You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC GIỮA KÌ II

Câu 1: (Nội dung trao đổi chất và năng lượng)


a. Nêu quá trình trao đổi chất ở cấp độ cơ thể, cấp độ tế bào :
*Cấp độ cơ thể :
- nhận vào thức ăn, nước, muối khoáng và oxi qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp
- thải ra chất bã, sản phẩm phân hủy và khí CO2
*Cấp độ tế bào :
- nhận chất dinh dưỡng và oxy từ máu và nước mô
- thải ra các sản phẩm phân hủy và khí CO2
b. Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào (Môi trường trao
đổi; Sản phẩm trao đổi)
- Cấp độ cơ thể : môi trường ngoài
- Cấp độ tế bào : môi trường trong
c. Nêu quá trình chuyển hóa ở cơ thể :
+bao gồm sự tổng hợp (đồng hóa) các chất đơn giản, tích lũy năng lượng và sự phân giải
(dị hóa) các chất phức tạp, giải phóng năng lượng
d. Phân tích mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa :
- đồng hóa tổng hợp các chất >< dị hóa phân giải các chất
- đồng hóa và dị hóa đồng nhất với nhau (nếu không có đồng hóa tổng hợp các chất thì dị
hóa không có chất để phân giải)
e. Nêu cơ chế điều hòa thân nhiệt, bảo đảm cho thân nhiệt luôn ổn định :
*Cơ chế điều hòa thân nhiệt là đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt :
- Quá nóng (cơ thể tỏa nhiệt) : cơ co chân lông giãn ra, thoát mồ hôi, mạch máu giãn ra
điều tiết máu nhanh hơn, giảm quá trình dị hóa (sinh nhiệt)
- Quá lạnh (cơ thể sinh nhiệt) : cơ co chân lông co lại, hạn chế tiết mồ hôi, mạch máu co
lại, tăng quá trình dị hóa (sinh nhiệt)
f. Nêu vai trò của một số loại vitamin hay muối khoáng đối với cơ thể :
*Vitamin :
- A : giúp biểu bì bền vững, hạn chế khô giác mạc -> tránh gây mù lòa
- D : tham gia quá trình trao đổi calcium và phosphorus -> tránh còi xương, loãng xương
- E : cần cho sự phát dục, chống lão hóa, bảo vệ tế bào
- C : chống lão hóa, ung thư, trách mạch máu giòn, gây chảy máu, mắc bệnh Scorbut
- B : Vitamin B đóng vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất, hệ thần kinh, mắt,
cơ bắp, các cơ quan, da và tóc.
g. Giải thích một số vấn đề thực tiễn: Tại sao có hiện tượng nổi da gà?; Tại sao trời mát thì
chóng đói?; Tại sao cơ thể lại run khi trời lạnh?...
* Nổi da gà là phản ứng của cơ thể với một số tác động bên ngoài (lạnh, phấn khích,…) :
các cơ co chân lông co lại làm nổi các nốt như da gà
* Khi trời mát, cơ thể tăng quá trình dị hóa để sinh nhiệt -> năng lượng tiêu hao lớn hơn ->
nhanh đói hơi
* Khi trời lạnh, các sợi cơ co rút từng đợt mạnh và nhanh để sinh nhiệt nhanh chóng làm cơ
thể run lên.

Câu 2: (Nội dung khẩu phần ăn)


a. Nêu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
-Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bao gồm: Năng lượng và protein, các vitamin tan trong
nước (vitamin B6. vitamin B12, vitamin A,...), các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D,
K), các khoáng chất (canxi, photpho, magie, sắt, kẽm, iod,...).
b. Nêu khái niệm khẩu phần ăn.
-Khẩu phần ăn của người và động vật là tiêu chuẩn ăn (nhu cầu về năng lượng và các chất
dinh dưỡng cần thiết) trong một ngày đã được cụ thể hoá bằng các các loại thức ăn xác
định với khối lượng (hoặc tỷ lệ) nhất định.
c. Nêu nguyên tắc khẩu phần ăn.
+ Đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
+ Đảm bảo cân đối các thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
+ Đảm bào cung cấp đủ năng lượng, vitamin, muối khoáng và cân đối về thành phần các
chất hữu cơ.
d. Nêu các bước lập khẩu phần ăn hằng ngày.
+ Bước 1: Kẻ bảng ghi nội dung cần tính toán.
+ Bước 2: Điền tên thực phẩm và xác định lượng thực phẩm ăn được.
+ Bước 3:Tính giá trị dinh dưỡng của tổng loại thực phẩm.
+ Bước 4: Đánh giá chất lượng của khẩu phần .
e. Vì sao cần cần xây dựng khẩu phần ăn cho mỗi người?
- Vì con người cần lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày, mỗi chúng ta đều có
nhu cầu dinh dưỡng riêng nên phải có khẩu phần ăn để có sức khỏe tốt (đảm bảo sức khỏe).

Câu 3: (Hệ bài tiết)


a. Nêu vai trò của hệ bài tiết.
- Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các
ion, áp suất thẩm thấu, ...) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi
chất diễn ra bình thường.

b. Nêu cấu tạo thận.


- Thận gồm 2 quả, mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị - Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: +
+Cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu)
+Nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận)
+Các ống thận.
→Chức năng: để lọc máu và hình thành nước tiểu.

c. Nêu quá trình bài tiết nước tiểu (Tạo thành nước tiểu; thải nước tiểu).
* Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận.
- Gồm 3 quá trình:
+ Quá trình lọc máu diễn ra ở cầu thận tạo thành nước tiểu đầu.
+ Quá trình hấp thụ lại hấp thụ lại các chất dinh dưỡng cần thiết diễn ra ở ống thận.
+ Quá trình bài tiết tiếp diễn ra ở ống thận tạo thành nước tiểu chính thức.
* Nước tiểu chính thức sau khi được hình thành sẽ đổ xuống bể thận, qua ống dẫn nước
tiểu, xuống tích trữ ở bóng đái, khi lượng nước tiểu đạt tới khoảng 200 ml, kích thích cơ
thể buồn đi tiểu. Nước tiểu thải ra ngoài nhờ cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng.

d. Nêu một số biện pháp bảo vệ hệ bài tiết phòng tránh các bệnh thận, tiết niệu.
* Các biện pháp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu:
- Thường xuyên vệ sinh cá nhân và vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.
- Cần điều chỉnh khẩu phần ăn cho hợp lý như:
+ Không ăn quá nhiều Protein quá mặn hoặc quá chua.
+ Không ăn thức ăn thừa, thức ăn ôi thiu hoặc thức ăn bị nhiễm độc.
- Cần uống đủ nước, khi mắc tiểu thì cần đi ngay, không nên nín lâu.

e. Nêu các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết.
+ Giữ gìn vệ sinh cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu
+ Không ăn các thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại
+ Khi buồn tiểu thì đi ngay, không nên nhịn lâu
+ Uống đủ nước
+ Không ăn quá nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi
Câu 4: (Da)
a. Kể một số bệnh ngoài da (bệnh da liễu) và cách phòng tránh :
*Bệnh ngoài da : phát ban, hắc lào, vẩy nến, ghẻ lở,...
*Cách phòng tránh :
- Giữ cho da sạch sẽ (vệ sinh cơ thể thường xuyên,...)
- Tránh làm da bị xây xát, bỏng nhiệt, bỏng vôi tôi, bỏng hóa chất, bỏng điện,...
- Giữ vệ sinh nguồn nước, nơi ở
- Sơ cứu kịp thời khi da bị tổn thương
b. Nêu một số biện pháp rèn luyện và bảo vệ da :
- Tắm nắng (khoảng lúc 8h-9h sáng)
- Tập chạy, tham gia thể thao, lao động chân tay vừa sức
- Xoa bóp da
c. Nêu rõ các bộ phận của hệ thần kinh :
*Cấu tạo hệ thần kinh (neuron là đơn vị cấu tạo) :
- Bộ phận trung ương : não bộ, tủy sống
- Bộ phận ngoại biên : các dây thần kinh và hạch thần kinh
d. Nêu chức năng của hệ thần kinh :
- Vận động : liên quan đến các hoạt động có ý thức
- Sinh dưỡng : điều hòa hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng và sinh sản (hoạt động
không có ý thức
e. Phân tích hoạt động của hai phân hệ trong điều hòa hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và
cơ quan sinh sản
f. Nêu chức năng của tủy sống :
- Tủy sống là nơi dẫn truyền hưng phấn từ các đường thần kinh cảm giác đến các cơ quan
vận động. Trung gian giữa hệ thần kinh trung ương (não bộ) và các bộ phận của cơ thể.
- Tuỷ sống tham gia và thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: chức năng phản xạ, chức năng
dẫn truyền và chức năng dinh dưỡng.
g. Nêu cấu tạo và chức năng dây thần kinh tủy sống
*Cấu tạo dây thần kinh tủy
- Có 31 đôi dây thần kinh tủy
- Mỗi dây thần kinh gồm 2 rễ
+ Rễ trước: Rễ vận động
+ Rễ sau : Rễ cảm giác
- Các rễ tủy đi ra khỏi các lỗ gian---> dây thần kinh tủy

*Chức năng dây thần kinh tủy


+ Rễ trước dẫn truyền xung vận động
+ Rễ sau dẫn truyền xung cảm giác
+ Dây thần kinh tủy do các bó sợi cảm giác và vận động nhập lại,nối với tủy sống qua rễ
trước và rễ sau ---> dây thần kinh tủy là dây pha.
h. Nêu được vị trí, chức năng của trụ não, tiểu não và não trung gian.
- Trụ não
+ Vị trí: Trụ não tiếp liền với tuỷ sống
+ Chức năng chủ yếu của trụ não là điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt
là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, do các nhân xám đảm nhiệm. Chất trắng làm
nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên (cảm giác) và các đường dẫn
truyền xuống (vận động).

- Não trung gian


+ Vị trí: Nằm giữa trụ não và đại não
+ Chức năng: Các nhân xám nằm ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình trao
đổi chất và điều hòa thân nhiệt.

- Tiểu não
+ Vị trí: Phía sau trụ não
+ Chức năng: Điều hoà và phối hợp các hoạt động phức tạp

i. Nêu tác nhân ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh (nêu rõ tác hại của rượu, thuốc lá và các chất
gây nghiện đối với hệ thần kinh).
- Tác hại của rượu bia:
+ Làm chậm quá trình chuyển tải thông tin từ não đến toàn bộ cơ thể
+ Khi sử dụng nhiều làm não co lại do các nơ ron tiểu não bị phá hủy
+ Gây rối loạn các hoạt động của hệ thần kinh khiến người ta không làm chủ
được suy nghĩ và hành động của chính mình
- Tác hại của thuốc lá:
+ Thuốc lá có chứa hơn 7000 chất độc hại với 69 tác nhân gây ung thư, đặc biệt là
nicotin
+ Khói thuốc ngấm vào phổi và tích lũy lâu ngày tạo nên điều kiện cho những căn
bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp,...
gây tổn thương trong lòng mạch máu
+ Người hút cũng có nguy cơ mắc các bệnh như rụng tóc, đục thủy tinh thể, da
nhăn, ung thư da, loãng xương,...
+ Thuốc lá còn gây ảnh hưởng đến những người xung quanh khi phải hít khói,
nhất là trẻ em (dễ mắc các bệnh như hen suyễn, viêm phế quản, viêm tai,...) và
phụ nữ mang thai (tăng nguy cơ ung thư, gây biến đổi sự phát triển của thai nhi,
dễ sảy thai, đẻ non,...)
- Tác hại của các chất gây nghiện:
● Về thể chất
+ Làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng
+ Hệ hô hấp, tim mạch và huyết áp hoạt động không bình thường
+ Xuất hiện các triệu chứng như đau ngực và đau phổi, buồn nôn,
tiêu chảy, đau dạ dày,...
+ Mắc bệnh suy gan
● Về tinh thần
+ Gây ra động kinh, đột quỵ và tổn thương não
+ Mất trí nhớ, thiếu tập trung, hay nhầm lẫn
k. Nêu các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc
- Có khẩu phần ăn uống hợp lí
- Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, chè đặc hay thuốc lá
- Lao động vừa sức, tránh gây áp lực cho thần kinh

Câu 5. Giải thích:


a. Bác sĩ thường khuyên mọi người nên uống 1,5-2 lít nước 1 ngày.
- Nước cung cấp nhiều loại muối khoáng cần thiết cho cơ thể như calcium, chloride,
magnesium, phosphorus,...
- Nước hỗ trợ cơ thể tiêu hóa và bài tiết : ngăn ngừa táo bón, hòa tan, vận chuyển và tăng
cường hấp thu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, đào thải chất độc khỏi cơ thể,
giúp cơ thể đổ mồ hôi
b. Người khiếm thị có thể đọc được và viết được chữ nổi.
- Người mù có thể đọc được và viết được chữ nổi là do cơ quan thụ cảm, dây thần kinh ở
da, đặc biệt ở đầu ngón tay rất nhạy cảm
c. Nhiều người sau khi tắm nắng (tắm biển) một vài ngày, da thường bị đen đi.
- Vì khi tia nắng mặt trời chiếu vào da, tia cực tím sẽ xâm nhập và làm tổn thương da,
bắt cơ thể phải kích thích các hắc tố (melanin) để bảo vệ, từ đó làm da sạm đen đi
d. Màu da do yếu tố nào quyết định là chủ yếu? Vì sao màu da của mỗi người lại có sự khác
nhau?
- Màu da phụ thuộc vào lượng sắc tố melanin trong da (nhiều thì da đen sậm hơn, ít thì da
nhạt đi)
- Do khu vực sinh sống của họ và tổ tiên của họ (more detail? have a look at below)
e. Tại sao ở những nơi nắng nóng cường độ cao như Châu Phi, đa số người dân lại có màu
da rất đen? Còn ở những quốc gia lạnh lẽo, đa số người dân có màu da trắng?
- Người Châu Phi có da màu đen vì thời tiết ở đây nắng nóng quanh năm, ánh sáng của
mặt trời mang theo tia cực tím xâm nhập vào da, gây hại và khiến da bị tổn thương. Cơ
thể lúc đó sẽ kích thích sản sinh ra hắc tố (melanin) bảo vệ làn da, từ đó làm da đen
sạm đi.
- Ở những quốc gia lạnh lẽo, ánh sáng mặt trời bị hạn chế, làm da họ không phải kích
thích nhiều hắc tố, nên đa số người dân có da màu trắng
f. Người say rượu đi đứng không vững, dễ ngã.
- Do rượu đã ảnh hưởng đến hoạt động của tiểu não, nên tiểu não không điều khiển được các
hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể một cách chính xác, nên người say rượu bước
đi không vững.

g. Tại sao khi bị tổn thương đại não trái sẽ làm tê liệt các phần thân bên phải và ngược lại.
- Vận động của cơ thể chịu sự chi phối của bó tháp. Bó tháp đi từ não xuống đến 1\3
dưới hành tủy bắt chéo sang bên đối diện. Do đó 1 nửa bán cầu trái sẽ chi phối vận
động nửa người phải và ngược lại.

h. Những người bị chấn thương sọ não do tai nạn hoặc tai biến thường bị mất trí nhớ, bị liệt
hoặc mất khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ :
- Tác động mạnh có thể làm đứt hoặc tê liệt các neuron ở khu vực đấy, dẫn đến mất khả
năng hoạt động của những bộ phần được phụ trách

You might also like