You are on page 1of 4

2.

Chu kỳ buồng trứng

2.1. Giai đoạn nang trứng


Giai đoạn nang trứng là phần đầu tiên của chu kỳ buồng trứng. Trong giai đoạn
này, các nang buồng trứng trưởng thành và sẵn sàng giải phóng trứng. Phần cuối
của giai đoạn này trùng với với giai đoạn tăng sinh của chu kỳ tử cung.
Những nang trứng đã có từ lúc mới sinh và phát triển trong hơn một năm trong quá
trình sinh nang trứng. Sự gia tăng hormone kích thích nang trứng (FSH) trong
những ngày đầu tiên của chu kỳ làm kích thích một số nang trứng. Các nang trứng
cạnh tranh với nhau để giành ưu thế. Dưới ảnh hưởng của một số hormone, tất cả
nang này sẽ ngừng phát triển, nhường cho một nang trội trong buồng trứng tiếp tục
trưởng thành. Nang đạt đến độ chín được gọi là nang trưởng thành (hay nang
Graaf), trong đó có chứa noãn.
2.2. Rụng trứng
Hình : Buồng trứng sắp rụng trứng
Rụng trứng là giai đoạn thứ hai của chu kỳ buồng trứng. Trứng trưởng thành được
phóng thích từ nang trứng vào ống dẫn trứng. Trong giai đoạn nang trứng, estradiol
ngăn chặn giải phóng hormone kích thích hoàng thể (LH) từ tuyến yên trước. Khi
trứng gần trưởng thành, nồng độ estradiol đạt ngưỡng và không còn chặn giải
phóng LH. Lúc này estrogen kích thích sản xuất một lượng lớn LH. Quá trình tăng
LH bắt đầu vào khoảng ngày 12 của chu kỳ và có thể kéo dài 48 giờ.
Cơ chế chính xác của những đáp ứng của nồng độ LH tác động lên estradiol vẫn
chưa rõ. Ở động vật, sự gia tăng hormone giải phóng gonadotropin (GnRH) được
chứng minh là có trước sự gia tăng nồng độ LH, cho thấy tác dụng chính của
estrogen là kích thích vùng dưới đồi (nơi kiểm soát tiết GnRH). Thật vậy, sự hiện
diện của hai receptor estrogen khác nhau ở vùng dưới đồi: receptor estrogen alpha
chi phối feedback estradiol-LH âm tính, và receptor estrogen beta, chi phối
feedback estradiol-LH dương tính. Tuy nhiên, ở người chứng minh được rằng nồng
độ estradiol cao có thể gây ra tăng nồng độ LH tới 32 lần, ngay cả khi nồng độ
GnRH không đổi, cho thấy rằng estrogen tác động trực tiếp lên tuyến yên để kích
thích tăng nồng độ LH.
Việc giải phóng LH làm trứng chín và khiến thành nang trong buồng trứng yếu dần
đi, giúp nang trứng phát triển đầy đủ giải phóng noãn bào thứ cấp. Nếu noãn được
thụ tinh, noãn bào thứ cấp sẽ nhanh chóng phát triển thành một noãn chính (ootid)
và sau đó trở thànhnoãn trưởng thành. Nếu không được tinh trùng thụ tinh thì noãn
bào thứ cấp sẽ bị thoái hóa. Noãn trưởng thành có đường kính khoảng 0,2 mm.
Buồng trứng trái hoặc phải rụng trứng về cơ bản hoàn toàn là ngẫu nhiên; chưa có
phát hiện liệu có sự phối hợp giữa hai bên buồng trứng. Đôi khi cả hai buồng trứng
cùng lúc giải phóng một noãn; Nếu cả hai noãn được thụ tinh sẽ rơi vào trường hợp
sinh đôi. Sau khi giải phóng khỏi buồng trứng, trứng được tua vòi trứng đón và đưa
vào ống dẫn trứng (còn được gọi là vòi trứng, ống Fallope). Sau khoảng một ngày,
quả trứng không được thụ tinh sẽ bị phân hủy hoặc tiêu biến trong ống dẫn trứng.
Sự thụ tinh thông thường diễn ra ở đoạn bóng ống dẫn trứng, đây là rộng nhất của
ống dẫn trứng. Trứng được thụ tinh ngay lập tức bắt đầu quá trình hình thành phôi.
Ba ngày đầu, phôi vừa phát triển, vừa di chuyển đến tử cung và ba ngày sau đó gắn
vào nội mạc tử cung. Phôi thường đạt đến giai đoạn phôi bào tại thời điểm làm tổ.
Ở một số phụ nữ, khi rụng trứng có một cơn đau đặc. Sự thay đổi đột ngột các
hormone vào thời điểm rụng trứng đôi khi cũng gây ra hiện tượng ra máu nhẹ giữa
chu kỳ kinh nguyệt.
2.3. Giai đoạn hoàng thể
Giai đoạn hoàng thể là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ buồng trứng và tương ứng
với giai đoạn bài tiết của chu kỳ tử cung. Trong giai đoạn hoàng thể, các hormone
FSH và LH tiết ra từ tuyến yên làm cho các phần còn lại của trứng chuyển thành
hoàng thể (còn gọi là thể vàng). Các tế bào hoàng thể dưới tác dụng kích thích của
LH đã bài tiết một lượng lớn progesterone. Progesterone tăng lên trong tuyến
thượng thận bắt đầu tạo ra estrogen. Các hormone do hoàng thể sản xuất cũng ngăn
chặn việc sản xuất FSH và LH, mặc dù hoàng thể cần những hormone này để duy
trì chính nó. Hậu quả là, khi mức FSH và LH giảm nhanh chóng, thể vàng bị teo.
Mức progesterone giảm sẽ kích hoạt kinh nguyệt và bắt đầu chu kỳ tiếp theo. Từ
thời điểm rụng trứng cho đến khi nồng độ progesterone giảm, kinh nguyệt bắt đầu,
quá trình này thường mất khoảng hai tuần (14 ngày được coi là bình thường).
Trong cơ thể một phụ nữ, giai đoạn nang trứng thường có độ dài khác nhau giữa
các chu kỳ; trong khi đó giai đoạn hoàng thể có độ dài khá nhất quán giữa các chu
kỳ.
Thể vàng sẽ không bị tiêu biến nếu có sự thụ tinh ở trứng. Lá nuôi hợp bào là lớp
ngoài cùng của cấu trúc chứa phôi (túi phôi) và sau này cũng trở thành lớp ngoài
của nhau thai. Cấu trúc này tiết ra hormone human chorionic gonadotropin (hCG),
chức năng rất giống LH và có tác dụng ngăn cản sự thoái hóa của hoàng thể. Do
vậy hoàng thể có thể tiếp tục tiết ra progesterone để duy trì thai mới. Hầu hết các
xét nghiệm thử thai đều tìm kiếm sự hiện diện của hCG.

You might also like