You are on page 1of 18

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 1

BÀI 9: KHẢO SÁT CÁC TÍNH CHẤT CỦA DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC

1. Thông tin thực hiện bài thí nghiệm


- Họ và tên:
- MSSV:
- Thời gian thực hiện thí nghiệm:

2. Tên bài thí nghiệm: Khảo sát các tính chất của dao động cưỡng bức

3. Giới thiệu chung

3.1 Mục đích thí nghiệm: Xác định tần số góc cộng hưởng, biên độ dao động cực
đại và khảo sát các tính chất của dao động cưỡng bức.

3.2 Tóm tắt lí thuyết

3.2.1 Dao động điều hòa tự do

Các quá trình chuyển động lặp đi lặp lại theo thời được gọi là quá trình dao động
(hay sự dao động). Hệ thực hiện dao động được gọi là hệ dao động.

Dao động được gọi là tuần hoàn nếu giá trị của tất cả các đại lượng vật lý đặc trưng
cho hệ dao động thay đổi trong quá trình dao động được lặp đi lặp lại sau những khoảng
thời gian bằng nhau. Khoảng thời gian ngắn nhất T thỏa mãn điều kiện trên được gọi
là chu kỳ của dao động. Khi đó, ta có:
1
- 𝑇ầ𝑛 𝑠ố: 𝑓 =
𝑇

2𝜋
- 𝑇ầ𝑛 𝑠ố 𝑔ó𝑐: 𝜔 = 2𝜋𝑓 =
𝑇

Trong các dao động tuần hoàn, đại lượng dao động S phụ thuộc vào thời gian theo
quy luật:

𝑆(𝑡 + 𝑇) = 𝑆(𝑡)
Dao động của một vật được gọi là điều hòa nếu đại lượng dao động 𝑆(𝑡) biến đổi
theo thời gian theo quy luật sin hoặc cos.

𝑆(𝑡 ) = 𝐴𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑡 + 𝜑0 )

trong đó:
2𝜋
𝜔 = 2𝜋𝑓 = = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 𝑙à 𝑡ầ𝑛 𝑠ố 𝑔ó𝑐 𝑐ủ𝑎 𝑑𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 đ𝑖ề𝑢 ℎò𝑎.
𝑇

𝐴 = 𝑆𝑚𝑎𝑥 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 > 0 là giá trị cực đại của đại lượng dao động 𝑆(𝑡 ),
được gọi là biên độ của dao động.

𝜔𝑡 + 𝜑0 𝑙à 𝑝ℎ𝑎 𝑑𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 ℎệ

𝜑0 là pha ban đầu.

Khi đó:
𝑑𝑆
𝑉ậ𝑛 𝑡ố𝑐: 𝑣= = −𝐴𝜔𝑠𝑖𝑛(𝜔𝑡 + 𝜑0 ) = −𝑣0 𝑠𝑖𝑛(𝜔𝑡 + 𝜑0 )
𝑑𝑡

𝑑2 𝑆
𝐺𝑖𝑎 𝑡ố𝑐: 𝑎= = −𝐴𝜔2 𝑐𝑜𝑠 𝑐𝑜𝑠 (𝜔𝑡 + 𝜑0 ) = −𝑎0 𝑐𝑜𝑠 𝑐𝑜𝑠 (𝜔𝑡 + 𝜑0 ) =
𝑑2𝑡

−𝜔2 𝑆

với: 𝑣0 = 𝐴𝜔 là biên độ của vận tốc.

𝑎0 = 𝐴𝜔2 = 𝑣0 𝜔 là biên độ của gia tốc.

Áp dụng định luật II Niutơn cho vật này, lực làm cho nó thực hiện dao động điều
hòa thỏa mãn biểu thức:

𝐹 = −𝑚𝜔2 𝑆

trong đó: m là khối lượng của vật.

Trong trường hợp dao động của hệ là tự do (không có ma sát hoặc lực cản), cơ năng
toàn phần của hệ dao động điều hòa là không thay đổi trong suốt quá trình dao động.
Đó là do luôn có sự chuyển hóa qua lại của 2 dạng năng lượng gắn với quá trình dao
động của hệ sao cho tổng đại số của chúng là không đổi.

3.2.2 Dao động tắt dần


1
Trong trường hợp dao động tắt dần của con lắc lò xo xoắn thì con lắc chịu tác dụng
của mô-men quay M1 của lò xo và mô-men cản M2 (trong trường hợp này hợp bởi tác
dụng của lực gây bởi dòng điện hãm Fu-cô và lực ma sát ổ trục).

Ta có: 𝑀1 = −𝐷𝜙

𝑀2 = −𝐶𝜙̇

trong đó: 𝜙: Góc quay ( đại lượng dao động S)

𝜙̇: Vận tốc góc

D: Mô-men xoắn cho mỗi đơn vị góc

C: hệ số tỷ lệ tùy thuộc vào dòng điện hãm Fu-cô và ma sát ổ trục

Theo định luật II Newton, phương trình chuyển động của con lắc lò xo xoắn là:

𝐼𝜙̈ = −𝐶𝜙̇ − 𝐷𝜙

Hay 𝐼𝜙̈ + 𝐶𝜙̇ + 𝐷𝜙 = 0

trong đó: I là mô-men quán tính của con lắc lò xo xoắn, 𝜙̈: gia tốc góc
𝐶 𝐷
Đặt: 2𝛽 = ; 𝜔02 = ta được:
𝐼 𝐼

𝜙̈ + 2𝛽𝜙̇ + 𝜔02 𝜙 = 0

trong đó: 𝛽 là hệ số tắt dần, 𝜔0 là tần số góc riêng.

Nhận xét: Hệ số tắt dần β phụ thuộc vào tính cản của môi trường (hệ số tỷ lệ C phụ
thuộc vào dòng điện hãm Fu-cô và ma sát ổ trục) hoặc chính con lắc lò xo xoắn (mô-
men quán tính I của con lắc). Như vậy, để thay đổi hệ số tắt dần β, ta có thể thay đổi
hệ số tỷ lệ C bằng cách thay đổi cường độ dòng điện hãm qua cuộn dây hoặc thay đổi
mô-men quán tính I của con lắc lò xo xoắn bằng cách thêm gia trọng vào khung của
con lắc.

3.2.3 Dao động cưỡng bức

2
Nếu con lắc lò xo xoắn chịu thêm tác dụng của mô-men tuần hoàn kích thích 𝑀 =
𝑀0 𝑐𝑜𝑠𝛺𝑡 thì phương trình vi phân của con lắc là:

𝐼𝜙̈ = −𝐷𝜙 − 𝐶𝜙̇ + 𝑀0 𝑐𝑜𝑠𝛺𝑡

Hay 𝐼𝜙̈ + 𝐷𝜙 + 𝐶𝜙̇ = 𝑀0 𝑐𝑜𝑠𝛺𝑡


𝐶 𝐷 𝑀0
Đặt: 2𝛽 = , 𝜔02 = , 𝐹0 = : thì có thể viết:
𝐼 𝐼 𝐼

𝜙̈ + 2𝛽𝜙̇ + 𝜔02 𝜙 = 𝐹0 𝑐𝑜𝑠𝛺𝑡(*)

Khi đó con lắc chuyển về dao động cưỡng bức ổn định với tần số 𝛺 của ngoại lực
kích thích. Nghiệm của phương trình (*) có dạng :

𝜙(𝑡 ) = 𝐴𝑐𝑜𝑠(𝛺𝑡 + 𝜑0 )

trong đó:

A: biên độ của dao động cưỡng bức ổn định

𝐹0
𝐴=
√(𝜔02 − 𝛺2 )2 + 4𝛽2 𝛺2

𝜑0 : độ lệch pha của con lắc xoắn với mô-men của ngoại lực kích thích.

2𝛽𝛺
𝑡𝑎𝑛𝜑0 = −
𝜔02− 𝛺2

2𝛽𝛺
→ 𝜑0 = 𝑎𝑟𝑐𝑡𝑎𝑛 (− )
𝜔02 − 𝛺2

Các tính chất của dao động cưỡng bức :

Tính chất 1: Dao động cưỡng bức gồm hai giai đoạn: Giai đoạn chuyển tiếp và giai
đoạn ổn định.

3
- Giai đoạn chuyển tiếp: xảy ra trong khoảng thời gian rất ngắn, khi đó dao động
của hệ là tổng hợp của hai dao động: dao động tự do tắt dần của hệ và dao động cưỡng
bức. Sau khoảng thời gian này thì dao động tự do tắt hẳn.

- Giai đoạn ổn định: Vật thực hiện dao động điều hòa cưỡng bức theo phương
trình 𝜙(𝑡 ) = 𝐴𝑐𝑜𝑠(𝛺𝑡 + 𝜑0 ).

Tính chất 2: Tần số góc của dao động cưỡng bức bằng tần số góc của ngoại lực
cưỡng bức.

Tính chất 3: Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào lực kích thích F0:
𝐹0
𝐴=
√(𝜔02 −𝛺2 )2 +4𝛽2 𝛺2

Tính chất 4: Hiện tượng cộng hưởng

Với một giá trị F0 thì 𝐴𝑚𝑎𝑥 khi

𝑦𝑚𝑖𝑛 = [(𝜔02 − 𝛺)2 + 4𝛽2 𝛺2 ]𝑚𝑖𝑛

Điều kiện cực tiểu {𝑦̇ = 0 𝑦̈ > 0 , ta có :

𝑦𝑚𝑖𝑛 ↔ 𝛺 = 𝛺𝑝 = √𝜔02 − 2𝛽2

𝛺𝑝 là tần số góc cộng hưởng

Khi đó :

𝐹0
𝐴𝑚𝑎𝑥 =
2𝛽√𝜔02 −𝛽2

4
Ta xét trường hợp 𝛽 ≪ 𝜔0 thì khi đó

𝛺𝑝 ≈ 𝜔0
𝐹0
𝐴𝑚𝑎𝑥 ≈
2𝛽𝜔0

Tính chất 5: Hệ số tắt dần 𝛽 càng lớn thì 𝐴𝑚𝑎𝑥 càng nhỏ, khi 𝛽 = 0 thì

𝐴𝑚𝑎𝑥 →∝ .

Tính chất 6: Độ lệch của con lắc xoắn 𝜑0 phụ thuộc hệ số tắt dần và tần số góc của
dao động cưỡng bức.

2𝛽𝛺
𝜑0 = 𝑎𝑟𝑐𝑡𝑎𝑛 (− )
𝜔02 − 𝛺2

𝛽 𝛺
2
𝜔0 𝜔0
→ 𝜑0 = 𝑎𝑟𝑐𝑡𝑎𝑛 (− )
𝛺 2
1−( )
𝜔0

Khi:
𝛺 𝜋
+ = 1 𝑡ℎì 𝜑0 = → 𝛺 = 𝜔0 thì dao động của con lắc xoắn và mô-men ngoại
𝜔0 2

lực vuông pha nhau.


𝛺
+ = 0 𝑡ℎì 𝜑0 = 0 → 𝛺 ≪ 𝜔0 thì dao động của con lắc xoắn và mô-men ngoại
𝜔0

lực cùng pha nhau.


𝛺
+ = ∝ 𝑡ℎì 𝜑0 = 𝜋 → 𝛺 ≫ 𝜔0 thì dao động của con lắc xoắn và mô-men ngoại
𝜔0

lực ngược pha nhau.

4. Bố trí thiết bị, dụng cụ thí nghiệm

Nhiệm vụ học tập 1. Bạn hãy đánh số và nêu công dụng của các dụng cụ được
đánh số từ 1 đến 9 trong Hình 9.1 vào bảng bên dưới.

5
Số (trong
Tên gọi Hình ảnh Công dụng
Hình 9.1)
1 con lắc lò xo
Dưới tác động của
xoắn được gắn
nguồn điện, con lắc
với một động
1 lò xo xoắn dao động.
cơ một chiều
Giúp ta quan sát dao
và bộ phận
động của con lắc.
hãm điện .

Cung cấp nguồn điện


để tạo ra dòng điện
Fu – cô cho hệ, đồng
1 nguồn điện. 2 thời điều chỉnh điện
áp tạo ra cường độ
dòng điện phù hợp
với bài thí nghiệm

Chuyển đổi dòng


1 bộ chỉnh lưu 3 điện 2 chiều thành
dòng điện 1 chiều

6
Đo cường độ dòng
1 ampere kế 4 điện hãm gắn vào lò
xo xoắn

Đo thời gian dao


1 đồng hồ bấm
5 động của lò xo. Độ
giây
chia 0,01 s.

Điều chỉnh kim góc


quay của con lắc lò
Đĩa lệch tâm 9
xo xoắn về vị trí cân
bằng

Kim chỉ góc Biểu thị góc quay


8
quay của lò xo

Núm chỉnh thô


6 Điều chỉnh điện áp
điện áp

7
Núm đảo
chiều dao Đảo chiều dao động
7
động cưỡng cưỡng bức
bức

Nhiệm vụ học tập 2. Bạn hãy nêu vai trò các bộ phận trên con lắc lò xo xoắn đánh
số từ 1 đến 14 trong Hình 9.2

1- Động cơ kích thích


2- Núm đảo chiều điện áp kích thích
3- Núm điều chỉnh thô điện áp kích thích để thu được biên độ cực đại
4- Thước vòng để đo biên độ dao động
5- Thân con lắc
6- Lò xo xoắn
7- Kim chỉ góc quay của động cơ kích thích

8
8- Kim chỉ góc quay của con lắc
9- Kim chỉ độ lệch của con lắc
10- Bộ kích thích dao động – thanh truyền kích thích;
11- Phanh xoáy tạo ra dòng điện Fuco và ma sát ổ trục;
12- Khe dẫn hướng và vít để đặt biên độ động cơ kích thích;
13- Tay đòn kết nối con lắc và bánh xe để khi điều chỉnh bánh xe thì sẽ điều chỉnh được
kim chỉ độ lệch của con lắc;
14- Bánh xe truyền động lệch tâm để điều chỉnh độ lệch của con lắc xoắn về VTCB và
đo chu kì của dao động.
5. Thực hiện đo đạc

4 Thực hiện đo đạc


Nhiệm vụ học tập 3. Dựa trên bộ dụng cụ thí nghiệm có sẵn, bạn hãy vẽ sơ
đồ hệ thí nghiệm. Bạn phải chú thích đầy đủ trên sơ đồ.

9
Bố trí thí nghiệm

Các bước tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Mở nguồn điện bằng cách bật nút ON/OFF phía sau nguồn điện. Điều
chỉnh kim chỉ độ lệch của con lắc về VTCB (vị trí vạch số 0) bằng cách điều chình
bánh xe truyền động lệch tâm.

Bước 2: Khởi động áp kế bằng nút POWER và nhấn nút HOLD để


hiển thị cường độ dòng điện đang chạy trong mạch.

Điều chỉnh từ từ nút vặn điều khiển điện áp của nguồn điện cho
đến khi Ampe kế hiển thị được cường độ dòng điện mong muốn thì
nhấn nút HOLD để giữ cố định cường độ dòng điện. (𝐼 = 0,25𝐴; 𝐼 =
0,4𝐴; 𝐼 = 0,5𝐴; 𝐼 = 0,65𝐴).

10
Bước 3: Điều chỉnh núm điều chỉnh thô điện áp kích thích trong khoảng 20-30 để
thu được biên độ dao động cưỡng bức cực đại(thường đo ở mức 20).

Lưu ý: Nên điều chỉnh lên từ từ để đảm bảo biên độ dao động mạnh và cân bằng.

Bước 4: Đặt mắt vuông góc với kim chỉ độ lệch của con lắc để đọc biên độ cực
đại.

Bước 5: Khi con lắc đã ở trạng thái cân bằng, dùng đồng hồ bấm giờ đo thời gian
5 vòng chuyển động của bánh xe truyền động lệch tâm(lấy vạch trắng trên bánh xe
để làm mốc).

Từ đó, ta lấy được chu kỳ 𝑇 = 𝑡/5 .

Bấm đồng hồ bấm giây: nhấn nút RESET (góc trên bên trái) để đưa về trạng thái
0:00:00. Để bắt đầu/dừng tính giờ nhấn nút START (góc trên bên phải).

Bước 6: Đọc và ghi lại số liệu (thực hiện ít nhất 3 lần).

Lưu ý: Cần để ý áp kế trong quá trình thực hiện thí nghiệm, vì khi áp kế tắt ta

phải bật lại và đo lại cường độ dòng điện.

6. Kết quả và thảo luận

a) Trường hợp 1: I=0,25 A

11
Lần đo t=5T (s) 𝚫t=|t - 𝐭|̅ (s) Amax (mm) ̅̅̅̅̅̅̅
𝚫Amax =| Amax −𝑨 𝒎𝒂𝒙 |

(mm)

1 9,66 0,043 104 4,7

2 9,60 0,017 92 7,3

3 9,59 0,027 102 2,7

Giá trị trung bình t̅ =9,617 ̅̅̅


Δ𝑡 =0,029 ̅̅̅̅̅̅̅
𝐴𝑚𝑎𝑥 = 99,3 ̅̅̅̅̅̅̅̅̅
Δ𝐴𝑚𝑎𝑥 = 4,9

t̅ 9,617 𝑠
𝑇̅ = = = 1,923 𝑠
5 5

Δ𝑇 = 𝑡𝑑𝑐 + ̅̅̅
Δ𝑡 = 0,01 + 0,029 = 0,039 𝑠

𝑇 = 𝑇̅ ± Δ𝑇 = 1,923 𝑠 ± 0,039 𝑠

ΔAmax = ΔAdc + ̅̅̅̅̅̅̅̅̅


Δ𝐴𝑚𝑎𝑥 = 2 + 4,9 = 6,9 mm

𝐴𝑚𝑎𝑥 = ̅̅̅̅̅̅̅
𝐴𝑚𝑎𝑥 ± ΔAmax = 99,3 ± 6,9 mm

Giá trị trung bình của tần số góc là:

2𝜋 2𝜋 2. 3,142
̅=
Ω = = = 3,268 𝑟𝑎𝑑/𝑠
𝑇̅ 1,923𝑠 1,923

Sai số tương đối:

Δ𝜋 Δ𝑇 0,001 0,039
𝜀= + = + = 0,021 = 2,1 %
𝜋 𝑇̅ 3,142 1,923

Sai số tuyệt đối:

𝑟𝑎𝑑 𝑟𝑎𝑑
̅ = 2,1 %. 3,268
ΔΩ = 𝜀. Ω = 0,069
𝑠 𝑠
𝑟𝑎𝑑
̅ ± ΔΩ = 3,268 𝑟𝑎𝑑/𝑠 ± 0,069
⇒Ω=Ω
𝑠
Trường hợp 2: I=0,4 A

12
Lần đo t=5T (s) 𝚫t=|t - 𝐭|̅ (s) Amax (mm) ̅̅̅̅̅̅̅
𝚫Amax =| Amax −𝑨 𝒎𝒂𝒙 |

(mm)

1 0,090 52 2,7
9,75

2 9,79 0,130 50 0,7

3 9,44 0,220 46 3,3

Giá trị trung bình t̅ =9,660 ̅̅̅=0,147


Δ𝑡 ̅̅̅̅̅̅̅
𝐴𝑚𝑎𝑥 = 49,3 ̅̅̅̅̅̅̅̅̅
Δ𝐴𝑚𝑎𝑥 = 2,2

t̅ 9,660 s
𝑇̅ = = = 1,932 𝑠
5 5

Δ𝑇 = 𝑡𝑑𝑐 + ̅̅̅
Δ𝑡 = 0,010 + 0147 = 0,157 𝑠

𝑇 = 𝑇̅ ± Δ𝑇 = 1,932 𝑠 ± 0,157 𝑠

ΔAmax = ΔAdc + ̅̅̅̅̅̅̅̅̅


Δ𝐴𝑚𝑎𝑥 = 2 + 2,2 = 4,2 mm

𝐴𝑚𝑎𝑥 = ̅̅̅̅̅̅̅
𝐴𝑚𝑎𝑥 ± ΔAmax = 49,3 ± 4,2 mm

Giá trị trung bình của tần số góc là:

2𝜋 2𝜋 2.3,142
̅=
Ω = = = 3,25 𝑟𝑎𝑑/𝑠
𝑇̅ 1,923 𝑠 1,932

Sai số tương đối:

Δ𝜋 Δ𝑇 0,001 0,157𝑠
𝜀= + = + = 0,082 = 8,2 %
𝜋 𝑇̅ 3,142 1,932𝑠

Sai số tuyệt đối:

𝑟𝑎𝑑
̅ = 8,2 %. 3,25
ΔΩ = 𝜀. Ω = 0,27 𝑟𝑎𝑑/𝑠
𝑠
𝑟𝑎𝑑
̅ ± ΔΩ = 3,25 ± 0,27
⇒Ω=Ω
𝑠
Trường hợp 3: I=0,5 A

13
Lần đo t=5T (s) 𝚫t=|t - 𝐭|̅ (s) Amax (mm) ̅̅̅̅̅̅̅
𝚫Amax =| Amax −𝑨 𝒎𝒂𝒙 |

(mm)

1 0,043 28 1,3
10,06

2 10,10 0,003 28 1,3

3 10,15 0,047 24 2,7

Giá trị trung bình t̅ =10,103 ̅̅̅


Δ𝑡 =0,031 ̅̅̅̅̅̅̅
𝐴𝑚𝑎𝑥 = 26,7 ̅̅̅̅̅̅̅̅̅
Δ𝐴𝑚𝑎𝑥 = 1,8

t̅ 10,103
𝑇̅ = = = 2,021 𝑠
5 5

Δ𝑇 = 𝑡𝑑𝑐 + ̅̅̅
Δ𝑡 = 0,01 + 0,031 = 0,041 𝑠

𝑇 = 𝑇̅ ± Δ𝑇 = 2,021 𝑠 ± 0,041𝑠

̅̅̅̅̅̅̅
ΔAmax = ΔAdc + Δ𝐴 𝑚𝑎𝑥 = 2 + 1,8 = 3,8mm

𝐴𝑚𝑎𝑥 = ̅̅̅̅̅̅̅
𝐴𝑚𝑎𝑥 ± ΔAmax = 26,7 ± 3,8 mm

Giá trị trung bình của tần số góc là:

2𝜋 2𝜋 2.3,142
̅=
Ω = = = 3,109 𝑟𝑎𝑑/𝑠
𝑇̅ 2,021𝑠 2,021

Sai số tương đối:

Δ𝜋 Δ𝑇 0,001 0,041𝑠
𝜀= + = + = 0,021 = 2,1 %
𝜋 𝑇̅ 3,142 2,021𝑠

Sai số tuyệt đối:

𝑟𝑎𝑑
̅ = 2,1 %. 3,109
ΔΩ = 𝜀. Ω = 0,065 𝑟𝑎𝑑/𝑠
𝑠
̅ ± ΔΩ = 3,109 𝑟𝑎𝑑/𝑠 ± 0,065 𝑟𝑎𝑑/𝑠
⇒Ω=Ω

14
Trường hợp 4: I=0,65 A

Lần đo t=5T (s) 𝚫t=|t - 𝐭|̅ (s) Amax (mm) ̅̅̅̅̅̅̅


𝚫Amax =| Amax −𝑨 𝒎𝒂𝒙 |

(mm)

1 0,177 22 2,7
10,31

2 10,53 0,043 18 1,3

3 10,62 0,133 18 1,3

Giá trị trung bình t̅ =10,487 ̅̅̅


Δ𝑡 =0,118 ̅̅̅̅̅̅̅
𝐴𝑚𝑎𝑥 = 19,3 ̅̅̅̅̅̅̅̅̅
Δ𝐴𝑚𝑎𝑥 = 1,8

t̅ 10,487 𝑠
𝑇̅ = = = 2,097 𝑠
5 5

Δ𝑇 = 𝑡𝑑𝑐 + ̅̅̅
Δ𝑡 = 0,01 + 0,118 = 0,128𝑠

𝑇 = 𝑇̅ ± Δ𝑇 = 2,097 ± 0,118 𝑠

̅̅̅̅̅̅̅
ΔAmax = ΔAdc + Δ𝐴 𝑚𝑎𝑥 = 2 + 1,8 = 3,8 mm

𝐴𝑚𝑎𝑥 = ̅̅̅̅̅̅̅
𝐴𝑚𝑎𝑥 ± ΔAmax = 19,3 ± 3,8 mm

Giá trị trung bình của tần số góc là:

2𝜋 2𝜋 2.3,142
̅=
Ω = = = 3,00 𝑟𝑎𝑑/𝑠
𝑇̅ 2,097 𝑠 2,097

Sai số tương đối:

Δ𝜋 Δ𝑇 0,001 0,128𝑠
𝜀= + = + = 0,061 = 6,1 %
𝜋 𝑇̅ 3,142 2,097𝑠

Sai số tuyệt đối:

𝑟𝑎𝑑
̅ = 6,1%. 3,00
ΔΩ = 𝜀. Ω = 0,18 𝑟𝑎𝑑/𝑠
𝑠
̅ ± ΔΩ = 3,00 𝑟𝑎𝑑/𝑠 ± 0,18 𝑟𝑎𝑑/𝑠
⇒Ω=Ω

15
Kết luận

a) So sánh các kết quả trong 4 trường hợp:

Các kết quả sai số ở các trường hợp với các cường độ khác nhau là tương đối nhỏ
(<10%). Do đó kết quả thí nghiệm phù hợp với lý thuyết. Vì thế các tính chất 2,3,4,5
ở dao động cưỡng bức và hiện tưởng cộng hưởng là phù hợp .

b) Nhận xét:

- Vì sai số không quá (<10%) do đó ta coi thí nghiệm phù hợp với lí thuyết “tần số góc
của dao động cưỡng bức bằng tần số góc của ngoại lực cưỡng bức.” (phù hợp với
tính chất 2).

- Cường độ dòng điện càng lớn thì biên độ cực đại thu được càng nhỏ, từ đây thấy
được biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào lực kích thích và ứng với một lực
kích thích F0 ta thu được một Amax (Phù hợp với tính chất 3,4).

- Hệ số tắt dần β phụ thuộc vào tính cản của môi trường, để thay đổi hệ số tắt dần β, ta
có thể thay đổi hệ số tỷ lệ C bằng cách thay đổi cường độ dòng điện hãm qua cuộn
dây, chính vì vậy khi cường độ dòng điện càng lớn thì hệ số tắt dần β càng lớn, do
đó biên độ cực đại thu được càng nhỏ và khi β=0 thì Amax→∞. (Phù hợp với tính
chất 5).

Nguyên nhân sai số:

- Do sai số của dụng cụ (con lắc lò xo xoắn; đồng hồ bấm giây)

- Do người thực hiện:

+ Làm cho bộ thí nghiệm rung lắc khi va chạm phải;


+ Điều chỉnh kim quay về VTCB chưa chính xác;
+ Mắt nhìn không chính xác kim chỉ góc quay hay chưa điều chỉnh kim chỉ góc
quay về VTCB mà đã tiến hành đo;
+ Bấm thời gian không chính xác khi đo chu kì;
+ Các lần vặn nút chỉnh thô điện áp động cơ quá nhanh.
16
- Do môi trường xung quanh ảnh hưởng đến thí nghiệm.
Cách khắc phục sai số:

- Đo thí nghiệm nhiều lần để giảm sai số.

- Đặt mắt vuông góc với con lắc khi đọc biên độ.

- Phải chỉnh kim quay về vị trí cân bằng rồi mới bắt đầu quay.

- Vặn nút chỉnh thô điện áp động cơ từ từ để thu được biên độ lớn nhất

Lưu ý: Nếu trong các lần đo mà có nghi ngờ sai sót do số liệu thu được khác xa so
với giá trị thực thì cần đo lại và loại bỏ số liệu nghi sai sót.

Khó khăn
▪ Khó điều chỉnh nguồn điện để thu được cường độ dòng điện mong muốn.

17

You might also like