You are on page 1of 4

12:31 23/04/2023 IVF – Thụ tinh trong ống nghiệm

IVF – Thụ tinh trong ống nghiệm


yhoccongdong.com/thongtin/ivf-thu-tinh-trong-ong-nghiem/

25 tháng 5, 2021

Chia sẻ bài viết

Nội dung chính

Bài viết thứ 8 trong 15 bài thuộc chủ đề Các câu hỏi thường gặp về sản phụ khoa

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Hòa, Hà Thị Mỹ Hòa

Hiệu đính: Bs. Thiều Đình Hoàng

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là gì?


Thụ tinh trong ống nghiệm là một công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART), thường được gọi là IVF.
IVF là quá trình thụ tinh bằng cách tách trứng, lấy mẫu tinh trùng, sau đó kết hợp thủ công
giữa trứng và tinh trùng trong một đĩa cấy. Sau đó phôi được chuyển vào tử cung. Các hình
thức ART khác bao gồm chuyển giao tử qua ống dẫn trứng (GIFT) và chuyển hợp tử vào vòi
trứng (ZIFT).

Đối tượng sử dụng IVF?


IVF có thể được sử dụng để điều trị vô sinh cho những bệnh nhân sau:

https://www.printfriendly.com/p/g/AAZjpY 1/4
12:31 23/04/2023 IVF – Thụ tinh trong ống nghiệm

Tắc hoặc bị tổn thương ống dẫn trứng


Vô sinh nam bao gồm giảm số lượng hoặc khả năng di chuyển của tinh trùng
Phụ nữ bị rối loạn phóng noãn, suy buồng trứng sớm, u xơ tử cung
Phụ nữ đã cắt bỏ ống dẫn trứng
Những người bị rối loạn di truyền
Vô sinh không rõ nguyên nhân

Quá trình thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện như thế
nào?
Có 5 bước cơ bản trong quy trình thụ tinh ống nghiệm và chuyển phôi:

Bước 1: Người phụ nữ được chỉ định sử dụng thuốc để kích thích phát triển trứng. Sẽ cần
nhiều trứng vì một số trứng sẽ không phát triển hoặc không thụ tinh được. Kiểm tra buồng
trứng bằng cách sử dụng siêu âm qua ngã âm đạo và xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ
hormone.

Bước 2: Sau khi bệnh nhân được giảm đau bằng thuốc, bác sĩ tiến hành chọc hút noãn
bằng kim chọc hút dưới hướng dẫn siêu âm.

Bước 3: Người chồng được yêu cầu lấy tinh dịch để chuẩn bị cho việc thụ tinh.

Bước 4: Trong quá trình thụ tinh, tinh trùng tiếp xúc với trứng và được lưu trữ trong một đĩa
cấy để kích thích quá trình thụ tinh. Trong một số trường hợp có xác suất thụ tinh thấp
hơn, có thể sử dụng phương pháp tiêm một tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) để tăng tỷ
lệ thành công. Trứng được theo dõi để xác nhận rằng quá trình thụ tinh và phân chia tế bào
đang diễn ra. Trứng đã thụ tinh được gọi là phôi.

Bước 5: Phôi thường được chuyển vào tử cung từ ba đến năm ngày sau khi lấy trứng và
thụ tinh bằng một ống thông. Thủ thuật này thường không gây đau, chỉ một số có thể
bị chuột rút nhẹ. Nếu thành công, sự làm tổ thường xảy ra trong khoảng sáu đến mười ngày
sau khi lấy trứng.

Tỷ lệ thành công của IVF


Tỷ lệ thành công phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm tiền sử sản khoa, tuổi mẹ, nguyên
nhân vô sinh và yếu tố lối sống. Một điều quan trọng cần hiểu rõ là tỷ lệ có thai không đồng
nghĩa với tỷ lệ trẻ sống. Ở Mỹ, Tỉ lệ thai sinh sống sau lần chuyển phôi đầu tiên là:

41-43%đối với phụ nữ dưới 35 tuổi


33-36%đối với phụ nữ tuổi từ 35 đến 37
23-27%đối với phụ nữ từ 38 đến 40 tuổi
13-18%đối với phụ nữ trên 40 tuổi

https://www.printfriendly.com/p/g/AAZjpY 2/4
12:31 23/04/2023 IVF – Thụ tinh trong ống nghiệm

Có tác dụng phụ nào không?


Có thể cần phải nghỉ ngơi sau khi thực hiện thủ thuật nhưng hầu hết phụ nữ có thể hoạt
động bình thường vào ngày hôm sau.

Một số tác dụng phụ sau khi thụ tinh ống nghiệm có thể có bao gồm:

Chảy máu hoặc tiết dịch lượng ít sau khi làm thủ thuật
Chuột rút nhẹ
Đầy hơi nhẹ
Táo bón
Căng vú

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức:

Chảy máu âm đạo nhiều


Đau vùng chậu
Có máu trong nước tiểu
Sốt >38 độ C

Một số tác dụng phụ của thuốc hỗ trợ sinh sản có thể bao gồm:

Nhức đầu
Ảnh hưởng tâm trạng
Đau bụng
Những cơn bốc hỏa
Chướng bụng
HIẾM: Hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS)

Những rủi ro có thể xảy ra


Giống như hầu hết các thủ thuật y tế khác, IVF cũng có những rủi ro tiềm ẩn. Các triệu
chứng nghiêm trọng hơn, thường là do Hội chứng quá kích buồng trứng, bao gồm:

Buồn nôn hoặc nôn


Giảm tần suất đi tiểu
Khó thở
Ngất xỉu
Đau bụng dữ dội và đầy hơi
Tăng hơn 4 kg trong vòng 3-5 ngày

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên, hãy ngay lập tức liên hệ với bác sĩ. Một số rủi ro
khác của IVF:

https://www.printfriendly.com/p/g/AAZjpY 3/4
12:31 23/04/2023 IVF – Thụ tinh trong ống nghiệm

Việc lấy trứng có nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng và tổn thương ruột hoặc bàng
quang.
Khả năng đa thai sẽ tăng lên khi sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản. Cùng với đó,
các rủi ro khi mang đa thai bao gồm nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân cũng tăng
lên.
Tỷ lệ sẩy thai và không thụ thai được sẽ tăng lên theo tuổi của mẹ.
Mayo Clinic báo cáo rằng nguy cơ mang thai ngoài tử cung với IVF là 2-5%. Mang thai
ngoài tử cung là khi trứng đã thụ tinh làm tổ ở bất kỳ vị trí nào bên ngoài tử cung và
không thể sống được.
Công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) cần nhiều thời gian, công sức lẫn tiền bạc của một
cặp vợ chồng. Căng thẳng tâm lý và các vấn đề về cảm xúc là điều phổ biến, đặc biệt
nếu thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) không thành công.
IVF rất tốn kém và hầu hết không được bảo hiểm chi trả. Chi phí cho một chu kỳ IVF
có thể dao động từ 70 đến 100 triệu.

Khi trứng của người phụ nữ không khỏe mạnh hoặc người đàn ông
của họ bị vô sinh, nên làm gì?
Bạn có thể chọn sử dụng trứng, tinh trùng hoặc phôi của người hiến tặng. Tuy nhiên,
hãy tham khảo ý kiến với một chuyên gia có kinh nghiệm về các vấn đề của người
hiến tặng. Các vấn đề pháp lý khác nhau liên quan đến việc hiến tặng giao tử bao gồm
các quyền hợp pháp của người hiến tặng cần được xử lý.

Nên nuôi cấy hoặc chuyển bao nhiêu phôi?


Số lượng phôi được chuyển thường phụ thuộc vào số lượng trứng thu được và tuổi mẹ.
Những phụ nữ lớn tuổi có thể được chuyển nhiều phôi để tăng khả năng thành công. Tuy
nhiên, điều này sẽ làm tăng khả năng mang đa thai. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn để đưa ra
quyết định cấy bao nhiêu phôi.

Lựa chọn cơ sở điều trị


Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn cơ sở y tế cho việc điều trị hiếm muộn là chi phí và
thông tin chi tiết về chương trình sinh sản. Lựa chọn công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) thích
hợp là một bước quan trọng giúp giải quyết vấn đề vô sinh.

Tài liệu tham khảo


americanpregnancy.org/getting-pregnant/infertility/in-vitro-fertilization

https://www.printfriendly.com/p/g/AAZjpY 4/4

You might also like