You are on page 1of 23

23 CÂU ĐỊNH TÍNH

Nguyễn Ngọc Hồ Nhân


Nguyễn Kim Thành
Câu 1: Giả sử ta ném đồng xu lên theo phương thẳng đứng. Nếu ta chỉ
quan tâm đến độ cao cực đại của đồng xu thì có thể xem nó như là một
hạt không? Nếu ta quan tâm nó rơi xuống đất là mặt sấp hay ngửa thì có
thể xem nó là một hạt không?
Giải:

v=0

vo

Nếu chỉ chọn hệ bao gồm đồng xu và bỏ qua ma sát, ta có:


v 2 − v02 = 2gh
v02
⇔ hmax =
2g
Từ đó ta thấy độ cao cực đại không phụ thuộc vào khối lượng mà chỉ
phụ thuộc vào gia tốc trọng trường và vận tốc ban đầu nên nếu ta không
xét các mặt sau khi rơi của đồng xu thì ta có thể xem nó như là một hạt.
Nhưng nếu ta xét khi đồng xu rơi xuống là mặt gì thì ta không thể xem
nó như là một hạt vì hạt thì không có mặt úp hoặc ngửa.
Câu 2: Nếu sợi dây b ở hình sau bị kéo xuống với một lực tăng lên từ từ
thì cuối cùng sợi dây a sẽ bị đứt. Tuy nhiên nếu sợi dây b bị giật mạnh
xuống dưới thì sợi dây b lại bị đứt trước. Giải thích hiện tượng này.

Giải:

F
b

Đối với dây a: chịu ảnh hướng của lực kéo và cả trọng lực của vật nặng
bên dưới.
Đối với dây b: chỉ chịu ảnh hưởng bởi lực kéo.
Vậy nên khi ta kéo mạnh, quán tính của dây a do phải chịu tác dụng của
trọng lực nên sẽ lớn và làm giảm độ biến dạng của dây a. Từ đó làm cho
dây a khó bị đứt hơn dây b khi kéo mạnh.
Câu 3: Nếu một vật rắn chỉ chuyển động tịnh tiến (ví dụ thân xe ô tô
chuyển động trên đường bằng), thì có những điểm trong vật luôn luôn có
vận tốc bằng vận tốc của khối tâm không? Nếu có thì đó là những điểm
nào?
Giải:
Đối với chuyển động tịnh tiến của một vật rắn thì tất cả mọi điểm ở
trong vật rắn, có cùng quỹ đạo, cùng vector vận tốc, gia tốc tại một điểm
bất kì của vật luôn bằng gia tốc của khối tâm. => Mọi điểm là như nhau.

Câu 4: Nếu một vật rắn chỉ chuyển động quay quanh một trục có định
hướng cố định (ví dụ cửa quay), thì có những điểm trong vật luôn luôn
có vận tốc bằng vận tốc của khối tâm không? Nếu có thì đó là những
điểm nào?
Giải:

Đối với chuyển động quay của một vật rắn thì tất cả mọi điểm ở trong
v
vật rắn đều có vận tốc góc 𝜔 = là như nhau tại mọi điểm. Vận tốc dài
r
thì bằng nhau với những điểm thuộc đường thằng đi qua khối tâm và
song song với trục quay của vật.
𝜔
v=
r
vì r và 𝜔 là không đổi nên v không đổi với các điểm nằm trên đường
thẳng đi qua khối tâm và song song với trục quay.

Câu 5: Nếu một vật rắn vừa chuyển động tịnh tiến vừa quay quanh một
trục có định hướng cố định (ví dụ một bánh xe lăn), thì có những điểm
trong vật luôn luôn có vận tốc bằng vận tốc của khối tâm không? Nếu có
thì đó là những điểm nào?
Giải:

Đối với chuyển động tịnh tiến thuần túy: tất cả mọi điểm trên bánh xe
đều chuyển động với cùng vận tốc với vận tốc khối tâm.
Đối với chuyển động quay thuần túy: tất cả mọi điểm ở trong vật rắn đều
v
có vận tốc góc 𝜔 = là như nhau tại mọi điểm. Các điểm trên mép
r
ngoài của bánh xe luôn chuyển động đều với cùng một vận tốc dài và
ngược hướng với nhau.
Đối với chuyển động lăn thì sẽ là sự kết hợp giữa chuyển động tịnh tiến
và chuyển động dài và sẽ tồn tại:
v (chuyển động tịnh tiến)
{ 𝑘𝑡
𝜔 (chuyển động quay)
Vậy nên không có điểm nào nên bánh xe có cùng vận tốc với vận tốc
khối tâm.

Câu 6: Nếu một vật rắn vừa chuyển động tịnh tiến vừa quay quanh một
trục không có định hướng cố định (ví dụ một quả bóng được đá xoáy),
thì có những điểm trong vật luôn luôn có vận tốc bằng vận tốc của khối
tâm không? Nếu có thì đó là những điểm nào?
Giải:
Tương tự câu 5.

Câu 7: Một vật rắn quay quanh trục cố định có vận tốc góc và gia tốc
góc khác không. Một hạt A trong vật ở cách trục xa hơn hạt B hai lần.
Hãy xác định tỉ số của các đại lượng sau đối với A và B:
a) Tốc độ góc e) Thành phần hướng tâm của
b) Tốc độ dài gia tốc góc
c) Độ lớn gia tốc góc f) Độ lớn gia tốc dài.
d) Thành phần tiếp tuyến gia
tốc góc
Giải:

r
B
2r
A
Tốc độ góc:
𝜔𝑎
= 1 ⟹ 𝜔𝑎 = 𝜔𝑏
𝜔𝑏
Tốc độ dài:
v𝑎 𝜔𝑎 2r
= =2
v𝑏 𝜔𝑏 r
Gia tốc góc:
𝑑𝜔𝑎
𝛼𝑎 ( )
= 𝑑t =1
𝛼𝑏 𝑑𝜔𝑏
( )
𝑑t
Thành phần gia tốc tiếp tuyến:
at(𝑎) 𝛼𝑎 2r
= =2
at(𝑏) 𝛼𝑏 r
Thành phần gia tốc hướng tâm:
ar(𝑎) 𝜔𝑎2 2r
= 2 =2
ar(𝑏) 𝜔𝑏 r
Gia tốc dài:

2
+ a2r(𝑎)
a𝑎 √at(𝑎) 2r√𝛼𝑎2 + 𝜔𝑎4
= = =2
a𝑏
√a2t(𝑏) + a2r(𝑏) r√𝛼𝑏2 + 𝜔𝑏4
Câu 8: Vận tốc góc của các kim trong một đồng hồ treo tường hướng
vào phía trong tường hay ra ngoài tường. Ở thời điểm đồng hồ mất điện,
gia tốc góc của các kim hướng vào phía trong hay ra ngoài tường?
Giải:
Áp dụng quy tắc “bàn tay phải”: “Nếu ta cong các ngón tay phải theo
chiều quay của vật thì ngón cái choãi ra chỉ chiều của vận tốc góc.” Từ
đó ta có thể xác định được rằng vận tốc góc của kim đồng hồ hướng vào
bên trong.
Nếu mất điện thì kim đồng hồ sẽ di chuyển chậm dần rồi ngừng hẳn, vì
vậy 𝜔 < 0 nên gia tốc góc 𝛼 sẽ ngược hướng với vận tốc góc và hướng
ra ngoài.

Câu 9: Một ôtô chuyển động chậm dần về phía trước. Hỏi vận tốc góc
của bánh xe hướng về phía bên trái hay bên phải của bánh xe? Xác định
hướng gia tốc góc của bánh xe?
Giải:
Tương tự như đối với các kim đồng hồ, vector vận tốc góc của bánh xe
có thể xác định được bằng quy tắc “bàn tay phải”. Và nếu chiếc xe đang
di chuyển chậm dần thì 𝜔 < 0 nên gia tốc góc 𝛼 sẽ ngược hướng với
vận tốc góc và hướng ra ngoài.

Câu 10: Một vật có thể có nhiều momen quán tính không? Ngoài hình
dáng và khối lượng của vật, để xác định momen quán tính của nó cần
phải biết thêm thông tin nào nữa?
Giải:
Một vật có thể có nhiều momen quán tính đối với từng trục quay khác
nhau mà ta đang xét. Vì vậy để xác định được momen quán tính của một
vật ta cần phải xác định được trục quay của vật. Vật có nhiều trục quay
khác nhau thì momen quán tính sẽ khác nhau.

Câu 11: Giả sử bạn cho các vật sau đây cùng xuất phát từ trạng thái
đứng yên lăn xuống một đoạn dốc thẳng ở cùng một thời điểm: một quả
bóng rổ, một viên bi-a, một lon bia rỗng, một quả bóng đá và một quả
cầu Bowling. Theo bạn thì vật nào sẽ chạm đất đầu tiên? Vật nào sẽ cán
đất cuối cùng? Bạn có chờ đợi chúng tới cùng một lúc không? Giả sử cơ
năng được bảo toàn.
Giải:

Chọn hệ chỉ bao gồm vật và đoạn dốc, áp dụng định luật bảo toàn cơ
năng, ta có sự thay đổi động năng cũng chính là sự thay đổi thế năng của
vật, vậy:
∆U = ∆K
1 2 1
⇔ mgh = Iω + mv 2
2 2
Giả sử momen quán tính của vật có dạng:
I = 𝛽. mR2
1 1
⇒ mgh = 𝛽. mR2 ω2 + mv 2
2 2
1 1 1 1 1
⇔ gh = 𝛽. R2 ω2 + v 2 = 𝛽v 2 + v 2 = v 2 (𝛽 + 1)
2 2 2 2 2

2gh
⇒v=√
𝛽+1

Vậy vận tốc cuối của vật không phụ thuộc vào khối lượng mà chỉ phụ
thuộc vào hình dạng của vật.
Nhắc lại:
2
𝛽cầu rỗng = 𝛽bóng rổ =
3
2
𝛽cầu đặc = 𝛽bi−a = 𝛽Bowling =
5
{ 𝛽trụ rỗng = 𝛽lon bia = 1
1
Dễ dàng nhận lấy v~ nên 𝛽 càng lớn thì v càng nhỏ
√𝛽+1

Vậy bowling và bi-a là 2 vật có vận tốc lớn nhất và lon bia là vật có vận
tốc bé nhất.

Câu 12: Một hạt chuyển động tròn đều. Hỏi momen động lượng của hạt
đối với tâm chuyển động có hướng hay độ lớn không đổi? Nếu hạt có độ
lớn vận tốc thay đổi khi chuyển động trên vòng tròn thì momen động
lượng của nó có hướng hay thay đổi độ lớn hay không?
Giải:
Theo định luật bảo toàn momen động lượng: “Đối với chất điểm (hoặc
hệ chất điểm) cô lập, hoặc chịu tác dụng của ngoại lực nhưng tổng
momen của ngoại lực bị triệt tiêu, thì momen động lượng của chất điểm
hay của hệ đó được bảo toàn.”
Vì vậy mà nếu không có bất kì momen ngoại lực tác dụng lên vật hoặc
tổng momen ngoại lực bị triệt tiêu thì momen động lượng được bảo toàn.
Nếu hạt có độ lớn vận tốc thay đổi thì sẽ chỉ làm thay đổi hướng của
momen động lượng chứ không làm thay đổi độ lớn của momen động
lượng vì momen động lượng là đại lượng bảo toàn: L = I𝜔.

Câu 13: Nếu tổng momen ngoại lực tác dụng lên một hạt có cùng hướng
như momen động lượng của nó thì momen động lượng có đổi hướng hay
không? Độ lớn của momen động lượng có thay đổi không?
Giải:

Do giá của momen lực và momen động lượng là trùng với nhau nên nếu
ta tác động một lực momen thay đổi lên vật thì sẽ không làm thay đổi
phương mà chỉ làm thay đổi chiều và độ lớn của momen động lượng
Câu 14: Nếu tổng momen ngoại lực tác dụng lên một hạt vuông góc với
momen động lượng của nó thì momen động lượng có đổi hướng hay
không? Độ lớn của momen động lượng có thay đổi không?
Giải:
Cả độ lớn và hướng của momen động lượng sẽ thay đổi, ta có:
∆𝑙
𝜏⃗ =
∆t
⃗⃗2 − L
⟹L ⃗⃗1 = 𝜏⃗∆t

⟹ ⃗L⃗2 = 𝜏⃗∆t + ⃗L⃗1

L1

L2
L1 +τ . t

Câu 15: Khi một viên bi-a lăn không trượt xuống dốc, hỏi momen của
lực nào gây ra gia tốc đối với trục đi qua khối tâm? Momen của lực nào
gây ra gia tốc đối với trục đi qua điểm tiếp xúc với mặt dốc?
Giải:

Px

Fms

Py

P
a) Chọn trục tại khối tâm của viên bi-a.
Do có tồn tại ma sát nên lực ma sát sẽ gây ra một momen lên trục đi qua
khối tâm:

⃗⃗ = 𝐅⃗𝒎𝒔 . 𝐫
𝝉
Áp dụng định luật II Newton ta có:
⃗⃗ = m. a⃗⃗
F
⇔ 𝜏⃗ = m. a⃗⃗
⃗⃗𝑚𝑠 . r = m. a⃗⃗
⇔F
Vậy lực ma sát gây ra gia tốc cho viên bia đối với trục đi qua khối tâm
b) Chọn trục tại điểm tiếp xúc giữa viên bi-a và mặt dốc.
Do vật có khối lượng nên tồn tại trọng lực tác dụng lên vật, chiếu lên các
trục ta có:
⃗⃗ = 𝐏
𝐏 ⃗⃗𝒙 + 𝐏
⃗⃗𝒚

Vậy ⃗P⃗𝑥 sẽ gây ra một momen lực đi qua điểm tiếp xúc giữa vật và dốc:
⃗⃗𝒙 . 𝐫
⃗⃗ = 𝐏
𝝉
Chọn chiều dương theo trục x là chiều chuyển động xuống dốc của vật.
Áp dụng định luật II Newton, chiếu lên trục Ox ta có:
⃗⃗ = m. a⃗⃗
F
⇔ 𝜏⃗ = m. a⃗⃗
⇔ ⃗P⃗𝑥 r = m. a⃗⃗
Vậy trọng lực gây ra gia tốc cho viên bia đối với trục đi qua điểm đặt
giữa vật và dốc.
Câu 16: Một vận động viên đang quay nhanh đột ngột dang hai tay ra
(bỏ qua ma sát trong khoảng thời gian dang tay). Động năng của người
đó có bảo toàn hay không? Cơ năng có bảo toàn không? Momen động
lượng có bảo toàn không? Thế năng có bảo toàn không? Nếu các đại
lượng đó không bảo toàn thì chúng tăng hay giảm.
Giải:
Động năng của cô gái (giả sử vdv là nữ) không được bảo toàn vì nếu cô
gái dang tay ra thì tốc độ quay (vận tốc góc) của cô gái sẽ chậm đi nên
động năng quay của cô gái không bảo toàn và sẽ giảm dần.
𝟏 𝟐
𝐊= 𝐈𝛚
𝟐
Cơ năng

Momen động lượng của cô gái được bảo toàn nếu ta bỏ qua ma sát do
không có ngoại lực nào gây ra momen làm thay đổi momen động lượng
của hệ:
𝐋 = 𝐈𝛚 = 𝒄𝒐𝒏𝒔𝒕
Thế năng của cô gái được bảo toàn do cô gái không thay đổi vị trí độ cao
của mình so với mốc (mặt đất):
𝐔𝒈 = 𝐦𝐠𝐡

Vì thế năng là không đổi mà động năng lại thay đổi nên cơ năng không
được bảo toàn.
Câu 17: Giữ thăng bằng một quả bóng xoay tròn trên đầu ngón tay dễ
hơn là giữ quả bóng không xoay. Giải thích?
Giải:
Giả sử ta đang xoay một quả bóng rổ trên đầu ngón tay:
Khi ta xoay một vật thì ta đang thêm động năng vào cho vật từ đó vật có
động lượng. Với những vật đang có một động lượng nhất định, theo định
luật bảo toàn động lượng, để khiến vật đó chuyển hướng thì cần phải tác
dụng một lực đủ lớn vào vật.
Vì vậy, nếu ta không tác dụng bất kì một ngoại lực nào vào vật thì vật
luôn có xu hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động trong không gian
nhờ vào momen quay của chính nó.

Trên thực tế, ngón tay bạn không phải đang giữ cân bằng quả bóng mà
chính quả bóng đang giữ cho ngón tay bạn cân bằng.
Ngược lại, quả bóng đứng yên không có momen quay và ở trong trạng
thái câng bằng không ổn định. Với chỉ một lực nhỏ như là gió thổi cũng
có thể khiến nó bị mất thăng bằng và rơi xuống đất.

Nếu muốn quả bóng đang quay rơi xuống đất, ta phải tác dụng lên nó
một lực đủ lớn để làm thay đổi động năng quay của nó. Vì vậy mà có thể
giữ thăng bằng một quả bóng xoay tròn trên đầu ngón tay dễ hơn là giữ
quả bóng không xoay.

Câu 18: Giải thích vì sao và làm thế nào một cân có cánh tay đòn bằng
nhau lại có thể được sử dụng để so sánh các trọng lượng? Nó có thể so
sánh khối lượng không?
Giải:

R
d

d
L

mG

MG

Xét cán cân và chọn trục quay tại tâm của cánh tay đòn chung như hình
vẽ, chọn chiều dương theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, ta có:
⃗⃗d
𝜏⃗L = ⃗P⃗L . d = MG
{
𝜏⃗R = ⃗P⃗R . d = mG⃗⃗d
Khi cân ở vị trí cân bằng tức là m = M thì hai lực này triệt tiêu nhau:
𝜏⃗L + 𝜏⃗R = ⃗0⃗
Khi M > m, ta có:
𝜏⃗L > 𝜏⃗R
Từ đó dẫn tới Vector tổng hợp lực có chiều hướng đi xuống và ở bên có
trọng lượng lớn hơn. Từ đó tạo ra momen làm quay cán cân và ta có thể
so sánh được trọng lượng của vật.
Ta có thể so sánh khối lượng gián tiếp của 2 vật qua trọng lượng của
chúng.
Câu 19: Giả sử bạn dùng hai sợi dây treo một vật lên trần nhà. Mỗi dây
được buộc vào một đầu của vật và có thể có định hướng bất kì khi treo
lên trần. Hỏi các dây có định hướng như thế nào thì sức căng của mỗi
dây là nhỏ nhất?
Giải:
y y

T1 T2

α Ty Ty β
x x
Tx Tx

Giả sử góc hợp giữa cả 2 dây và phương ngang là góc 𝛼 và 𝛽 với 𝛼 < 𝛽
Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ.
Theo định luật II Newton:
⃗F⃗ = m. a⃗⃗

⇔ ⃗T⃗1 + ⃗T⃗2 + ⃗P⃗ = ⃗0⃗


Chiếu lên trục Ox:
⃗T⃗1𝑥 + ⃗T⃗2𝑥 = ⃗0⃗
⇔ T1 cos(α) = T2 cos(β)
𝐜𝐨𝐬(𝛃)
⇔ 𝐓𝟏 = 𝐓𝟐
𝐜𝐨𝐬(𝛂)
Lại thấy nếu 𝛃 > 𝛂 ⟹ 𝐜𝐨𝐬(𝛃) < 𝐜𝐨𝐬(𝛂)
cos(β)
Vậy <1
cos(α)
⟹ 𝐓𝟏 < 𝐓𝟐
Vậy chứng tỏ ta cần góc hợp giữa phương ngang và lực căng dây càng
nhỏ để lực căng dây là nhỏ nhất.

Câu 20: Xét momen lực mà bạn tác dụng lên một cái cờ lê để xiết chặt
một đai ốc. Hướng của momen lực đối với trục của bu lông có phải
hướng tiến của đai ốc hay ngược lại?
Giải:
Ta có thể xác định phương và chiều của momen lực bằng cách sử dụng
quy tắc “bàn tay phải”: “Nếu ta cong các ngón tay phải theo chiều quay
của vật thì ngón cái choãi ra chỉ chiều của momen lực.”
Từ đó ta có thể xác định được rằng chiều của momen lực chính là hướng
tiến của đinh ốc.
Từ đây ta có thể xác định được quy tắc “vặn đinh ốc”: “Nếu vặn đinh ốc
theo chiều từ r⃗ tến ⃗F⃗ thì chiều tiến của đinh ốc chính là chiều của momen
lực”

Câu 21: Cho một ví dụ về tính huống mà trọng tâm và khối tâm của vật
không trùng với nhau.
Bài làm:
Trọng tâm của một vật thể hay một hệ các vật thể là điểm trung bình
theo phân bố trọng lượng của vật thể và điểm này phụ thuộc vào các
trường trọng lực xung quanh.
Khối tâm của một vật thể là điểm trung bình theo phân bố khối lượng
của vật thể và điểm này không phụ thuộc vào các trường trọng lực xung
quanh.
Trọng tâm và khối tâm của vật không trùng với nhau nếu vật được đặt ở
trong một trọng trường không đồng nhất. Đối với các vật thể có kích
thước lớn như các ngọn núi. Gia tốc trọng trường ở đỉnh núi sẽ thấp hơn
gia tốc trọng trường ở chân nút (gần mặt đất) nên trọng tâm và khối tâm
của ngọn núi sẽ không trùng với nhau

Câu 22: Sau khi tàu chở dầu chuyển hết hàng (dầu) xuống, trên đường
trở về, người ta thường đổ nước vào các xi-téc chở dầu, mặc dù ở nơi trở
về thì số nước ấy chẳng dùng để làm gì, vì sao?
Giải:
Theo định luật Archimede: Một vật được nhúng một phần hoặc toàn bộ
trong một chất lưu sẽ chịu tác dụng một lực đẩy có độ lớn bằng trọng
lượng của khối chất lưu bị chiếm chỗ và hướng lên trên dọc theo đường
thẳng đứng đi qua trọng tâm của khối chất lưu đó.
Vậy để thuyền có thể nổi trên mặt nước, thì phần trọng nước của nước bị
chiếm chỗ phải chính bằng trọng lượng của chính chiếc thuyền.
Ở trạng thái thông thường, tâm của lực đẩy và trọng lực luôn nằm trên
giá của nhau và ngược hướng giúp tàu luôn giữ được sự cân bằng.

Nhưng nếu ta thêm một vật nặng hoặc bỏ đi một vật nặng ở một đầu còn
lại của thuyền thì thì trọng tâm của thuyền sẽ bị thay đổi trong khi tâm
của lực đẩy không đổi.
Hai lực này tác dụng với nhau có xu hướng làm nghiêng tàu để có thể
đạt được trạng thái cân bằng của lực.

Cách để giải quyết vấn đề này là gây một lực đủ lớn hoặc thêm một vật
có khối lượng đủ lớn để có thể đưa trọng tâm trở lại vị trí ban đầu. Vậy
nên người ta thường thêm nước vào các thùng chứa dầu sau khi đã
chuyển dầu đi để thuyền trở về trạng thái cân bằng và không bị lật.
Câu 23: Tại sao có thể nói bơi trong nước biển dễ hơn bơi trong nước
ngọt?
Bài làm:
Sự khác biệt chính giữa nước biển và nước ngọt là trong nước biển có
chứa hàm lượng các loại muối như NaCl trong khi ở nước ngọt thì
không. Từ đó dẫn tới khối lượng riêng của nước biển lớn hơn so với
𝜌𝑠𝑎𝑙𝑡 𝑤𝑎𝑡𝑒𝑟 = 1,03 × 103 Kg. m−3
nước ngọt: {
𝜌𝑓𝑟𝑒𝑠ℎ 𝑤𝑎𝑡𝑒𝑟 = 1,00 × 103 Kg. m−3
Theo định luật Archimede: lực đẩy của nước tác dụng lên ta là
𝐅𝐁 = 𝝆𝐠𝐕
Vì gia tốc trọng trường là không đổi và lượng thể tích mà một người
chiếm chỗ là như nhau ở cả 2 loại nước nên:
F𝑠𝑎𝑙𝑡𝑤𝑎𝑡𝑒𝑟 𝜌𝑠𝑎𝑙𝑡 𝑤𝑎𝑡𝑒𝑟
= >1
F𝑓𝑟𝑒𝑠ℎ𝑤𝑎𝑡𝑒𝑟 𝜌𝑓𝑟𝑒𝑠ℎ 𝑤𝑎𝑡𝑒𝑟
⇒ F𝑠𝑎𝑙𝑡𝑤𝑎𝑡𝑒𝑟 > F𝑓𝑟𝑒𝑠ℎ𝑤𝑎𝑡𝑒𝑟
Vì vậy lực đẩy archimede hướng lên khi ở nước biển cao hơn so với khi
ở nước ngọt, từ đó ta sẽ cảm nhận được ít sức nặng hơn nên có thể dễ
bởi hơn.

You might also like