You are on page 1of 11

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ – SINH HỌC 10

TỰ LUẬN
Câu 1.Hãy sắp xếp các cấu trúc sau theo thứ tự từ thấp đến cao: ti thể, ARN, hồng cầu, hệ tiêu
hóa, dạ dày, đàn voi, con voi, rừng. Hãy nêu các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống.
Sắp xếp các cấu trúc theo thứ tự từ thấp đến cao : ARN-ti thể-hồng cầu-dạ dày-hệ tiêu
hoá-con voi-đàn voi-rừng.
Các cấp tổ chức chính của hệ thống sống:

– Tế bào: là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống. Tất cả vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực
vật cũng như động vật đều có cấu tạo tế bào. Các hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào dù
là của cơ thể đơn bào hay đa bào.

– Cơ thể: là cấp tổ chức sống riêng lẻ độc lập (cá thể) có cấu tạo từ một đến hàng trăm nghìn
tỉ tế bào, tồn tại và thích nghi với những điều kiện nhất định của môi trường.

– Quần thể – loài : các cá thể thuộc cùng một loài tập hợp sống chung với nhau trong một
vùng địa lí nhất định tạo nên cấp quần thể.

– Quần xã: là cấp độ tổ chức gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng chung sống
trong một vùng địa lí nhất định. Trong quần xã có sự tương tác giữa các cá thể cùng loài hoặc
khác loài và mối tương tác giữa các quần thể khác loài, chúng giữ được sự cân bằng động
trong mối tương tác lẫn nhau để cùng tồn tại.

– Hệ sinh thái – sinh quyển: Tập hợp tất cả các quần xã sống trong khí quyển, thuỷ quyển, địa
quyển tạo nên sinh quyển của Trái Đất. Sinh quyển bao gồm nhiều hệ sinh thái khác nhau.

+ Hệ sinh thái: Các sinh vật trong quần xã không chỉ tương tác lẫn nhau mà còn tương tác với
môi trường sống của chúng.

+ Sinh quyển: Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trong khí quyển, thuỷ quyển, địa quyển tạo nên
sinh quyển của Trái Đất. Đó là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống.

Câu 2.
a. Tại sao tế bào được coi là đơn vị cấu tạo, đơn vị chức năng của cơ thể sống
- Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì các hoạt động sống ở cấp độ tế bào (cảm ứng, trao
đổi chất và chuyển hóa năng lượng, lớn lên, phân sinh) là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp
độ cơ thể (cảm ứng, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh
sản). Cụ thể:
+ Nhờ các chất được cơ thể lấy vào từ môi trường, tế bào tiến hành trao đổi chất và chuyển
hóa năng lượng giúp tạo ra năng lượng và vật chất cho tế bào nói riêng và cơ thể nói chung
hoạt động.
+ Sự lớn lên và phân chia của tế bào là cơ sở để cơ thể sinh trưởng phát triển và sinh sản.
+ Tế bào cảm ứng với các kích thích từ môi trườnggiúp cơ thể phản ứng với các kích thích
đó.
b. Giải thích vì sao khi để rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh sau đó lấy ra ngoài thì sẽ bị hỏng rất
nhanh?
Khi để rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh, nước có trong tế bào của rau, củ bị đóng băng. Khi nước bị
đóng băng, các quá trình sống của tế bào bị dừng hoàn toàn. Đồng thời, các liên kết hydrogen
trong nước của tế bào trở nên cứng hơn làm gia tăng thể tích gây phá vỡ cấu trúc của tế bào (tế
bào chết). Bởi vậy, khi lấy ra ngoài, tế bào bị phân hủy nhanh chóng khiến cho rau, củ sẽ bị
hỏng rất nhanh.
Câu 3.Trình bày cấu trúc không gian của protein. Ở bậc cấu trúc nào thì protein có hoạt tính
sinh học.
Cấu trúc bậc một : đặc trưng bởi trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

Cấu trúc bậc hai : là cấu hình của mạch pôlipeptit trong không gian được giữ vững nhờ các liên
kết hiđrô giữa các amin ở gần nhau.

Cấu trúc bậc ba : là hình dạng của phân tử prôtêin trong không gian ba chiều do cấu trúc xoắn
bậc hai cuộn xếp theo kiểu đặc trưng cho mỗi loại prôtêin tạo thành khối hình cầu.

Cấu trúc bậc bốn : là sự kết hợp của hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit với nhau trong không gian
ba chiều.

- Protein chỉ thực hiện chức năng khi đạt tới cấu trúc không gian ba chiều (cấu trúc
bậc ba và bậc bốn).

- Vì chỉ khi đạt tới cấu trúc bậc ba, protein mới xuất hiện các liên kết như liên kết
disulfid, liên kết hydro, liên kết ion. Nhờ những cấu trúc này mà protein ổn định hơn
trong môi trường, quy định tính chất của protein, đặc biệt là tính tan và hoạt tính xúc
tác của protein. Cấu trúc bậc 3 còn tạo nên trung tâm hoạt động của phần lớn các
loại enzym. Sự thay đổi cấu trúc bậc ba dẫn đến sự thay đổi hướng xúc tác của enzym
hoặc mất khả năng xúc tác hoàn toàn.

Câu 4. Có phải tất các các hợp chất hữu cơ trong tế bào đều là các polymer? Vì sao?
Polymer là các phân tử có kích thước lớn (các đại phân tử) được cấu tạo từ một hoặc một số loại
đơn phân nhất định. Do đó, không phải tất cả các hợp chất hữu cơ trong tế bào đều là các
polymer.
Câu 5. Hãy sắp xếp các cấu trúc sau theo thứ tự từ thấp đến cao: ribosome, protein, bạch cầu, hệ
tuần hoàn, tim, rừng, đàn hổ, con hổ. Hãy cho biết cấp độ tổ chức cơ bản nhất của thế giới sống
là gì.
Sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao : Protein, Ribosome, bạch cầu, tim, hệ tuần hoàn, con
hổ, đàn hổ, rừng.
Cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất của thế giới sống là tế bào.
Câu 6.
a. Trình bày cấu trúc hóa học của nước và vai trò của nước trong tế bào.
+ Cấu trúc hoá học của nước:

- Phân tử nước được tạo bởi một nguyên tử ôxi kết hợp với hai nguyên tử hiđrô bằng các liên
kết cộng hóa trị.
- Nguyên tử oxi tích điện âm, nguyên tử hiđro tích điện dương. Lực hút tĩnh điện làm cho
nguyên tử hiđro bị kéo lệch về phía nguyên tử oxi.

- Giữa các phân tử nước vừa có lực hút giữa ôxi và hiđrô, vừa có lực đẩy của các ôxi, các
hiđrô với nhau. Điều này làm nên các tính chất của mạng lưới nước.

+ Vai trò của nước trong tế bào:

- Nước vừa là thành phần cấu tạo, vừa là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động
sống của tế bào.

- Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa.

- Nước giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.

b. Cơ thể người có biểu hiện như thế nào khi mất nhiều nước? Nêu biện pháp cấp cứu khi cơ thể
mất nước do bị sốt cao, tiêu chảy.
Khi cơ thể thiếu nước sẽ có những dấu hiệu sau:
 Tiểu ít, giảm lượng nước tiểu: Tùy vào lượng nước được cung cấp mà tần suất và
lượng nước tiểu của mỗi người khác nhau. Nếu số lần đi tiểu trong ngày chỉ khoảng 2 -
3 lần hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ chính là biểu hiện của cơ thể đang bị thiếu
nước.
 Nước tiểu có màu sẫm và đặc: Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, nước tiểu bình
thường sẽ không có màu, trong suốt và lỏng. Ngược lại, khi cơ thể thiếu nước, nước
tiểu sẽ có màu sẫm và đậm đặc hơn bình thường.
 Khô da: Khô da là dấu hiệu điển hình của tình trạng cơ thể bị thiếu nước, mất nước.
 Khô miệng, hôi miệng: Khi cơ thể bị thiếu nước sẽ giảm tiết nước bọt, khiến cho
miệng bị khô và có mùi hôi.
 Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai: Cơ thể thiếu nước bao gồm cả não cũng không
được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để hoạt động, sẽ gây ra các triệu chứng đau
đầu, đặc biệt là khi di chuyển cơ thể. Bên cạnh đó, hệ tuần hoàn cũng hoạt động kém
hiệu quả hơn do thiếu nước sẽ dẫn đến chóng mặt, hoa mắt và ù tai.
 Đói và thèm đồ ngọt: Đói có thể là biểu hiện của cơ thể thiếu nước, bởi khi đó năng
lượng dự trữ trong cơ thể gặp khó khăn trong việc được giải phóng, gây ra cảm giác
đói, thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt - loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng.
 Táo bón: Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Để hệ
tiêu hóa được hoạt động bình thường và khỏe mạnh, cơ thể cần cung cấp đủ nước. Do đó,
táo bón là dấu hiệu “báo động” cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết.
 Huyết áp giảm, nhịp tim tăng: Cơ thể thiếu nước làm hạn chế sự lưu thông, tuần hoàn
của máu, gây tụt huyết áp. Tăng nhịp tim là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu nước,
mất nước nghiêm trọng.
 Mỏi cơ, chuột rút: Khi cơ thể bị thiếu một lượng nước, hoặc thiếu nước ảnh hưởng đến
cân bằng điện giải trong cơ thể, làm thay đổi nồng độ các chất như natri, kali, ... có thể
gây mỏi cơ, chuột rút.

Các biện pháp cấp cứu khi cơ thể bị mất nước khi sốt cao, tiêu chảy:

 - Trong trường hợp trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ mất nước do tiêu chảy, có biểu hiện nôn hoặc sốt
có thể sử dụng dung dịch oresol (nếu có) hoặc nước cháo muối. Đó là những dung dịch bù
nước và điện giải rất tốt.
 - Đối với người trưởng thành trong trường hợp mất nước nhẹ do tiêu chảy, nôn hoặc sốt chỉ
cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi. Lưu ý tuyệt đối không sử dụng nước trái
cây hay nước ngọt vì có thể khiến tình trạng bệnh tệ hơn.
 - Trong trường hợp mất nước nghiêm trọng kể cả đối với trẻ em hay người lớn đều là tình
trạng cấp cứu và cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử trí kịp thời. Lúc này,
bù nước và điện giải theo cách thông thường sẽ không hiệu quả bằng truyền trực tiếp qua
đường tĩnh mạch. Nước, muối và các chất điện giải truyền qua đường tĩnh mạch sẽ được hấp
thu nhanh hơn do đó tăng tốc độ hồi phục của cơ thể.

Câu 7. Protein có những chức năng gì? Trong trường hợp nào thì protein bị mất hoạt tính sinh
học.
Trong cơ thể protein có rất nhiều chức năng, có thể nói protein tham gia vào hầu hết tất cả các hoạt
động sống của tế bào. Một số chức năng của protein được trình bày dưới đây:

- Cấu trúc: Nhiều loại protein tham gia cấu trúc nên các bào quan, bộ khung tế bào.

- Xúc tác: Protein cấu tạo nên các enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào.

- Bảo vệ: Các kháng thể có bản chất là protein giữ chức năng chống lại các phân tử kháng nguyên
từ môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể qua các tác nhân như vi khuẩn, virus,…

- Vận động: Protein giúp tế bào thay đổi hình dạng cũng như di chuyển.

- Tiếp nhận thông tin: Protein cấu tạo nên thụ thể của tế bào, giúp tiếp nhận thông tin từ bên trong
cũng như bên ngoài tế bào.

- Điều hòa: Nhiều hormone có bản chất là protein đóng vai trò điều hòa hoạt động của gene trong tế
bào, điều hòa các chứng năng sinh lí của cơ thể.

Khi cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin bị phá vỡ, prôtêin mất hoạt tính sẽ làm prôtêin bị
mất chức năng.

Câu 8. Trong hai loại nucleic acid DNA và RNA loại nào bền vững hơn? Giải thích ngắn gọn.
ARN
ADN
 ADN (Deoxyribonucleic Acid) là phân tử  ARN (Ribonucleic Acid) là phân tử
mang thông tin di truyền quy định mọi hoạt polyme cơ bản có nhiều vai trò sinh
Khái niệm động sống của đa số các sinh vật và nhiều học trong mã hóa, dịch mã, điều
loài virus. hòa, và biểu hiện của gen.

 Có 2 mạch xoắn đều quanh một trục  Có 1 mạch đơn


 Có khối lượng và kích thước lớn hơn  Khối lượng và kích thước nhỏ hơn
Cấu tạo
 Có 4 loại Nu: A, T, G, X  Có 4 loại Nu: A, U, G, X

 Trực tiếp tổng hợp protein ARN


truyền thông tin quy định cấu trúc
 Lưu trữ thông tin quy định cấu trúc các loại Protein từ nhân ra tế bào chất rồi
Chức protein. chuyển qua nơi tạo ra protein
năng  Có chức năng tái sinh và sao mã Ribosome.
 Không có chức năng tái sinh và sao

 Sợi ADN dài hơn rất nhiều so với ARN. (Ví  Phân tử ARN có chiều dài dao
dụ: một sợi nhiễm sắc thể ADN có thể dài động ở các mức khác nhau nhưng
Độ dài
tới vài cm khi tháo xoắn) đều ngắn hơn phân tử ADN.

 Loại đường ở RNA là ribo, không


 Loại đường có trong ADN là deoxyribose,
có biến đổi hydroxyl của
Đường chứa ít hơn ribo của ARN 1 nhóm hydroxyl
deoxyribose.

 Loại base trong ARN là Adenine


 Loại base có trong ADN là Adenine (A),
(A),
Base Thymine (T), Guanine (G) và Cytosine (C)
Uracil (U), Guanine (G) và Cytosine (C)
 Cặp Adenine và Thymine (A-T)  Cặp Adenine và Uracil (A-U)
Cặp base  Cặp Cytosine và Guanine (C-G)  Cặp Cytosine and Guanine (C-G)

 ARN hình thành trong nhân tế bào,


sau đó di chuyển đến các vùng
 ADN có trong nhân tế bào và một lượng nhỏ
chuyên biệt của tế bào chất tùy
Vị trí trong ty thể.
thuộc vào loại ARN được tạo
thành.

 Do đường deoxyribose, chứa một nhóm  ARN chứa đường ribo, phản ứng
hydroxyl ít oxy hơn, ADN là một phân tử ổn mạnh hơn ADN và không bền trong
Khả năng định hơn RNA, điều này thuận lợi cho một điều kiện kiềm. ARN có các rãnh
phản ứng phân tử có nhiệm vụ giữ an toàn cho thông xoắn lớn khiến cho nó dễ bị các
tin di truyền. enzym tấn công hơn.
Nhạy cảm  ADN dễ bị ảnh hưởng và tác động xấu bởi  ARN chống lại tia UV tốt hơn
với tia cực tia UV ADN
tím (UV)

Câu 9: DNA và RNA loại nào đảm nhận nhiều chức năng hơn? Vì sao?
- DNA được cấu tạo từ 2 chuỗi polynucleotide liên kết với nhau bằng các liên kết hydrogen tạo
nên một phân tử rất dài, với đường kính ổn định.

- RNA được cấu tạo từ 1 chuỗi polynucleotide nên các base của chúng có thể liên kết với nhau
trong cùng một mạch tạo nên các cấu hình không gian rất khác nhau. Đồng thời, các base trên
RNA cũng có thể liên kết với các phân tử protein cũng như các phân tử khác tạo nên nhiều cấu
hình không gian khác nhau.

→ Do RNA có thể tồn tại ở nhiều cấu hình không gian khác nhau nên RNA có nhiều chức
năng hơn DNA.

Câu 10: Giải thích tại sao khi tiêu hoá thức ăn chứa các thành phần như tinh bột, protein và các
nucleic acid lại cần sử dụng nước?
Khi tiêu hoá thức ăn chứa các thành phần như tinh bột, protein và các loại nucleic acid lại cần
phải sử dụng nước vì: Phản ứng phân giải các liên kết cộng hoá trị giữa các đơn phân trong các
loại polymer như tinh bột, protein và các nucleic acid là phản ứng thủy phân. Cụ thể, để bẻ gãy
một liên kết giữa các đơn phân cần tiêu tốn một phân tử nước.
Câu 11: Phân biệt nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng về tỉ lệ, vai trò.

TRẮC NGHIỆM
Câu 1: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao
hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?
A. Nguyên tắc thứ bậc. B. Nguyên tắc bổ sung.
C. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc mở.
Câu 2: Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian nhất định vào một
thời điểm xác định và có quan hệ sinh sản với nhau được gọi là
A. quần xã. B. quần thể. C. nhóm quần thể. D. hệ sinh thái.
Câu 3: Vai trò chủ yếu của các nguyên tố đa lượng đối với tế bào là
A. tham gia vào các phản ứng sinh hóa trong tế bào. B. cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.
C. tham gia cấu tạo nên màng tế bào. D. cấu trúc nên nguyên tố carbon.
Câu 4: Nguyên tố vi lượng trong tế bào là:
A. C, H, O, N, Ca, Fe. B. C, H, O, N, P, S.
C. Fe, I, Mo, Cu, Zn. D. Fe, I, Mo, C, O, N.
Câu 5: Liên kết hóa học giữa các phân tử nước là
A. liên kết photphodieste. B. liên kết hydrogen.
C. liên kết ion. D. liên kết cộng hóa trị
Câu 6: Loại đường nào sau đây không phải là đường 6 carbon?
A. Galactose. B. Đeoxiribose. C. Glucose. D. Fructose.
Câu 7: Lipid có vai trò nào sau đây?
A. Cấu tạo nên thành tế bào thực vật. B. Cấu tạo nên màng sinh chất.
C. Cấu tạo nên hầu hết các enzyme trong tế bào. D. Cấu tạo nên vật chất di truyền của tế bào.
Câu 8: Protein nào dưới đây có chức năng tiêu diệt mầm bệnh và bảo vệ cơ thể ?
A. Protein là hormon. B. Protein enzym. C. Protein kháng thể. D. Protein vận động.
Câu 9: Thành phần nào sau đây không có trong tế bào nhân sơ?
A. DNA B. Lưới nội chất. C. Màng sinh chất. D. Ribosome
Câu 10: Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ
A. xenlulôzơ. B. petiđôglican. C. kitin. D. phospholopid kép.
Câu 11: Bào quan nào dưới đây xuất hiện ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
A. Lizôxôm. B. Ribosome. C. Ti thề. D. Bộ máy Gôngi.
Câu 12: Bào quan nào sau đây không có trong cấu trúc của tế bào động vật?
A. Ti thể. B. Lục lạp. C. Ribosome. D. Perôxixôm.
Câu 13: Phát triển bền vững là
A. sự ưu tiên tăng trưởng kinh tế của thế hệ hiện tại mà không quan tâm tới các vấn đề về xã hội
và môi trường.
B. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại làm tổn hại đến nhu cầu phát triển
của các thế hệ tương lai.
C. sự phát triển kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại và cả nhu cầu của các thế hệ
tương lai.
D. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu
phát triển của các thế hệ tương lai.
Câu 14: Hãy chọn câu sau đây có thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao là
A. cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái. B. cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xã.
C. quần thể, quần xã, cơ thể, hệ sinh thái. D. quần xã, quần thể, hệ sinh thái, cơ thể.
Câu 15: Một trong các vai trò của các nguyên tố vi lượng là:
A. Cấu tạo các đại phân tử hữu cơ. B. Hoạt hóa các enzyme.
C. Cấu tạo axit nucleic. D. Cấu tạo protein.
Câu 16: Bào quan nào dưới đây xuất hiện ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
A. Lizôxôm. B. Ribosome. C. Ti thề. D. Bộ máy Gôngi.
Câu 17: Nguyên tố đa lượng trong tế bào là:
A. C, H, O, N, Ca, Fe. B. C, H, O, N, P, S. C. Fe, I, Mo, Cu, Zn. D. Fe, I, Mo, C, O,
N.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của nước đối với sự sống?
A. Nước là dung môi hòa tan các chất sống và là môi trường của các phản ứng.
B. Nước có vai trò ổn định nhiệt độ cơ thể, điều hòa nhiệt độ môi trường sống.
C. Nước ở dạng liên kết với các hợp chất hữu cơ khác, nước bảo vệ cấu trúc tế bào.
D. Nước cung cấp năng lượng cho hoạt động sống và là nguyên liệu cho phản ứng.
Câu 19: Tế bào nhân sơ có đặc điểm cấu tạo là
A. có màng nhân. B. không có màng nhân.
C. có vật chất di truyền là DNA dạng thẳng. D. không có màng tế bào.
Câu 20: Đường mía (sucrose) là loại đường đôi được cấu tạo bởi
A. một phân tử Glucose và một phân tử galactose. B. một phân tử Glucose và một phân tử
fructose.
C. hai phân tử fructose. D. hai phân tử Glucose.
Câu 21: ADN có chức năng gì?
A. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. B. Tham gia và quá trình chuyển hóa vật chất
trong tế bào.
C. Cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan. D. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào
Câu 22: Bào quan nào sau đây không có trong cấu trúc của tế bào động vật?
A. Ti thể. B. Lục lạp. C. Ribosome. D. Perôxixôm.
Câu 23: Hiện tượng nào sau được gọi là biến tính của protein?
A. Liên kết peptit giữa các acid amin của protein bị thay đổi.
B. Trình tự sắp xếp của các acid amin bị thay đổi.
C. Cấu hình không gian của protein bị thay đổi.
D. Khối lượng của protein bị thay đổi.
Câu 24: Thành phần nào sau đây không có trong tế bào nhân sơ?
A. DNA B. Lưới nội chất. C. Màng sinh chất. D. Ribosome
Câu 25: Khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các tồ chức sống, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng cấp tổ chức cao hơn.
B. Tất cả các cấp tổ chức sống được xây dựng từ cấp tế bào.
C. Kích thước của các tổ chức sống được sắp xếp từ nhỏ đến lớn.
D. Các cơ thể còn non phải phục tùng các cơ thể trưởng thành.
Câu 26: Trong tế bào, mối quan hệ về sinh sản biểu hiện rõ nhất ở cấp độ tổ chức nào?
A. Tế bào. B. Quần thể. C. Quần xã. D. Loài.
Câu 27: Trong thế giới sống, mối quan hệ về dinh dưỡng biểu hiện rõ nhất ở cấp độ tổ chức
nào?
A. Tế bào. B. Quần thể. C. Quần xã. D. Loài.
Câu 28: Số lượng nguyên tố hoá học cấu tạo nên cơ thể sống là khoảng
A. 10. B. 25. C. 40. D. 92.
Câu 29: Các nguyên tố hóa học chính trong tế bào gồm
A. C, H, O, N, Ca, Mg. B. C, H, O, N, P, S. C. Fe, I, Mo, Cu, Zn. D. Fe, I, Mo,
C, O, N.
Câu 30: Phân tử nước liên kết với nhau hoặc liên kết với các phân tử phân cực khác bằng liên
kết
A. Cộng hóa trị. B. Hydrogen. C. Ion. D. Phosphodiester.
Câu 31: Trong cơ thể, các nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ
A. Nhỏ hơn 0,1%. B. Nhỏ hơn 0,01%. C. Nhỏ hơn 0,001%. D. Lớn hơn
0,1%.
Câu 32: Loại lipid nào sau đây là thành phần chủ yếu cấu trúc nên màng tế bào?
A. Sáp. B. Phospholipid. C. Cholesterol. D. Dầu thực vật.
Câu 33: Tất cả các loại lipid đều có đặc điểm chung là:
A. có cấu trúc đa phân. B. do 3 loại nguyên tố C, H, O tạo nên.
C. không tan trong nước. D. cung cấp năng lượng cho tế bào.
Câu 34: Loại lipid nào sau đây làm tăng tính ổn định cấu trúc màng tế bào?
A. Sáp. B. Phospholipid. C. Cholesterol. D. Dầu mỡ.
Câu 35: Điểm khác nhau cơ bản giữa các loại amino acid là về
A. số nhóm NH2. B. cấu tạo của gốc R. C. số nhóm COOH. D. vị trí gắn
của gốc R
Câu 36: Hiện tượng nào sau đây được gọi là sự biến tính của protein?
A. Khối lượng của protein bị thay đổi. B. Liên kết peptide giữa các amino acid của protein bị
thay đổi.
C. Trình tự sắp xếp của các a.a bị thay đổi. D. Cấu hình không gian của protein bị thay đổi.
Câu 37: Protein sẽ bị biến tính khi gặp bao nhiêu điều kiện nào sau đây?
I. Áp suất của môi trường tăng cao. II. Chịu tác động của các loại hoá chất.
III. Nhiệt độ của môi trường tăng lên. IV. Độ pH của môi trường thay đổi.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 38: Khi nói về protein, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân và nguyên tắc bổ sung.
B. Protein được cấu tạo từ 1 hoặc nhiều chuỗi polypeptide.
C. Protein mang thông tin quy địng tính trạng trên cơ thể sinh vật.
D. Protein được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của rRNA.
Câu 39: Protein là hợp chất hữu cơ có tính đa dạng cao nhất. Nguyên nhân là vì protein có
những đặc điểm nào sau đây?
I. Cấu trúc đa phân và có nhiều loại đơn phân. II. Cấu tạo từ 1 hoặc nhiều chuỗi
polypeptide.
III. Cấu trúc không gian nhiều bậc. IV. Nhiều chức năng quan trọng đối với cơ
thể.
A. I, II, III. B. I, II, IV. C. I, III, IV. D. II, III, IV.
Câu 40: Khi nói về cấu trúc của protein, phát biểu nào sau đây sai?
A. Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các amino acid.
B. Mọi phân tử protein đều có cấu trúc không gian 4 bậc.
C. Cấu trúc không gian được duy trì bằng các liên kết yếu.
D. Mỗi protein được cấu tạo từ một hoặc nhiều chuỗi polypeptide.
Câu 41: Protein không có chức năng nào sau đây?
A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào.
B. Cấu tạo nên enzyme, hoocmone, thụ quan, kháng thể.
C. Thực hiện việc lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.
D. Thực hiện việc vân chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin.
Câu 42: Trong phân tử protein, bậc cấu trúc nào sau đây không có liên kết hydrogen?
A. Bậc 1. B. Bậc 2. C. Bậc 3. D. Bậc 4.
Câu 43: Khi nói về amino acid, phát biểu nào sau đây sai?
A. Mỗi amino acid có ít nhất một nhóm amino (NH2).
B. Mỗi amino acid chỉ có đúng một nhóm carboxyl (COOH).
C. Những amino acid cơ thể không tổng hợp được gọi là amino acid không thay thế.
D. Amino acid là một chất lưỡng tính (vừa có tính acid, vừa có tính base).
Câu 44: Protein không có chức năng nào sau đây?
A. Điều hoà thân nhiệt. B. Cấu trúc nên hệ thống màng tế bào.
C. Tạo nên kênh vận chuyển các chất qua màng. D. Bảo vệ cơ thể.
Câu 45: Trong tế bào, hàm lượng rRNA luôn cao hơn mRNA nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu
là vì:
A. rRNA có cấu trúc bền vững, tuổi thọ cao hơn mRNA.
B. Số gene quy định tổng hợp rRNA nhiều hơn mRNA.
C. Số lượng rRNA được tổng hợp nhiều hơn mRNA.
D. rRNA có nhiều vai trò quan trọng hơn mRNA.
Câu 46: Khi nói về nguyên tắc bổ sung ở RNA, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các loại RNA đều có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung.
B. Trên tRNA chỉ có một số đoạn liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
C. Ở tRNA có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung nên A bằng U và G bằng C.
D. Các cặp base liên kết bổ sung với nhau làm cho RNA dễ bị phân huỷ.
Câu 47: Ba loại RNA ở sinh vật có cấu tạo tế bào có những đặc điểm chung nào sau đây?
I. Chỉ gồm một chuỗi polynucleotide. II. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
III. Có bốn loại đơn phân. IV. Các đơn phân liên kết theo nguyên tắc bổ
sung.
A. I, II, IV. B. I, III, IV. C. I, II, III. D. I, II, III, IV.
Câu 48: Cấu trúc của Thymine khác với Uracil bởi yếu tố nào sau đây?
A. Thành phần đường và loại base. B. Thành phần đường và loại acid
phosphoric.
C. Cách thức liên kết giữa acid phosphoric với đường. D. Cách thức liên kết giữa base với
đường.
Câu 49: Động vật dùng loại đường nào sau đây làm chất dự trữ?
A. Saccharose. B. Tinh bột. C. Chitin. D. Glycogen.
Câu 50: Glucagon là hoocmone được cấu tạo từ 1 chuỗi polypeptide. Số bậc cấu trúc không
gian tối đa của glucagon có thể có là: A. 1. B. 2. C. 3.
D. 4.

You might also like