You are on page 1of 11

CÂU HỎI ÔN TẬP GIẢI PHẪU

GIÁC QUAN
1. Tật cận thị là gì?
 Nhãn cầu của tuổi trẻ có đường kính trước sau là 17 mm nó tăng dần lên cho
đến tuổi trưởng thành (25 mm), trong lúc đó độ hội tụ của thuỷ tinh thể phải
giảm dần, như thế hình ảnh sẽ hội tụ đúng võng mạc và không bị cận thị.
 Sự giảm độ hội tụ không đồng bộ với sự tăng đường kính trước sau của nhãn
cầu, đó là nguyên nhân của cận thị mắc phải.
2. Tật loạn thị là gì?
 Là giáp mạc bị khuyết tật nên độ cong không thống nhất hoặc bề mặt giáp mạc
không đồng đều, lồi lõm, làm các tia sáng không hội tụ cùng một điểm trên
võng mạc nên hình ảnh bị mờ, nhoè.
 Loạn thị đều: do độ cong của giáp mạc ở nhiều đường tuyến không giống nhau:
đường tuyến dọc cong hơn ngang, hay đường tuyến ngang cong hơn dọc,
nhưng thường độ cong thay đổi từ kinh tuyến sang vĩ tuyến thay đổi từ từ, vì
vậy nó tạo lên võng mạc nhiều điểm khác nhau, không thể nhìn rõ vật.
 Loạn thị không đều: do giáp mạc bị gồ ghề nhiều chỗ, nên ánh sáng hội tụ ở
nhiều điểm khác nhau. Loạn thị này khó chữa, tốt nhất là thay giáp mạc.
3. Tật viễn thị là gì?
 Do đường kính trước sau ngắn hơn bình thường, nên hình ảnh hội tụ sau võng
mạc, phải đeo kính hội tụ.
4. Tật lác mắt (mắt lé) là gì?
 Là sự lệch trục của mắt, 2 mắt nhìn ko đồng đều, ko nhìn thẳng được
5. Tại sao chúng ta bịt mũi nhưng vẫn ngửi được mùi?
6. Tại sao vitamin A có vai trò cải thiện thị lực?
 Vitamin A tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học ở các tế bào que và tế
bào nón ở võng mạc mắt. Vitamin A còn tạo ra sắc tố võng mạc, giúp điều tiết
mắt và hỗ trợ mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng.
7. Khi ta cảm nhận cảm giác cay của ớt thì vị nào bị giảm?

8. Cảm giác nóng là gì?


 Với tình trạng cường giáp, tuyến giáp sẽ tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp.
Điều này làm tăng tốc độ cơ thể, biến nhiên liệu thành năng lượng, khiến bạn bị
nóng.
 Tuyến giáp có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Một trong
những nhiệm vụ quan trọng của tuyến giáp đó là tiết ra loại hormone có vai trò
giữ ấm cơ thể, giúp cho các cơ quan khác trong cơ thể có thể hoạt động bình
thường.
9. Cảm giác lạnh là gì?
 Suy giáp: Trường hợp tuyến giáp không sản xuất đủ loại hormone này được gọi
là tình trạng thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là suy giáp. Biểu hiện của người
bệnh là ớn lạnh, lạnh run người
10. Huyết áp trung bình ở người là bao nhiêu (ko vận động)?
 120/80mmHg
11. Nhiệt độ lúc bình thường của người?
 36,5 – 37,1 độ C
12. pH máu là bao nhiêu?
 7,35 – 7,4
HỆ THẦN KINH (có thể bỏ qua phản xạ của hệ thần kinh cao cấp)
1. Não, tủy, hệ thống dây thần kinh sọ não, hệ thống dây thần kinh tủy?
 Hệ thần kinh được chia làm 2 phần: phần trung ương và phần ngoại biên.
- Phần trung ương
Gồm có não bộ và tủy sống.
Não bộ gồm:
- Đại não
- Gian não
- Não giữa
- Cầu não
- Hành não
- Tiểu não
Trong đó, não giữa, cầu não và hành não thường được gọi chung là thân não.
- Phần ngoại biên:
Đó là các dây thần kinh, gồm 2 loại: 12 đôi dây sọ, 31 đôi dây sống
Toàn bộ hệ thần kinh được cấu tạo bởi những tế bào đặc biệt gọi là nơ ron
(neurone). nơ ron đóng vai trò rất quan trọng, các luồng thông tin đi vào và ra
khỏi hệ thần kinh đều được các nơ ron truyền theo một chiều nhờ một cấu
trúc đặc biệt gọi là xy náp (synapse).
 Tủy sống (spinal cord) có 31 đốt tủy:
8 đốt cổ (C: Cervical)
12 đốt ngực (T: Thoracic)
5 đốt thắt lưng (L: Lumbar)
5 đốt cùng (S: Sacral)
1 đốt cụt (C: Coccygeal)
 12 đôi dây thần kinh sọ não:
I: khứu giác (Olfactory)
II: thị giác (Optic)
III: vận nhãn chung: vận động mi mắt và nhãn cầu (Oculomotor)
IV: ròng rọc: nhìn mắt xuống dưới và ra ngoài (Trochlear)
V: tam thoa: nhai, cảm giác sờ và đau mặt, miệng (Trigeminal)
VI: vận nhãn ngoài: vận động cơ mắt ngoài (Abducens)
VII: mặt: kiểm soát biểu lộ ở mặt (Facial)
VIII: tiền đình-ốc tai: nghe và thăng bằng (Vestibulocochlear)
IX: thiệt hầu: cảm giác lưỡi hầu và vòng miệng mềm (Glossopharyngeal)
X: thần kinh lang thang (Vagus)
XI: thần kinh phụ (Acessory)
XII: hạ thiệt: vận động cơ lưỡi (Hypoglossal)
2. Tên tiếng anh của các đốt sống, đốt tủy, đốt ngực, dây thần kinh?
 Tủy sống (spinal cord) có 31 đốt tủy:
8 đốt cổ (C: Cervical)
12 đốt ngực (T: Thoracic)
5 đốt thắt lưng (L: Lumbar)
5 đốt cùng (S: Sacral)
1 đốt cụt (C: Coccygeal)
 12 đôi dây thần kinh sọ não:
I: khứu giác (Olfactory)
II: thị giác (Optic)
III: vận nhãn chung: vận động mi mắt và nhãn cầu (Oculomotor)
IV: ròng rọc: nhìn mắt xuống dưới và ra ngoài (Trochlear)
V: tam thoa: nhai, cảm giác sờ và đau mặt, miệng (Trigeminal)
VI: vận nhãn ngoài: vận động cơ mắt ngoài (Abducens)
VII: mặt: kiểm soát biểu lộ ở mặt (Facial)
VIII: tiền đình-ốc tai: nghe và thăng bằng (Vestibulocochlear)
IX: thiệt hầu: cảm giác lưỡi hầu và vòng miệng mềm (Glossopharyngeal)
X: thần kinh lang thang (Vagus)
XI: thần kinh phụ (Acessory)
XII: hạ thiệt: vận động cơ lưỡi (Hypoglossal)
HỆ NỘI TIẾT
1. Tuyến nội tiết nào tiết ra hormone gì?
 Các hormon của tuyến nội tiết chính là :
+ Vùng dưới đồi: bài tiết các hormon giải phóng và ức chế, hai hormon được
bài tiết bởi nhân trên thị và nhân cạnh não thất là ADH (vasopressin) và
oxytocin được chứa ở thuỳ sau tuyến yên.
+ Tuyến yên: thuỳ trước bài tiết GH, ACTH, TSH, FSH, LH, Prolactin.
+ Tuyến giáp: bài tiết T3, T4 và Calcitonin.
+ Tuyến cận giáp: bài tiết parathormon (PTH).
+ Tuyến tuỵ nội tiết: bài tiết insulin, glucagon, somatostatin.
+ Tuyến thượng thận: Vỏ thượng thận bài tiết cortisol, aldosteron và
androgen.
+ Tuỷ thượng thận bài tiết adrenalin và noradrenalin.
+ Tuyến buồng trứng: bài tiết estrogen và progesteron
+ Tuyến tinh hoàn: bài tiết testosteron.
+ Rau thai: bài tiết HCG, estrogen, progesteron, HCS, relaxin.
2. Chức năng của từng hormone là gì?
- Growth hormone – GH: tác dụng về sự trưởng thành của cơ thể
- Adrenocorticotropin hormon – ACTH: kích thích tuyến thượng thận tiết
steroid
- Thyroid stimulating hormon – TSH: Kích thích tổng hợp và giải phóng
hormon tuyến giáp
- Follicle stimulating hormon – FSH: phát triển và trưởng thành các nang
trứng
- Luteinising hormon – LH: tạo tinh trùng, kích thích pt các nang tinh hoàn và
tiền liệt tuyến, Kiểm soát sản xuất estrogen và testosterone, cũng như sự
rụng trứng
- Prolactin: kích thích tiết sữa
- Melanocyte stimulating hormon – MSH: kích thích tạo melanin
- Adrenaline: Làm tăng huyết áp, nhịp tim và chuyển hóa khi bị stress
- Aldosterone: Kiểm soát cân bằng nước và muối của cơ thể
- Cortisol: Đóng vai trò trong phản ứng căng thẳng
- Dehydroepiandrosterone sulfate (DHEA): Hỗ trợ sản xuất mùi cơ thể và sự
phát triển của lông ở tuổi dậy thì
- Estrogen: Có tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, duy trì thai kỳ và phát
triển các đặc điểm giới tính nữ
- Glucagon: Giúp tăng mức đường huyết
- Insulin: Giúp giảm lượng đường trong máu
- Melatonin: Kiểm soát chu kỳ ngủ và thức
- Oxytocin: Giúp cho con bú, sinh con và tạo sự liên kết mẹ con
- Progesterone: Giúp chuẩn bị cho cơ thể mang thai khi trứng được thụ tinh
- Testosterone: Góp phần vào hình thành ham muốn tình dục ở nam và nữ,
cũng như sự phát triển của các đặc điểm giới tính nam
- Hormone tuyến cận giáp: Kiểm soát nồng độ canxi trong xương và máu
- Hormone tuyến giáp: Giúp kiểm soát một số chức năng của cơ thể, bao gồm
tốc độ trao đổi chất và năng lượng
3. Nguyên nhân gây bệnh bứu cổ?
 Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh bướu cổ là do sự thiếu hụt i-ốt trong cơ thể.
 Do sự tăng tiết của hormon TSH
4. Nguyên nhân gây cường giáp, u giáp?
 Do sự giảm tiết của hormone TSH
 Cường giáp (bệnh Basedo): do viêm tuyến giáp, sử dụng nhiều hormone khiến
cơ thể tăng hấp thu quá mức hormone giáp, quá nhiều lượng iot, bứu cổ hoặc
u tuyến giáp.
 U giáp: Thiếu iốt, Mô tuyến giáp bình thường tăng sinh quá mức, Nang tuyến
giáp
5. Cơ chế hoạt đông của isulin (mấy con đường hoạt động của isulin)?
 Cơ chế bài tiết insulin thông qua AMP vòng
 Chuyển hóa glucid: gây hạ đường huyết bằng 2 cách:
Tăng sử dụng: tăng tổng hợp glycogen ở gan, tăng dự trữ glycogen ở cơ, tăng
phân hủy glucose ở ruột, tăng chuyển glucose thành acid béoGiảm tạo đường:
giảm tạo glucose từ glycogen, giảm tạo đường mới từ protid
 Chuyển hóa protein: tăng tổng hợp protein, tăng vận chuyển a.amin vào tế bào,
kích thích tăng trưởng. Thiếu insulin, tăng thoái hóa protein. Cùng với GH của
tiền yên làm cơ thể phát triển.
 Chuyển hóa lipid: tăng tích lũy mỡ, kích thích tổng hợp mỡ tại gan và mô mỡ,
tăng tổng hợp acid béo từ gucoza ở gan.
6. Nguyên nhân bệnh đái tháo đường?
 Di truyền, dinh dưỡng, nhiễm trùng. Thường giảm hoặc mất chức năng bài tiết
insulin của tế bào bêta đảo tuỵ.
 Ngoài ra, đái tháo đường còn gặp trong :
+ giảm ái tính của receptor đối với insulin
+ thừa những hormon gây tăng đường huyết như glucagon, corticoid, GH.
7. Nguyên nhân hạ đường huyết?
 Do insulin chuyển hóa glucid gây hạ đường huyết bằng 2 cách:
Tăng sử dụng: tăng tổng hợp glycogen ở gan, tăng dự trữ glycogen ở cơ, tăng
phân hủy glucose ở ruột, tăng chuyển glucose thành acid béo
Giảm tạo đường: giảm tạo glucose từ glycogen, giảm tạo đường mới từ protid
 Thiếu hormon glucagon
8. Nguyên nhân hội chứng lùn giáp?
 Do suy chức năng tuyến giáp
9. Hormone kích thích cơ bóp tử cung?
 Oxytocin
10. Bản chất của hormone isulin (bản chất cấu tạo, cấu tạo gồm cái gì)
 Insulin được cấu tạo bởi hai chuỗi polypeptid, nối với nhau bằng cầu nối
disulfua, có 51 acid amin, trọng lượng phân tử 5808
 Insulin được tổng hợp từ tế bào beta ở lưới nội bào tương qua 2 lần tiền chất :
preproinsulin, đến proinsulin
11. Cấu tạo T3, T4? CTCT)
 T3 và T4 được cấu tạo từ một phần của iod. Do đó nếu thiếu hụt iod dẫn đến
giảm sản xuất T3 và T4, làm phình mô tuyến giáp và sẽ gây ra bệnh được gọi là
bướu cổ đơn giản.
 T3 (Triiodothyronine): ctct (C15H12I3NO4)
 T4 (Thyroxine)
SINH LÝ MÁU
1. Thành phần máu?
 Huyết tương và thành phần hữu hình (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu)
2. Thành phần huyết tương?
 Là thành phần dịch chiếm 55-60%. Huyết tương gồm nước và các chất hoà tan,
trong đó chủ yếu là các loại protein, ngoài ra còn có các chất điện giải, chất
dinh dưỡng, enzym, hormon, khí và các chất thải.
3. Tế bào máu gồm những loại tế bào nào?
 Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
4. Cấu tạo, chức năng máu?
 3 chức năng: vận chuyển, bảo vệ và điều hòa
5. Nhóm máu là do đâu?
 Người ta dựa vào sự hiện diện kháng nguyên A, B trên màng hồng cầu để phân
loại hệ thống nhóm máu ABO
6. Sơ đồ cho nhận máu? (do chức năng hồng cầu)

7. Cơ chế đông máu? (do chức năng của tiểu cầu và các yếu tố đông máu trong
huyết tương)
 Nút chặn tiểu cầu sẽ khởi phát các yếu tố đông máu tạo thành cục máu đông
 Các yếu tố đông máu: fibrinogen, prothrombin, thromboplastin
8. Cơ chế dị ứng (cơ chế gây viêm)? Chức năng của bạch cầu sẽ gây viêm, viêm
quá mức sẽ dẫn đến dị ứng
 Bạch cầu ưa kiềm sẽ vỡ ra và giải phóng histamine, cũng như bradykinin,
serotonin, chất phản ứng chậm của sốc phản vệ (slow-reacting substance of
anaphylaxis), enzym tiêu protein....tạo nên bệnh cảnh điển hình của dị ứng.
9. Cấu tạo tim
 Tim được cấu tạo bởi 3 lớp mô: ngoại tâm mạc, cơ tim và nội tâm mạc
 Tim được cấu tạo bởi các thành phần: buồng tim, van tim, sợi cơ tim, hệ thống
nút tự động, hệ thần kinh.
10. Cấu tạo hệ mạch
Hệ mạch bao gồm: hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh
mạch.
11. Tim bao nhiêu ngăn? Cấu tạo ntn?
 Tim có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ trên và 2 tâm thất dưới. Nhĩ phải và nhĩ trái, thành
mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày,
bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách
liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách liên thất.
12. Hệ mạch gồm bao nhiêu loại?
 Gồm 3 loại: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
13. Hệ tĩnh mạch gồm những loại nào?
 Tĩnh mạch có thể được phân thành bốn loại chính: tĩnh mạch phổi, hệ thống,
bề mặt và tĩnh mạch sâu.
 Tĩnh mạch có dạng ống, khi không có dung lượng thì xẹp xuống. Lớp ngoài cùng
của tĩnh mạch chủ yếu cấu tạo bằng collagen bao bọc bởi nhiều vòng cơ trơn.
Lớp trong cùng của tĩnh mạch là một lớp tế bào nội mô. Đa số các tĩnh mạch
đều có van để ngăn ngừa máu chảy ngược chiều hoặc ứ đọng ở các chi dưới vì
sức hút của Trái Đất. Vị trí tĩnh mạch thường di dịch ít nhiều theo từng cá nhân,
khác với vị trí tương đối cố định của động mạch.
14. Động mạch?
 Thành động mạch có đặc điểm cấu tạo gồm 3 lớp: Lớp trong, lớp giữa và lớp
ngoài.
Lớp trong chính là lớp tế bào nội mạc, sẽ được tiếp xúc trực tiếp với máu, tiếp
đến là lớp đàn hồi trong. Lớp tế bào nội mạc lót liên tục ở mặt trong của hệ tim
mạch (bao gồm tim và tất cả các mạch máu).
Lớp giữa: Là lớp dày nhất, gồm các tế bào cơ trơn và các sợi đàn hồi.
Lớp ngoài:Chủ yếu gồm những sợi collagen và sợi đàn hồi. Lớp ngoài có chức
năng giúp nâng đỡ và bảo vệ mạch máu.

15. Hệ thống van tim gồm bao nhiêu van?


 Có 4 loại van tim chính:
- Van 2 lá ngăn thông nằm giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái.
- Van 3 lá ngăn thông nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải của tim.
- Van động mạch phổi gồm có ba van nhỏ hình tổ chim ngăn, thông nằm giữa
tâm thất phải và động mạch phổi
- Van động mạch chủ cũng ngăn thông nằm giữa tâm thất trái và động mạch
chủ.
16. Chúng ta có thủ thuật trong điều trị bệnh tim mạch là đặt stent, vậy trong
trường hợp nào cần đặt stent?
 Điều trị bằng stent phù hợp với những trường hợp bệnh nhân bị tắc ở một
hoặc hai chỗ trong động mạch vành.
17. Học hình quả tim
HỆ HÔ HẤP
1. Cấu tạo hệ hô hấp?
 Hệ hô hấp trên ( trên nắp Thanh quản ) gồm: Mũi, hầu, họng, xoang, thanh
quản.
Hệ hô hấp dưới (dưới nắp Thanh quản) gồm: Khí quản, cây phế quản, phế nang,
màng phổi, phổi
2. Có mấy lá phổi?
 Phổi người gồm 2 lá
3. Mỗi lá phổi có bao nhiêu thùy?
 Phổi bao gồm năm thuỳ. Phổi trái có thuỳ trên và thuỳ dưới. Trong khi đó, phổi
phải có thuỳ trên, thuỳ giữa và thuỳ dưới.
 Lá phổi phải có 3 thùy, lá phổi trái có 2 thùy
4. Mỗi thùy được phân chia theo cây phế quản như nào?
 Phế quản chính phải gồm 10 phế quản phân thùy, chia ba nhánh lớn là phế
quản thùy trên, phế quản thùy giữa và phế quản thùy dưới; tương ứng với phổi
phải có 3 thùy là thùy trên, thùy giữa, thùy dưới.
 Phế quản thùy trên lại tách thành 3 phế quản phân thùy: đỉnh (1), sau (2), và
trước (3); ứng với 3 phân thùy cùng tên của thùy trên phổi phải.
 Phế quản thùy giữa chia 2 phế quản phân thùy: ngoài (4) và trong (5); ứng với
phân thùy ngoài và phân thùy trong của thùy giữa phổi phải.
 Phế quản thùy dưới tách thành 5 phế quản phân thùy: đỉnh của thùy dưới (6),
trong (7), trước (8), ngoài (9), sau (10); tương ứng với 5 phân thùy: trên, đáy
trong, đáy trước, đáy ngoài, đáy sau của thùy dưới phổi phải.
 Phế quản chính trái gồm 10 phế quản phân thùy, chia hai nhánh lớn là phế
quản thùy trên và phế quản thùy dưới; ứng với phổi trái có 2 thùy: thùy trên và
thùy dưới.
 Phế quản thùy trên được tách thành 2 ngành là ngành trên (dẫn khí cho vùng
đỉnh) và ngành dưới (dẫn khí cho vùng lưỡi). Ngành trên lại chia thành phế
quản phân thùy đỉnh sau (1&2) và trước (3); còn ngành dưới chia thành phế
quản phân thùy lưỡi trên (4) và lưỡi dưới (5). Các phế quản phân thùy này ứng
với các phân thùy phổi cùng tên.
 Phế quản thùy dưới tách thành 5 phế quản phân thùy, cách chia và tên gọi
giống với bên phải.
5. Phổi có bao nhiêu màng?
 Bao ngoài 2 lá phổi có 2 lớp màng: lớp màng ngoài dính với lồng ngực, lớp
trong dính với phổi, giữa 2 lớp có chất dịch.
 Là một thanh mạc gồm hai lá: màng phổi thành và màng phổi tạng
6. Dung tích phổi là bao nhiêu?
 Dung tích toàn phổi (Total lung capacity, TLC) = 6 L.
7. Phần mũi có xoang mũi và xoăn mũi khác nhau?
 Xoang là các hốc rỗng nằm bên trong khối xương sọ - mặt. Niêm mạc lót mũi
xoang là một lớp mô mềm. Lớp niêm mạc này chứa đầy không khí và sạch sẽ.
Có bốn xoang khí cạnh mũi mang tên của những xương chứa chúng: xoang hàm
trên, xoang trán, xoang bướm và các xoang sàng
 Xoăn mũi là cấu trúc xương dạng xoăn ở bên đối diện của vách mũi, ngăn cách
2 bên mũi trái và phải.
Xoăn mũi nằm ở bề mặt thành ngoài: xoăn mũi trên, xoăn mũi giữa
8. Các giai đoạn của quá trình hô hấp?– Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:
+ Sự thở: trao đổi khí ở phổi với môi trường.
+ Trao đổi khí ở phổi: CO2 từ máu vào tế bào phổi, O2 từ tế bào phổi vào máu.
+ Trao đồi khí ở tế bào: O2 từ máu vào tế bào, CO2 từ tế bào vào máu.
9. Hình hệ hô hấp?
10. Thế nào là hh trong và hh ngoài?
 Hô hấp trong: Trao đổi khí xảy ra ở tế bào:
- O2 khếch tán từ máu vào tế bào
- CO2 khuếch tán từ tế bào về máu
 Hô hấp ngoài:
+ Sự thông khí ở phổi (sự thở)
+ Trao đổi khí ở phổi
- CO2 khuếch tán từ phế nan vào máu để về tim
- O2 khuếch tán từ máu vào phế nan để đi ra đường dẫn khí

HỆ TIẾT NIỆU
1. Hình hệ tiết niệu (nam và nữ)? Hình gồm 2 thận, 2 niệu quảng, 1 niệu đạo, 1
bàng quan

2. Mỗi quả thận có bao nhiêu nephrone?


 Mỗi quả thận có khoảng 1tr nephrone
3. Trong cơ thể có bao nhiêu nephrone?
 Cả 2 thận có khoảng trên 2 triệu nephrone
4. Cấu tạo của thận?
 Ở chính giữa bờ cong phía trong là phần rốn thận, ở đây có ống niệu, dây thần
kinh và mạch máu; vùng ngoài cùng là phần vỏ có màu đỏ sẫm do có nhiều mao
mạch, dày khoảng 7-10mm; phần kế tiếp là phần tủy và bể thận có chứa các mô
mỡ, mạch máu và dây thần kinh.
5. Quá trình hình thành nước tiểu gồm gđ nào?
 Quá trình tạo nước tiểu của thận được thực hiện thông qua 3 giai đoạn:
Quá trình lọc ở cầu thận.
Quá trình tái hấp thu các chất từ ống thận vào máu.
Quá trình bài tiết một số chất thải từ máu vào lại ống thận.
6. Nước tiểu đầu?
 Tạo ra ở cầu thận
- Nồng độ các chất hoà tan loãng.
- Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc.
- Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng.
7. Nước tiểu sau?
 Sau khi được hấp thụ tại các ống thận thì đổ ra đài bể thận
- Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc.
- Chứa nhiều các chất cặn bã và các chất độc .
- Gần như không còn chứa chất dinh dưỡng.
8. Ống thận gồm: ống lượn gần, ống lượn xa, quai henle, ống góp? Vậy ống nào
có vi nhung mao?
 ống lượn xa
9. Nước tiểu đầu bao nhiêu lít 1 ngày?
 170 – 180 lít nước tiểu đầu
10. Tổng lg nc tiểu bao nhiêu lít một ngày?
 1 – 2 lít
11. Thành phần nc tiểu?
 Thành phần của nước tiểu đầu gần giống với huyết tương gồm các chất như:
đường glucose, acid amin, Na+, K+, HCO3-, Cl-… còn protein ít hơn huyết tương
từ 300 đến 400 lần vì những protein kích thước lớn không thể qua được màng
lọc. Nồng độ các chất hoà tan loãng hơn. Chứa ít các chất cặn bã và các chất
độc hơn và chứa nhiều chất dinh dưỡng
 Thành phần của nước tiểu chính thức là nước, các chất cặn bã (acid uric,
creatinin, ure…), sản phẩm chuyển hóa của một số thuốc, các ion điện giải (K+,
H+,…)… Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc hơn. Chứa nhiều các chất cặn bã và
các chất độc hơn , gần như không còn chứa chất dinh dưỡn
12. pH của nước tiểu?
 5.0 – 7.5
13. Màu nước tiểu?
 màu trong hoặc vàng nhạt, đậm nhất là màu hổ phách hay vàng sẫm
14. Mùi nước tiểu?
 Mùi khai nhẹ
15. So sánh độ dài giữa niệu đạo nam và nữ?
 Niệu đạo nữ: ống dài khoảng 3-5cm rất đàn hồi và có thể dãn ra đến 1cm
 Niệu đạo nam: dài gấp 6 lần niệu đạo nữ, khoảng 18-20cm
16. Độ dài niệu đạo quảng?
 25 – 30 cm, đường kính ngoài của niệu quản là 4 – 5 mm, đường kính trong
khoảng 2 – 3 mm.
17. Cơ quan sd nữ thì sẽ có cơ quan sd trong và ngoài (mỗi cái gồm những bộ phận
nào)?
 Bên trong: âm đạo, tử cung, buồng trứng, vòi trứng
 Bên ngoài: mu, âm hộ, âm vật, môi lớn môi bé, màng trinh
18. Chức năng của từng bộ phân trong cơ quan sd?
19. Nơi gặp nhau giữa tinh trùng và trứng là ở đâu? (nơi dễ thụ thai khác với nơi
có thể gặp nhau)
 Tử cung
XƯƠNG
1. Cơ xương khớp? Xương trục, xương chi
Xương trục gồm: xương sọ não, xương mặt, xương sống, xương sườn, xương
ức, xương vai, xương chi trên, xương chi dưới
2. Xương treo là xương nào?
 Có tổng cộng 126 xương trong bộ xương treo. Nó bao gồm các xương tạo nên
cánh tay và chân, cũng như xương gắn chúng vào khung xương trục.
3. Slg ở ng trưởng thành là nhiêu? So với trẻ em thì ntn?
 Người trưởng thành: 206 xương.
 Trẻ em: 300 xương
4. Hộp sọ có mấy loại xương?
 2 loại: xương phẳng và xương ko đều
5. Hộp sọ có mấy xương? 22 xương
6. Xương có tạo cốt bào, hủy cốt bào, vậy cốt giao là gì? Cốt giao là colagen (sụn)
 Ossein hay cốt giao là một chất nền cấu thành mô tế bào của da, sụn và xương.
Cốt giao chứa 95% collagen. Cốt giao giúp đảm bảo tính mềm dẻo của xương,
đối ngược với calci-làm cho xương bền chắc. Tỉ lệ chất cốt giao thay đổi theo độ
tuổi.

You might also like