You are on page 1of 7

SINH HỌC 8

1. Bài tiết là gì? Vai trò và cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu? (đọc TN)

- Bài tiêt là quá trình lọc, thải các chất độc, các chất không cần thiết, các
chất dư thừa ra ngoài cơ thể

- Vai trò : duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường

- Cấu tạo :

+ Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái

+ Mỗi thận có hơn 1 triệu đơn vị chức năng làm nhiệm vụ lọc máu và
hình thành nước tiểu

+ Mỗi đơn vị chức năng gồm : cầu thận, nang cầu thận và ống thận

2. Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của
thận. Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu? Sự thải nước tiểu
diễn ra như thế nào?

- Sự tạo thành nước tiểu diễn ra tại các đơn vị chức năng của thận gồm 3
quá trình:

+ Quá trình lọc máu ở cầu thận --> nước tiểu đầu (khoảng 170 lít)

+ Quá trình hấp thụ lại tại ống thận --> hấp thụ lại một số chất cần thiết

+ Quá trình bài tiết tiếp tại các mao mạch quanh ống thận --> nước tiểu
chính thức (khoảng 1,5l) và giúp ổn định một số thành phần trong máu

- Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là lọc và thải các chất thừa,
chất thuốc và chất cặn bã ra khỏi cơ thể

- Sự thải nước tiểu diễn ra như sau : Nước tiểu chính thức được dẫn
xuống bể thận rồi theo ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái, sau đó được
thải ra ngoài qua ống đái

+ Sơ đồ ngắn gọn : nước tiểu chính thức --> bể thận --> ống dẫn nước
tiểu --> bóng đái --> thải ra ngoài qua bóng đái

3. Cấu tạo và chức năng của da. Các biện pháp vệ sinh da
* Cấu tạo và chức năng của da :

- Cấu tạo: gồm 3 lớp:

+ Lớp biểu bì : gồm tầng sừng và tầng tế bào sống

+ Lớp bì : gồm các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, cơ co chân lông,
lông và bao lông, dây thần kinh và mạch máu

+ Lớp mỡ dưới da

- Chức năng của da :

+ Bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại từ môi trường

+ Điều hòa thân nhiệt

+ Bài tiết

+ Nhận biết các kích thích từ môi trường

+ Da và các sản phẩm của da tạo vẻ đẹp cho con người

* Các biện pháp vệ sinh da :

- Phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch để tránh
bệnh ngoài da

- Phải rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da

- Tránh làm da bị xây xát hoặc bị bỏng

- Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng

4. Cấu tạo và chức năng của tiểu não

- Chất trắng nằm trong là đường dẫn truyền nối các phần của não với
nhau và với tủy sống

- Chất xám nằm ngoài làm thành các lớp vỏ, có chức năng điều hòa, điều
khiển các cử động phức tạp và giữ thăng bằng

5. Sự hình thành và ức chế các PXCĐK. So sánh tình chất của PXCĐK
và PXKĐK

* Sự hình thành PXCĐK:


- Thực chất sự hình thành PXCĐK là hình thành đường liên lạc tạm thời
nối các vùng của vỏ đại não lại với nhau

- Để hình thành PXCĐK cần :

+ Kết hợp giữa một kích thích có điều kiện và một PXKĐK. Trong đó,
kích thích có điều kiện xảy ra trước

+ Sự kết hợp này lặp đi lặp lại nhiều lần

* Ức chế PXCĐK :

- Khi PXCĐK được thành lập, nếu không củng cố thường xuyên sẽ mất
đi do ức chế tắt dần

- Ý nghĩa :

+ Đảm bảo cho sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường sống

+ Giúp hình thành các thói quen, tập quán tốt

* So sánh tính chất :

Tính chất của PXKĐK Tính chất của PXCĐK

1. Trả lời các kích thích tương ứng 1’. Trả lời các kích thích bất kì hay
hay kích thích không điều kiện kích thích có điều kiện

2. Bẩm sinh 2’. Được hình thành qua quá trình


học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm

3. Bền vững 3’. Dễ mất khi không được củng cố

4. Có tính chất di truyền, không 4’. Có tính chất cá thể, không di


mang tính chủng loại truyền

5. Số lượng hạn chế 5’. Số lượng không hạn định

6. Cung phản xạ đơn giản 6’. Hình thành đường liên hệ tạm
thời

7. Trung ương nằm ở trụ não, tủy 7’. Trung ương chủ yếu có sự tham
sống gia của vỏ não
6. Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Nêu tính chất và vai trò
của hoocmon

* Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết :

Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết

- Kích thước thường nhỏ hơn tuyến - Kích thước thường lớn hơn tuyến
ngoại tiết nội tiết

- Không có ống dẫn chất tiết - Có ống dẫn chất tiết

-- Tuyến nội tiết có sản phẩm tiết ra - Tuyến ngoại tiết có sản phẩm
là hoocmon, theo đường máu (chất tiết) theo ống dẫn đến các cơ
(đường thể dịch) đến các cơ quan quan xác định hoặc đưa ra ngoài
tác động

* Tính chất và vai trò của hoocmon:

- Tính chất :

+ Tính đặc hiệu : mỗi hoocmon tác động đến một cơ quan nhất định

+ Có hoạt tính sinh học cao

+ Không mang tính đặc trưng cho loài

- Vai trò:

+ Duy trì tình ổn đinh của môi trường trong cơ thể

+ Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường

7. Vị trí, vai trò của hoocmon tuyến yên, tuyến tụy.

a. Tuyến yên

* Vị trí : nằm ở trên nền sọ thuộc não trung gian, liên quan đến vùng dưới
đồi

* Hoocmon : Tuyến yên tiết ra các hoocmon sau :


- Thùy trước tiết :

+ Kích tố nang trứng (FSH)

+ Kích tố thể vàng (LH) (ICSH ở nam)


+ Kích tố tuyến giáp (TSH)

+ Kích tố vỏ tuyến trên thận (ACTH)

+ Kích tố tuyến sữa (PRL)

+ Kích tố tăng trưởng (GH)

- Thùy sau tiết :

+ Kích tố chống đái tháo nhạt (kích tố chống đa niệu) (ADH)

+ Ôxitôxin

* Chức năng : Kích thích hoạt động của một số tuyến nội tiết khác, đồng
thời cũng ảnh hưởng đến hoạt động tăng trưởng, tiết sữa, hoạt động của
dạ con, buồng trứng, tinh hoàn

b. Tuyến tụy

* Vị trí : Nằm ở đảo tụy

* Hoocmon : tuyến tụy tiết ra hoocmon insulin và glucagon

* Chức năng :

Điều hòa lượng đường huyết

- Khi đường huyết tăng, các tế bào beta tiết ra hoocmon insulin làm giảm
lượng đường

- Khi đường huyết giảm, các tế bào α tiết ra hoocmon glucagon làm tăng
lượng đường trong máu

- Nhờ tác dụng đối lập của 2 tế bào tuyến tụy này mà lượng đường huyết
luôn được giữ ở mức ổn định 0.12% --> đảm bảo cho các hoạt động sinh
lí diễn ra bình thường
Sơ đồ

Khi đường huyết Khi đường huyết


tăng (>0.12%) giảm (<0.12%)

Đảo tụy

Tế bào beta Tế bào alpha

Insulin Glucagon

Glucôzơ Glicôgen Glucôzơ (Hoạt động)


(Dự trữ) (Hoạt động)

8. Phân tích được ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong
KHHGĐ, nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên. Giải thích cơ sở khoa
học của các biện pháp tránh thai => Xác định các nguyên tắc cần tuân
thủ để tránh thai

* Phân tích ý nghĩa :

Vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa dân số và gia đình
nhằm:

+ Giảm tỉ lệ tăng dân số

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân

+ Bảo đảm sức khỏe bà mẹ và trẻ em

* Nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên:

- Những nguy cơ đối xảy ra khi có thai ở tuổi vị thành niên:


+ Tỉ lệ sẩy thai và đẻ non cao do tử cung chưa phát triển đầy đủ để mang
thai đến tháng cuối cùng, thường sót rau, băng huyết, nhiễm trùng

+ Con sinh ra khó nuôi, dễ tử vong, nhẹ cân

+ Nếu nạo phá thai sẽ dấn đến vô sinh vì dính tử cung hoặc tắc vòi trứng
dẫn tới chửa ngoài dạ con. Thành tử cung rất mỏng nên khi nạo thai sẽ
thủng thành tử cung

+ Thai nhi không phát triển bình thường, dễ có dị tật bẩm sinh

- Ảnh hưởng đến người mẹ : có nguy cơ bỏ học --> Ảnh hưởng đến tương
lai, vị thế xã hội sau này

* Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai :

-Các biện pháp tránh thai:

- Uống thuốc ngừa thai --> ngăn không cho trứng chín và rụng

- Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục --> tránh không để tinh trùng gặp
trứng

- Đặt vòng --> chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh

=> Các nguyên tắc sau :

- Ngăn trứng chín và rụng

- Tránh không để tinh trùng gặp trứng

- Tránh sự làm tổ của trứng đã thụ tinh

You might also like