You are on page 1of 5

BỆNH LẬU

MỤC TIÊU HỌC TẬP:

Sau khi học xong sinh viên có khả năng:


1.Nắm được tác nhân gây bệnh và đường lây truyền bệnh lậu
2.Trình bày được triệu chứng lâm sàng-cận lâm sàng của bệnh lậu
3. Biết cách điều trị - phòng ngừa bệnh lậu

I.ĐẠI CƯƠNG:
1. Dịch tễ: Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Ngoài gây bệnh ở bộ phận sinh dục còn có thể gây bệnh ở hậu môn, hầu họng..
-Thường gặp ở người trẻ tuổi .Thường gặp ở nam nhiều hơn nữ.
-Không có sự liên quan đến chủng tộc
-Bệnh thường gặp ở thành thị hơn nông thôn.
-Yếu tố nguy cơ: có nhiều bạn tình hay có bạn tình mới, trẻ tuổi, cô đơn, dân
tộc thiểu số, lạm dụng chất gây nghiện, tình trạng giáo dục và kinh tế xã hội kém.
2.Nguyên nhân: do song cầu trùng, Gram (-) ái khí có tên là Neisseria
gonorrhoeae gây ra.
3.Về đường lây:
-Hơn 90% do quan hệ tình dục.
-Khoảng 10% lây qua con đường khác như:
+Trẻ sơ sinh lây qua âm đạo người mẹ bị lậu lúc chuyển dạ,
+Trẻ bò lê la dưới đất,qua quần áo nhiễm khuẩn lậu
+Tay dơ, dính vi khuẩn lậu dụi vào mắt gây ra bệnh lậu ở mắt.
+Lậu ở hầu họng do quan hệ sinh dục- miệng
II.LÂM SÀNG
Có khuynh hướng gây tổn thương niêm mạc bao gồm những tế bào biểu mô
hình trụ. Vị trí thường gặp: niệu đạo, cổ tử cung, hầu họng và kết mạc.
Thời gian ủ bệnh: trung bình 3-5 ngày có thể kéo dài 2-3 tuần.
1.Ở nam giới :
Biểu hiện thường gặp nhất là viêm niệu đạo.
-Hơi ngứa, nhồn nhột, vài giờ sau tiết ra chất nước trong → đục → mủ vàng
trắng, dễ ra khi vuốt dọc đường tiểu
-80% niêm mạc đường tiểu sưng to rất đau → không dám đi tiểu → tiểu lắt
nhắt nhiều lần.
-Khám lỗ tiểu sưng đỏ có mủ màu vàng đặc hay trắng đục giống như kem.
-Từ 8-12 tuần sau, nếu không điều trị hay điều trị không đúng cách thì các
triệu chứng trên sẽ biến mất và chỉ còn triệu chứng giọt đục buổi sáng và
tăng lên khi làm nghiệm pháp tái kích thích( cho bệnh nhân thức khuya,
hoặc làm việc nhiều,hoặc tối hôm trước cho BN uống cốc bia hay rượu sáng
hôm sau cho bệnh nhân nhịn tiểu rồi lấy dịch tiết xét nghiệm )

- Biến chứng:
+Viêm tinh hoàn hay mào tinh
+Viêm trực tràng,…

2.Ở nữ giới : 50% nhiễm không triệu chứng hoặc triệu chứng âm thầm nên là
người mang mầm bệnh.
-Khám thấy viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, viêm âm hộ, âm đạo có khi
viêm tuyến Bartholin, viêm niệu đạo và viêm tuyến Skene.
-Lâm sàng thường đái khó, có cảm giác nóng rát khi tiểu, lỗ niệu đạo bình
thường, ấn vào niệu đạo thấy có mủ.
-Biến chứng:
+Viêm niệu đạo và tuyến Skene ấn vào niệu đạo có mủ chảy ra
+Viêm tuyến Bartholine xuất hiện triệu chứng đau vùng âm hộ, tuyến sưng
to ấn có mủ chảy ra từ lỗ tuyến, tuyến sưng to và tái phát nhiều lần
+Viêm quanh niệu đạo ít gặp.
+Viêm bàng quang thường gặp khi đái khó
+Viêm âm hộ kéo dài, viêm nang lông, viêm phì đại tuyến âm hộ.
+Viêm tử cung: viêm nội mạc tử cung ít gặp
+Viêm phần phụ: vòi trứng.
3.Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trẻ sơ sinh, viêm kết mạc mắt do lậu do tiếp xúc với dich tiết âm đạo của mẹ
trong lúc sinh. Biểu hiện mắt bị sưng phù đỏ có mủ màu vàng. Phòng ngừa bằng
nhỏ Nitrate bạc ngay sau sinh hay thoa mỡ Erythromycine hay Teracycline.
Trẻ em bị nhiễm lậu ở cơ quan sinh dục hay hầu họng thường là do lạm dụng
tình dục.
4.Lậu vùng hầu họng:
Sau khi tiếp xúc tình dục miệng-sinh dục với người bệnh kh ỏang 3-5 ngày xu ất
hiện các triệu chứng:

-Đau rát, ngứa họng. Đôi khi kèm theo ho dai dẳng

-Khám thấy họng đỏ, có đàm nhầy mủ, có thể kèm giả mạc.
-Viêm amydan cấp: Hai Amidan sưng to, viêm tấy gây cảm giác khó nu ốt và
đau.Trường hợp nặng có thể có lóet ở niêm mạc họng hoặc Amidan

-Sưng hạch dưới hàm

-Triệu chứng tòan thân: Có thể có sốt, mệt mỏi

III.CẬN LÂM SÀNG: chủ yếu là soi trực tiếp

-Nhuộm Gram: Lấy mủ ở họng hay dịch tiết niệu đạo phết lên lam và nhuôm
Gram thấy Song cầu trùng hình hạt cà phê nằm trong bạch cầu đa nhân trung tính.
- Nuôi cấy : là tiêu chuẩn để chẩn đóan bệnh .Môi trường nuôi cấy l ậu c ầu ph ải
giàu chất dinh dưỡng.Môi trường hiện nay thường dùng là Thayer- Martin có
chứa Vancomycine, môi trường thạch máu hay thạch socola. Sau nuôi cấy 24
giờ, khuẩn lạc có kích thước khoảng 0,4 - 1mm, màu xám đục, l ồi, tròn, óng
ánh.Đồng thời nuôi cấy cũng có thể xác định được kháng sinh để điều trị lậu
- PCR (Polymerase Chain Reaction):có độ nhạy và độ đặc hiệu cao
-Đồng thời với xét nghiệm lậu ta phải làm thêm các xét nghiệm để phát hiện các
bệnh khác phối hợp như nhiễm Chlamydia, trùng roi, Ureplasma, Mycoplasma,
giang mai, nhiễm HIV.

IV.CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH


-Dựa vào tiền sử quan hệ tình dục
-Dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
V. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
1.Lậu ở đường sinh dục phân biệt với:
-Tiết dịch niệu đạo do Chlamydia Tracomatic: Thời gian ủ bệnh dài
khoảng > 15 ngày với tiểu khó (đái buốt, đái rắt, đau khi đi tiểu) và tiết dịch niệu
đạo, dịch nhày màu vàng trong hay trắng trong, đặc, số lượng ít đến vừa. XN lậu
âm tính
2.Lậu ở hầu họng phân biệt với:
- Viêm họng-viêm amidan thông thường: do nhiễm virus cúm hay vi
khuẩn ,không có tiền sử quan hệ miệng-sinh dục.

+Họng đỏ, nuốt đau , 2 Amidan sưng và thường kèm theo tri ệu ch ứng viêm
đường hô hấp trên như ho, sổ mũi, nhức đầu.Sốt cao, hơi thở hôi.

+Xét nghiệm: lậu (-)

- Viêm họng do nấm Candida Albican


+Mảng niêm mạc màu trắng như bợt sữa , dễ tróc khi c ạo b ằng cây đè l ưỡi,
để lại một lớp niêm mạc màu đỏ.vị trí: họng, lưỡi, amidan, vòm miệng…..

+Xét nghiệm: cạo tìm nấm(+)

+Tìm thêm yếu tố nguy cơ: ĐTĐ, béo phì, suy giảm MD,….

VI.ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị:


-Chẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ để tránh biến chứng và hạn chế sự
kháng thuốc.
-Phải điều trị cả người có tiếp xúc tình dục
-Phải thử huyết thanh chẩn đoán giang mai (thường là VDRL) và HIV để
phát hiện bệnh đi kèm.
-Điều trị kết hợp điều trị Chlamydia trachomatis vì tính chất dịch tễ học, sự
phối hợp bệnh trong điều kiện thiếu phương tiện xét nghiệm.
-Trong lúc đang điều trị tuân thủ chế độ điều trị: Không quan hệ tình dục,
không uống rượu bia và chất kích thích, không làm các thủ thuật tiết niệu.
2. Điều trị cụ thể
2.1 Lậu ở sinh dục và hầu họng (người lớn)

PHÁC ĐỒ CHƯA KHÁNG THUỐC PHÁC ĐỒ KHÁNG THUỐC


(Không dị ứng với Cephalosporin) (dị ứng với Cephalosporin)
Phác đồ 1: Hiệu quả 100%
Ceftriaxon 500 mg Tiêm bắp liều duy nhất Gemifloxacin 320mg uống
(LDN) kết hợp với : LDN+Azithromycin 2g uống LDN
Azithromycin1g uống LDN Phác đồ 2: Hiệu quả 99,5%
Hiệu quả ≥ 95% Gentamycin 240mg Tiêm bắp LDN +
Azithromycin 2g uống LDN
Tác dụng phụ: ít tác dụng phụ Tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu
chảy, đau bụng

2.2 Lậu mắt ở trẻ sơ sinh: ceftriaxon 50mg/kg tiêm bắp liều duy nhất, tối
đa không quá 125mg. Rửa mắt bằng nước muối sinh lý. Điều trị lậu cho bố mẹ.
Phòng ngừa lậu mắt ở trẻ sơ sinh: rửa sạch mắt trẻ ngay sau khi đẻ. Nhỏ mắt bằng
dung dịch nitrat bạc 1% hoặc mỡ Tetracycline
- Đối với lậu ở phụ nữ có thai: Spectinomycine 2g tiêm bắp
3.Theo dõi sau điều trị
- Nếu điều trị đúng phác đồ :
+ Triệu chứng tiểu mủ sẽ hết sau 2-3 ngày
+ Cảm giác tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu nhiều lần giảm và biến mất sau 3-5
ngày
+ Xét nghiệm lại sau 3-4 tuần
- Nếu triệu chứng vẫn còn sau điều trị: nên cấy lậu làm kháng sinh đồ, đồng
thời xem xét viêm niệu đạo dai dẳng do nguyên nhân khác (Chlamydia
Trachomatic, E.Coli từ đường tiêu hóa, Mycoplasma hominis)
- Tái nhiễm lậu thường gặp hơn lậu kháng thuốc do bạn tình không được
điều trị.
VII.DIỄN TIẾN -TIÊN LƯỢNG
Bệnh diễn tiến và tiên lượng rất tốt nếu được chẩn đoán đúng và điều trị kịp
thời theo đúng phác đồ.
VIII PHÒNG BỆNH

1. Cấp 0:Cần giải quyết nạn mại dâm


2. Cấp 1:Cần giáo dục sức khỏe trong quan hệ tình dục: sử dụng bao cao su
nếu nghi ngờ tiếp xúc tình dục có vấn đề, hạn chế bạn tình, trì hoãn tuổi
quan hệ tình dục lần đầu tiên.
3. Cấp 2:Nếu có quan hệ tình dục không an toàn. Cần theo dõi triệu chứng
đường tiểu trong 7 ngày. Nếu có tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu ra mủ cần đi khám
bệnh ngay để điều trị kịp thời.
Đối với bệnh nhân bị lậu nên tái kiểm tra xét nghiệm sau 3 tháng điều trị.
4. Cấp 3: Cần chuyển lên tuyến chuyên khoa để điều trị nếu phát hiện có biến
chứng nhằm tránh di chứng nặng nề về sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. ASHA (2016), “Gonorrhoea”, Australian STI Management guidelines
2. Bignell C, Unemo M (2013), “2012 European guideline on the
diagnosis and treatment of gonorrhoea in adults”, Int J STD AIDS, 24(2),
pp.85-92
3. WHO (2016), Guidelines for the treatment of Neisseria gonorrhoeae.
4. CDC (2015), “Gonococcal infections”, 2015 Sexually
Transmitted Diseases Treatment Guidelines , MMWR Recomm
Rep;64(No. RR-3), pp. 60-68
5. Bộ Y Tế (2015), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây
truyền qua đường tình dục”, tr.8-13.

You might also like