You are on page 1of 7

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

- Nguyễn Tuân -

I -Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Nguyễn Tuân (1910-1987)

- Xuất thân: Quê làng Nhân Mục, Hà Nội


- Thời đại: phương Tây sang xâm lược nước ta
- Ông là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ
dành cả đời đi tìm cái đẹp
- Là cây bút có phong cách nghệ thuật hết sức tài
hoa và độc đáo:
+ Tài hoa: là người có hiểu biết sâu rộng về
đời sống, đặc biệt là văn chương, nghệ thuật. 
+ Độc đáo: luôn luôn có ý thức nhìn nhận,
khai thác, khám phá sự vật ở góc độ thẩm mĩ.
      - Phong cách sáng tác:
 + Trước CMT8: 
● Khởi đầu ấn tượng, đề cao cái tôi cá nhân 🡪 tuyệt vọng
● Xây dựng chủ nghĩa xê dịch
● Ông thích cuộc đời gặp nhiều sóng gió (được thể hiện trong các sáng tác)
● Đề tài: Vẻ đẹp quá khứ (“Vang bóng một thời”)
🡪 Ông đã làm sống lại vẻ đẹp ở quá khứ, giữ những gì thuộc về truyền thống văn
hóa dân tộc, bất hợp tác với kẻ thù đất nước
● Đề tài: Hưởng lạc
● Quan niệm về cái đẹp
+ Sau CMT8: Hướng về con người
● Nghệ thuật 🡪 Công việc
● Nghệ sĩ 🡪 Người làm việc
- Các tác phẩm chính: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời, Thiếu quê
hương (1940), Sông Đà (1960)...
🡪 Năm 1996: Nguyễn Tuân được trao tặng giải Hồ Chí Minh và Văn hóa nghệ
thuật.
2. Tác phẩm:
#chuyentauvanchuongtnt

a. Tập truyện “Vang bóng một thời”


- Xuất bản năm 1940 gồm 11 truyện ngắn
- Đề tài: Quá khứ - một thời đã qua
- Nội dung chính: Viết về những cái tài, những thú vui tao nhã phong lưu, đậm
chất văn hóa dân tộc
- Nhân vật chủ đạo: Các nhà Nho lỡ vận những vẫn giữ vững khí tiết với đạo
sống của một người quân tử, những người có tài năng phi thường
🡪 Tập truyện là kết tinh từ tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng
b. Truyện ngắn “Chữ người tử tù”:
- Tác phẩm này sáng tác dựa trên câu chuyện nhà văn được cha (cụ Tú Nguyễn
An Lan) kể về nhà nho tài hoa - anh hùng Cao Bá Quát.
- Xuất xứ: Ban đầu có tên “Dòng chữ cuối cùng”, in năm 1938 trên tạp chí, sau
đó được tuyển in trong tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” và đổi tên thành
“Chữ người tử tù”.
🡪 Đây là truyện ngắn xuất sắc và tiêu biểu nhất của tập truyện, được đánh giá là
“một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ” (Vũ Ngọc Phan).
- Nhan đề:
+ “Chữ”: Hiện thân của cái đẹp, cái tài sáng tạo ra cái đẹp, cần được tn vinh,
ngợi ca
+ “Người tử tù” : Đại diện cho cái xấu, cái ác, cần loại bỏ khỏ xã hội
🡪 Nhan đề chứa đựng sự mâu thuẫn, gợi sự éo le, ngang trái xuyên suốt tác
phẩm
🡪 Chủ đề tư tưởng: Tôn vinh cái đẹp, cái tài, khẳng định sự vĩnh hằng của cái
đẹp trên cuộc đời
* Tóm tắt:
- Huấn Cao – Khí phách hiên ngang, nổi tiếng có tài viết chữ đẹp, ông là người
cầm đầu cuộc nổi loạn chống lại triều đình phong kiến 🡪 Thất bại, bị bắt giải
đến đề lao chịu án tử
- Quản ngục: Người phục vụ cho triều đình phong kiến, từ lâu vốn say mê chữ
đẹp, mến mộ cái tài của Huấn Cao và từng ao ước xin được chữ của ông Huấn
- Viên quản ngục biệt đãi Huấn Cao với tấm lòng đầy ngưỡng mộ nhưng thái độ
lạnh nhạt khinh bạc của Huấn Cao làm viên quản ngục khổ tâm. Niềm ao ước có
được chữ ông Huấn ngày càng cháy bỏng. Vào một buổi chiều trước ngày Huấn
Cao ra pháp trường chịu án tử, hiểu được nỗi lòng và sở nguyện của viên quản
ngục, Huấn Cao đã đồng ý cho chữ trong đêm hôm ấy và khuyên viên quản ngục
1
#chuyentauvanchuongtnt

bỏ nghề, về quê để giữ lấy thiên lương cho lành vững, tránh xa chốn nhơ nhuốc
bẩn thỉu.
II/ Nội dung văn bản:
1. Tình huống truyện:
- Tình huống gặp gỡ độc đáo

Phương diện Quản ngục Huấn Cao

Bình diện xã Quan cai ngục-Đại diện cho triều Tù nhân, phản nghịch (Theo quan
hội đình, cho quyền uy điểm chế độ thời đó)

Bình diện nghệ Mến mộ chữ của Huấn Cao, là Nghệ sĩ thư pháp, là người sáng tạo
thuật người lưu giữ cái đẹp cái đẹp

Bình diện nhân Người biết kính mến khí phách, Người có khí phách, trân trọng
cách một tấm lòng trong thiên hạ những tấm lòng trong thiên hạ

Không gian Nhà tù – Không gian chính trị, không phải nơi để sản sinh và lưu giữ
gặp gỡ cái đẹp

Hoàn cảnh Trước ngày Huấn Cao ra pháp trường chịu án tử

 
🡪 Cuộc gặp gỡ của hai con người cùng yêu cái đẹp nhưng lại đối lập nhau về
vị trí trong xã hội
🡪 Đây là hoàn cảnh để các nhân vật bộc lộ tính cách, phẩm chất 🡪 Tạo sự hấp
dẫn cho mạch truyện
2. Nhân vật Huấn Cao:
a. Một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp:
- Huấn Cao viết chữ đẹp nên nổi tiếng khắp một vùng rộng lớn; vùng Tỉnh Sơn
- Viên quản ngục và thầy thơ lại cũng biết tiếng
+”Này, thầy bát...và rất đẹp đó không?”
+ “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm...báu vật trên đời.”
+ “Ở đây lẫn lộn... một đời người”
- Cái tài gắn với sự khao khát, nể phục của người đời:
+ Viên Quản Ngục khao khát có được chữ ông Huấn Cao để treo trong nhà

2
#chuyentauvanchuongtnt

+ Viên quản ngục biệt nhỡn qua ánh nhìn, qua hành động biệt đãi.
🡪 Huấn Cao hiện lên với hình ảnh một người tử tù hết sức tài hoa, một nghệ sĩ
trong nghệ thuật viết thư pháp
🡪 Ca ngợi Huấn Cao, nhà văn thể hiện tư tưởng:
+ Trân trọng, ngưỡng mộ người tài
+ Trân trọng nghệ thuật thư pháp
+ Truyền thống văn hóa dân tộc
b. Một người có nhân cách trong sáng, cao đẹp
- “Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”🡪 Có phần kiêu
ngạo về tài năng của mình, ý thức giá trị bản thân, sử dụng cái tài như một món
quà thượng đế trao tặng
- “Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối.”🡪 Trọng nghĩa
khinh lợi, quan điểm của Huấn Cao
- Khi biết được tấm lòng của viên quản ngục: “Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên
tài của các người. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.”🡪
Trân trọng những người có sở thích thanh cao, nhân cách đẹp
- Khuyên bảo viên quản ngục:
+ Khuyên quản ngục thoát khỏi nghề, cố giữ thiên lương rồi mới nghĩ đến
chuyện chơi chữ.
🡪 Quan niệm rạch ròi: Cái đẹp không thể chung sống với cái xấu xa, thấp hèn.
Con người ta chỉ có thể thưởng thức được cái đẹp nếu giữ được trong mình bản
chất trong sáng.
c. Một người có khí phách hiên ngang, bất khuất
* Tinh thần nghĩa hiệp: Giỏi chữ nghĩa nhưng không đi theo lối mòn, là thủ
lĩnh trong phong trào chống lại triều đình.
* Tư thế hiên ngang, bất khuất:
- Ngay khi đặt chân vào ngục:
+ Chẳng hề để tâm hay màng đến câu nói của tên lính cai ngục:”Các ngươi chả
phải...mấy hèo bây giờ”
+ Hành động cùng các bạn tù giỗ gông, Huấn Cao ở vị trí đầu thang gông - vị trí
chủ soái ngay cả trong tình thế bi đát nhất
* Bản lĩnh cứng cỏi, xem nhẹ cái chết:
- Khi được viên quản ngục biệt đãi vẫn “thản nhiên nhận rượu thịt” như ”việc
vẫn làm trong hứng bình sinh” khi chưa bị giam cầm. 🡪 Phong thái tự do, ung
dung, xem nhẹ cái chết tựa lông hồng.
3
#chuyentauvanchuongtnt

- Khi viên quản ngục đến tận phòng hỏi han, Huấn Cao luôn giữ thái độ khinh
miệt: “Ta chỉ muốn có một điều, là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. 🡪
Không quy lụy trước cường quyền, thể hiện khí phách của một anh hùng
- Khi nhận được tin ngày mai phải chịu án chém, Huấn Cao vẫn giữ tâm thế bình
tĩnh, mỉm cười.
* Vẻ đẹp thiên lương:
- Hiểu ra tấm lòng của viên quản ngục.
- Không được phụ lòng người.
- Khuyên viên quản ngục.
 Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, nhà văn thể hiện quan điểm:
+ Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời
+ Một nhân cách cao đẹp bao giờ cũng là sự thống nhất giữa cái tâm và cái tài
🡪 Quan điểm tiến bộ, bộc lộ tình cảm yêu nước thầm kín (lưu giữ và trân trọng
những giá trị truyền thống xưa cũ).
🡪 Nguyễn Tuân đã xây dựng nhân vật lý tưởng – Hình tượng lãng mạn được
viết theo lối lý tưởng hóa của một ngòi bút lãng mạn cho nên cả tài hoa, thiên
lương lẫn khí phách của nhân vật đều mang tầm vóc phi thường.
3. Nhân vật viên quản ngục
- Hoàn cảnh sống và công việc:
+ Sống trong môi trường ngục tù tàn nhẫn, lừa lọc, nhơ nhuốc...
+ Giữ chức quan cai ngục, đại diện cho triều đình
🡪 Hoàn cảnh khiến con người tha hóa.
- Tính cách:
+ Hiền lành, hiểu và say mê chữ nghĩa
+ Có chiều sâu nội tâm: Biết trọng người tài
+ Tâm điền tốt và thẳng thắn
🡪 Người có tâm hồn nghệ sĩ mang bi kịch của kẻ lầm đường lạc lối.
- Hành động biệt nhỡn liên tài:
+ Biệt đãi với Huấn Cao
+ Nhìn 6 tên tù mới vào với cặp mắt hiền lành, kiêng nể
+ Cho thầy thơ lại dâng rượu và đồ nhắm
+ Xuống tận phòng giam Huấn Cao hỏi han, ân cần, Dẫu bị khinh bạc vẫn nhỏ
nhẹ :”Xin lĩnh ý”
🡪 Tấm lòng chân thành, hướng thiện
- Say mê nghệ thuật thư pháp
4
#chuyentauvanchuongtnt

- Trân trọng, ngưỡng mộ cái tài


* Nhận xét:
- Quản ngục được xây dựng bằng bút pháp gần với hiện thực, có sự vận động
nội tâm và tính cách; mang vẽ đẹp của con người được cái đẹp, cái thiện dẫn
đường.
- Thể hiện rõ hơn quan niệm của Nguyễn Tuân về sức mạnh cảm hóa của cái đẹp
và cái thiện
4. Cảnh cho chữ:
* Tình huống cho chữ “chưa từng có”:
- Thời gian: lúc nửa đêm.
- Không gian: Nhà tù chật hẹp, ẩm ướt, tối tăm, bẩn thỉu, khói bốc lên nghi ngút;
nơi chỉ tồn tại cái xấu và cái ác.
- Thời điểm là đêm trước khi Huấn Cao đi chịu án tử hình, ông dành trọn phút
giây cái đẹp để trao tặng lại cái đẹp cho đời, cho tấm lòng ở đời.
* Đăc biệt:
- Người cho chữ là người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp lại là một tử tù (người lẽ ra
cần được giáo dục, cảm hóa).
- Người xin chữ ở vị thế quản ngục lại tiếp nhận, bái lĩnh lời khuyên từ một tử tù
🡪 Vị thế xã hội khác, trên bình diện nghệ thuật lại khác.
* Cảnh cho chữ:
- Đuốc sáng rực, vuông lụa trắng tinh còn nguyên vẹn lần hồ, mùi mực thơm.
- Con người liên tài, nghệ sĩ.
- Trước lời khuyên của Huấn Cao, viên quản ngục đáp trả bằng những hành
động, cửa chỉ đầy xúc động: bái lĩnh đón nhận, vái người tử tù một cái...
🡪 Cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
🡪 Tỏa sáng vẻ đẹp tiềm ẩn của nhân vật.
🡪 Niềm tin về sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiện.
III/ Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Tình huống truyện độc đáo.
- Thủ pháp đối lập tương phản.
- Xây dựng hình tượng nhân vật ấn tượng, rõ nét.
- Ngôn ngữ có tính tạo hình vừa cổ kính vừa hiện đại.
2. Nội dung:
- Ca ngợi vẻ đẹp của con người tài hoa, đề cao sự thiên lương trong mỗi người.
5
#chuyentauvanchuongtnt

- Khẳng định sức mạnh của cái đẹp, cái thiện luôn chiến thắng cái xấu xa, tăm
tối.

You might also like