You are on page 1of 4

Nguyễn Lưu Ngọc Bảo - 1710015

TIỂU LUẬN VẬT LÝ 1


ĐỀ TÀI : CÁC LOẠI LỰC MA SÁT VÀ VAI TRÒ
CỦA NÓ TRONG CUỘC SỐNG
 Tìm hiểu về lực ma sát ( Phạm vi tổng quát )

- Khái niệm về lực ma sát: Trong vật lý học, ma sát là một loại lực cản xuất hiện giữa
các bề mặt vật chất. chống lại xu hướng thay đổi vị trí tương đối giữa hai bề mặt.
(Nói đơn giản là các loại lực cản trở chuyển động của một vật, tạo ra bởi những vật
tiếp xúc với nó, được gọi là lực ma sát).

Ví dụ: Chẳng hạn khi ta đẩy một quyển sách trên mặt bàn, quyển sách sẽ di chuyển do có
sự tác dụng lực. Và khi quyển sách trượt trên mặt bàn, quyển sách sẽ di chuyển chậm đi và
cho đến một lúc nào đó sẽ dừng lại.Vậy tác nhân ngăn cản chuyển động của quyển sách đó
chính là lực ma sát.
Nguyễn Lưu Ngọc Bảo - 1710015

- Năng lượng của lực ma sát: Theo định luật bảo toàn năng lượng, không có năng
lượng nào bị triệt tiêu bởi lực ma sát, mặc dù chúng có thể bị mất đi trong một hệ
thống khác. Lực ma sát làm chuyển hoá động năng của chuyển động tương dối giữa
các bề mặt thành năng lượng ở dạng khác. Việc chuyển hoá năng lượng thường là
do va chạm giữa phân tử của hai bề mặt gây ra chuyển động nhiệt hoặc thế năng dự
trữ trong biến dạng của bề mặt hay chuyển động của các electron, được tích luỹ một
phần thành điện năng hay quang năng. Trong đa số trường hợp trong thực tế, động
năng của các bề mặt được chuyển hoá chủ yếu thành nhiệt năng. Năng lượng mất đi
trong quá trình bởi kết quả từ lực ma sát là ví dụ điển hình cho quá trình nhiệt động
không thuận nghịch.

- Cách xác định lượng năng lượng chuyển hoá từ lực ma sát: Khi một vật được đẩy
trên bề mặt với đoạn đường C, năng lượng được chuyển hoá thành nhiệt được tính
bởi công thức sau :

𝐸𝑛ℎ𝑖ệ𝑡 = ∫ 𝐹𝑚𝑎 𝑠á𝑡 (𝑥 ). 𝑑𝑥 = ∫ 𝜇𝑘 𝐹𝑛 (𝑥 ). 𝑑𝑥


𝐶 𝐶

khi đó: 𝐹𝑚𝑎 𝑠á𝑡 là lực ma sát.


𝐹𝑛 là đại lượng vectơ được lập nên bằng cách chia nhỏ độ lớn của phản lực
bởi đại lượng vectơ nhằm chống lại sự chuyển động của vật.
𝜇𝑘 là hệ số ma sát động, nằm trong dấu tích phân bởi vì chúng có thể thay
đổi ở mỗi một địa điểm khác nhau.
x là vị trí của vật.

- Công thức tính lực ma sát chuẩn: Công thức này thể hiện mối quan hệ giữa độ chống
lại của lực ma sát, hệ số của lực ma sát và phản lực từ lực ép giữa hai bề mặt lên
nhau khiến các vật chuyển động với nhau.Công thức này được áp dụng trong hầu
hết các trường hợp về ma sát.
Nguyễn Lưu Ngọc Bảo - 1710015

𝐹𝑚𝑎 𝑠á𝑡 = 𝜇𝑁

trong đó: 𝐹𝑚𝑎 𝑠á𝑡 là độ lớn của sự chống lại từ lực ma sát. Lực ma sát không phụ
thuộc vào bề mặt tiếp xúc của các vật, vận tốc của vật chuyển động. Lực ma sát
tương ứng với phản lực lên vật.
𝜇 là hệ số của lực ma sát cho hai bề mặt lên nhau, nó biểu thị tỉ số của lực
ma sát nằm giữa hai vật trên lực tác dụng đồng thời lên chúng. Nhân tố tác động đến
hệ số của lực ma sát bao gồm chất liệu làm nên vật, trạng thái của bề mặt và loại
chuyển động của vật đang là tĩnh hay động. Hệ số ma sát cũng tuỳ thuộc vào loại
ma sát.
N là phản lực khiến hai vật thể ép lên nhau, có thể vuông góc với bề mặt
tiếp xúc trong một số trường hợp. Trong hầu hết trường hợp hệ số ma sát không phụ
thuộc vào phản lực, Tuy nhiên, trong vài trường hợp, phản lực có thể gây méo mó
vật thể, từ đó thay đổi hệ số ma sát. Những vật thể làm bằng chất liệu lỏng hay
mềm,dẻo đặc biệt ảnh hưởng trong việc làm tang phản lực lên.

- Cách hoạt động của lực ma sát: Trong hệ quy chiếu của bề mặt chung của hai bề
mặt, ma sát tĩnh không thực hiện do không bao giờ có sự đổi chỗ giữa hai bề mặt.
Trong cùng một hệ quy chiếu, ma sát động luôn có hướng ngược chiều với chiều
chuyển động, và thực hiện lực đối nghịch. Tuy nhiên, lực ma sát có thể thực hiện
lực thuận trong một hệ quy chiếu khác. Giả sử chúng ta đặt một chiếc hộp nặng trên
một tấm thảm, và kéo tấm thảm nhanh chóng. Trong trường hợp này, chiếc hộp sẽ
trượt về phía sau so với tấm thảm, nhưng lại tiến về phía trước trong hệ quy chiếu
mà sàn nhà là mặt cố định. Do đó, lực ma sát động giữa hộp và tấm thảm khiến
chiếc hộp tăng tốc do cùng chiều với chiều di chuyển của chiếc hộp, và thực hiện
lực thuận. Hoạt động của lực ma sát có thể chuyển hoá thành sự méo mó, hao mòn,
sinh nhiệt gây tác động đến đặc tính bề mặt tiếp xúc (kể cả hệ số ma sát giữa các bề
mặt).
Nguyễn Lưu Ngọc Bảo - 1710015

You might also like