc chó làm toán
(8) Ve kêu vào mùa hè
Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được?
A. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (7)
B. Tập tính bẩm sinh: (1), (2), (6), (8) ; Tập tính học được: (3), (4), (5), (7)
C. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (5), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (6), (7)
D. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (7) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (8)
Câu 74. Cho các trường hợp sau :
(1) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền
vững
(2) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên
có thể thay đổi
(3) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới
giữa nơron nên có thể thay đổi
(4) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và
được di truyền
Điều không đúng với sự hình thành tập tính học được là
A. (1), (3) và (4)        B. (2), (3) và (4) C. (1), (2) và (3)        D. (1), (2) và (4)

BÀI 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT


Câu 1. Sinh trưởng ở cơ thể TV là
A. sự tăng chiều dài hay chiều ngang của cơ thể. B. sự tăng khối lượng hay trọng lượng của cơ thể.
C. sự tăng kích thước hoặc khối lượng của cơ thể. D. sự thay đổi về số lượng tế bào của cơ thể.
Câu 2: Mô phân sinh là nhóm các tế bào
A. đã phân hoá. B. chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân .
C. đã phân chia. D. chưa phân chia.
Câu 3: Các loại mô phân sinh ở TV gồm:
A. mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh đỉnh rễ, mô phân sinh lóng.
B. mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng.
C. mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh ngọn, mô phân sinh lóng
D. mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh chồi, mô phân sinh lóng.
Câu 4: Vị trí của mô phân sinh bên (còn gọi là tầng phát sinh) là ở
A. đỉnh cao nhất của thân (chồi tận cùng) B. nách thân (chồi nách).
C. đầu đoạn thân, vùng có lá gằn vào (vùng có mắt lá) D. dọc thân (cành), dạng ống bao quanh tủy cây.
Câu 5: Tạo ra sinh trưởng sơ cấp, tăng chiều dài cành hoặc chiều cao thân là nhờ hoạt động của mô phân sinh
nào ?
A. Mô phân sinh đỉnh. B. Mô phân sinh bên. C. Mô phân sinh lóng. D. Mô phân sinh chồi.
Câu 6: Sinh trưởng sơ cấp của cây là
A. sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
B. sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá
mầm và cây hai lá mầm.
C. sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở
cây cây hai lá mầm.
D. sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở
cây cây một lá mầm.
Câu 7: Sinh trưởng thứ cấp là
A. sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.
B. sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.
C. sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.
D. sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.
Câu 8: Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật gồm:
A. hoocmon, đặc điểm di truyền, nhiệt độ, nước, ánh sáng, oxi, dinh dưỡng khoáng.
B. hoocmon, đặc điểm di truyền, nhiệt độ, pH, ánh sáng, oxi, dinh dưỡng khoáng.
C. hoocmon, đặc điểm di truyền, nhiệt độ, nước, ánh sáng, CO2, dinh dưỡng khoáng.
D. hoocmon, đặc điểm di truyền, áp suất thẩm thấu, nước, ánh sáng, oxi, dinh dưỡng khoáng.
Câu 9: Hàm lượng nước trong đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của TV như thế nào ?
A. Ảnh hưởng đến độ no nước của các tế bào mô phân sinh lóng giúp sự phân chia và sinh trưởng dãn dài của tế
bào của lóng thân.
B. Ảnh hưởng đến độ no nước của các tế bào mô phân sinh giúp sự phân chia và sinh trưởng dãn dài của tế bào.
C. Ảnh hưởng quá trình hô hấp của các tế bào mô phân sinh đỉnh rễ giúp sự phân chia và sinh trưởng dãn dài
của tế bào lông hút rễ.
D. Ảnh hưởng đến biến đổi hình thái của thân giúp sự sinh trưởng và kéo dài của tế bào lóng thân.
Câu 10: Ở giai đoạn non của TV thì cây sinh trưởng nhanh, còn ở giai đoạn già thì cây sinh trưởng chậm là do
ảnh hưởng chủ yếu của nhân tố gì?
A. Nhiệt độ. B. Hàm lượng nước. C. Hoocmon TV. D. Dinh dưỡng khoáng.
Câu 11: : Các tế bào ngoài cùng của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu ?
A. Tầng sinh bần B. Mạch rây sơ cấp C. Tầng sinh mạch D. Mạch rây thứ cấp
Câu 12: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?
A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.
B. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.
C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch.
D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).
Câu 13: Các vòng gỗ có màu sáng và các vòng gỗ có màu sẫm tối là thành phần nào trong giải phẫu mặt cắt
ngang cây thân gỗ?
A. Tầng phân sinh bên và bần. B. Gỗ lõi và mạch rây thứ cấp.
C. Gỗ dác và tầng sinh bần. D. Gỗ dác và gỗ lõi.
Câu 14: Hiện tượng mọc vống của TV trong bóng tối là do
A. ảnh hưởng của ánh sáng qua đó gây biến đổi hình thái.
B. ảnh hưởng của hoocmon qua đó gây biến đổi hình thái.
C. ảnh hưởng của nước qua đó gây biến đổi hình thái.
D. ảnh hưởng của nhiệt độ qua đó gây biến đổi hình thái.
Câu 15. Một hạt đậu xanh đem gieo sẽ nảy mầm, tạo ra cây con, rồi cây con mọc lá lớn dần đến giai đoạn
trưởng thành. Theo em, đây là diễn biến cơ bản của quá trình nào ở TV?
A. Phát triển. B. Lớn lên. C. Sinh trưởng. D. Trưởng thành.
Câu 16: Cây cau thuộc lớp nào và kiểu sinh trưởng chủ yếu trong đời sống của nó là gì ?
A. Cây 1 lá mầm sống một năm, lớn lên chủ yếu nhờ sinh trưởng sơ cấp của mô phân sinh lóng.
B. Cây 2 lá mầm sống nhiều năm, lớn lên chủ yếu nhờ sinh trưởng thứ cấp của mô phân sinh bên.
C. Cây 1 lá mầm sống nhiều năm, lớn lên chủ yếu nhờ sinh trưởng sơ cấp lẫn thứ cấp .
D. Cây 2 lá mầm sống một năm, lớn lên chủ yếu nhờ sinh trưởng sơ cấp lẫn thứ cấp .
Câu 17: Nhóm cây đều có sinh trưởng thứ cấp là.
A. Phần lớn các cây một lá mầm (tre, mía, dừa, hành, tỏi, lúa....).
B. Chỉ riêng các cây hai lá mầm (bưởi, vải, sầu riêng, mận. mai...).
C. Những cây thân gỗ nhiều năm chỉ thuộc lớp 2 lá mầm .
D. Những cây thân gỗ nhiều năm hai lá mầm và cây hạt trần.
Câu 18: Ở giai đoạn măng, cây tre sinh trưởng nhanh (có thể hơn 1m/ngày). Hiện tượng này là do
A. chế độ chăm sóc và thời kì sinh trưởng của giống, loài .
B. đặc điểm di truyền và thời kì sinh trưởng của giống, loài
C. độ dinh dưỡng của đất và thời kì sinh trưởng của giống, loài.
D. điều kiện thời tiết và thời kì sinh trưởng của giống, loài.
Câu 19: Những người trồng đào, mai có khi tỉa cành, cắt bỏ bớt các chồi thân và chồi cành lúc gần Tết. Biện
pháp này có ý nghĩa chủ yếu là
A. làm cho cây đó không mọc thêm cành lá nữa.
B. hạn chế sinh trưởng của cây, thúc đẩy quá trình ra hoa sớm hơn.
C. thúc đẩy cây mọc ra cành, lá ở chỗ khác ưng ý hơn.
D. giảm bớt công chăm sóc, vì Tết đến nơi rồi.
Câu 20: Cây nào dưới đây vẫn có thể dài ra nếu bị cắt bỏ ngọn ?
A. Cây chuối      B. Cây mít C. Cây trúc      D. Cây khế
Câu 21: Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây 1 lá mầm?
A. Mô phân sinh đỉnh. B. Mô phân sinh bên. C. Mô phân sinh lóng. D. Mô phân sinh chồi.
Câu 22: Mô phân sinh không có ở vị trí nào?
A. Thân. B. Đỉnh rễ. C. Chồi nách. D. Chồi đỉnh.
Câu 23. Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là
A.  làm tăng kích thước chiều dài của cây B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
C. diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm D. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh
Câu 24.  Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là
A. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
B. mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm
C. mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh nóng có ở thân cây Một lá mầm
D. mô phân sinh bên và mô phân sinh nóng có ở thân cây Hai lá mầm
Câu 25.  Cho các bộ phận sau:
⦁ đỉnh rễ ⦁ Thân ⦁ chồi nách ⦁ Chồi đỉnh ⦁ Hoa ⦁ Lá
Mô phân sinh đỉnh không có ở
A. (1), (2) và (3) B. (2), (3) và (4) C. (3), (4) và (5) D. (2), (5) và (6)
Câu 26. Xét  các đặc điểm sau:
⦁ làm tăng kích thước chiều ngang của cây
⦁ diễn ra chủ yếu ở cây Một lá mầm và hạn chế ở cây Hai lá mầm
⦁ diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch
⦁ diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ)
⦁ chỉ làm tăng chiều dài của cây
Những đặc điểm trên không có ở sinh trưởng thứ cấp là
A. (1) và (4)         B. (2) và (5) C. (1), (3) và (5)         D. (2), (3) và (5)
Câu 27.  Chọn chú thích đúng cho hình sau :

a. Lá Non b. Mắt c. Tầng phát sinh d. Lóng e.  Mô phân sinh đỉnh
Phương án trả lời đúng là
A. 1c, 2e, 3a, 4b, 5d         B. 1c, 2a, 3e, 4b, 5d C. 1e, 2c, 3a, 4b, 5d         D. 1b, 2e, 3a, 4c, 5d
Câu 28. Hãy xác định chú thích hình vẽ sau đây đúng hay sai

1 -  gỗ lõi 2 -  tầng phân sinh bên 3 -  gỗ dác 4 -  mạch rây thứ cấp
5 -  bần 6 -  tầng sinh bần Phương án trả lời đúng là:
A. 1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5Đ, 6S B. 1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5S, 6S
C. 1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5S, 6Đ D. 1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ, 5S, 6S
Câu 29: Ở cây Hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự:
A. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên →  mô phân sinh đỉnh rễ
B. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên→  mô phân sinh lóng→ mô phân sinh đỉnh rễ
C. mô phân sinh đỉnh ngọn  →mô phân sinh lóng →  mô phân sinh đỉnh rễ
D. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên
Câu 30: Thế nào là sinh trưởng sơ cấp
 A. Là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hóa của tế bào làm cây ra hoa, kết quả,
tạo hạt
B. Là quá trình tăng lên về số lượng tế bào
C. Là quá trình tăng lên về khối lượng tế bào
D. Là quá trình cây phân chia lớn lên
Câu 31: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?
A. Cơ thể thực vật ra hoa B. Cơ thể thực vật tạo hạt
C. Cơ thể thực vật tăng kích thước D. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa
Câu 32: Đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, phân bào nguyên phân có bao nhiêu vai trò
sau đây?
1. Tăng số lượng tế bào
2. Tăng kích thước và số lượng tế bào
3. Thay thế các tế bào già và chết
4. Hàn gắn các vết thương
5. Giúp cây lớn lên
6. Là cơ sở của sinh sản vô tính
A. 4 B. 6 C. 5 D. 3
Câu 33: Trong đời sống, việc sản xuất giá để ăn, làm mạch nha đã ứng dụng giai đoạn nào trong chu kì sinh
trưởng và phát triển của thực vật?
A. Giai đoạn nảy mầm B. Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng mạch
C. Giai đoạn ra hoa D. Giai đoạn tạo quả chí
Câu 34: Trong sản xuất nông nghiệp, người ta nhổ mạ lên rồi cấy nhằm mục đích: 
A. Giúp cây lúa đẻ nhánh tốt B. Làm đứt đỉnh rễ giúp bộ rễ phát triển mạnh
C. Làm đất thoáng khí D. Kìm hãm sự phát triển của lúa chống lốp đổ
Câu 35: Kết quả của sinh trưởng thứ cấp
A. Làm cho cây to ra theo chiều ngang B. Làm phát sinh cành bên và rễ nhánh
C. Làm cho cây ra hoa, tạo quả D. Làm tăng kích thước chiều dài của cây
Câu 36: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm đều có sinh trưởng thứ cấp và sinh trưởng sơ cấp
B. Ngọn cây Một lá mầm có sinh trưởng thứ cấp, thân cây Hai lá mầm có sinh trưởng sơ cấp.
C. Sinh trưởng sơ cấp gặp ở cây Một lá mầm và phần thân non của cây hai lá mầm
D. Cây Một lá mầm có sinh trưởng thứ cấp còn cây Hai lá mầm có sinh trưởng sơ cấp
Câu 37: Lấy tủy làm tâm, sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ cấp như thế nào ?
A. Gỗ nằm phía ngoài còn mạch rây nằm trong tầng sinh mạch
B. Gỗ và mạch rây nằm trong tầng sinh mạch
C. Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch
D. Gỗ và mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.
Câu 38: Lấy tủy làm tâm, sự phân bố của gỗ sơ cấp và gỗ thứ cấp trong sinh trưởng thứ cấp như thế nào?
 A. Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong và gỗ sơ cấp nằm phía
ngoài
B. Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía
trong
C. Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía
trong
D. Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong và gỗ sơ cấp nằm phía ngoài
Câu 39.  Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây
A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra
C. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra D. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra
Câu 40: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bao gồm ?
 A. Đặc điểm di truyền và ánh sáng B. Đặc điểm di truyền, ánh sáng và nhiệt độ
C. Nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài D. Nước, nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng
Câu 41: Tầng sinh bần có khả năng phân chia liên tục tạo một lớp ở phía ngoài của vỏ có tác dụng bảo vệ thân
và chống sự mất nước. Lớp này được gọi là
A. Bần B. Ròng C. Dác D. Mạch rây.
Câu 42: Hoạt động của tầng sinh trụ sẽ tạo ra cấu tạo thứ cấp của thân từ ngoài vào gồm:
 A. Mạch rây thứ cấp, mạch rây sơ cấp, tầng sinh trụ, gỗ sơ cấp, gỗ thứ cấp
B. Mạch rây sơ cấp, mạch rây thứ cấp, tầng sinh trụ,mạch rây thứ cấp, mạch rây sơ cấp
C. Gỗ sơ cấp, gỗ thứ cấp, tầng sinh trụ, mạch rây thứ cấp, mạch rây sơ cấp
D. Mạch rây sơ cấp, mạch rây thứ cấp,tầng sinh trụ, gỗ thứ cấp, gỗ sơ cấp
Câu 43: Sinh trưởng ở thực vật là
 A. Quá trình tăng lên về số lượng tế bào
B. Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào
C. Quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng, kích thước tế bào làm cây lớn lên, tạo nên cơ quan sinh dưỡng
rễ, thân, lá
D. Quá trình biến đổi về chất lượng, cấu trúc tế bào
Câu 44: Sinh trưởng ở thực vật là
A. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và số lượng tế bào.
B. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về số lượng tế bào và các mô
C. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước tế bào và mô
D. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và phân hoá tế bào
Câu 45: Cơ sở tế bào học của hiện tượng sinh trưởng (Cơ thể thực vật có thể lớn lên )là:
A. Quá trình tăng lên về số lượng tế bào B. Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào
C. Sự nguyên phân của các tế bào mô phân sinh D. Sự giảm phân của các tế bào mô phân sinh
Câu 46: Mô phân sinh là:
A. nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá
B. duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây
C. có khả năng sinh trưởng và phát triển
D. Cả A và B
Câu 47: Mô phân sinh ở thực vật là
A. Nhóm các tế bào chưa phân hóa, nhưng khả năng nguyên phân rất hạn chế
B. Nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân
C. Nhóm các tế bào chưa phân hóa, mất dần khả năng nguyên phân
D. Nhóm các tế bào phân hóa, chuyên hóa về chức năng
Câu 48: Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở
A. thân cây Một lá mầm
B. thân cây Hai lá mầm
C. cả cây Một lá mầm và Hai lá mầm
D. mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
Câu 49: Nhận định nào dưới đây về sinh sản sơ cấp ở thực vật là không đúng:
A. Làm cho cây lớn và cao lên do sự phân chia  tế bào mô phân sinh bên
B. Được thấy ở đa số cây một lá mầm
C. Các bó mạch trong thân xếp lộn xộn do thân thường có kích thước bé
D. Thời gian sống ngắn
Câu 50: Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do hoạt động:
A.mô phân sinh đỉnh B. mô phân sinh bên C. tùy từng loài D. ngẫu nhiên
Câu 51: Chức năng của mô phân sinh đỉnh là gì?
A. Làm cho thân cây dài và to ra B. Làm cho rễ dài và to ra
C. Làm cho thân và rễ cây dài ra D. Làm cho thân cây, cành cây to ra
Câu 52: Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở
A. cây một lá mầm và cây hai lá mầm B. cây một lá mầm và phần thân non của cây hai lá mầm
C. chỉ xảy ra ở cây  hai lá mầm D. cây hai lá mầm và phần thân non của cây một lá mầm
Câu 53: Chức năng của mô phân sinh đỉnh ở thực vật là
A. làm cho rễ cây dài ra B. làm cho thân cây dài ra
C. làm cho cây nhanh ra hoa D. làm cho thân và rễ cây dài ra (sinh trưởng sơ cấp)
Câu 54Giải phẩu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:
A. Bần  Tầng sinh bần  Mạch rây sơ cấp  Mạch rây thứ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ thứ cấp  Gỗ sơ
cấp  Tuỷ.
B. Bần  Tầng sinh bần Mạch rây thứ cấp  Mạch rây sơ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ thứ cấp  Gỗ sơ
cấp  Tuỷ.
C. Bần  Tầng sinh bần  Mạch rây sơ cấp  Mạch rây thứ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ sơ cấp  Gỗ thứ
cấp  Tuỷ.
D. Tầng sinh bần  Bần  Mạch rây sơ cấp  Mạch rây thứ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ thứ cấp  Gỗ sơ
cấp  Tuỷ.
Câu 55: Giải phẫu mặt cắt ngang của thân cây gỗ. Quan sát các thành phần cấu trúc của mặt cắt ngang sẽ thấy
các lớp cấu trúc theo thứ tự tử ngoài vào trong thân là: 
A. Vỏ- tầng sinh vỏ- mạch rây sơ cấp- mạch rây thứ cấp- tầng sinh mạch- gỗ thứ cấp- gỗ sơ cấp- tủy
B. Vỏ- tầng sinh vỏ- mạch rây thứ cấp- mạch rây sơ cấp- tầng sinh mạch- gỗ thứ cấp- gỗ sơ cấp - tủy
C. Vỏ- tầng sinh vỏ- mạch rây sơ cấp- mạch rây thứ cấp- tầng sinh mạch- gỗ sơ cấp- gỗ thứ cấp- tủy
D. Tầng sinh vỏ- vỏ- mạch rây thứ cấp - mạch rây thứ cấp- tầng sinh mạch- gỗ sơ cấp- gỗ thứ cấp - tủy
Câu 56: Tại sao đếm số vòng gỗ trên mặt cắt ngang thân cây có thể tính được số tuổi của cây?
A. Tuổi thọ trung bình của cây ứng với số vòng gỗ
B. Mỗi năm, sinh trưởng thứ cấp của cây tạo ra một hoặc một số vòng gỗ ở một số loài
C. Mỗi năm đều có một tầng sinh trụ được hình thành mới tạo thành một vòng gỗ
D. Không thể tính được số tuổi của cây dựa vào vòng gỗ
Câu 57: Cho các nhận định sau:
1.  sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày(đường kính)  của cây do hoạt động của mô phân sinh bên ( tầng
phát sinh)  gây nên,  còn sinh trưởng  sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân  và
mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên
2.  sinh trưởng thứ cấp làm tăng chiều dài của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh (tầng phát sinh)
gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp  làm tăng bề dày của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh
đỉnh rễ phân chia tạo nên
3.  sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên,  còn sinh
trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia
tạo nên
4.  Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên,  còn sinh
trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh bên phân chia tạo nên
5.  sinh trưởng sơ cấp ở thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành
6.  sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở thực vật Một và Mai lá mầm,  sinh trưởng thứ cấp xảy ra chủ yếu ở thực vật
Hai lá mầm
Những nhận định đúng về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp là
A. (2), (3) à (4) B. (1), (2) và (4) C. (3), (4) và (6) D. (1), (5) và (6)
BÀI 35: HOOCMON THỰC VẬT
Câu 1: Cho các dụng cụ, hóa chất và các đối tượng nghiên cứu như sau: Các cây nhỏ cùng giống được trồng
trong các chậu có điều kiện như nhau, auxin nhân tạo, bông, dao. Những thao tác nào say đây có trong thí
nghiệm chứng minh vai trò cua auxin trong hiện tượng ưu thế ngọn?
1. Dùng bông tẩm auxin nhân tạo đặt vào gốc của 1 trong 2 cây, cây còn lại giữ nguyên
2. Cắt chồi ngọn của 2 cây
3. Dùng bông tẩm auxin nhân tạo đặt lên vết cắt đỉnh ngọn của 1 trong 2 cay, còn cây kia để nguyên
4. Cắt chồi ngọn của 1 trong 2 cây
5. Dùng hai miếng bông tẩm auxin nhân tạo đặt lên vết cắt đỉnh ngọn cây bị cắt ngọn và đỉnh sinh trưởng
của cây không bị cắt ngọn
6. Dùng hai miếng bông tẩm auxin nhân tạo đặt vào gốc của 2 cây
7. Lấy hai cây con làm thí nghiệm
A. 1, 7 B. 2, 6, 7 C. 4, 5, 7 D. 2, 3, 7
Câu 2: Người ta tiến hành thí nghiệm cắt hai đỉnh của hai cây hướng dương, sau đó bôi một lớp bột chứa axit
indol axetic (AIA) lên vết cắt của môt trong hai cây. Quan sát sự sinh trưởng, phát triển của 2 cây trong một
thời gian. Cho biết các chỉ tiêu sinh lí và điều kiện ngoại cảnh khác của hai cây trên là giống nhau. Chỉ ra phát
biểu sai về thí nghiệm trên?
A. Cây được bôi một lớp chứa axit AIA có số lượng chồi bên nhiều hơn cây còn lại
B. Một trong hai cây có số lượng chồi bên nhiều hơn cây còn lại
C. AIA là một loại chất kích thích sinh trưởng
D. Trong thí nghiệm trên việc cắt đỉnh của cây hướng dương nhằm mục đích loại bỏ nguồn sản xuất auxin
Câu 3: Khi cây đã già thì lượng chất nào sau đây sẽ tăng?
A. AIA B. Etylen C. Cytolinin D. GA
Câu 4: Trong nghề trồng dứa, khi cây đã ra quả và quả đã phát triển hoàn chỉnh, muốn quả dứa chín sớm, thì
cần bổ sung cho cây chất điều hòa sinh trưởng nào sau đây?
A. Auxin B. Etylen C. Axit abxixic D. Giberelin
Câu 5: Chất nào sau đây có tác dụng đến quá trình phân chia tế bào, hình thành cơ quan mới, ngăn chặn sự hóa
già?
A. Auxin B. Xitokinin C. Axit abxixic D. Giberelin
Câu 6. Xét các đặc điểm sau
(1) là các hợp chất hữu cơ được tạo nên trong một thành phần của cơ thể và di chuyển đến các thành phần
khác, tại đó chúng kích thích hay ức chế sinh trưởng
(2) với nồng độ rất thấp có thể gây ra những biến đổi lớn trong cơ thể
(3) kích thích cây phát triển nhanh
(4) trong cây,  hoocmôn thực vật di chuyển trong mạch gỗ và mạch libe
(5) khác biệt về enzim là chất xúc tác cho một phản ứng sinh hóa, hoocmôn hoạt hóa cả một chương trình phát
sinh hình thái như kích thích hạt và chồi nảy mầm bao gồm rất nhiều quá trình và nhiều phản ứng hóa sinh
Đặc điểm chung của hoocmôn thực vật là những đặc điểm
A. (1), (2), (3) và (4)        B. (1), (2), (3) và (5) C. (1), (2), (4) và (5)        D. (1), (3), (4) và (5)
Câu 7: Auxin được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp . Tuy nhiên, nếu sử dụng auxin nhân tạo để phun
lên rau, củ thì sẽ gây độc cho cơ thể. Nguyên nhân là vì:
A. Auxin nhân tạo làm gia tăng vi sinh vật gây bệnh
B. Auxin nhân tạo không có enzim phân giải
C. Auxin nhân tạo làm ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của cơ thể
D. Auxin nhân tạo làm rối loạn chuyển hóa trong tế bào
Câu 8. Cho các cơ quan sau
(1) Chồi (2) Hạt đang nảy mầm (3) Lá đang sinh trưởng (4) Thân
(5) Tầng phân sinh bên đang hoạt động (6) Nhị hoa
Auxin có nhiều trong
A. (1), (2), (3), (5) và (6)         B. (1), (2), (3), (4) và (5) C. (1), (2), (4), (5) và (6)         D. (1), (2), (3), (4) và (6)
Câu 9. Xác định câu đúng (Đ). Sai (S)  ở những nội dung nói về gibêrelin
(1) gibêrelin kích thích sự phân chia và kéo dài tế bào (2) gibêrelin ngăn chặn sự rụng lá, hoa
(3) gibêrelin được tổng hợp ở bao lá mầm của phổi hạt
(4) gibêrelin được vận chuyển trong hệ mạch xilem (5) gibêrelin được tổng hợp ở rễ của cây
A. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ         B. 1S, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ C. 1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ, 5Đ         D. 1Đ, 2Đ, 3S, 4S, 5Đ
Câu 10. Auxin có tác dụng kích thích nảy mầm của hạt
A. Chồi, ra hoa         B. Chồi, ra lá C. Chồi, ra rễ phụ         D. Chồi, ra quả
Câu 11.  Tương quan giữa GA/AAB  điều tiết sinh lý của hạt như thế nào?
A. Trong hạt nảy mầm, AAB đạt trị số lớn hơn GA
B. Trong hạt khô, GA và AAB đạt trị số ngang nhau
C. Trong hạt khô, GA đạt trị số cực đại, AAB rất thấp. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, giảm xuống rất
mạnh; còn AAB đạt trị số cực đại
D. Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, đạt trị số cực đại
còn AAB giảm xuống rất mạnh
Câu 12.  Xitôkinin có tác dụng kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và
A. phát triển chồi bên,  làm tăng sự hóa già của tế bào
B. Phát triển chồi bên,  làm chậm sự hóa già của tế bào
C. làm chậm sự phát triển của chồi bên và sự hóa già của tế bào
D. làm chậm sự phát triển của chồi bên,  làm chậm sự hóa già của tế bào
Câu 13.  Vai trò  chủ yếu của axit abxixic (AAB)  là kìm hãm sự sinh trưởng của
A. Cây, lóng, trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở
B. Cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng
C. Cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng
D. Cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở
Câu 14. Gibêrelin được dùng để
A. Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ,  kích thích sinh trưởng chiều cao của cây,  tạo quả không hạt
B. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ,  sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ,  tạo quả không hạt
C. kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ,  sinh trưởng chiều cao của cây,  tạo quả không hạt
D. kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ,  sinh trưởng chiều cao của cây,  phát triển bộ lá, tạo quả không hạt
Câu 15.Người ta sử dụng auxin tự nhiên (AIA)  và auxin nhân tạo (ANA, AIB) nhằm mục đích
A. kích thích ra rễ ở cành giâm,  cành chiết, hạn chế tỉ lệ thụ quả,  tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào
thực vật, diệt cỏ
B. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết,  tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực
vật, diệt cỏ
C. hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết,  tăng tỷ lệ thụ quả,  tạo quả không hạt,  nuôi cấy mô và tế bào thực
vật,  diệt cỏ
D. kích thích ra rễ ở cành giâm,  cành chiết,  tăng tỉ lệ thụ quả,  tạo quả không hạt,  nuôi cấy mô và tế bào thực
vật,  diệt cỏ
Câu 16.  Xitôkinin chủ yếu sinh ra ở
A. đỉnh của thân và cành B. lá, rễ C. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả D. Thân, cành
Câu 17. Xét các đặc điểm sau
(1) Thúc quả chóng chín (2) ức chế rụng lá và rụng quả (3) kích thích rụng lá
(4) rụng quả (5) kìm hãm rụng lá (6) kìm hãm rụng quả
Đặc điểm nói về vai trò của etilen là
A. (2), (4) và (5)       B. (2), (3) và (5) C. (1), (3) và (4)       D. (2), (5) và (6)
Câu 18. Auxin chủ yếu sinh ra ở
A. đỉnh của thân và cành B. lá, rễ C. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả D. Thân, cành
Câu 19: Khi nói về hoocmon thực vật, phát biểu nào sau đây sai? 
A. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây B. Nồng độ thấp nhưng gây ra tác động sinh lí lớn
C. Thường có tính chuyên hóa thấp hơn so với động vật D. Được tạo ra ở đâu thì gây tác động sinh lí ở đấy
Câu 20: Nhóm hormone nào dưới đây có thể là chất diệt cỏ ở nồng độ cao
A. Xitokinin B. AAB C. Auxin D. Etylen
Câu 21: Tác dụng nào dưới đây không phải vai trò sinh lý của auxin
A. Kích thích giãn dài tế bào B. Kích thích sự ra hoa
C. Kích thích ra rễ ở cành giâm D. Kích thích sự ra quả và tạo quả không hạt
Câu 22: Người ta dùng nồng độ cao chất 2,4D làm chất diệt cỏ, chất này thuộc nhóm hoocmon
A. Cytokinin B. AAB C. Etylen D. Auxin
Câu 23: Ưu thế ngọn là hiện tượng
A. Mô phân sinh ngọn được phân chia liên tục làm cho cây cao lên
B. Auxin được tạo ra ở mô phân sinh ngọn ức chế sinh trưởng của các chồi bên
C. Cây chỉ phát triển cành lá ở ngọn
D. Các hormone sinh trưởng đều tập trung ở mô phân sinh ngọn
Câu 24: Trong sản xuất trồng trọt, đôi khi người ta bấm ngọn cây là để
A. Kích thích cây phát triển chiều ngang B. Loại bỏ ưu thế ngọn
C. Tăng cường ưu thế ngọn D. Làm cho cây chóng ra hoa tạo quả
Câu 25: Gibêrelin có vai trò:
A. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân
B. Làm giảm số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
C. Làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân.
D. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và giảm chiều dài thân.
Câu 26: Một cây ngô bị đột biến gen làm cho thân cây lùn. Khi xử lí cây ngô lùn ấy bằng một loại hoocmon thì
người ta thấy cây ngô cao bình thường. Hãy cho biết tên của loại hoocmon đó?
A. Giberelin. B. Xitôkinin C. Êtilen. D. Axit abxixic.
Câu 27: Xitôkilin có vai trò:
A. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và phát triển chồi bên, làm tăng sự hoá già của tế bào
B.Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và phát triển chồi bên, làm chậm sự hoá già của tế bào
C. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và làm chậm sự phát triển của chồi bên và sự hoá già của tế bào.
D. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và làm chậm sự phát triển chồi bên, làm chậm sự hoá già của tế bào.
Câu 28: Đối với cây lấy thân, lá có thể tăng năng suất bằng cách xử lý ở nồng độ thích hợp
A. Xitokinin B. Axetilen C. Etylen D. AAB
Câu 29: Dùng hoocmôn thực vật nào sau đây để nuôi cấy tế bào và mô thực vật, kích thích chồi nách sinh
trưởng?
A. AIA. B. GA. C. Xitôkinin. D. AAB
Câu 30: Khi dấm quả, người ta thường để xen kẽ quả chín với quả xanh điều này chứng tỏ:
A. Quả xanh tạo ra AAB ức chế quả chín chín quả mức
B. Quả chín tạo ra etylen kích thích quả xanh chín nhanh
C. Quả chín tạo ra mùi thơm làm quả xanh chín nhanh hơn
D. Quả xanh tạo ra auxin làm quả chín không bị nẫu.
Câu 31: Khí Etilen được sản sinh trong hầu hết các thành phần khác nhau của cơ thể thực vật. Tốc độ hình
thành êtilen phụ thuộc vào loại mô và giai đoạn phát triển của cơ thể. Vai trò của êtilen là
A. Điều khiển đóng mở khí khổng B. Thúc quả chín, rụng lá
C. Điều tiết trạng thái ngủ và hoạt động của hạt. D. Kích thích ra rễ ở cành giâm, chiết
Câu 32: Để làm nhanh sự chín của quả có thể thực hiện phương pháp
A. tăng hàm lượng CO2 vào môi trường chứa quả. B. làm giảm nhiệt độ tác động lên quả.
C. tăng lượng khí etilen vào môi trường chứa quả D. giảm lượng khí oxi cho quả.
Câu 33: Thiếu AAB trong cây có thể dẫn đến hiện tượng
A. Quả non bị rụng nhiều B. Cây mọc vống lên
C. Hạt có thể nảy mầm ngay trên cây mẹ D. Lá vàng rụng hàng loạt
Câu 34: Trong môi trường nuôi cấy mô tế bào hàm lượng auxin là 3mg/l; kinetin là 0,02 mg/l, khi đặt mô vào
trong môi trường này ta thu được
A. Mô sẹo B. Cả chồi và rễ C. Chồi D. Rễ
Câu 35: Loại hormone có tác dụng trái ngược với giberelin là
A. Auxin B. Xitokinin C. Etylen D. AAB
Câu 36: Trong môi trường nuôi cấy mô tế bào hàm lượng auxin là 3mg/l; kinetin là 0,2 mg/l, khi đặt mô vào
trong môi trường này ta thu được
A. Mô sẹo B. cả chồi và rễ C. chồi D. rễ
Câu 37: Loại hormone có tác dụng trái ngược với Etylen là
A. Auxin B. Xitokinin C. Giberelin D. AAB
Câu 38. Cho các hoocmôn sau, hoocmon nào thuộc nhóm ức chế sinh trưởng?
1. Auxin. 2. Êtilen. 3. Gibêrelin. 4. Xitôkinin. 5. Axit abxixic.
A. (1), (2). B. (3), (5). C. (2), (5). D. (3), (4).
Câu 39: Để kích thích cành giâm ra rễ, người ta sử dụng thuốc kích thích ra rễ, trong các thuốc này chất nào có
vai trò chính
A. Xitokinin B. Axetilen C. Auxin D. AAB
Câu 40: Auxin ức chế quá trình nào sau đây?
A. Ra rễ cành giâm. B. Sinh trưởng tế bào
C. Sinh trưởng chồi bên. D. Hướng động, ứng động.
Câu 41: Trong sản xuất trồng trọt, để kích thích chồi bên phát triển, cây ra nhiều cành, người ta thường
A. Loại bỏ ưu thế ngọn B. Bổ sung auxin cho cây
C. Tăng cường chất dinh dưỡng D. Làm cho cây chóng ra hoa tạo quả
Câu 42: Không dùng Auxin nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn là vì
 A. Làm giảm năng suất của cây sử dụng lá.
B. Không có enzim phân giải nên tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại đơi với người và gia súc
C. Làm giảm năng suất của cây sử dụng củ.
D. Làm giảm năng suất của cây sử dụng thân
Câu 43: Trong các cây lúa bị mọc vống có thể tìm thấy chất nào với hàm lượng cao hơn bình thường?
A. GA B. Xitokinin C. Auxin D. Glutamin
Câu 44: Hormone ethylene được tổng hợp chủ yếu ở
A. Quả đang chín B. Đỉnh chồi ngọn C. Hệ thống rễ D. Các cơ quan non đang sinh trưởng
Câu 45: Êtylen được sinh ra ở
A. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả còn xanh
B. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín
C. Hoa, lá, quả,  đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín
D. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian ra lá, hoa già, quả đang chín.
Câu 46: Axit abxixic (ABA) có vai trò chủ yếu là
A. Kìm hãm sự sinh trưởng của cây, lóng, trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở
B. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng
C. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng.
D. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở.
Câu 47: Trong môi trường nuôi cấy mô tế bào hàm lượng auxin là 0,03mg/l; kinetin là 0,5mg/l, khi đặt mô vào
trong môi trường này ta thu được
A. Mô sẹo B. cả chồi và rễ C. chồi D. rễ
Câu 48: Tương quan hoocmôn GA/AAB trong hạt nảy mầm như sau:
A. GA và AAB giảm mạnh
B. GA và AAB đạt trị số cực đại.
C. GA tăng nhanh, đạt trị số cực đại; AAB giảm mạnh.
D. AAB tăng nhanh, đạt trị số cực đại; GA giảm mạnh.
Câu 49: Khi sử dụng các hormone thực vật trong nông nghiệm cần chú ý nguyên tắc nào ?
A. Nguyên tắc nồng độ: phải sử dụng nồng độ thích hợp
B. Nguyên tắc đối kháng, hỗ trợ giữa các hormone
C. Nguyên tắc không thay thế: hormone không thể thay thế các chất dinh dưỡng cho cây
D. Tất cả đều đúng
Câu 50: Trong sản xuất nông nghiệp, khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng cần chú ý nguyên tắc quan
trọng nhất là
A. nồng độ sử dụng tối thích. B. thỏa mãn nhu cầu về nước, phân bón và khí hậu
C. tính đối kháng hỗ trợ giữa các phitocrom.D. các điều kiện sinh thái liên quan đến cây trồng
Câu 51: Hoocmôn thực vật là
A. những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng ức chế sinh trưởng của cây.
B. những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây.
C. những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.
D. những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kháng bệnh cho cây.
Câu 52: Hoocmon thực vật không có đặc điểm gì?
A. Tính chuyên hoá cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật.
B. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
C. Trong cây, hoocmon được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
D. Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác trong cây
Câu 53. Cho các hoocmôn sau, hoocmon nào thuộc nhóm kích thích sinh trưởng?
1. Auxin. 2. Êtilen. 3. Gibêrelin. 4. Xitôkinin. 5. Axit abxixic.
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (3), (4), (5). D. (1), (3), (4).
Câu 54: Auxin chủ yếu sinh ra ở
A. đỉnh sinh trưởng của thân và cành. B. phôi đang nảy mầm, chóp rễ.
C. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả. D. cơ quan đang già, quả đang chín.
Câu 55. Cho thông tin sau: Sự nảy mầm hạt giống phụ thuộc vào cả điều kiện bên trong lẫn bên ngoài. Nhân tố
bên ngoài quan trọng nhất bao gồm nhiệt độ, nước, ôxy. Nhân tố bên trong là hoocmon thực vật. Vận dụng kiến
thức đã học cho biết nhận định nào sau đây là đúng:
I. Nhiệt độ, nước thích hợp giúp hạt nảy mầm tốt.
II. Có đầy đủ oxi giúp tế bào trong hạt hô hấp hiếu khí cung cấp năng lượng cho phôi.
III. Có đầy đủ oxi giúp tế bào trong hạt hô hấp kị khí cung cấp năng lượng cho phôi.
IV. Axit abxixic kích thích sự nảy mầm của hạt.
V. Giberelin kích thích sự nảy mầm của hạt.
A. I, II, V. B. I, II, IV. C. I, III, V D. II, III, V.
Câu 56: Xitokinin có vai trò.
A. Làm chậm quá trình già của tế bào.
B. Tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng dãn dài tế bào.
C. Thúc quả mau chín, gây rụng lá rụng quả.
D. Gây ra trạng thái ngủ, nghỉ của hạt.
Câu 57. Giberelin không có vai trò?
A. Kích thích sinh trưởng chiều cao cây. B. Kích thích ra quả, tạo quả không hạt.
C. Kích thích khí khổng đóng khi trời hạn. D. Kích thích sự nảy mầm của hạt, chồi, củ.
Câu 58. Êtylen có vai trò
A. thúc quả chóng chín, ức chế rụng lá và rụng quả.
B. thúc quả chóng chín, rụng quả, kìm hãm rụng lá.
C. thúc quả chóng chín, rụng lá kìm hãm rụng quả.
D. thúc quả chóng chín, rụng lá, rụng quả.
Câu 59. Axit abxixic (ABA) được tích luỹ ở đâu trong cây?
A. Hạt đang nảy mầm, lá đang sinh trưởng. B. Mô bị tổn thương, quả đang chín.
C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả. D. Cơ quan đang hoá già.
Câu 60. Ở mức tế bào gibêrelin có tác dụng.
A. Làm chậm quá trình già của tế bào. B. Tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng dãn dài tế bào.
C. Thúc quả mau chín, gây rụng lá rụng quả. D. Gây ra trạng thái ngủ, nghỉ của hạt.
Câu 61. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với Auxin?
A. Kích thích quá trình nguyên phân và quá trình dãn dài của tế bào.
B. Kích thích ra rễ phụ ở cành giâm, cành chiết.
C. Kích thích sự nảy mầm của hạt, của chồi.
D. Thúc đẩy sự ra hoa, kết quả, thúc quả mau chín.
Câu 62. Chất kích thích sinh trưởng của cây được hình thành chủ yếu ở
A. cơ quan non, chi phối sự hình thành cơ quan sinh dưỡng.
B. cơ quan già, làm già hay gây chết từng bộ phận hay toàn cây.
C. cơ quan non, gây chết từng bộ phận hay toàn cây.
D. cơ quan già, chi phối sự hình thành cơ quan sinh dưỡng.
Câu 63. Cho các cơ quan sau:
(1) Chồi. (2) Hạt đang nảy mầm. (3) Lá đang sinh trưởng.
(4) Thân. (5) Tầng phân sinh bên đang hoạt động. (6) Quả chín.
Auxin có nhiều trong cơ quan nào?
A. (1), (2), (3), (4). B. (2), (3), (4), (6).
C. (1), (2), (3), (5). D. (2), (3), (5), (6).
Câu 64. Trong hạt khô hàm lượng hoocmon nào tăng cao gây ra trạng thái ngủ, nghỉ của hạt?
A. Gibêrelin. B. Auxin. C. Êtilen. D. Axit abxixic.
Câu 65. Điều nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của auxin và xitokinin trong nuôi cấy mô.
(1) Khi auxin > xitokinin thì kích thích mô sẹo ra rễ.
(2) Khi auxin < xitokinin thì kích thích mô sẹo ra rễ.
(3) Khi auxin > xitokinin thì kích thích mô sẹo ra chồi.
(4) Khi auxin < xitokinin thì kích thích mô sẹo ra chồi.
A. (1), (3). B. (1), (4). C. (2), (4). D. (2), (3).
Câu 66: Khi trồng những cây thân leo (bầu, bí, mướp, thiên lí....) người ta phải bấm ngọn để làm gì?
A. Để những chồi bên phát triển mạnh lên, cây cho nhiều hoa và trái.
B. Vì chồi ngọn dễ bị sâu cắn phá gây chết cây.
C. Vì chồi ngọn làm tốc độ sinh trưởng phát triển cây nhanh lên, cây mau chết.
D. Để ngọn cây thì cây sẽ sinh trưởng chậm.
Câu 67. Khi trồng những cây thân leo (bầu, bí, mướp, thiên lí....) người ta phải bấm ngọn. Việc bấm ngọn đã
làm thay đổi tác dụng của những hoocmon nào trong cây?
A. Loại bỏ ưu thế đỉnh của auxin, xitokinin kích thích chồi bên phát triển.
B. Loại bỏ ưu thế đỉnh của xitokinin, auxin kích thích chồi bên phát triển.
C. Loại bỏ ưu thế đỉnh của giberelin, axit abxixic kích thích chồi bên phát triển.
D. Loại bỏ ưu thế đỉnh của axit abxixic, giberelin kích thích chồi bên phát triển.
Câu 68. Trong hình 35.4 sgk, vì sao người ta để quả cà chua xanh chung với quả cà chua chín?
A. Quả cà chua chín tạo ra auxin kích thích quả xanh chín theo.
B. Quả cà chua chín tạo ra etilen kích thích quả xanh chín theo.
C. Quả cà chua xanh tạo ra etilen kích thích quả chín có mùi thơm.
D. Quả cà chua chín tạo ra giberelin kích thích quả xanh chín theo.
Câu 69. Người ta dùng đất đèn để ủ với quả xoài hoặc chuối đã già nhằm mục đích để
A. làm quả không bị hỏng. B. kích thích hạt trong quả nảy mầm.
C. làm tăng nhanh quá trình chín ở quả. D. kìm hãm ra hoa ở cây.
BÀI 36: PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
Câu 1: Theo quang chu kì, cây rau bina là cây ngày dài ra hoa trong điều kiện
A. chiếu sáng ít nhất bằng 14 giờ B. chiếu sáng ít hơn 12 giờ
C. chiếu sáng ít hơn 6 giờ D. ngày dài và ngày ngắn
Câu 2: Khi nói về hai biện pháp: thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu và bắn pháo hoa ban
đêm ở các đồng mía vào mùa đông, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hai biện pháp này đều có tác dụng kìm hãm sự ra hoa
B. Hai biện pháp này đều có tác dụng kích thích sự ra hoa
C. Biện pháp thắp đèn vào ban đêm ở các vườn trồng cúc vào mùa thu có tác dụng kìm hãm sự ra hoa và bắn
pháo hoa ban đêm ở các đồng trồng mía vào mùa đông có tác dụng kích thích sự ra hoa
D. Biện pháp thắp đèn vào ban đêm ở các vườn trồng cúc vào mùa thu có tác dụng kích thích sự ra hoa và bắn
pháo hoa ban đêm ở các đồng trồng mía vào mùa đông có tác dụng kìm hãm sự ra hoa
Câu 3: Năng suất mía sẽ giảm rõ rệt nếu sinh trưởng và phát triển ở chúng có tương quan
A. Sinh trưởng nhanh hơn phát triển B. Sinh trưởng chậm hơn phát triển
C. Sinh trưởng và phát triển đều nhanh D. Sinh trưởng và phát triển bình thường
Câu 4: Khi trồng dâu tằm, thuốc lá nên điều khiển quá trình sinh trưởng, phát triển theo hướng
A. Sinh trưởng nhanh, phát triển chậm B. Sinh trưởng, phát triển nhanh
C. Sinh trưởng chậm, phát triển nhanh D. Sinh trưởng và phát triển chậm
Câu 5: Khoảng tháng 5 – 6 âm lịch, những người trồng quất cảnh thường “đảo quất” nhằm mục đích
A. Hạn chế cây hút chất dinh dưỡng B. Để giảm rễ phụ
C. Để ép cây ra hoa D. Để giảm lượng phân phải bón vào thời kỳ cây không có quả
Câu 6: Tại sao lại phải tuốt lá cây đào để chúng nở hoa đúng dịp Tết
A. Để có chỗ cho nụ và hoa nở B. Để cây chuyển sang giai đoạn ra hoa
C. Để cây không quang hợp D. Để phá ưu thế ngọn
Câu 7: Đối với các cây trồng lấy sợi như: đay; cây trồng lấy gỗ người ta không cắt ngọn
A. Duy trì ưu thế đỉnh để giúp thân dài nhất B. Để cho thân cây to, có nhiều nhánh
C. Kích thích mọc các nhánh bên để nâng cao hiệu quả kinh tế D. Để cây có thể vươn đón ánh sáng
Câu 8: Đối với các cây trồng lấy ngọn cành: bí; mướp, su su người ta thường bấm ngọn nhằm:
A. Duy trì ưu thế đỉnh để giúp thân dài nhất
B. Để cho thân cây to, có nhiều nhánh
C. Kích thích mọc các nhánh bên để nâng cao hiệu quả kinh tế
D. Để cây có thể vươn đón ánh sáng
Câu 9: Tại sao ở các vườn cây công nghiệp già cỗi người ta thường đốn sát gốc ?
A. Để cho cây chết, khi đó đào gốc sẽ dễ hơn khi cây sống B. Để trẻ hóa
C. Để hạn chế chất dinh dưỡng mà cây hút khi đã già D. Để cây ra hoa
Câu 10. Một cây dài ngày ra hoa trong quang chu kì tiêu chuẩn 14 giờ sáng -  10 giờ tối. Cây đó sẽ ra hoa
trong quang chu kì nào sau đây?
⦁ 14 giờ sáng - 14 giờ tối
⦁ 15 giờ sáng - 9 giờ tối
⦁ 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ 7 giờ tối
⦁ 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ xa 7 giờ tối
⦁ 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ - đỏ xa 7 giờ tối
⦁ 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ xa - đỏ 7 giờ tối
⦁ 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ xa - đỏ - đỏ xa 7 giờ tối
⦁ 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ - đỏ xa - đỏ 7 giờ tối
Phương án trả lời đúng là:
A. (2), (3), (6) và (8)        B. (2), (3), (6) và (7)
C. (2), (3), (5) và (8)         D. (2), (3), (4) và (7)
Câu 11: Cây ngày dài là cây
A. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 8 giờ.
B. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 8 giờ.
C. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ.
D. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ.
Câu 12: Cây ra hoa trong điều kiện thời gian chiếu sáng ít hơn 12h là:
A. Cây ngày ngắn. B. Cây dài ngày. C. Cây trung tính. D. Cây Một lá mầm.
Câu 13: Cây nào thuộc cây ngày ngắn?
A. Cà chua, cây lạc, cây ngô B. Cây cà rốt, rau diếp, lúa mì, sen cạn, củ cải đường
C. Cà phê, chè, lúa, đậu tương, gai dầu, hoa cúc D. Cây cà chua, cà rốt, lúa mì, đậu tương
Câu 14: Các cây ngày ngắn là:
A. Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía. B. Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.
C. Thanh long, cà tím, cà phê ngô, hướng dương. D. Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.
Câu 15. Phitôcrôm Pđx có tác dụng làm cho hạt nảy mầm,
A. khí khổng mở,  ức chế hoa nở B. hoa nở, khí khổng mở
C. hoa nở, khí khổng đóng D. kìm hãm hoa nở và khí khổng mở
Câu 16. Cho các loài cây sau:
(1) Thược dược (2) Mía (3) Cà chua (4) Lạc (5) Hướng dương
(6)Đậu tương (7) ⦁ Vừng (8) ⦁ Cà rốt (9) Gai dầu (10) Mía
Trong các loài cây trên,  những loài cây ngày ngắn là
A. (1) , (2), (6), (7), (9) và (10) B. (1) , (3), (6), (7), (9) và (10)
C. (1) , (2), (6), (7), (8) và (10) D. (1) , (2), (3), (7), (9) và (10)
Câu 17. Cho các loài thực vật sau:
⦁ Thanh Long ⦁ Cà tím ⦁ Cà chua ⦁ Cà phê ⦁ Lạc ⦁ Đậu
⦁ Củ cải đường ⦁ Ngô ⦁ Sen cạn ⦁ Rau diếp ⦁ Hướng dương
Trong các loài cây trên, có bao nhiêu cây trung tính? A. 5       B. 6       C. 7       D. 9
Câu 18. Quang chu kỳ là
A. tương quan độ dài ban ngày và ban đêm
B. thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong ngày
C. thời gian chiếu sáng trong một ngày
D. tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa
Câu 19: Mô tả nào dưới đây về quang chu kỳ là không đúng
A. Căn cứ vào quang chu kỳ có thể chia ra 3 loại cây: cây trung tính, cây ngày ngắn, cây ngày dài
B. Ảnh hưởng tới sự phát triển nhưng không tác động đến sự sinh trưởng của cây
C. Là thời gian chiếu sang xen kẽ với bóng tối
D. Tác động đên sự ra hoa, rụng lá, tạo củ di chuyển các hợp chất quang hợp
Câu 20. Cây cà chua ra hoa khi đạt được đến lá thứ
A. 14       B. 15       C. 12       D. 13
Câu 21. Tuổi của cây một năm được tính theo số
A. Lóng         B. Lá C. Chồi nách         D. cành
Câu 22. Cây trung tính là cây ra hoa ở
A. ngày dài vào mùa mưa và ở ngày ngắn vào mùa khô
B. cả ngày dài và ngày ngắn
C. ngày dài vào mùa lạnh và ở ngày ngắn vào mùa nóng
D. ngày ngắn vào mùa lạnh và ngày dài vào mùa nóng
Câu 23. Cho các loài thực vật sau: lúa mì, sen cạn, dâu tây. Những loài này
A. chỉ ra hoa khi có độ sáng nhỏ hơn 12 giờ/ngày B. chỉ ra hoa khi có độ sáng lớn hơn 12 giờ/ngày
C. ra hoa không phụ thuộc vào ngoại cảnh D. ra hoa khi thời gian chiếu sáng bằng thời gian tối
Câu 24: Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là:
A. phitocrom. B. carotenoid. C. diệp lục. D. auxin.
Câu 25: Hormone florigen có tác dụng
A. Kích thích nảy chồi B. Kích thích ra hoa C. Kích thích phát triển rễ D. Kích thích nảy mầm
Câu 26: Phát triển ở thực vật là toàn bộ những biến đổi bao gồm các quá trình:
A. sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái.
B. ra hoa, tạo quả của các cây trưởng thành.
C. phân hóa mô phân sinh thành các cơ quan (rễ, thân, lá).
D. tăng chiều cao và chiều ngang của cây.
Câu 27: Phát triển ở thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể biểu hiện qua
A. hai quá trình liên quan với nhau:  sinh trưởng và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
B. ba quá trình không liên quan với nhau:  sinh trưởng,  phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan
của cơ thể
C. ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng,  phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ
thể
D. hai quá trình liên quan với nhau: phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
Câu 28: Sự ra hoa của cây chủ yếu phụ thuộc vào những yếu tố:
A. hoocmôn ra hoa, tuổi của cây, nhiệt độ. B. tuổi của cây, nhiệt độ, chu kì quang và hoocmôn ra hoa.
C. hoocmôn ra hoa, chu kì quang, nhiệt độ. D. tuổi của cây, nhiệt độ và chu kì quang.
Câu 29: Xuân hóa là hiện tượng sự ra hoa của cây phụ thuộc vào
A. ánh sáng. B. nhiệt độ. C. độ ẩm. D. hàm lượng O2.
Câu 30: Phitôcrôm là một loại prôtêin hấp thụ ánh sáng tồn tại ở 2 dạng:
A. ánh sáng lục và đỏ. B. ánh sáng đỏ và đỏ xa.
C. ánh sáng vàng và xanh tím. D. ánh sáng đỏ và xanh tím.
Câu 31: Theo quang chu kì, cây trung tính ra hoa trong điều kiện
A. chiếu sáng nhiều hơn 12 giờ. B. cả ngày dài hay ngày ngắn.
C. chiếu sáng 12 giờ. D. trải qua mùa đông lạnh kéo dài.
Câu 32: Thời gian tối trong quang chu kì có vai trò
A. tăng số lượng hoa. B. cảm ứng ra hoa.
C. kích thích ra hoa. D. tăng chất lượng hoa.
Câu 33: Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở
A. chồi nách. B. lá. C. đỉnh thân. D. rễ.
Câu 34: Quang chu kì là gì?
A. Là thời gian chiếu sáng trong cả chu kì sống của cây
B. Là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối, liên quan đến sự ra hoa của cây
C. Là thời gian chiếu sáng của môi trường vào cây trong giai đoạn sinh trưởng
D. Là năng lượng môi trường cung cấp cho một cơ thể trong suốt chu kì sống của nó
Câu 35: Quang chu kì là sự ra hoa của cây phụ thuộc vào
A. tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một ngày.
B. sự sinh trưởng, phát triển của thực vật dưới tác động của nhiệt độ.
D. tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa.
C. sự sinh trưởng, phát triển của thực vật dưới tác động của ánh sáng.
Câu 36: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phitôcrôm?
A. Là sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các hạt cần ánh sáng
để nảy mầm.
B. Là sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là phi prôtêin và chứa các hạt cần ánh
sáng để nảy mầm.
C. Là sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các lá cần ánh sáng
để quang hợp.
D. Là sắc tố cảm nhận quang chu kì nhưng không cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các hạt cần
ánh sáng để nảy mầm.
Câu 37: Hai dạng phitôcrôm Pđ và Pđx có mối liên hệ như thế nào?
A. Hai dạng chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.
B. Hai dạng không chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.
C. Chỉ dạng Pđ chuyển hoá sang dạng Pđx dưới sự tác động của ánh sáng.
D. Chỉ dạng Pđx chuyển hoá sang dạng Pđ dưới sự tác động của ánh sáng.
Câu 36: Một cây ngày ngắn có độ dài đêm tiêu chuẩn là 14 giờ sẽ ra hoa. Chu kì nào dưới đây làm cho cây ra
hoa?
A. sáng 10 giờ → tối 14 giờ. B. sáng 14 giờ → tối 14 giờ.
C. sáng 14 giờ → tối 10 giờ. D. sáng 12 giờ → tối 12 giờ.
Câu 37: Một cây ngày dài ra hoa trong điều kiện quang chu kì tiêu chuẩn 14 giờ sáng – 10 giờ tối. Cây này ra
hoa trong điều kiện quang chu kì nào sao đây?
(1) 15 giờ sáng → 9 giờ tối.
(2) 10 giờ sáng → 7 giờ tối → chiếu ánh sáng đỏ xa → 7 giờ tối.
(3) 10 giờ sáng → 7 giờ tối → chiếu ánh sáng đỏ →7 giờ tối
(4) 10 giờ sáng → 14 giờ tối.
A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (4). D. (3), (4).
Câu 38: Khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Một số cơ quan hay bộ phận của cây có thể sinh trưởng chậm và phát triển chậm.
B. Một cơ quan hay bộ phận của cây có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm.
C. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập, không tương tác lẫn nhau.
D. Một cơ quan hay bộ phận của cây có thể sinh trưởng nhanh và phát triển nhanh.
Câu 39: Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng một lần thời gian che tối tới hạn vào ban đêm của một cây
ngày ngắn bằng một loại ánh sáng làm cho cây này không ra hoa. Loại ánh sáng này có thể là:
(1) ánh sáng trắng. (2) ánh sáng đỏ.
(3) ánh sáng đỏ xa. (4) ánh sáng tím.
A. (1), (2). B. (2), (3). C. (3), (4). D. (1), (4).
Câu 40: Những cây nào sau đây thuộc cây ngày dài?
A. Dưa chuột, lúa, dâm bụt, hướng dương. B. Đậu cô ve, dưa chuột, cà chua, cà tím.
C. Hành, cà rốt, rau diếp, thanh long. D. Cúc, cà phê, lúa, củ cải đường.
Câu 41: Điều không đúng trong ứng dụng quang chu kì đối với sản xuất nông nghiệp là
A. nhập nội cây trồng. B. bố trí thời vụ. C. kích thích ra hoa. D. lai giống.
Câu 42: Ví dụ nào dưới đây là vận dụng kiến thức về sinh trưởng vào các thao tác xử lí hạt - củ nảy mầm?
A. Có thể dùng gibêrêlin để thúc hạt, củ nẩy mầm.
B. Có thể dùng gibêrêlin trong chọn giống cây theo mùa.
C. Có thể dùng auxin kích thích hạt nẩy mầm.
D. Có thể dùng xitôkinin để giúp hạt - củ nhánh phân chia.
Câu 43: Ứng dụng các nhân tố chi phối sự ra hoa có ví dụ sau: “nhân giống khoai tây bằng cành giâm thì ta cần
các cành non trẻ. Nếu để khoai tây hình thành củ thì các cành chóng già. Để ngăn ngừa sự hình thành củ của cây
mẹ, người ta bật ánh sáng đèn một khoảnh khắc vào ban đêm…”. Đây là nhân tố nào chi phối?
A. Quang chu kỳ. B. Phitocrom. C. Florigen. D. Xuân hóa.
Câu 44: Để thu hoạch quả, phải kết thúc ở giai đoạn nào sau đây trong chu trình sinh trưởng, phát triển của cây
cam, chanh?
A. Giai đoạn mọc lá. B. Giai đoạn kết hạt và hạt chín.
C. Giai đoạn ra hoa. D. Giai đoạn tạo quả và quả chín.
Câu 45: Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng độ dài thời gian che tối liên tục vào ban đêm của một cây
bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa. Cây đó thuộc nhóm thực vật nào sau đây?
A. Cây ngày ngắn B. Cây ngày dài C. Cây trung tính D. Cây ngày ngắn hoặc cây trung tính
Câu 46: Một cây ngày dài có độ dài ngày tới hạn là 15 giờ sẽ ra hoa. Chu kì chiếu sáng nào dưới đây sẽ làm cây
không ra hoa?
A. 16h chiếu sáng/ 8h che tối B. 14h chiếu sáng/ 10h che tối
C. 15,5h chiếu sáng/ 8,5h che tối D. 4h chiếu sáng/ 8h che tối
Câu 47:  Một cây ngày dài, có độ dài đêm tới hạn là 9 giờ sẽ ra hoa. Chu kì nào dưới đây sẽ làm cho cây này
không ra hoa ?
A. Sáng: 14 giờ; tối: 10 giờ. B. Sáng: 15,5 giờ; tối: 8,5 giờ.
C. Sáng: 16 giờ; tối 8 giờ. D. Sáng: 4 giờ; tối: 8 giờ.
Câu 48: Thời điểm ra hoa của thực vật 1 năm có phản ứng quang chu kì trung tính được xác định theo bao
nhiêu nhân tố sau đây?
1. Chiều cao của cây 2. Đường kính gốc
3. Theo số lượng lá trên thân cây 4. Tương quan độ dài ngày đêm
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 49: Sự ra hoa ở thực vật cần điều kiện thiết yếu nào ?
A. Chất điều hòa sinh trưởng B. Điểu kiện ngoại cảnh (ánh sang ngoại cảnh, nhiệt độ , hàm lượng CO2)
C. Con người D. Cả A và B
Câu 50: Hiện tượng cây chỉ ra hoa sau khi trải qua mùa đông lạnh giá hoặc sử lý nhiệt độ thấp được gọi là
A. Quang gián đoạn B. Sốc nhiệt C. Xuân hóa D. Già hóa
Câu 51: Quang chu kỳ là gì ?
A. Là thời gian cơ quan tiếp nhận ánh sang và sản sinh hormone kích thích sự ra hoa
B. Là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối ( độ dài của ngày, đêm)
C. Là thời gian chiếu sáng kích thích cây ra nhiều rễ và lá
D. Là thời gian cây hấp thụ ánh sáng giúp cho sự ra hoa
Câu 52: Cây ngày ngắn là cây:
A. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 8 giờ. B. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 10 giờ.
C. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ D. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 14 giờ
Câu 53: Xem hình dưới và cho biết ý nào không đúng ?

A. Ánh sáng nhấp nháy trong tối không làm cho cây ngày ngắn ra hoa, còn cây ngày dài vẫn ra hoa
B. Ánh sáng nhấp nháy trong tối không làm cho cây ngày dài ra hoa, còn cây ngày ngắn vẫn ra hoa
C. Cây ngày ngắn không ra hoa vào ngày dài
D. Cây ngày dài không ra hoa vào ngày ngắn
Câu 54: Xem hình dưới và cho biết ý nào đúng ?

A. Ánh sáng nhấp nháy trong tối không làm cho cây ngày ngắn ra hoa, còn cây ngày dài vẫn ra hoa
B. Ánh sáng nhấp nháy trong tối không làm cho cây ngày dài ra hoa, còn cây ngày ngắn vẫn ra hoa
C. Cây ngày ngắn có thể ra hoa vào ngày dài
D. Cây ngày dài ra hoa được vào cả ngày ngắn và ngày dài
Câu 55: Cây dài ngày có thể ra hoa trong điều kiện ngày ngắn nếu
A. Chiếu sáng nhân tạo làm cho ngày dài ra
B. Chiếu sáng bổ sung vào ban đêm cho đủ thời gian chiếu sáng cần thiết
C. Xử lý florigen
D. Phun xitokinin trước khi cây trưởng thành
Câu 56: Người ta tiến hành thí nghiệm nghiên cứu sự ra hoa của một loài cây bị ảnh hưởng ra sao bởi thời gian
chiếu sáng và che tối khác nhau ( trong hình vẽ)
( Chú thích: Critical ninght length= Độ dài đêm tới hạn; Darkness= thời gian che tối)
Loại thực vật này thuộc nhóm cây nào sau đây? 
A. Cây ngày ngắn B. Cây ngày dài C. Cây trung tính D. Cây ngày ngắn hoặc cây trung tính
Câu 57: Phitocrom Pđx có tác dụng
A. Làm cho hạt nảy mầm, khí khổng mở, ức chế hoa nở B. Làm cho hạt nảy mầm, khí khổng mở, hoa nở
C. Làm cho hạt nảy mầm, khí khổng đóng, hoa nở D. Làm cho hạt nảy mầm, khí khổng đóng, ức chế hoa nở
Câu 58: Vai trò của phitocrom ?
A. Tác động đên sự ra hoa, nảy mầm vận động cảm ứng, đóng mở khí khổng
B. Tác động đên sự phân chia tế bào
C. Kích thích sự ra hoa của cây dài ngày
D. Kích thích sự ra hoa của cây ngắn ngày
Câu 59: Thỉnh thoảng ta vẫn thấy người nông dân cắt, đốn sát gốc các cây rau sau một thời gian thu hoạch như
rau muống, rau ngót để?
A. Để cây ra hoa.
B. Để cho cây chết, khi đó đào gốc sẽ dễ hơn khi cây sống
C. Để hạn chế chất dinh dưỡng mà cây hút khi đã già
D. Để loại bỏ phần thân già cỗi, cho các chồi non khỏe mạnh mọc lên

BÀI 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

Câu 1. Ở thực vật có 2 kiểu sinh sản là


A. sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử. B. sinh sản phân đôi và nảy chồi.
C. sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. D. sinh sản bằng thân củ và thân rễ.
Câu 2. Sinh sản vô tính là con sinh ra
A. khác mẹ. B. khác bố, mẹ.
C. giống bố, mẹ. D. giống nhau và giống mẹ.
Câu 3. Sinh sản vô tính ở thực vật có hai hình thức.
A. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bằng nuôi cấy mô tế bào.
B. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bằng giâm, chiết cành.
C. Sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng.
D. Sinh sản bằng bào tử và sinh sản bằng thân củ.
Câu 4. Cho các hoạt động sau:
1. Cắt rời mặt ngoài của vỏ với chồi.
2. Chồi ghép được đặt vào phần cắt hình chữ T.
3. Cắt vỏ cây dạng hình chử T trên gốc ghép.
4. Đặt chồi ghép vào vị trí cắt hình chữ T và buột dây.
Hãy sắp xếp các hoạt động đúng trong quy trình ghép chồi :
A. 3-2-1-4. B. 1-3-2-4. C. 2-1-3-4. D. 2-3-1-4.
Câu 5. Sinh sản sinh dưỡng là tạo ra
A. cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây.
B. cây mới chỉ từ rễ của cây.
C. cây mới chỉ từ một phần thân của cây.
D. cây mới chỉ từ lá của cây.
Câu 6. Sinh sản vô tính ở thực vật là cây non được sinh ra mang đặc tính
A. giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
B. giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
C. giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
D. giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
Câu 7. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản
A. cần 2 cá thể B. không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái
C. chỉ cần giao tử cái D. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái
Câu 8. Sinh sản bào tử có ở những ngành thực vật nào ?
A. Rêu, hạt trần. B. Rêu, dương xỉ. C. Dương xỉ, hạt kín. D. Dương xỉ, hạt trần.
Câu 9: Sinh sản bằng bào tử chỉ gặp ở nhóm thực vật
A. Có sự xen kẽ thế hệ giai đoạn lưỡng bội và đơn bội trong vòng đời B. Rêu và dương xỉ
C. Cây hạt trần D. Cây hạt kín
Câu 10. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên gồm:
A. Sinh sản bằng lá, rễ củ, thân củ, thân bò, thân rễ. B. Giâm, chiết, ghép cành.
C. Rễ củ, ghép cành, thân hành. D. Thân củ, chiết, ghép cành.
Câu 11. Sinh sản bào tử là tạo ra
A. thế hệ mới từ bào tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.
B. thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do nguyên phân ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử
thể.
C. thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do giảm phân ở pha giao tử thể của những thực vật có xen kẽ thế hệ thể
bào tử và thể giao tử.
D. thế hệ mới từ hợp tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.
Câu 12. Đặc điểm của bào tử là tạo được
A. nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài
B. ít cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài
C. ít cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ gió, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài
D. nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài
Câu 13. Đặc điểm của bào tử là mang bộ nhiễm sắc thể
A. lưỡng bội và hình thành cây đơn bội. B. đơn bội và hình thành cây lưỡng bội.
C. đơn bội và hình thành cây đơn bội. D. lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội.
Câu 14: Sinh sản vô tính không thể tạo thành
A. Thể hợp tử B. Thể giao tử C. Thể bào tử D. Bào tử đơn bội
Câu 15: Sinh sản vô tính không tạo thành
A. cây con B. giao tử C. bào tử D. hợp tử
Câu 16. Chiết cành là hình thức sinh sản có đặc điểm:
A. Kích thích cành ra rễ rồi cắt rời cành đem trồng.
B. Chặt ngọn cây, để cây mẹ đẻ nhánh, mọc chồi bên.
C. Đem chồi cây này cho mọc trên thân cây kia.
D. Chặt 1 cành của cơ thể, trồng xuống đất để tạo ra cây mới trong thời gian ngắn.
Câu 17. Xét các đặc điểm sau:
⦁ Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp
⦁ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh
⦁ Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền
⦁ Tạo ra số lượng con cháu giống trong một thời gian ngắn
⦁ Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh
⦁ Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền nên có lợi thế khi điều kiện sống thay đổi
Sinh sản vô tính có những đặc điểm nào?
A. (1), (2), (3), (4) và (6)       B. (3) và (5) C. (1) và (2)       D. (1), (2), (3), (4) và (5)
Câu 18. Cho các phát biểu sau về sinh sản vô tính ở thực vật:
1) Cơ sở sinh lí của nuôi cấy mô tế bào là dựa vào tính toàn năng của tế bào.
2) Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và
giống cây mẹ.
3) Các cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy có lợi trong trường hợp mật độ quần thể
thấp.
4) Sinh sản bào tử là cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử được hình thành từ túi bào tử.
5) Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền. Vì vậy , khi điều kiện sống
thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.
Có bao nhiêu phát biểu đúng:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19. Phương pháp nhân giống vô tính áp dụng rất rộng rãi trong trồng trọt bởi vì:
A. Nó đơn giản, dễ áp dụng nên nông dân không phải học hỏi nhiều .
B. Nhanh tạo ra giống mới, có đặc tính thay đổi so với giống cũ.
C. Giữ nguyên được đặc tính vốn có mà lại giảm thời gian phát triển.
D. Có thể sinh ra một khối lượng nông sản lớn trong thời gian ngắn.
Câu 20. Đặc điểm không thuộc sinh sản vô tính là
A. cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu
B. tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi
C. tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn
D. tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định
Câu 21. Cơ sở sinh lí học của công nghệ nhân giống invitro là
A.tính chuyên hóa và phân hóa cao của tế bào thực vật.
B.tính chuyên hóa có thuận nghịch của tế bào thực vật.
C.tính chuyên hóa không thuận nghịch của tế bào thực vật.
D. tính toàn năng và chuyên hóa có thuận nghịch của tế bào.
Câu 22: Từ một tế bào hoặc mô thực vật có thể nuôi cấy để phát triển thành một cây hoàn chỉnh là nhờ đặc tính
nào của tế bào thực vật?
A. Toàn năng B. Phân hóa C. Chuyên hóa cao D. Tự dưỡng
Câu 23. Trong các hình thức sinh sản ở thực vật, ghép là phương pháp có đặc điểm:
1. Cành ghép hoặc chồi ghép có đặc tính tốt mà con người mong muốn.
2. Chồi hoặc cành ghép phải đồng sinh học với gốc ghép.
3. Chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép hoặc chồi ghép.
4. Chất lượng hoa quả cũng như sức sống của cây ghép, phải tốt hơn cành,chồi.
A. 1, 2, 4. B. 1,2,3. C. 1,3, 4. D. 2,3,4.
Câu 24: Trong phương pháp nhân giống bằng cành ghép, người ta buộc chặt cành ghép vào gốc ghép nhằm
những mục đích nào sau đây?
1. Dòng mạch gỗ dễ dàng vận chuyển từ gốc ghép lên cành ghép
2. Cành ghép không bị rơi
3. Cành ghép dễ ra rễ
4. Nước di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép không bị chảy ra ngoài
5. Nhanh chóng hình thành cây mới
A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 3, 4, 5 C. 1, 2, 4 D. 2, 3, 5
Câu 25: Đặc điểm của bào tử là tạo được:
A. nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài.
B. ít cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài.
C. ít cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ gió, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài.
D. nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài.
Câu 26: Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây khi nói về lợi ích của cây mọc từ cành chiết
so với cây mọc từ hạt?
1.Đặc tính di truyển giống cây mẹ
2.Cây con dễ chăm sóc
3.Cùng lúc tạo được nhiều cây con từ một cây mẹ
4.Có rễ ngay trên cây mẹ nên các cây non mọc từ cành chiết dễ thích nghi với môi trường biến đổi
5.Thời gian thu hoạch sớm
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 27. Duy trì được các đặc tính quý từ cây gốc nhờ nguyên phân; rút ngắn thời gian sinh trưởng, phát triển.
Đó là ưu điểm lớn nhất của:
A. cây giống từ cành giâm, chiết cành, nuôi cấy mô. B. cây trồng từ hạt.
C. cây mọc từ cành giâm, cây mọc từ hạt. D. cây trồng được tạo từ phương pháp ghép cành.
Câu 28. Trong thiên nhiên cây tre sinh sản bằng.
A. Rễ phụ. B. Lóng. C. Thân rễ. D. Thân bò.
Câu 29: Trong hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, câu con có thể được tạo ra từ những bộ phận nào sau
đây của cây mẹ?
1- Lá                           2- Hoa                      3- Hạt 4- Rễ                         
5- Thân                     6- Củ 7- Căn hành               8- Thân củ
A. 1, 2, 6, 8 B. 3, 4, 5, 6, 7, 8 C. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8 D. 1, 4, 5, 6, 7, 8
Câu 30: Trong các phương pháp sau, phương pháp nhân giống vô tính nào có hiệu quả nhất hiện nay?
A. Gieo từ hạt B. Chiết cành C. Nuôi cấy mô D. Giâm cành
Câu 31: Khi nói về ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhân nhanh số lượng cây giống lớn B. Phục chế được các giống cây quý
C. Duy trì các tính trạng tốt của cây mẹ D. Tạo ra các giống cây mới có năng suất cao hơn cây mẹ
Câu 32. Cho các hình thức sinh sản sau:
1. Sự sinh sản của cây lá lốt. 2. Giâm cành rau lang. 3. Sự sinh sản của cỏ gấu.
4. Chiết 1 cành chanh. 5. Nuôi cấy mô ở cây lan. 6. Ghép hoa hồng trắng lên hoa hồng đỏ.
Hình thức nào sinh sản sinh dưỡng nhân tạo?
A. 2,4,5,6. B. 1,2,3,4. C. 2,4,5. D. 4,5,6.
Câu 33. Khoai tây sinh sản bằng
A. rễ củ. B. thân củ. C. thân rễ. D. lá .
Câu 34. Đối với cây ăn quả, chiết cành có ý nghĩa:
A. Cải biến kiểu gen của cây mẹ.
B. Thay cây mẹ già cỗi bằng cây con có sức sống hơn.
C. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, biết trước đặc tính của quả.
D. Làm tăng năng suất so với trươc đó.
Câu 35. Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép vì:
A. để tránh gió, mưa làm lay cành ghép.
B. để tập trung nước nuôi các cành ghép.
C. để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.
D. loại bỏ sâu bệnh trên lá cây.
Câu 36. Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở của quá trình
A. giảm phân và thụ tinh. B. giảm phân C. nguyên phân. D. thụ tinh.
Câu 37. Thực vật có thể sinh sản vô tính bằng các bộ phận sau, ngoại trừ
A. Rễ B. Thân C. Lá D. Hoa
Câu 38. Đặc điểm nào sau đây không phải là lợi thế của giâm cành hoặc chiết cành
A. Giữ nguyên tính trạng tốt mà con người mong muốn B. Có tính chống chịu cao
C. Thời gian thu hoạch ngắn D. Tiết kiệm công chăm bón
Câu 40. Những ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây trồng từ hạt:
A. Giữ nguyên được tính trạng mà người ta mong muốn.
B. Sớm ra hoa kết quả nên sớm được thu hoạch.
C. Lâu già cỗi.
D. Cả A và B.
Câu 41. Nhóm thực vật sinh sản chủ yếu bằng lá
A. Xà lách, hành, bắp cải B. Rau muống, đậu xanh, mông tơi
C. Thuốc bỏng, sen đá D. Mã đề, sen, sung
Câu 42. Cho các ví dụ về sinh sản vô tính ở thực vật như sau
1. Rau má sinh sản bằng thân bò. 2. Rêu sinh sản bằng thân rễ.
3. Cỏ gấu sinh sản bằng thân bò. 4. Khoai tây sinh sản bằng rễ củ.
5. Cây sống đời sinh sản bằng lá.
Có bao nhiêu phương án đúng? A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 43. Nhóm thực vật chủ yếu sinh sản tự nhiên bằng thân
A. Lúa mạch, lúa mì, ngô. B. Củ mì (sắn), rau má, chuối
C. Cam. bưởi, chanh. D. Khoai lang, đậu phộng, đu đủ
Câu 44. Trong kỹ thuật giâm cành để có kết quả tốt người ta thường dùng hormone sinh trưởng
A. Auxin và GA B. Auxin và xitokinin
C. Auxin D. GA và xitokinin
Câu 45. Trong kỹ thuật giâm cành để có kết quả tốt người ta thường dùng
A. hormone kích thích sinh trưởng B. chất ức chế sinh trưởng
C. Dung dịch dưỡng chất D. Bón thêm phân vào chỗ vừa giâm
Câu 46.  Trong công nghệ nuôi cấy tế bào, môi trường dinh dưỡng thường được bổ sung tỷ lệ thích hợp của các
hormone (Tương quan giữa các hormone nào được ứng dụng trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào?)
A. Auxin và GA B. Auxin và xitokinin C. Auxin D. GA và xitokinin
Câu 47. Giâm cành có lợi hơn so với chiết cành ở chỗ
A. Cây con sinh trưởng phát triển nhanh hơn B. Tiết kiệm giống và ít bị bệnh
C. Không làm ảnh hưởng tới năng suất của cây mẹ D. Cây con có đặc tính khác với cây mẹ
Câu 48. Chiết cành có lợi hơn so với giâm cành ở chỗ
A. Áp dụng được với nhiều cây ăn quả, tỷ lệ cây con sống cao B. Số lượng cây con tạo ra nhiều hơn
C. Không làm ảnh hưởng tới năng suất của cây mẹ D. Cây con có đặc tính khác với cây mẹ
Câu 49. Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì:
A. Để tránh gió, mưa làm lay cành ghép. B. Để tập trung nước nuôi các cành ghép.
C. Để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá. D. Cả B và C
Câu 50. Khi ghép cành phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép vì:
A. giảm mất nước qua lá. B. tập trung nước nuôi tế bào cành ghép.
C. để cành khỏi bị héo. D. cả A và B.
Câu 51. Sai khác cơ bản của ghép cành so với giâm và chiết cành
A. Không tạo thêm cá thể mới
B. Có thể tạo được những giống mang đặc tính của 2 cơ thể khác nhau
C. Ghép cành nhanh cho thu hoạch
D. Tất cả đều đúng
Câu 52. Ghép cành có ưu điểm hơn so với giâm và chiết cành
A. Tạo ra số lượng lớn cây con trong thời gian ngắn
B. Có thể tạo được những giống mang đặc tính của 2 cơ thể khác nhau
C. Tạo giống sạch bệnh
D. Tất cả đều đúng
Câu 53. Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?
A. Phục chế giống cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất
B. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.
C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
D. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền cung cấp cho chọn giống.
Câu 54. Ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô là?
A. Phục chế giống cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất
B. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.
C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
D. Cả A, B và C
Câu 55. Sinh sản vô tính có lợi cho thực vật bởi tất cả đặc điểm sau, ngoại trừ
A. Duy trì được khả năng thích nghi cao trong môi trường ổn định B. Sớm hoàn thành vòng đời
C. Con cháu đa dạng về kiểu gen D. Hiệu quả sinh sản cao
Câu 56. Sinh sản vô tính có lợi cho thực vật bởi?
A. Duy trì được khả năng thích nghi cao trong môi trường ổn định B. Sớm hoàn thành vòng đời
C. Hiệu quả sinh sản cao D. Tất cả các ý trên
Câu 57. Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo không phải nhằm
A. Nhân giống cây quý một cách nhanh chóng B. Duy trì đặc tính của cây mẹ
C. Tạo ra giống cây trồng sạch bệnh D. Tạo ra giống có năng suất cao hơn
Câu 58. Vai trò của sinh sản sinh dưỡng đối với sản xuất nông nghiệp là:
A. duy trì các tính trạng tốt cho con người.
B. nhân nhanh giống cây trồng cần thiết trong thời gian ngắn.
C. phục chế các giống cây trồng quý đang bị thoái hoá.
D. tất cả các phương án trên.
Câu 59. Chiết cành là hình thức sinh sản có đặc điểm
A. chặt 1 cành của cơ thể, trồng xuống đất để tạo ra cây mới trong thời gian ngắn
B. chặt ngọn cây để cây mẹ đẻ nhánh, mọc chồi bên
C. kích thích cành cây ra rễ, rồi cắt rời cành đem trồng
D. đem chồi cây này cho mọc trên thân cây kia
Câu 60. Chọn một cành khỏe, tốt, gọt lớp vỏ, bọc đất mùn quanh lớp vỏ bọc, sau 1 thời gian ra rễ cắt rời đem
trồng. Đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng gì?
A. Ghép B. Nuôi cấy mô C. Giâm D. Chiết
Câu 61. Chiết cành và giâm cành được ứng dụng nhiều
A. trong trồng lương thực
B. trong trồng các cây có nhiều mắt (khoai lang, rau muống...)
C. trong trồng các cây lâu năm có giá trị kinh tế cao
D. trong trồng các cây một năm có giá trị kinh tế cao
Câu 62. Cây ăn quả lâu năm có thể được trồng bằng phương pháp
A. giâm, chiết, ghép cành B. gieo hạt, chiết, ghép
C. gieo hạt, giâm, ghép D. chiết, giâm và gieo
Câu 63. Dựa vào cơ sở khoa học nào để có thể nuôi một tế bào thành một cây hoàn chỉnh?
A. Tính toàn năng của tế bào B. Điều kiện vô trùng tuyệt đối
C. Đảm bảo đủ các nguyên tố dinh dưỡng D. Tế bào hoàn toàn sạch bệnh
Câu 64: Sự tạo cơ thể mới từ rễ, thân hoặc lá được gọi chính xác là
A. Quá trình sinh sản B. Sinh sản sinh dưỡng
C. Sinh sản vô tính D. Sinh sản hữu tính

BÀI 42: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT


Câu 1. Sinh sản hữu tính ở thực vật là
A. sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
B. sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
C. sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
D. sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
Câu 2. Đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính là
A. giảm phân và thụ tinh.
B. không trải qua quá trình nguyên phân và giảm phân.
C. kiểu gen của thế hệ sau không thay đổi trong quá trình sinh sản.
D. bộ nhiễm sắc thể của loài không thay đổi.
Câu 3. Trong các khẳng định nào sau đây, có bao nhiêu khẳng định đúng khi nói về các thành phần cấu tạo nên
hoa?
1. Đài hoa gồm các lá đài và cuống hoa.
2. Tràng hoa gồm các cánh hoa có màu sắc khác nhau tùy loại.
3. Nhị hoa gồm chỉ nhị và bao phấn chứa các hạt phấn.
4. Nhụy hoa gồm đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4. Ở thực vật có hoa hiện tượng thụ phấn là
A. sự kéo dài ống phấn trong vòi nhuỵ. B. sự di chuyển của tinh tử trên ống phấn.
C. sự nảy mầm của hạt phấn trên núm nhuỵ D. sự rơi hạt phấn vào núm nhuỵ và nảy mầm.
Câu 5: Sau khi hạt phấn rơi vào đầu nhụy
A. Hạt phấn sẽ  xâm nhập vào đầu nhụy B. Hạt phấn sẽ hút nước và nảy mầm
C. Hạt phấn sẽ khô đi D. Hạt phấn đợi chín hẳn sẽ tham gia thụ tinh
Câu 6. Thế nào là tự thụ phấn?
A. Có sự kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái để hình thành hợp tử.
B. sự thụ phấn của hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây.
C. Là hiện tượng thụ phấn không có sự can thiệp của ngoại cảnh (ong, bướm, nước,…).
D. Là hiện tượng hạt phấn của một hoa được chuyển đến tới đầu nhụy của hoa khác loài.
Câu 7. Ở thực vật có hoa cả 2 giao tử đều tham gia thụ tinh gọi là
A. thụ tinh đơn. B. thụ tinh kép. C. tự thụ phấn. D. thụ phấn chéo.
Câu 8. Sau khi thụ tinh noãn biến đổi thành
A. quả. B. hạt. C. phôi. D. đài.
Câu 9. Thụ phấn gồm có các hình thức
A. tự thụ phấn – thụ tinh. B. thụ phấn chéo – thụ tinh kép.
C. thụ tinh kép – tự thụ phấn. D. tự thụ phấn – thụ phấn chéo.
Câu 10. Hiện tượng của thụ phấn chéo là
A. sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác loài.
B. sự thụ phấn của hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây.
C. sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác cùng loài.
D. sự kết hợp giữa tinh tử và trứng của cùng hoa.
Câu 11. Quá trình hình thành quả là
A. noãn được thụ tinh phát triển thành quả chứa các hạt.
B. noãn đã thụ tinh chứa hợp tử và tế bào tam bội phát triển thành quả
C. sau khi thụ tinh, để hoa phát triển thành quả chứa bầu và noãn.
D. bầu nhụy dày lên tạo thành các túi chứa hạt, bảo vệ hạt giúp hạt phát tán.
Câu 12. Từ 1 tế bào mẹ (2n) trong tế bào con của nhị hoa qua giảm phân hình thành
A. 1 tế bào con. B. 4 tế bào con C. 3 tế bào con D. 2 tế bào con
Câu 13. Sự hình thành túi phôi diễn ra theo trình tự nào?
A. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử và 1 đại bào tử sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa 3 tế
bào đối cực, 2 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực.
B.Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử và 1 đại bào tử sót nguyên phân cho túi phôi chứa 2 tế bào
đối cực, 2 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 3 nhân cực.
C. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử và 1 đại bào tử sót nguyên phân cho túi phôi chứa 2 tế bào
đối cực, 3 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực.
D. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử và 1 đại bào tử sót nguyên phân cho túi phôi chứa 3 tế bào
đối cực, 2 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 3 nhân cực.
Câu 14. Ý nào không đúng khi nói về hạt?
A. Hạt là noãn đã được thụ tinh phát triển thành. B. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi.
C. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ. D. Mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ.
Câu 15. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quả?
(1) Quả do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hóa thành.
(2) Quả có vai trò bảo vệ hạt.
(3) Quả do noãn đã thụ tinh phát triển thành.
(4) Quả không có vai trò trong phát tán hạt.
(5) Quả cung cấp các chất dinh dưỡng (đường, vitamin, khoáng chất,…).
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16. Một trong những hình thức sinh sản ở thực vật là: làm tăng tính biến dị di tuyền ở thế hệ con. Thông
qua giảm phân và sự thụ tinh ngẫu nhiên, rất nhiều tổ hợp gen khác nhau được hình thành từ một số ít bộ gen
ban đầu, biến dị di truyền của quần thể càng lớn thì khả năng thích nghi với môi trường biến động ngày càng
cao. Trên nguyên tắc khi môi trường thay đổi hoàn toàn và đột ngột, những cá thể con có mang tổ hợp biến dị
di tuyền rất khác lạ sẽ có nhiều cơ may thích nghi hơn những cá thể con có kiểu gen đồng nhất và giống hệt bố
mẹ. Những đặc điểm trên chỉ có ở
A. sinh sản vô tính ở thực vật. B. sinh sản hữu tính ở thực vật.
C. sinh sản tái sinh ở thực vật. D. sinh sản sinh dưỡng ở thực vật.
Câu 17. Bộ nhiễm sắc thể ở tế bào có mặt trong sự hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa như thế nào?
A. Tế bào mẹ 2n; các tiểu bào tử, tế bào sinh sản, tế bào ống phấn, các giao tử đều mang n.
B. Tế bào mẹ, các tiểu bào tử, tế bào sinh sản, tế bào ống phấn đều mang 2n; các giao tử mang n
C. Tế bào mẹ, các tiểu bào tử 2n; tế bào sinh sản, tế bào ống phấn, các giao tử đều mang n
D. Tế bào mẹ, các tiểu bào tử, tế bào sinh sản 2n; tế bào ống phấn, các giao tử đều mang n
Câu 18. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về thụ tinh kép?
1. Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 nhân tham gia vào thụ tinh, một nhân hợp nhất với trứng, một nhân hợp nhất
với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên tế bào tam bội (3n).
2. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín.
3. Thụ tinh kép đảm bảo chắc chắn dự trữ chất dinh dưỡng đúng đã thụ tinh để nuôi phôi phát triển cho đến khi
hình thành cây non và đảm bảo dinh dưỡng cho cây non thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu của môi
trường để duy trì nòi giống.
4. Tất cả thực vật hữu tính đều xảy ra hiện tượng thụ tinh kép.
Phương án đúng:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 19: Ý nào sau đây không phải là vai trò của quả đối với sự phát triển của thực vật và đời sống con người?
A. Tăng khả năng thích nghi của các thế hệ con cháu trong môi trường sống thay đổi.
B. Quả nhiều loài cây chứa chất dinh dưỡng quí giá là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho con người.
C. Quả chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp hạt phát triển.
D. Quả chín biến đổi màu sắc, xuất hiện mùi vị, hương thơm hấp dẫn động vật ăn quả giúp cho sự phát triển
giống nòi.
Câu 20: Trong những khẳng định sau, có bao nhiêu khẳng định đúng khi nói về ưu thế của sinh sản hữu tính so
với sinh sản vô tính ở thực vật?
(1) Là hình thức sinh sản phổ biến.
(2) Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
(3) Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
(4) Rút ngắn thời gian phát triển của cây, sớm thu hoạch.
(5) Cơ thể mới có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
(6) Phục chế giống cây quý.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 21: Hình thức sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể
mới là khái niệm về
A. sinh sản hữu tính.  B. sinh sản vô tính. C. sinh sản bằng bào tử   D. sinh sản bằng nuôi cấy mô tế bào.
Câu 22: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật?
A. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
B. Tạo được nhiều biế dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
D. Là hình thức sinh sản phổ biến.
Câu 23: Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính chủ yếu là
 A. tạo ra số lượng lớn cá thể trong một thế hệ. B. tạo ra đời con đa dạng và có sức sống cao.
C. phôi được bảo vệ trong hạt và quả. D. phôi được nuôi dưỡng bởi nội nhũ.
Câu 24: Sự hình thành giao tử đực ở cây có hoa diễn ra như thế nào?
A. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh
sản và 1 tế bào ống phấn→ Tế bào sinh sản giảm phân tạo 4 giao tử đực.
B. Tế bào mẹ nguyên phân hai lần cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1
tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn→ Tế bào sinh sản nguyên phân1 lần tạo 2 giao tử đực.
C. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 2 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh
sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyen phân 1 lần tạo 2 giao tử đực
D. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → Mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào
sinh sản và 1 tế bào ống phấn→ Tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo 2 giao tử đực.
Câu 25: Trong quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?
A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân. B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân
C. 2 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân D. 2 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.
Câu 26: Trong quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật, sau giảm phân, tế bào sinh sản (n) nguyên phân
mấy lần?
A. 2 lần. B. 1 lần. C. 3 lần. D. Không nguyên phân.
Câu 27: Tế bào được hình thành qua giảm phân (ở quá trình hình thành hạt phấn)
A. Chính là giao tử đực B. Là thể giao tử.
C. Tiếp tục nguyên phân mới hình thành giao tử đực D. Tiếp tục giảm phân mới hình thành giao tử đực
Câu 28: Tế bào được hình thành qua giảm phân (ở quá trình hình thành hạt phấn) là:
A. giao tử đựcB. Hạt phấn. C. Tinh tử D. Bào tử đơn bội
Câu 29: Trong sự hình thành túi phôi, từ 1 tế bào mẹ (2n) của noãn trong bầu nhuỵ  giảm phân hình thành:
A. hai tế bào con (n) B. ba tế bào con (n)
C. bốn tế bào con (n) xếp chồng lên nhau. D. năm tế bào con (n)
Câu 30: Bộ nhiễm sắc thể có mặt trong các tế bào ở sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa là?
A. Tế bào mẹ, đại bào tử mang 2n; tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n.
B. Tế bào mẹ mang 2n; đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, tế bào nhân cực đều mang n.
C. Tế bào mẹ, đại bào tử, tế bào đối cực đều mang 2n; tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n
D. Tế bào mẹ, đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm đều mang 2n;  tế bào trứng, tế bào nhân cực đều mang n.
Câu 31: Trong sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa, các tế bào mang bộ NST đơn bội bao gồm?
A. Tế bào mẹ, tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực.
B. Tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực.
C. Tế bào trứng, tế bào nhân cực.
D. Đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, tế bào nhân cực.
Câu 32: Trong quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?
A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân. B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.
C. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân. D. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân.
Câu 33: Trong quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa, sau giảm phân, có mấy lần nguyên phân?
A. 2 lần. B. 1 lần. C. 3 lần. D. Không nguyên phân.
Câu 34: Giao tử cái ở thực vật được gọi là
A. Hợp tử B. Phôi C. Hạt phấn D. Noãn cầu
Câu 35: Noãn câu ở thực vật chính là
A. Giao tử cái B. Tế bào trứng C. Tế bào cực D. Tinh tử
Câu 36: Khác với động vật sự hình thành giao tử ở thực vật
A. Chỉ thực hiện nhờ quá trình giảm phân B. Chỉ thực hiện nhờ quá trình nguyên phân
C. Diễn ra qua giảm phân và nguyên phân D. Tạo số giao tử đực và cái bằng nhau từ một tế bào ban đầu
Câu 37: Sự hình thành giao tử ở thực vật khác với động vật ở đặc điểm nào sau đây?
A. Sự hình thành giao tử ở thực vật chỉ thực hiện nhờ quá trình giảm phân
B. Sự hình thành giao tử ở thực vật chỉ thực hiện nhờ quá trình nguyên phân
C. Sự hình thành giao tử ở thực vật tạo số giao tử đực và cái bằng nhau từ một tế bào ban đầu
D. Sự hình thành giao tử ở thực vật có quá trình nguyên phân sau quá trình giảm phân
Câu 38: Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm nổi bật là
A. Tràng lớn và có màu sắc rất sặc sỡ B. Vòi nhị rất dài
C. Thường không mọc thành cụm D. Không có hương thơm
Câu 39: Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có đặc điểm:
A. Tràng lớn B. Màu sắc rất sặc sỡ C. Có hương thơm D. Cả A, B và C
Câu 40: Hoa thụ phấn nhờ gió không có đặc điểm
A. Hạt phấn khô, nhiều, nhỏ, nhẹ B. Tràng hoa tiêu giảm
C. Thường mọc ở ngọn hoặc đỉnh cành D. Có hương thơm
Câu 41: Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm
A. Hạt phấn khô, nhiều, nhỏ, nhẹ B. Tràng hoa tiêu giảm
C. Thường mọc ở ngọn hoặc đỉnh cành D. Cả 3 ý trên
Câu 42: Đặc điểm nào không đặc trưng cho những loài hoa nở về đêm như: nhài, quỳnh, dạ hương…
A. Có màu sắc sặc sỡ B. Có hương thơm ngào ngạt
C. Đầu nhụy có chất dính D. Chóng tàn
Câu 43: Đặcđiểm nào đặc trưng cho những loài hoa nở về đêm như: nhài, quỳnh, dạ hương…
A. Thường có màu trắng B. Có hương thơm ngào ngạt
C. Đầu nhụy có chất dính D. Cả A, B và C
Câu 44: Nhóm cây nào sau đây thụ phấn nhờ gió
A. Phong lan, cúc, hồng B. Ngô , lúa, cỏ may C. Cau, dừa , bí đỏ D. Cam, quýt, mãng cầu
Câu 45: Nhóm cây nào sau đây thụ phấn nhờ gió
A. Bồ công anh, cúc, hồng B. Cau, dừa, quỳnh C. Bồ công anh, lau, phi lao D. Nhãn, lúa, mướp
Câu 46: Thụ tinh ở thực vật có hoa là:
 A. Sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai giao tử, đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử
có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
B. Sự kết nhân của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
C. Sự kết hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử.
D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng trong túi phôi.
Câu 47: Bản chât của sự thụ tinh là
A. sự kêt hợp của giao tử đực và giao tử cái hình thành hợp tử.
B. sự kêt hợp giữa con đực và con cái hình thành con non.
C. sự kêt hợp giữa tinh trùng và trứng hình thành con non.
D. sự tổ hợp vật chât di truyền của giao tử đực và giao tử cái trong hợp tử.
Câu 48: Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là:
A. Sự kết hợp của nhân hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
B. Sự kết hợp của hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân
nội nhũ.
C. Sự kết hợp của hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử
có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi.
Câu 49: Thụ tinh kép ở thực vật là hiện tượng
A. Vừa thụ phấn vừa thụ tinh trên cùng 1 hoa
B. Vừa thụ phấn vừa giao phấn
C. Kết hợp giữa 1 tinh tử với noãn cầu
D. Kết hợp giữa một tinh tử với noãn cầu và một tinh tử với nhân cực
Câu 50: Nói về thụ tinh của cây hạt kín, điều không đúng là
A. Thụ phấn là điều kiện dẫn đến thụ tinh B. Có thể thụ phấn mà không thụ tinh
C. Có thể thụ tinh mà không thụ phấn D. Có thể thụ tinh nhưng không tạo hợp tử
Câu 51: Nói về thụ tinh của cây hạt kín, phát biểu đúng là
A. Thụ tinh là điều kiện dẫn đến thụ phấn B. Có thể thụ phấn mà không thụ tinh
C. Có thể thụ tinh mà không thụ phấn D. Có thụ phấn thì sẽ tạo ra hợp tử
Câu 52: Trứng được thụ tinh ở:
A. Bao phấn B. Đầu nhụy C. Ống phấn D. Túi phôi (Noãn cầu)
Câu 53: Sự kết hợp của tinh tử với nhân cực tạo nên
 A. Phôi B. Nội nhũ C. Hạt D. Hợp tử
Câu 54: Sự kết hợp của tinh tử với trứng tạo nên
A. Phôi B. Nội nhũ C. Hạt D. Hợp tử
Câu 55: Hiện tượng thụ tinh kép có ở nhóm thực vật nào sau đây?
A. Thực vật hạt  trần B. Rêu   C. Thực vật hạt kín D. Dương xỉ
Câu 56: Chỉ nhóm thực vật nào mới có thụ tinh kép?
A. Thực vật hạt  kín  B. Cỏ tháp bút   C. Thực vật hạt trần D. Thực vật thân gỗ lớn
Câu 57: Ý nghĩa về mặt di truyền của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là:
A. tiết kiệm vật liệu di truyền (do sử dụng cả 2 tinh tử để thụ tinh).
B. cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới.
C. hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển.
D. hình thành nội nhũ chứa các tế bào đột biến tam bội.
Câu 58: Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là gì?
A. Tiết kiệm vật liệu di truyền.
B. Hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng nuôi phôi.
C. Tái tổ hợp vật chất di truyền nhờ sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
D. Giúp thực vật thích nghi tốt với các điều kiện môi trường.
Câu 59: Sinh sản hữu tính ở thực vật không nhất thiết phải có
A. Hai cơ thể khác nhau B. Quá trình thụ tinh C. Quá trình giảm phân D. Quá trình nguyên phân
Câu 60: Sinh sản hữu tính ở thực vật nhất thiết phải có
A. Hai cơ thể khác nhau B. Quá trình thụ tinh C. Cây đực và cây cái D. Quá trình nguyên phân
Câu 61: Hạt được hình thành từ
 A. bầu nhị.      B. hạt phấn.      C. bầu nhuỵ.     D.  noãn đã được thụ tinh
Câu 62: Quá trình hình thành hạt:
A. Hợp tử phát triển thành lá mầm và nội nhũ bao quanh tạo thành hạt.
B. Noãn đã thụ tinh phát triển thành quả, còn tế bào tam bội phát triển thành hạt.
C. Noãn đã thụ tinh chứa hợp tử và tế bào tam bội phát triển thành hạt.
D. Hợp tử phát triển thành quả, quả phân chia thành các hạt.
Câu 63: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Nội nhũ có vai trò nuôi dưỡng phôi cho đến khi mọc thành cây con.
B. Chỉ hạt của cây một lá mầm mới có nội nhũ
C. Những loài mà hạt không có nội nhũ thì không có quá trình thụ tinh kép
D. Thực vật hai lá mầm dự trữ chất dinh dưỡng ở chính lá mầm
Câu 64: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Nội nhũ có vai trò nuôi dưỡng phôi cho đến khi cây trưởng thành.
B. Chỉ hạt của cây một lá mầm có nội nhũ mới có thụ tinh kép
C. Những loài mà hạt không có nội nhũ thì không có quá trình thụ tinh kép
D. Thực vật hai lá mầm dự trữ chất dinh dưỡng ở chính lá mầm
Câu 65: Ý nào không đúng khi nói về quả?
A. Quả là do bầu nhuỵ dày sinh trưởng lên chuyển hoá thành. B. Quả không hạt đều là quả đơn tính.
C. Quả có vai trò bảo vệ hạt. D. Quả có thể là phương tiện phát tán hạt.
Câu 66: Quả phát tán nhờ động vật không có đặc điểm
A. Có màu sắc sặc sỡ B. Có hương thơm, vị ngọt C. Hạt có vỏ dày, cứng D. Quả khô và cứng
Câu 67: Quả phát tán nhờ động vật có đặc điểm
A. Có màu sắc sặc sỡ B. Có hương thơm, vị ngọt C. Hạt có vỏ dày, cứng D. Cả A, B và C
Câu 68: Quả phát tán nhờ gió thường có đặc điểm
A. Quả nhẹ và khô B. Quả thường mọng nước C. Quả có vỏ mỏng D. Quả có màu sắc sặc sỡ
Câu 69: Quả phát tán nhờ gió không có đặc điểm
A. Quả nhẹ B. Quả có cánh hoặc có túm lông C. Quả khô D. Quả có màu sắc sặc sỡ
Câu 70: Loại quả có khả năng tự phát tán là:
A. Quả khô nẻ B. Quả mọng C. Quả hạch D. Quả có cánh
Câu 71: Quả khô nẻ là quả:
A. Phát tán nhờ gió B. Phát tán nhờ động vật C. Tự phát tán D. Phát tán nhờ con người
Câu 72: Quả chín nhanh hơn dưới tác động của
 A. Etilen B. Nhiệt độ cao C. Tăng hàm lượng CO2 D. A và B đều đúng
Câu 73: Xử lý auxin hoặc giberelin có thể tạo ra quả không hạt, cơ chế tác động của chúng là
A. Ức chế sự nảy mầm của ống phấn
B. Ngăn cản sự thụ tinh
C. Kìm hãm sự phát triển của hạt làm chúng bị thoái hóa
D. Kích thích sự phát triển bầu nhụy tạo thành quả đơn tính
Câu 74: Vì sao người ta sử dụng auxin hoặc giberelin để tạo ra quả không hạt ?
A. Auxin hoặc giberelin ức chế sự nảy mầm của ống phấn
B. Auxin hoặc giberelin kich thích sự phát triển bầu nhụy mà không cần sự thụ tinh
C. Auxin hoặc giberelin kim hãm phá hủy hạt nhưng không làm rụng quả
D. Auxin hoặc giberelin ngăn cản tinh tử tiếp cận trứng
Câu 75: Trong nông nghiệp để bảo quản quả được lâu người ta dùng cách:
 A. Nhiệt độ thấp kết hợp với CO2 B. Tạo khí etilen
C. Kết hợp auxin với GA D. Kết hợp nhiệt độ thấp với GA
Câu 76: Khi quả chín, biến đổi sinh lý nào dưới đây là không đúng?
A. Pectat canxi bị phân hủy, thành xenlulose bị thủy phân
B. Những biến đổi sinh hóa diễn ra mạnh mẽ khi quả đạt kích thước trung bình
C. Diệp lục giảm đi,carotenoid được tổng hợp thêm
D. Các chất ankaloid và axit hữu cơ giảm đi, etilen được hình thành, fructose , saccarozo tăng lên
Câu 77: Khi quả chín, biến đổi sinh lý nào dưới đây là đúng?
A. Pectat canxi bị phân hủy, thành xenlulose bị thủy phân
B. Các chất ankaloid và axit hữu cơ giảm đi, etilen được hình thành, fructose , saccarozo tăng lên
C. Diệp lục giảm đi,carotenoid được tổng hợp thêm
D. Cả A, B và C

You might also like