You are on page 1of 18

ÔN TẬP GIỮA KÌ II-SINH 11

Câu 1: Các hình thức cảm ứng ở thực vật bao gồm
A. hướng động và ứng động.
B. hướng động và ứng động sinh trưởng.
C. hướng động và ứng động không sinh .
D. ứng động không sinh trưởng và ứng động sinh trưởng.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về vận động định hướng ở thực vật?
A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và
hướng trọng lực dương.
B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và
hướng trọng lực dương.
C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và
hướng trọng lực âm.
D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và
hướng trọng lực dương.
Câu 3: Nguyên nhân của hiện tượng ngọn cây khi mọc vươn về phía có ánh sáng
là do
A. auxin phân bố tập trung ở đỉnh chồi.
B. auxin phân bố đồng đều ở hai phía sáng và tối của cây.
C. auxin phân bố nhiều hơn về phía sáng của cây.
D. auxin phân bố nhiều hơn về phía tối của cây.
Câu 4: Sự uốn cong ở cây là do sự sinh trưởng
A. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía được tiếp xúc
sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc
B. đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc
sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc
C. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp
xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc
D. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp
xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc
Câu 5: Hai kiểu hướng động chính là?
A. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hương động
âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích)
B. hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hương động âm
(sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích)
C. hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hương động
âm (sinh trưởng về trọng lực)
D. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hương động âm (sinh
trưởng hướng tới đất)
Câu 6: Trong các ứng động sau:
(1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng
(2) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
(3)sự đóng mở của lá cây trinh nữ
(4) lá cây phượng vĩ xòe ra và khép lại
(5) khí khổng đóng mở
Những trường hợp trên liên quan đến sức trương nước là
A. (1) và (2). B. (2), (3) và (4).
C. (3), (4) và (5). D. (3) và (5).
Câu 7: Khi nói về ứng dụng của hướng động vào trồng trọt. Theo lí thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Làm đất tơi xốp, bón phân, tưới nước đều quanh gốc.
(2) Gieo trồng với mật độ cao khi cây còn non và tỉa thưa khi cây đã lớn.
(3) Làm giàn đối với cây thân leo.
(4) Kéo dài thời gian ngủ của hạt bằng cách giảm nhiệt độ, độ ẩm.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8: Khi nói về cảm ứng ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A.. Cảm ứng ở thực vật là sự tiếp nhận và trả lời của thực vật đối với các kích
thích từ môi trường.
B.. Cảm ứng biểu hiện bằng sự vận động của cơ quan, bộ phận thực vật chỉ khi
nhận kích thích từ một hướng xác định.
C.. Cảm ứng biểu hiện bằng sự vận động của cơ quan, bộ phận thực vật chỉ khi
nhận kích thích không theo hướng xác định.
D.. Con người không thể quan sát được cảm ứng ở thực vật bằng mắt thường.
Câu 9: Hướng động là
A.. hình thức phản ứng của cây đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác
định.
B.. hình thức phản ứng của cây đối với tác nhân kích thích không định hướng.
C.. hình thức phản ứng của cây đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định
hoặc không định hướng.
D.. hình thức phản ứng của cây đối với mọi tác nhân kích thích.
Câu 10: Các kiểu hướng động dương của rễ cây CÓ THỂ là
A.. hướng đất, hướng nước, hướng sáng.
B.. hướng đất, hướng sáng, hướng hóa.
C.. hướng đất, hướng nước, hướng hóa.
D.. hướng sáng, hướng nước, hướng hóa.
Câu 11: Hiện tượng nào sau đây thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng?
A.. Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi va chạm.
B.. Vận động quấn vòng của tua cuốn ở cây bầu, bí.
C.. Vận động nở hoa khi cảm ứng với ánh sáng ở cây bồ công anh.
D.. Vận động ngủ, thức của chồi cây theo mùa ở cây bàng, cây phượng.
Câu 12: Loại hướng động nào sau đây là hướng động âm?
A. Hướng sáng của ngọn cây. B. Hướng sáng của rễ.
C. Hướng trọng lực của rễ. D. Hướng nước của rễ.
Câu 13: Trong cây, bộ phận có nhiều kiểu hướng động là
A. hoa B. thân C. lá D. rễ
Câu 14: Hiện tượng nào sau đây là ứng động sinh trưởng?
A. Khí khổng đóng mở. B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng.
C. Cây bàng rụng lá vào mùa đông. D. Lá cây trinh nữ cụp lại khi va
chạm.
Câu 15: Ứng động sinh trưởng là gì?
A… Là sự vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng không đồng
đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan có cấu trúc hình dẹt gây
nên.
B… Là sự vận động khi có tác nhân kích thích.
C.. Là hình thức phản ứng của cây trước các tác nhân kích thích không định
hướng.
D.. Là sự thay đổi trạng thái sinh lí - sinh hoá của cây khi có kích thích.
Câu 16: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra
A. nhanh, dễ nhận thấy B. chậm, khó nhận thấy
C. nhanh, khó nhận thấy D. chậm, dễ nhận thấy
Câu 17: Các tua quấn ở các cây mướp, bầu, bí,... là hướng động kiểu
A. hướng sáng. B. hướng trọng lực âm.
C. hướng tiếp xúc. D. hướng trọng lực dương.
Câu 18. Trường hợp nào sau đây là ứng động không sinh trưởng?
A… Vận động bắt mồi của cây gọng vó.
B… Vận động hướng đất của rễ cây đậu.
C.. Vận động hướng ánh sáng của của ngọn cây dừa.
D.. Vận động nở hoa khi cảm ứng với ánh sáng ở cây bồ công anh.
Câu 19: Ở động vật có hệ thần kinh lưới, cảm ứng có đặc điểm
A. chính xác, tiêu tốn năng lượng.
B. thiếu chính xác, tiêu tốn nhiều năng lượng.
C. rất nhanh, không tiêu tốn năng lượng.
D. rất chậm, không tiêu tốn năng lượng.
Câu 20: Những ngành động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A. Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn. B. Ruột khoang, Giun dẹp, Chân khớp.
C. Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp. D. Giun dẹp, Giun tròn, Dây sống.
Câu 21: Cấu tạo hệ thần kinh ống bao gồm
A. thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. B. não bộ và tuỷ sống.
C. hạch thần kinh và dây thần kinh. D. não bộ và dây thần
kinh.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các dạng hệ thần kinh?
A. Hệ thần kinh dạng ống gồm các tế bào thần kinh tập trung lại tạo thành các
hạch thần kinh, nối với nhau bằng các sợi thần kinh.
B. Hệ thần kinh dạng ống gồm phần đầu của ống phát triển mạnh thành não bộ,
phần sau hình thành tuỷ sống.
C. Hệ thần kinh dạng lưới gồm các tế bào thần kinh tập trung thành từng cụm ở
các bộ phận nhất định trên cơ thể.
D. Hệ thần kinh dạng ống có sự phân hoá thành hạch não, hạch ngực và hạch
bụng.
Câu 23: Đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh là
A. neuron. B. synapse. C. myelin. D. Ranvier.
Câu 24: Diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào khác được gọi là
A. neuron. B. synapse. C. myelin. D. Ranvier.
Câu 25: Điện thế nghỉ là
A.. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào, khi tế bào bị kích thích.
B.. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía
trong màng tích điện âm, phía ngoài màng tích điện dương.
C.. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía
trong màng tích điện dương, phía ngoài màng tích điện âm.
D… Sự cân bằng điện thế giữa hai bên màng tế bào, khi tế bào không bị kích
thích.
Câu 26: Khi bị kích thích, điện thế nghỉ biến thành điện thế hoạt động gồm 3 giai
đoạn theo thứ tự là
A. Mất phân cực → Đảo cực → Tái phân cực. B. Đảo cực → Tái phân cực →
Mất phân cực.
C. Mất phân cực → Tái phân cực → Đảo cực. D. Đảo cực → Mất phân cực →
Tái phân cực.
Câu 27: Đặc điểm của phản xạ có điều kiện là
A. bẩm sinh, di truyền. B. được hình thành trong đời sống cá thể, không di
truyền.
C. rất bền vững. D. số lượng có giới hạn.
Câu 28: Quá trình cảm nhận ánh sáng có thể tóm tắt theo sơ đồ nào sau đây?
A…. Mắt → Dây thần kinh thị giác → Vùng thị giác trên vỏ não.
B.. Dây thần kinh thị giác → Vùng thị giác trên vỏ não→ Mắt.
C… Vùng thị giác trên vỏ não→ Mắt→ Dây thần kinh thị giác.
D.. Mắt→ Vùng thị giác trên vỏ não→ Dây thần kinh thị giác.
Câu 29: Các phản xạ nào sau đây là phản xạ có điều kiện?
A. Nghe nói đến quả mơ tiết nước bọt. B. Ăn cơm tiết nước
bọt.
C. Em bé co ngón tay lại khi bị kim châm. D. Tất cả đều đúng.
Câu 30: Nhóm động vật nào sau đây có thể trả lời cục bộ ở vùng bị kích thích?
A. Trùng biến hình, giáp xác B. Trùng đế giày, sứa
C. San hô, mực ống D. Giun đất, giáp xác
Câu 31: Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới diễn ra theo trật tự :
A.. tế bào cảm giác → mạng lưới thần kinh → tế bào biểu mô cơ
B.. tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh
C… mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ
D. .tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác
Câu 32: Khi bị kích thích, thủy tức phản ứng bằng cách:
A. trả lời kích thích cục bộ B. co toàn bộ cơ thể
C. co rút chất nguyên sinh D. chuyển động cả cơ thể
Câu 33: Đặc điểm không đúng của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là
A.. số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới.
B.. khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên.
C.. phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
D.. phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
Câu 34: Cho các bộ phận tham gia cung phản xạ:
1-Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể cảm giác).
2-Bộ phận trung ương (não bộ và tuỷ sống).
3-Đường dẫn truyền li tâm (dây thần kinh vận động).
4-Bộ phận đáp ứng (cơ hay tuyến).
5-Đường dẫn truyền hướng tâm (dây thần kinh cảm giác).
Cung phản xạ diễn ra theo trật tự là
A. 1 → 2 → 3 → 4 → 5. B. 1 → 3 → 2 → 4 → 5.
C. 1 → 5 → 2 → 3 → 4. D. 1 → 4 → 3 → 5 → 2.
Câu 35: Khi nói về tổ chức thần kinh ở các nhóm động vật, phát biểu nào sau đây
là sai?
A.. Các loài thân lỗ, bọt biển chưa có tổ chức thần kinh.
B.. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gặp ở ngành Giun dẹp, Giun tròn và Chân
khớp.
C.. Các loài thuộc lớp Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú có hệ thần kinh dạng
ống.
D.. Các loài thuộc ngành Ruột khoang có hệ thần kinh dạng lưới hoặc dạng chuỗi
hạch.
Câu 36: Cho các thành phần cấu trúc của synapse hoá học như sau:
(1) Chùy synapse. (2) Khe synapse. (3) Màng trước synapse. (4) Màng sau
synapse.
Quá trình truyền tin qua xynapse diễn ra theo trật tự là
A. 1 → 2 → 3 → 4. B. 1 → 3 → 2 → 4.
C. 1 → 4 → 3 → 2. D. 1 → 3 → 4 → 2.
Câu 37: Khi nói về thụ thể cảm giác, phát biểu nào sau đây sai?
A.. Thụ thể cảm giác là các neuron hoặc tế bào biểu mô chuyên hoá.
B… Một số thụ thể cảm giác tập trung với các loại tế bào khác tạo nên cơ quan
cảm giác.
C.. Thụ thể cảm giác bao gồm: thụ thể cơ học, thụ thể hoá học, thụ thể đau, thụ
thể nhiệt, thụ thể điện từ.
D… Ở động vật, các cơ quan như mắt, tai, mũi, lưỡi là các thụ thể cảm giác.
Câu 38: Khi chạm tay phải gai nhọn, trật tự nào sau đây mô tả đúng cung phản xạ
co ngón tay?
A… Thụ quan đau ở da → sợi vận động của dây thần kinh tủy → tủy sống→ sợi
cảm giác của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay
B… Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → các
cơ ngón tay
C.. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → sợi
vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay
D.. Thụ quan đau ở da → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các
cơ ngón tay
Câu 39: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự:
A.. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin →
bộ phận phản hồi thông tin
B… bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng → bộ phận
phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin
C.. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ
phận thực hiện phản ứng
D.. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận trả lời kích thích → bộ phận thực
hiện phản ứng
Câu 40: Trong các phát biểu sau:
1-phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh
2-phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ
3-phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng
4-phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng
Các phát biểu đúng về phản xạ là:
A. (1), (2) và (4) B. (1), (2), (3) và (4) C. (2), (3) và (4) D. (1), (2)
và (3)
Câu 41: Khi nói về phản xạ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1-Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường thông qua
hệ thần kinh.
2-Phản xạ thực hiện qua cung phản xạ, bất kì một bộ phận nào của cung phản xạ
bị tổn thương, phản xạ sẽ không thực hiện được.
3-Phản xạ ở động vật không xương sống hầu hết là các phản xạ không điều kiện.
4-Phản xạ có điều kiện được hình thành nhờ sự thay đổi liên hệ giữa các neuron
khi chúng tăng cường hoạt động do bị kích thích nhiều lần.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 42: Khi nói về các biện pháp góp phần bảo vệ sức khoẻ hệ thần kinh. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1-Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày hợp lí (ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc).
2-Có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lí, tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
3-Cần có chế độ ăn uống hợp lí, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao,…
4-Thường xuyên sử dụng chất kích thích, chất ức chế hoạt động thần kinh, chất
giảm đau,.. khi bị căng thẳng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 43: Khi nói về tập tính bẩm sinh, phát biểu nào sau đây đúng?
A..Tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
B.. Tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, không đặc trưng cho loài.
C.. Tập tính sinh ra đã có, không di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
D… Tập tính sinh ra đã có, không di truyền từ bố mẹ, không đặc trưng cho loài.
Câu 41: Khi nói về tập tính học được, phát biểu nào sau đây đúng?
A.. Tập tính được hình thành do học hỏi từ bố mẹ, di truyền được.
B… Tập tính được hình thành do học hỏi từ bố mẹ, không di truyền được.
C… Tập tính hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút
kinh nghiệm, không di truyền được.
D.. Tập tính hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút
kinh nghiệm, di truyền được.
Câu 42: Tập tính nào sau đây có vai trò quan trọng hàng đầu với sự sinh tồn của
động vật?
A. Tập tính di cư. B. Tập tính xã hội.
C. Tập tính kiếm ăn. D. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
Câu 43: Khi nói về pheromone ở động vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
A.. Chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây
đáp ứng giống nhau giữa các cá thể khác loài.
B… Chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây
đáp ứng giống nhau giữa các cá thể cùng loài.
C… Chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây
đáp ứng khác nhau giữa các cá thể khác loài.
D… Chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây
đáp ứng khác nhau giữa các cá thể cùng loài.
Câu 44: Khi nói về các hình thức học tập ở động vật. Hình thức học tập nào sau
đây là đơn giản nhất?
A. In vết. B. Quen nhờn. C. Học liên kết. D. Học xã hội.
Câu 45: Hình thức học tập nào sau đây là động vật học bằng cách quan sát và bắt
chước hành vi của động vật khác?
A. In vết. B. Quen nhờn. C. Học liên kết. D. Học xã hội.
Câu 46: Khi nói về tập tính học được, phát biểu nào sau đây sai?
A…. Tập tính học được hình thành nhờ quá trình học tập và rút kinh nghiệm
B… Tập tính học được có thể thay đổi và rất đa dạng
C… Tập tính học được là chuỗi phản xạ không điều kiện
D.. Số lượng tập tính học được không hạn chế
Câu 47: Bóng đen ập xuống nhiều lần, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu
học tập:
A. in vết B. quen nhờn C. điều kiện hóa D. học ngầm
Câu 48: Cơ sở giải thích tại sao học tập có thể đưa đến hình thành tập tính mới và
khi cần thiết có thể thay đổi tập tính đáp ứng với những thay đổi của môi trường
sống?
A. Sự hình thành mối liên hệ thần kinh mới giữa các neuron.
B. Sự hình thành gene mới.
C. Do tiết ra nhiều hormone mới. D. Do có sự phối hợp giữa các
cá thể trong loài.
Câu 49: Cá khi di cư định hướng nhờ
A…. vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình. B… . từ trường trái đất.
C. thành phần hóa học của nước. D. thành phần hóa học của
nước và hướng dòng nước chảy.
Câu 50: Đâu là tập tính học được (thứ sinh) ở động vật?
A. Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.
B. Nhện giăng tơ. C. Thú con bú sữa mẹ. D. Hổ săn mồi.
Câu 51: Sơ đồ mô tả đúng cơ sở thần kinh của tập tính là
A… kích thích → hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hành
động
B.. kích thích → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → hành
động
C.. kích thích → cơ quan thực hiện→ hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → hành
động
D.. kích thích → cơ quản thụ cảm → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành
động
Câu 52: Tập tính bẩm sinh ở động vật KHÔNG có đặc điểm:
1.Sinh ra đã có, không cần học hỏi. 2. Mang tính bản năng.
3. Có thể thay đổi theo hoàn cảnh sống. 4. Được quyết định bởi yếu tố di
truyền (di truyền được).
A. 4 B. 1,2 C. 3 D. 3,4
Câu 53: Động vật không xương sống có ít tập tính học được. Theo lí thuyết, có
bao nhiêu giải thích sau đây đúng?
1-Động không xương sống có tuổi thọ ngắn.
2-Động vật không xương sống có hệ thần kinh kém phát triển.
3-Động vật không xương sống sống trong môi trường đơn giản.
4-Động vật không xương sống không thể hình thành mối liên hệ giữa các
neuron.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 54: Sinh trưởng ở sinh vật là
A… quá trình tăng kích thước và tuổi của cơ thể.
B.. quá trình tăng kích thước và khối lượng cơ thể.
C… quá trình tăng khối lượng và tuổi của cơ thể.
D.. Quá trình tăng thể tích và khối lượng của cơ thể.
Câu 55: Phát triển ở sinh vật là
A… toàn bộ những biến đổi diễn ra bên ngoài của cá thể, bao gồm thay đổi kích
thước và cân nặng.
B.. toàn bộ những biến đổi diễn ra bên ngoài cơ thể của cá thể, bao gồm thay đổi
về số lượng tế bào, cấu trúc, hình thái và trạng thái sinh lý.
C… toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể, bao gồm thay
đổi chiều cao, cân nặng và tuổi thọ.
D.. toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể, bao gồm sinh
trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan cơ thể.
Câu 56: Vòng đời của sinh vật là
A.. khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ
thể trưởng thành, sinh sản tạo cá thể mới, già đi rồi chết.
B… khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ
thể trưởng thành.
C.. khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ
thể trưởng thành, sinh sản tạo cá thể mới.
D.. khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, sinh trưởng và phát triển
thành cơ thể trưởng thành.
Câu 57: Tuổi thọ của một loài sinh vật là
A.. thời gian sống của các cá thể trong loài.
B… thời gian sống thức tế của các cá thể trong loài.
C… thời gian sống trung bình của các cá thể trong loài.
D… thời gian sống trung bình của các cá thể trong môi trường.
Câu 58: Tuổi thọ của sinh vật là?
A. Thời gian sinh trưởng của sinh vật. B. Thời gian sinh con của sinh vật.
C. Thời gian tuổi già của sinh vật. D. Thời gian sống của một sinh vật.
Câu 59: Dấu hiệu nào dưới đây không thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam?
A. Từ hạt nảy mầm biến đổi thành cây con.
B. Từ một quả cam thành hai quả cam.
C. Từ một cây con ban đầu thành cây trưởng thành.
D.Từ hạt thành hạt nảy mầm.
Câu 60: Yếu tố nào ảnh hưởng đến tuổi thọ của sinh vật?
A. Di truyền. B. Chế độ ăn C. Lối sống lành mạnh.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 62: Vòng đời của sinh vật hữu tính bắt đầu bằng … và kết thúc bằng …?
A. Tế bào; sinh con. B. Hợp tử; cái chết
C. Tế bào; cái chết. D. Hợp tử; sinh con.
Câu 63: Tuổi thọ của sinh vật do cái gì quyết định?
A. Protein B. Gene C. mRNA D. Amino acid
Câu 64: Một cây vừa mới được trồng xuống đất, thì đâu là dấu hiệu của sự phát
triển?
A. Cây chết khô dần B. Cây ra rễ, ra lá, ra hoa
C. Lá cây bắt đầu rụng D. Rễ cây bắt đầu thối dần
Câu 65: Đâu là ứng dụng về hiểu biết sinh trưởng và phát triển
A. Diệt muỗi trong giai đoạn ấu trùng
B. Tưới nước đều đặn cho cây phát triển rễ
C. Cho gà mái ấp trứng để nở ra gà con D. Cả 3 đáp án trên
Câu 66: Hình dạng chim bồ câu không giống với hình dạng các loài khác là do
A. quá trình phân hóa tế bào. B. quá trình phát sinh hình thái.
C. quá trình thay đổi cấu trúc tế bào.
D. quá trình phát sinh chức năng của cơ thể.
Câu 67: Hoàn thành sơ đồ các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam. Hạt
➞ ……. ➞ ……. ➞ …….. ➞ ……..
A. Hạt nảy mầm -> Cây con -> Cây trưởng thành -> Ra hoa kết quả.
B. Hạt nảy mầm -> Ra hoa kết quả -> Cây non -> Cây trưởng thành
C. Hạt nảy mầm -> Cây non -> Cây trưởng thành -> Cây con
D. Hạt nảy mầm -> Cây con -> Cây non -> Cây trưởng thành
Câu 68: Cho thí nghiệm sau:
Bước 1. Trồng vài hạt lạc, đỗ, ngô,… đang nảy mầm vào chậu chứa đất ẩm.
Bước 2. Để nơi có ánh sáng và tưới hằng ngày.
Bước 3. Theo dõi và dùng thước đo chiều dài thân cây sau 3 ngày, 6 ngày, 9 ngày.
Bước 4. Nhận xét kết quả và rút ra kết luận.
Thí nghiệm được thực hiện nhằm
A. chứng minh cây có sự sinh sản. B. chứng minh cây có sự sinh
trưởng.
C. chứng minh cây có sự phát triển. D. chứng minh cây có sự cảm ứng.
Câu 69: Cho các dấu hiệu sau:
(1) Con bò tăng khối lượng từ 50 kg đến 100 kg
(2) Con gà trống mọc mào
(3) Con gà mái đẻ trứng
(4) Con rắn tăng chiều dài cơ thể thêm 20 cm
Số dấu hiệu biểu hiện sự sinh trưởng của động vật là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 70: Phát triển ở thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống
của cá thể biểu hiện qua
A… hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng và phát sinh hình thái tạo nên
các cơ quan của cơ thể
B...ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh
hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
C… ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình
thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
D.. hai quá trình liên quan với nhau: phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các
cơ quan của cơ thể
Câu 71: Mô phân sinh ở thực vật là
A.. nhóm các tế bào chưa phân hóa, nhưng khả năng nguyên phân rất hạn chế.
B… nhóm các tế bào chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới trong
suốt đời sống của thực vật.
C… nhóm các tế bào chưa phân hóa, mất dần khả năng nguyên phân.
D… nhóm các tế bào phân hóa, chuyên hóa về chức năng.
Câu 72: Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm?
A. Mô phân sinh bên. B. Mô phân sinh đỉnh cây.
C. Mô phân sinh lóng. D. Mô phân sinh đỉnh rễ.
Câu 73: Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là
A… mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
B.. mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân
cây hai lá mầm.
C.. mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân
cây một lá mầm.
D… mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
Câu 74: Khi nói về sinh trưởng thứ cấp, phát biểu nào sau đây là đúng?
A… Sinh trưởng thứ cấp là sự gia tăng về chiều dài của cơ thể thực vật.
B.. Sinh trưởng thứ cấp là do hoạt động của mô phân sinh bên.
C.. Sinh trưởng thứ cấp có ở tất cả các loài thực vật.
D.. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở thực vật một lá mầm.
Câu 75: Ở cây hai lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của
A. mô phân sinh cành. B. mô phân sinh bên.
C. mô phân sinh lóng. D. mô phân sinh đỉnh.
Câu 76: Các hormone kích thích sinh trưởng bao gồm
A. auxin, gibberellin, cytokinin. B. auxin, abscisic acid, cytokinin.
C. auxin, ethylene, abscisic acid. D. auxin, gibberellin, ethylene.
Câu 77: Quang chu kì là gì?
A.. Là thời gian chiếu sáng trong cả chu kì sống của cây
B.. Là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối, liên quan đến sự ra hoa của cây
C.. Là thời gian chiếu sáng của môi trường vào cây trong giai đoạn sinh trưởng
D.. Là năng lượng môi trường cung cấp cho một cơ thể trong suốt chu kì sống
của nó
Câu 78: Loại mô phân sinh không có ở cây lúa là
A. mô phân sinh đỉnh rễ. B. mô phân sinh lóng.
C. mô phân sinh bên. D. mô phân sinh đỉnh thân.
Câu 79: Hình bên dưới là mặt cắt ngang thân cây gỗ thể hiện cấu tạo của thân. Sự
gia tăng đường kính thân là kết quả của sự tạo thành mạch gỗ thứ cấp ở phía trong
và mạch rây thứ cấp nằm ở phía ngoài thân. Nguyên nhân là do sự phân chia của

A. mô phân sinh đỉnh ở ngọn. B. tầng sinh mạch.


C. mô phân sinh đỉnh rễ. D. tầng sinh bần.
Câu 80: Hình bên dưới mô tả sự sinh trưởng sơ cấp ở thân và rễ. Để hạn chế chiều
cao của cây, người làm vườn cần cắt tỉa bộ phận nào của cây?

A. Ngọn cây. B. Lá cây. C. Thân cây. D. Rễ cây.


Câu 81: Loại auxin phổ biến nhất ở thực vật là
A. NAA. B. 2,4 - D. C. IAA. D. IBA
Câu 82: Chất nào sau đây không phải là chất kích thích sinh trưởng?
A. Gibberellin. B. Kinetin. C. Auxin. D. Abscisic acid.
Câu 83: Hormone được ứng dụng để kích thích ra rễ của cành giâm, cành chiết
trong nhân giống vô tính là
A. gibberellin. B. auxin. C. cytokinin. D. kinetin.
Câu 84: Cho các nhân tố chi phối quá trình phát triển của thực vật có hoa:
I. yếu tố di truyền II. hormone thực vật III. ánh sáng IV. nhiệt độV.
chất dinh dưỡng
Các nhân tố bên trong là:
A. I, II, V. B. I, II. C. I, II, IV. D. III, IV, V.
Câu 85: Sự ra hoa của nhiều loài thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày
và đêm gọi là quang chu kì. Thực vật đêm dài (thực vật ngày ngắn) gồm các loài
cây nào sau đây?
A.. Thanh long, cúc, mía, củ cải đường, lạc.
B.. Cà chua, cà tím, cà rốt, cúc và đậu tương.
C.. Dâu tây, cà tím, cà rốt, lạc và hành.
D.. Cúc, thược dược, cà tím, đậu tương và mía.
Câu 86: Khi nói về hai biện pháp: thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào
mùa thu và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng mía vào mùa đông, phát biểu nào
sau đây là đúng?
A… Hai biện pháp này đều có tác dụng kìm hãm sự ra hoa
B.. Hai biện pháp này đều có tác dụng kích thích sự ra hoa
C.. Biện pháp thắp đèn vào ban đêm ở các vườn trồng cúc vào mùa thu có tác
dụng kìm hãm sự ra hoa và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng trồng mía vào mùa
đông có tác dụng kích thích sự ra hoa
D.. Biện pháp thắp đèn vào ban đêm ở các vườn trồng cúc vào mùa thu có tác
dụng kích thích sự ra hoa và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng trồng mía vào mùa
đông có tác dụng kìm hãm sự ra hoa
Câu 87: Người ta sử dụng auxin tự nhiên (IAA) và auxin nhân tạo (IBA) nhằm
mục đích
A… kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỉ lệ thụ quả, tạo quả không
hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ
B... kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt,
nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ
C… hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt,
nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ
D… hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỉ lệ thụ quả, tạo quả không
hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ
Câu 88: Trong sản xuất nông nghiệp, người ta nhổ mạ lên rồi cấy nhằm mục đích:
A.. Giúp cây lúa đẻ nhánh tốt
B… Làm đứt đỉnh rễ giúp bộ rễ phát triển mạnh
C… Làm đất thoáng
D. Kìm hãm sự phát triển của lúa chống lốp đổ
Câu 89: Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là
A.. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
B… mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở
thân cây Hai lá mầm
C… mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở
thân cây Một lá mầm
D… mô phân sinh bên và mô phân sinh nóng có ở thân cây Hai lá mầm
Câu 90: Thời điểm ra hoa của thực vật 1 năm có phản ứng quang chu kì trung tính
được dựa vào bao nhiêu nhân tố sau đây?
I. Chiều cao của thân II. Số lượng lá trên thân
III. Đường kính gốc IV. Tương quan độ dài ngày đêm
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 91: Khi nói về tương quan giữa các hormone thực vật. Phát biểu nào sau đây
đúng?
A… Tương quan chung là tương quan giữa hormone thuộc nhóm kích thích sinh
trưởng với hormone thuộc nhóm ức chế sinh trưởng.
B… Ở giai đoạn cây đang sinh trưởng, phát triển, hormone kích thích sinh trưởng
được tổng hợp ít, khi cây chuyển sang giai đoạn sinh sản, già hóa thì hormone ức
chế sinh trưởng giảm dần.
C… Theo chu kì phát triển của cây, tác động của hormone kích thích có xu
hướng giảm dần, trong khi tác động của hormone ức chế tăng dần. Điều này chỉ
đúng đối với cây lâu năm, đối với cây 1 năm thì ngược lại.
D.. Khi xử lí các hormone ngoại sinh kích thích sinh trương lên cây trồng sử
dụng làm thức ăn cho người và động vật với liều lượng càng nhiều càng tốt.
Câu 92: Cho các phát biểu sau:
I….Ethylene là hormone thực vật duy nhất tồn tại ở dạng khí.
II….Ethylene được tổng hợp nhiều trong giai đoạn già hóa và quá trình chín của
quả hoặc do tổn thương cơ học và hạn hán.
II….Vai trò của ethylene là thúc đẩy sự chín của quả, kích thích sự rụng lá, và sự
ra hoa của một số loài thực vật như dứa, xoài, dưa chuột.
IV… Ethylene là hormone kích thích sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
Những phát biểu đúng là:
A. I, II, III, IV và V. B. I, II, III và IV. C. II, III, IV và V. D. I, III, IV và V.
Câu 93. Biến đổi diễn ra trong đời sống của con ếch thể hiện sự phát triển là
A. mắt tiêu biến khi lên bờ.
B. da ếch trần, mềm, ẩm thích nghi với môi trường sống.
C. hình thành vây bơi để bơi dưới nước.
D. từ ấu trùng có đuôi (nòng nọc) rụng đuôi và trở thành ếch trưởng thành.
Câu 94. Để tránh mất nước trong điều kiện khô nóng quá mức, khí khổng ở lá
đóng lại do tác động của hormone nào?
A. Abscisic acid. B. Auxin. C. Cytokinine.
D. Gibberellin.
Câu 95. Trong sản xuất, loại hormone nào thường được sử dụng để thúc đẩy quả
chuối chín nhanh?
A. Abscisic acid. B. Auxin. C. Ethylene.
D. Gibberellin.

Câu 96. Cho 2 ví dụ về cảm ứng ở thực vật và phân tích vai trò của hình thức cảm
ứng đối với thực vật
Câu 97. Quan sát hình dưới đây và nêu cơ chế hướng sáng ở thực vật. Cho biết
phototropin là loại quang thụ thể rất mẫn cảm với ánh sáng xanh dương
Câu 98. Quan sát hình sau, nêu hình thức cảm ứng ở thực vật trong mỗi hình

Câu 99. Phân biệt hướng động và ứng động về tác nhân kích thích, tốc độ cảm
ứng, cơ chế và vai trò.
Câu 100. Nêu các ứng dụng cảm ứng ở thực vật trong sản xuất
Câu101. Tại sao tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao
myelin nhanh hơn trên sợi thần kinh không có bao myelin?
Câu 102. Tại sao chúng ta nhìn thấy hình ảnh của vật và nghe được âm thanh?

Câu 103. Chất gây như heroin, cocaine, ... là những chất kích thích rất mạnh lên
hệ thần kinh. Các chất này lúc mới sử dụng cho cảm giác dễ chịu, sảng khoái, giảm
mệt mỏi, giảm đau. Tuy nhiên, sau một số lần sử dụng sẽ gây nghiện và lệ thuộc
vào chúng. Nếu không tiếp tục sử dụng, cơ thể sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, đau đớn,
bực bội, âu dầu, giảm trí nhớ, rối loạn cảm giác, khủng hoảng tinh thần và không
làm chủ được bản thân, có thể dẫn đến những hành động nguy hiểm cho bản thân,
gia đình và xã hội.
Để cai nghiện chất kích thích và phòng tránh tình trạng nghiện chất kích thích,
chúng ta cần phải làm gì?
Câu 104. Cho VD về 1 số hình thức học tập ở động vật và một số ứng dụng trong
đời sống sản xuất.
Câu 105. Nêu 1 số ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn
Câu 106. Quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật được ứng dụng trong
thực tiễn như thế nào?
Câu 107. Tại sao thân tre bị gãy ngọn có thể tiếp tục cao thêm nhưng thân cây
bạch đàn bị gãy ngọn sẽ không thể cao thêm nữa?
Câu 108. Giải thích tại sao trong thực tiễn thường dùng auxin ở nồng độ thấp
trong giâm cành.
Câu 109. Chiều hướng tiến hóa về tổ chức thần kinh ở động vật theo trình tự nào?
Câu 110. Vào mùa đông, buổi tối người ta thường thắp đèncho các ruộng thanh
long nhằm mục đích gì?

You might also like