You are on page 1of 3

Câu 2 tr63: Dựa vào Hình 10.1 và 10.2, hãy phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.

Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín


Cấu tạo Không có mao mạch Có mao mạch
Đường đi Tim mạch máuxoang cơ thể (trộn lẫn Tim động máumao mạch
của máu dịch mô) máu tiếp xúc trực tiếp với tế tĩnh mạch tim.
bàoống góp tim.
Câu luyện tập: Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép theo bảng sau.
Đặc điểm Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép
Đại diện Cá xương, cá sụn ĐV có phổi: Lưỡng cư, bò sát, chim,
thú.
Cấu tạo tim 2 ngăn (1 tâm thất, 1 tâm - Lưỡng cư: tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1
nhĩ) tâm thất)
- Bò sát: tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm
thất có vách ngăn chưa hoàn chỉnh)
- Chim, thú: tim 4 ngăn ( 2 tâm nhĩ, 2
tâm thất)
Số lượng vòng tuần 1 vòng 2 vòng
hoàn
Chất lượng máu đi Máu giàu O2. - Lưỡng cư: máu pha.
nuôi cơ thể - Bò sát: máu pha.
- Chim, thú: máu giàu O2.
Luyện tập tr65. Trong chu kì hoạt động của tim, động mạch chủ và động mạch phổi nhận được
nhiều máu nhất ở giai đoạn nào? Tại sao?
- Ở pha tâm thất co.
- Vì trong pha này, máu được đẩy từ tâm thất trái vào động mạch chủ và từ tâm thất phải vào động
mạch phổi.
Luyện tập tr68. Hãy so sánh hoạt động của tim mạch khi lao động và lúc nghỉ ngơi. Giải thích.
Khi lao động, cơ thể cần nhiều năng lượng nên nhu cầu O2 cho các tế bào tăng lênHệ tuần hoàn tăng
cường hoạt động nhằm đảm bảo vận chuyển O2 đến các tế bào  tim mạch hoạt động mạnh hơn so
với lúc nghỉ ngơi.
Vận dụng:Trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ và đường sắt, ở Điều 5,6, 7, 8 có quy định vé việc xử phạt với người điéu khiển các loại
phương tiện giao thòng có nóng độ cón vượt quá mức cho phép, cụ thể là 50 mg/100 mL máu, 0,25
mg/1 L khí thở đối với xe máy và 80 mg/100 mL máu, 0,4 mg/1 L khí thở đói với ô tò. Theo em, các
quy định này có ý nghĩa như thế nào?
Thực tế cho thấy, sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn
giao thông, đe doạ tính mạng của người điều khiển phương tiện và những người xung quanh khi tham
gia giao thông. Chính vì vậy, việc xử phạt người có sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là rất cần
thiết, cảnh báo cho mọi người tránh uống rượu, bia khi tham gia giao thông.
Câu 1 tr81. Hãy kể tên các sản phẩm thải của cơ thể và tên cơ quan chủ yếu bài tiết chất đó bằng cách
hoàn thành bảng sau:

Sản phẩm thải Cơ quan bài


tiết

CO2 Phổi

Nước tiểu (urea, creatinine, uric Thận


acid...)

Mồ hôi Da

Bilirubin Ruột

Luyện tập tr82. Nếu thận không hoạt động thì sẽ gây hậu quả gì đối với cơ thể?

Nếu thận không hoạt động sẽ dẫn đến sự tích tụ của các chất thải (là chất có thể làm biến đổi tính
chất của môi trường trong cơ thể hoặc biến thành chất độc) → gây mất cân bằng nội môi, mệt mỏi,
đau đầu, thậm chí có thể gây tử vong.

Câu 6 tr84. Quan sát Hình 13.4, hãy mô tả cơ chế điều hoà hàm lượng đường trong cơ thể.

Từ đó giải thích tại sao gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi.

- Khi hàm lượng đường trong máu tăng → tuyến tụy tiết hormone insulin kích thích các tế bào gan
biến đổi glucose thành glycogen dự trữ trong gan và cơ, đồng thời kích thích tế bào hấp thu glucose
→ lượng đường trong máu trở về mức ổn định.
- Khi hàm lượng đường trong máu giảm → tuyến tụy tiết hormone glucagon kích thích các tế bào gan
chuyển hoá glycogen dự trữ thành glucose. Bên cạnh đó, gan còn sử dụng các chất hữu cơ (lactic acid
được giải phóng từ cơ, glycerol từ quá trình phân giải lipid,...) để tạo thêm glucose cho cơ thể.

* Như vậy, gan đóng vai trò là trung tâm chuyển hoá giữa glucose và glycogen cũng như một số chất
khác để duy trì ổn định hàm lượng đường trong máu.

Câu 7 tr85. Dựa vào Bảng 13.1, hãy:

a. Cho biết cách nhận biết các chỉ số xét nghiệm bình thường và không bình thường.

Khi đọc kết quả xét nghiệm, cần đối chiếu kết quả của bản thân với chỉ số bình thường (được ghi bên
cạnh). Những chỉ số nằm ngoài phạm vi bình thường sẽ được in đậm; qua đó, người bệnh sẽ nhận
được lời khuyên từ bác sĩ về các biện pháp khắc phục hoặc ngăn ngừa các vấn đề về sức khoẻ.

b) Dự đoán người A và B đang gặp phải vấn đề gì về sức khoẻ. Giải thích.

- Người A có hàm lượng triglyceride, cholesterol toàn phần và glucose trong máu tăng cao → khả
năng người này bị thừa cân dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao → có nguy cơ mắc bệnh
béo phì, tiểu đường.

– Người B có hàm lượng urea và creatinine cao hơn mức bình thường → người này có nguy cơ mắc
bệnh liên quan tới thận.

Vận dụng tr 87: Tại sao những người có thói quen ít uống nước hoặc ăn uống không lành mạnh
thường có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận?

- Uống ít nước làm giảm khả năng lọc và đào thải các chất ở thận, nước tiểu đặc làm giảm khả năng
hoà tan và gây lắng đọng các chất vô cơ (muối calci, phosphate, urate, oxalate,...) có trong nước tiểu
→ hình thành các tinh thể gây sỏi thận hoặc đường tiết niệu.

- Ăn uống không lành mạnh làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng thận, cũng như tăng quá trình lắng
đọng các chất gây sỏi thận.

You might also like