You are on page 1of 12

Nguyễn Thị Đan Thanh

SỰ THẤT BẠI TRONG SINH SẢN Ở GIA SÚC CÁI

Suốt thời gian thuần hóa vật nuôi, con người đã dần dần chuyển đổi quá trình sinh sản
của các vật nuôi trong nông trại từ chăng thả trên đồng cỏ, chăn nuôi theo thời vụ đến
những sản xuất mạnh mẽ, theo các hệ thống chăn nuôi quanh năm. Kết quả là có sự ảnh
đến sự sinh sản của vật nuôi thường là bị suy tàn do các yếu tố môi trường và những
nhu cầu về sản xuất kinh tế. Những nhân tố này có thể là kết quả của một phần hay toàn
phần về những thất bại trong sự sinh sản. Sự vô sinh là một yếu tố kéo dài cản trở sự
sinh đẻ, và sự tồn tại của chúng hay sự vô sinh tạm thời ngăn cản sự sản suất ở những
con vật hậu bị trong thời gian sinh đẻ của loài. Chương này giải thích về thời kỳ sinh
sản mà trong thời kỳ này, những cá thể dễ bị tấn công nhất là đang trong chu kỳ động
dục, mang thai, sinh đẻ và chỉ ra cách cân bằng hormone, sự lây lan của bệnh truyền
nhiễm hay những bất lợi bên ngoài môi trường và yếu tố di truyền có ảnh hưởng (bđ-1).
Chương này cũng thảo luận về sự khác thường của buồng trứng, hao hụt khi sinh đẻ,
thai chết lưu, và những rối loạn trong thời gian đẻ.

Hao hụt khi


mang thai

Chết phôi Chết thai

Sớm Trễ Sẩy thai Xác khô

Trước khi được Sau khi được con Thai bị bị trục Thai còn ở lại
con mẹ chấp nhận mẹ chấp nhận xuất trong tử cung

Biểu đồ 17-1: Sự biểu diễn thất bại trong sinh sản ở gia súc

SỰ BẤT THƯỜNG CỦA BUỒNG TRỨNG

Buồng trứng của động vật có vú hoạt động với hai chức năng: vừa là nơi sản xuất trứng
và vừa là nơi tiết các hormone. Chức năng này có quan hệ mật thiết với thành công của
sự sinh sản. Sự liên quan này tạo nên chu kỳ động dục khác nhau ở từng loài (xem
chương 10-15), đặc biệt là về mặt sinh lý học ở tuổi dậy thì, mùa phối giống, và sự tái

1 CAO HỌC CHĂN NUÔI K 14


sinh sản của chu kỳ động dục. Trong phần này sẽ tập trung thảo luận về sự không bình
thường của sự động dục, buồng trứng và tử cung.
Sự không động dục
Tình trạng không động dục của hệ sinh dục không hoạt độngvới việc không biểu hiện
động dục. Nó không phải là bệnh nhưng có các ảnh hưởng rất đa dạng (bảng 17-1). Mặt
dù sự không động dục được quan sát chăc chắn là tình trạng sinh lý - trước khi dậy thì,
suốt thời gian mang thai và cho sữa và trong mùa phối giống – nó thường ảnh hưởng
nhất là là suy yếu tạm thời hay lâu dài hoạt động của buồng trứng (không động dục thật
sự) gây ra bởi sự thay đổi của mùa trong môi trường tự nhiên, sự thiếu hụt dinh dưỡng,
sự stress khi tiết sữa và sự lão hóa (bản 17-2). Dĩ nhiên về mặt bệnh lý học của buồng
trứng hay tử cung cũng ngăn cản sự động dục.
Bảng 17-1. Các bất thường trong động dục

Loài Bất thường Nguyên Nhân Cơ chế sinh lý


Bò Không động dục Mủ tử cung, xác Duy trì thể luteum
khô
Sự tiết sữa Kích thích của cho bú tiết
gonadotropin
Nang buồng trứng Thiếu LH và/hoặc GnRH
Sự giảm rụng trứng Thất bại trong sản xuất estrogen của
và thể freemartin buồng trứng
Thiếu dinh dưỡng Sản xuất gonadotropin bởi thùy trước
và vitamin tuyến yên
Bán động dục, động dục thầm Tiết sữa nhiều
lặng (rụng trứng yên lặng)
Tính hăng Nang buồng trứng Mất cân bằng nội tiết
Cừu Không động dục Mùa, sự tiết sữa Ảnh hưởng của chu kỳ ánh sáng đến
sự tiết gonadotropin
Heo Không động dục Sự tiết sữa Như ở bò
Ngựa Không động dục Mùa, khẩu phần, sự Như ở cừu
giảm sản của buồng
trứng
Động dục kéo dài Phối giống sớm Thất bại của nang phát triển trên 2cm
hơn mùa do sự kích hoạt nội tiết không tương
ứng
Động dục từng phần, động dục
thầm lặng
Không có động dục Mang thai giả Thất bại sớm của sự mang thai với sự
tồn tại của thể luteum
Không động dục Tồn tại thể luteum
kéo dài sau khi đẻ
GnRH: gonadotropin-releasing hormone
Sự khác thường của buồng trứng
Sự khác thường của buồng trứng có gây ra sự không động dục thì có 2 loại (bđ 17-2):
1. Những buồng trứng không phát triển. Sự giảm sinh sản của những buồng trứng
xảy ra ở bò Swedish Mountain. Những con vật bị ảnh hưởng có hệ thống sinh dục nhỏ
và không động dục. Sự chăm sóc những con bò giảm sinh sản được kết hợp với gen
bạch tạng, thừa kế những di truyền lặn khác thường. Một số ngựa cái với buồng trứng
nhỏ không hoạt động thì có nhiễm sắc thể giới tính không bình thường (vd: XO) cũng
giống như hàm lượng estrogen trong huyết thanh thấp và có mức độ LH cao.
Freemartins là những con bò cái được đẻ sinh đôi cùng cặp với bò đực, có buồng trứng
rất kém phát triển và cho thấy biểu hiện không động dục.

Không động dục


(thiếu biểu hiện động dục)

Nang trứng hư trong


khi phát triển

Thiếu gonadotropin Tồn tại thể luteum

Các yếu tố môi trường: mùa, Buồng trứng bất thường: sự Yếu tố của tử cung: sự mang
dinh dưỡng, sự tiết sữa giảm sản, “nang buồng trứng”, thai, xác khô, mủ tử cung,
thể freemartin “mang thai giả”

Biểu đồ 17-2. Các nguyên nhân có thể dẫn đến thất bại của sự phát triển nang buồng
trứng và không động dục ở gia súc. Chú ý sự mang thai là nguyên nhân quan trọng làm
cho không động dục.
2. Sự tồn tại lâu của CL kết hợp với bệnh ở tử cung. Ở các dạng như mủ tử cung,
nhớt tử cung, thai lưu hoặc sự thấm ướt ở bò, cừu và heo (xem kỹ trong chương này) và
sự mang thai giả ở ngựa cái, bò cái và thỏ cái. Chức năng của thể vàng và các tuyến ở
màng trong tử cung như là sự tiết hay sự duy trì của mô bào thai trong thời gian đầu là
đặc điểm của sự mang thai giả ở heo. Sự tiêm estrogen (luteotrophin thời kỳ đầu) vào
cuối thời gian động dục cũng dẫn đến sự mang thai giả ở bò cái.
Sự mang thai giả ở thỏ là sự tích lũy của dịch trong tử cung kết hợp với sự tồn lưu của
CL. Bụng của thỏ cái cũng to lên như mang thai thật nhưng sự phát triển của tuyến vú
và thất bại khi đẻ thì xảy ra. Thuật ngữ cloudburst được sử dụng khi có sự tự thải ra các
đám dịch tử cung trong thời gian mang thai. Hàm lượng progesterone được tăng cao,
làm cho có những khó khăn khác biệt với của tình trạng này với sự mang thai; có thể dễ
dàng được chẩn đoán bằng siêu âm bởi sự thiếu các u nhau trong dịch đầy của tử cung.
Yếu tố gây nên hiện tượng mang thai giả ở dê không được thiết lập, nhưng sự tiết
prolactin cho thấy vai trò quan trọng của thể vàng (1). Cả PGF2α và sự tiết ra lập lại
oxytocin đưa đến kết quả là giảm hàm lượng progesterone, hoạt động động dục và chảy
ra các dịch ở tử cung (2).
Sự không động dục kéo dài, rõ ràng là duy nhất ở ngựa cái, kết quả từ sự kéo dài tự
phát của sự tòn tại CL vượt quá bình thường 14 đến 15 ngày. Điều đó chủ yếu xảy ra
trong suốt thời gian không động dục theo mùa của tự nhiên. Sự tồn tại kéo dài của CL
có thể được cho là làm thất bại của sự giảm PGF2α.
Thất bại của sự rụng trứng
Thất bại của sự rụng trứng có thể do sự thất bại của các nang trứng trong suốt chu kỳ
bình thường hay nang buồng trứng.
Sự động dục không có rụng trứng thường xảy ra ở heo và ngựa hơn là ở bò và cừu. Con
vật cho thấy có sự động dục bình thường và nang buồng trứng được nghiên cứu kích cỡ
từ trước nhưng không có dấu hiệu rụng trứng. Các nang trứng không rụng trở thành một
phần của hoàng thể và làm chậm chu kỳ động dục như khi có CL bình thường. Những
nang trứng bị bệnh hay những nang buồng trứng thường gặp ở bò sữa và heo nhưng
hiếm khi gặp ở bò hậu bị hay các loài khác. Bệnh này do sự bất thường ở các tuyến nội
tiết ở bò, đặc biệt là ở những con bò có sản lượng sữa cao. Những nang noãn thường
phát triển sớm nhất trong thời gian đẻ là khi những nang noãn được nhận ra ở bò được
xác định ở 30 ngày sau khi đẻ hơn là sau khi phối giống hay sau khi động dục không
bình thường. Mặc dù một số bò cái bị ảnh hưởng có thể biểu hiện tính hăng mãnh liệt,
chủ yếu vẫn là sự thất bại trong sự động dục (không động dục). Một hay cả 2 buồng
trứng chứa đựng 1 hay nhiều nang có đường kính lớn hơn 2.5cm. Chúng là các nang
hay thể vàng. Các nang này trải qua chu kỳ biến đổi, i.e., chúng lần lượt phát triển và
chậm lại nhưng dẫn đến thất bại trong sự rụng trứng. Thể vàng chứa những mô có
đường kính nhỏ cũng làm thất bại trong sự rụng trứng, nhưng lại tồn tại trong thời gian
dài. Trước đây, sự khác biệt của các loại nang dựa vào khám qua trực tràng, với tỷ lệ
chủ quan cao. Tuy nhiên, với sự phát triển của kỹ thuật siêu âm, độ chính xác của sự
khác biệt được rõ ràng hơn. Điều đó cho thấy rằng chúng có thể gây ra bởi cơ chế thất
bại trong sự giảm LH. Sự thất bại này không do thiếu hụt hay giảm GnRH nhưng sự
nhạy cảm này tác động đến trục HPA là làm tăng mức độ estrsdiol.
Sự phát triển của nang buồng trứng ở bò có quan hệ với sản lượng sữa cao, sự thay đổi
mùa, sự di truyền bẩm sinh và sự khác thường của tuyến yên (bđ 17-3).
1. Nguyên nhân và ảnh hưởng của quan hệ giữa sản lượng sữa và bệnh ở nang
buồng trứng không rõ ràng, nhưng sản lượng sữa cao có thể đáp ứng lại sự thay đổi
hormone ở bò với nang buồng trứng hơn là gây ra bệnh.
2. Sự phát triển của nang buồng trứng có liên quan đến sự lây nhiễm trong tử cung
khi đẻ. Chất độc bên trong được sản sinh bởi vi sinh vật trong tử cung có thể làm giảm
PGF2α, và làm kích thích tiết cortisol. Sự tăng lên của cortisol làm giảm hàm lượng LH
trước khi rụng trứng và dẫn đến sự phát triển của các nang.
3. Tồn tại quan hệ giữa bệnh ở nang buồng trứng và sự di truyền tác ddonongj vào
đàn vật nuôi sau khi chọn lọc những con bò đực mà con gái của nó có bệnh ở nang
buồn trứng.
4. Nang buồng trứng cũng thường xuyên thấy ở những con bò sữa được cho ăn với
hàm lượng dinh dưỡng cao, và trong suốt mùa đông
Những phương pháp thông thường có thể điều trị bệnh ở nang buồng trứng ở bò.
1. Khám nang noãn qua trực tràng làm phương pháp đã củ.
2. HCG và GnRH thì có ảnh hưởng như nhau trong điều trị các nang buồng trứng,
làm giảm khối lượng phân tử, nó làm giảm chức năng kích thích các kháng thể.
3. Prostaglandin F2α hoặc những thứ tương tự thì ảnh hưởng lên sự điều trị ở nang
buồng trứng.
4. Tiêm progesterone hay tiêm tĩnh mạch có thể cũng phục hồi lại nang buồng
trứng của bò với những nang trứng.
Nang buồng trứng ở heo là nguyên nhân quan trọng làm thất bại trong sinh sản và là lý
do chủ yếu để chọn lọc, loại thải những con heo nái già. Những nang kết hợp lại thành
thể vàng lớn thì rõ rang hơn ở những nang nhỏ, và chúng chứa đựng progesterone. Chu
kỳ động dục không đều trong thời gian dài giữa các chu kỳ có thể tạo nên sai lầm trong
khi mang thai. Dấu hiệu động dục rất rõ ràng, nhưng tính hăng thì không xảy ra.
SỰ RỐI LOẠN CỦA SỰ THỤ TINH
Sự rối loạn của sự thụ tinh bao gồm thất bại trong khi thụ tinh và thụ tinh không được.
Thụ tinh thất bại
Thất bại trong thụ tinh có
thể do kết quả là tế bào Trứng không
bình thường
trứng chết trước khi tiếp
nhận tinh dịch, cấu trúc
hay chức năng bất
thường của tế bào trứng Sự vận chuyển Cấu trúc ngăn
giao tử Thụ tinh cản
hay tinh dịch, nàn chắn
thất bại
trong đường sinh dục của
gia súc cái ngăn cản sự
vận chuyển của giao tử
đến thụ tinh, hay là thụ Tinh dịch bất
thường
tinh thất bại (bđ 17-4).

Biểu đồ 17-4. Nguyên nhân thất bại trong thụ tinh


Trứng khác thường: đặc điểm chung về hình thái học và chức năng khác thường được
quan sát ở trứng không thụ tinh, vd trứng khổng lồ, trứng hình bầu dục, trứng hình hạt
đậu, và (ruptured zone pellucida). Sự thất bại trải qua sự thụ tinh và sự phát triển bình
thường của phôi có thể do sự khác thường vốn có của trứng hay các yếu tố môi trường.
Ví dụ, tỷ lệ thụ tinh thấp ở gia súc do nhiệt độ xung quanh tăng cao trong thời gian phối
giống. Ở cừu, một số thất bại trong sự thụ thai thất bại thường bắt đầu trong mùa phối
giống thì được kết hợp với tỷ lệ nhiễm bệnh cao của những trứng khác thường.
Tinh dịch khác thường: theo ý nghĩa sinh học của những tinh dịch khác thường về tỷ lệ
thụ tinh thất bại thì không được nghiên cứu ở những gia súc khác ngoài bò. Dĩ nhiên từ
những con đực không thụ tinh được có mối quan hệ đến cấu trúc khác thường của phức
hợp DNA-protein. Tinh trùng bị lão hóa và hư hại có thể do:
1. Những thay đổi ban đầu có thể ngăn cản sự tìm kiếm của tinh trùng đến với tế
bào trứng. Ở bò đực, cừu đực và heo đực, có sự tương quan cao giữa sự thụ tinh và các
tế bào nguyên vẹn.
2. Sự sống sót bên trong cấu tạo nội bào như chu kỳ AMP hay sự thành lập
peroxide từ tinh dịch khi tinh dịch được lưu trữ trong điều kiện yếm khí.
3. Bệnh từ từ gây ra khả năng thụ tinh lão hóa của tinh trùng ở hệ sinh dục của con
cái.
Cấu trúc rào chắn sự thụ tinh
Nhứng khuyết điểm phù hợp hoặc có được của hệ sinh dục cái làm cản trở sự vận
chuyển tinh dịch và/hoặc tế bào trứng có kích thước quá lớn khi thụ tinh (bảng 17-2).
1. Những khuyết điểm phù hợp này là kết quả của sự phát triển bị ngăn chặn ở
những đoạn khác nhau của ống dẫn Mullerian (sừng tử cung, tử cung và cổ tử cung)
hoặc của sự chảy ra không hoàn toàn ở phần duôi của ống dẫn. Những khác thường
bẩm sinh kết hợp với gen bạch tạng là “chứng bạch tạng” ở bò, sự phát triển trước khi
đẻ của ống dẫn Mullerian thì được ngăn chặn, và âm đạo bị tắt nghẽn do có sự hiện diện
của màng trinh phát triển khác thường. Nó có thể khác với hội chứng freemartin bởi có
sự hiện diện của buồng trừng, âm hộ và cửa âm hộ bình thường.
2. Sự khác thường cơ bản về cơ thể học là có sự bám chặt của loa kèm vào buồng
trứng hay sừng tử cung, nó cản trở sự chọn lọc của trứng hoặc gây ra tắt nghẽn hóa học
một phần trong hệ thống sinh sản. Sự mất 2 hay 1 phần của hệ thống sinh dục cũng gây
ra sự vô sinh về cơ thể học.
Bảng 17-2. Cấu trúc và chức năng gây thất bại trong thụ tinh
Nguyên nhân Bất thường Loài bị ảnh hưởng Cơ chế kèm theo
Cấu trúc cản trở
Bẩm sinh Nang ở giữa Thường có ở heo, cừu và bò hơn là Sự vận chuyển tinh
ngựa trùng
Uterus unicornis
Hai cổ tử cung
Có được Ống dẫn bị bám dính Tất cả các loài, cừu và heo là nhiều Trứng bị lựa chọn,
nhất thụ tinh
Tích dịch ống dẫn trứng Sự vận chuyển
trứng
Bít sừng tử cung
Chức năng
Hormone Nang trứng Bò và heo Rụng trứng
Sự khác thường ở vùng Bò, cừu chăn thả trên đồng cỏ có Vận chuyển giao tử
cổ và tiết ở tử cung estrogen
Sự chăm sóc Ngăn cản sự thụ tinh Tất cả các loài, ngựa và heo là nhiều Trứng chết
nhất
Thụ tinh quá sớm Bò Tinh trùng chết
Sai sót trong phát hiện Bò Thụ tinh thất bại
lên giống
Phytoestrogens: sự thất bại trong sinh sản ở cừu nhiều hơn là ở bào được chăn thả bởi
những cánh đồng có những cây chứa thành phần estrogen hoạt động, vd cỏ ba lá mọc
dưới mặt đất (Trifolium subterranean) và cở ba lá đỏ (Trifolium pretense). Estrogen
hoạt động do thực vật isoflavones và có quan hệ cơ bản với nhóm hydroxyl. Những bò
cái và cừu cái ăn cỏ có estrogen có thể bị hư hại chức năng của buồng trứng, thường
làm giảm tỷ lệ thụ thai và giảm sự phát triển trong thời kỳ đầu. Ở bò cái, có dấu hiệu
lâm sàng tương tự kết hợp với ở các nang buồng trứng. Sự mất khả năng sinh sản
thường là tạm thời, thường sẽ biến mất trong 1 tháng sau khi ngưng các thức ăn có
estrogen. Ở cừu cái được chăn thả trên những đồng cỏ có estrogen trong thời gian mà
trừng được thụ tinh sẽ ảnh hưởng đến một vài trứng và làm giảm sự thụ tinh. Khả năng
thụ tinh được cải thiện trong khoảng 3 tuần, sau khi chuyển những cừu cái ra khỏi đồng
cỏ có estrogen. Thay đổi về bệnh lý làm cho mất khả năng thụ tinh tạm thời là do sự
hoạt động của estrogen trong trục tuyến yên-buồng trứng và trong sự di chuyển của tinh
dịch. Cừu cái được chăn thả trên đồng cỏ có estrogen thì giao phối và rụng trứng,
nhưng tỷ lệ thụ tinh thì bị giảm và kết quả là sự thất bại của sự di chuyển tinh dịch gây
ra bởi sự thay đổi xảy ra ở cổ tử cung (5).
Sự thụ tinh không điển hình
Sự thụ tinh không điển hình có thể xảy ra 1 cách tự phát khi các giao tử bị lão hóa được
mô tả như sau:
1. Sự lão háo của trứng thì từ từ, trong suốt thời gian mà chức năng của chúng
không hoạt động. Ảnh hưởng đầu tiên của trứng bị lão hóa là ở các phôi thai không có
khả năng phát triển và bị tái hấp thu trước khi được sinh ra. Ảnh hưởng cao hơn nữa là
dẫn đến những bất thường trong thụ tinh, đặc biệt là bao gồm tiền nhân. Phản ứng sinh
lý và sinh hóa kết hợp với sự đi vào của tinh dịch đến trứng trở nên chậm hơn, tình
trạng này dẫn đến sự gia tăng nhiều tinh trùng (đi vào nhiều hơn bình thường).
2. Sự gia tăng nhiều tinh trùng xảy ra ở nhiều loài kể cả động vật thí nghiệm và
nuôi trong nông trại. Ở heo, có sự trì hoãn trong sự kết hợp hay tiêm progestrogen từ 24
đến 36 giờ trước khi rụng trứng dẫn đến một số trứng trở nên có nhiều hơn 2 nhân. Dù
không rõ ràng nhưng sự tồn tại của phôi thai thể tam bội có thể gây ra thất bại là tạo ra
2 cực trong cơ thể hay có nhiều tinh trùng, mà kết quả là dẫn đến thất bại của khối tinh
trùng bao quanh những trứng bị lão hóa. Phạm vi mà số lượng tinh trùng gia tăng là khi
phối giống hay lúc thụ tinh bị trì hoãn, kết quả là tạo nên các phôi thai thể tam bội mà
chũng thì không sống được. Điều này có ý nghĩa ở ngựa và heo với thời gian lên giống
kéo dài, thời gian phối giống trong quan hệ với sự rụng trứng thì giới hạn ở sự thụ tinh
bình thường và sự tồn tại của phôi thai.
SỰ SẨY THAI
Sự sẩy thai là nguyên nhân chủ yếu của thất bại trong thời gian mang thai của vật nuôi
trong nông trại. Sự sẩy thai có thể do chết phôi và hư thai (bđ 17-5 giống bđ 17-1). Một
tỷ lệ % nhỏ của sự sẩy thai là trong quá trình sinh sản bình thường và có thể có sự liên
quan tất yếu.
Sự sẩy thai khi mang thai có thể xảy ra trong những trường hợp sau:
1. Trước khi trở thành mẹ trong khi mang thai, trường hợp này kéo dài chu kỳ thì
không bị ảnh hưởng (phôi chết sớm).
2. Sau khi thành mẹ khi mang thai, và được kết hợp với sự trì hoãn của sự kéo dài
chu kỳ (phôi chết muộn).
3. Suốt thời kỳ dạng bào thai (chết thai).
Phôi chết
Phôi chết có nghĩa là những trứng đã được thụ tinh bị chết và những phôi được ghép
vào giai đoạn cuối. Khoảng 25-40% phôi là bình thường ở hầu hết các vật nuôi. Nó
cũng không tập trung ở những con heo đã đẻ nhiều lứa và kết hợp trong khi mang thai ở
bò và cừu. Sự chết này thì phổ biến ở những phôi được thụ tinh sớm hơn là những phôi
được thụ tinh trễ (bảng 17-3). Những phôi được thụ tinh sớm được đánh giá là 1 quá
trình bình thường của sự loại trừ những yếu tố không thích hợp của mỗi thế hệ, đặc biệt
ở heo đã đẻ nhiều lứa và nhiều sự mang thai ở bò và cừu.
Bảng 17-3. Nguyên nhân gây chết phôi
Giai đoạn có sự chết cao nhất
Loài Ngày Tình trạng phát triển Nguyên nhân có thể
mang thai
Bò 8-16 Sự nuôi dưỡng tíu phôi được bắt Thiếu progesterone; không phối giống;
đầu và bắt đầu thụ tinh mang đa thai; nhóm máu của đơn giao tử;
kháng thể J trong huyết thanh; sự tương
đồng; thời gian thụ tinh; NST bất thường
Cừu 9-15 Sự vận chuyển từ túi noãn đến túi Không phối giống; giảm tuổi con mẹ; loại
niệu của nhau thai hồng cầu; cho ăn qua mức; mang đa thai;
nhiệt độ môi trường cao
Heo 8-16 Khoảng cách các phôi; sự cư trú Không phối giống; NST bất thường; cho
trong tử cung; sự chấp nhận mang ăn quá mức; giảm tuổi con mẹ; nhiệt độ
thai của con mẹ môi trường cao; sự vận chuyển sắt
Ngựa 30-36 Thể luteum của sự giảm khả năng Sự tiết sữa; mang thai đôi; dinh dưỡng;
mang thai và thêm vào thể lutea; sự NST bất thường
thay đổi từ túi noãn đến màng đệm
túi niệu của nhau thai
Trước đây người ta tin rằng thai ở bò sẽ được tái hấp thu nhưng đem kiểm tra bằng siêu
âm có thể giải thích được là cái thai và những sản phẩm bị cắt đứt dường như được tống
ra ngoài qua cổ tử cung, nhưng nó không được chú ý vì quá nhỏ khi được tống ra cùng
với dịch nhầy.
Sự sẩy thai sau khi phối giống tự nhiên hay nhân tạo được tính tổng số trong phần lớn
của sự thất bại trong sinh sản là ở bò, với tỷ lệ chết trên 40% của tổng số trứng được thị
tinh (7). Ở bò, hầu hết các phôi chết xảy ra trong thời gian giữa 8 đến 16 ngày của
những phôi bị chết và sự thụ tinh không có ảnh hưởng đến chu kỳ kéo dài. Khi nhiều
phôi chết giữa khoảng 9-15 ngày, những con cừu vô sinh có thể có kinh nghiệm thông
thường cũng như là chu kỳ kéo dài.
Các phương pháp thông thường được dùng để giải thích sự chết phôi. Sự chết phôi ở bò
có thể được đánh giá theo:
1. Tính toán tỷ lệ không thụ tinh và số lượng của những trứng được thụ tinh bị thất
bại để tiếp tục theo dõi đến khi giết mổ trong những khoảng thời gian sau khi phối
giống.
2. Sự động dục lại sau khi phối giống thì kém chính xác vì nó làm kéo dài chu kỳ,
có thể do lý do khác hơn là bị chết phôi. Những phôi chết sớm trước khi giảm lượng CL
thì không thể phân biệt được từ thất bại của sự thụ tinh ở cả bò và cừu cái trở lại động
dục trong thời gian bình thường. Cái chết của phôi sinh đôi cùng trứng có thể không bị
phát hiện trong thời gian mang thai tiếp theo.
3. Kiểm tra các phôi thu thập được bằng in vivo flushing của hệ sinh ducjvaof các
ngày khác nhau sau khi phối giống.
4. Xác định hàm lượng P4 trong máu hoặc sữa (xem chương 28).
5. Đánh giá hoạt động của tim trước 20 ngày bằng siêu âm (xem chương 28).
6. Đếm số lượng những tế bào trứng rụng bằng cách soi vùng bụng để tìm những
phôi đơn ít nhất ở cừu.
Có những nghiên cứu đã chứng minh phôi chết ở heo là từ 20-30%, và nhiều hơn 2/3 sự
hao hụt khi mang thai ở heo xảy ra giữa 8-18 ngày của thời kỳ thai nghén (8). Số lượng
phôi thai còn sống được xác định có ảnh hưởng đến phôi chết trong chu kỳ động dục
của heo. VD, nếu tất cả các phôi chết trong vòng 4 ngày của thời kỳ mang thai, heo nái
sẽ động dục lại sau khi hết chu kỳ bình thường, nhưng nếu 1 trong 4 phôi còn tồn tại
sau 4 ngày, sự mang thai sẽ vẫn kết thúc nhưng giai đoạn động dục tiếp theo sẽ bị trì
hoãn hơn 6 ngày. Nếu mang thai tiếp tục trên 10 ngày sau khi tổng số 4 phôi vẫn tồn tại
ở trong sừng tử cung, trong khi nó vẫn tồn tại trên 12 ngày, cũng như còn đủ 1 phôi (9).
Hiện tượng sinh sản ở ngựa thì bình thường và thường có tỷ lệ thụ tinh cao, nhưng
những con ngựa có khả năng sinh sản có tỷ lệ phôi chết cao sau 14 ngày trước khi rụng
trứng (10).
Nguyên nhân
Phôi chết có thể do các yếu tố: con mẹ, yếu tố phôi, hoặc do sự tác động lẫn nhau của
các phôi trong cơ thể mẹ. Sự thất bại do con mẹ được chăm sóc có ảnh hưởng từ lứa
đầu, kết quả là hoàn toàn không mang thai. Ngược lại, những phôi bị thất bại ảnh hưởng
đến từ phôi riêng lẽ, thường là tồn tại trong những lứa khác nhau. Trong trường hợp
khác là yếu tố môi trường xung quanh con mẹ có thể gây ảnh hưởng, theo đó chỉ một
vài phôi bị ảnh hưởng. Những phôi bị mất cũng được cho là một nhân tố chủ yếu (bđ
17-6). Sự khác thường của nhiễm sắc thể và yếu tố di truyền có vai trò với phôi chết
được thảo luận ở chương 28.
Di truyền
Sự tiết sữa
Nội tiết

Dinh Sự chết Sự truyền


dưỡng phôi nhiễm

NST bất Miễn dịch


thường Yếu tố môi
trường

Biểu đồ 17-6. Nguyên nhân gây chết phôi


Yếu tố nội tiết: sự vận chuyển nhanh hơn hay chậm lại của trứng, là kết quả của sự cân
bằng estrogen-progesterone, dẫn đến chết trước khi thụ tinh. Kích cỡ khác thường của
cái thai có thể không có khả năng chống lại ảnh hưởng của thể vàng ở tử cung, với sự
giảm tất yếu của lượng CL và làm sẩy thai khi mang thai. Ở heo, trong các tình trạng
trước đây, sự phát triển của túi phôi cần tối thiểu 4 ngày để trung hòa ảnh hưởng của thể
vàng trong tử cung. Tải bản FULL (25 trang): https://bit.ly/3kyMBye
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Giai đoạn quyết định để phôi tồn tại là sau khi túi phôi được thành lập. Thông thường
sự phát triển của CL tiết ra progesterone, mà 1 phần trong hệ sinh cục cái ngưng lại
đồng thời với sự phát triển của phôi. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và sự ảnh hưởng
giữa luteolysis và phôi chết thì được kiểm soát. Hình như phôi chết ở bò thì không do
thiếu progesterone trong suốt chu kỳ, sự giảm luteal theo sau sự chết phôi. Tuy nhiên,
phản ứng giảm đi sự tuần hoàn hormone luteotropic có thể đóng góp vào số lượng thai
chết trong khả năng sinh sản ở bò (11).
Sự tiết sữa: phôi chết xảy ra trong suốt thời gian tiết sữa ở bò, cừu và ngựa và có đặc
điểm là kéo dài chu kỳ động dục sau khi phối giống. Sự phối giống cho ngựa cáu bởi
những ngựa tơ dẫn đến chết phôi sớm, điều này được cho là là giảm sự ảnh hưởng của
tử cung đối với cơ chế bảo vệ, stress trong sự tiết sữa, và không hoàn thành sự phục hồi
màng trong dạ con. Những con bò cái đã được phối 7 ngày thường có phôi chết nhiều ở
khoảng 9-20 ngày mang thai.
Dinh dưỡng của con mẹ: calori ăn vào và dinh dưỡng đặc biệt thiếu hụt ảnh hưởng đến
tỷ lệ rụng trứng và tỷ lệ thụ tinh, cũng như là nguyên nhân gây ra chết phôi. Cũng như
mức độ thức ăn nhiều thì có hại cho sự tồn tại của phôi, nên cũng có hại khi bổ sung
dinh dưỡng đặc biệt trong khẩu phần hằng ngày.
1. Ở bò sữa, lượng ăn vào cao của khả năng phân hủy protein của dạ cỏ có thể dẫn
đến phôi chết. Ảnh hưởng này có thể do gián tiếp thông qua sự giảm pH của môi trường
tử cung trong suốt thời kỳ luteal của chu kỳ trong đó phôi phải tăng trưởng (12).
2. Ở heo, lượng calori ăn vào cao hoặc không giới hạn lượng thức ăn ăn vào sẽ làm
giảm tỷ lệ rụng trứng, do đó làm giảm phạm vi ảnh hưởng của phôi chết trước khi kết
hợp. Tuy nhiên, theo sau sự kết hợp, lượng thức ăn không giới hạn làm gia tăng thai
chết.
3. Ở cừu, lượng thức ăn đầy đủ trước khi phối giống cũng là giảm tỷ lệ rụng trứng
cũng như là chết phôi. Cơ thể ốm tạo điều kiện cho cừu cái phối giống giảm phạm vi
ảnh hưởng của phôi chết, ngược lại mức độ thức ăn giới hạn từ 20 đến 100 ngày mang
thai thì giảm đáng kể tỷ lệ % ở cừu. Mức dinh dưỡng thấp ảnh hưởng đến sự rụng trứng
đôi hơn là rụng trứng đơn bởi vì cả 2 phôi đề mất tring trước đó, trong khi 1 phôi thì tồn
tại lâu hơn. Vì thế, 2 hay một trứng rụng ở cừu cái đều không mang lại kết quả.
4. Ở ngựa, giai đoạn tới hạn của phôi resorption là giưa khoảng 25 đến 31 ngày sau
khi rụng trứng. Không có resorption xảy ra nếu ngựa cái chứa đựng 1 lượng đầy đủ
dinh dưỡng đến 35 ngày sau khi cung cấp.
Tuổi của con mẹ: sự ảnh hưởng cao của phôi chết ở heo cái con và neo nái sau 5 lần
mang thai. Ở cừu cái, phạm vi ảnh hưởng đến tỷ lệ phôi hao hụt thì cao ở cừu non và
cừu trên 6 năm tuổi hơn là ở những con đang trong tuổi trưởng thành, điều này do nhiều
nhân tố kết hợp với phôi cao hơn là những yếu tố môi trường trong tử cung.
Overcrowding in utero (sự chứa đựng quá nhiều trong tử cung): bởi vì sự phát triển của
nhau thai thì có ảnh hưởng chung bởi khả năng của không gian và mạch máu bổ sung
trong tử cung, làm giảm số lượng của sự kết hợp của các mạch máu bổ sung ở mỗi vị trí
và giới hạn sự phát triển của nhau thai. Kết quả của việc này là tỷ lệ phôi và thai chết
cao và có thể giải thích phạm vi ảnh hưởng cao của phôi chết ở bò và cừu theo sau 2
cao hơn 1 trứng rụng. Điều đó cần được chú ý, tuy nhiên, khả năng chứa đựng của tử
cung thì không giới hạn trong khả năng của bò và cừu mang thai đôi, đề nghị chúng có
vị trí riêng biệt trong sừng tử cung. Ở bò, thí nghiệm chuyển cấy phôi cho thấy tỷ lệ
chết phôi cao trong con nhận phôi mà con này được nhận 2 phôi trong 1 sừng tử cung.

3416430

You might also like