You are on page 1of 2

CHỦ ĐỀ: CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

BÀI 23: HƯỚNG ĐỘNG

Cảm ứng: là phản ứng của sinh vật đối với kích thích.

I. Khái niệm hướng động


-KN: Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ 1
hướng xác định.
-Phân loại:
 Hướng động dương: là sự sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích.
 Hướng động âm: là sự sinh trưởng theo hướng tránh xa nguồn kích thích.
-Cơ chế:
Do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại 2 phía đối diện nhau của cơ quan (thân, rễ, tua
cuốn).
-Nguyên nhân: do hoocmon auxin phân bố không đồng đều tại 2 phía của cơ quan.

II. Các kiểu hướng động


Các kiểu hướng động Tác nhân Đặc điểm hướng động
-Thân: hướng sáng dương
1. Hướng sáng Ánh sáng
-Rễ: hướng sáng âm
-Thân: hướng trọng lực âm
2. Hướng trọng lực Trọng lực
-Rễ: hướng trọng lực dương
Tùy loại hóa chất mà cây sẽ hướng hóa dương
Các chất hóa học như hay âm:
axit, kiềm, muối -Cơ quan sinh trưởng của cây hướng tới nguồn
3. Hướng hóa
khoáng, chất hữu cơ, hóa chất: hướng hóa dương
hoocmôn, chất dẫn dụ… -Cơ quan sinh trưởng của cây tránh xa nguồn hóa
chất: hướng hóa âm
4. Hướng nước Nước -Rễ: hướng nước dương
-Các tế bào tại phía không được tiếp xúc: sinh
5. Hướng tiếp xúc Sự tiếp xúc trưởng nhanh.
-Các tế bào tại phía tiếp xúc: sinh trưởng chậm.
III. Vai trò của hướng động trong đời sống
Giúp cây thích nghi với những biến đổi của môi trường:
-Tìm đến nguồn sáng để quang hợp.
-Đảm bảo cho rễ mọc vào đất để giữ chặt cây và hút nước, chất khoáng trong đất.
-Giúp các loại dây leo vươn lên cao.

1
BÀI 24: ỨNG ĐỘNG

I. Khái niệm ứng động


 KN: Ứng động là phản ứng của cây đối với tác nhân kích thích không định hướng.
 Phân loại: quang ứng động, nhiệt ứng động, thủy ứng động, hóa ứng động…
 Phân biệt hướng động và ứng động:
Hướng động Ứng động
Hướng kích thích Từ 1 hướng xác định Không có hướng xác định

Cơ quan thực hiện Thân, cành, rễ... Lá, cánh hoa, đài hoa, cụm hoa, cấu tạo
khớp phình (cây trinh nữ…)
Ví dụ Cây non phát triển uốn cong về Hoa tulip nở vào ban ngày và cụp lại
phía nguồn sáng vào ban đêm
II. Các kiểu ứng động
1. Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng

Ứng động sinh trưởng Ứng động không sinh trưởng


Khái niệm Là kiểu ứng động, trong đó, các tế Là kiểu ứng động không có sự sinh trưởng
bào ở 2 phía đối diện nhau của cơ dãn dài của các tế bào
quan (lá, cánh hoa…) có tốc độ sinh
trưởng dãn dài khác nhau
Cơ chế Do sự sinh trưởng không đồng đều -Do biến đổi sức trương nước (khí khổng
tại 2 phía của cơ quan hay chỗ phình cây trinh nữ).
-Do sự lan truyền kích thích cơ học và hóa
học (cây bắt ruồi).
Ví dụ Ứng động nở hoa: -Lá cây trinh nữ cụp lại khi bị va chạm.
-Hoa đào nở vào mùa xuân. -Sự đóng mở khí khổng.
-Hoa 10 giờ nở vào 10 giờ sáng. -Sự bắt mồi của cây bắt ruồi và cây gọng vó.
2. Vai trò:
Giúp cây thích nghi đối với những biến đổi của môi trường.

You might also like