You are on page 1of 6

HORMON TUYẾN YÊN

Tuyến yên (hypophysis) là một tuyến nội tiết có kích thước bằng hạt
đậu ở đáy não, phía sau sống mũi và ngay dưới vùng dưới đồi được chia
thành hai phần chính: thùy trước và thùy sau. Tại tùy trước và thùy sau sản
xuất ra các loại hormon khác nhau.
Tuyến yên có vai trò quan trọng trong cơ thể, nó còn được gọi là “tuyến
chủ”. Nguyên nhân vì nó không chỉ tiết ra các hormone của riêng mình mà
còn ra lệnh cho các tuyến khác sản xuất hormone.
2. NỘI TIẾT TỐ SAU TUYẾN YÊN:
2.1 Oxytocin
Đặc điểm
Trong cơ thể oxytocin được tổng hợp ở vùng dưới đồi, tích trữ ở thuỳ sau
tuyến yên, từ đó phóng thích vào tuần hoàn khi có kích thích.
Hiện nay người ta đã tổng hợp được oxytocin để làm thuốc.
Oxytocin bị phá huỷ bởi men tiêu hoá, do đó không dùng theo đường uống,
chỉ sử dụng theo đường tiêm. Trong cơ thể oxytocin cũng dễ bị phá huỷ bởi
enzym peptidase nên thời gian tác dụng ngắn. Thuốc thải trừ qua nước
tiểu.
Tác dụng
Oxytocin có tác dụng kích thích, gây tăng co bóp tử cung, tăng trương lực
cơ.
Liều điều trị gây tăng co bóp nhịp nhàng, còn liều cao gây co cứng.
Tử cung ở giai đoạn cuối thời kỳ mang thai (nhất là những ngày cuối của
thời kỳ mang thai và vài ngày sau khi sinh) rất nhạy cảm với oxytocin,
Hormone polypeptide oxytocin thường được tiết ra ở phụ nữ trong quá trình
sinh nở cho phép tử cung co lại, đưa thai nhi vào âm đạo để sinh.
Ngoài ra oxytocin còn có tác dụng co các tế bào biểu mô cơ (là những tế
bào nằm thành hàng rào bao quanh tuyến sữa). Khi các tế vào này co sẽ ép
vào nang tuyến và đẩy sữa ra ống tuyến giúp bài xuất sữa trên tuyến sữa
dạng bài tiết. (kích thích bài tiết sữa ở phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho
con bú.)
Oxytocin trong nam giới trong quá trình xuất tinh và kích thích sự co bóp
của ống dẫn tinh để đẩy tinh dịch và tinh trùng về phía trước.
dilate the cervix: giãn cổ tử cung
triggering labour: gây chuyển dạ
expel breast milk: bài tiết sữa mẹ
sexual arousal: kích thích quan hệ
Oxytocin là một loại hormone của con người được tiết ra và chi phối não
bộ trong quá trình liên quan đến tình dục và tình cảm, nó được sản sinh khi
con người đạt cực khoái, khi cảm thấy lãng mạn, khi cho con bú sữa mẹ và
khi sinh đẻ. Đặc biệt, nồng độ oxytocin trung bình trong máu của những
người mới yêu cao gấp đôi so với những người độc thân. Oxytocin còn gọi
là hormone tình yêu
Chỉ định
Làm thuốc kích đẻ và gây đẻ non.
Co hồi và cầm máu tử cung sau đẻ.
Kích thích tiết sữa sau đẻ.
Chống chỉ định
Cơn co tử cung cường tính, tắc cơ học sổ thai; suy thai khi chưa đẻ; trường
hợp không thể đẻ theo đường tự nhiên được
Chế phẩm và liều dùng
Ống tiêm 1mL chứa 2UI, 5UI và 10UI như Oxytocin Injection BP 10
Units, Oxytocin Injection BP 5UI,...
Liều khởi đầu thường dùng 5UI tiêm tĩnh mạch hoặc pha trong dịch truyền
để truyền tĩnh mạch sau đó tuỳ tình trạng cụ thể có thể dùng thêm từ 5 - 20
UI.
2.2. Hormon ADH (Vasopressin)
Hormon này có 2 tác dụng:

 Chống bài niệu (Anti Diuretic Hormon), gọi tắt là ADH.


 Co mạch (Vasopressin).
Do đó có 2 tên: ADH và vasopressin. Tên thường gọi là ADH. ADH được
thuỳ sau tuyến yên bài tiết ra. Trong cơ thể cũng bị phá huỷ bởi peptidase
nên thời gian tác dụng ngắn (30 phút - 2 giờ).
Tác dụng
Điều hoà tái hấp thu nước ở ống lượn xa và co cơ trơn mạch máu, trong đó
tác dụng trên chuyển hoá nước là tác dụng chính. Cơ chế tác dụng chủ yếu
là do giải phóng enzym hyaluzonidase làm tăng tái hấp thu nước và chống
bài niệu.
Tác dụng trên cơ trơn chỉ thể hiện rõ khi dùng liều rất cao (hàng trăm lần so
với liều chống bài niệu): gây co cơ trơn mao mạch và động mạch, cơ trơn
dạ dày, ruột và tử cung. Tử cung không có thai hoặc có thai ở giai đoạn đầu
nhạy cảm với vasopressin hơn oxytocin. Những tháng cuối thì ngược lại.
Chỉ định
Điều trị bệnh đái tháo nhạt.
Chế phẩm và liều dùng
Ống tiêm 4microgam/mL hoặc 20 UI/mL.
Dung dịch nhỏ mũi (vì thuốc hấp thu qua niêm mạc mũi gây tác dụng toàn
thân) 0,l microgam/mL hoặc 20 UI/mL, 50 UI/mL, lọ 2,5; 5 và 12mL. (1UI
tương đương 2 – 3 microgam).
Tiêm bắp 2 - 5 IU (ống tiêm lmL chứa 5 IU).
Hormon tuyến yên được chia thành 2 nhóm: hormon tuyến yên trước và hormon tuyến yên sau ( hay còn gọi nội
tiết tố tuyến yên trước và nội tiết tố tuyến yên sau). Hormon tuyến yên trước gồm 6 loại và hormon tuyến yên
sau gồm 2 loại sau đây.
Tuyến yên trước tiết ra 6 loại hormon chính:
1. Hormon kích thích vỏ thượng thận ACTH (Adrennocorticotropin Hormon)
2. Hormon kích thích tuyến giáp TSH (Thyroid Stimulating Hormon)
3. Hormon kích thích nang trứng FSH (Follicle Stimulating Hormon)
4. Hormon tạo hoàng thể LH (Luteinizing Hormon)
5. Hormon kích thích tuyến vú tiết sữa Prolactin
6. Hormon tăng trưởng ở người GH (Growth Hormon)
Tuyến yên sau dữ trữ 2 loại hormon:
1. Hormon Oxytocin
2. Hormon chống bài niệu ADH (Antidiuretic Hormon)
1. NỘI TIẾT TỐ TRƯỚC TUYẾN YÊN:
1.1 Hormon kích thích vỏ thượng thận
ACTH được tổng hợp từ Pro-opiomelanocortin (POMC) và bao gồm 39 axit amin. Trục dưới đồi-tuyến
yên và hệ thống bài tiết điều hòa chặt chẽ việc sản xuất của nó để đáp ứng với hormone giải phóng
corticotropin.
ATCH (Adrenocorticotropic hormon) kích thích vỏ thượng thận bài tiết ra corticosteroid, chủ yếu là
glucocorticoid. Chính vì vậy tác dụng của glucocorticoid và ATCH tương tự như nhau. Điểm khác nhau là
ATCH không ảnh hưởng tới chức năng thượng thận như khi dùng glucocorticoid.
Chế phẩm làm thuốc của ATCH được chiết từ thùy sau tuyến yên của động vật. Thuốc dễ bị phân hủy ở
đường tiêu hóa nên chỉ dùng tiêm bắp và tĩnh mạch. Thời gian duy trì tác dụng 6 giờ. Để tăng thời gian tác dụng
người ta phối hợp với kẽm phosphat (tác dụng kéo dài được 24 giờ)
Chỉ định
Điều trị viêm khớp, viêm đa khớp không do nhiễm khuẩn.
Hen phế quản, tổn thương da, bệnh bạch cầu cấp, dị ứng.
Phòng suy thượng thận sau khi dùng glucocorticoid lâu dài.
Tác dụng không mong muốn
Phù, tăng huyết áp, tăng dị hóa, chậm lớn, mất ngủ...
Chống chỉ định
Tăng huyết áp nặng, đái đường, loét dạ dày, viêm nội tâm mạc cấp, thiểu năng tim nặng.
Chế phẩm và liều dùng
- Chế phẩm: có 2 dạng
ACTH thường: 20 UI/mL, 40 UI/mL và 80 UI/mL.
ACTH chậm (phối hợp với kẽm phosphat) ống lmg. lmg ACTH = 1 UI.
- Liều thường dùng: 40mg/24h chia 4 lần, tiêm bắp hoặc 5 - 10mg/24h truyền tĩnh mạch
1.2 Hormone kích thích tuyến giáp (TSH)
Đặc điểm
Trục vùng dưới đồi-tuyến yên điều chỉnh việc giải phóng ra TSH nhờ cơ chế như sau: Vùng dưới đồi tiết ra
hormone giải phóng tuyến giáp (TRH), kích thích các thyrotrophs của thùy trước tuyến yên tiết ra TSH.
Tác dụng
TSH kích hoạt bài tiết hormone tuyến giáp thyroxine, hoặc T4, và triiodothyronine, hoặc T3. Các hormone này
là nguyên tố chủ đạo để thúc đẩy sự trưởng thành của xương và hệ thần kinh trung ương, tăng tỷ lệ trao đổi chất
cơ bản và sản sinh nhiệt.
Ngoài ra, hormon này cũng rất quan trọng và cần thiết để duy trì kích thước của các nang tuyến giáp và khả
năng sản xuất hormone tuyến giáp liên tục.
Ý nghĩa lâm sàng
Xét nghiệm TSH có vai trò chủ đạo trong xét nghiệm sàng lọc bệnh tuyến giáp, người bị suy giáp có nồng độ
TSH thấp hoặc dư thừa TSH gây bệnh cường giáp.
1.3 Hormon FSH và LH
Đặc điểm
Hai loại hormon này đóng vai trò chủ đạo trong sinh sản và phát triển giới tính ở cả nam và nữ. Đặc biệt với nữ
giới, quá trình khởi phát và chấm dứt khả năng sinh sản phụ thuộc hoàn toàn 2 loại hormon này.
Tác dụng
FSH có vai trò:
Kích thích sản xuất và trưởng thành các tế bào sinh dục, tinh trùng ở nam và buồng trứng ở nữ.
Thúc đẩy sự trưởng thành của nang trứng ở phụ nữ trong chu kỳ buồng trứng; các nang này sau đó giải phóng
estrogen trong buồng trứng của phụ nữ.
LH có vai trò:
Ở nữ giới, kích hoạt sự rụng trứng ở phụ nữ và gây ra sự giải phóng Progesterone từ hoàng thể sau khi rụng
trứng. Bên cạnh đó còn giải phóng estrogen và progesterone từ buồng trứng.
Ở nam giới, kích thích giải phóng testosterone từ tế bào Leydig của tinh hoàn.
Ý nghĩa lâm sàng
Sự thay đổi nồng độ FSH & LH có thể là bệnh lý từ tuyến yên, cụ thể:
Nồng độ hormon này tăng khi bị u tuyến yên hoạt động mạnh, tuyến sinh dục không phản ứng.
Nồng độ do bệnh lý ở vùng dưới đồi hoặc thùy trước tuyến yên.
1.4 Prolactin
Tác dụng
Prolactin tác động lên tuyến vú với 2 chức năng chính:
Kích thích tạo sữa.
Phát triển các mô vú.
Cụ thể, trong thời kỳ mang thai, hormon hiệp đồng cùng hai hormon là estrogen và progesterone giúp mô vú
phát triển, mở rộng của các phế nang để chuẩn bị cho quá trình tiết sữa.
Bên cạnh đó, hormon còn kích thích sản xuất sữa bằng cách tăng sự nhạy cảm và cảm ứng enzym tổng hợp các
thành phần của sữa như Lactose (carbohydrate của sữa), Casein (protein của sữa) và lipid...
Ý nghĩa lâm sàng
Bệnh thiếu hụt prolactin thường gặp nhất trên lâm sàng và nguyên nhân chủ yếu do phá hủy tuyến yên, dẫn đến
không tiết được sữa.
1.5 Hormone tăng trưởng ở người (HGH)
Tác dụng
Thúc đẩy phát triển toàn diện cơ thể ở mô và cơ quan của cơ thể, đặc biệt là ở tuổi vị thành niên.
Cơ chế tác dụng có thể giải thích như sau:
Hormon có vai trò tăng sự hấp thu các axit amin từ máu, tăng cường sự tăng sinh tế bào và giảm quá trình chết
rụng.
Tăng cường quá trình trao đổi chất, điều chỉnh việc sản xuất yếu tố tăng trưởng giống insulin-1 và tác động sau
đó của nó lên các tế bào ngoại vi.
Kích thích gan phân hủy glycogen thành Glucose và giải phóng nó vào máu.
Tăng sự phân giải lipid, phá vỡ chất béo dự trữ và giải phóng vào máu, chuyển từ glucose sang axit béo làm
nguồn năng lượng chính, dẫn đến tăng lượng glucose trong máu.
Ý nghĩa lâm sàng
Hormone tăng trưởng ở người (HGH) thiếu hụt gây còi xương, thấp còi.
HGH tăng cao gây chứng vẹo cổ, đặc trưng bởi tầm vóc cao gấp ba độ lệch chuẩn so với chiều cao trung bình
bình thường.

Hormon Cơ quan chịu ảnh hưởng Tác dụng chính


*Thùy trước tiết:
- Kích tố nang trứng (FSH) Buồng trứng, tinh hoàn Nữ: Phát triển bao noãn
Nam: Sinh tinh
- Kích tố thể vàng LH Buồng trứng, tinh hoàn Nữ: Rụng trứng, tạo và duy trì thể
vàng
Nam: Tiết ra testosteron
- Kích tố tuyến giáp (TSH) Tuyến giáp Tiết hormon Thyroxin
- Kích tố vỏ tuyến trên thận Tuyến trên thận Tiết nhiều hormon điều hòa hoạt
(ACTH) động sinh dục, trao đổi chất
đường, chất khoáng
- Kích tố tuyến sữa (PRL) Tuyến sữa Tiết sữa (tạo sữa)
- Kích tố tăng trưởng (GH) Hệ cơ xương Tăng trưởng cơ thể

* Thùy sau tiết:


- Kích tố chống đa niệu (ADH) Thận Giữ nước (chống đái tháo nhạt)

- Oxytocin Dạ con, tuyến sữa Tiết sữa, co bóp tử cung lúc đẻ

You might also like