You are on page 1of 17

HỆ BÀI TIẾT VÀ SỰ ĐIỀU HOÀ ÁP SUẤT THẨM THẤU

CHƯƠNG 1:Sự cân bằng nội môi


1.1 Định nghĩa về cân bằng nội môi
Cân bằng nội môi (Homeostasis) là thuật ngữ dùng để chỉ môi trường bên trong cơ thể luôn được
duy trì một cách ổn định. Khái niệm này đặc biệt có ý nghĩa đối với cơ thể đa bào bởi vì chỉ có
những cơ thể này mới có thứ dịch nằm trong cơ thể, ngăn cách với môi trường bên ngoài. Loại
dịch này được gọi là dịch ngoại bào hay dịch mô, nó tạo nên một môi trường bên trong cơ thể cung
cấp các chất cho các tế bào. Lấy dẫn chứng cụ thể khi xét về hệ bài tiết trong sinh vật đơn bào và
sinh vật đa bào, ở sinh vật đơn bào không có bất kỳ hệ thống bài tiết đặc biệt nên khi một sản phẩm
chất thải hình thành trong cơ thể, cùng với nước chúng được giải phóng thông qua bề mặt cơ thể
ra môi trường xung quanh. Còn ở sinh vật đa bào vì tất cả các tế bào không tiếp xúc trực tiếp với
bên ngoài do vậy chúng có hệ bài tiết phát triển hơn.

Hình … Sự trao đổi chất trong sinh vật đơn bào

Hình … Sự trao đổi chất trong sinh vật đa bào


1.2 Chức năng của cân bằng nội môi trong cơ thể đa bào
Nhờ có cân bằng nội môi các cơ thể đa bào gặp rất nhiều thuận lợi, nó tạo ra cho các tế bào trong
cơ thể một điều kiện tương đối hằng định, do đó chúng có thể chịu đựng được những thay đổi rộng
của môi trường bên ngoài, trong khi đó những cơ thể đa bào vẫn còn phụ thuộc vào những thay
đổi nhỏ nhất trong môi trường của chúng. Sự hằng định của nội môi có liên quan với sự điều hoà
của nhiệt độ, nồng độ thẩm thấu và thành phần của dịch mô. Như ở cơ thể người, thân nhiệt ở
người giữ ổn định ở khoảng 37℃ (98,6℉) và pH của máu và dịch mô trong khoảng 0,1-7,4. Cơ
thể cũng điều chỉnh nồng độ glucose trong máu ổn định khoảng 90 mg/100 ml máu.

1.3 Cơ chế cân bằng nội môi


Môi trường xung quanh luôn biến đổi, có thể hoạt động và sự điều chỉnh liên tục diễn ra. Các cơ
chế điều hoà nội môi là một hệ thống động, nó hoạt động để tạo ra một trạng thái cân bằng, được
mô tả như trạng thái cân bằng động. Quá trình cân bằng hoá này có liên quan tới ba nhóm cơ quan
chức năng: các cơ quan thụ cảm, trung tâm điều khiển và cơ quan phản ứng.

Hình … Trình tự hoạt động của cơ chế cân bằng


nội môi
Cơ chế hoạt động của chúng sẽ diễn ra như sau: Mọi sự vật đạt được cân bằng nội môi bằng
cách giữ ổn định thông số biến đổi vào đúng hay gần đúng một giá trị riêng ( hay còn được gọi là
điểm ấn định). Những biến động lên hay xuống điểm ấn định sẽ là các kích thích. Cơ quan thụ cảm
tiếp nhận những biến đổi ở môi trường bên trong cơ thể (tiếp nhận kích thích) sau đó sẽ truyền
thông tin đến trung tâm điều khiển. Trung tâm này phát động một phản ứng điều chỉnh bằng cách
gửi đi các tín hiệu thần kinh hoocmon. Tín hiệu này sẽ tác động lên cơ quan phản ứng (một hoạt
động sinh lý giúp điều chỉnh các biến động quay về điểm ấn đinh) và sau đó đến dịch mô một lần
nữa lại được các cơ quan thụ cảm thu nhận và tạo ra mối liên hệ ngược (feedback), do đó phản
ứng điều chỉnh sẽ dừng lại khi các điều kiện tối ưu được phục hồi.
1.4 Cung điều hoà ngược trong cân bằng nội môi
Cân bằng nội môi ở động vật dựa trên chủ yếu là điều hoà ngược âm tính (negative feedback) đáp
ứng làm giảm kích thích. Cân bằng nội môi là sự cân bằng động, sự tương tác giữa các tác nhân
có xu hướng làm thay đổi nội môi và các cơ chế kiểm soát bên trong chống lại biến đổi đó. Đáp
ứng sinh lý đối với kích thích không tức thời, kết quả là cân bằng nội môi làm giảm bớt chứ không
loại trừ các biến đổi nội môi. Những biến động bổ sung xảy ra nếu sự biến đổi có một khoảng dao
động bình thường – giới hạn trên và giới hạn dưới – chứ không phải là một điểm ấn định. Bất kể
là có một điểm hay một khoảng dao động bình thường, cân bằng nội môi được tăng cường bởi cơ
chế làm giảm sự biến động. Mặc dù cũng có cung điều hoà ngược dương tính (positive feedback)
ở động vật, cung điều chỉnh này thường không đóng góp gì cho cân bằng nội môi. Khác với điều
hoà ngược âm tính, điều hoà ngược dương tính kích hoạt cơ chế làm khuếch đại chứ không phải
làm giảm kích thích.
Ví dụ cụ thể cho cung điều hoà ngược âm tính ( negative feedback ) trong cân bằng nội môi: Ở
người khi ta hoạt động mạnh, sẽ sản sinh nhiệt làm tăng thân nhiệt. Hệ thần kinh phát hiện ra sự
tăng này và kích hoạt tiết ra mồ hôi. Khi tiết ra mồ hôi, sự bay hơi qua da ướt làm mát cơ thể, giúp
thân nhiệt trở về điểm ấn định.
1.5 Các cơ chế điều hoà nội môi
Theo sinh lý học, hầu hết các mô và cơ quan đều diễn ra cơ chế điều hoà nội môi nhằm góp phần
duy trì môi trường ổn định bên trong cơ thể, có thể kể đến như duy trì nồng độ đường máu, sự điều
hoà các khí hô hấp, điều hoà thân nhiệt, …Ở hệ bài tiết nói chung, đặc biệt là ở hệ tiết niệu nói
riêng, sẽ tập trung làm rõ cơ chế điều hoà nội môi ở thận.

2. Chức năng điều hoà nội môi ở thận


Qua sự tạo thành nước tiểu, thận có khả năng duy trì sự ổn định về thành phần và nồng độ
các chất trong huyết tương, áp suất thẩm thấu, thể tích máu và dịch ngoại bào, độ pH và
điều hoà huyết áp.

2.1 Thận điều hoà thành phần và nồng độ các chất trong huyết tương được lọc
qua tiểu cầu thận
Phần lớn các chất cần thiết trong cơ thể có trong dịch lọc sẽ được ống thận tái hấp thu, còn
các sản phẩm thải của quá trình chuyển hoá và các chất dư thừa như muối khoáng, nước,
… sẽ được thải qua nước tiểu. Như vậy thông qua sự tạo nước tiểu mà thận duy trì sự ổn
định về thành phần và nồng độ các chất trong huyết tương và dịch kẽ.

SỐ LƯỢNG SỐ LƯỢNG SỐ LƯỢNG


SỐ LƯỢNG
CÁC CHẤT TRONG 180 TRONG DỊCH TRONG
TÁI HẤP
LÍT HUYẾT LỌC CẦU NƯỚC
THU/NGÀY
TƯƠNG THẬN/NGÀY TIỂU/NGÀY
Nước (lít) 180 180 178 - 179 1-2
Các chất hoà
tan (gam)
Các protein 7000 – 9000 10 – 20 10 – 20 0
Natri (𝑁𝑎+ ) 540 540 537 3
Clo (𝐶𝑙 − ) 630 630 625 5
Hydro cacbonat (𝐻𝐶𝑂3 − ) 300 300 299,7 0,3
Glucoz 180 180 180 0
Ure 53 53 28 25
Kali (𝐾 + ) 28 28 24 4
Axit uric 8,5 8,5 7,7 0,8
Creatin 1,4 1,4 0 0

Lượng nước và các chất hoà tan trong huyết tương so với trong dịch lọc cần thận và
nước tiểu trong vòng 24 giờ

2.2 Thận điều hoà áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào
2.2.1 Khái niệm về thẩm thấu và áp suất thẩm thấu ( độ thẩm thấu )
Tất cả động vật – bất chấp nguồn gốc phát sinh chủng loại, môi trường hoặc loại chất thải
tạo ra – đều đối mặt với nhu cầu giống nhau về điều hoà thẩm thấu. Qua thời gian, hấp thu
nước và mất nước phải cân bằng. Nếu hấp thu nước quá nhiều, các tế bào động vật sẽ bị
phồng lên và vỡ ra; nếu mất nước nhiều, chúng teo lại và chết.
Nước vào và ra khỏi tế bào nhờ thẩm thấu. Lưu ý thẩm thấu là một trường hợp đặc biệt của
khuếch tán, là sự chuyển động của nước qua một màng có tính thấm chọn lọc. Nó xảy ra
bất kỳ khi nào hai dung dịch ngăn bởi màng có sự khác biệt về áp suất thấu thấu (độ thẩm
thấu).

Áp suất thẩm thấu (độ thẩm thấu): tổng nồng độ chất tan được tính bằng nồng độ
phân tử gam hay số mol chất tan trong một lít dung dịch. Đơn vị đo áp suất thẩm
thấu là miliOsmole trên lít (mOsm/l), 1 mOsm/l = 𝟏𝟎−𝟑 M.

Khi hai dung dịch khác


nhau về áp suất thẩm thấu
(độ thẩm thấu) một có nồng độ chất tan lớn hơn được gọi là áp suất thẩm thấu cao, và
dung dịch loãng hơn được gọi là áp suất thẩm thấu thấp. Dòng nước do thẩm thấu đi từ
dung dịch ưu trương (ASTT thấp) sang dung dịch nhược trương (ASTT cao)
Áp suất thẩm thấu trung bình của dịch ngoại bào là 300 mOsm/L, nó được xác định chủ
yếu là do nồng độ ion 𝑁𝑎+ trong dịch ngoại bào, vì 𝑁𝑎 + là ion dương chính, chiếm hơn
90% và khi nó được tái hấp thu bởi ống thận, sẽ kéo theo các ion âm. Ngoài ra glucoz và
urê là các chất hoà tan thẩm thấu không ion trong dịch ngoại bào, chỉ tạo khoảng 3% độ
thẩm thấu toàn phần, còn Na chiếm đến 90%.

Có ba hệ thống điều hoà áp suất thẩm thấu dịch ngoại bào: (1) Hormon ADH, (2)
Cảm giác khát và (3) Cơ chế thèm ăn muối

2.2.2 Hormon ADH của vùng dưới đồi


Sự phối hợp của điều hoà thần kinh và hormone kiểm soát chức năng điều hoà thẩm thấu
của thận động vật có vú. Một hormone chính trong vòng điều hoà là antidiuretic hormone
(ADH), còn gọi là vasopressin. ADH được sản xuất ở vùng dưới đồi ở não và dự trữ ở thuỳ
sau tuyến yên nằm ngay dưới vùng dưới đồi. Các tế bào thụ cảm thẩm thấu ở vùng dưới
đồi theo dõi áp suẩt thẩm thấu của máu và điều hoà giải phóng ADH từ thuỳ sau tuyến yên.

Khi độ thẩm thấu của dịch


ngoại bào tăng, nó kích thích bộ
phận cảm thẩm thấu trong phần trước của vùng dưới đồi, gân nhân trên thị. Bộ phận cảm
nhận này, đến lượt nó, kích thích nhân trên thị và nhân cạnh não thất, các xung thần kinh
sẽ truyền theo sợi trục của các nơron tới đỉnh của nó, tận cùng ở thuỳ sau tuyến yên, gây
giải phóng ADH vào máu mao mạch của thuỳ sau tuyến yên. Khoảng 5/6 lượng ADH được
tạo thành do nhân cạnh não thất. ADH theo máu đến thận, làm tăng tính thẩm của ống xa
đoạn sau, ống góp vỏ và ống góp tuỷ đối với nước, gây tăng tái hấp thu nước cho cơ thể.
Thận gây giữ nước, nhưng thải 𝑁𝑎+ và các chất thẩu thấu khác qua nước tiểu, làm giảm
natri và các chất thẩm thấu trong dịch ngoại bào. Như vậy điều chỉnh dịch ngoại bào ban
đầu cô đặc trở về độ thẩm thấu bình thường. Ngược lại khi dịch ngoại bào trở nên quá
loãng, nhân trên thị và nhân cạnh não thất không bị kích thích, thuỳ sau tuyến yên sẽ tiết ít
ADH, và thận thải nhiều nước qua nước tiểu, tương ứng với dịch ngoại bào loãng, như vậy
làm cô đặc định hướng trở về bình thường.

Một người khi uống 1 lít nước, 45 phút sau thì lượng nước tiểu tăng lên gấp 8 lần bình
thường và duy trì ở mức đó trong 2 giờ cho đến khi độ thẩm thấu ở dịch ngoại bào trở lại
bình thường, do sự ức chế bài tiết ADH. Còn khi ADH tiết nhiều, nó sẽ làm giảm lượng
nước tiểu và thể tích máu, vì tăng tái hấp thụ nước. Hậu quả là nước tiểu sẽ cô đặc và dịch
ngoại bào thì loãng, vì lượng nước nhiều và nồng độ natri giảm.

 Tóm lại: Hormon ADH của vùng dưới đồi hoạt động theo cơ chế sau:
NƯỚC TIỂU LOÃNG
NƯỚC TIỂU ĐẶC DD NGOẠI BÀO ĐẶC
DD NGOẠI BÀO LOÃNG

ADH ↓
ADH ↑
Độ thẩm thấu ↑ Độ thẩm thấu ↓ Tái hấp thu nước ↓
Tái hấp thu nước ↑ ADH
Type equation here. 𝑁𝑎+ , chất thẩm
𝑁𝑎+ , chất thẩm
thấu ↑
thấu ↓
2.2.3 Cảm giác khát và sự điều hoà độ thẩm thấu dịch ngoại bào
Trung tâm cảm giác khát nằm ở vùng dọc theo vách trước bụng của não thất ba và ở vị trí
trước bên, trong vùng trước thị của vùng dưới đồi. Tiêm dung dịch muối ưu trương vào các
vùng trung tâm khát, gây thấm nước từ các tế bào thần kinh ra ngoài và gây cảm giác khát.
Vì vậy chức năng của những tế bào này như là bộ phận thụ cảm thẩm thấu, hoạt hoá cơ chế
khát, có lẽ đó cũng là bộ phận nhận cảm thẩm thấu hoạt hoá hệ thống ADH. Tăng áp suất
thẩm thấu của dịch não tuỷ trong não thất III cũng gây khát nước.

Những kích thích cơ bản gây khát là: (1) sự mất nước trong tế bào, (2) nồng độ thẩm thấu
của dịch ngoại bào tăng, đặc biệt là nồng độ 𝑁𝑎 + tăng gây thấm dịch từ tế bào thần kinh
của trung tâm khát ra ngoài, (3) mất quá nhiều 𝐾 + từ cơ thể, làm giảm 𝐾 + trong các tế bào
của trung tâm khát.

Người khát uống nước vào sẽ làm giảm ngay cảm giác khát, cả khi nước chưa kịp hấp thu
vào máu qua bộ máy tiêu hoá. Sự thực là ở người bị mở thực quản, nước uống không vào
dạ dày, vẫn mất cảm giác khát, nhưng đó chỉ là tạm thời, và cảm giác khát trở lại sau 15
phút hay hơn. Sau khi uống nước, phải từ nửa đến 1 giờ sau, nước mới được hấp thu và
phân phối đều khắp cơ thể. Cảm giác khát nếu không tạm thời mất đi, thì người ta sẽ tiếp
tục uống, và lượng nước sẽ vào quá mức cần thiết, dịch ngoại bào loãng quá mức bình
thường, cơ thể lại phải điều hoà trong vòng luẩn quẩn là thải nước qua thận.
2.2.4 Điều hoà sự thu nhập 𝑵𝒂+ bằng cơ chế thèm ăn muối
Có hai tác nhân chính kích thích thèm ăn muối : (1) Sự giảm nồng độ 𝑁𝑎 + trong dịch ngoại
bào và (2) suy tuần hoàn, gây ra do giảm thể tích máu. Tuy nhiên sự khác nhau giữa khát
và thèm ăn muối là khát thì xảy ra ngay lập tức, còn thèm ăn muối thường chậm sau nhiều
giờ và tăng lên dần dần. Trung tâm thèm ăn muối ở não cũng là trung tâm khát. Cung phản
xạ tuần hoàn tạo bởi áp suất máu thấp, hay thể tích máu giảm đều qua các trung tâm ở não,
để tác dụng đến khát và thèm ăn muối.

2.3 Thận điều hoà thể tích máu và thể tích dịch ngoại bào
2.3.1 Điều hoà thể tích máu
Khi thể tích máu tăng, làm tăng lưu lượng tim và tăng áp suất động mạch. Tăng áp suất
động mạch sẽ làm tăng mức lọc tiểu cầu, và tăng lưu lượng nước tiểu, cơ thể mất bớt nước
và thể tích máu trở về bình thường. Còn khi thể tích máu giảm thì quá trình ngược lại, thận
bài xuất ít nước tiểu, nước được tái hấp thu về cơ thể, và thể tích máu trở về bình thường.
Có nhiều yếu tố thần kinh và nội tiết điều hoà thể tích máu:
- Phản xạ thể tích: Khi thể tích máu tăng làm áp suất động mạch tăng, áp suất động
mạch phổi và áp suất các mạch khác trong lồng ngực tăng. Sức căng thụ thể áp suất động
mạch ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh gây phản xạ ức chế thần kinh giao
cảm, làm giãn tiểu động mạch vào tiểu cầu thận, làm tăng lượng nước tiểu và giảm thể tích
máu, phản xạ này được gọi là phản xạ thể tích.
- Tác dụng của yếu tố lợi tiểu 𝐍𝐚+ của tâm nhĩ: Khi hai tâm nhĩ bị căng ra do tăng
thể tích máu, nó giải phóng yếu tố lợi tiểu Na+ của tâm nhĩ ( Atrial Natriuretic Factor: ANF)
vào máu, chất này hoạt động trên thận làm tăng bài xuất Na+ gấp từ 3 đến 10 lần. Tuy
nhiên tác dụng này trên lưu lượng nước tiểu không kéo dài.
- Tác dụng của aldosteron: làm tăng tái hấp thu Na+ , kéo theo nước, làm tăng thể
tích máu lên từ 10%-20%.

- Vai trò của angiotensin: Không làm tăng thể tích máu lên quá 5%-10% mặc dù
angiotensin II có cả hai tác dụng: trực tiếp trên thận, gây ứ natri và nước, và gián tiếp khi
nó kích thích tuyến thượng thận bài tiết aldosteron.

- Tác dụng của ADH: Truyền một lượng lớn ADH cho con vật, làm tăng thể tích
máu lên từ 15%-25% trong ít ngày đầu tiên. Tuy nhiên áp suất động mạch cũng tăng, gây
bài xuất nước, sau đó thể tích máu đo được không quá 5%-10% trên bình thường và áp suất
động mạch cũng trở về bình thường. Như vậy không có sự thay đổi thể tích máu trầm trọng,
nhưng con vật bị giảm nặng Na+ ngoại bào, vì thận vẫn tiếp tục đào thải Na+ , trong khi
nước ứ lại làm pha loãng dịch.
2.3.2 Điều hoà thể tích dịch ngoại bào
Những yếu tố chính gây phù là: (1) tăng áp suất mao mạch, (2) giảm áp suất keo huyết
tương, (3) tăng áp suất keo tổ chức và (4) tăng tính thấm của mao mạch.
Sự phân phối bình thường của thể tích dịch giữa khoảng kẽ và hệ thống mạch là như sau:
khi một lượng lớn dịch tích lại ở khoảng ngoài tế bào, do uống quá nhiều nước hay do giảm
lượng nước tiểu thì khoảng 17%-34% dịch quá mức này ở lại trong máu làm tăng thể tích
máu, phần còn lại dịch ứ vào khoảng kẽ. Tuy nhiên khi thể tích dịch ngoại bào tăng lên từ
30%-50% trên mức bình thường, thì rất ít dịch ở lại trong máu, hầu hết nó sẽ đi vào khoảng
kẽ, làm khoảng kẽ trở nên quá tải, đôi khi thể tích tăng lên từ 10-30 lít, gây phù nặng.

Khái niệm về dịch ngoại bào, dịch nội bào, dịch kẽ

Cơ thể ở người trưởng thành bình thường có khoảng 40 lít dịch được phân bố ở 2 khu vực.
Khoảng 25 lít dịch nằm trong tế bào gọi là dịch nội bào và 15 lít dịch nằm ngoài tế bào gọi
là dịch ngoại bào.

Dịch ngoại bào bao gồm các loại dịch trong các khu vực của cơ thể như dịch kẽ là dịch
xung quanh tế bào, huyết tương là thành phần lỏng của máu lưu thông trong hệ tuần hoàn
có màu vàng chanh, … Dịch ngoại bào luân chuyển thường xuyên khắp cơ thể. Chúng từ
mô kẽ pha lẫn vào dòng máu tuần hoàn rồi lại được thẩm thấu vào dịch mô qua vách mao
mạch.

Dịch ngoại bào chứa các ion và các dưỡng chất cần thiết cho sự sống của tế bào. Do vậy,
có thể nói tất cả mọi tế bào cùng sống trong một môi trường có tên gọi là dịch ngoại bào.
Sự khác nhau giữa dịch ngoại bào và dịch nội bào:
- Dịch ngoại bào chứa lượng lớn 𝑁𝑎 + , 𝐶𝑙 − và các ion carbonat (𝐻𝐶𝑂3 − , 𝐶𝑂3 2− ) cũng
như các dưỡng chất: oxy, glucozo, axit béo, axit amin. Nó cũng chứa 𝐶𝑂2 đưa từ tế bào ra
thải ở phổi, cùng nhiều chất thải khác để bài tiết ở thận. Thành phần của dịch ngoại bào
được điều hoà chặt chẽ bởi những cơ chế khác nhau, đặc biệt là bởi thận.
- Dịch nội bào chứa lượng lớn 𝐾 + , 𝑀𝑔2+ và các ion photphat thay vì 𝑁𝑎+ , 𝐶𝑙 − như
dịch ngoại bào. Có những cơ chế đặc biệt để vận chuyển ion qua màng tế bào giữ cho sự
chênh lệch nồng độ này được duy trì.
3. Các vấn đề liên quan đến thận
3.1 Bệnh đái tháo nhạt:
- Triệu chứng phổ biến: Rất khát nước, bài tiết ra rất nhiều nước tiểu loãng.
- Nguyên nhân: Giảm sản sinh ADH thường do tổn thương ở vùng dứoi đồi. Khi đó nước
tiểu thải ra rất nhiều và rất loãng.

3.2 Suy thận:


- Định nghĩa: Là trạng thái suy giảm chức năng của thận, chủ yếu là chức năng bài tiết chất
thải của cơ thể sau quá trình chuyển hóa, ngoài ra, đối với nhiều trường hợp suy thận, đặc
biệt là suy thận mạn, các chức năng khác của thận bị suy giảm nghiêm trọng như điều hòa
dịch, điện giải, toan kiềm, kích thích tạo máu, tổng hợp vitamin D,...
- Tình trạng suy thận:
+Tổn thương thận cấp (Acute Kidney Injury): Chỉ tình trạng suy giảm chức năng thận kéo
dài từ vài giờ đến vài ngày, thường có nguyên nhân rõ ràng và đây là tình trạng hoàn toàn
có thể hồi phục về bình thường nếu được điều trị đúng, chức năng thận chưa về bình thường
sau vài ngày đến vài tuần được gọi là suy thận tiến triển nhanh.
+Suy thận cấp (Acute Kidney Failure): Chỉ tình trạng tổn thương thận cấp nhưng có chỉ
định chạy thận nhân tạo để xử lý biến chứng, bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân.
+Bệnh thận mạn (Chronic Kidney Disease): Chỉ tình trạng có suy giảm chức năng thận kéo
dài ít nhất 3 tháng liên tục, biểu hiện qua bất thường nước tiểu, hình ảnh thận trên phương
tiện chẩn đoán, hay bất thường mô học khi sinh thiết, đây là tình trạng không hồi phục,
được phân làm 5 giai đoạn khác nhau tùy thuộc vào chức năng thận còn lại.
+Suy thận mạn giai đoạn cuối (End Stage Renal Disease): Khi chức năng thận giảm nặng
(dựa vào độ lọc cầu thận ước đoán - eGFR dưới 15ml/phút), bệnh nhân phải được điều trị
thay thế thận.
- Các loại suy thận:
+Suy thận mãn tính: Xảy ra trong thời gian dài (trên 3 tháng), có sự giảm dần các chức
năng lọc của thận do teo các tế bào thận không hồi phục được.
+Suy thận cấp: Xảy ra trong thời gian ngắn, trước đó chưa từng xảy ra hoặc đã xảy ra
nhưng chữa khỏi được. Suy thận cấp có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Có một số trường
hợp chuyển sang suy thận mãn tính.

3.3 Sỏi thận:


- Định nghĩa: là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày
kết lại tạo thành sỏi. Sỏi thận là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận.
- Sự hình thành: Sỏi trong thận được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ
chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.
Nếu sỏi thận nhỏ, có thể tự đẩy ra ngoài theo đường tiểu. Nhưng nếu sỏi lớn, viên sỏi di
chuyển cọ xát vào đường niệu có thể gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu. Nếu sỏi thận
bị kẹt trong cuống đài thận, gây bế tắc, làm giãn nở và tạo ra áp lực tác động lên dây thần
kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận… Sỏi cũng có thể làm tắc nghẽn đường tiểu,
tồn đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hoá đường tiểu và giảm chức
năng co bóp đường tiểu gây nên lỗ rò ở bằng quang, niệu quản gây ra suy thận.
3.4 Thận nhân tạo
Thận nhân tạo đã được áp dụng trong nhiều năm nay, để điều trị cho bệnh nhân bị suy thận
nặng. Ở một số bệnh suy thận cấp như nhiễm độc thuỷ ngân, hay sốc tuần hoàn, dùng thận
nhân tạo để bệnh nhân qua khỏi cơn nguy hiểm, trong vòng ba tuần cho đến khi thận phục
hồi chức năng. Tuy nhiên cho đến nay, thận nhân tạo đã được dung phổ biến cho một số
lớn bệnh nhân bị suy thận vĩnh viễn, hay bị cắt mất cả 2 thận, cuộc sống của họ phụ thuộc
hoàn toàn vào thận nhân tạo.

Nguyên tắc cơ bản của máy thận nhân tạo là dựa trên cơ chế trao đổi chất theo bậc thang
nồng độ. Dòng máu từ động mạch người bệnh chảy vào hệ thống ống dẫn. Hệ thống này
ngâm trong dung dịch thẩm tích, và cuối cùng máu trong lòng ống chảy vễ tĩnh mạch người
bệnh.

Hệ thống ống của máy được làm bằng cellophane, thành ống có nhiều lỗ cực nhỏ, để cho
các chất hoà tan trong thuyết tương và dịch thẩm tích qua lại dễ dàng, trừ protein.

Nồng độ các chất trong dịch thẩm tích tuỳ thuộc vào yêu cầu của người bệnh. Chất nào có
nồng độ cao trong máu cần loại bớt thì nồng độ chất đố trong dịch thẩm tích thấp, thậm chí
không có, như photphat, urê, urat, sunfat, hay creatinine. Ngược lại, chất nào cần bổ sung
cho máu thì có nồng độ cao trong dịch thẩm tích. Diện tích thành ống cellophan cần phải
lớn, để có diện tiếp xúc rộng, nhờ đó tốc độ trao đổi nhanh. Bình thường diện tiếp xúc rộng
khoảng 10.000 – 20.000 𝑐𝑚2 . Thể tích máu chứa trong long ống trong bất kỳ một thời điểm
nào là không quá 500mL, và lưu lượng dòng có thể đạt tới nhiều trăm mililit trong một
phút. Để phòng ngừa sự đông máu trong thận nhân tạo, một lượng nhỏ heparin được truyền
vào máu khi nó đi qua hệ thống thận nhân tạo. Mỗi đợt chạy máy chỉ giới hạn trong một
thời gian từ 4-6 giờ, và chạy 3 lần trong một tuần.

Máy thận nhân tạo có thể rút các chất thừa ra khỏi cơ thể và bổ sung các chất cần thiết theo
ý muốn với hiệu suất rất cao.

You might also like