You are on page 1of 18

2.

Kỹ thuật IVF ở người tại Việt Nam


Cách đây gần 20 năm, 3 đứa trẻ đầu tiên của Việt Nam được sinh ra bằng phương
pháp thụ tinh trong ống nghiệm đã cất tiếng khóc chào đời tại Bệnh viện Từ Dũ
(TP HCM). Đây được coi là sự kiện quan trọng của ngành sản khoa Việt Nam.
Thành công này không chỉ đánh dấu một bước ngoặt lớn và mở ra một bước tiến
mới với lĩnh vực hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam mà còn mang đến niềm hy vọng và
cơ hội cho hành trình đi tìm con của các cặp vợ chồng.
Gần 20 năm qua, ở nước ta đã có hơn 20 nghìn trẻ đã được chào đời bằng phương
pháp thụ tinh trong ống nghiệm, từ các bệnh viện hàng đầu trong lĩnh vực sản khoa
tại Việt Nam. Có thể nói, IVF tại Việt Nam đang ngày một phát triển và tiến bộ
vượt bậc.
2.1. Các bệnh viện ở Việt Nam tiến hành IVF
2.1.1. Bệnh viện Từ Dũ

Hình 2.1. Bệnh viện Từ Dũ.


2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Bệnh Viện Từ Dũ nguyên là Bảo sanh viện Đông Dương (Maternité Indochinoise)
do ông Hui Bon Hoa (chú Hỏa) - nhà kinh doanh địa ốc gốc Hoa lớn nhất Sài Gòn,
xây dựng năm 1937 trên khu đất có diện tích gẩn 20.000 m2 tại đường Arras (nay
là đường Cống Quỳnh, Q1, TP HCM)
Tháng 9 / 1943, Bảo sanh viện Đông Dương được chuyển giao cho cơ quan y tế
Việt Nam với quy mô 100 giường bệnh. Năm 1944 được đổi tên Việt Nam bảo
sanh viện, sau đó là Bảo sanh viện Georges Bechamps (1946), Bảo sanh viện Từ
Dũ (1948-1975), Viện Bảo vệ bà mẹ - sơ sinh II (1975 - 1977), Bệnh viện Phụ sản
TP Hồ Chí Minh (1977 - 2004) và Bệnh viện Từ Dũ trực thuộc Sở Y tế Tp Hồ Chí
Minh từ năm 2004 đến nay.
Qua 79 năm hình thành và phát triển, từ 1937 đến nay, với nhiễu lẩn thay đổi tên
gọi, nhưng Bệnh viện Từ Dũ vẵn kiên trì thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản cho ngươ̆i dân, đồng thời tiếp tục phát triển, trở thành bệ̀nh viện sản
phụ khoa đầu ngành của khu vực phía Nam.
2.1.1.2. Kỹ thuật IVF tại bệnh viện
Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện đầu tiên có ca thụ tinh trong ống nghiệm thành công
tại Việt Nam vào năm 1998. Trong chặng đường 20 năm phát triển kỹ thuật IVF,
Bệnh viện Từ Dũ đã có những thành tựu đáng kể:
1995: Thực hiện thành công bơm tinh trùng đầu tiên với tinh trùng lọc rửa.
1997: Thực hiện ca thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên.
1998: Ba bé  ra đời từ Thụ tinh trong ống nghiệm.
1999: Thực hiện kỹ thuật ICSI.
2002: Ca sinh đôi đầu tiên sau giảm thai.
2003: Em bé đầu tiên được sinh ra bằng kỹ thuật MESA-ICSI.
2004: Em bé sinh ra từ kỹ thuật TESE ICSI.
2005: Em bé thứ 2000 sinh ra bằng IVF.
2007: Em bé đầu tiên với kỹ thuật trữ phôi nhanh. Trữ phôi nhanh giúp giảm thời
gian trữ phôi, ngăn được các tác động xấu từ việc giảm nhiệt của trữ phôi chậm
dẫn đến giảm quá tải trong công việc hằng ngày của lab TTTON, tăng tỉ lệ phôi
sống sau rã đông, cải thiện hiệu quả điều trị, nâng cao tỉ lệ thành công. 
2008: Em bé nuôi trứng non ống nghiệm đầu tiên (IVM). IVM là kỹ thuật thụ tinh
trong ống nghiệm từ các trứng non, góp phần giảm thiểu nguy cơ quá kích buồng
trứng khi kích thích buồng trứng ở bệnh nhân buồng trứng đa nang để thụ tinh
trong ống nghiệm cổ điển. Với phương pháp này, bệnh nhân tốn chi phí sử dụng
thuốc ít hơn mà vẫn có cơ hội có thai tốt.Thêm một lựa chọn hiệu quả trong  cá thể
hóa điều trị.
2008: Thực hiện phôi thoát màng bằng laser (AH). Kỹ thuật thoát màng phôi giúp
tăng cơ hội làm tổ cho phôi trong các trường hợp khó như màng phôi dày, phụ nữ
lớn tuổi.
2009: Thực hiện chuyển phôi ngày 5 (phôi blast). Nuôi phôi ngày 5 (blast) làm
tăng cơ hội làm tổ của phôi, tăng tỉ lệ thành công, giảm khả năng đa thai.
2010: Thiết lập quy trình PGD (chẩn đoán di truyền tiền làm tổ). Kỹ thuật PGD
hiện đang là xu thế chung của thế giới, giúp sàng lọc các bệnh di truyền để có thể
lựa chọn các phôi không mang bệnh. Điều này thật sự hữu ích cho các gia đình có
bệnh di truyền.
2011: Em bé thứ  4000 được sinh từ thụ tinh trong ống nghiệm và kỹ thuật IMSI
(kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng cải tiến). Đây là kỹ thuật cải tiến của
ICSI, giúp tăng hiệu quả của việc lựa chọn tinh trùng làm ICSI đối với các mẫu
tinh trùng dị dạng nhiều và tỷ lệ sống thấp.
2013: Thực hiện nuôi cấy phôi ở các buồng ủ riêng biệt.
2014: Mô hình đánh giá phôi tự động.
2015: Thực hiện điều trị mang thai hộ theo nghị định 10.
2016: Thiết lập quy trình nghiên cứu trữ rã mô buồng trứng.
2.1.1.3. Tỉ lệ thành công, chi phí thực hiện kỹ thuật IVF
Chi phí thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tại Bệnh viện Từ Dũ rơi vào khoảng
60 – 70 triệu với tỉ lệ thành công 40 – 50%. Thời gian thực hiện thủ tục và xét
nghiệm trước khi thực hiện IVF là khoảng 1 – 2 tháng.
Bảng 2.1. Tỉ lệ thành công của kỹ thuật IVF từ năm 2011-2016
tại Bệnh viện Từ Dũ.

2.1.2. Hệ thống Y tế Vinmec

Hình 2.2. Vinmec Times City – Bệnh viện Vinmec đầu tiên trong
chuỗi Hệ thống Y tế Vinmec được đưa vào vận hành.
2.1.2.1. Lịch sử hình thành
Vinmec là Hệ thống Y tế phi lợi nhuận do Vingroup - Tập đoàn kinh tế tư nhân
hàng đầu Việt Nam đầu tư phát triển với sứ mệnh “Chăm sóc bằng tài năng, y đức
và sự thấu cảm".
Ra đời năm 2012, Vinmec hiện có 7 bệnh viện và 4 phòng khám đa khoa tiêu
chuẩn quốc tế đi vào hoạt động. Với cơ sở vật chất vượt trội; đội ngũ chuyên gia,
bác sỹ đầu ngành; liên tục ứng dụng các phương pháp điều trị mới nhất thế giới
cùng chất lượng dịch vụ hoàn hảo, đến nay Vinmec đã trở thành địa chỉ chăm sóc
sức khỏe tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
2.1.2.2. Kỹ thuật IVF tại bệnh viện
Thành lập tháng 11.2014, Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản IVF Vinmec đã thực hiện hỗ
trợ sinh sản cho hơn 1000 cặp vợ chồng hiếm muộn với tỉ lệ có thai lâm sàng luôn
đạt từ 45% - 50%. 
Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được thực hiện tại trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF
Vinmec:
a. Kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI): Đây là kỹ thuật đưa tinh trùng
đã được lọc rửa trực tiếp vào buồng tử cung, có ưu điểm: mang tinh trùng có độ di
động tốt, khả năng thụ tinh cao.
b. Thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (IVF): là biện pháp hỗ trợ sinh sản cho các
cặp vợ chồng hiếm muộn bằng cách cho trứng và tinh trùng kết hợp ở ngoài cơ thể.
Phôi thai được tạo thành sau khi trứng và tinh trùng kết hợp thành công sẽ được
chuyển lại vào buồng tử cung của người phụ nữ. Phôi sau đó làm tổ, phát triển
thành thai nhi như trong các trường hợp thụ thai tự nhiên. 
Quy trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm IVF được thực hiện theo các bước
như sau
 Khám, đánh giá sức khỏe sinh sản của cả hai vợ chồng.
 Bác sĩ: Đưa ra chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm, làm hồ sơ, xin phê duyệt
hồ sơ và phác đồ điều trị từ lãnh đạo bệnh viện
 Người vợ: Được siêu âm, làm xét nghiệm ngày 2 vòng kinh, bắt đầu dùng
thuốc kích thích buồng trứng.
 Người vợ được tiêm thuốc nội tiết tố kích trứng 9 - 12 ngày.
 Bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây rụng trứng trước khi chọc hút noãn 36 - 40 giờ.
 Chọc hút noãn, ICSI, nuôi cấy phôi
 Chuyển phôi vào tử cung người vợ ngày 3 - ngày 5
 Thử thai sau 14 ngày chuyển phôi.
 Siêu âm sau 28 ngày chuyển phôi
c. Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI): ICSI là từ viết tắt của Intra-
cytoplasmic Sperm Injection là phương pháp tiêm tinh trùng trực tiếp vào noãn để
tạo phôi. 
Quy trình thực hiện tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) tại Vinmec bao gồm
các bước:
 Thu mẫu tinh trùng: Người chồng cần cung cấp một mẫu tinh dịch. Mẫu sau
đó được tiến hành lọc rửa để chọn lọc những tinh trùng di động tốt.
 Tập hợp trứng: Người vợ được tiêm gonadotropin để kích thích buồng trứng
sản xuất ra nhiều trứng trưởng thành để thụ tinh. Bác sĩ sẽ tiến hành gây mê,
đưa đầu dò siêu âm vào âm đạo để quan sát buồng trứng, tìm các nang trứng.
Sau đó, bác sĩ sẽ đưa qua thành âm đạo một cây kim mảnh để chọc hút trứng
từ các nang, lấy đi khoảng 8 – 15 trứng, đưa vào Lab thụ tinh ống nghiệm.
 Thụ tinh: Trong Lab thụ tinh ống nghiệm, các chuyên viên phôi học tiến
hành tiêm trực tiếp mỗi tinh trùng vào từng quả trứng. Ba ngày sau, mỗi quả
trứng được thụ tinh thành công sẽ phát triển thành phôi.
 Chuyển phôi: Tùy thuộc vào tuổi và các yếu tố khác của người vợ, bác sĩ sẽ
dùng ống thông mỏng đưa qua cổ tử cung để đưa từ 1-2phôi vào tử cung.
 Sự phát triển của phôi thai: Nếu thành công, một phôi thai sẽ làm tổ trong
thành tử cung và phát triển thành em bé. Các phôi dư có thể được đông lạnh
và sử dụng trong các chu kỳ chuyển phôi sau này. Nếu chuyển nhiều phôi,
cơ hội mang thai sẽ cao hơn nhưng phụ nữ cũng có nguy cơ mang đa thai. 
 Thử thai: Thông thường người vợ sẽ được kiểm tra kết quả sau khoảng hai
tuần sau khi phôi được đặt vào tử cung.
d. Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng (AH): là thao tác làm mỏng hoặc mở lớp màng
ngoài của phôi, làm tăng khả năng bám dính của phôi vào niêm mạc tử cung, do đó
làm tăng khả năng làm tổ của phôi.
Có 4 phương pháp giúp hỗ trợ phôi thoát màng trong thụ tinh ống nghiệm giúp
tăng tỷ lệ thụ thai:
 Làm rách một phần màng trong suốt ( Partial zona dissection – PZD)
 Làm mỏng màng trong suốt bằng axit Tyrode.
 Làm mỏng hoặc tạo lỗ màng trong suốt bằng phương pháp piezo
 Làm mỏng hoặc tạo lỗ màng trong suốt bằng tia lase
e. Trữ lạnh tinh trùng: là kỹ thuật bảo quản tinh trùng ở nhiệt độ rất thấp, giúp bảo
quản tinh trùng trong một thời gian dài. Quá trình trữ lạnh tinh trùng được thực
hiện qua rất nhiều công đoạn và quy trình nghiêm ngặt. Thực tế cho thấy, kỹ thuật
lưu giữ tinh trùng này đã minh chứng được lợi ích và đem lại hạnh phúc cho rất
nhiều cặp vợ chồng.
Tính đến thời điểm hiện tại, Trung tâm hỗ trợ sinh sản IVF Vinmec đã thực hiện
hỗ trợ sinh sản cho hơn 1000 cặp vợ chồng hiếm muộn với tỷ lệ có thai lâm sàng
luôn đạt trên 50%. 
2.1.2.3. Tỉ lệ thành công, chi phí thực hiện kỹ thuật IVF
Giá cả khi thực hiện IVF tại Vinmec thường cao hơn so với những bệnh viện khác,
khoảng 110 triệu đồng, nhưng nếu đăng ký thẻ Vinmec Platium hoặc Vinmec Ruby
thì giá cả thực hiện IV sẽ giảm đi đáng kể, tương đương với các bệnh viện thông
thường.  
2.1.3. Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương

Hình 2.3. Bệnh viện Phụ sản Trung ương.


2.1.3.1. Lịch sử hình thành
Dưới thời Pháp thuộc, khu vực bệnh viện hiện nay là một nhà tu, sau là nhà thương
Võ Tánh. Hoà bình lập lại, nhà thương được tu sửa lại làm nơi khám, chữa bệnh
cho cán bộ, công nhân viên chức các cơ quan trung ương. 
Ngày 19/7/1955, bệnh viện “C” chính thức thành lập, đặt nền móng đầu tiên cho
bệnh viện Phụ - Sản Trung ương ngày nay. 
Ngày 08/11/1960, Bộ Y tế có quyết định sửa đổi, tổ chức lại bệnh viện “C” theo
hướng chuyên khoa phụ sản. 
Ngày 14/5/1966, Bệnh viện “C” được đổi tên thành Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ
sinh. Lần đầu tiên tại Việt Nam có một Viện chuyên ngành nghiên cứu tình trạng
sinh lý, bệnh lý của phụ nữ, của các bà mẹ và trẻ sơ sinh, hướng tới mục tiêu  “Bảo
vệ tốt sức khoẻ phụ nữ, các bà mẹ và trẻ sơ sinh, góp phần vào việc giải phóng phụ
nữ, phát triển sản xuất, bảo vệ thế hệ tương lai của Tổ quốc”. 
Ngày 18/6/2003, Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh đổi tên thành bệnh viện Phụ -
Sản Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, tiếp tục thực hiện những chức năng, nhiệm vụ
trước đây của Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh với những đòi hỏi cao hơn đảm
bảo hoàn thành nhiệm vụ khám, chữa bệnh trong tình hình mới.
2.1.3.2. Kỹ thuật IVF tại bệnh viện
Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Quốc Gia thuộc Bệnh viện Phụ sản Trung Ương được
thành lập từ năm 2000, mang tên “Đơn nguyên hỗ trợ sinh sản. Năm 2006 thành
lập “Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản” và từ năm 2013 đến nay “Trung tâm Hỗ trợ Sinh
sản” được Bộ trưởng Bộ Y Tế quyết định đổi tên thành “Trung tâm Hỗ trợ Sinh
sản Quốc Gia” do GS.TS Nguyễn Viết Tiến làm Giám đốc Trung tâm.
Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Quốc gia có chức năng khám, chẩn đoán, điều trị các
trường hợp vô sinh, thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; nghiên cứu khoa học và
tham gia đào tạo, bồi dưỡng, chuyển giao công nghệ, chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật
về lĩnh vực hỗ trợ sinh sản.
Trung tâm có nhiều thành tựu trong hỗ trợ sinh sản nói chung và thụ tinh trong ống
nghiệm nói riêng, được kể đến như:  
 Ca chọc hút noãn đầu tiên vào ngày 27 /10/2000. 
 Ca chuyển phôi đầu tiên vào ngày 29/10/2000. 
 Bé gái IVF đầu tiên ra đời bằng phương pháp mổ lấy thai ngày 26/6/ 2001
nặng 2900g. 
 Áp dụng thành công kỹ thuật giảm thiểu phôi chọn lọc năm 2001, tiếp đến
các kỹ thuật cũng được áp dụng thành công như: xin noãn, kỹ thuật ICSI,
đông tinh, đông lạnh, rã đông phôi, lấy từ mào tinh (PESA/ICSI), chuyển
phôi nang( Blastocys), tinh trùng đông lạnh chuyển về từ nước ngoài, kỹ
thuật phôi thoát màng, 
 Đến nay Trung tâm đã áp dụng thành công kỹ thuật chẩn đoán di truyền tiền
làm tổ (PGD), sàng lọc lệch bội nhiễm sắc thể bố mẹ và sàng lọc 24 cặp
nhiễm sắc thể. 
2.1.3.3. Tỉ lệ thành công, chi phí thực hiện kỹ thuật IVF
Tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm những năm 2000 khoảng 30-35% cho
đến nay tỷ lệ này đã tăng lên 50-60%.
Chi phí thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương rơi vào
khoảng 40 – 60 triệu đồng.
2.1.4. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Hình 2.4. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


2.1.4.1. Lịch sử hình thành
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là món quà đầy ý nghĩa của Liên đoàn Phụ nữ dân chủ
Thế giới tặng phụ nữ và trẻ em Việt Nam. Ngày 21/11/1979, Bệnh viện Phụ sản Hà
nội được thành lập.
Khoa Hỗ trợ sinh sản và Nam học - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội được thành lập từ
tháng 01 năm 2010, với nhiệm vụ thực hiện các kĩ thuật liên quan đến hỗ trợ sinh
sản, điều trị vô sinh, hiếm muộn như IVF, ICSI, IUI, …
2.1.4.2. Kỹ thuật IVF tại bệnh viện
Khoa Hỗ trợ sinh sản đã thực hiện thành công một số kĩ thuật trong điều trị hiếm
muộn như:
 Chẩn đoán nguyên nhân hiếm muộn
 Lọc rửa và bơm tinh trùng vào buồng tử cung (Intrauterine Insemination –
IUI)
 Nội soi hiếm muộn
 Tinh dịch đồ
 Xét nghiệm nội tiết
 Chụp tử cung vòi trứng
 Thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro Fertilization - IVF)
 Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (Intra Cytoplasmic Sperm Injection -
ICSI)
 Kĩ thuật hỗ trợ phôi thoát màng (Assisted Hatching – AH)
 Kĩ thuật chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua da (PESA - Percutaneous
Epididymal Sperm Aspiration)
 Kĩ thuật chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua vi phẫu (MESA - Microsurgical
Epidymal Sperm Aspiration)
 Kĩ thuật chọc hút tinh trùng từ mô tinh hoàn (TESE - Testicular Sperm
Extraction)
 Giảm thai cho các trường hợp đa thai (fetal reduction)
 Trữ lạnh phôi (embryo cryopreservation) và rã đông, chuyển phôi trữ (frozen
embryo replacement)
Hiện nay, khoa đã phát triển và thực hiện được thêm nhiều kĩ thuật hiện đại, càng
ngày càng mang lại nhiều thành công vượt trội với tỷ lệ có thai trên 35%.
 Triển khai nuôi cấy giọt, bước đầu triển khai hỗ trợ phôi thoát màng bằng
acid tyrode
 Làm xét nghiệm tinh dịch đồ buổi chiều
 Lưu trữ dữ liệu quản lý bệnh nhân trên máy tính
 Triển khai chương trình kiểm soát chất lượng cho Lab
 Hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser
 Đặc biệt, hiện nay gần 100% bệnh nhân được tiếp cận kĩ thuật hỗ trợ phôi
thoát màng
 Theo dõi các trường hợp quá kích buồng trứng, dọa sẩy thai, dọa sinh non
sau điều trị vô sinh
 Giảm thai cho các trường hợp đa thai (fetal reduction)
 Trữ lạnh phôi (embryo cryopreservation) và rã đông, chuyển phôi trữ (frozen
embryo replacement)
 Sử dụng môi trường hoạt chất mới với embryo glue, môi trường G2
 Khoa đã bắt đầu tiến hành nuôi phôi ngày 5, thực hiện đông phôi và chuyển
phôi ngày 5
 Sử dụng môi trường hoạt chất mới với embryo glue, môi trường G2
 Bắt đầu tiến hành nuôi phôi ngày 5, thực hiện đông phôi và chuyển phôi
ngày 5
 Đánh giá hiệu quả của hoạt chất mới và phác đồ mới liên quan đến điều trị
và dự phòng hội chứng quá kích buồng trứng
 Sử dụng AMH trong đánh giá dự trữ buồng trứng
 Về hồi sức: đảm bảo các qui trình vô cảm cho các thủ thuật trong hỗ trợ sinh
sản, đảm bảo sức khỏe cho các bệnh nhân quá kích buồng trứng nặng
2.1.4.3. Tỉ lệ thành công, chi phí thực hiện kỹ thuật IVF
Tỉ lệ có thai thành công khi điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Hà nội vào khoảng
35-60%, với chi phí dao động từ 50-80 triệu đồng, tùy thuộc vào từng trường hợp.
2.1.5. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Hình 2.5. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.


2.1.5.1. Lịch sử hình thành
Vào tháng 9/2016, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh bắt đầu đi vào hoạt động. Đây là
một trong những bệnh viện cao cấp ứng dụng quy trình khám chữa bệnh theo tiêu
chuẩn quốc tế.
Với tổng diện tích lên tới hơn 10.000 m2, bệnh viện có khu khám và chữa bệnh
hiện đại, khu nghỉ dưỡng cao cấp, nhà hàng và khu dịch vụ sang trọng theo tiêu
chuẩn khách sạn. Để đem lại hiệu quả tốt trong việc khám chữa bệnh, Bệnh viện
Đa khoa Tâm Anh đã trang bị hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại nhập khẩu từ
nước ngoài.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có đội ngũ bác sỹ giỏi về chuyên môn và được đào
tạo bài bản về kỹ năng và nghiệp vụ chăm sóc người bệnh theo tiêu chuẩn của
Bệnh viện khách sạn Quốc tế.
2.1.5.2. Kỹ thuật IVF tại bệnh viện
Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản IVFTA – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được định
hướng trở thành một trong những khoa mũi nhọn của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
ngay từ những ngày đầu thành lập. Theo đánh giá của các chuyên gia đầu ngành
trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn tại khu vực, IVFTA là một trong
những trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) hàng đầu tại Đông Nam Á
hiện nay.
IVFTA sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, thiết bị y tế hiện tại, sử dụng
nhiều kĩ thuật hỗ trợ sinh sản trong điều trị vô sinh, hiếm muộn kết hợp với
phương pháp điều trị như sau:
a. Cá thể hóa phác đồ điều trị cho từng khách hàng
Thống kê cho thấy, khoảng 40% các trường hợp vô sinh hiếm muộn có liên quan
đến các bệnh lý buồng trứng ở phụ nữ như buồng trứng đa nang, dự trữ buồng
trứng thấp, đáp ứng kích thích buồng trứng kém… Tại chuyên khoa IVFTA, mỗi
phác đồ kích thích buồng trứng đều được thiết kế để phù hợp với từng khách hàng,
trong đó những trường hợp suy buồng trứng sớm hoặc đáp ứng kích thích kém
thường được tư vấn, chỉ định thực hiện phương pháp Mild Stimulation.
Hiệu quả của phác đồ Mild Stimulation đã được các chuyên gia thế giới chứng
minh và kiểm chứng thực tế tại IVFTA, việc sử dụng thuốc kích thích buồng trứng
liều thấp theo từng cá thể hóa đã mở ra cơ hội chạm ngõ “thiên chức làm mẹ” của
hàng triệu phụ nữ. 
Ưu điểm của phác đồ này chính là giảm số lần tiêm kích trứng, hạn chế trường hợp
kích thích buồng trứng, an toàn đối với bệnh nhân, quá trình IVF nhẹ nhàng và hạn
chế được tác dụng phụ, cũng như giảm thiểu chi phí điều trị.
b. Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ Timelapse để nuôi cấy phôi
IVFTA hiện là đơn vị đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á áp dụng hệ thống tủ nuôi
cấy phôi kết hợp trí tuệ nhân tạo AI (phần mềm Eeva bản quyền) đánh giá chính
xác khả năng và chất lượng làm tổ của phôi, nâng cao tỷ lệ thành công của IVF.
Phương pháp này được xem là bước đột phá lớn, làm chủ “cuộc cách mạng” trong
công nghệ hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam.
Tủ nuôi cấy phôi Geri+ có hệ thống Timelapse và đánh giá phôi tự động Eeva test
được trang bị kính hiển vi riêng biệt, camera có độ phân giải cao lên đến 2K giúp
truyền tải hình ảnh, video sống động về quá trình phát triển phôi. Từ đó có thể
đánh giá chất lượng phôi thai qua hình thái và động học, không cần đem phôi ra
môi trường bên ngoài, hạn chế sự ảnh hưởng cũng như gián đoạn quá trình phát
triển do tác động của môi trường.
c. EmbryoGlue – Keo gắn kết phôi thai vào nội mạc tử cung
EmbryoGlue chứa một hàm lượng cao Hyaluronan (hay còn gọi là acid Hyaluronic
và Albumin tái tổ hợp) giúp gắn kết phôi thai vào nội mạc tử cung, tăng cơ hội
bám dính của phôi và sự tiếp nhận làm tổ của tử cung. Nhiều nghiên cứu chỉ ra
rằng, ứng dụng EmbryoGlue vào quy trình IVF giúp tăng tỷ lệ đậu thai lên 8%,
tăng tỷ lệ trẻ sinh sống lên đến 1,4 lần. Đặc biệt, đây là kỹ thuật được sử dụng
thường quy cho tất cả các trường hợp điều trị vô sinh hiếm muộn.
d. Ứng dụng nghiên cứu huyết tương giàu tiểu cầu tự thân điều trị nội mạc tử cung
mỏng
Thống kê tại IVFTA, khoảng 30% trường hợp các cặp vợ chồng hiếm muộn đến
điều trị có nội mạc tử cung mỏng (<7mm), không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với
các phương pháp điều trị khiến phụ nữ không thể mang thai, hoặc mang thai dễ
sảy. Việc IVFTA ứng dụng nghiên cứu huyết tương giàu tiểu cầu tự thân trong
điều trị nội mạc tử cung mỏng được đánh giá là bước tiến vượt bậc khi tại Việt
Nam chưa có đơn vị nào đủ điều kiện, cũng như được cấp phép chính thức từ Bộ Y
tế và được thông qua sự kiểm định khắt khe của Hội đồng các nhà khoa học và Hội
đồng đạo đức y học.
IVFTA ứng dụng nghiên cứu huyết tương giàu tiểu cầu tự thân trong điều trị vô
sinh hiếm muộn.
Việc Trung tâm Tế bào gốc được bố trí ngay tại bệnh viện giúp IVFTA hội tụ đầy
đủ những yếu tố tiên quyết, tự tin làm chủ toàn bộ quy trình IVF. Bệnh nhân được
tiến hành lấy máu, xử lý và sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân ngay tại
bệnh viện, không phải di chuyển nhiều, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí
cho việc thăm khám và điều trị.
e. Xét nghiệm ERA test, xác định “cửa sổ làm tổ” của phôi
Áp dụng ERA (Endometrial receptivity array) test – một xét nghiệm “cao cấp” để
đánh giá khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung giúp xác định thời điểm thích hợp
để chuyển phôi cho từng bệnh nhân.
Xét nghiệm ERA giúp phân tích sự tương quan giữa nội mạc tử cung và phôi thai,
đánh giá chính xác khả năng tiếp nhận phôi của nội mạc tử cung giúp tăng khả
năng mang thai lên đến 25%. Với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị
hiện đại, việc lấy mẫu niêm mạc tử cung để làm xét nghiệm ERA được thực hiện
ngay tại IVF Tâm Anh. IVF Tâm Anh cũng liên kết với nhiều đơn vị hỗ trợ từ
nước ngoài, liên tục ứng dụng nhiều kỹ thuật hiện đại hàng đầu thế giới nhằm cải
thiện khả năng làm tổ của phôi, nâng cao tỷ lệ thành công.
Bên cạnh đó, chuyên khoa IVFTA cũng ứng dụng các kỹ thuật khác như tiêm tinh
trùng vào bào tương trứng (ICSI), hỗ trợ phôi thoát màng, sàng lọc di truyền tiền
làm tổ (PGT), kỹ thuật trưởng thành trứng non trong ống nghiệm (IVM), chọc hút
tinh trùng từ mào tinh… điều trị các bệnh lý vô sinh phức tạp, tăng tỷ lệ thành
công.
2.1.5.3. Tỉ lệ thành công, chi phí thực hiện kỹ thuật IVF
Với tỷ lệ thành công lên đến gần 61% đối với thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và
30% đối với thụ tinh nhân tạo (IUI), IVFTA tự hào là đơn vị có tỷ lệ thành công
cao nhất cả nước nhờ việc thường xuyên cập nhật những tiến bộ của y học hiện
đại, làm chủ nhiều kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất, mở ra một tương lai mới
cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. 
Chi phí thực hiện cho kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tại BV Tâm Anh hiện nay so với các
đơn vị khác trong nước gần như không có sự chênh lệch. Chi phí dự tính 1 ca IUI
khoảng 14 triệu đồng; 1 chu kỳ IVF khoảng 75 triệu đồng đến 90 triệu đồng (tùy
theo từng trường hợp). Ngoài ra, Nhằm giúp khách hàng tiếp cận được các dịch vụ
y tế, khám chữa bệnh cao cấp, và giảm bớt khó khăn tài chính cho khách hàng,
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh phối hợp với các ngân hàng đối tác thực hiện
Chương trình trả góp 0% lãi suất cho các dịch vụ khám, chữa bệnh nói chung, các
dịch vụ điều trị vô sinh hiếm muộn IUI, IVF… tại bệnh viện.
2.2. Tiềm năng của IVF ở Việt Nam hiện tại và tương lai
IVF đang dần trở thành một kỹ thuật hàng đầu trong việc điều trị vô sinh, hiếm
muộn tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tình trạng vô sinh ở Việt Nam đang có xu hướng
trẻ hóa, lan rộng. Chính vì vậy, tiềm năng phát triển của kỹ thuật IVF tại Việt Nam
là vô cùng lớn. Và để đáp ứng cho nhu cầu ngày một tăng, IVF cần được phát triển
và bao phủ rộng rãi hơn nữa.
2.2.1. Tiềm năng của IVF ở Việt Nam ở hiện tại
Ước tính Việt Nam có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng hiếm muộn. Trong đó, 50%
các cặp vợ chồng vô sinh ở độ tuổi dưới 30, 7,7% là tỷ lệ vô sinh của các cặp vợ
chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Đặc biệt, tỷ lệ vô sinh (hiếm muộn sau một lần mang
thai) ngày càng lớn, chiếm hơn 50% các cặp vợ chồng hiếm muộn và tăng khoảng
15 - 20% so với các năm trước.
Hiện nay, tình trạng vô sinh vẫn đang có xu hướng trẻ hóa và diễn biến hết sức
phức tạp, trong khi đó nhiều người vẫn còn thiếu thông tin và kiến thức về vấn đề
này.
Để khắc phục vấn đề này, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đang được phát triển mạnh
dần. Ngày nay, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại đã mang lại hạnh phúc được
trở thành cha mẹ của hàng triệu cặp vợ chồng trên thế giới. Hiện nay, tỷ lệ thành
công IUI trung bình nói chung là khoảng 15 - 20%, ở Việt Nam tỷ lệ thành công
IVF là khoảng 40 - 45%. Tỷ lệ thành công này sẽ giảm từ 2 đến 10% đối với phụ
nữ lớn tuổi (sau 40 tuổi).
2.2.2. Tiềm năng của IVF ở Việt Nam trong tương lai
Như đã nói ở trên, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản của Việt Nam không chỉ là tiếp thu
những kỹ thuật, kiến thức từ nước ngoài, mà tại các bệnh viện lớn có Trung tâm
Hỗ trợ sinh sản, đội ngũ y bác sĩ đã và đang không ngừng nghiên cứu và tạo ra
nhiều phác đồ điều trị mới, cải tiến kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phù hợp với từng
trường hợp chuyên biệt. Vì vậy, tương lai của IVF tại Việt Nam chính là bên cạnh
giải quyết những trường hợp vô sinh, hiếm muộn tại Việt Nam, chúng ta sẽ có
những “khách hàng” trên khắp Thế giới tìm đến với mong muốn được điều trị bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản của nước ta.
Muốn IVF của Việt Nam có thể hướng tới một tương lai như vậy, chúng ta cần:
 Kết hợp dịch vụ y tế với du lịch: Những cặp vợ chồng nước ngoài đến Việt
Nam có thể vừa được điều trị vô sinh, hiếm muộn, vừa có thể du lịch, trải
nghiệm kỳ quan và văn hóa Việt Nam.
 Tận dụng được những lợi thế như giá thành điều trị bằng IVF rẻ hơn các
nước khác; đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao; thiết bị y tế và kỹ thuật phát
triển; Các chính sách và luật pháp trong khi thực hiện kỹ thuật này khá dễ
dàng cho người thực hiện.
 Không ngừng học hỏi, phát triển kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
1. Thụ tinh trong ống nghiệm tại Việt Nam
Ước tính Việt Nam có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng hiếm muộn.Trong đó, 50%
các cặp vợ chồng vô sinh ở độ tuổi dưới 30 và 7,7% là tỷ lệ vô sinh của các cặp vợ
chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Đặc biệt, tỷ lệ vô sinh (hiếm muộn sau một lần mang
thai) ngày càng lớn, chiếm hơn 50% các cặp vợ chồng hiếm muộn và tăng khoảng
15 - 20% so với các năm trước.
Hiện nay, tình trạng vô sinh có xu hướng trẻ hóa và diễn biến hết sức phức tạp,
trong khi có nhiều người vẫn còn thiếu thông tin và kiến thức về vấn đề này. Từ
năm 2017 trở đi, số ca thụ tinh trong ống nghiệm thực hiện mỗi năm ở Việt Nam
đã cao nhất khu vực ASEAN. Năm 2019, cả Việt Nam có gần 35.000 trường hợp
thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện.
Việt Nam đang được xem là nước có chuyên ngành kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
phát triển mạnh trong khu vực ASEAN, nhờ vào các yếu tố: quy mô lớn nhất,
nhiều kinh nghiệm, có nhiều chuyên gia được biết đến trong giới chuyên môn khu
vực, có hoạt động học thuật mạnh nhất trong khu vực…Việt Nam cũng là nước có
nhiều báo cáo khoa học trên các tạp chí khoa học uy tín nhất trong khu vực
ASEAN trong lĩnh vực IVF (khoảng 10 bài mỗi năm). Có thể nói, về học thuật,
IVF Việt Nam tương đương với các nước phát triển. Các trung tâm IVF ở Việt
Nam đa số được đầu tư xây dựng trong những năm gần đây nên có các thiết bị và
công nghệ mới trên thế giới. Việt Nam cũng đã có một số kỹ thuật đi đầu khu vực
và thế giới như kỹ thuật nuôi trưởng thành noãn trong ống nghiệm, đông lạnh phôi
bằng kỹ thuật thủy tinh hóa, các kỹ thuật kích thích buồng trứng…
Từ năm 2010, Việt Nam bắt đầu trở thành trung tâm đào tạo về IVF của khu
vực, mỗi năm có 20-30 chuyên viên các nước trong khu vực đến Việt Nam để tìm
hiểu và học tập. Xét về khả năng phục vụ, Việt Nam có gần 40 trung tâm IVF khắp
cả nước từ Thái Nguyên, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, đến các tỉnh miền Trung,
miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ.
Do xu hướng phụ nữ có con ở độ tuổi lớn hơn, áp lực của đời sống hiện đại cao
hơn nên nhu cầu IVF ngày càng tăng, kỹ thuật IVF ngày càng phổ biến. Các nước
phát triển, giàu có có xu hướng tài trợ cho IVF vì muốn khuyến khích sinh con, do
hầu hết các nước này đều có hiện tượng giảm sinh. Dư địa cho các dịch vụ này ở
Việt Nam đối với nhóm khách hàng đến từ các quốc gia dạng này là rất lớn. Hơn
nữa, chi phí IVF ở Việt Nam chỉ bằng khoảng 20 - 50% các nước trong khu vực.
Gần đây, một số trung tâm IVF vừa mở ở Campuchia vẫn có chi phí điều trị cao
hơn các trung tâm IVF ở Việt Nam.
2. Kỹ thuật IVF mới
1. Ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu
Ngày 21/02/2020, lần đầu tiên tại Việt Nam, Bộ Y tế đã cấp phép chính thức
cho BVĐK Tâm Anh, Hà Nội nghiên cứu ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự
thân (Platelet-rich plasma, PRP) trong điều trị vô sinh hiếm muộn ở các trường hợp
phụ nữ nội mạc tử cung mỏng, suy nội mạc, thất bại nhiều lần sau chuyển phôi…
đồng triển khai có BV Mỹ Đức TP.HCM và BV ĐH Y Hà Nội. Phương pháp này
được chính thức đưa vào nghiên cứu ứng dụng đã thắp lên niềm hy vọng mới cho
hàng ngàn phụ nữ suy nội mạc tử cung, nội mạc mỏng, chuyển phôi thất bại, sảy
thai liên tiếp – vốn chiếm đến 20% số phụ nữ vô sinh hiếm muộn.
Trên thế giới, tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
(IVF) là khoảng 40-45%. Tại Việt Nam, tỷ lệ này dao động ở 35-60%, nghĩa là
phần lớn phụ nữ làm IVF phải trải qua ít nhất 2 lần thực hiện kỹ thuật IVF để có
thể thành công. Tỷ lệ IVF thành công sẽ giảm dần từ 2-10% đối với phụ nữ có nội
mạc tử cung mỏng, suy nội mạc, đồng thời nếu may mắn có thai thì nguy cơ sảy
thai cũng cao hơn rất nhiều.
Được nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới, phương pháp bơm
huyết tương giàu tiểu cầu tự thân vào buồng tử cung kết hợp với liệu pháp
hormone ngoại sinh đã chứng minh được hiệu quả làm tăng độ dày niêm mạc tử
cung rõ rệt, nhờ đó tăng tỷ lệ làm tổ và đậu thai.
Tại Iran vào năm 2017, tiến sĩ Zadehmodarres và cộng sự đã tuyển chọn 10
bệnh nhân có tiền sử phát triển nội mạc tử cung (NMTC) không đầy đủ trong chu
kỳ chuyển phôi đông lạnh để thực hiện nghiên cứu. Bệnh nhân đã được truyền
0,5ml PRP 2 lần trước khi tiến hành chuyển phôi. Kết quả, tất cả bệnh nhân được
truyền PRP đều tăng độ dày NMTC, trong đó có 5 người mang thai, tương đương
50% số bệnh nhân.
Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân thu được thông qua quá trình lấy máu của
chính bệnh nhân, xử lý bằng máy chuyên dụng để tách ly được thành phần tiểu cầu
và làm giàu bằng các phương pháp kỹ thuật cao, do đó có lượng tiểu cầu nhiều gấp
2-10 lần so với huyết tương bình thường, có nhiều yếu tố tăng trưởng và Cytokin.
Khác với huyết tương giàu tiểu cầu có sẵn (thường được sử dụng trong các trị
liệu thẩm mỹ), đây là chế phẩm sinh học tương thích nhất với cơ thể người bệnh,
tránh được tình trạng thải ghép. Tuy nhiên để có được huyết tương giàu tiểu cầu
đảm bảo chất lượng cao nhất nhằm điều trị hiệu quả và an toàn cho người sử dụng,
cần được thực hiện với các trang thiết bị máy móc chuyên dụng, đội ngũ chuyên
gia cao cấp cùng hệ thống quản lý chất lượng nghiêm ngặt, đó cũng là những
khuyến cáo cần thiết được các chuyên gia ở nhiều quốc gia như Ý, Iran, Trung
Quốc, Ấn Độ, Venezuela nhắc tới trong các báo cáo khoa học về thành công của
phương pháp hiện đại này.
2. Sử dụng tủ nuôi cấy phôi áp dụng trí tuệ nhân tạo AI
Hiện tại ở Việt Nam, nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản đã chủ động sử dụng tủ
nuôi cây time-lapse trong việc nuôi cấy phôi, và sử dụng phần mềm AI để hỗ trợ
lựa chọn phôi chuyển, tuy nhiên vẫn chỉ dừng lại ở những tủ time-lapse công nghệ
cũ, và phần mềm AI chưa thực sự hữu dụng và cho hiệu quả cao. 
Việc nuôi phôi ở tủ nuôi cấy thường và đánh giá phôi theo phương pháp đánh
giá hình thái phôi truyền thống hiện nay, nghĩa là phôi sẽ phải mang ra khỏi tủ nuôi
cấy để đánh giá, sau đó lại đem lại tủ nuôi cấy. Điều này có thể ảnh hưởng đến môi
trường nuôi cấy, gây “sốc” cho phôi. Do đó, sự phát triển của phôi có thể bị ảnh
hưởng, tỷ lệ phôi bị hỏng khá cao, phôi cũng bị gián đoạn phát triển và gặp phải
nhiều stress bất lợi.
Sự ra đời của hệ thống tủ nuôi cấy phôi time-lapse geri plus (Geri®+) là một
phát minh mang tính đột phá nhằm tạo ra điều kiện nuôi cấy “cá thể hóa” hoàn hảo
như bên trong cơ thể người mẹ, cung cấp điều kiện nuôi cấy ổn định trong môi
trường tối ưu, giúp cải thiện chất lượng phôi và nâng cao khả năng sống của phôi
thai.
Việc xác định phôi chất lượng thông qua hình thái của phôi và động học nhờ
máy nuôi phôi công nghệ mới đã là điều kiện lý tưởng để đánh giá chính xác tiềm
năng làm tổ của phôi thai. Tuy nhiên, các chuyên gia tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ
đã phát hiện ra rằng, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo đánh giá phôi tự động (Eeva
test) trong việc xác định thời gian phân chia tế bào sớm chính là yếu tố quyết định
khả năng sống sót và sức khỏe tiềm ẩn của phôi. Công nghệ này đã mở ra một
bước tiến vượt bậc trong kỹ thuật IVF, khi phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo
chính thức được tích hợp vào tủ nuôi cấy phôi với khả năng đánh giá tiềm năng của
phôi thai ở giai đoạn đầu (Eeva test). Đây cũng chính là xét nghiệm IVF không
xâm lấn đầu tiên và duy nhất trên thế giới có khả năng tăng độ chính xác trong việc
lựa chọn các phôi thai “tiềm năng” để nuôi lên giai đoạn phôi nang. Từ đó, các kỹ
thuật viên và bác sĩ IVF có thể chọn chính xác phôi tốt nhất để chuyển, giúp tăng
cơ hội mang thai thành công.
3. Áp dụng ERA (Endometrial receptivity array) test 
ERA là một xét nghiệm “cao cấp” để đánh giá khả năng tiếp nhận của nội mạc
tử cung thông qua đánh giá sự biểu hiện của vài trăm gen ở nội mạc tử cung. Đây
là kỹ thuật xác định và tiên đoán thời điểm thích hợp để niêm mạc tử cung có khả
năng tiếp nhận phôi, từ đó cá thể hóa thời gian chuyển phôi. Nhờ có ERA test, các
bác sĩ có thể xác định thời gian chuyển phôi thích hợp cho từng bệnh nhân.

You might also like