You are on page 1of 85

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH


BỘ MÔN SẢN PHỤ KHOA

CHUYÊN ĐỀ LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA

TƯ VẤN VÀ LỰA
CHỌN BIỆN PHÁP
TRÁNH
GIẢNG VIÊN THAI
HƯỚNG DẪN: THS. BS. BÙI THỊ THU HƯƠNG
NHÓM 4 – ĐỢT THỰC HÀNH LÂM SÀNG 1
Từ ngày 20 tháng 12 năm 2021 đến ngày 21 tháng 01 năm 2022

NĂM THỨ SÁU (YCQ2016D) – NĂM HỌC: 2021 – 2022


UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
BỘ MÔN SẢN PHỤ KHOA

CHUYÊN ĐỀ LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA

TƯ VẤN VÀ LỰA
CHỌN BIỆN PHÁP
TRÁNH THAI
NHÓM 4 – ĐỢT THỰC HÀNH LÂM SÀNG 1

Phan Thị Thùy Giang Thái Minh Tâm


Trần Văn Hoàng Huỳnh Phạm Phương Thy
Nguyễn Minh Hùng Lê Đỗ Phương Thảo
Nguyễn Trần Mai Khanh Nguyễn Ngọc Mỹ Quỳnh
Lâm Hồ Gia Lộc Nguyễn Kim Cương

KHHGĐ Lê VănKẾ
Nên
HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Quảng Minh Đạt
BPTT Lê Hoàng Phúc
BIỆN PHÁP TRÁNH THAI Phạm Thị Mỹ Hạnh
HIV HUMAN IMMUNODEFICIENCY VIRUS
Đinh Quốc Hùng 127
NKLTQĐTD NHIỄM KHUẨN LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
AIDS ACQUIRED IMMUNO DEFICIENCY SYNDROM
STDS SEXUALLY TRANSMITTED DISEASES
DCTC DỤNG CỤ TỬ CUNG
COCS COMBINED ORAL CONTRACEPTIVE
POPS PROGESTIN ONLY PILL
LNG LEVONORGESTREL
WHO WORLD HEALTH ORGANIZATION
STIS SEXUALLY TRANSMITTED INFECTIONS
MPA MEDROXY PROGESTERONE ACETATE
LNG-IUD LEVONORGESTREL-RELEASING- INTRAUTERINE DEVICES
CU-IUD COOPER INTRAUTERINE DEVICES
COCS COMBINE ORAL CONTRACEPTIVE
IUD INTRAUTERINE DEVICES
SPRM SELECTIVE PROGESTERONE RECEPTOR MODULATO
UPA ULIPRISTAL ACETATE
CTC CỔ TỬ CUNG
FSH FOLLICLE STIMULATING HORMONE
GNRH GONADOTROPIN-RELEASING HORMONE
HA HUYẾT ÁP
RLKN RỐI LOẠN KINH NGUYỆT
BCS BAO CAO SU
DMPA DEPOT MEDROXYPROGESTERONE ACETATE
NET-EN NORETHISTERON ENANTAT
HCG HORMONE CHORIONIC GONADOTROPIN
HPV HUMAN PAPILLOMA VIRUS
TC TỬ CUNG
ARV ANTIRETROVIRAL
CDC CENTERS FOR DISEASE CONTROL AND PREVENTION
ECP EMERGENCY CONTRACEPTION PILL
CYP3A4 CYTOCHROME P450 3A4
VNĐ VIET NAM ĐỒNG
NVYT NHÂN VIÊN Y TẾ
CHC COMBINED HORMONAL CONTRACEPTIVE
VTE VENOUS THROMBOEMBOLISM
NNH NUMBER NEEDED TO HARM
POC PROGESTOGEN ONLY CONTRACEPTIVE
CVR COMBINED CONTRACEPTIVE VAGINAL RING
CIC COMBINED INJECTABLE CONTRACEPTIVE
LNG/ETG LEVONORGESTREL AND ETONOGESTREL
LNG-IUD LEVONORGESTREL-RELEASING- INTRAUTERINE DEVICES
LAM LACTATIONAL AMENORRHOEA METHOD
CU-IUD COPPER - BEARING IUD
FAB FERTILITY AWARENESS BASED METHODS 126
SYM SYMPTOMS-BASED METHOD
CAL CALENDAR-BASED METHOD

127
CHUYÊN ĐỀ LỰA CHỌN BIỆN PHÁP TRÁNH THAI

I/ TẦM QUAN TRỌNG:


Trên thế giới tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn và phá thai phụ thuộc vào mức thu nhập tại mỗi quốc gia. Từ
năm 2015 – 2019 trên thế giới có khoảng 121 triệu ca mang thai ngoài ý muốn hằng năm tương ứng với tỉ
lệ toàn cầu là 64 trường hợp mang thai ngoài ý muốn trên 1000 phụ nữ ở độ tuổi từ 15 – 49, trong số này
có 61% kết thúc bằng nạo phá thai, có nghĩa là có 73 triệu ca phá thai mỗi năm. Trong khoảng thời gian
từ 2015 – 2019 ở những quốc gia có mức thu nhập thấp tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn khoảng 93% , kế
tiếp là quốc gia có mức thu nhập trung bình khoảng 66%, quốc gia có mức thu nhập cao khoảng 34%,
trong đó tỉ lệ nạo phá thai trong nhóm mang thai ngoài ý muốn ở các quốc gia có mức thu nhập trung bình
là cao nhất khoảng 66%, kế tiếp là quốc gia có mức thu nhập thấp 40% , các quốc gia có mức thu nhập
cao khoảng 43%.

126
Hình :
Phá thai không an toàn khiến phụ nữ gặp nhiều tai biến, hậu quả xấu về sức khỏe sinh sản như vô sinh (do
tắc dính buồng tử cung, vòi trứng), thai ngoài tử cung, băng huyết, sót nhau, thủng tử cung, nhiễm trùng,
thậm chí tử vong. Mỗi năm, 4,7–13,2% các trường hợp tử vong mẹ có thể do nạo phá thai không an toàn.
Tại các khu vực phát triển, ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có 30 phụ nữ tử vong. Ở các khu vực đang
phát triển, con số đó tăng lên 220 ca tử vong trên 100.000 ca phá thai không an toàn.
Ước tính từ năm 2012 chỉ ra rằng chỉ riêng ở các nước đang phát triển, 7 triệu phụ nữ mỗi năm đã được
điều trị tại các cơ sở bệnh viện vì các biến chứng của phá thai không an toàn.
Hiện nay Tại Việt Nam, vẫn có 250 - 300 nghìn ca phá thai mỗi năm được thông báo chính thức. Kết quả
Điều tra biến động dân số và KHHGĐ ngày 1/4/2016 của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, cứ 100 ca
phá thai của phụ nữ tuổi 15 - 49 đang có chồng thì có 62 ca là mang thai ngoài ý muốn.

127
Nguyên nhân mang thai ngoài ý muốn được biết là do không áp dụng biện pháp tránh thai; do thất bại của
các biện pháp tránh thai (sử dụng không đúng cách, sử dụng các biện pháp tránh thai truyền thống kém
hiệu quả) và do nhu cầu không được đáp ứng - có nhu cầu KHHGĐ nhưng không được cung cấp biện
pháp tránh thai, không tiếp cận được dịch vụ.
Do đó việc hiểu biết và áp dụng đúng các biện pháp tránh thai (BPTT) hay kế hoạch hóa gia đình là rất
cần thiết và đem lại những lợi ích sau:
- Ngăn chặn nguy cơ có hại sức khỏe của phụ nữ trong thai kì.
- Giảm tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh.
- Một số phương pháp, chẳng hạn như bao cao su, giúp ngăn chặn sự lây nhiễm HIV và các bệnh lây
truyền qua đường tình dục khác.
- Giảm tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên.
- Giảm nhu cầu phá thai, đặc biệt là phá thai không an toàn.
- Giúp người dân kiểm soát được số lượng con và khoảng cách thời gian giữa những lần sinh đẻ, mang lại
chất lượng sống tốt hơn.
- Góp phần làm chậm lại sự tăng trưởng dân số.
Vì vậy, để giảm thiểu tỉ lệ nạo phá thai cần tăng cường cung cấp các biện pháp
dự phòng liên quan đến thông tin, giáo dục về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và
tiếp cận biện pháp tránh thai hiện đại cho phụ nữ, đặc biệt là những em gái trong độ
tuổi vị thành niên. Trong chuyên đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các biện pháp tránh
thai trên thế giới và từ đó tư vấn lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp tùy theo từng
đối tượng cụ thể.

II/ TỔNG QUAN CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI:


Tránh thai là biện pháp tốt để không bị mang thai ngoài ý muốn và phải nạo phá thai. Hiện nay có rất
nhiều phương pháp tránh thai nhưng nhìn chung, các biện pháp tránh thai đều có nguyên tắc ngừa thai là
không cho tinh trùng gặp trứng ở nơi thích hợp gây thụ thai hoặc không cho phôi làm tổ trong tử cung.
126
Các biện pháp tránh thai được chia thành biện pháp tránh thai vĩnh viễn và biện pháp tránh thai tạm thời.

1. Vĩnh viễn:
1.1. Triệt sản nam:

Định nghĩa:

Triệt sản nam bằng phương pháp thắt và cắt ống dẫn tinh là BPTT vĩnh viễn dành cho nam giới bằng cách
làm gián đoạn ống dẫn tinh dẫn đến không có tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh. Đây là biện pháp thực
hiện một lần có tác dụng tránh thai suốt đời vì thế khách hàng cần được tư vấn kỹ trước khi quyết định
thực hiện.

Cơ chế:

Ngăn chặn sự gặp nhau giữa tinh trùng và trứng, bằng cách làm gián đoạn ống dẫn tinh dẫn đến không có
tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh. 127
Chỉ định:

Nam giới đang ở trong độ tuổi sinh sản đã có đủ số con mong muốn, khỏe mạnh, tự nguyện dùng một
biện pháp tránh thai vĩnh viễn và không hồi phục sau khi đã được tư vấn đầy đủ.

Chống chỉ định tương đối:

Rối loạn đông máu.

Suy nhược cơ thể, biến loạn tình dục.

Có bất thường ở bìu như thoát vị bìu, dãn tĩnh mạch, ứ nước tinh hoàn, viêm nhiễm mãn tính và di tích ở
thừng tinh.

Có biến loạn toàn thân cấp và mãn tính.

Thận trọng (có thể thực hiện bình thường khi có thêm những chuẩn bị cần thiết), nếu có một trong những
dấu hiệu sau:

- Tiền căn chấn thương bìu hoặc bìu sưng to do giãn tĩnh mạch vùng thừng tinh, tinh hoàn lạc chỗ 1 bên.

- Bệnh lý nội khoa như đái tháo đường, trầm cảm hoặc trẻ tuổi.

Hoãn thủ thuật nếu có một trong những dấu hiệu sau.

- STDs cấp hoặc viêm (sưng, đau) đầu dương vật, ống dẫn tinh hoặc tinh hoàn hoặc nhiễm trùng tinh
hoàn.

- Nhiễm trùng toàn thân hoặc bị bệnh phù chân voi.

Chuẩn bị đặc biệt (phẫu thuật viên có kinh nghiệm hoặc phương tiện gây mê nội khí quản hoặc những
phương tiện hồi sức cần thiết), nếu có một trong những dấu hiệu sau: thoát vị bẹn, HIV/AIDS hoặc rối
loạn đông máu.

Phương pháp thực hiện:

● Tư vấn:

- Lắng nghe và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về triệt sản nam.

- Hiệu quả, ưu điểm, nhược điểm của triệt sản nam (nhấn mạnh đây là BPTT không

phục hồi, nên không thích hợp cho đối tượng còn trẻ chưa có con). Biện pháp này

không có tác dụng phòng tránh NKLTQĐTD, HIV/AIDS.

- Giải thích qui trình triệt sản nam.


126
- Ký đơn tình nguyện xin triệt sản.

● Thăm khám trước mổ:

- Xác định lại chỉ định.

- Hỏi kĩ tiền sử bệnh tật.

- Khám toàn thân, chú ý vùng sinh dục ngoài (bìu, tinh hoàn, mào tinh).

- Xét nghiệm: Hemoglobin, Hematocrit, Tổng phân tích nước tiểu, các xét nghiệm khác phụ thuộc vào kết
quả hỏi tiền sử và thăm khám lâm sàng.

● Thời điểm thực hiện: bất cứ khi nào thuận tiện.

- Cơ sở thực hiện: Từ tuyến huyện (bao gồm cả đội KHHGĐ lưu động của huyện) trở lên. Cán bộ y tế đã
được đào tạo về triệt sản nam.

- Phương pháp này có hiệu quả hoàn toàn sau 3 tháng thực hiện phẫu thuật.

● Kỹ thuật:

Kỹ thuật triệt sản nam không dùng dao:

- Cần đảm bảo vô khuẩn và tuân thủ những qui đinh của Phòng ngừa chuẩn khi

thực hiện thủ thuật.

- Gây tê tại chỗ bằng Lidocain 1%.

-Thắt ống dẫn tinh bên phải.

- Dùng kỹ thuật 3 ngón tay để xác định và cố định ống dẫn tinh.

- Đặt kẹp ôm ống dẫn tinh qua da bìu.

- Chọc kìm phẫu tích qua da.

- Bộc lộ và nâng cao ống dẫn tinh.

- Bấu vào ống dẫn tinh bằng kẹp vòng tròn.

- Bóc tách cân tinh.

- Thắt và cắt đoạn ống dẫn tinh.

- Buộc hai đầu bằng chỉ không tiêu hay chromic catgut.
127
- Đặt 1 cân để cách ly đầu xa của ống dẫn tinh.

- Thắt ống dẫn tinh bên trái: Kỹ thuật tương tự.

● Lưu ý:

- Không cần khâu da bìu, chỉ cần băng lỗ mở da bìu.

- Phải cầm máu kỹ trong suốt quá trình làm thủ thuật.

● Theo dõi

- Nằm nghỉ theo dõi trong vài giờ.

- Cho kháng sinh 5 ngày, giảm đau bằng Paracetamol.

- Giữ vết mổ khô, sạch, có thể tắm sau 24h.

- Tránh lao động nặng và tránh giao hợp một tuần sau khi thực hiện thủ thuật (vẫn

có thể có thai trong 12 tuần sau triệt sản).

- Dặn dò quay lại để kiểm tra số lượng tinh trùng trực tiếp trong tinh dịch đồ.

- Sử dụng các biện pháp tránh thai khác cho tới khi hai mẫu thử liên tiếp không có

tinh trùng di động.

Hình: Phương pháp thắt ống dẫn tinh.

Ưu điểm:
126
̶ Tỉ lệ thành công, hiệu quả tránh thai rất cao (trên 99.5 %) và triệt sản nam không có ảnh
hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt tình dục.
̶ Tỉ lệ thất bại: 10/1000 người triệt sản nam trong vòng 10 năm.

Nhược điểm:
- Triệt sản nam không phòng tránh được các STDs và HIV/AIDS.
- Không có khả năng phục hồi.
Khả năng có thai lại:
- Nếu chưa làm test tinh trùng sau 3 tháng, khả năng có thai 2-3% trong năm đầu.
- Nếu đã làm test tinh trùng khả năng có thai là 0.2% trong năm đầu.
- Có một khả năng nhỏ có thai lại sau năm đầu (sau 3 năm khoảng 4% có thai).
Nguyên nhân có thai lại:
- Dưới 3 tháng sau phẫu thuật.
- Lỗi của phẫu thuật viên.
- Điểm cắt nối trở lại.
Tai biến và biến chứng:
-Choáng do thuốc tê.
-Đau do gây tê không đúng.
-Chảy máu dưới da bìu, tụ máu dưới da bìu.
-Nhiễm trùng vết mổ.
-Đau muộn do u tinh trùng .
-Viêm mào tinh hoàn hay viêm tinh hoàn.
-Thay đổi tâm sinh lý.
-Có thai lại.

1.2. Triệt sản nữ:

Định nghĩa:

Triệt sản nữ bằng phương pháp thắt và cắt vòi tử cung là một phẫu thuật làm gián đoạn vòi tử cung,
không cho tinh trùng gặp noãn để thực hiện thụ tinh. Triệt sản nữ là biện pháp tránh thai vĩnh viễn, hiệu
quả tránh thai rất cao (trên 99%) và không ảnh hưởng đến sức khỏe, quan hệ tình dục.

Cơ chế:

Ngăn chặn sự gặp nhau giữa tinh trùng và trứng, bằng cách làm tắc ống dẫn

trứng (triệt sản nữ, thắt ống dẫn trứng, triệt sản bằng tia tử ngoại).

Chỉ định:

-Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản đã có đủ số con mong muốn, các con khỏe mạnh, tự

nguyện dùng biện pháp tránh thai vĩnh viễn và không hồi phục sau khi đã được tư

vấn đầy đủ. 127


-Phụ nữ bị các bệnh chống chỉ định có thai.

Chống chỉ định tương đối:

- Các khối u phụ khoa hoặc bệnh lý phụ khoa cần phẫu thuật lớn trong tương lai gần.

- Bệnh lý túi mật có triệu chứng hoặc viêm gan siêu vi cấp.

- Thiếu máu thiếu sắt trầm trọng (hemoglobin < 7 g/dl).

- Bệnh phổi như: viêm phổi, viêm phế quản.

- Nhiễm khuẩn toàn thân hoặc nhiễm khuẩn da bụng.

Hoãn thực hiện nếu có một trong những đặc điểm sau.

- Có thai hoặc trong thời gian 7 - 42 ngày hậu sản.

- Hậu sản của thai kỳ bị tiền sản giật nặng hoặc sản giật.

- Biến chứng sau sinh, sau nạo trầm trọng như: nhiễm trùng, xuất huyết hoặc

chấn thương hoặc còn ứ máu buồng tử cung nhiều hoặc ra huyết âm đạo bất thường gợi ý bệnh lý nội
khoa.

- Viêm vùng chậu hoặc viêm mủ cổ tử cung hoặc viêm cổ tử cung do Chlamydia hoặc lậu cầu.

- Ung thư vùng chậu hoặc bệnh tế bào nuôi ác tính.

- Bệnh lý túi mật có triệu chứng hoặc viêm gan siêu vi cấp.

- Thiếu máu thiếu sắt trầm trọng (hemoglobin < 7 g/dl).

- Bệnh phổi như: viêm phổi, viêm phế quản.

- Nhiễm trùng toàn thân hoặc nhiễm trùng da bụng.

- Khách hàng chuẩn bị phẫu thuật do nguyên nhân cấp cứu hoặc do nhiễm trùng.

Thận trọng (có thể thực hiện bình thường khi có thêm những chuẩn bị cần thiết) nếu có một trong những
đặc điểm sau:

- Bệnh lý sản khoa (tiền sử hoặc hiện tại) như: tiền sử viêm vùng chậu từ lần mang thai trước, ung thư vú,
u xơ tử cung hoăc tiền sử phẫu thuật vùng chậu hoặc bụng dưới.

- Bệnh lý tim mạch như: tăng huyết áp (140/90 - 159/99 mmHg), tiền sử đột quỵ hoặc bệnh tim không
biến chứng.
126
- Bệnh mạn tính như động kinh, đái tháo đường chưa có biến chứng, nhược giáp, xơ gan còn bù, u gan
hoặc nhiễm schistosomiasis gan, thiếu máu thiếu sắt mức độ vừa (hemoglobin 7 - 10 g/dl), bệnh hồng cầu
hình liềm, thalassemia, bệnh thận, thoát vị hoành, suy dinh dưỡng nặng, béo phì, trầm cảm hoặc còn trẻ.

Chuẩn bị đặc biệt:

(phẫu thuật viên có kinh nghiệm hoặc phương tiện gây mê nội khí quản hoặc những phương tiện hồi
sức cần thiết), nếu có một trong những đặc điểm sau:

- AIDS hoặc tử cung bị cố định do phẫu thuật trước đó hoặc do nhiễm trùng hoặc có chẩn đoán lạc nội
mạc tử cung hoặc thoát vị rốn hoặc thành bụng hoặc vỡ, thủng tử cung sau sinh, sau phá thai.

- Nhiều tình trạng có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ như lớn tuổi kèm hút thuốc nhiều, huyết áp, đái
tháo đường hoặc hiện tại tăng huyết áp trầm trọng (≥ 160/100 mmHg) hoặc đái tháo đường có biến chứng
hoặc bệnh van tim nặng có biến chứng.

- Bệnh lý nội khoa như xơ gan mất bù, cường giáp, rối loạn đông máu, bệnh phổi mạn tính hoặc lao vùng
chậu.

Phương pháp thực hiện:

● Tư vấn:

- Lắng nghe và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về triệt sản nữ. Lưu ý những

trường hợp quyết định triệt sản trong những thời điểm bị sang chấn tâm lý như sau

sinh hay sau hư thai.

- Hiệu quả, ưu, nhược điểm của triệt sản nữ (nhấn mạnh đây là BPTT không hồi

phục).

- Biện pháp không ảnh hưởng đến sức khỏe, giới tính và sinh hoạt tình dục.

- Sau triệt sản kinh nguyệt thƣờng không thay đổi (trừ những trường hợp đang sử

dụng DCTC hay tránh thai bằng nội tiết thì có thể thay đổi tạm thời trong một khoảng thời gian sau khi
ngưng sử dụng các phương pháp này).

- Biện pháp không có tác dụng phòng tránh NKLTQĐTD, HIV/AIDS.

- Giải thích quy trình triệt sản nữ.

- Ký đơn tình nguyện xin triệt sản.

● Thăm khám trước mổ:


127
- Hỏi tiền sử: lưu ý kinh cuối, PARA, tiền sử các phẫu thuật vùng chậu

- Thăm khám thực thể, tim phổi, bụng, khám phụ khoa

- Xét nghiệm: Hemoglobin, Hematocrit, các xét nghiệm khác phụ thuộc vào kết quả hỏi tiền sử và thăm
khám lâm sàng, Pap’smear

● Thời điểm thực hiện

-Khi không có thai.

-Sau đẻ: thời điểm tốt nhất trong vòng 7 ngày đầu hoặc trì hoãn đến thời điểm sau 6 tuần sau đẻ.

-Sau phá thai: trong vòng 7 ngày đầu.

-Kết hợp triệt sản khi phẫu thuật bụng dưới vì một lý do khác (phẫu thuật lấy thai, phẫu thuật u nang
buồng trứng…) và có yêu cầu của khách hàng.

-Cơ sở thực hiện: Từ tuyến huyện (bao gồm cả đội KHHGĐ lưu động của huyện) trở lên. Cán bộ y tế đã
được đào tạo về triệt sản nữ.

● Kỹ thuật (Phương pháp Pomeroy)

- Cần đảm bảo vô khuẩn và tuân thủ những quy định của Phòng ngừa chuẩn.

- Giảm đau bằng Pethidin 50mg hoặc Diazepam 10mg tiêm bắp 30 – 60 phút trước

khi phẫu thuật.

- Gây tê tại chỗ bằng Lidocain 1%.

· Kỹ thuật làm tắc vòi tử cung:

- Tìm và xác định hai vòi tử cung đi từ sừng tử cung ra tới tận loa vòi tử cung.

- Dùng kẹp răng chuột nâng phần eo của vòi tử cung hình thành quai vòi.

- Dùng chỉ catgut thắt dưới quai một đoạn.

- Cắt quai vòi trên chỉ buộc.

- Thực hiện kỹ thuật tương tự cho vòi tử cung bên đối diện.

- Sau khi kiểm tra đủ gạc, đóng bụng theo từng lớp có thể không cần khâu phúc mạc

thành bụng. 126


Hình 1: Phương pháp Pomeroy.

● Theo dõi:

- Theo dõi sinh hiệu.

- Nếu sinh hiệu và tổng trạng ổn có thể cho bệnh nhân về nhà.

- Kháng sinh 5 ngày, giảm đau bằng Paracetamol.

- Hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc vết mổ: Giữ vết mổ khô, sạch, có thể tắm sau 24h,

khi tắm tránh làm ƣớt vết mổ, tránh dụng chạm vết mổ.

- Cắt chỉ vào ngày thứ 6 (nếu may bằng chỉ không tan).

- Tránh lao động nặng và tránh giao hợp một tuần sau khi thực hiện thủ thuật.

Các phương pháp thắt ống dẫn trứng khác:

127
Hình 2: Phương pháp đốt lưỡng cực:

Hình 3: A. Falope rings. B: Filshie clips

Ưu điểm:

- Hiệu quả tránh thai rất cao (trên 99%) và không ảnh hưởng đến sức khỏe, quan hệ tình dục.

- Tỉ lệ ít hơn 1/100 sản phụ ở Mỹ có thai sau khi triệt sản.

Nhược điểm:

- Triệt sản nữ không bảo vệ khỏi các bệnh STDs, nếu không sử dụng các biện

pháp quan hệ an toàn.

- Không phục hồi (không mang thai lại được). 126


- Nếu thất bại tăng tỉ lệ thai ngoài tử cung (30%).

Khả năng có thai:

- Trong năm đầu: 0.5%

- Sau 1 năm cho đến khi mãn kinh: 2% trong 10 năm.

Tai biến và biến chứng:

- Chảy máu ổ bụng.

- Nhiễm trùng vùng chậu, viêm phúc mạc.

- Hình thành khối máu tụ.

- Chảy máu và nhiễm trùng vết mổ.

- Hiếm gặp: tổn thương tử cung, ruột, bàng quang.

- Trường hợp thất bại sau triệt sản có thể gặp thai ngoài tử cung.

2. Tạm thời:
2.1. Khẩn cấp:

- Phương pháp tránh thai khẩn cấp là những phương pháp dùng trong 5 ngày đầu tiên sau giao hợp
có nguy cơ để ngăn chặn việc có thai ngoài ý muốn. Thông thường, khách hàng có thể đến với chúng
ta qua các tình huống: có giao hợp không bảo vệ, sử dụng thất bại hoặc sử dụng sai các phương pháp
ngừa thai khác (bao cao su bị rách hoặc bỏ liều thuốc tránh thai đường uống hàng ngày), bị cưỡng
hiếp.

- Tránh thai khẩn cấp không được chỉ định sau mỗi giao hợp bất kỳ, mà chỉ được chỉ định sau các
giao hợp có nguy cơ có thai ngoài ý muốn.

- Một số phương pháp tránh thai khẩn cấp được sử dụng có thể kể đến bao gồm:

● Thuốc:

(1) Viên phối hợp Estrogen- Progesterogen liều cao (COCs).

(2) Viên Progestine đơn thuần liều cao (POPs) : thuốc thường sử dụng là Levonorgestrel
(LNG) đơn thuần liều cao.

(3) Thuốc điều hòa chọn lọc thụ thể Progesterone (SPRM): thuốc thường sử dụng là
Ulipristal acetate (UPA).

Trên lý thuyết, tránh thai khẩn cấp có thể tác động lên (1) tiến trình trưởng thành cuối cùng của noãn bào
127
và quá trình phóng noãn, (2) làm đặc chất nhầy CTC ngăn cản sự xâm nhập của tinh trùng, (3) di dời cửa
sổ làm tổ và ảnh hưởng đến tính chấp nhận của nội mạc tử cung trong tiến trình làm tổ, (4) gây khiếm
khuyết hay ly giải sớm hoàng thể. Cơ chế tác dụng chính của tránh thai khẩn cấp là ngăn chặn phóng
noãn.

Hiện nay, tránh thai khẩn cấp dùng Progesterone đơn thuần liều cao (POPs) và tránh thai khẩn cấp dùng
chất điều hòa chọn lọc thụ thể Progesterone (SPRM) là hai nhóm tránh thai khẩn cấp phổ biến nhất, do
tính hiệu quả ở mức có thể chấp nhận được và do có ít tác dụng phụ.

● Dụng cụ: Dụng cụ tử cung chứa Đồng (Cu-IUD).

Cơ chế tác động:

(1) Hiệu quả ngừa thai của vòng tăng lên bởi sự phóng thích liên tục của đồng vào buồng tử cung, làm
tăng phản ứng viêm và có thể gây ra co cơ tử cung ngăn chặn sự làm tổ của trứng
(2) Ion đồng còn làm thay đổi sinh hoá của chất nhầy cổ tử cung, từ đó ảnh hưởng đến sự di động,
hoạt hoá và khả năng sống sót của tinh trùng.
(3) Đồng làm thay đổi niêm mạc tử cung, ngăn chặn sự làm tổ của trứng thụ tinh.

Bảng 1: Đặc điểm của các phương pháp tránh thai khẩn cấp.

COCs POPs SPRM Cu-IUD

Cách - 2 liều, cách nhau - Thời hạn tối - 2 loại SPRM - Đặt càng sớm
sử 12 giờ.Mỗi liều đa 72 giờ. thường dùng là: càng tốt sau
dụng gồm 4 viên COCs, Mifepristone giao hợp, muộn
hàm lượng 30µg - Liều duy nhất: 10mg và nhất là 120 giờ
EE mỗi viên. 1 viên chứa Ulipristal 30mg: (5 ngày).
150µg LNG. Cả 2 đều uống
- Sau giao hợp, một viên duy
uống càng sớm - Hoặc, 2 liều nhất càng sớm
càng tốt, muộn cách nhau 12 càng tốt sau
nhất là 120 giờ (5 giờ, mỗi liếu giao hợp, muộn
ngày) viên chứa 75µg nhất là 120 giờ
LNG. (5 ngày).

126
Ưu, - Phục hồi nhanh - An toàn, đơn - Hiệu quả cao - Ưu điểm: Khả
nhược chóng, điều hòa giản, dễ sử hơn hẳn các năng lưu giữ
điểm lượng máu kinh, dụng, tiện lợi. thuốc ngừa thai cho tránh thai
giảm mất máu khẩn cấp khác kéo dài sau đó.
kinh và đau bụng - Giảm đau trong vòng 120
kinh, giảm nguy bụng kinh, giảm giờ sau giao - Nhược điểm:
cơ ung thư buồng máu mất trong hợp.
trứng và ung thư kỳ kinh. Tăng nguy cơ
nội mạc tử cung - Triệu chứng viêm nhiễm
- Không ảnh nôn ói,buồn vùng chậu.
hưởng đến khả nôn, nhức đầu,
năng tiết sữa→ căng tức vú ít
có thể dùng cho hơn hẳn so với
phụ nữ đang các thuốc ngừa
cho con bú. thai khẩn cấp
khác
- Khả năng tạo
huyết khối rất ít

- Khả năng sinh


sản ngay lập tức
phục hồi sau khi
ngừng sử dụng
thuốc

̶ Có thai
Chống - Bệnh lý tim - Xuất huyết âm - Phụ nữ mang hay nghi ngờ
chỉ mạch như bệnh lý đạo chưa rõ thai, thai ngoài có thai.
định mạch máu não, nguyên nhân tử cung. ̶ Viêm
bệnh mạch vành, nhiễm đường
tiền căn huyết khối - Phụ nữ có thai. sinh dục.
tĩnh mạch sâu, phù ̶ Xuất
phổi, suy tim, tăng - Ung thư vú
huyết tử cung
huyết áp không bất thường
điều trị chưa rõ
nguyên nhân.
- Bệnh lý Ung thư - Nhiễm khuẩn
liên quan đến
hậu sản,
Estrogen, xuất
huyết âm đạo bất ngay sau sẩy
thường, phụ nữ có thai nhiễm
thai và cho con bú khuẩn
(trong vòng 6 - Tử cung dị
tháng) dạng
127
- dị ứng với
- Các bệnh về gan đồng, bệnh
- Phụ nữ lớn hơn Wilson
35 tuổi và hút - Bệnh tim
thuốc lá mạch có
nguy cơ bị
viêm nội tâm
mạc
̶ Sa sinh dục
độ II-III
̶ Bệnh ác
tính đường
sinh dục.

Tác - Thay đổi tính - Buồn nôn, - Buồn nôn, - Hành kinh với
dụng chất hành kinh như nôn, căng tức nôn, căng tức thời gian dài
phụ lượng máu kinh, vú, nhức đầu. vú, nhức đầu. hơn, tăng lượng
thời gian hành máu kinh và có
kinh... - Rối loạn kinh - Rối loạn kinh thể xuất huyết
nguyệt (trễ kinh nguyệt (trễ kinh tử cung bất
- Triệu chứng của 1-2 ngày) 1-2 ngày) thường.
cường estrogen
tương đối như đau - Rong kinh - Rong kinh - Đau trằn bụng
căng vú, nhức đầu, dưới và đau
buồn nôn… bụng khi hành
kinh.
- Nguy cơ tắc
mạch do huyết - Có thể di trú
khối khỏi vị trí được
đặt ban đầu: rơi
ra ngoài hoặc
xuyên qua lớp
cơ tử cung.

· Nhận xét và tóm tắt bằng chứng:

- Chưa ghi nhận trường hợp tử vong hay biến chứng nặng nề do thuốc tránh thai khẩn cấp gây
nên. Đối với phương pháp IUD thì nguy cơ xảy ra biến chứng thủng tử cung khoảng 1/1000.

- DCTC chứa đồng có hiệu quả cao nhất trong vai trò ngừa thai khẩn cấp và có thể được tiếp tục
dùng như BPTT thường xuyên. UPA và levonorgestrel có hiệu quả tương tự nếu dùng trong vòng 3
ngày sau khi quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, UPA đã được chứng minh là có hiệu quả hơn
levonorgestrel đối với 3-5 ngày sau khi quan hệ không an toàn. Viên kết hợp estrogen và progestin
(COCs) kém hiệu quả hơn 2 loại thuốc tránh thai còn lại và gây tác dụng phụ thường xuyên126
hơn (buồn
nôn và nôn mửa).

Hình: Hiệu quả của tránh thai khẩn cấp (Nguồn: WHO & USAID. fphandbook.org)

- Hiệu quả tránh thai khẩn cấp lệ thuộc rất nhiều vào thời điểm dùng Nếu được dùng sớm trong 24
giờ đầu sau giao hợp có nguy cơ, khả năng bảo vệ khỏi thai kỳ ngoài ý muốn của tránh thai khẩn cấp
có thể đạt đến 90%. Khả năng bảo vệ nói chung khi dùng trong vòng 72 giờ vào khoảng 85%.

127
Hình: Tỉ lệ có thai ngoài ý muốn sau khi tránh thai khẩn cấp bằng nội tiết, phân bố theo thời điểm bắt
đầu sau giao hợp. (Nguồn: WHO, 1998)

- Cân nặng cũng ảnh hưởng đến hiệu lực của thuốc tránh thai khẩn cấp. Theo một số nghiên cứu thì,
levonorgestrel có thể ít hiệu quả hơn đối với phụ nữ béo phì. Trong khi đó, hiệu quả tránh thai của
IUD không bị ảnh hưởng bởi cân nặng của khách hàng.

2.2. Không khẩn cấp:


2.2.1. Tự nhiên:
2.2.1.1. Xuất tinh ngoài:
Giới thiệu:
Là BPTT bằng cách đưa dương vật ra khỏi âm đạo trước khi xuất tinh. Sự thụ tinh sẽ không xảy ra do
không có sự gặp nhau của tinh trùng và trứng. Đây là một BPTT được sử dụng rộng rãi. Hiệu quả của
phương pháp này phụ thuộc chủ yếu vào khả năng của người nam xác định thời điểm đưa dương vật ra
khỏi âm đạo trước khi xuất tinh. Tuy nhiên tinh trùng vẫn có thể vào âm đạo nếu thực hiện không đúng
thời điểm.
126
**Cơ chế: ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.

2.2.1.2 Tính chu kỳ rụng trứng:


Giới thiệu:
Phương pháp tránh giao hợp quanh ngày phóng noãn dựa trên sinh lý của chu kì kinh nguyệt và vòng đời
của tinh trùng và trứng. Người dùng xác định những ngày có nhiều khả năng thụ tinh trong chu kì kinh
nguyệt và tránh giao hợp hoặc sử dụng biện pháp tránh thai cơ học trong những ngày này. Những phương
pháp này có thể được áp dụng ngược lại để cải thiện khả năng thụ tinh đối với các cặp vợ chồng muốn có
con.

**Cơ chế: Ngăn ngừa mang thai bằng cách tránh quan hệ tình dục qua đường âm đạo vào thời gian rụng
trứng.

Xác định ngày rụng trứng bằng phương pháp tính lịch (theo Ogino – Knauss):

+ Hiện tượng phóng noãn xảy ra vào thời điểm cố định trung bình khoảng 14 ngày trước kì kinh sắp
tới (từ 12-16 ngày trước kì kinh sắp tới). Ogino-Knauss khuyên nên tránh giao hợp trước phóng
noãn 4 ngày và sau phóng noãn 3 ngày.
+ Ví dụ với chu kỳ kinh ổn định 28 ngày thì phóng noãn khoảng ngày thứ 28-14=14, vậy tránh giao
hợp từ ngày thứ 10-17 từ ngày đầu của chu kỳ kinh.
+ Vòng kinh không ổn định dùng công thức Chartier:
+ Theo dõi kinh nguyêt trong vòng 6 –12 tháng, ghi nhận chu kỳ kinh ngắn nhất và dài nhất.
o Ngày đầu có thể thụ tinh = (10 + vòng kinh ngắn nhất) – 28
o Ngày cuối có thể thụ tinh = (17 + vòng kinh dài nhất) – 28
Trong giai đoạn có thể thụ thai (từ ngày sớm nhất đến ngày trễ nhất) cần tránh giao hợp

Xác định ngày rụng trứng thông qua biến đổi chất nhầy CTC:
Chất nhầy cổ tử cung trong chu kì kinh nguyệt bị ảnh hưởng bởi nồng độ estradiol và progesterone
trong máu. Trước khi rụng trứng, estradiol - được sản xuất khi nang noãn phát triển - giúp kích
thích sản xuất chất nhầy cổ tử cung, giúp tinh trùng di chuyển thuận lợi và trưởng thành để thụ tinh
với trứng. Sau khi rụng trứng, progesterone – được sản xuất bởi nang hoàng thể - làm chất nhầy
đột ngột thay đổi và hạn chế sự di động và hoạt hóa của tinh trùng. Ngoài ra, người dùng có thể dự
đoán ngày rụng trứng thông qua sự thay đổi dịch tiết âm đạo trong chu kì kinh 28 ngày. Những
thay đổi về dịch tiết âm đạo theo thứ tự bao gồm:
● Hành kinh.
● Không có chất nhầy trong 3-4 ngày kế tiếp.
● Chất nhầy đục bở, đặc, dính trong 3-5 ngày tiếp theo.
● Chất nhầy nhiều, trong, dai trong 3-4 ngày ngay trước, trong và ngay sau khi rụng trứng.
127
● Cuối cùng là không chất nhầy trong 11-14 ngày, khi mà chu kì kinh tiếp theo chuẩn bị bắt
đầu. Độ dài trong mỗi giai đoạn thay đổi tùy thuộc vào chu kì kinh ở mỗi phụ nữ khác nhau.

Hình 4. Xác định biến đổi ngày rụng trứng thông qua biến đổi chất nhầy CTC

Xác định ngày rụng trứng thông qua biến đổi thân nhiệt lúc nghỉ: phương pháp này được sử dụng do sau
khi phóng noãn thân nhiệt buổi sáng sớm sẽ tăng nhẹ. Dựa vào dấu hiệu này chúng ta có thể dự đoán
được ngày phóng noãn hàng tháng để phòng tránh thai.
Dùng một nhiệt kế nhất định đo thân nhiệt ở miệng hay hậu môn cùng một thời điểm ở mỗi ngày.
Ghi chú vào bảng theo dõi thân nhiệt sẽ thấy có 2 pha:
● Pha 1: sau hành kinh nhiệt độ < 37oC.
● Pha 2: sau phóng noãn nhiệt độ > 37oC.
Tránh giao hợp 3 ngày trước ngày dự kiến phóng noãn (chênh lệch nhiệt độ) và 2 ngày sau khi nhiệt độ
tăng lên.
Muốn xác định đúng ngày phóng noãn, phải theo dõi thân nhiệt 3 – 6 chu kỳ liên tiếp.

126
Hình 5. Xác định ngày rụng trứng thông qua biến đổi thân nhiệt lúc nghỉ.
=> Nhận xét chung cả 3 phương pháp trên.
+ Tính hiệu quả: Không có phương pháp đơn thuần, duy nhất nào trong các phương pháp tránh thai
tự nhiên trên mang lại kết quả tối ưu. Muốn thành công cao thì nên phối hợp các phương pháp với
nhau để đạt hiệu quả cao nhất.

+ Ưu điểm:
● Quy tắc đơn giản, không tốn kém.
● Không ảnh hưởng kinh nguyệt, không tác dụng phụ.

+ Nhược điểm:
● Khó dụng cho người vòng kinh không đều hay không có thói quen theo dõi chu kỳ kinh
nguyệt.
● Không bảo vệ chống lại bệnh lây qua đường tình dục.
● Thận trọng khi bệnh nhân đang dùng các thuốc làm chậm phóng noãn, như thuốc an thần,
thuốc trầm cảm …
● Nhiệt độ và chất nhầy khó đánh giá và có thể thay đổi do nhiều yếu tố tác động như sốt,
nhiễm trùng, dùng thuốc...

2.2.1.3 Cho con bú vô kinh:


Giới thiệu:
Biện pháp ngừa thai tạm thời cho những bà mẹ mới sinh khi mà chu kỳ kinh nguyệt chưa trở lại; yêu cầu
trẻ dưới 6 tháng tuổi; cho con bú hoàn toàn sau sinh cả ngày lẫn đêm không cho thức ăn khác.

**Cơ chế: khi trẻ bú, cơ thể người mẹ được kích thích tiết ra Prolactin. Hormone này sẽ ức chế FSH và
GnRH (hormone có vai trò tiên quyết trong việc kích thích sự trưởng thành và phóng noãn) dẫn đến ức
chế phóng noãn và không có kinh.

127
Hình 6. Cơ chế cho con bú vô kinh.
**Cách thực hiện:
● Cho bé bú sau sinh càng sớm càng tốt.
● Cho bú đúng cách.
● Cho bé bú bất kỳ lúc nào bé đói, kể cả ngày và đêm. Cho bú 8 - 10 lần/ngày, ban ngày
không được cách quá 4 giờ, ban đêm không cách quá 6 giờ giữa 2 lần bú.
● Cần duy trì cho bú mẹ ngay cả khi mẹ hoặc bé ốm.
● Ngoài việc bú sữa mẹ, trẻ không ăn uống thêm một thứ gì khác.
● Cần chuyển ngay sang một phương pháp tránh thai hiểu quả khác nếu:
○ Có kinh trở lại (không tính ra máu trong 6 tuần đầu sau sinh).
○ Mẹ không cho bú hoàn toàn hoặc bé đã được cho ăn/uống bổ sung.
○ Trẻ hơn 6 tháng tuổi.

Chống chỉ định


Cân nhắc sử dụng biện pháp tránh thai khác khi:
● Đã nhiễm HIV.
● Sử dụng một số loại thuốc trong thời kỳ cho con bú (Bao gồm thuốc giảm đau, reserpine,
ergotamine, thuốc chống chuyển hóa, cyclosporine, corticosteroid liều cao, bromocriptine,
thuốc phóng xạ, lithium và thuốc chống đông máu). 126
● Trẻ sơ sinh có tình trạng khó cho trẻ bú mẹ (trẻ thiếu tháng và cần chăm sóc đặc biệt, không
thể tiêu hóa thức ăn bình thường, hoặc có dị dạng miệng, hàm, hoặc vòm miệng).

Bảng 2: So sánh các biện pháp tránh thai tự nhiên.

BIỆN KHẢ NĂNG ƯU ĐIỂM KHUYẾT ĐIỂM GIÁ


PHÁP CÓ THAI THÀNH
LẠI

Xuất tinh Khi không sử -Phương pháp - Tỷ lệ thất bại cao. Không tốn
ngoài âm dụng tự nhiên, luôn - Không thể ngăn kém chi phí
đạo thực hiện được ngừa các STDs và
ngay, không sử HIV.
dụng dụng cụ -Phụ thuộc vào khả
hay thuốc tránh năng của từng đối
thai. -Không tốn tượng
kém chi phí. -Giảm cảm giác khi
-Không có tác giao hợp
dụng phụ

Tính chu Khi không sử - Phương pháp - Tỷ lệ thất bại cao Không tốn
kỳ rụng dụng tự nhiên không khi vòng kinh kém chi phí
trứng có tác dụng phụ. không đều.
- Không tốn - Không thể ngăn
kém và đòi hỏi ngừa các STDs và
dụng cụ tránh HIV.
thai.
Cho con 6 tháng sau khi - Dễ dàng thực - Chỉ áp dụng sau Không tốn
bú vô sinh con. hiện, không tốn sinh, trước khi có kém chi phí
kinh kém. kinh, trong 6 tháng
- Tăng cường đầu, khi bé bú mẹ
gắn bó mẹ con, thường xuyên cả
và có lợi cho ngày lẫn đêm
sức khỏe của - Không thể ngăn
trẻ. ngừa các STDs và
- Không tác HIV.
dụng phụ.

2.2.2. Thuốc/ Dụng cụ


2.2.2.1. Hormon liệu pháp: gồm 2 dạng là dạng phối hợp (viên uống, miếng dán, vòng đặt âm
đạo) và dạng chỉ chứa Progesteron (viên uống, thuốc tiêm, thuốc cấy).
a. Dạng kết hợp:
● Viên uống: hiệu quả đến trên 99% nếu sử dụng đúng cách. 127
Chỉ định:
Tất cả những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ muốn áp dụng biện pháp tránh thai tạm thời.
Chống chỉ định:
- Có thai hoặc nghi ngờ có thai.
- Đang cho con bú trong vòng 6 tuần sau sinh.
- Lớn tuổi ( > 35 tuổi) và hút thuốc thường xuyên >15 điếu/ngày.
- Có nhiều nguy cơ bị bệnh mạch vành (lớn tuổi, hút thuốc lá, đái tháo đường và tăng huyết áp).
- Tăng huyết áp nặng (HA tâm thu > 160 mmHg, HA tâm trương > 100 mmHg)
- Đã hoặc đang bị bệnh lý tim mạch và đông máu như: bệnh mạch máu, thuyên tắc tĩnh mạch sâu,
thuyên tắc phổi, bệnh lý đông máu, thiếu máu cơ tim, bệnh van tim phức tạp, tai biến mạch máu
não, cơ địa huyết khổi di truyền.
- Sắp phẫu thuật đồi hỏi nằm trên 1 tuần.
- Đang bị ung thư vú.
- Đau nửa đầu (Migraine).
- Đang bị lupus ban đỏ hệ thống và có kháng thể kháng phospholipid.
- Đang bị bệnh gan nặng có suy giảm chức năng gan trầm trọng.
Cách dùng:
Viên thứ 1: ngày 1 đến ngày 5 của vòng kinh, uống mỗi ngày một viên vào một giờ nhất định theo chiều
mũi tên trên vỉ thuốc.
- Vỉ 28 viên, với 21 viên chứa hoạt chất nội tiết và 7 viên giả dược. Ưu điểm của dạng này là người
dùng duy trì thói quen dùng thuốc hàng ngày.

Hình 7a. Dạng trình bày vỉ 28 viên (dạng 21+7).


21 viên đầu chứa nội tiết, giống hệt nhau. 7 viên cuối chỉ có giả dược.

Hình 7b. Mặt lưng của dạng trình bày vỉ 28 viên. 126
Vỉ thuốc phải được bắt đầu từ viên có thuốc đầu tiên và chỉ sang viên giả
dược khi đã uống đủ 21 viên có chứa hoạt chất.
Do chỉ có thể bắt đầu bằng viên có hoạt chất, và phải uống liên tục đủ 21
viên có hoạt chất, nên người ta in thứ tự của các viên vào mặt sau.
Người dùng bắt đầu với viên có ghi số 1 và kết thúc bằng viên số 28.
Khi dùng bắt đầu một vỉ thuốc loại này, phải ghi ngày vào cạnh số 1 để
giới hạn việc quên thuốc mà không biết.
Nguồn: Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TP HCM.

- Vỉ 21viên. Khi dùng dạng này, cần tuân thủ khoảng nghỉ 7 ngày không thuốc. Ưu điểm của dạng
trình bày này là có thể bắt đầu vỉ thuốc bằng bất cứ viên nào.

Hình 8a. Dạng vỉ 21 viên giống nhau. Có thể bắt đầu với bất cứ viên nào.

Hình 8b. Mặt lưng của dạng trình bày vỉ 21 viên.


Do có thể bắt đầu bằng bất cứ viên nào nên người ta in các ngày trong tuần vào cả hai mặt của vỉ. Người
dùng bắt đầu với viên có ghi ngày thích
hợp. Ưu điểm của loại vỉ này là người dùng sẽ được báo động khi quên
thuốc, do ngày ghi trên vỉ không trùng với thời điểm uống.
Nguồn: Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TP HCM

Nếu quên:
- 1 viên: uống ngay khi nhớ, viên kế tiếp bình thường
- 2 viên: uống ngay khi nhớ, ngày kế tiếp uống 2 viên, sau đó như thường
- 3 viên: dùng BPTT khác 127
Nên ngưng sử dụng khi đau đầu hay đau ngực nhiều
Tác dụng phụ:
- Ra huyết thấm giọt thường hay gặp ở 2-3 chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên ngay sau khi dùng thuốc.
- Đau vú, cảm giác nghén
- Nhức đầu, thay đổi tâm lý, ham muốn tình dục.
- Tăng cân nhẹ do giữ muối và nước
● Vòng đặt âm đạo (Nuva ring): là một vòng nhựa dẻo được đặt ở phần trên âm đạo, chứa 2
hormone progestin (etonogestrel) và estrogen (ethinyl estradiol). Nó hoạt động chủ yếu bằng cách
ngăn chặn sự phóng thích của trứng (rụng trứng) trong chu kỳ kinh nguyệt và làm cho dịch âm đạo
nhiều hơn để giúp ngăn chặn tinh trùng đến trứng (thụ tinh). Ngoài ra còn làm thay đổi niêm mạc
tử cung (tử cung) để ngăn chặn trứng được thụ tinh.

Hình 8. Vòng đặt âm đạo Nuva-Ring


Nguồn: drugdefectinjuries.com (hình trái), edc2.healthtap.com (hình phải)
Chỉ định:
Thích hợp sử dụng cho phụ nữ muốn tránh thai dài hạn.
Chống chỉ định:
- Biết hoặc nghi ngờ bị ung thư vú.
- Biết hoặc nghi ngờ có thai.
- Dị ứng.
- Viêm gan, suy gan.
- Chảy máu bộ phận sinh dục bất thường không được chẩn đoán.
- Các khối u gan.
- Rối loạn huyết khối hay huyết khối tắc mạch.
Cách dùng:
- Chọn tư thế cảm thấy thoải mái nhất (đứng với 1 chân nâng lên, ngồi xổm, nằm).
- Ép 2 thành đối diện của vòng vào nhau, nhẹ nhàng đẩy gấp vòng hoàn toàn vào bên trong âm đạo.
- Mỗi chu kì đặt một vòng, thời gian sử dụng trung bình là 3 tuần, sau đó là 1 tuần không đặt vòng
(sẽ có kinh trong thời gian này) đến đầu chu kỳ kế tiếp (đặt lại vòng mới sau khi sạch kinh).
Tác dụng phụ:
- RLKN, đau đầu.
- Kích thích, đỏ hay viêm âm đạo. 126
- Ra huyết trắng.
● Miếng dán ngừa thai Evra: Tỉ lệ mang thai là 9% khi sử dụng trong năm đầu tiên.

Hình 9. Miếng dán ngừa thai Evra.


- Kích thước chỉ 4,5cm x 4,5cm.
- Thành phần: ethinyl estradiol 600 mcg và norelgestromin 8 mg trong 1 miếng.
- Tác dụng: phóng thích 0.15 mg norelgestromin và 0.035mg ethinyl estradiol cứ mỗi 24 giờ.
- Cơ chế: miếng dán phóng trực tiếp các hormone qua da vào cơ thể nhằm ngăn chặn sự rụng trứng,
tạo môi trường không thích hợp cho tinh trùng gặp trứng hoặc làm cho niêm mạc tử cung biến đổi
không thích hợp cho trứng làm tổ
Chỉ định: Thích hợp sử dụng cho phụ nữ muốn tránh thai dài hạn
Chống chỉ định:
- Có thai hoặc nghi ngờ có thai.
- Đang cho con bú trong vòng 6 tuần sau sinh.
- Lớn tuổi ( > 35 tuổi) và hút thuốc thường xuyên >15 điếu/ngày.
- Có nhiều nguy cơ bị bệnh mạch vành (lớn tuổi, hút thuốc lá, đái tháo đường và tăng huyết áp).
- Tăng huyết áp nặng (HA tâm thu > 160 mmHg, HA tâm trương > 100 mmHg)
- Đã hoặc đang bị bệnh lý tim mạch và đông máu như: bệnh mạch máu, thuyên tắc tĩnh mạch sâu,
thuyên tắc phổi, bệnh lý đông máu, thiếu máu cơ tim, bệnh van tim phức tạp, tai biến mạch máu
não, cơ địa huyết khổi di truyền.
- Sắp phẫu thuật đồi hỏi nằm trên 1 tuần.
- Đang bị ung thư vú.
- Dị ứng với các thành thành phần của thuốc

Cách sử dụng:
- Dán lên một trong 4 vị trí bụng, mông, lưng hoặc phần trên cánh tay
- Nếu sử dụng miếng dán trong khoảng 5 ngày từ khi có kinh, không cần các biện pháp tránh thai dự
phòng.
- Nếu sử dụng miếng dán từ khi bắt đầu có kinh >5 ngày, cần có biện pháp tránh
- thai dự phòng trong vòng 7 ngày tới.
- Dán một miếng mỗi tuần trong 3 tuần. Chất keo của miếng dán bám rất chặt trong cả trường hợp
tắm hơi, đổ mồ hôi, bơi lội hay trong việc sinh hoạt hằng ngày 127
- Tuần thứ 4 không dán thuốc. Dù vẫn còn ra kinh vẫn phải đặt miếng dán cùng 1 ngày trong tuần.
Tác dụng phụ:
- Kích ứng da hoặc phát ban nơi dán
- Rối loạn kinh nguyệt
- Đau đầu, buồn nôn, nôn, căng ngực, đau bụng, triệu chứng cúm
- Kích thích, đỏ hoặc viêm âm đạo
b. Dạng chỉ chứa Progesteron: hiệu quả lên đến 99.7 % khi đang cho con bú và 99.1% nếu
không cho con bú
● Thuốc uống

Hình 10. Thuốc uống ngừa thai chỉ chứa Progesteron


Chỉ định
Tất cả những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ muốn áp dụng BPTT tạm thời
Phụ nữ đang cho con bú bằng sữa mẹ hoặc có chống chỉ định thuốc tránh thai phối hợp
Chống chỉ định
- Có thai hay nghi ngờ có thai
- Những người không thể tuân thủ việc uống mỗi ngày
- Tắc mạch cấp/ thuyên tắc phổi
- Đã từng bị ung thư vú và không có biểu hiện tái phát trong vòng 5 năm trở lại
- Bệnh về gan nặng, nhiễm trùng hoặc u gan
- Lupus ban đỏ hệ thống và có (hoặc không rõ) kháng thể phospholipid (+)
- Đang dùng thuốc như rifampicin/rifabutin, thuốc kháng virus nhóm ức chế protease Ritonavir-
booster và 1 số thuốc chống co giật như phenytoin, carbamazepin, primidon, topiramat,
oxcarbazepin.
Cách dùng
Viên thứ 1: ngày 1 của chu kì kinh 126
- Mỗi ngày 1 viên giờ nhất định
- Uống liên tục từ vỉ này sang vỉ khác không có thời gian nghỉ
Nếu quên
- 1 viên: uống khi nhớ, viên tiếp theo bình thường
- 2 viên: dùng BPTT khác.
Tác dụng phụ:
- Rối loạn kinh nguyệt.
- Đau đầu, chóng mặt, thay đổi tính tình, căng ngực, đau bụng, buồn nôn.

● Que cấy tránh thai: Hiệu quả lên tới 99.95%.

Hình 11. Vị trí đặt của que cấy tránh thai: mặt trong cánh tay
Que cấy tránh thai chỉ có một que, cho tác dụng tránh thai kéo dài trong 3 năm. Tuy nhiên việc lấy
que không phải lúc nào cũng dễ dàng, làm nản lòng khi người dùng muốn dùng tiếp. Vô kinh rất
thường gặp với que cấy tránh thai. Cần tư vấn kĩ .
Nguồn: Schering-Plough pharmaceutical Ltd.
- Là phương pháp dùng một hay nhiều que nhỏ chứa progesterone cấy vào dưới da ở mặt trong cánh
tay. Sau khi được đưa vào cùng da dưới cánh tay, que cấy sẽ phóng thích dần lượng hormone nhằm
tác dụng ngừa thai có thể kéo dài lên đến 5 năm. Hormone sử dụng là: levonorgestrel, etonogestrel
- Hiện nay que cấy tránh thai có hai loại: Loại một nang (que) mềm, hình trụ, vỏ bằng chất dẻo sinh
học, (Ví dụ: Implanon chứa 68mg Etonogestrel, có tác dụng tránh thai trong 3 năm), và loại 2
nang, (Ví dụ: Femplant, mỗi que chứa 75mg hoạt chất Levonorgestrel, tổng hàm lượng hoạt chất
Levonorgestrel của 2 que là 150mg), có tác dụng tránh thai trong 4 năm. Ức chế sự rụng trứng
127
bằng cách thay đổi hệ trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng. Làm đặc chất nhầy cổ tử cung và lớp
nội mạc tử cung.
Chỉ định:
Thích hợp sử dụng cho phụ nữ muốn tránh thai dài hạn và thanh thiếu niên.
Chống chỉ định:
- Có thai.
- Đang bị ung thư vú.
- Dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ vật liệu cấy ghép nào
Chống chỉ định tương đối:
- Đang bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi.
- Đang bị lupus ban đỏ hệ thống và có kháng thể kháng phospholipid (hoặc không làm xét nghiệm).
- Ra máu âm đạo bất thường chưa được chẩn đoán nguyên nhân.
- Đã từng bị ung thư vú và không có biểu hiện tái phát trong vòng 5 năm trở lại.
- Có tiền sử vô kinh hoặc kỳ kinh bất thường. Phụ nữ có tiền sử kinh nguyệt không đều hoặc trên 45
tuổi không nên dùng Femplant.
Thời điểm đặt
- Có thể đặt bất cứ khi nào khi chắc chắn phụ nữ không có thai
- Các phương pháp tránh thai dự phòng khác (ví dụ như BCS) nên được sử dụng
trong 7 ngày sau khi cấy que, trừ các trường hợp: que được cấy trong khoảng 5 ngày từ khi có kinh
nguyệt, ngay sau khi sinh hoặc phá thai, hoặc ngay khi chuyển từ một phương pháp tránh thai
khác.
Thời hạn sử dụng: là 3 năm.
Hiệu quả:
- Là phương pháp hiệu quả nhất với tỉ lệ mang thai khi sử dụng là 0.05%.
- Khả năng có thai trở lại nhanh sau khi không tiếp tục đặt que cấy.
Tác dụng phụ:
- Rối loạn kinh nguyệt trong những tháng đầu.
- Đau đầu, đau bụng, nổi mụn, thay đổi cân nặng, chóng mặt.
- Thay đổi tính tình.
- Buồn nôn.
● Thuốc tiêm:
Hình 12. Thuốc tiêm ngừa thai DMPA.

Là BPTT tạm thời, chứa nội tiết Progestin được tiêm vào trong cơ hoặc dưới da. Thuốc tiêm tránh thai
hiện có hai loại: DMPA (Depot MedroxyProgesterone Acetate) 150mg, có tác dụng tránh thai 3 tháng, và
126buồng
NET-EN (Norethisteron Enantat) 200mg, có tác dụng tránh thai 2 tháng. Cơ chế chính ngăn chặn
trứng giải phóng trứng và cũng làm dày chất nhầy cổ tử cung, giữ cho tinh trùng không vào trứng.
Chỉ định:
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản muốn dùng một BPTT tạm thời và có hiệu quả cao.
Chống chỉ định

- Có thai.

- Đang bị ung thư vú.

-Tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Cách dùng:

- Thuốc được tiêm vào ngày thứ 5 của vòng kinh, tiêm 1 lần có tác dụng 3 tháng. Thường gây mất kinh,
rong kinh nên hàng tháng bổ sung 4-5 ngày Ethinyl Estradiol.

- Nếu tiêm DMPA trong khoảng 7 ngày từ khi có kinh, không cần các biện pháp

tránh thai dự phòng.

- Nếu tiêm DMPA từ khi bắt đầu có kinh >7 ngày, cần có biện pháp tránh thai dự

phòng trong vòng 7 ngày tới.

Thời gian tác dụng:

- 3 tháng.

- Lặp lại liều chích mỗi 13 tuần. Liều lặp lại có thể trễ đến 2 tuần (tức 15 tuần từ

lần chích cuối). Nếu hơn 2 tuần, cần tránh quan hệ tình dục hoặc sử dụng các

biện pháp tránh thai dự phòng khác, như BCS cho 7 ngày kế tiếp.

Hiệu quả: Tỉ lệ mang thai là 6% khi sử dụng trong năm đầu tiên.

Tái khám sau mũi tiêm đầu tiên

Những khuyến cáo đưa ra dành cho các trường hợp chung và thay đổi cho từng

người dùng và hoàn cảnh. Dân số đặc biệt có thể hưởng lợi từ việc tái khám là thanh

niên, người có tình trạng về bệnh y khoa riêng biệt.

Khuyên phụ nữ nên quay trở lại tái khám ngay nếu có bất kì tác dụng phụ nào,

nếu họ muốn thay đổi phương pháp tránh thai hay đến thời điểm tiêm mũi tiếp theo.

Không yêu cầu tái khám theo lịch.


127
Người chăm sóc sức khỏe nên:

- Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về biện pháp ngừa thai hoặc có mối bận

tâm nào không.

- Đánh giá thay đổi về sức khỏe của người dùng, kể cả việc dùng thuốc, có thể

thay đổi hiệu quả của việc dùng thuốc tránh thai.

- Xem xét về sự thay đổi cân nặng và tư vấn cho những phụ nữ lo lắng về cân

nặng mà họ nghĩ là do thuốc tránh thai gây nên.

Tiêm mũi tiếp theo

Cung cấp mũi tiêm lặp lại mỗi 3 tháng (13 tuần).

Những trường hợp đặc biệt:

Tiêm sớm: Liều lặp lại có thể sớm hơn nếu cần thiết.

Tiêm muộn:

- Liều lặp lại có thể cho trễ đến 2 tuần ( 15 tuần từ mũi cuối) mà không cần sử dụng thêm các biện
pháp tránh thai khác.
- Nếu liều lặp lại trễ > 2 tuần ( > 15 tuần từ mũi cuối), có thể tiêm nếu chắc chắn không có thai.
Người phụ nữ cần kiêng giao hợp hoặc sử dụng các biện pháp tránh thai trong 7 ngày kế. Có thể
cân nhắc sử dụng tránh thai khẩn cấp nếu thích hợp.

Bảng 3. So sánh ưu nhược điểm các dạng thuốc tránh thai chỉ chứa Progesterone

Thuốc uống Que cấy tránh thai Thuốc tiêm

Ưu -Sử
điểmdụng được khi đang -Giảm đáng kể thống kinh -Không cần sử dụng hàng
cho con bú. ngày
- Có thể sử dụng cho phụ nữ đang cho
- Có thể tự ngưng thuốc.con bú sau hơn 4 tuần sau sinh (level
- Không ảnh hưởng hoạt
động
B) hàng ngày
- Không cản trở khi
quan hệ - Khó nhận biết đang sử dụng -biện Khó nhận biết đang sử
pháp tránh thai dụng biện pháp tránh thai

- Có thể được đặt ngay sau khi phá


thai, sẩy thai hoặc sau sinh
126
Nhược điểm Dễ quên -Sau cấy que: có thể thay đổi tính-Sau
chất khi DMPA, có thể có
kinh nguyệt: rong kinh, rong huyết,thay
vô đổi tính chất kinh
nguyệt: rong kinh, rong
huyết,
- Tác dụng phụ khác: rối loạn tiêuvô
hoá,
kinh
đau đầu, nổi mụn, đau vú, viêm âm đạo
- Các tác dụng phụ khác:
và tăng cân tăng cân, tăng nguy cơ tim
mạch, loãng xương
- Các biến chứng liên quan đến việc đặt
que cấy (1%): đau, chảy máu ít, - Không phòng ngừa STDs

hematoma

- Các biến chứng liên quan đến việc rút


que (1.7%): gãy que và khó xác định vị

trí đặt que

- Không phòng ngừa STDs


2.2.2.2. Dụng cụ tử cung:

Định nghĩa:
Là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, có thể làm chứa đồng hoặc chứa hormone.
DCTC được đặt vào trong lòng tử cung bởi nhân viên y tế. Phần cuối của DCTC có 1
sợi dây nối từ tử cung qua cổ tử cung ra ngoài âm đạo. Sợi dây này được dùng để kiểm tra xem DCTC có
được đặt đúng chỗ hay dùng để tháo DCTC.
Cơ chế:
- Có tác dụng diệt tinh trùng và gây phản ứng viêm, ngăn cản sự làm tổ
- DCTC hiện có 2 loại:
127
● Loại chứa đồng: được làm từ một thân plastic với các vòng đồng hoặc dây đồng: DCTC này giải
phóng đồng tự do và muối đồng là 1 chất độc đối với tinh trùng, với loại DCTC chứa đồng này, nó
sẽ thay đổi môi trường trong tử cung và chất nhầy âm đạo, vì vậy tinh trùng sẽ chết hoặc sẽ khó có
thể đi vào vòi trứng.
● Loại chứa hormone giải phóng LNG: có một thân chữ T bằng Polyethylene chứa 52mg LNG,
giải phóng 20μg hoạt chất/ngày đó là 1 dạng của progestin. Dụng cụ này ngăn ngừa sự làm tổ bằng
cách tiêu diệt tinh trùng và làm cho lớp chất nhầy âm đạo dày và đậm đặc hơn vì vậy tinh trùng
không thể đi vào tử cung. Nó cũng ngăn ngừa sự dày lên của lớp nội mạc tử cung tạo điều kiện
không thuận lợi cho sự làm tổ.
Chỉ định:
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, muốn áp dụng một biện pháp tránh thai tạm thời, dài hạn, hiệu quả và
không có chống chỉ định.
-Tránh thai khẩn cấp.
Chống chỉ định:
- Có thai hay nghi ngờ có thai.
- Bất thường hình thái tử cung.
- Xuất huyết âm đạo bất thường chưa được chẩn đoán nguyên nhân.
- Bệnh lý nguyên bào nuôi mà beta hCG còn cao.
- Viêm nhiễm vùng chậu cấp hay có nguy cơ cao mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
-Nhiễm khuẩn hậu sản, nhiễm khuẩn sau sẩy thai.
-Dị ứng với đồng, bệnh Wilson.
-Bệnh tim có nguy cơ viêm nội tâm mạc Osler (van tim hậu thấp, van tim nhân tạo)
Thời điểm đặt:
-Bất kì thời điểm nào trong chu kỳ kinh, quan trọng là phải loại trừ khả năng có thai, đánh giá các chống
chỉ định và biện pháp ngừa thai đang dùng.
-Tốt nhất trong 7 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh (giảm nguy cơ mang thai đồng thời, ít đau, ít gây xuất
huyết tử cung bất thường).
-Không cần sử dụng biện pháp ngừa thai hỗ trợ sau khi đặt DCTC TCu380A.
-Có thể ngừa thai sau sanh (sanh thường hoặc sanh mổ) trong vòng 48 giờ đầu hoặc 4 tuần sau sanh.
-Ngừa thai khẩn cấp: 5 ngày sau quan hệ.
Theo dõi sau đặt:
-Cần tái khám để kiểm tra kịp thời ở những người có phàn nàn về đau bụng dưới hoặc vùng chậu, tiết dịch
có mùi, chảy máu không rõ nguyên nhân, sốt, tổn thương hoặc vết loét ở bộ phận sinh dục.
-Lịch theo dõi sau đặt DCTC chưa có sự thống nhất và không có lịch cụ thể, tùy thuộc vào mỗi nơi mà
bệnh nhân có thể thăm khám. Chúng ta có thể dặn bệnh nhân tái khám đặt DCTC 1 tuần hoặc sau lần
hành kinh của tháng tiếp theo.
-Sau đó, DCTC được kiểm tra ở những lần khám sức khỏe sản phụ khoa định kì từ 6 tháng đến 1 năm.

2.2.2.3. Hàng rào vật lý hóa học:


● Bao cao su:
Là những phương pháp có tác dụng như hàng rào ngăn không cho tinh trùng gặp
trứng. Một số phương pháp còn có thể giúp phòng chống các bệnh lây truyền qua
đường tình dục. Bao gồm: Chất diệt tinh trùng, bao cao su, màng ngăn và mũ cổ tử
cung. 126
BCS nam:
BCS nam có nhiều hình dạng, kích thước, màu sắc và độ dày khác nhau, có hoặc không có chất bôi trơn
hay thuốc diệt tinh trùng. Thông thường BCS nam dài 18 cm, rộng 5.2cm, dày khoảng 0.8mm. BCS nam
được mang vào khi dương vật đang cương. BCS nam được làm từ Latex hoặc polyurethane hoặc màng tự
nhiên. Sử dụng BCS giúp phòng ngừa hiệu quả nhiễm HIV qua đường tình dục, giảm nguy cơ các STDs
như Chlamydia, Lậu cầu và Trichomonas, giảm các bệnh loét sinh dục như Herpes, giang mai, hạ cam,
miễn là vùng bị nhiễm hay vùng có nguy cơ phơi nhiễm được bảo vệ, giảm nguy cơ mắc HPV và các
bệnh liên quan ( u nhú sinh dục và ung thư CTC).
Các yếu tố làm giảm mạnh hiệu quả của condom nam như bắt đầu mang bao muộn, rút dương vật ra
muộn khi dương vật đã mềm và nhỏ lại gây trào ngược tinh dịch khỏi bao, phối hợp với các tác nhân làm
hỏng cao su và gây vỡ bao như chất bôi trơn nền dầu, bảo quản bao không tốt….

Khi dùng condom nam cần chú ý tuân thủ các bước sau:
1. Kiểm tra tình trạng bao bì trước khi dùng, không dùng condom không được bảo quản đúng cách hoặc
condom chứa trong bao bì bị hỏng.
2. Phải bắt đầu mang condom khi dương vật đã cương hoàn toàn, trước khi có mọi tiếp xúc sinh dục-sinh
dục.
3. Bóp nhẹ túi khí ở đầu cùng condom khi mang.
4. Bao cao su phải bao trùm toàn bộ dương vật cho đến tận gốc của dương vật.
5. Phải rút dương vật ra khỏi âm đạo ngay sau khi xuất tinh, đồng thời giữ chặt miệng bao để tránh tụt bao
và trào ngược tinh dịch.
6. Kiểm tra xem bao có bị vỡ hay thủng hay không.
7. Cột thắt bao lại và vứt vào thùng rác. Tuyệt đối không tái sử dụng bao.

127
BCS nữ: là túi hình trụ 2 đầu, đầu trong có vòng dày và kín, đầu ngoài có vòng mỏng và hở được đeo
lỏng trong âm đạo, thường dài khoảng 17cm (6,5 inch). Chúng ngăn dịch tiết và tinh dịch xâm nhập vào
tử cung, và khi sử dụng đúng cách, bao cao su cho nữ có tác dụng ngừa thai, phòng tránh các bệnh lây
truyền qua đường tình dục STDs, bao gồm HIV. Trào ngược hoặc dây dính tinh dịch là các yếu tố làm
giảm mạnh hiệu quả của condom nữ.

Khi dùng condom nữ cần chú ý tuân thủ các bước sau:
1. Kiểm tra tình trạng bao bì trước khi dùng, không dùng femidom không được bảo quản đúng cách hoặc
femidom chứa trong bao bì bị hỏng.
126
2. Phải đưa femidom vào vị trí trước khi thực hiện mọi tiếp xúc sinh dục-sinh dục.
3. Bóp nhỏ đầu trong của femidom bằng 2 ngón tay, đưa vào đầu trong đến sâu nhất có thể được.
4. Cho ngón tay vào lòng bao, đẩy vòng trong đến mức sâu nhất có thể được.
5. Phần ngoài âm hộ của femidom sẽ che một phần của âm hộ.
6. Sau xuất tinh, xoắn miệng ngoài trước khi rút bao khỏi âm đạo.
7. Kiểm tra xem bao có bị vỡ hay thủng hay không.
8. Cột thắt bao lại và vứt vào thùng rác. Tuyệt đối không tái sử dụng bao.

Chỉ định: Bảo vệ kép vừa tránh thai vừa phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Chống chỉ định: Dị ứng với cao su ở cả người sử dụng và bạn tình.

● Màng ngăn âm đạo:


Định nghĩa:
- Là 1 thiết bị nhỏ, hình vòm làm bằng Silicone hoặc Latex được đặt trong âm đạo, bao phủ lấy cổ tử
cung. Nó phải được sử dụng chung với thuốc diệt tinh trùng.
- Có 2 loại màng ngăn âm đạo: 1 loại có kích thước riêng biệt và phải được đặt vào từ những người
có chuyên môn; 1 loại màng ngăn chỉ có 1 kích thước, vừa với phần lớn phụ nữ. Cả 2 đều không
thể phòng chống được các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Cơ chế:
Thuốc diệt tinh trùng sẽ được bôi vào 2 mặt của màng ngăn, thiết bị sẽ được đặt vào âm đạo, để cổ tử
cung, vòm âm đạo và thành trước âm đạo sẽ được ngăn cách với phần còn lại của âm đạo và dương vật.
Cùng lúc đó, tác nhân (thuốc) diệt tinh trùng đặt tại trung tâm sẽ được giữ tỳ vào CTC bởi màng ngăn âm
đạo.
Chỉ định: 127
Phụ nữ mong muốn ngừa thai, sau 6 tuần đối với phụ nữ sau sinh, cho đến khi TC và CTC được thu hồi
lại kích thước bình thường.
Chống chỉ định:
Không nên sử dụng nếu: nhiễm trùng tiểu thường xuyên, tiền căn
shock nhiễm độc, dị ứng.
Hiệu quả: Ngừa thai hiệu quả nếu sử dụng đúng và đều trong các lần quan hệ thì tỉ lệ
thành công là 92 – 96%.
Cách sử dụng:
- Màng ngăn âm đạo không nên đặt trước khi giao hợp quá 4 giờ. Sau giao hợp, nên kiểm tra để
chắc chắn màng ngăn không lệch khỏi vị trí. Màng ngăn phải được lưu lại ít nhất 6-8 giờ trong âm
đạo sau khi giao hợp. Bên cạnh đó, thạch hoặc bọt diệt tinh trùng phải được bôi vào trong âm đạo
trong mỗi lần giao hợp.
- Bởi màng ngăn âm đạo chỉ sử dụng được khi có chỉ định, người dùng phải chọn đúng kích cỡ và
nắm rõ kỹ thuật sử dụng màng ngăn.

● Mũ chụp cổ tử cung:
-Là 1 dụng cụ nhỏ, đường kính khoảng 3cm, dạng vòm, được làm từ latex hoặc silicone (mũ chụp CTC
nhỏ hơn so với màng ngăn âm đạo), thường vừa khít khi áp trực tiếp vào CTC.
-Có 2 loại màng ngăn âm đạo: 1 loại có kích thước riêng biệt và phải được đặt vào từ những người có
chuyên môn; 1 loại màng ngăn chỉ có 1 kích thước, vừa với phần lớn phụ nữ. Cả 2 đều không thể phòng
chống được các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Chỉ định:
Phụ nữ mong muốn ngừa thai, sau 6 tuần đối với phụ nữ sau sinh, cho đến khi TC và CTC được thu hồi
lại kích thước bình thường.
Chống chỉ định:
Không nên sử dụng nếu: nhiễm trùng tiểu thường xuyên, tiền căn shock nhiễm độc, dị ứng.
Cách dùng
-Mũ chụp CTC phải được dùng kết hợp với thuốc diệt tinh trùng. Mũ chụp CTC sử dụng trước khi giao
hợp 8 giờ, và có thể lưu lại trong âm đạo đến 48 giờ. Không cần bôi lại thuốc diệt tinh trùng vào mũ chụp
mỗi lần giao hợp, miễn là mũ chụp CTC còn ở đúng vị trí của nó.
-Kích cỡ mũ chụp CTC cần được điều chỉnh sau khi sanh hoặc thay đổi cân nặng đáng kể. Mũ chụp CTC
giảm hiệu quả đối với phụ nữ đã sanh con qua ngả âm đạo. Nên đợi 6 tuần sau khi sanh mới sử dụng mũ
chụp CTC, đến khi kích thước tử cung và CTC về bình thường.
Hiệu quả:
Khi mũ chụp CTC có thuốc diệt tinh trùng được sử dụng đúng, hiệu quả lý tưởng có thể đạt được là 80%.

126
● Thuốc diệt tinh trùng:
-Là một chất hoá học được đặt vào âm đạo trước khi quan hệ, có khả năng bất hoạt tinh trùng. Thuốc có
chứa nonoxynol – 9 hoặc octoxynol-9. Chất diệt tinh trùng có thể dùng đơn độc hoặc dùng chung với
những phương pháp hàng rào khác. Có nhiều dạng khác nhau như dạng sủi bọt, kem, gel, thuốc đạn, dạng
màng mỏng.

Chỉ định:
Tất cả các đối tượng muốn ngừa thai.
Chống chỉ định: Chống chỉ định chính là dị ứng hoặc nhạy cảm với các hóa chất trong sản phẩm, đặc
biệt là N-9 và phụ nữ có nguy cơ tiếp xúc với các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STI), bao gồm cả
nhiễm HIV.
Hiệu quả:
- Tỉ lệ thất bại là 28%.
- Nên phối hợp với các phương pháp rào cản khác như màng ngăn âm đạo, BCS.
127
Bao cao su Màng ngăn âmMũ
đạochụp CTC Thuốc diệt tinh trùng

- Giá thành rẻ, dễ mua


-Không ảnh hưởng-Không ảnh hưởng -Dễ mua, dễ sử dụng
lên hormone người
lên hormone người
- Không ảnh hưởng lênphụ nữ. phụ nữ - Giá thành rẻ
hormone của người phụ
- Không ảnh hưởng
- Không ảnh hưởng- Không ảnh hưởng lên hormone
đến khả năng tiết
đếnsữa củasữa
khả năng tiết người phụ nữ
- Có thể sử dụng ngay sau
nếu đang cho connếubú.
đang cho con bú.
sinh và không ảnh hưởng - Không ảnh hưởng đến sữa nếu
đến việc tiết sữa nếu-đang
Có thể đặt trước
- Cóvài như40
thể đặt trước đang trong thời kì cho con
giờ trước khi quan
giờ trước khi quan

con bú.

- Có thể phòng ngừa được


các STDs (BCS bằng
Latex và Polyurethane).

- BCS nữ có thể đặt vào


trong người 8 tiếng trước
khi quan hệ.

ểm - Gián đoạn giao hợp.


Tăng nguy cơ nhiễm
- Tăng nguy cơCó thể gây rát, kích ứng âm đạo,
HIV từ bạn tìnhnhiễm
đang HIV từ bạn
cổ tử cung.
- Giảm, mất cảm giác.
nhiễm. tình đang nhiễm.
- Diệt các lactobacilli -> dễ
- Có thể dị ứng với Latex
- Có thể gây rát,- Có
kíchthể gây rát,
nhiễm
kích E. coli
(Polyurethane khôngứnggâyâm đạo do ứngthuốc
âm đạo.
dị ứng) diệt tinh trùng. - Dị ứng với thuốc diệt tinh trùng

- Tăng nguy cơ - Không phòng ngừa được các


nhiễm trùng hệ niệu. bệnh lây qua đường tình dục bao
gồm HIV, có thể
- Hội chứng shock
nhiễm độc: xảy ra làm tăng nguy cơ nhiễm HIV từ
khi dùng màng ngăn người bạn tình bị nhiễm nếu sử
âm đạo (sốt cao đột dụng nhiều lần

ngột, nôn ói, tiêu trong ngày.


chảy, mệt mỏi, đau
cơ, khớp, phát
ban…) => để giảm
126
nguy cơ, không nên
lưu lại màng ngăn
âm đạo quá 24 giờ
Khuyến cáo:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2015) 1, các yếu tố giới hạn việc dùng của các biện pháp rào chắn gồm:
Loại 4 (không được dùng trong mọi điều kiện, do nguy cơ đã xác định):
- Thuốc diệt tinh trùng và mũ chụp cổ tử cung: nguy cơ cao nhiễm HIV.
Loại 3 (không nên dùng do nguy cơ lý thuyết là lớn, lớn hơn lợi ích được mong đợi ở phương pháp):
- Người nhiễm HIV không triệu chứng hay có triệu chứng ở mọi giai đoạn không nên dùng mũ chụp
cổ tử cung hay thuốc diệt tinh trùng do có thể gây trầy xước
niêm mạc, làm tăng nguy cơ gây lây nhiễm cho bạn tình HIV (-).
- Người đang điều trị ARVs không nên dùng mũ chụp cổ tử cung hay thuốc diệt tinh trùng. Cho dù
không có chứng cứ về tương tác giữa ARVs và rào chắn, nhưng do tình trạng nhiễm HIV ở các
người dùng này đã bị xếp loại 3, nên dùng ARVs được xếp loại 3.
- Dị ứng với latex, dị ứng với thuốc diệt tinh trùng.

IV/ LỰA CHỌN BIỆN PHÁP TRÁNH THAI:

- Hiện nay, có rất nhiều biện pháp tránh thai với nhiều cơ chế, ưu khuyết điểm khác nhau, vì
vậy, để lựa chọn biện pháp tránh thai hiệu quả, người ta thường dựa trên 4 tiêu chí : tính hiệu
quả, tính an toàn, tính kinh tế và khả năng chấp nhận của người dùng.

1. Tính hiệu quả :

- Hiện tại, chỉ số Pearl đang được xem là một thông số quan trọng để đánh giá hiệu quả của
phương pháp tránh thai.

- Chỉ số này giúp ta xác định số lượng phụ nữ có thai khi sử dụng một biện pháp ngừa thai cụ
thể trong vòng 1 năm trên 100 phụ nữ.

- Chỉ số Pearl = [Số thai kỳ quan sát thấy : Tổng số chu kỳ thực tế đã quan sát] x 1200
(1300).

Việc lựa chọn số 1200 hay 1300 tùy thuộc vào quan điểm mỗi năm sẽ có 12 hay 13 chu kỳ.

- Ví dụ : Thuốc viên tránh thai là một phương pháp tránh thai khá hiệu quả khi chỉ số Pearl chỉ ở
mức 1, điều đó có nghĩa là 100 phụ nữ trong 1 năm có sẽ chỉ có khoảng 1 người mang thai. Số
1200 trong công thức chính là số chu kỳ của 100 phụ nữ trong 1 năm nếu ta xem mỗi chu kỳ kéo
dài trung bình 30 ngày.

Ngược lại, phương pháp tránh ngày phóng noãn là một phương pháp khá là cũ và được đánh
127 nữ chỉ
giá là không hiệu quả khi chỉ số Pearl của nó là 25. Điều này cho ta biết nếu 100 người phụ
dùng phương pháp tránh thai này trong 1 năm thì sẽ có 25 người sẽ có thai.

- Tính hiệu quả của từng phương pháp tránh thai không chỉ phụ thuộc vào phương pháp mà
còn chịu sự ảnh hưởng của thể chất người dùng. Do đó, chỉ số Pearl này cũng không hoàn toàn
phản ảnh hết giá trị của từng phương pháp tránh thai.

- Chỉ số Pearl của các phương pháp tránh thai :

Phương pháp Chỉ số Pearl

Dụng cụ tử cung 0,8

Thuốc viên tránh thai 1

Bao cao su 2

Xuất tinh ngoài âm đạo 27

Phương pháp vật lý 6-16

Tránh ngày phóng noãn 25

126
Nguồn: Centers for Disease Control and Prevention (CDC US)

2. Tính an toàn :

- Mỗi phương pháp đều có ưu khuyết điểm riêng và có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe người
dùng tùy thuộc vào thể trạng người sử dụng.

- Hiện nay, WHO xếp mức độ an toàn của phương pháp tránh thai thành 4 loại :

o Loại 1 : có thể dùng mà không có vấn đề phải lo ngại.

o Loại 2 : có thể dùng bởi lợi ích tránh thai là vượt trội so với nguy cơ.

o Loại 3 : Sự tồn tại của nguy cơ lớn hơn lợi ích tránh thai của phương pháp.

o Loại 4 : nguy cơ rõ ràng, không nên dùng.

Đối với mỗi tình trạng bệnh hoặc đặc điểm y tế liên quan, các biện pháp tránh thai được xếp vào một
trong bốn loại. Tùy thuộc vào từng cá nhân, nhiều hơn một tình trạng có thể cần được xem xét cùng nhau
để xác định tính đủ điều kiện của biện pháp tránh thai. Những tình trạng và đặc điểm này bao gồm: tuổi,
tuần / tháng sau sinh, tình trạng cho con bú, huyết khối tĩnh mạch, rối loạn van tĩnh mạch nông, rối loạn
lipid máu, nhiễm trùng hậu sản, mang thai ngoài tử cung trong quá khứ, tiền sử bệnh tim mạch nặng, đau
nửa đầu, bệnh gan nặng, sử dụng CYP3A4 gây nghiện, sử dụng lặp lại các thuốc tránh thai khẩn cấp
(ECP), hiếp dâm, béo phì, tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nguy 127cơ lây
nhiễm HIV cao, sống chung với HIV, sử dụng liệu pháp kháng retrovirus.

126
3. Tính kinh tế :

- Tính kinh tế của 1 phương pháp tránh thai không đồng nghĩa với giá thành của phương
pháp.

- Cần cân nhắc những khoản chi phí phát sinh để đánh giá toàn diện hơn là chỉ xem xét giá
thành của một đơn vị phương tiện tránh thai.

- Ví dụ : Giá của 1 lần cấy que tránh thai sẽ khoảng từ 2 tới 3 triệu đồng, tuy nhiên, tác dụng của
nó sẽ kéo dài khoảng 3 năm. Mặc dù giá mỗi lần cấy rất cao, nhưng tính kinh tế của phương
pháp này thật sự rất tốt, khi nếu tính ra thì trung bình 1 ngày sẽ chỉ tốn 3000 VND cho việc
tránh thai, thấp hơn nhiều nếu so với việc dùng bao cao su.

Bảng: Giá thành của các BPTT phổ biến áp dụng tại TPHCM.

(Đơn vị tính VNĐ, khảo sát bởi nhóm thực hiện chuyên đề)

PHƯƠNG PHÁP GIÁ BPTT SỐ LƯỢNG SỐ NĂM CÓ HIỆU GIÁ THÀNH


BPTT/NĂM LỰC TRÁNH THAI TB/NĂM

Triệt sản nam 500.000 - 1 Vĩnh viễn


1.000.000

Triệt sản nữ 8.000.000 1 Vĩnh viễn


(PT nội soi)

Que cấy tránh thai 1.500.000 - 1 3 năm 500.000-1.000.000


3.000.000

Thuốc tránh thai 8.000 - 12 3 tuần 96.000 - 2.280.000


dạng uống 190.000

Thuốc tránh thai 200.000 4 3 tháng 800.000


dạng tiêm

Thuốc diệt tinh 10.000 - 100 1 lần quan hệ 1.000.000 -


trùng 20.000 2.000.000

Miếng dán tránh 210.000 - 13 3 tuần 2.730.000 -


thai 300.000 3.900.000
127
Dụng cụ tử cung 400.000 1 10 năm 40.000
Dùng bao cao su 10.000 100 1 lần quan hệ 1.000.000

4. Khả năng chấp nhận của người dùng :

- Một phương pháp tránh thai hiệu quả đến mức nào cũng chỉ có thể sử dụng khi được sự chấp
nhận của người dùng.

- Ví dụ : nếu một bệnh nhân cảm thấy không thích dùng dụng cụ tử cung vì ngại đau thì ta có thể
tư vấn bệnh nhân uống thuốc tránh thai phối hợp, nếu bệnh nhân cảm thấy việc mỗi ngày đều
phải uống thuốc gây ra khó chịu cho mình thì ta có thể đề nghị bệnh nhân đi cấy que tránh thai.

=> Cần có quy trình tư vấn đầy đủ để lựa chọn biện pháp tránh thai thích hợp cho từng trường hợp
cụ thể. Không có lựa chọn nào là hoàn hảo cho tất cả mọi người.

QUY TRÌNH TƯ VẤN LỰA CHỌN BIỆN PHÁP TRÁNH THAI

1. Vai trò của người tư vấn

- Giúp khách hàng chọn đúng một BPTT và sử dụng đúng biện pháp đã chọn.

- Giúp tăng tỷ lệ tiếp tục sử dụng và hạn chế bỏ cuộc.

- Giúp tăng tỷ lệ sử dụng BPTT.

- Góp phần tăng cường sức khỏe và giảm chi phí chương trình KHHGĐ.

- Hiểu rõ và thực hành tình dục an toàn sẽ góp phần giảm nguy cơ có thai ngoài ý muốn và
NKLTQĐTD.

2. Các phẩm chất cần thiết của người tư vấn

2.1. Tôn trọng khách hàng.

- Tôn trọng khách hàng dù cho khách hàng là người như thế nào.

- Lắng nghe nhu cầu và ý kiến của khách hàng.

2.2. Thông cảm và thấu hiểu đối với khách hàng.

- Tìm hiểu tâm tư, mong muốn và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng.

- Cần tiếp khách hàng ở nơi riêng biệt, yên tĩnh, đảm bảo tính riêng tư, bí mật.
126
2.3. Thành thật với khách hàng.

- Cần nói sự thật về các BPTT, bao gồm cả thuận lợi và không thuận lợi, tác dụng phụ, nguy cơ có
thể có của biện pháp đó.

- Không từ chối cung cấp thông tin cho khách hàng. Nếu thông tin đó người tư vấn chưa nắm
vững thì hẹn trả lời sau.

2.4. Thông tin rõ ràng, có trọng tâm cho khách hàng.

- Sử dụng câu từ ngắn, gọn, dễ hiểu, hạn chế dùng từ chuyên môn.

- Sử dụng phương tiện hỗ trợ: tranh ảnh, mô hình, hiện vật và khuyến khích khách hàng quan sát
trực tiếp.

- Tìm hiểu phản hồi của khách hàng.

- Tóm tắt, nhấn mạnh các điểm quan trọng và nếu có thể mời khách hàng nhắc lại trước khi kết
thúc tư vấn.

3. Quy trình tư vấn

127
Bước 1: Thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng

Các chiến lược để đạt được mục tiêu này bao gồm:

- Sử dụng câu hỏi mở.

- Thể hiện chuyên môn, độ tin cậy và khả năng tiếp cận khách hàng.

- Đảm bảo quyền riêng tư và bí mật của khách hàng.

- Giải thích cách sử dụng thông tin cá nhân mà bệnh nhân cung cấp.

- Khuyến khích khách hàng đặt câu hỏi và chia sẻ thông tin. 126
- Lắng nghe và quan sát khách hàng.

- Thể hiện sự đồng cảm.

Bước 2: Khai thác thông tin khách hàng

- Đánh giá tình trạng mang thai: cần phải chắc chắn rằng khách hàng không mang thai tại thời điểm bắt
đầu sử dụng biện pháp tránh thai:

- Các dấu hiệu mang thai:

DẤU HIỆU HƯỚNG DẤU HIỆU CÓ THỂ DẤU HIỆU CHẮC


TỚI CHẮN
CÓ THAI
CÓ THAI CÓ THAI

Xuất hiện sớm vào tháng Thường trễ hơn Nghe được tim thai, sờ
thứ nhất trễ kinh được cử động thai, nắm
Bụng to, cơn gò Braxton được các phần thai, siêu
Nghén, thay đổi ở vú, Hicks, dấu Noble, dấu âm thấy thai kết hợp tăng
niêm mạc cổ tử cung tím, Hegar βhCG, thử Quickstick (+)
chất nhầy cổ tử cung đặc,
cảm giác thai máy, tăng
sắc tố da

- Xác định nhu cầu tránh thai thai của khách là khẩn cấp hay không khẩn cấp. Một số khách hàng có nhu
cầu tránh thai khẩn cấp, thường là: quan hệ tình dục không sử dụng BPTT an toàn, hoặc có dùng nhưng
gặp sự cố ngoài ý muốn, bị cưỡng hiếp…Việc xác định nhu cầu tránh thai khẩn cấp là cần thiết vì BPTT khẩn
cấp sử dụng biện pháp khác so với tránh thai thông thường, và cần khởi đầu liệu trình càng sớm càng tốt.

- Ý định mang thai và kế hoạch sinh sản: mỗi khách hàng nên được hỏi về kế hoạch sinh sản của họ ( tức
là liệu họ có muốn có con hay không, nếu muốn thì khi nào, khoảng cách từ lúc tránh thai đến lúc muốn
có là bao lâu). Từ đó lựa chọn phương pháp tránh thai phù hợp với nhu cầu của của họ: vĩnh viễn hay tạm
thời.

- Tiền sử y khoa: cần thiết để lựa chọn phương pháp tránh thai thích hợp. Đối với khách hàng nữ, tiền sử
bệnh nên bao gồm kinh nguyệt (bao gồm chu kỳ kinh cuối cùng, tần suất kinh nguyệt, độ dài và lượng
máu chảy, và các kiểu chảy máu tử cung / âm đạo khác), tiền sử sản phụ khoa, sử dụng biện pháp tránh
thai, dị ứng, giao hợp gần đây, sinh nở gần đây, sẩy thai hoặc chấm dứt, và bất kỳ tình trạng bệnh lý
nhiễm trùng hoặc mãn tính. Đối với khách hàng nam, tiền sử bệnh nên bao gồm việc sử dụng bao 127cao su,
đã biết dị ứng với bao cao su, bạn tình sử dụng biện pháp tránh thai, giao hợp gần đây và sự hiện diện của
bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào hoặc tình trạng sức khỏe mãn tính. Hỏi chi tiết về các yếu tố giới hạn sử
dụng của phương pháp:

- Có hay không một nguy cơ huyết khối?


- Có hay không một nguy cơ mạch máu?
- Có hay không một nguy cơ nhiễm trùng?
- Có hay không một giới hạn sử dụng đặc biệt như bệnh lý lệ thuộc steroid, đang dùng
thuốc thúc đẩy hoạt động men gan, xuất huyết tử cung bất thường, thống kinh
nghiêm trọng…

Nếu có vấn đề giới hạn việc dùng phương pháp, cần phải xem nó có bị xếp vào loại 3 hay 4 không. Nếu
việc dùng có rơi vào giới hạn ở loại 3 hay 4, không nên đưa phương pháp này vào danh sách (menu) đề
nghị người dùng lựa chọn. Người tư vấn cũng nên tìm hiểu đặc điểm lối sống, mối quan hệ cá nhân, gia
đình và xã hội, để có một ý niệm về tính phù hợp.

- Đánh giá sức khỏe tình dục: bao gồm hoạt động tình dục của khách hàng, tiền căn STD và cách
phòng ngừa STD. Nên sử dụng bao cao su đúng cách và nhất quán cho những người có nguy cơ mắc các
bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Bước 3: Thảo luận với khách hàng để lựa chọn phương pháp tránh thai phù hợp nhất

Nhà cung cấp nên giáo dục khách hàng về các biện pháp tránh thai mà khách hàng có thể sử dụng một
cách an toàn và giúp khách hàng xem xét các rào cản tiềm ẩn đối với việc sử dụng (các) phương pháp
đang được xem xét.

Khi giáo dục khách hàng về các biện pháp tránh thai mà khách hàng có thể sử dụng một cách an toàn,
người cung cấp dịch vụ cần đảm bảo rằng khách hàng hiểu những điều sau:

- Tính an toàn
- Hiệu quả của phương pháp
- Cách sử dụng đúng cách
- Tác dụng phụ của các phương pháp tránh thai.
- Bảo vệ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV: Khách hàng nên
được thông báo rằng các biện pháp tránh thai ngoài bao cao su không có tác dụng bảo vệ
chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV. Bao cao su, khi được
sử dụng đúng cách và nhất quán, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường
tình dục (STD), bao gồm cả HIV, và bảo vệ chống lại việc mang thai. Bảo vệ kép (nghĩa là
tránh thai và bảo vệ khỏi STDs) là quan trọng đối với những khách hàng có nguy cơ mắc
STD, chẳng hạn như những người có nhiều bạn tình hoặc có khả năng bị nhiễm bệnh. Có
thể đạt được sự bảo vệ kép thông qua việc sử dụng bao cao su.

Từ đó NVYT lập danh sách BPTT theo thứ tự ưu tiên dựa trên tính an toàn, tính hiệu quả, tính kinh tế và
giới hạn dùng của từng biện pháp. 126
NVYT cần tư vấn đầy đủ, trung thực và cụ thể với từng biện pháp về nguyên lý, tác dụng phụ của phương
pháp cũng như đưa ra bình luận chi tiết về tính phù hợp dựa trên đặc điểm của người dùng.

Bước 4: Đánh giá lâm sàng liên quan đến biện pháp tránh thai sử dụng

- Huyết áp nên được thực hiện trước khi bắt đầu sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố kết hợp.

- Khám âm đạo ở khách hàng chọn biện pháp đặt dụng cụ tử cung hoặc màng ngăn âm đạo hoặc mũ
chụp cổ tử cung.

- Đối với khách hàng nữ khỏe mạnh khám và các xét nghiệm thường quy trước khi sử dụng BPTT là
không cần thiết.

- Đối với khách hàng nam, không cần khám lâm sàng trước khi phát bao cao su.

Bảng: Khám lâm sàng và cận lâm sàng ở phụ nữ bắt đầu sử dụng phương pháp tránh thai tạm thời

Cu- Que Thuốc Hormon POPs Bao Màng Thuốc


IUD cấy tiêm liệu cao ngăn âm diệt
tránh pháp kết su đạo/Mũ tinh
thai hợp chụp cổ trùng
tử cung

Khám
Huyết áp C C C A C C C C

Cân nặng _* _* _* _* _* C C C

Khám vú C C C C C C C C

Khám âm đạo A C C C C C A C

Cận lâm
sàng
Glucose C C C C C C C C
Lipids C C C C C C C C
Men gan C C C C C C C C
Hemoglobin C C C C C C C C
127
Tế bào học C C C C C C C C
cổ tử cung
Tầm soát _** C C C C C C C
STD
Tầm soát C C C C C C C C
HIV

A= Class A: cần thiết và bắt buộc trong mọi trường hợp để sử dụng biện pháp tránh thai an toàn và hiệu
quả

B= Class B: đóng góp đáng kể vào việc sử dụng an toàn và hiệu quả, nhưng việc thực hiện có thể được
cân nhắc trong bối cảnh của dịch vụ và / hoặc sức khỏe cộng đồng (rủi ro của việc không thực hiện kiểm
tra hoặc xét nghiệm nên được cân bằng với lợi ích của việc cung cấp các biện pháp tránh thai)

C = Class C: không đóng góp đáng kể vào việc sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả

*: Việc đo cân nặng là không cần thiết với bất cứ BPTT nào. Tuy nhiên đo cần nặng và tính BMI ở thời
điểm ban đầu có thể hữu ích theo dõi bất kỳ thay đổi nào và tư vấn cho những phụ nữ lo lắng về sự thay
đổi cân nặng được cho là có liên quan đến biện pháp tránh thai của họ.

**: Hầu hết phụ nữ không yêu cầu sàng lọc STD bổ sung tại thời điểm đặt vòng tránh thai, nếu họ đã
được sàng lọc theo hướng dẫn điều trị STD của CDC. Nếu một phụ nữ chưa được sàng lọc theo hướng
dẫn, sàng lọc có thể được thực hiện tại thời điểm đặt vòng tránh thai và không được trì hoãn việc đặt
vòng. Phụ nữ bị viêm cổ tử cung có mủ hoặc nhiễm chlamydia hiện tại hoặc bệnh lậu không nên đặt vòng
tránh thai. Đối với những phụ nữ này, việc đặt vòng tránh thai nên được trì hoãn cho đến khi có các xét
nghiệm và điều trị thích hợp

Bước 5: Cung cấp phương pháp tránh thai cùng với các hướng dẫn sử dụng chính xác và nhất
quán, thời điểm dùng, giúp khách hàng phát triển kế hoạch sử dụng phương pháp đã chọn,
theo dõi, và xác nhận sự hiểu biết của khách hàng

- Thời điểm bắt đầu dùng tránh thai:

126
BPTT THỜI ĐIỂM BP HỖ TRỢ KÈM THEO
BẮT ĐẦU SỬ
DỤNG

DCTC chứa Cu Bất kỳ Không cần

DCTC chứa nội Bất kỳ > 7 ngày sau khi kỳ kinh bắt đầu, sử dụng thêm
tiết biện pháp hỗ trợ khác hoặc tránh quan hệ trong
vòng 7 ngày

Que cấy Bất kỳ > 5 ngày sau khi kỳ kinh bắt đầu, sử dụng thêm
biện pháp hỗ trợ khác hoặc tránh quan hệ trong
vòng 7 ngày

Thuốc tiêm Bất kỳ > 7 ngày sau khi kỳ kinh bắt đầu, sử dụng thêm
tránh thai biện pháp hỗ trợ khác hoặc tránh quan hệ trong
vòng 7 ngày

Thuốc viên Bất kỳ > 5 ngày sau khi kỳ kinh bắt đầu, sử dụng thêm
tránh thai phối biện pháp hỗ trợ khác hoặc tránh quan hệ trong
hợp vòng 7 ngày

Thuốc tránh Bất kỳ > 5 ngày sau khi kỳ kinh bắt đầu, sử dụng thêm
thai chỉ chứa biện pháp hỗ trợ khác hoặc tránh quan hệ trong
progestin vòng 2 ngày

- Xây dựng kế hoạch theo dõi. Các nhà cung cấp nên thảo luận về một kế hoạch theo dõi
thích hợp với khách hàng để đáp ứng nhu cầu cá nhân của họ, xem xét nguy cơ ngừng sử
dụng của khách hàng. Theo dõi bất kỳ khó khăn ban đầu nào mà khách hàng có thể gặp
phải. Cung cấp cho cho khách hàng số điện thoại, email (nếu cần thiết) để có thể giải đáp
đáp thắc mắc của họ khi cần.
- Xác nhận sự hiểu biết của khách hàng. Nhà cung cấp nên đánh giá xem khách hàng có hiểu
thông tin được trình bày hay không. Sự hiểu biết của khách hàng về những thông tin quan
trọng về biện pháp tránh thai mà họ đã chọn phải được ghi lại trong hồ sơ y tế 127
- Hẹn khám kiểm tra định kỳ và khi có các dấu hiệu bất thường có thể quay trở lại bất kỳ lúc
nào

V/ MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT:

I/ Hậu sản

_ Thông thường sau sinh, người phụ nữ phải mất một thời gian mới xuất hiện kinh và có thể có
thai trở lại (# 6 tuần sau sinh nếu không áp dụng các biện pháp tránh thai bao gồm cả cho bú vô
kinh).

_ Tuy nhiên việc có thai trở lại sớm sau sinh có thể làm tăng các thai kỳ nguy cơ, nhất là trong sáu
tháng đầu sau sinh:

+ Khiếm khuyết thai

+ Thai giới hạn tăng trưởng

+ Ối vỡ non

+ Sinh non

Nghiên cứu cũng cho thấy các thai kỳ nguy cơ trên sẽ giảm đi nếu thời gian các thai kỳ cách nhau
ít nhất 6 tháng, dự hậu tốt nhất là 18 tháng.

_ Do đó tránh thai trong thời gian hậu sản nên được xem là một phần quan trọng trong chăm sóc
hậu sản nói riêng và chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho người phụ nữ nói chung.

_ Mặc khác, hầu hết tất cả các biện pháp tránh thai đều an toàn và có thể có thai trở lại (trừ triệt
sản) ngay lập tức (riêng DMPA và NET-EN phải chờ tương ứng 10 và 6 tháng kể từ ngày tiêm
mũi tiêm cuối mới có kinh trở lại) nếu người phụ nữ có kế hoạch sinh thêm nên việc tránh thai
hậu sản được xem là rất thiết thực và có lợi cho người phụ nữ.

● 3 đặc trưng sinh lý của thời kỳ hậu sản

_ Tiết sữa với tăng prolactin

_ Buồng trứng với hoạt động phóng noãn không ổn định

_ Tình trạng tăng đông máu

● Các vấn đề chủ yếu liên quan đến tránh thai hậu sản gồm:

_ Nguy cơ gây thuyên tắc mạch máu của các phương pháp tránh thai dùng steroids
126
ngoại sinh làm tăng nguy cơ thuyên tắc mạch do huyết khối, vốn đã rất cao ở sản

phụ hậu sản.

_ Nguy cơ nhiễm trùng có thể tăng ở sản phụ hậu sản.

_ Các biến đổi hoạt động buồng trứng liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ.

_ Ảnh hưởng của việc dùng tránh thai đến việc thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ.

Vì thế, cần có một cái nhìn tổng thể về tránh thai trong thời kỳ hậu sản.

● Có 3 tình huống chính của tránh thai trong thời kỳ hậu sản:

_ Hậu sản gần, bà mẹ không thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ

_ Hậu sản gần, bà mẹ có thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ

_ Bà mẹ tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ sau khi kết thúc thời gian hậu sản

● Xét qua các biện pháp tránh thai trong thời kỳ hậu sản

A/ Nội tiết tránh thai

1/ Tránh thai bằng các estrogen-progestogen ngoại sinh phối hợp:

_ Có hai vấn đề chính liên quan đến việc dùng estrogen-progestogen ngoại sinh phối hợp
(Combined Hormonal Contraceptive – CHC) để tránh thai trong thời kỳ hậu sản:

+ Nguy cơ thuyên tắc mạch do huyết khối (Venous Thromboembolism – VTE)

+ Ảnh hưởng ngắn hay dài hạn của CHC trên trẻ sơ sinh

_ Về nguy cơ VTE thì nhìn chung không có sự khác biệt giữa sản phụ có hay không thực hiện
nuôi con bằng sữa mẹ nên không khuyến cáo sử dụng CHC cho các sản phụ trong thời gian hậu
sản.

_ Nguy cơ VTE rất cao trong 21 ngày đầu hậu sản, với một NNH (Number Needed to Harm) rất
thấp. Nguy cơ VTE chỉ trở về mức căn bản sau 42 ngày. Do đó CHC bị xếp vào loại 4.

_ Không có báo cáo nào đuợc ghi nhận về các ảnh hƣởng trên trẻ sơ sinh khi người mẹ dùng
steroids tránh thai khi đang cho con bú mẹ. Tuy nhiên chưa đủ chứng cứ do thiếu các nghiên cứu
được thiết kế tốt về ảnh hưởng dài hạn trên phát triển sau này của trẻ.

_ Một cách thận trọng, nếu sản phụ thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, nên trì hoãn CHC cho đến ít
nhất 6 tháng kể từ khi sinh.
127
Hình 34. Tránh thai bằng nội tiết phối hợp trong thời kỳ hậu sản

2/ Tránh thai bằng progestogen đơn thuần

_ Vấn đề duy nhất liên quan đến việc dùng progestogen ngoại sinh đơn thuần

(Progestogen Only Contraceptive – POC) để tránh thai trong thời kỳ hậu sản là có hay không có
tồn tại ảnh hưởng ngắn hay dài hạn của POC trên trẻ sơ sinh.

_ Chứng cứ cho thấy không có nguy cơ thực tế của tránh thai với progestogen đơn thuần trên việc
thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, cũng như trên sức khoẻ và sự phát triển của trẻ sơ sinh. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này còn bị hạn chế do chưa khảo sát các ảnh hưởng dài hạn của phương
pháp.

_ Trong điều kiện thực hành, đặc biệt ở các nước đang phát triển, bệnh suất và tử suất liên quan
đến thai kỳ rất cao nếu xảy ra thai kỳ ngoài ý muốn, do các khó khăn liên quan đến khả năng tiếp
cận dịch vụ y tế. Do đó có thể xem DMPA/NET-EN là một trong các biện pháp khả dụng và có
sẵn ngay sau sanh cho các sản phụ.
126
Hình 35. Tránh thai bằng progestogen đơn thuần trong thời kỳ hậu sản

B/ Dụng cụ tử cung

_ Tránh thai bằng dụng cụ tử cung (Intrauterine Devices – IUD) trong thời kỳ hậu sản gồm:

+ Đặt ngay IUD sau sổ nhau sau sanh thƣờng hay mổ

+ Đặt trì hoãn vài tuần sau sanh

_ Tránh thai bằng IUD trong thời kỳ hậu sản liên quan đến bốn vấn đề là:

+ Hiện tại có hay không có tình trạng nhiễm trùng

+ Khả năng IUD bị tống xuất

+ Biến chứng thủng hay di trú của IUD

+ Ảnh hưởng của progestogen lên nuôi con bằng sữa mẹ

_ Một điều ngạc nhiên là nếu đặt IUD tránh thai chứa đồng ngay sau sổ nhau thì sẽ ít bị tống xuất
hơn là nếu đặt muộn hơn, trong thời kỳ hậu sản.

_ Tỉ lệ tống xuất còn thấp hơn nữa nếu Cu-IUD được đặt ngay sau khi sổ nhau trong cuộc mổ
sanh, so với đặt qua ngả âm đạo sau sanh thường Tần suất của thủng tử cung và nhiễm trùng
127 do
đặt IUD không tăng khi thực hiện đặt IUD tránh thai, bất chấp nó được đặt trong thời điểm nào
trong giai đoạn hậu sản.

_ Nhiễm trùng hậu sản là điều kiện duy nhất hạn chế việc đặt IUD trong thời gian hậu sản.

_ Dù có một số mâu thuẫn, nhưng dường như việc đặt IUD phóng thích levonorgestrel (LNG-
IUD) sớm có thể ảnh hưởng lên kết cục nuôi con bằng sữa mẹ, về mặt thời gian. Có vẻ như đặt trì
hoãn LNG-IUD có thể là tốt hơn cho nuôi con bằng sữa mẹ.

Hình 36. Tránh thai bằng dụng cụ tử cung trong thời kỳ hậu sản

C/ Cho bú vô kinh

_ Tránh thai bằng phương pháp cho con bú vô kinh (Lactational Amenorrhoea Method - LAM)
dựa trên khả năng ức chế hoạt động buồng trứng của hành động nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn.
Đồng thuận Bellagio cung cấp các cơ sở khoa học của LAM, cho mục đích tránh thai an toàn và
hiệu quả.

_ Dựa theo đồng thuận này, WHO phát triển các hướng dẫn liên quan đến tránh thai bằng LAM
với 3 tiêu chuẩn buộc phải thoả một cách đồng thời, để đảm bảo rằng LAM đạt được hiệu quả
thoả đáng để bảo vệ khỏi thai kỳ ngoài ý muốn. 3 tiêu chuẩn này là:

+ Vô kinh

+ Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn

+ Kéo dài không quá 6 tháng

● Khi thực hiện tránh thai bằng LAM, cần lưu ý một số vấn đề đặc biệt sau:
126
_ Nếu như người phụ nữ tuyệt đối không chấp nhận việc có thai lại sớm sau sanh thì phải được
cảnh báo rằng LAM sẽ không phải là biện pháp thích hợp vì có một tỉ lệ cao thất bại khi phương
pháp được dùng đúng cách.

_ LAM không bảo vệ người phụ nữ khỏi các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
(Sexualy Transmitted Infections - STIs), kể cả HIV.

_ Tự thân LAM không bị giới hạn chỉ định, và LAM không hề có bất cứ ảnh hưởng bất lợi nào
trên sức khoẻ bà mẹ. Tuy nhiên, khi có các vấn đề ảnh hưởng đến việc thực hiện nuôi con bằng
sữa mẹ thì vấn đề đó cũng ảnh hưởng đến thực hành tránh thai bằng LAM. Các vấn đề này gồm:

+ Mẹ dùng các thuốc ảnh hưởng đến con

+ Một số tình huống bệnh lý của con gây khó khăn cho bú mẹ

+ Mẹ nhiễm HIV

_ Một số thuốc mẹ dùng có thể ảnh hƣởng đến con, và vì thế không đƣợc thực hiện nuôi con bằng
sữa mẹ. Các thuốc này gồm: thuốc chống chuyển hoá, dopamin agonist (bromocriptine,
cabergoline), một số kháng đông, liều cao corticosteroids, ciclosporin, ergotamine, lithium, các
chất phóng xạ và reserpine.

_ Các bệnh lý của trẻ làm trẻ khó có thể bú mẹ, và vì thế ảnh hưởng đến LAM gồm các bệnh lý
bẩm sinh với biến dạng hay bất toàn vòm khẩu, trẻ cực non hay quá nhẹ cân cần phải chăm sóc tại
NICU, và một vài bệnh lý chuyển hoá đặc biệt ở sơ sinh như thiếu G6PD.

D/ Các phương pháp tránh thai theo ngày phóng noãn phỏng đoán

_ Các phương pháp tránh thai theo ngày phóng noãn phỏng đoán (Fertility Awareness Based
methods – FAB ) gồm các phương pháp dựa trên dấu hiệu hiện diện của nang noãn trưởng thành
(Symptoms-Based Method - SYM), và phương pháp theo lịch (Calendar-Based Method - CAL).
Vấn đề chính của việc áp dụng các FAB trong thời gian hậu sản là tính không ổn định của chu kỳ
buồng trứng sau khi sanh. Sự ổn định của chu kỳ sau sanh lệ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mà chủ
yếu là tính bất định trong thời gian để buồng trứng lấy lại hoạt động bình thường của nó sau sanh.

_ Nói chung, không khuyến khích các sản phụ tránh thai bằng FAB.

127
Hình 37. Tránh thai theo ngày phóng noãn phỏng đoán trong thời kỳ hậu sản
II/ Béo phì

A/ Định nghĩa thừa cân và béo phì


_ Thừa cân và béo phì được định nghĩa dựa trên BMI (chỉ số đo lường gián tiếp chất béo cơ thể).
BMI được đo bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m2). BMI bị ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố như tuổi, giới, sắc tộc,... Do đó BMI không phải là phương tiện hoàn hảo để đánh giá
độ thừa cân hay béo phì nhưng lại là công cụ rẻ và dễ dàng thực hiện với độ chính xác tương đối
ổn nên rất hay được sử dụng trên lâm sàng.
Bảng phân loại cân nặng theo BMI
Phân loại cân nặng Chỉ số khối cơ thể (BMI) (kg/m2)
Thiếu cân < 18.5
Bình thường 18.5 - 24.9
Dư cân 25 - 29.9
30 - 34.9
Béo phì
35 - 39.9
Béo phì bệnh lý (đôi khi được gọi là béo
≥ 40
phì nghiêm trọng)
B/ Vì sao cần thực hiện các biện pháp tránh thai ở phụ nữ có BMI cao?
_ Theo số liệu Mỹ thì có khoảng 51% thai kỳ hằng năm là ngoài ý muốn, trong đó phần lớn xảy ra
ở phụ nữ béo phì, đặc biệt là phụ nữ béo phì không sử dụng biện pháp tránh thai. Thực tế, phụ nữ
có chỉ số khối cơ thể BMI > 35 kg/m2 thường ít sử dụng biện pháp tránh thai hơn so với phụ nữ có
BMI < 25 kg/m2. [7] 126
_ Ở Anh, nhìn chung phụ nữ trưởng thành béo phì có nguy cơ có thai ngoài ý muốn bằng hoặc cao
hơn so với nhóm phụ nữ có cân nặng bình thường. Ở nhóm phụ nữ trẻ hơn, mối liên quan giữa
béo phì và hành vi tình dục nguy cơ đóng vai trò quan trọng hơn trong nguy cơ có thai ngoài ý
muốn thay vì sự khác biệt về BMI. [8]
_ Điều đó làm gia tăng: [7]
+ Các nguy cơ cho bà mẹ như tỷ lệ mổ lấy thai cao hơn, tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo
đường thai kỳ, tiền sản giật.
+ Các nguy cơ cho thai nhi cũng tăng như thai to, thai chết lưu, dị tật ống thần kinh, xương
hàm, bất thường tim và não úng thủy; hậu quả về lâu dài có thể béo phì ở trẻ em và đái tháo đường
type 2.
_Do đó việc cung cấp biện pháp tránh thai hợp lý hiệu quả cho phụ nữ béo phì là việc làm cần
thiết.
C/ Một số các BPTT cho phụ nữ thừa cân béo phì gồm: [8]
_ Dụng cụ tử cung:
+ Là BPTT có độ hiệu quả cao mà không bị ảnh hưởng bởi cân nặng hay BMI.
+ Độ an toàn cao cho cả loại chứa đồng hay giải phóng levonorgestrel (chưa có bằng chứng
cho thấy làm tăng nguy cơ VTE và các biến cố tim mạch trên phụ nữ tăng BMI so với cân nặng
bình thường)
+ Không có sự khác biệt đáng kể về tăng cân nặng giữa sử dụng loại dụng cụ chứa hormone
và loại không chứa hormone cũng như không có bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa việc dùng
dụng cụ tử cung và tăng cân.
+ Tuy nhiên, việc chỉ định đặt hay lấy ra dụng cụ tử cung cho phụ nữ tăng BMI có thể khó
khăn do ảnh hưởng của thể trạng nên khó tiếp cận được tử cung.
_ Que cấy chỉ chứa Progestogen:
+ Là BPTT có độ hiệu quả cao mà không bị ảnh hưởng bởi cân nặng hay BMI, tỷ lệ thất bại
thật sự rất hiếm (theo dữ liệu các nghiên cứu dược động học và lâm sàng).
+ Độ an toàn cao cho phụ nữ thừa cân và béo phì có hay không kèm các yếu tố nguy cơ tim
mạch khác.
+ Không có bằng chứng việc sử dụng que cấy gây tăng cân nặng.
+ Cân nặng không ảnh hưởng việc đặt hay loại bỏ que cấy.
_ Thuốc tiêm chỉ chứa Progestogen:
+ DMPA có độ hiệu quả cao và không bị ảnh hưởng bởi cân nặng hay BMI.
+ Số lượng bằng chứng hạn chế, không đủ để kết luận hay loại trừ mối tương quan giữa
việc sử dụng DMPA và nguy cơ VTE.
+ Đối với phụ nữ chỉ có béo phì đơn độc thì hoán toàn có thể sử dụng DMPA, nhưng nếu
béo phì kèm ít nhất một yếu tố nguy cơ tim mạch (hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp,...)
thì nên xem xét các BPTT khác.
+ Sử dụng DMPA có làm tăng cân nặng, đặc biệt là nhóm phụ nữ dưới 18 tuổi có BMI ≥ 30
kg/m . 2

+ Có thể tiêm bắp tại tay, mông hay ngang hông. Tuy nhiên, ở phụ nữ thừa cân hay béo phì
thì tiêm mông hay ngang hông khó đảm bảo an toàn và hiệu quả nên thường được xem xét tiêm ở
bắp tay. 127
_ Thuốc viên uống chỉ chưa Progestogen:
+ Là BPTT có độ hiệu quả cao mà không bị ảnh hưởng bởi cân nặng hay BMI.
+ Độ an toàn cao cho phụ nữ thừa cân và béo phì có hay không kèm các yếu tố nguy cơ tim
mạch khác, không làm tăng nguy cơ VTE hay biến cố tim mạch so với nhóm cân nặng bình
thường.
+ Không có bằng chứng việc sử dụng thuốc viên uống tránh thai chỉ chứa Progestogen gây
tăng cân.
_ Nội tiết phối hợp:
+ Hầu hết bằng chứng cho thấy hiệu quả của thuốc uống tránh thai nội tiết phối hợp không
bị ảnh hưởng bởi cân nặng hay BMI
+ Một số bằng chứng thấy rằng miếng dán nội tiết phối hợp bị giảm độ hiệu quả ở phụ nữ
nặng ≥ 90 kg.
+ Vòng tử cung không bị ảnh hưởng bởi cân nặng hay BMI (bằng chứng hạn chế).
+ Nhìn chung các biện pháp nội tiết phối hợp có thể sử dụng cho phụ nữ có BMI ≥ 30 - 34
kg/m nhưng nên xem xét đề nghị biện pháp khác nếu có BMI ≥ 35 kg/m2.
2

+ Phụ nữ béo phì muốn sử dụng biện pháp này nên được thông tin rằng:
. Nguy cơ huyết khối tăng tương quan với tăng BMI.
. Các biện pháp nội tiết phối hợp hiện tại có thể làm tăng nguy cơ VTE và các biến cố
tim mạch như nhồi máu cơ tim hay đột quị.
. Không nên sử dụng nếu BMI ≥ 35 kg/m2 vì các nguy cơ vượt trội hơn so với lợi ích
đạt được.
+ Không có bằng chứng chứng minh sử dụng nội tiết phối hợp tránh thai gây tăng cân.
_ Rào chắn:
+ Về mặt lý thuyết, hiệu quả của biện pháp này là tương đương nhau giữa nhóm tăng BMI
và nhóm cân nặng bình thường.
+ Tỷ lệ thất bại của biện pháp rào chắn cao hơn các biện pháp khác chủ yếu đến từ việc sử
dụng sai cách hơn là do cân nặng.
_Triệt sản:
+ Có hiệu quả và độ an toàn cao, bao gồm triệt sản qua nội soi và qua ngả tử cung.
+ Tuy nhiên, 1 số dữ liệu cho thấy triệt sản qua nội soi có thời gian phẫu thuật lâu, cần gây
mê nhiều hơn cũng như các biến chứng phẫu thuật ở nhóm phụ nữ béo phì so với phụ nữ không
béo phì. [8]
Bảng tóm tắt các BPTT theo chỉ số khối cơ thể của U.K MEC
Nhiều yếu tố
Chỉ béo phì* (BMI nguy cơ tim
Biện pháp BMI (kg/m2)
đơn độc) mạch trong đó có
béo phì
Nội tiết phối hợp ≥ 30 - 34 2
(COC, vòng âm đạo, 3
miếng dán) ≥ 35 3
Thuốc viên uống ≥ 30 - 34 1 2 126
tránh thai chỉ có
≥ 35
Progestogen
Que cấy tránh thai chỉ ≥ 30 - 34 1 2
có Progestogen ≥ 35

Thuốc tiêm chỉ có ≥ 30 - 34


Progestogen (DMPA 1 3
hoặc NET-EN) ≥ 35

Dụng cụ tử cung chứa ≥ 30 - 34


1 1
đồng ≥ 35
Dụng cụ tử cung giải ≥ 30 - 34
1 2
phóng Levonorgestrel
≥ 35
Chú thích:
BMI: chỉ số khối cơ thể
COC: thuốc tránh thai nội tiết kết hợp dạng uống
DMPA: depot medroxyprogesterone acetate
NET-EN: norethisterone enanthate
_ Phân loại của U.K MEC
+ Loại 1: Sử dụng an toàn.
+ Loại 2: Lợi ích vượt trội hơn các nguy cơ chung.
+ Loại 3: Nguy cơ cao hơn so với lợi ích, cần có sự đánh giá của các chuyên gia về BPTT.
Không khuyến khích sử dụng trừ khi không có BPTT khác phù hợp hơn.
+ Loại 4: Có bằng chứng nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe rõ ràng
D/ Tương tác giữa BPTT và các phương pháp điều trị giảm cân
_ Thuốc giảm cân và biện pháp tránh thai: nên thông báo cho khách hàng các thuốc gây tiêu chảy
và/hoặc nôn (orlistat, thuốc nhuận tràng,...) có thể làm giảm hiệu của các thuốc tránh thai dùng
đường uống.
_ Phẫu thuật giảm cân và biện pháp tránh thai:
+ Các BPTT không dùng đường uống có vẻ an toàn và hiệu quả với phụ nữ có thực hiện
phẫu thuật giảm cân (số lượng nghiên cứu giới hạn).
+ Phụ nữ có BMI ≥ 35 kg/m2 thì các nguy cơ do sử dụng nội tiết phối hợp tránh thai sẽ vượt
trội hơn so với lợi ích.
+ Hiệu quả của các thuốc tránh thai đường uống có thể bị giảm bởi phẫu thuật giảm cân.
+ Khách hàng nên được khuyên dừng sử dụng nội tiết phối hợp tránh thai và thay thế bằng
các BPTT có hiệu quả tương đương hoặc hơn trong ít nhất 4 tuần trước khi thực hiện phẫu thuật
lớn (như phẫu thuật giảm cân,...) hoặc trong tình trạng giới hạn hoạt động.
Bảng tóm tắt các BPTT dựa trên tính an toàn của biện pháp với tiền căn phẫu thuật giảm cân của

127
Phân loại UKMEC

CU- LNG-
IMP DMPA POP CHC
IUD IUS

Tiền căn phẫu BMI < 30 kg/m2 1 1 1 1 1 1


thuật giảm cân BMI ≥ 30 - 34 kg/m 2
1 1 1 1 1 2
và BMI ≥ 35 kg/m 2
1 1 1 1 1 3
Chú thích:
CU-IUD: dụng cụ tử cung chứa đồng
LNG-IUS: dụng cụ tử cung giải phóng levonorgestrel
IMP: que cấy chỉ chứa progestogen
DMPA: depot medroxyprogesterone acetate
POP: thuốc viên uống tránh thai chỉ chứa progestogen
CHC: nội tiết phối hợp tránh thai

III/ STIs và HIV

_ Có hơn 30 loài vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng được biết có thể lây truyền qua hoạt động tình dục.
Trong số đó có 8 tác nhân chiếm phần lớn các bệnh lây truyền tình dục và chỉ có 4 tác nhân có thể chữa
khỏi hiện nay là giang mai, lậu cầu, chlamydia và trichomonas; 4 tác nhân còn lại là các vi rút hiện chưa
chữa khỏi được gồm vi rút viêm gan B, HSV, HIV và HPV. Ước tính mỗi ngày có hơn 1 triệu ca mắc mới
bệnh lây truyền qua đường tình dục trên toàn thế giới. Ngoài bị nhiễm trực tiếp cho ký chủ, STIs còn để
lại những hậu quả nặng nề:

+ Tăng nguy cơ nhiễm HIV.

+ Bệnh lý thai nhi: thai lưu, tử vong sơ sinh, sinh non nhẹ cân, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm
kết mạc sơ sinh và các dị tật bất thường bẩm sinh.

+ Nhiễm HPV gây ung thư cổ tử cung.

+ Viêm gan siêu vi B gây xơ gan và ung thư gan nguyên phát.

+ Lậu và chlamydia là 2 tác nhân chính gây viêm vùng chậu và vô sinh ở phụ nữ.

_ Thực hành tốt tình dục an toàn là cách tốt nhất để phòng ngừa lan truyền STIs (cả người đã nhiễm và
người chưa nhiễm). Trong đó không thể không kể đến các biện pháp tránh thai.

_ Bao cao su khi được sử dụng đúng cách sẽ là 1 phương pháp bảo vệ hiệu quả nhất chống lại STIs bao
gồm cả HIV. Bao cao su cũng giúp tránh mang thai ngoài ý muốn. Mặc dù có hiệu quả cao nhưng126 bao cao
su không bảo vệ được STIs gây loét bộ phận sinh dục ngoài (ví dụ: giang mai, mụn sinh dục herpes). Dù
vậy, bao cao su vẫn được khuyến cáo nên sử dụng bất cứ khi nào có thể dù quan hệ tình dục qua âm đạo
hay hậu môn.

_ Đối với những phụ nữ đã xác định mắc STIs, HIV/AIDS hoặc đang điều trị thuốc ARV vẫn có thể bắt
đầu hay tiếp tục sử dụng an toàn hầu hết các biện pháp tránh thai khác vì gần như không có sự tương tác
giữa chúng với thuốc ARV. Tuy nhiên vẫn có một số giới hạn, cụ thể theo bảng sau

Biện pháp STIs HIV/AIDS Đang điều trị


ARV

Dụng cụ tử cung _ Không nên dùng _ HIV giai đoạn _ Không sử


(thuốc/đồng) nếu có nguy cơ cao 1&2 -> có thể dụng nếu tình
hay đang nhiễm dùng trạng sức khỏe
chlamydia, chảy mũ khách hàng
CTC, viêm vùng _ HIV giai đoạn không đảm
chậu 3&4 -> không nên bảo.
dùng
_ Nếu đang sử IUD
mà bị nhiễm thì vẫn _ Nếu đang sử
có thể tiếp tục dùng. dụng thì vẫn tiếp
tục dùng.

Triệt sản Nữ _ Trì hoãn thực hiện _ Sử dụng an toàn cho mọi đối
nếu khách hàng tượng.
đang nhiễm lậu,
chlamydia, viêm _ Trì hoãn nếu sức khỏe khách
CTC tiết dịch, viêm hàng không đảm bảo.
vùng chậu đến khi
điều trị khỏi

127
Nam _ Trì hoãn thực hiện _ Sử dụng an toàn cho mọi đối
nếu khách hàng bị tượng.
viêm nhiễm da,
viêm dương vât, _ Trì hoãn nếu sức khỏe khách
tinh hoàn, ống dẫn hàng không đảm bảo.
tinh hay nhiễm STIs
giai đoạn hoạt động.

Thuốc diệt tinh trùng _ An toàn _ Không nên dùng _ Không nên
(dùng chung với mũ nếu có nguy cơ dùng
chụp hay màng ngăn cao nhiễm HIV
hoặc dùng riêng) hay đang nhiễm
HIV/AIDS

Nhóm nội tiết phối _ An toàn _ An toàn _ An toàn (trừ


hợp (thuốc viên, đang điều trị
miếng dán, vòng đặt với ritonavir)
âm đạo, thuốc tiêm)

Nhóm biện pháp tránh _ An toàn _ An toàn (lưu ý: _ An toàn (trừ


thai chỉ có progestin một số dữ liệu cho đang điều trị
(dạng thuốc, dạng rằng dạng thuốc với ritonavir
tiêm, miếng dán) tiêm làm tăng tiến thì không
triển đến nhiễm dùng thuốc
HIV ở người chưa dạng uống)
nhiễm nhưng có
phơi nhiễm với vỉ
rút; người đã
nhiễm HIV sử
dụng bình thường)

IV/ Nhóm phụ nữ có một số tình trạng bệnh lý khác :

IV/ Nhóm phụ nữ có một số tình trạng bệnh lý khác :

Bảng tóm tắt các BPTT của U.S MEC


126
Tình Phân nhóm tình trạng CU LN Q DM P CH
trạng - G- ue PA O C
IU IU cấ P
D D y

I C I C I CI C I CI C

Các bất Dị dạng lòng tử cung 4 4


thường
về giải
phẫu Các bất thường khác 2 2

Thiếu Thalassemia 2 1 1 1 1 1
máu

Hồng cầu hình liềm‡ 2 1 1 1 1 2

Thiếu sắt 2 1 1 1 1 1

U buồng (Bao gồm cả nang) 1 1 1 1 1 1


trứng
lành tính

Các bệnh Khối chưa xác định 1 2 2* 2* 2* 2*


của vú

Lành tính 1 1 1 1 1 1

Tiền căn gia đình bị ung thư 1 1 1 1 1 1

127
Ung thư vú‡ Hiện tại 1 4 4 4 4 4

Tiền căn và 1 3 3 3 3 3
không có dấu
hiệu tái phát
trong 5 năm

Ung thư Đang chờ điều trị 4 2 4 2 2 2 1 2


cổ tử
cung

Lộ tuyến cổ tử cung 1 1 1 1 1 1

Tân sinh biểu mô CTC 1 2 2 2 1 2

Xơ gan Nhẹ (còn bù) 1 1 1 1 1 1

Nặng‡ (mất bù) 1 3 3 3 3 4

Bệnh xơ nang‡ 1* 1* 1* 2* 1* 1*

Huyết Tiền căn Nguy cơ tái 1 2 2 2 2 4


khối tĩnh DVT/PE, phát cao
mạch sâu không điều
(DVT)/T trị kháng
huyên tắc đông Nguy cơ tái 1 2 2 2 2 3
phổi (PE) phát thấp

DVT/PE cấp 2 2 2 2 2 4
126
DCT/PE và Nguy cơ tái 2 2 2 2 2 4*
đang điều trị phát cao
kháng đông
ít nhất 3
tháng Nguy cơ tái 2 2 2 2 2 3*
phát thấp

Tiền căn gia đình (trực hệ) 1 1 1 1 1 2

Phẫu Bất động kéo dài 1 2 2 2 2 4


thuật

Bất động không kéo 1 1 1 1 1 2


dài

Tiểu phẫu không cần bất 1 1 1 1 1 1


động

Trầm cảm 1* 1* 1* 1* 1* 1*

Đái tháo Tiền căn mắc bệnh lý trong 1 1 1 1 1 1


đường thai kỳ

Khô Không phụ thuộc 1 2 2 2 2 2


ng Insulin
bệnh
mạch
máu Phụ thuộc Insulin 1 2 2 2 2 2

Bệnh lý thận/võng mạc/thần 1 2 2 3 2 3/4


kinh‡ *
127
Bệnh lý mạch máu khác hoặc 1 2 2 3 2 3/4
ĐTĐ > 20 năm‡ *

Thống Nặng 2 1 1 1 1 1
kinh

Ung thư nội mạc TC 4 2 4 2 1 1 1 1

Tăng sản nội mạc TC 1 1 1 1 1 1

Lạc nội mạc tử cung 2 1 1 1 1 1

Động (Xem tương tác thuốc) 1 1 1* 1* 1* 1*


kinh‡

Bệnh lý Có Đã cắt túi mất 1 2 2 2 2 2


túi mất triệu
chứn
g Điều trị bảo tồn 1 2 2 2 2 3

Chưa điều trị 1 2 2 2 2 3

Không triệu chứng 1 2 2 2 2 2

Bệnh lý Nghi Kích thước tử cung 1* 1* 1* 1* 1* 1*


nguyên ngờ khoảng TCN 1
bào nuôi GTD
(GTD)‡ (nga

126
y sau Kích thước tử cung 2* 2* 1* 1* 1* 1*
nạo khảng TCN 2
sinh
thiết)

GTD β-hCG thấp dưới 1 1 1 1 1* 1* 1* 1*


được ngưỡng phát hiện/có * * * *
xác thai
định

β-hCG đang giảm 2 1 2 1 1* 1* 1* 1*


* * * *

β-hCG cao hằng định 2 1 2 1 1* 1* 1* 1*


hoặc bệnh ác tính, * * * *
không bằng chứng
hay không nghi ngờ
bệnh lý trong lòng tử
cung

β-hCG cao hằng định 4 2 4 2 1* 1* 1* 1*


hoặc bệnh ác tính, có * * * *
bằng chứng hay nghi
ngờ bệnh lý trong lòng
tử cung

127
Đau đầu Không migraine (nhẹ hay 1 1 1 1 1 1*
nặng)

Migr Không tiền triệu (bao 1 1 1 1 1 2*


aine gồm migraine kinh
nguyệt)

Có tiền triệu 1 1 1 1 1 4*

Tiền căn Phẫu thuật giảm hấp thu 1 1 1 1 1 1


phẫu
thuật
giảm cân‡ Phẫu thuật gây rối loạn hấp 1 1 1 1 3 CO
thu Cs:
3

P/
R:
1

Tiền căn Liên quan thai kỳ 1 1 1 1 1 2


tắc mật

Liên quan COC trước đó 1 2 2 2 2 3

Tiền căn THA thai kỳ 1 1 1 1 1 2

Phẫu thuật vùng chậu 1 1 1 1 1 1

126
THA Kiểm soát tốt 1* 1* 1* 2* 1* 3*

Cao 140-159/90-99 1* 1* 1* 2* 1* 3*
huyế
t áp
(đo
chín ≥160/100‡ 1* 2* 2* 3* 2* 4*
h
xác)

Bệnh mạch máu 1* 2* 2* 3* 2* 4*

Bệnh lý (Viêm loét đại tràng, Crohn) 1 1 1 2 2 2/3


viêm ruột *

Thiếu Tiền căn hay đang mắc 1 2 3 2 3 3 23 4


máu cơ
tim‡

Đột biến về đông máu đã biết‡ 1* 2* 2* 2* 2* 4*

Khối u Lành tính Tăng 1 2 2 2 2 2


gan sản
khu
trú
dạng
nốt

Aden 1 3 3 3 3 4
oma
tế bào
127
gan‡

Ác tính‡ (hepatoma) 1 3 3 3 3 4

Sốt rét 1 1 1 1 1 1

Đa yếu tố (Cao tuổi, hút thuốc, ĐTĐ, 1 2 2* 3* 2* 3/4


nguy cơ THA, HDL-c thấp, LDL-c *
xơ vữa cao, tryglyceride cao,...)
mạch
máu

Đa xơ Bất động kéo dài 1 1 1 2 1 3


cứng

Không bất động kéo dài 1 1 1 2 1 1

Ung thư buồng trứng 1 1 1 1 1 1

Tiền căn thai ngoài tử cung 1 1 1 1 2 1

Chú thích:

C: Tiếp tục phương pháp tránh thai; I: Bắt đầu phương pháp tránh thai

: Chưa được liệt kê

: Có thể dùng mà không có vấn đề phải lo ngại (loại 1 theo WHO)

: Có thể dùng vì lợi ích tránh thai vượt trội hơn so với các nguy cơ (loại 2 theo WHO)

: Nguy cơ lớn hơn lợi ích tránh thai (loại 3 theo WHO)
126
: Nguy cơ rõ ràng, không nên dùng (loại 4 theo WHO)

CHC: Tránh thai bằng biện pháp nội tiết kết hợp (thuốc viên, miếng dán, vòng)

COC: Thuốc viên tránh thai kết hợp

CU-IUD: Dụng cụ tử cung chứa đồng

DMPA: Depot medroxyprogesterone acetate

LNG-IUD: Dụng cụ tử cung phóng thích levonorgestrel

POP: viên chỉ có progestin

P/R: dán/vòng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bearak, J., Popinchalk, A., Ganatra, B., Moller, A. B., Tunçalp, Ö., Beavin, C., ... & Alkema, L.
(2020). Unintended pregnancy and abortion by income, region, and the legal status of abortion:
estimates from a comprehensive model for 1990–2019. The Lancet Global Health, 8(9), e1152-
e1161.

2. Say, L., Chou, D., Gemmill, A., Tunçalp, Ö., Moller, A. B., Daniels, J., ... & Alkema, L. (2014).
Global causes of maternal death: a WHO systematic analysis. The Lancet global health, 2(6),
e323-e333.

3. Ganatra, B., Gerdts, C., Rossier, C., Johnson Jr, B. R., Tunçalp, Ö., Assifi, A., ... & Alkema, L.
(2017). Global, regional, and subregional classification of abortions by safety, 2010–14: estimates
from a Bayesian hierarchical model. The Lancet, 390(10110), 2372-2381.

4. Singh, S., & Maddow‐Zimet, I. (2016). Facility‐based treatment for medical complications
resulting from unsafe pregnancy termination in the developing world, 2012: a review of evidence
from 26 countries. BJOG: An International Journal of Obstetrics & Gynaecology, 123(9), 1489-
1498.

5. American College of Obstetricians and Gynecologists. (2002). ACOG practice bulletin.


Emergency oral contraception. Number 25, March 2001.(Replace Practice Pattern Number 3,
December 1996). American College of Obstetricians and Gynecologists. International journal of
gynaecology and obstetrics: the official organ of the International Federation of Gynaecology and
Obstetrics, 78(2), 191-198.
127
6. Rebecca H Allen, M., MPH. (2021). Combined estrogen-progestin oral contraceptives: Patient
selection, counseling, and use. Retrieved from https://www.uptodate.com/contents/combined-
estrogen-progestin-oral-contraceptives-patient-selection-counseling-and-use#H4171659430

7. Feingold KR, A. B., Boyce A, et al., editors., & (MA), S. D. (2000). Contraindications to
Progestin-only Hormonal Contraceptives. Retrieved from
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279148/table/contraception.progestino/

8. Spitz, I. M. (2003). Progesterone antagonists and progesterone receptor modulators. Expert


opinion on investigational drugs, 12(10), 1693-1707.

9. Frances E Casey, M., MPH Assistant Professor, Director of Family Planning Services, Department
of Obstetrics and Gynecology, VCU Medical Center. (2020). Hormonal Contraceptives. Retrieved
from https://emedicine.medscape.com/article/258507-overview#a5

10. The New York City Department of Health and Mental (2012) - "Quick guide to contraception for
Clinicians of any specialty", 2012

11. Christine Dehlendorf, M., MAS. (2021). Contraception: Counseling and selection. Retrieved from:
https://www.uptodate.com/contents/contraception-counseling-and-selection

12. Beckmann. (2014). Obsterics and gynecology Wolters Kluwer

13. Service, N. H. (2019). Which method of contraception suits me? Retrieved from
https://www.nhs.uk/conditions/contraception/which-method-suits-me/

14. Organization, W. H. (2020). Family planning/contraception methods. Retrieved from


https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/family-planning-contraception

126
15. Gavin, L., Moskosky, S., Carter, M., Curtis, K., Glass, E., Godfrey, E., & Zapata, L. (2014).
Providing quality family planning services: Recommendations of CDC and the US Office of
Population Affairs (Recommendations and Reports No. 63: 4). Centers for Disease Control and
Prevention.

16. Gerancher, K. R. (2017). Counseling Adolescents About Contraception. Obstetrics and


Gynecology, 130(2), 74-78.

17. Christine Dehlendorf M, MAS. Contraception: Counseling and selection 2021 [Available from:
https://www.uptodate.com/contents/contraception-counseling-and-selection.

18. Severe, D. Condition Sub-Condition Cu-IUD LNG-IUD Implant DMPA POP CHC.

19. Schummers, L., Hutcheon, J. A., Hernandez-Diaz, S., Williams, P. L., Hacker, M. R.,
VanderWeele, T. J., & Norman, W. V. (2018). Association of short interpregnancy interval with
pregnancy outcomes according to maternal age. JAMA internal medicine, 178(12), 1661-1670.
20. World Health Organization. Reproductive Health, World Health Organization, World Health
Organization. Family, & Community Health. (2005). Selected practice recommendations for
contraceptive use. World Health Organization.

21. Penney, G., Brechin, S., & Allerton, L. (2007). FFPRHC Guidance ( 2007): Faculty of Family
Planning and Reproductive Health Care

22. FSRH Clinical Effectiveness Unit. FSRH Clinical Guideline: Progestogen-only Injectable. 2020.

23. Mody, S. K., & Han, M. (2014). Obesity and contraception. Clinical obstetrics and gynecology,
57(3), 501.

127
24. FSRH Clinical Effectiveness Unit. FSRH Clinical Guideline: Overweight, Obesity and
Contraception. 2019.

25. World Health Organization. (2019). Sexually transmitted infections (STIs). Fact Sheets.

26. Providers FPAGHf. Contraceptives for Clients with STIs, HIV, and AIDS [Available from:
https://www.fphandbook.org/sites/default/files/legacy/book/fph_chapter21/
fph_chap21_contraceptives.shtml#considerations

TLTK VIỆT NAM

27. Bộ Y tế (2009) - Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản - “Triệt sản nữ
bằng phương pháp thắt và cắt vòi tử cung”

28. Sách Bài giảng Sản phụ khoa tập 2 (2016) - Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch

29. Bộ Y Tế - Vụ Sức Khỏe Bà Mẹ - Trẻ Em. (2018). TRIỆT SẢN NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP
THẮT VÀ CẮT ỐNG DẪN TINH. Retrieved from
https://mch.moh.gov.vn/pages/news/17123/TRIET-SAN-NAM-BANG-PHUONG-PHAP-THAT-
VA-CAT-ONG-DAN-TINH.html

30. Bộ Y tế (2009) - Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản - “Triệt sản nam
bằng phương pháp thắt và cắt ống dẫn tinh”

31. Phác đồ điều trị sản phụ khoa 2019 bệnh viện Từ Dũ

32. Bộ Y Tế. Chủ động tránh thai vì hạnh phúc của mỗi gia đình 2020 [Available from: https://moh.gov.vn/chuong-
trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/chu-ong-tranh-thai-vi-hanh-phuc-cua-moi-gia-
inh.

126
33. HƯỚNG DẪN QUỐC GIA về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo
Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế) Hà Nội

34. Bộ Y Tế - Vụ Sức Khỏe Bà Mẹ - Trẻ Em (2018). TRIỆT SẢN NỮ BẰNG PHƯƠNG PHÁP
THẮT VÀ CẮT VÒI TỬ CUNG. Retrieved from
https://mch.moh.gov.vn/pages/news/17121/TRIET-SAN-NU-BANG-PHUONG-PHAP-THAT-
VA-CAT-VOI-TU-CUNG-(1).html

127

You might also like