You are on page 1of 11

Đề tài nhóm : Quan điểm Hồ Chí Minh về bản chất nhà

nước và xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ,
trong sạch, hoạt động hiệu quả.

I/ QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA


BẢN CHẤT GIAI CẤP CÔNG NHÂN VỚI TÍNH NHÂN DÂN VÀ TÍNH
DÂN TỘC CỦA NHÀ NƯỚC:
1. Về bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước :
- Khái niệm về Nhà nước :
+ Là một phạm trù lịch sử , nó chỉ ra đời và tồn tại khi giai cấp và đấu tranh giai
cấp xuất hiện.
+ Là sản phẩm tất yếu của một xã hội có giai cấp , nó bao giờ cũng mang bản chất
một giai cấp nhất định , không có một nhà nước nào là phi giai cấp , không có nhà
nước đứng trên giai cấp  Không phải lịch sử nhân loại xuất hiện là có nhà nước
ngay và nhà nước không phải tồn tại mãi mãi.
*Trong hình thái KT-XH cộng sản nguyên thuỳ  không có giai cấp  chưa xuất
hiện nhà nước . Trong hình thái KT-XH cộng sản văn minh ( giai đoạn cao ) 
giai cấp dần dần không còn đồng thời với quá trình đó là nhà nước của giai cấp
cũng tự tiêu vong.
- Nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh
+ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được coi là Nhà nước của dân , do dân ,
vì dân nhưng tuyệt nhiên nó không phải là “Nhà nước của dân” hiểu theo nghĩa
nhà nước phi giai cấp
+ Nhà nước bao giờ và ở đâu cũng mang bản chất của một giai cấp nhất định

 Theo quan điểm của Hồ Chí Minh , Nhà nước Việt Nam mới là một Nhà
nước mang BẢN CHẤT GIAI CẤP CÔNG NHÂN vì :

a) Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo . Điều này được thể hiện :
>> Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước giữ vững và tăng cường bản chất
giai cấp công nhân
[ Chứng minh : (1)Việc xác định bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước là một
vấn đề rất cơ bản của Hiến pháp . Lời nói đầu của bản Hiến pháp năm 1959 khẳng
định “Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ nhân dân , dựa trên nền tảng liên minh
công nông , do giai cấp công nhân lãnh đạo” (2) Trong quan điểm cơ bản xây dựng
một Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ , một Nhà nước thể hiện tính chất
nhân dân rộng rãi , Hồ Chí Minh vẫn nhấn mạnh nòng cốt của nhân dân là liên
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông nhân và trí thức , do giai cấp công
nhân mà đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. ]

>> Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng phương thức thích hợp :
[ Chứng minh : (1) Phù hợp với từng thời kỳ : Như trong thời kỳ chủ tịch Hồ Chí
Minh làm Chủ tịch nước , đất nước ta phải vừa tiến hành kháng chiến chống giặc
ngoại xâm , giải phóng và bảo vệ Tổ quốc , vừa lãnh đạo nhân dân xây dựng chế
độ mới .(2) Mỗi một thời kỳ , phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
không giống nhau song trong tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn có những vấn đề cơ bản
về phương thức lãnh đạo của Đảng chung cho các thời kỳ đó là : Đảng lãnh đạo
Nhà nước bằng đường lối , quan điểm , chủ trương để Nhà nước thể chế hoá thành
pháp luật , chính sách , kế hoạch . Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng hoạt động của các
tổ chức đảng và đảng viên của mình trong bộ máy , cơ quan nhà nước . Đảng lãnh
đạo Nhà nước bằng công tác kiểm tra . ]
b) Bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ
nghĩa của sự phát triển đất nước . Điều này đã đã được thể hiện trong quan điểm
của Hồ Chí Minh ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới ra đời .

c) Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta thể hiện ở nguyên tắc tổ
chức và hoạt động cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ
[ Chứng minh : Hồ Chí Minh rất chú ý đến tính dân chủ tronng tổ chức và hoạt
động của tất cả bộ máy , cơ quan nhà nước , nhấn mạnh đến việc phát huy cao độ
dân chủ , đồng thời phát huy cao độ tập trung , Nhà nước phải tập trung thống nhất
quyền lực dể tất cả mọi quyền lực vào tay nhân dân ]
2. Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân , tính dân tộc
của Nhà nước :
- Hồ Chí Minh là người giải quyết rất thành công mối quan hệ giữa các vấn đề
giai cấp – dân tộc trong xây dựng Nhà nước Việt Nam mới .

 Mối quan hệ giữa bản chất giai cấp với tính nhân dân , tính dân tộc đã
được Hồ Chí Minh giải quyết hài hoà , thống nhất và được biểu hiện rõ trong
những quan điểm sau :

a) Nhà nước ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài , gian khổ của rất
nhiều thế hệ người Việt Nam .
[ Chứng minh : (1) Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX : dân tộc Việt Nam rơi vào
khủng hoảng đường lối cách mạng . Trong cuộc đấu tranh trường kỳ chống thực
dân Pháp của dân tộc ta , tiêu biểu là những cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của
các nhà cách mạng tiền bối rất oanh liệt , tô điểm cho truyền thống yêu nước chống
ngoại xâm của dân tộc nhưng độc
lập , tự do cho dân tộc vẫn chưa trở thành hiện thực . (2) Đầu năm 1930 : Đảng ta
ra đời , sự lớn mạnh của giai cấp công nhân với đội tiên phong của nó là Đảng
Cộng sản Việt Nam đã vượt qua tất cả hạn chế và lãnh đạo thắng lợi Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 , đấu tranh giành chính quyền , lập nên Nhà nước dân chủ
nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á ]

b) Tính thống nhất còn biểu hiện ở chỗ Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân
dân , lấy lợi ích của dân tộc làm cơ bản .
[ Chứng minh : Hồ Chí Minh khẳng định lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân ,
của nhân dân lao động và của toàn dân tộc là một . Nhà nước ta không những thể
hiện ý chí của giai cấp công nhân mà còn thể hiện ý chí của nhân dân và toàn dân
tộc ]

c) Nhà nước ta đã đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó , đã lãnh
đạo nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập , tự do
của Tổ quốc , xây dựng một nước Việt Nam hoà bình , thống nhất , độc lập ,
dân chủ và giàu mạnh , góp phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới
[ Chứng minh : con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đi đến chủ nghĩa cộng
sản là con đường mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác định , cũng là sự nghiệp của
chính Nhà nước ta ]
II/ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CÓ HIỆU LỰC PHÁP LÝ MẠNH MẼ
- Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ là một nhà nước hợp pháp, hợp hiến
và được quản lý bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào
cuộc sống
1. Xây dựng một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến
- Nhà nước hợp hiến, hợp pháp là một Nhà nước ra đời dựa trên những cơ sở
pháp lý có hiệu lực, được quảng đại quần chúng nhân dân trong nước thừa
nhận. và được cộng đồng quốc tế công nhận
- Để xây dựng nhà nước hợp hiến, hợp pháp chủ tịch Hồ Chí Minh đã:
o Trong Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 Người đã thay mặt chính phủ long
trọng tuyên bố với thế giới tại Quảng trường Ba Đình: "Tất cả mọi người
đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có
thể xâm phạm được; Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự
do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Người đã dẫn chứng lại bản Tuyên ngôn
của nước Mỹ cũng như Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách
mạng Pháp. Những tư tưởng trên sau này là nền móng cho Hiến pháp năm
1946. Trong cuộc họp chính phủ chỉ sau một ngày đọc Tuyên ngôn độc lập,
Người đã vạch ra nhiệm vụ cấp bách là xây đựng một bản Hiến pháp. Đó
chính là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách mà Hồ Chủ tịch đưa ra trong
phiên họp đầu tiên ấy: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế
cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta
không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ.
Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ.
o HCM đã đề nghị tổ chức Tổng tuyển cử càng sớm càng tốt để lập Quốc hội
=> Chính phủ và các cơ quan, bộ máy chính thức khác của Nhà nước mới
=> cơ sở pháp lý vững chắc để làm việc với quân Đồng minh, có quan hệ
quốc tế bình đẳng, thiết lập được một cơ chế quyền lực hợp pháp theo đúng
thông lệ của một Nhà nước pháp quyền hiện đại
o Ngày 20/9/1945, HCM ký Sắc lệnh số 34-SL thành lập uỷ ban dự thảo
Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
o 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử được tiến hành một cách bình đẳng với chế
độ phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và bỏ phiếu kín
o 2/3/1946, Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã họp phiên
đầu tiên, lập ra các tổ chức và chức vụ chính thức của Nhà nước
o 9/11/1946, Hiến pháp được Quốc hội thông qua
 Đây là chính phủ có đầy đủ tư cách pháp lý của nước Việt Nam
2. Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng
đưa pháp luật vào cuộc sống
- Quản lý nhà nước quan trọng nhất là quản lý bằng hệ thống luật, trong đó
quan trọng nhất là Hiến pháp
- Hiến pháp là một hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và
thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền.
Nhiều hiến pháp cũng bảo đảm các quyền nhất định của nhân dân.
- Các bản Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp 1959 đã để lại dấu ấn đậm nét
những quan điểm của HCM về bản chất, thiết chế và hoạt động của Nhà
nước mới
- HCM luôn chăm lo xây dựng một nền pháp chế XHCN để đảm bảo quyền
làm chủ thật sự của nhân dân, HCM quan niệm:
o Pháp luật phải đúng và đủ
o Nâng cao trình độ dân trí, làm cho nhân dân có ý thức chính trị trong việc
tham gia công việc của chính quyền các cấp
o Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho mọi người dân, đặc biệt là
thế hệ trẻ
o Đảm bảo pháp luật trở thành cán cân công lý cho tất cả mọi người

 Điểm đặc biệt của Hiến pháp 1946


- Trong Hiến pháp 1946, các quyền công dân đều được quy định rất rõ ràng
và Hiến pháp 1946 không hề đưa ra một quy định nào giới hạn các quyền
công dân này
- Hiến pháp 1946 quy định nghị viện “họp công khai, công chúng được vào
nghe” và “báo chí được phép thuật lại các cuộc thảo luận và quyết nghị của
Nghị viện”
III/ Xây dựng nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu quả
1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài:
- Để xây dựng một Nhà nước pháp quyền vững mạnh, vấn đề xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Theo Người, yêu cầu đối
với đội ngũ này, đó là những người vừa có đức, vừa có tài, trong đó đức là gốc; đội
ngũ này phải được tổ chức hợp lí, có hiệu quả.
- Những yêu cầu cụ thể về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức:
o Tuyệt đối trung thành với cách mạng
o Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ
o Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân
o Cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán,
dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, “thắng
không kiêu, bại không nản”
o Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hành
động vì sự lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước

2. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước:
- Xây dựng một Nhà nước của dân, do dân, vì dân không bao giờ tách rời với việc
làm cho Nhà nước luôn trong sạch, vững mạnh
- Hồ Chí Minh càng chú ý hơn bao giờ hết đến việc bảo đảm sự trong sạch, vững
mạnh của các cấp chính quyền
- Hồ Chí Minh chỉ ra 6 căn bệnh cần đề phòng: trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng,
chia rẽ, kiêu ngạo
- Trong quá trình lãnh đạo xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ
Chí Minh thường chỉ rõ những tiêu cực sau đây và nhắc nhở mọi người đề phòng
và khắc phục:
o Đặc quyền, đặc lợi
o Tham ô, lãng phí, quan liêu
o Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo

3. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo
dục đạo đức cách mạng:
- Hồ Chí Minh đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa quản lí xã hội bằng pháp
luật với phát huy những truyền thống tốt đẹp trong đời sống cộng đồng người Việt
Nam được hình thành qua hàng nghìn năm lịch sử
- Hồ Chí Minh bao giờ cũng thể hiện là một người sáng suốt, thống nhất hài hòa
giữa lí trí và tình cảm, nghiêm khắc, bao dung, nhân ái nhưng không giờ che chở
những sai lầm, khuyết điểm của bất cứ ai.
- Hồ Chí Minh yêu cầu pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kì
kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì; bên cạnh đó dùng sức mạnh uy tín của
mình để cảm hóa những người có lỗi lầm, kéo họ đi với cách mạng, giáo dục
những người mắc khuyết điểm để họ tránh phạm pháp
IV/ SÁNG TẠO
1. Sáng tạo trong việc lựa chọn mô hình nhà nước
- Hồ Chí Minh đã tính đến việc ngay sau khi giành được độc lập cho dân tộc,
phải thiết lập một chế độ mà ở đó tính dân chủ phải được thực hiện một cách
triệt để. Chính vì vậy Người luôn quan tâm đến việc lựa chọn mô hình nhà
nước. Trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã khảo sát các mô
hình nhà nước tư sản Mỹ, Anh, Pháp… và thấy rằng, sau khi cách mạng
thành công thì chính quyền vẫn ở trong tay một số ít người. Người đã phát
hiện ra rằng, sau những lời hoa mỹ về “quyền bình đẳng, quyền sống, quyền
tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc” của “Tuyên ngôn độc lập 1776” của Hoa
Kỳ là sự bất bình đẳng, nghèo đói, nạn phân biệt chủng tộc và biết bao sự
tàn bạo, bất công khác, nhất là đối với những người da đen. Người coi đó là
một cuộc cách mạng chưa đến nơi, vì cách mạng đã thành công hơn 150
năm nay rồi mà công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính làm cách mạng lần
thứ hai. Sau khi đến Liên Xô, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu một mô hình nhà
nước Xô viết, nhà nước đó: “Phát đất ruộng cho dân cày, giao công xưởng
cho thợ thuyền... ra sức tổ chức kinh tế mới để thực hành chủ nghĩa thế giới
đại đồng”
- Mô hình nhà nước đó là một gợi ý cho Người về một kiểu nhà nước sẽ
được xây dựng ở Việt Nam trong tương lai.
- Năm 1930, trong “Chánh cương vắn tắt”, lần đầu tiên Hồ Chí Minh nêu mục
tiêu “Dựng ra chính phủ công nông binh”. Tháng 5 năm 1941, Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương lần thứ VIII (khóa I)
- đã chủ trương không nên nói công nông liên hợp và lập chính quyền Xô viết
mà phải nói toàn thể nhân dân liên hợp và lập Chính phủ Dân chủ Cộng hòa.
- sẽ thành lập một chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lấy
cờ đỏ ngôi sao vàng năm cánh làm cờ toàn quốc. Chính phủ ấy do quốc gia
đại hội cử ra.
- Ngay sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, Hồ Chí
Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, một nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
- Tóm lại, trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu lý
luận về nhà nước, tham khảo thực tiễn các kiểu nhà nước trong lịch sử thế
giới. Qua đó, lựa chọn cho Việt Nam một mô hình nhà nước tiến bộ nhất và
quan trọng là mô hình đó đã được thực hiện và cho đến tận ngày hôm nay
vẫn còn thể hiện tính ưu việt so với các kiểu mô hình nhà nước khác. Điều
đó giúp chúng ta có thể khẳng định: Sự lựa chọn kiểu mô hình nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh.
2. Sáng tạo trong việc khẳng định tính thống nhất giữa bản chất giai cấp
công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước:
- Quan niệm Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp công nhân của nhà nước Việt
Nam kiểu mới là sự vận dụng, phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về
nhà nước và nhà nước chuyên chính vô sản. Chủ nghĩa Mác - Lênin cho
rằng, sự xuất hiện của nhà nước là một tất yếu kinh tế - chính trị. Nhà nước
là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa
được. Bất kỳ ở đâu, hễ lúc nào xuất hiện những mâu thuẫn giai cấp không
thể điều hòa được thì nhà nước xuất hiện. Ngược lại, sự tồn tại của nhà nước
chứng tỏ rằng, những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được. Như
vậy, về mặt nguyên tắc, đã là nhà nước thì bao giờ cũng mang bản chất của
một giai cấp nhất định, là công cụ để phục vụ cho lợi ích của giai cấp đó.
Không có nhà nước phi giai cấp hoặc là nhà nước siêu giai cấp
- Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước mang bản chất giai cấp
công nhân,
- Vậy nhà nước Việt Nam mới theo quan điểm của Hồ Chí Minh là một nhà
nước của dân, do dân và vì dân, mang bản chất giai cấp công nhân, biểu
hiện: Một là, nhà nước do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo
- . Đảng lãnh đạo nhà nước bằng những chủ trương, đường lối lớn, thông qua
tổ chức của mình là các Ban cán sự trong Quốc hội, Chính phủ và các bộ.
Còn nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Đảng không bao biện, làm thay
công việc của nhà nước.
- Hai là, bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta còn thể hiện ở tính định
hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển đất nước. Sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân là lật đổ chế độ xã hội cũ - chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập
một chế độ xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa. Nhà nước ta, dưới sự lãnh
đạo của Đảng
- Cộng sản - đảng của giai cấp công nhân, ngay từ những ngày đầu cho đến
tận hôm nay đã đi theo mục tiêu, định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Ba là, bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta còn được thể hiện ở
nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân
chủ. Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Chính phủ trung ương và các cơ quan
khác của nhà nước đều phải hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Mà nguyên tắc tập trung dân chủ là một nguyên tắc tổ chức, hoạt động cơ
bản của Đảng Cộng sản, thể hiện bản chất giai cấp công nhân của Đảng
Cộng sản. Nhà nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc đó nên
cũng mang bản chất giai cấp công nhân.
- Chính vì vậy nhà nước của giai cấp công nhân có sự thống nhất giữa bản
chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc. Sự thống nhất này
được thể hiện ở những nội dung sau đây: Một là, nhà nước dân chủ mới của
ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ với sự hy sinh xương
máu của rất nhiều thế hệ người Việt Nam, của biết bao nhiêu giai cấp và
tầng lớp, hoàn toàn không phải chỉ là kết quả của cuộc đấu tranh của riêng
giai cấp công nhân. Chính vì ý thức sớm được đặc thù này của dân tộc Việt
Nam nên khi chuẩn bị thành lập Đảng, bên cạnh phong trào công nhân Hồ
Chí Minh đã rất chú ý đến phong trào yêu nước - một yếu tố không thể thiếu
để dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Về nguyên tắc, nhà nước chỉ bảo vệ lợi ích của một giai cấp nhất định, nhà
nước ta cũng vậy, sinh ra là để bảo vệ cho lợi ích của giai cấp công nhân
Việt Nam. Thế nhưng do đặc thù, giai cấp công nhân Việt Nam với nông
dân (giai cấp chiếm đại đa số trong tổng dân số Việt Nam) có mối quan hệ
máu thịt với nhau, lợi ích của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là
thống nhất. Hơn thế nữa, cũng do đặc thù về mặt giai cấp, ở Việt Nam,
không chỉ công nhân, nông dân mà tất cả các giai tầng khác đều bị chà đạp,
chèn ép, đều có chung một nỗi nhục mất nước và lợi ích thiết thực của tất cả
họ là giành lại độc lập dân tộc. Nói cách khác, giai cấp công nhân và toàn
thể các giai tầng Việt Nam khác đều có chung một lợi ích.
3. Sáng tạo trong tư tưởng về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân và vì dân
- Trong tư tưởng của mình, V.I. Lênin coi nhà nước là một trong những vấn
đề phức tạp nhất, khó khăn nhất, nhưng lại là vấn đề rất cơ bản và rất mấu
chốt mà giai cấp vô sản không thể không giải quyết trong cuộc đấu tranh
cách mạng nhằm thiết lập một chế độ xã hội mới về chất. Tiếp thu và vận
dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước; đồng thời
kế thừa và phát huy những giá trị nhân loại và truyền thống dân tộc về vấn
đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những tư tưởng sâu sắc về xây dựng
nhà nước kiểu mới - nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.
- . Người chủ trương sau khi Việt Nam giành được độc lập, chúng ta phải xây
dựng một nhà nước kiểu mới – nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tính
nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân và vì dân thể hiện ở cả mục đích, nguyên tắc tổ chức
lẫn phương thức hoạt động của nhà nước. Nhà nước đó phải được tổ chức
một cách hợp hiến, hợp pháp; hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và quản
lý xã hội bằng pháp luật, thể hiện sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị… Nó
phải thực sự là công cụ quyền lực của nhân dân lao động; phản ánh, thực
hiện và bảo vệ lợi ích của nhân dân.
- Luôn có ý thức và quan điểm rõ ràng về việc thiết lập quyền lực của nhân
dân, Hồ Chí Minh cho rằng, chỉ có nhà nước do nhân dân bầu ra mới là một
nhà nước hợp hiến, hợp pháp. Bởi vậy đối với Người, việc sớm xây dựng
Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là đặc biệt cần thiết và
quan trọng. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng, chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ;
mục đích cao nhất mà hiến pháp đó hướng tới là “... bảo đảm được quyền tự
do dân chủ cho các tầng lớp nhân dân, trên cơ sở công nông liên minh và do
giai cấp công nhân lãnh đạo. Nó phải thật sự bảo đảm nam nữ bình quyền và
dân tộc bình đẳng”
- Dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa, Hiến pháp và pháp luật Xã hội chủ nghĩa thể
hiện sâu sắc ý chí của đại đa số nhân dân, phản ánh lợi ích và là công cụ bảo
vệ lợi ích của nhân dân. Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân,
theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phải là nhà nước thực hiện chức năng quản lý,
điều hành xã hội bằng một hệ thống pháp luật; các quyền làm chủ của nhân
dân phải được thể chế hóa. Bởi vậy việc xây dựng Hiến pháp, pháp luật với
những điều khoản, quy định cụ thể và rõ ràng là hết sức cần thiết
- Người cho rằng, để Hiến pháp và pháp luật đảm bảo tính khách quan, phù
hợp và phản ánh đúng đắn ý chí, nguyện vọng của nhân dân, nhà nước phải
thực hiện trưng cầu ý dân. Ý nghĩa của trưng cầu ý dân là ở chỗ: thứ nhất,
biểu hiện tính dân chủ; thứ hai, thông qua đó, nhà nước phát huy được trí tuệ
của toàn dân tộc nhằm hoàn thiện hiến pháp và pháp luật, làm cho hiến pháp
và pháp luật luôn thật sự là của nhân dân, của chế độ dân chủ mới.
- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, pháp luật, xét đến
cùng đều là do con người và vì con người. Người luôn đề cao vai trò và tầm
quan trọng của pháp luật, song không vì thế mà tuyệt đối hóa pháp luật hoặc
coi đó là biện pháp duy nhất để tổ chức và quản lý xã hội.
- hệ thống quan điểm pháp luật theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn xoay quanh
một “trục” là xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân,
đồng thời hình thành pháp luật phục vụ cho quyền lợi của nhân dân.
- Ý nghĩa nhân văn trong triết lý pháp luật của Hồ Chí Minh là ở chỗ, đối với
Người, tất cả mọi quyền lực nhà nước đều phải thuộc về nhân dân; nhân dân
vừa là mục đích mà nhà nước hướng tới phục vụ vừa là chủ thể của nhà
nước.

You might also like