You are on page 1of 95

BỆNH HỌC

BỆNH LÂY QUA


ĐƯỜNG TÌNH DỤC
MỤC TIÊU HỌC TẬP
sau khi học xong bài này, sinh viên cố khả năng

1. Định nghĩa được các bệnh lây qua đường tình dục.
2. Trình bày được nguyên nhân các bệnh lây qua
đường tình dục.
3. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của các
bệnh lây qua đường tình dục.
4. Trình bày được phương pháp điều trị các bệnh lây
qua đường tình dục.
BỆNH HỌC

BỆNH LẬU
MỤC TIÊU HỌC TẬP
sau khi học xong bài nay, sinh viên có khả năng:

1. Định nghĩa được bệnh lậu.

2. Trình bày được nguyên nhân bệnh lậu.

3. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của bệnh


lậu.

4. Trình bày được phác đồ điều trị bệnh lậu.


ĐẠI CƯƠNG

o Là bệnh lây truyền qua đường tình dục, gây ra


bởi lậu cầu.
o Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi.
o Biểu hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục, cũng có thể
ở các vị trí khác như họng, hậu môn.
o Bệnh lậu có triệu chứng thường thấy ở nam giới
hơn là nữ giới.
o Bệnh có thể phối hợp với một số tác nhân khác,
thường thấy nhất là Chlamydia trachomatis.
NGUYÊN NHÂN

o Lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae) , song cầu khuẩn

gram (-).

o Sống rất lâu trong môi trường ẩm thấp.

o Lây qua đường tình dục.


CÁCH LÂY

 Hầu hết các trường hợp mắc lậu là do quan hệ tình


dục với người bị bệnh.
Một số ít trường hợp có thể mắc lậu do dùng chung
chậu, khăn hoặc qua quần áo nhiễm lậu cầu khuẩn.
Mẹ mắc lậu nếu không được điều trị có thể gây viêm
kết mạc mắt do lậu cho trẻ sơ sinh.
Giải phẫu bộ phân sinh dục nam
Bộ phận sinh dục nam
o Niệu đạo của nam giới dài 16cm gồm hai phần là
niệu đạo trước và niệu đạo sau, giới hạn bằng cơ
thắt vân. Niệu đạo trước nằm giữa vật xốp. ở đầu
niệu đạo trước sát với miệng sáo có chỗ phình ra
gọi là hố thuyền, phía sau là 1 van nhỏ gọi là van
Guérin. Dọc theo niệu đạo trước có nhiều khuyết
Morgani và các tuyến Littre.
o Niệu đạo sau đi qua tuyến tiền liệt, có nhiều ngõ
ngách và thông với túi tinh, ống dẫn tinh, mào
tinh hoàn và tinh hoàn.
Bộ phận sinh dục nữ
Phần ngoài bộ phận sinh dục nữ gồm:

o Niệu đạo nữ dài 3cm, có nhiều tuyến ở niệu


đạo và quanh niệu đạo. Đây chính là chỗ ẩn
náu tốt cho song cầu khuẩn lậu. Tuyến
Skène ở hai bên cạnh lỗ niệu đạo. Tuyến
Bartholin ở hai bên lỗ âm đạo, giữa mép
nhỏ và màng trinh. Tuyến này có nhiều ngõ
ngách.
o Song cầu khuẩn lậu thường khu trú ở ống
cổ tử cung.
LÂM SÀNG
Viêm niệu đạo do lậu cầu ở nam

o Ủ bệnh: 2-7 ngày sau khi tiếp xúc mầm bệnh.


o Miệng sáo đỏ, sưng.
o Mủ chảy từ niệu đạo:lượng nhiều, màu xanh hoặc vàng.
o Tiểu buốt, rắt.
o Biến chứng: viêm mào tinh hoàn, viêm tiền liệt tuyết, vô
sinh.
LÂM SÀNG
Viêm cổ tử cung và niệu đạo do lậu ở nữ

o Mủ chảy từ niệu đạo, cổ tử cung:lượng nhiều, màu vàng,


mùi hôi.
o Tiểu buốt, khó.
o Biến chứng: viêm vòi trứng,
o viêm tiểu khung gây ra có thai ngoài dạ con.
LÂM SÀNG
Viêm kết mạc mắt do lậu ở trẻ sơ sinh

o Bệnh xuất hiện 1-3 ngày sau sinh.


o Do quá trình chuyển dạ.
o Kết mắt mắt đỏ, có mủ vàng đặc, mi mắt sưng.
o Biến chứng: mù.
LÂM SÀNG
nhiễm lậu cầu phát tán

o Sốt, đốm xuất huyết.


o Đau nhiều khớp không đối xứng (khớp cổ tay,
cổ chân, gối).
o Kết quả: tự hết sau 1 tuần hoặc viêm mủ khớp:
sốt, đau,mủ.
CẬN LÂM SÀNG

o Nhuộm gram.

o Nuôi cấy và làm kháng sinh đồ.


BIẾN CHỨNG
ở nam giới:
 Xơ hóa và hẹp niệu đạo: biểu hiện bằng tiểu tiện khó,
đái rắt. Sờ niệu đạo thấy xơ cứng (như chiếu đũa),
niệu đạo hẹp nhỏ.
 áp xe tuyến Littre: dương vật sưng nề biến dạng.
 Viêm tiền liệt tuyến: bệnh nhân thường có sốt cao,
mệt mỏi; tiểu tiện dắt. Khám tiền liệt sưng to và đau.
BIẾN CHỨNG
ở nam giới:

 Viêm túi tinh: thường kín đáo, có thể thấy

+ Xuất tinh đau buốt

+ Tinh dịch lẫn máu.

 Viêm mào tinh hoàn + tinh hoàn: thường bị 1 bên.


BIẾN CHỨNG
ở nam giới:

 Mào tinh hoàn to không sờ thấy rãnh giữa mào tinh


hoàn và tinh hoàn.

 Tinh hoàn to đau.

 Sốt.

 Vô sinh
BIẾN CHỨNG
 ở nữ giới

- áp xe tuyến Skène, tuyến Bartholin: các tuyến viêm


sưng đau tạo thành túi mủ vỡ ra ngoài, hoặc xơ hóa
thành đám xơ cứng.

- Viêm cổ tử cung lộ tuyến


BIẾN CHỨNG
 ở nữ giới
- Viêm niêm mạc tử cung: bệnh nhân có sốt đau bụng
dưới. Khám thấy tử cung to đau, ra máu bất thường ở
âm đạo .
- Viêm phần phụ, áp xe phần phụ 2 bên (gồm vòi trứng,
buồng trứng). Sốt 38-390 C. Đau 2 hố chậu, tiến triển
mạn tính gây xơ hóa hẹp vòi trứng, dẫn đến vô sinh
hoặc chửa ngoài tử cung.
BIẾN CHỨNG
 Biến chứng ở cả 2 giới

- Viêm kết mạc - giác mạc.

- Vô sinh

- Viêm tiết niệu ngược dòng, viêm bàng quang, thận


và bể thận.
BIẾN CHỨNG
 Biến chứng ở cả 2 giới
- Nhiễm lậu lan tỏa:
+ Nhiễm khuẩn huyết do lậu
+ Viêm ngoại tâm mạc, nội tâm mạc
+ Viêm gan
+ Viêm khớp
+ Hội chứng Reiter
ĐIỀU TRỊ

 Nguyên tắc:

 Tránh quan hệ tình dục và uống rượu trong khi điều trị.

 Điều trị cho cả vợ / chồng hoặc bạn tình.

 Điều trị sớm

 Điều trị đúng phác đồ

 Điều trị cả bạn tình


ĐIỀU TRỊ

 Nguyên tắc:
 Tuân thủ chế độ điều trị: không quan hệ tình dục,
không làm việc nặng, tránh thức khuya, không uống
rượu bia và chất kích thích, không làm thủ thuật tiết
niệu trong thời gian điều trị.
 Điều trị đồng thời Chlamydia.
ĐIỀU TRỊ

o Phác đồ:

1.Cephalosporin thế hệ 3, quinolon, aminosid.

+ doxycyclin,tetracyclin, azithromycin.
ĐIỀU TRỊ
 Ceftriaxon (biệt dược Rocephine). Liều lượng: 250mg tiêm
liều duy nhất, hoặc
 Spectinomycine (biệt dược Trobicin). Liều lượng : 2g liều
duy nhất hoặc
 Cefixime (biệt dược Cedax) uống 400mg liều duy nhất.
 Điều trị đồng thời Chlamydia với các thuốc sau:
o Doxycyclin 100mg x 2lần/ngày x 7 ngày, hoặc
o Tetracyclin/Erythromycin 500mg x 4 lần/ngày x 7 ngày, hoặc
o Azithromycin (Zitromax) 1g liều duy nhất, hoặc
o Clarithromyxin (biệt dược Clacid) 250mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.
ĐIỀU TRỊ
 Lậu mạn (cả nam và nữ)
Có biến chứng sinh dục tiết niệu: Ceftriaxon 1g/ngày x 5 – 7
ngày.
Có biến chứng lan tỏa: cho bệnh nhân nằm điều trị nội trú.
Ceftriaxon : 1-2 g/ngày. Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch x 10 – 14
ngày.
 Điều trị đồng thời Chlamydia bằng các thuốc sau:
+ Doxycyclin 100mg x 2lần/ngày x 14 ngày, hoặc
+ Tetracyclin/Erythromycin 500mg x 4 lần/ngày x 14 ngày, hoặc
+ Azithromycin (Zitromax) 1g / ngày x 2 ngày, hoặc
clarithromyxin(Clacid) 250mg x 2 lần/ngày x 14 ngày.
ĐIỀU TRỊ
. Lậu mắt ở trẻ sơ sinh
- Ceftriaxon 50mg/kg tiêm bắp liều duy nhất, tối đa
không quá 125mg.
- Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý
- Điều trị lậu cho mẹ.
- Phòng ngừa lậu mắt ở trẻ sơ sinh : rửa sạch mắt trẻ
ngay sau khi đẻ. Nhỏ mắc bằng dung dịch Nitrat bạc
1% hoặc mỡ Tetracyclin 1% cho tất cả trẻ mới sinh.
Điều trị bạn tình giống như điều trị bệnh nhân.
ĐIỀU TRỊ

o Điều trị tại bệnh viện chuyên khoa phòng


biến chứng (viêm màng trong tim. Viêm
màng não, khớp mủ).
Phòng bệnh
Tuyên truyền, giáo dục y tế cho cộng đồng
thấy được nguyên nhân, cách lây truyền, biến
chứng và cách phòng bệnh.
Tập huấn chuyên môn cho các bác sỹ đa khoa,
chuyên khoa da liễu và sản phụ khoa.
Hướng dẫn tình dục an toàn:
o Chung thuỷ một vợ, một chồng
o Tình dục không xâm nhập.
o Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
BỆNH HỌC CƠ SỞ

BỆNH GIANG MAI


MỤC TIÊU HỌC TẬP
sau khi học xong bài nay, sinh viên có khả năng:

1. Định nghĩa được bệnh giang mai.

2. Trình bày được nguyên nhân bệnh giang mai.

3. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của bệnh


giang mai.

4. Trình bày được phác đồ điều trị bệnh giang mai.


ĐỊNH NGHĨA

o Là bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn


khuẩn giang mai gây ra.
NGUYÊN NHÂN

• Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể qua

đường tình dục.


LÂM SÀNG
 Giang mai thời kỳ 1:

o Tổn thương tại nơi xoắn khuẩn xâm nhập.

o Hạch bẹn nổi: to, không đau, không mủ.


LÂM SÀNG
 Giang mai thời kỳ 2:
o Sau thời kỳ 1 khoảng 45 ngày.
o Giang mai lan toàn thân.
o Đào ban: vết phẳng với mặt da, màu hồng,
hình tròn hoặc bầu dục.
Vị trí: bụng, hạ sườn, bả vai, nếp gấp.
LÂM SÀNG
 Giang mai thời kỳ 2:
o Sẩn giang mai: nổi cao hơn bề mặt da,
rắn,màu đỏ, xung quanh có viền.
Vị trí: rìa tóc, trán, lòng bàn tay, chân.
o Mụn ở miệng, họng.
o Hạch, sốt nhẹ, mệt..
o Là thời kỳ lây lan (2 năm đầu)
LÂM SÀNG
 Giang mai thời kỳ 3:
o Củ giang

Click
Hình

o Gôm giang mai:


LÂM SÀNG
 Giang mai thời kỳ 3:
o Tổn thương cơ quan.
Giang mai kín: có khả năng lây lan.
CẬN LÂM SÀNG
Xét nghiệm chẩn đoán
 Trực tiếp T. pallidum trên tổn thương
o Kính hiển vi nền đen
o Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp - T. pallidum (DFA-TP)
 Test huyết thanh không trực tiếp
o Test không đặc hiệu
o Test đặc hiệu
 Sinh học phân tử
Kính hiển vi nền đen
• Cho thấy
– Hình thái và chuyển động của T. pallidum
• Ưu điểm
– Khẳng định chẩn đoán ngay lập tức
• Nhược điểm
– Thiết bị chuyên môn và kinh nghiệm của người soi
– Nhầm với các xoắn khuẩn gây bệnh và không gây bệnh
khác
– Phải làm ngay lập tức
– Không chỉ định cho tổn thương trong miệng
– Âm tính giả
Dưới kính hiển vi nền đen
Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp với T. pallidum
(DFA-TP)
• Khẳng định T. pallidum trực tiếp trên tổn
thương bằng nhuộm miễn dịch huỳnh quang
• Ưu điểm
– Như kính hiển vi nền đen
• Nhược điểm
– 1-2 ngày
Test huyết thanh giang mai
• Xác định kháng thể trong huyết thanh
• Vai trò chính trong chẩn đoán
• Hai nhóm
– Đặc hiệu
– Không đặc hiệu
• Nếu chỉ sử dụng chỉ một loại test huyết thanh
sẽ không đủ để chẩn đoán
Test không đặc hiệu
• Nguyên lý
– Xác định kháng thể IgM và IgG
– Kháng nguyên thường là cardiolipin-lecithin-cholesterol
– Không đặc hiệu cho T. pallidum
• Bao gồm VDRL, RPR, TRUST, USR
– Phản ứng cố định bổ thể: Wasserman reaction
– Phản ứng lên bông
• VDRL: Venereal Disease Research Laboratory

• RPR: Rapid Plasma Reagin


Test không đặc hiệu
Ưu điểm Nhược điểm
– Nhanh, rẻ – Độ nhạy thấp:
• Giang mai I
– Dễ làm, có thể dùng để
• Giang mai III
sàng lọc hoặc thường
– Dương tính giả
quy
– Âm tính giả
– Định lượng
– Prozone effet (Hiệu ứng
– Theo dõi điều trị
vùng ức chế) gây ra âm
– Đánh giá tái nhiễm tính giả (hiếm): Kháng
thể quá cao ngăn cản
hình thành phức hợp
Dương tính giả RPR
(1% dân số, tăng rất cao)
• Cấp • Mạn
– Sốt – Bệnh tự miễn (SLE)
– Kích thích miễn dịch – Bệnh gan mạn tính
– HIV
– Có thai
Test đặc hiệu
• Nguyên lý
– Xác định kháng thể
– Kháng nguyên là T. pallidum
• Bao gồm TPHA, TPPA, FTA-ABS, EIA
– FTA-ABS: Fluorescent Treponemal Antibody absorption
– TPHA: Treponema pallidum haemagglutination assay
– TPPA: Treponemal Pallidum Particle Agglutination
– EIA: Enzyme immunoassay
Tiến hành xét nghiệm
• Sàng lọc bằng test không đặc hiệu (RPR, VDRL…)
– Không đắt
– Độ nhạy cao
– Độ đặc hiệu không cao

• Khẳng định bằng test đặc hiệu (FTA-ABS, TPPA…)


– Đắt
– Độ đặc hiệu cao
– Độ nhạy không cao trong một số trường hợp
Các thay đổi hiện nay
• Tỷ lệ mắc giang mai cực thấp ở nhiều nước
công nghiệp

• Giá xét nghiệm tăng

• Sản xuất các test đặc hiệu hoàn toàn tự động


Cách tiếp cận mới trong tình hình
mắc giang mai thấp
 Sàng lọc bằng test đặc hiệu
(TPPA, EIA, Automated hoặc POC…)
 Khẳng định bằng test không đặc hiệu
(RPR, VDRL…)
 Tất cả các bệnh nhân có test đặc hiệu dương tính
cần được làm lại với test không đặc hiệu để chỉ
định điều trị nếu cần
Chúng ta nên làm gì nếu có sự bất
đồng giữa test đặc hiệu và không
đặc hiệu
Tst đặc hiệu dương tính, test không đặc hiệu âm tính

Trường hơp này thường được kết luận là do nhầm lẫn


của xét nghiệm hoặc sự nhận định sai của các bác sỹ
lâm sàng
Điều trị cho bạn tình
• Làm test sàng lọc
– Nếu < 90 ngày: điều trị
– >90 ngày:
• Điều trị nếu +
• Không điều trị nếu -
ĐIỀU TRỊ
Điều trị sớm, đủ liều.
Điều trị chủ động.
Phác đồ: penicillin G.
HIV/AIDS
MỤC TIÊU HỌC TẬP
sau khi học xong bài nay, sinh viên có khả năng:

1. Định nghĩa được HIV/AIDS.

2. Trình bày được nguyên nhân gây HIV/AIDS.

3. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của


HIV/AIDS.

4. Trình bày được phác đồ điều trị HIV/AIDS.


NHỮNG HÌNH
ẢNH NÀY NÓI
VẦN GÌ? *
Chủ đề chung cho các Chiến dịch Phòng, chống
AIDS toàn cầu giai đoạn 2011 – 2015 đã được Tổng
thư ký Liên hợp quốc công bố chính thức là “Getting
to zero” nghĩa là “Hướng tới mục tiêu ba không:
Không còn người nhiễm HIV, Không còn người tử
vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử
liên quan đến HIV/AIDS”.
Nhằm hưởng ứng Chiến dịch phòng, chống AIDS
toàn cầu của thế giới Việt Nam đã chính thức chọn chủ
đề cho Tháng Hành động quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS năm 2013 là “HƯỚNG TỚI KHÔNG
CÒN NGƯỜI NHIỄM MỚI HIV”.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
DỊCH HIV

*
TRÊN THẾ GIỚI
• * Hàng ngày ước tính:
• Khoảng 5.700 người chết vì AIDS
• Khoảng 6.800 người mới nhiễm HIV trong đó:
+ Khoảng 95% ở các nước nghèo và trung bình
+ 50% là phụ nữ
+ 50% thanh thiếu niên 15-24 tuổi
• Như vậy, cứ mỗi phút trôi qua thế giới lại có thêm:
+ 5 người mới nhiễm HIV
+ 4 người chết vì AIDS
• Hay cứ 12 giây qua đi thế giới lại có thêm 01 người
nhiễm HIV
250,000
218,427
200,000

150,000
Ở VIỆT NAM
100,000
65,729 66,116

50,000

0
HIV AIDS T.VONG

BÁO CÁO SỐ NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS Ở VIỆT NAM (Tính đến


30/09/2013)
KHÁI NIỆM HIV/AIDS
HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human
Immunodeficiency Virus" là vi rút gây suy giảm
miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả
năng chống lại các tác nhân gây bệnh. AIDS là chữ
viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune
Deficiency Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện
thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có
thể dẫn đến tử vong

*
Kiến thức
Bình thường chung
khi cơ thể bị một tác vi
khuẩn tấn công, thì cơ thể có sưc đề kháng
bảo vệ chống lại tác nhân đó
Bản thân HIV là một virus phát triển chậm.
Khi đột nhập vào cơ thể, HIV bám vào tế
bào có điểm tiếp nhận virus, sau đó HIV
thoát xác và chỉ bộ gen của nó chui vào tế
bào rồi tích hợp vào chính bộ gen của tế
bào của người bị nhiễm. Vì vậy, HIV sẽ
sống cùng với người đó suốt cả một đời.
HIV ĐƯỢC MÔ TẢ THEO KHÔNG GIAN 3 CHIỀU

*
CD4 VÀ SỰ TIẾN TRIỂN CỦA NGƯỜI BỆNH
- Số người tử vong hàng năm vìAIDS ở
châu Á là 500.000 người, ...
Nguồn: pda.vietbao.vn
Người nhiễm HIV/AIDS
Nguồn: vinhcity.gov.vn
- Bệnh nhân nam, 60 tuổi, bị bệnh khoảng 1
tháng nay, hình ảnh lâm sàng như ...
dalieu.org
Ba đường lây truyền HIV
1. Đường máu/tiêm
• Dùng ma túy tĩnh mạch
HIV lây
• Truyền máu
truyền qua
những
• Phơi nhiễm con đường
nghề nghiệp nào?
(kim đâm)
2. Quan hệ tình dục
• Khác giới
• Đồng giới
3. Chu sinh (mẹ sang con)
• Trong khi mang thai và chuyển dạ
• Khi cho bú sữa mẹ
*
Những trường hợp nào
HIV không lây truyền?
• HIV KHÔNG lây truyền qua các tiếp xúc
thông thường như:
• Ôm hoặc hôn
• Ho hoặc hắt hơi
• Dùng chung đồ dùng, chén hoặc bát
• Dùng chung nhà vệ sinh
• Bể bơi
• Côn trùng đốt
*
Lây truyền HIV và
phòng ngừa HIV
qua đường máu/các nguồn tiêm

*
Có thể giúp làm giảm lây truyền HIV ở
người TCMT như thế nào?
• Giúp những người TCMT giảm thiểu nguy cơ:
• Giáo dục bệnh nhân về sự lây truyền HIV
• Không dùng chung bơm-kim tiêm
• Sử dụng kim và bơm tiêm mới hoặc đã làm sạch
• Phát miễn phí bơm kim tiêm cho người TCMT
• Trình diễn cách làm sạch kim tiêm
• Giới thiệu hoặc cung cấp điều trị nghiện ma túy
• Điều trị methadone

*
Lây truyền HIV và phòng ngừa
HIV cho những người bạn tình

*
Lây truyền HIV qua đường tình dục

• HIV tập trung trong tinh dịch ở


nam và dịch tiết âm đạo ở nữ.
• HIV lây truyền khi quan hệ tình
dục với người bị nhiễm HIV.

*
Phòng ngừa lây truyền HIV qua
đường tình dục: ABC

• A Abstinence (kiêng cữ, không


QHTD)

• B Be Faithful (chung thủy, một


bạn tình)

• C Condoms (bao cao su) (nếu


*
không theo A & B)
Lây truyền HIV và phòng ngừa
HIV ở bà mẹ và trẻ em

*
Lây truyền HIV: từ Mẹ sang Con
• Lây truyền từ mẹ
sang con có thể
xuất hiện:
• Trong tử cung.
• Khi sinh.
• Sau sinh qua sữa
mẹ.

*
NHỮNG BỆNH NHÂN AIDS TRONG GIAI
ĐOẠN CUỐI
HIV LÀ GÌ ?
HIV là một loại vi rút rất
nhỏ không thể nhìn thấy
bằng mắt thường. Khi
vào cơ thể người HIV
tấn công vào các tế bào
bạch cầu có tên là CD4
làm giảm khả năng miễn
dịch –làm giảm khả
năng chống lại bệnh tật
của cơ thể và dễ có Virút HIV dưới kính hiển vi
nguy cơ nhiễm các căn
bệnh khác .
AIDS LÀ GÌ ?
Đối với người bị nhiễm HIV khi hệ thống
miễn dịch của cơ thể quá yếu không có
khả năng chống lại các nhiễm trùng và
bệnh tật . Đây là giai đoạn rất nghiêm
trọng HIV đã chuyển sang AIDS .
Các biểu hiện của hội chứng AIDS

SỤT
Một số bệnh CÂN
nhân ung thư ,
suy dinhTIÊU
dưỡng …cũng có
CHẢY
những biểu hiện như trên
SỐTthấy
không nên KÉOaiDÀI
“ giống
giống ” cũng chụp
HO DAI mũ người
DẲNG
ta bị AIDS .Chỉ có thể khẳng
định khi đã BAN
đượcĐỎxét nghiệm
MỤN RỘP TOÀN THÂN
máu
DỜI LEO (ZONA)
ĐẸN Ở ,HỌNG Ở MIỆNG
VÌ MỘT THẾ GIỚI KHÔNG HIV / AIDS
ĐỊNH NGHĨA

AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc

phải gây ra bởi HIV.


ĐƯỜNG LÂY

Đường tình dục.

Đườn máu.

Truyền từ mẹ sang con.


CÁC GIAI ĐOẠN
 Nhiễm trùng khởi phát:
o Từ tuần 3
o Đây là giai đoạn cửa số.
 Nhiễm trùng tiềm tàng:3 tháng – 10 năm.
CÁC GIAI ĐOẠN
Hình thành AIDS:
Trong huyết thanh có kháng thể đặc hiệu.
- Hội chứng AIDS:
- Nhiễm trùng cơ hội.
- Nhiễm trùng do nguyên nhân thông thường.
- K hóa
CẬN LÂM SÀNG

Tìm kháng thể kháng HiV trong huyết thanh.

Lympho giảm.

T-CD4 giảm.
ĐIỀU TRỊ

Thuốc kìm hãm sự phát triển của HIV.

Điều trị triệu chứng.

Điều trị dự phòng.


DỰ PHÒNG
Thuốc kháng HIV cho đối tượng nguy cơ trong 4 tuần (
2-3 loại thuốc).

Tình dục an toàn.

Vô trùng các dụng cụ y tế.

Phụ nữ nhiễm HIV thì không nên sinh con. Nếu muốn
thì dự phòng bằng Zidovudin hoặc nevirapin.

You might also like