You are on page 1of 3

TRẮC NGHIỆM BÀI 23-27

1. Cảm ứng là gì?


A. Cảm ứng là phản ứng của sinh vật. B. Cảm ứng là phản ứng của thực vật đối với
kích thích.
C. Cảm ứng là phản ứng của động vật đối với kích thích. D. Cảm ứng là phản ứng
của sinh vật đối với kích thích.
2. Đặc điểm cảm ứng của thực vật bao gồm những đặc điểm nào?
(1) Tốc độ chậm. (2) Tốc độ nhanh. (3) Đa dạng.
(4) Kém đa dạng. (5) Khó nhận thấy. (6) Dễ nhận thấy.
A. (1), (4), (5). B. (1), (4), (6). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (3).
3. Ở thực vật có các hình thức cảm ứng nào?
A. Ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. B. Hướng động, ứng động
sinh trưởng.
C. Hướng động và ứng động. D. Hướng động, ứng động không sinh trưởng.
4. Hướng động là gì?
A. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều
hướng.
B. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
C. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo một
hướng xác định.
D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
5. Có hai loại hướng động chính là:
A. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm
(Sinh trưởng về trọng lực).
B. Hướng động dương (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm
(Sinh trưởng hướng tới nguồn kích
thích).
C. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm
(Sinh trưởng tránh xa nguồn kích
thích).
D. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (Sinh trưởng
hướng tới đất).
6. Nguyên nhân của hiện tượng thân cây khi mọc luôn vươn về phía có ánh sáng là:
A. Auxin phân bố tập trung ở đỉnh chồi. B. Auxin phân bố đồng đều ở hai phía sáng
và tối của cây.
C. Auxin phân bố nhiều hơn về phía sáng của cây. D. Auxin phân bố nhiều hơn về
phía tối của cây.
7. Các kiểu hướng động là: (câu hỏi nhiều lựa chọn)
A. Hướng sáng. B. Hướng độ pH của đất. C. Hướng trọng lực.
D. Hướng nước. E. Hướng âm thanh. F. Hướng hóa.
G. Hướng tiếp xúc. H. Hướng nhiệt.
8. Em hãy chọn kiểu hướng động với vai trò phù hợp?
Kiểu hướng động Tác nhân Vai trò
Hướng sáng Ánh sáng Tìm nguồn sáng → quang hợp
Hướng trọng lực Trọng lực Bảo đảm sự phát triển của bộ rễ.
Hướng hóa Hợp chất, hóa chất Trao đổi muối khoáng.
Hướng nước Nước Trao đổi nước.
Hướng tiếp xúc Vật cứng, giá thể Giúp cây leo vươn lên.
9. Cho các hiện tượng sau:
I) Cây luôn vươn về phía có ánh sáng.
II) Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn đến nguồn nước, nguồn phân.
III) Cây hoa trinh nữ xếp lá khi mặt trời lặn, xòe lá khi mặt trời mọc.
IV) Rễ cây mọc tránh chất gây độc.
V) Sự đóng mở của khí khổng.
Hiện tượng nào không thuộc tính hướng động?
A. V. B. III, V. C. I, II, IV. D. III.
10. Khi cây mọc trên vách đá ta thấy thân cây cong lên, còn rễ cây cong xuống. Hiện
tượng này được gọi là:
A. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất âm.
B. Thân cây có tính hướng đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm.
C. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương.
D. Thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương.
11. Các kiểu ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng là:
Ứng động sinh trưởng Ứng động không sinh trưởng
Quang ứng động X
Nhiệt ứng động X
Ứng động sức trương X
Ứng động tiếp xúc X
Hóa ứng động X
12. Cơ quan nào của hoa có ứng động sinh trưởng?
A. Nhị - nhuỵ. B. Đài hoa. C. Đầu nhị - bầu noãn. D. Cánh hoa.
13. Cử động bắt mồi của thực vật có cơ chế tương tự với vận động nào sau đây của
cây?
A. Xếp lá của cây trinh nữ khi có sự va chạm. B. Xòe lá của cây trinh nữ, cây họ đậu
vào sáng sớm, khi mặt trời lên.
C. Xếp lá của cây họ đậu vào chiều tối. D. Các ý kiến đưa ra đều sai.
14. Những ứng động nào dưới đây không phải là ứng động sức trương nước? (câu hỏi
nhiều lựa chọn)
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. B. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ.
C. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại. D. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
E. Khí khổng đóng mở. F. Lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban
đêm.
15. Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?
A. Có sự vận động vô hướng. B. Có nhiều tác nhân kích thích.
C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào. D. Tác nhân kích thích không định
hướng.
16. Những ví dụ nào sau đây biểu hiện tính cảm ứng của thực vật? (câu hỏi nhiều lựa
chọn)
A. Hoa hướng dương luôn quay về hướng mặt trời.
B. Ngọn cây bao giờ cũng mọc vươn cao, ngược chiều với trọng lực.
C. Sự cụp lá của cây trinh nữ.
D. Lá cây bị héo khi bị khô hạn.
E. Lá cây bị rung chuyển khi bị gió thổi.
17. Vào rừng nhiệt đới ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn
lên cao, đó là kết quả của:
A. hướng sáng. B. hướng trọng lực âm. C. hướng tiếp xúc. D. hướng trọng lực dương.
18. Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của
A. ứng động tiếp xúc và hóa ứng động. B. quang ứng động và điện ứng động.
C. nhiệt ứng động và thủy ứng động. D. ứng động tổn thương.
19. Các cây ăn thịt "bắt mồi" chủ yếu để lấy chất nào sau đây?
A. Nước. B. Protein. C. Lipit. D. Nitơ.
20. Hãy sắp xếp các nội dung trên với các kiểu ứng động cho phù hợp:
Ứng động sinh trưởng Ứng động không sinh trưởng
Liên quan đến sinh trưởng tế bào X
Do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại
hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa)
X
Sự nở ở hoa mười giờ, tulip, bồ công anh X
Các vận cộng cảm ứng có liên quan đến sức trương nước
của các miền chuyên hóa
X
Cây nắp ấm bắt mồi X

You might also like